Nữ thuyền trưởng mới của Pepsi

8 896 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nữ thuyền trưởng mới của Pepsi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phụ nữ với tên gọi chung thật trìu mến phái yếu,họ những ngươì có sức chịu đựng kém hơn phái mạnh,nhưng chiụ áp lực không phải là ít. Người phụ nữ thành công trong cuộc sống gia đình không phải quá khó,nhưng để thành công trong sự nghiệp là người dẫn dắt hàng nghàn người khác,họ thật sự rất phi thường.Ở tuổi 51 bà Indra Nooyi đã trở thành một người vĩ đại như thế 1 vài nét sơ lược về tiểu sử của IndraNooyi Indra Nooyi là một phụ nữ gốc Ấn, 51 tuổi, sinh ra ở phía Nam Ấn Độ trong một gia đình theo đạo Hindu mang nặng phong kiến. Cha làm việc tại một ngân hàng, mẹ ở nhà chăm sóc con cái. Cô lớn lên và được giáo dục trong môi trường truyền thống của xã hội Ấn Độ. Gia đình cô mong muốn Indra Nooyi sẽ trở thành một phụ nữ như bao phụ nữ Ấn Độ khác. Đó là cần cù chăm chỉ nội trợ và tuân thủ những giá trị xã hội đạo đức

Indra Nooyi Nữ thuyền trưởng mới của Pepsi Phụ nữ với tên gọi chung thật trìu mến phái yếu,họ những ngươì có sức chịu đựng kém hơn phái mạnh,nhưng chiụ áp lực không phải là ít. Người phụ nữ thành công trong cuộc sống gia đình không phải quá khó,nhưng để thành công trong sự nghiệp là người dẫn dắt hàng nghàn người khác,họ thật sự rất phi thường.Ở tuổi 51 bà Indra Nooyi đã trở thành một người vĩ đại như thế 1 1 vài nét sơ lược về tiểu sử của IndraNooyi Indra Nooyi là một phụ nữ gốc Ấn, 51 tuổi, sinh ra ở phía Nam Ấn Độ trong một gia đình theo đạo Hindu mang nặng phong kiến. Cha làm việc tại một ngân hàng, mẹ ở nhà chăm sóc con cái. Cô lớn lên và được giáo dục trong môi trường truyền thống của xã hội Ấn Độ. Gia đình cô mong muốn Indra Nooyi sẽ trở thành một phụ nữ như bao phụ nữ Ấn Độ khác. Đó là cần cù chăm chỉ nội trợ và tuân thủ những giá trị xã hội đạo đức Cô gái Ấn Độ không bình thường Indra Nooyi tự nhận lúc nhỏ mình đã là một cô bé bướng bỉnh và bị coi là có phần ngỗ ngược. Những phong tục, cả cách sống và nếp nghĩ truyền thống đối với Indra Nooyi có gì đó là quá khắc nghiệt. Indra Nooyi ngay từ nhỏ đã muốn có gì đó tự do hơn như những phần lớn bạn gái khác đang phải sống. Indra Nooyi say mê chơi môn thể thao cricket, bất chấp cái nhìn dè bỉu của không ít người. Không chỉ thế, Indra Nooyi còn là thành viên cuồng nhiệt của một ban nhạc rock toàn là nữ. Không tiếp xúc với phương tây nhưng dường như phong cách sống của bà lúc trẻ có thiên hướng như vậy. Indra Nooyi khi còn ở Ấn Độ đã theo học trường quản trị kinh doanh ở Calcutta. Đây là một trong hai trường quản trị kinh doanh danh giá nhất ở Ấn Độ. Sau khi học song, Indra Nooyi đã chủ định nhằm vào các công ty nước ngoài đang hoạt động ở Ấn Độ để xin làm việc. Đầu tiên bà làm cho Tập đoàn dệt may Total. Sau đó chuyển sang làm cho tập đoàn mỹ phẩm và hàng tiêu dùng Johnson & Johnson. Indra Nooyi làm việc với vị trí quản lý các sản phẩm dành cho phụ nữ. 2 Bà thường xuyên phải đi tiếp thị giới thiệu các sản phẩm mới cho các siêu thị, công ty bán lẻ. Công việc không hề đơn giản vì rất nhiều mặt hàng của phụ nữ được coi là đồ tế nhị, không thể quảng cáo giới thiệu tràn lan, tùm lum. Điều này lại càng nhạy cảm trong bối cảnh môi trường văn hoá truyền thống của Ấn Độ bị coi là còn khá bảo thủ, dị ứng với văn hoá phương Tây Indra Nooyi kể lại đây là thời kỳ mà bà đã thấy được niềm vui và hứng khởi trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt ngay từ thời gian làm cho Johnson & Johnson, Indra Nooyi đã thể hiện khả năng giao tiếp khéo léo của mình để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Học hỏi và thử sức kinh doanh trên đất Mỹ Indra Nooyi là người phụ nữ không chỉ bướng bỉnh. Bà rất thông minh và ham học hỏi, nhất là những kiến thức kinh doanh mới. Vì vậy bà đã không bỏ lỡ cơ hội khi đăng ký thi vào chương trình cao học MBA ở trường quản trị kinh doanh Yale. Năm 1978, bà đến Mỹ theo học Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại trường Đại học danh tiếng Yale.Vào học tại đây Indra Nooyi mới càng biết rằng mình không chỉ là một cô cử nhân Ấn Độ rất nghèo về tài sản mà còn nghèo cả về kiến thức. Để trả tiền học phí rất cao tại đây, cô gái Ấn Độ 23 tuổi này chịu khó làm thêm từ khuya cho đến 5 giờ sáng. Bà giải thích cho sự thành công của mình: “Vì là phụ nữ, lại đến từ một nước khác, ngoài sự thông minh, tôi cần phải làm việc chăm chỉ gấp đôi người khác để thành công”. Indra Nooyi rất ấn tượng bởi chương trình học ở Mĩ rất khác với những gì đã học ở Ấn Độ. Nội dung học sát với thực tế, mục tiêu học là áp dụng các kiến thức vào thực tiễn kinh doanh. Hơn nữa phương pháp học cũng rất đặc biệt. Học viên không chỉ có được kiến thức chuyên môn mà lại có thêm tự tin và say mê 3 kinh doanh. Ai học xong là cũng muốn lao ngay vào thế giới kinh doanh để thử sức mình. Một môn học bắt buộc mà Indra Nooyi rất tâm đắc là kỹ năng giao tiếp và truyền thông. Một lần nữa, Indra Nooyi đã chứng tỏ đây là sở trường của bà và đã rất xuất sắc trong môn học này. Những gì mà Indra Nooyi đạt được hôm nay và trở thành một trong những nữ doanh nhân thành đạt nhất nước Mỹ là nhờ rất nhiều chương trình MBA ở trường quản trị kinh doanh Yale. Indra Nooyi đã kể lại bà còn học được vô cùng nhiều từ những học viên cùng khoá. Họ đến từ rất nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả kinh tế tư nhân và kinh tế công. Indra Nooyi cho biết đến giờ bà vẫn còn thường xuyên liên hệ với bạn học cũ và họ vẫn là những người bạn thân thiết nhất của bà. Bên cạnh các kiến thức quản trị kinh doanh, Indra Nooyi còn tự hào đã học rất nhiều về tính quốc tế trong kinh doanh. Điều này đã giúp ích rất nhiều cho bà trong sự nghiệp kinh doanh thành công đến bất ngờ. Sau khi có tấm bằng MBA của Mỹ trong tay, Indra Nooyi đã quyết tâm ở lại Mỹ lập nghiệp. Lần đầu đi phỏng vấn xin việc, Nooyi không sắm nổi cho mình bộ đồ công sở, đành mặc trang phục truyền thống của Ấn Độ. Hồi ấy, Nooyi cũng chỉ là nhân viên thời vụ của hãng Booz Allen Hamilton,sau đó bà phát triển sự nghiệp làm giám đốc ở đây 6 năm. Từ năm 1986 đến năm 1994, bà chuyển hẳn sang lĩnh vực quản lý kinh doanh tại các tập đoàn lớn như Motorola và Asea Brown Boveri. Indra Nooyi trở thành người của tập đoàn PepsiCo từ năm 1994,những năm đầu tiên của Nooyi tại Pepsi thật u ám. Năm 1996, tình hình kinh doanh đồ uống của Pepsi trên thị trường quốc tế rất khó khăn, giám đốc điều hành đương nhiệm 4 Wayne Calloway qua đời vì căn bệnh ung thư, Nooyi vẫn quyết tâm bám trụ, 5 năm sau đó, bà sát cánh với người kế nhiệm Calloway, tân giám đốc điều hành Pepsi Roger Enrico. Những kiến thức quản lý kinh doanh hiện đại cùng với kinh nghiệm từ các tập đoàn lớn đã khiến Indra Nooyi, một phụ nữ Ấn Độ vô cùng thông minh, đã trở thành một chiến lược gia quan trọng. Indra Nooyi cũng tự nhận thấy mình trưởng thành lên nhanh chóng khi phải tiếp cận với những bài toán có tính vĩ mô cho cả một tập đoàn kinh doanh toàn cầu. Indra Nooyi đã trở thành kiến trúc sư trưởng của kế hoạch tái cấu trúc tập đoàn PepsiCo từ cuối những năm 90. Cùng với Tổng giám đốc Reinemund, Indra Nooyi đã tạo nên một cặp bài trùng là chìa khoá giúp PepsiCo vượt được qua mặt CocaCola để trở thành nhà sản xuất đồ uống và thức ăn lớn nhất thế giới. Những thành tựu bà đạt được Bà đã góp phần quan trọng vào sự thành công của công ty. Trong vai trò là giám đốc tài chính mới, bà cùng Steve S. Reinemund - Chủ tịch PepsiCo lúc bấy giờ và cộng sự nghiên cứu đưa ra nhiều hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn cho công ty. Nhận thấy người tiêu dùng ngày càng chuộng các sản phẩm ít calorie, bà đưa ra chiến lược hạn chế sản xuất các sản phẩm nước ngọt có gas - sản phẩm chính của Pepsi lúc đó - đang ngày càng ít được ưa chuộng trên thị trường và đa dạng hóa sản phẩm bằng cách mua lại nhãn hiệu thức ăn từ ngũ cốc Quaker Foods, nước trái cây Tropicana, tung ra sản phẩm nước tinh khiết Aquafina. Chính chiến lược đó đã tạo ra bước ngoặc cho Pepsi đưa hãng này trở thành hãng chế biến thực phẩm từ năm 2001. Từ đó, Pepsi thoát khỏi tình trạng khó khăn và đạt giá trị thị trường 99,2 tỉ USD vào đầu năm 2007, chỉ kém hãng sản xuất nước uống có gas hàng đầu thế giới Coca Cola khoảng 2 tỉ USD. 5 Những kế hoạch và chiến lược thâu tóm một loạt đối thủ cạnh tranh như nhà sản xuất nước ngọt Tropicana, tập đoàn sản xuất thực phẩm Quaker Oats đều có chung một tác giả đầu tiên là Indra Nooyi. Khi Reinemund lên làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của PepsiCo vào đầu năm 2001 thì Indra Nooyi cũng chính thức trở thành nhân vật số 2 của tập đoàn. Bà là Phó tổng giám đốc phụ trách chiến lược đồng thời kiêm chức Giám đốc tài chính của cả tập đoàn PepsiCo toàn cầu. Cùng với Reinemund, Indra Nooyi đã đưa PepsiCo trở lại thời kỳ hoàng kim nhất trong lịch sử của mình. Cả tập đoàn hiện có 180.000 nhân viên ở khắp thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2006, PepsiCo đã có doanh thu gần 16 tỉ USD, trong đó lợi nhuận lên đến mức kỷ lục là 2,4 tỉ USD. Với sự đóng góp của bà lợi nhuận công ty đã tăng lên nhanh chóng.Tập đoàn PepsiCo đã tăng trưởng vượt bậc trong năm năm 2001-2005 với tổng doanh thu tăng 70%. Tổng giá trị của tập đoàn PepsiCo với 105,4 tỷ USD đã vượt lên trên đối thủ truyền kiếp CocaCola với giá trị chỉ có 103 tỷ USD. Riêng quí II năm 2006, PepsiCo đã tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm trước và đã đạt lợi nhuận kỷ lục là gần 1,36 tỷ USD. Sau hơn 10 năm chịu trách nhiệm về chiến lược phát triển của tập đoàn , với mệnh danh là kiến trúc sư cho những chuyển đổi ở PepsiCo,thì giờ đây bà đã trở thành nữ thuyền trưởng mới của Pepsi. Thông qua 1 vài nét tiểu sử chúng ta thấy được những điểm quan trọng để xây dựng nên sự thành công của bà đó chính là bộ óc nhanh nhẹn nhạy bén,khả năng học tập không ngừng nghỉ,ý chí nghị lực phi thường,bí quyết thành công của bà được chia sẻ như sau,bí quyết ấy được bà gọi là 5C, gồm 5 từ tiếng 6 Anh bắt đầu bằng chữ C, gồm competence (nghĩa là "năng lực"), courage (dũng khí), communication (sự giao tiếp), compass (cái la bàn, ý nói là làm việc có định hướng nhất quán) và conscience (lương tâm). Lên thay ông Reinemund, Nooyi cam kết sẽ luôn nghiên cứu và suy nghĩ về chữ C thứ 6 là . Coca- Cola.Ngoài những tố chất thiên bẩm tài năng sẵn có theo tôi nghĩ cái mà làm bà trở thành một người phụ nữ vĩ đại đó là sức chịu đựng và một tư tưởng sống luôn là chính mình.Bà đã từng tâm sự: "Tôi tham gia các cuộc họp, cố ra vẻ một đấng trượng phu và tỏ ra lạnh lùng khi quyết định. Rồi sau đó, tôi lao vào phòng làm việc của mình, đóng cửa, nhỏ lệ và suy nghĩ.”,hay có một sự thật hiển nhiên là những người phụ nữ quyền lực không nhất thiết phải cố gắng thay đổi cá tính để thăng tiến. "Chẳng ai buộc những người phụ nữ thành đạt phải luôn thể hiện mình ở một đẳng cấp cao hơn" 7 Bà IndraNooyi đã được bầu chọn là một trong Top 50 Nữ doanh nhân quyền lực nhất toàn cầu.Qua sự nghiệp của bà chúng ta thấy được để trở thành một người thành công,không phải chỉ dựa vào những gì sẵn có của bản thân mà chúng ta luôn luôn phải trau dồi kiến thức,đổi mới mình từng giờ từng phút,và đặc biệt rèn luyện cho mình ý chí quyết tâm,khả năng chịu đựng bền bỉ,luôn đứng vững trước mọi sóng gió xảy ra 8

Ngày đăng: 01/08/2013, 10:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan