1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

So sánh sự khác biệt giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

22 623 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 185,69 KB

Nội dung

Nghiên cứu và so sánh sựkhác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại sẽ cho ta một cái nhìn khái quát và biện chứng về những đóng góp có giá trị đối với trith

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 2

CHƯƠNG I 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY 3

CHƯƠNG II 6

NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY 6

2.1 Mối quan hệ giữa con người và vũ trụ 6

2.2 Mặt xã hội và mặt sinh vật của con người 8

2.3 Về tư tưởng nhận thức luận 9

2.4 Cuộc đấu tranh giữa duy tâm và duy vật: 11

2.5 Sự đấu tranh giữa biện chứng và siêu hình: 12

2.6 Các bước phát triển nhảy vọt về chất: 12

2.7 Việc được nhìn nhận như một khoa học độc lập: 14

2.8 Việc sử dụng hệ thống thuật ngữ của triết học : 14

Tiểu kết 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Triết học là một hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó Triết học có một vai trò hết sức to lớn trong xã hội

Trước hết, triết học đặt ra và giải quyết những vấn đề thế giới quan, đó là toàn

bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới xung quanh, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó Bên cạnh đó, triết học còn có chức năng phương pháp luận, là hệ thống các quan diểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người, tìm tòi xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn Sau cùng, triết học khôngnhững có vai trò to lớn đối với khoa học mà còn đối với việc rèn luyện năng lực tưduy của con người Như Ăng-ghen đã từng nói: “Một dân tộc muốn đứng trênđỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lí luận”, và để hoàn thiệnnăng lực tư duy lí luận thì không có một cách nào khác hơn là nghiêm cứu toàn bộtriết học thời trước

Bước đi đầu tiên của lịch sử triết học thế giới là triết học cổ đại Những học thuyết triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào thế kỉ thứ XIII – VI trước công nguyên Ở phương Đông thể hiện rõ nét ở Ấn Độ, Trung Quốc Ở phương Tây, thể hiện rõ nét ở Hy Lạp và La Mã cổ đại Nghiên cứu và so sánh sựkhác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại sẽ cho

ta một cái nhìn khái quát và biện chứng về những đóng góp có giá trị đối với trithức nhân loại trong buổi đầu hình thành ý thức xã hội Đồng thời giúp ta thâu tómtri thức, trí tuệ của mỗi thời đại lịch sử được kết tinh trong triết học

Trang 3

Thông qua những sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại sẽ cho ta một cái nhìn toàn diện, đúng đắn về ý nghĩa, ảnh hưởng, nắm được sợi dây liên hệ giữa quá khứ và hiện tại Bên cạnh đó, giúp tránh tư tưởng đề cao triết học phương Đông, hạ thấp triết học phương Tây thời cổ đại và ngược lại Xuất phát từ những lí do nêu trên nên em đã chọn đề

tài: “So sánh sự khác biệt giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây”

làm đề tài cho bài tiểu luận của mình

2 Mục đích nghiên cứu:

- Làm rõ những đặc điểm của hai nến triết học phương Đông và phương Tây, từ đó thấy được những nét đặc sắc riêng của mỗi nền triết học, chúng bổ sung cho nhau và đều đóng góp vào sự phát triển của lịch

sử nhân loại

- So sánh sự khác nhau giữa hai nền triết học, từ đó có cái nhìn khái quát và biện chứng về những đóng góp có giá trị đối với tri thức nhân loại trong những buổi đầu hình thành ý thức xã hội, giúp chống tư tưởng đề cao nền triết học này, hạ thấp nền triết học kia

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đặc điểm của triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại

Trang 4

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG

VỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

Thời xa xưa, con người đã muốn khám phá về thế giới và bản thân mình Khi khoa học còn chưa phát triển và trí tuệ con người còn hạn chế, công cụ để nhận thức thế giới của họ lúc đầu là huyền thoại và thần thoại, tức

là giải tích các hiện tượng tự nhiên bằng các yếu tố thần thoại Nhưng từ khi

xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời thay thế xã hội nguyên thủy, sự giải thích thế giới bằng huyền thoại, thần thoại không còn đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng cao của con người Một công cụ nhận thức mới của loài người xuất hiện,

đó là triết học

Triết học ra đời vào khoảng thế kỉ VIII – VI trước Công nguyên gắn liền với sự ra đời của các nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp Đó là kết quả của sự tách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, cùng với sự phát triển ở trình độ cao (trình độ hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá) của tư duy nhân loại

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về triết học “Triết” theo nghĩa chữ

Hán là trí - sự hiểu biết của con người, là truy tìm bản chất của đối tượng

trong quá trình nhận thức thế giới “Triết” theo nghĩa tiếng Ấn Độ là

“Darshna”, là sự suy ngẫm con đường đến chân lí, là sự hiểu biết nói chung

“Triết học” theo tiếng Hy Lạp là “Philosophya” - sự ham mê hiểu biết cộng

với sự thông thái Như vậy, dù là Trung Quốc, Ấn Độ hay Hy Lạp, dù ở phương Đông hay phương Tây, triết học thời cổ đại đều có nghĩa là sự hiểu biết chung, sự nhận thức chung của con người về thế giới

Trang 5

Do nghiên cứu những qui luật chung nhất của thế giới nên triết học với

tư cách là một khoa học đề cập tới nhiều vấn đề Trong những vấn đề ấy, nổi lênvấn đề cơ bản là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi giữa tư duy với tồn tại, giữa ý thức với vật chất, giữa tinh thần và tự nhiên thì cái nào có trước cái nào có sau; và cái nào có vai trò quyết định đối với cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Trong lịch sử triết học, có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm trí đối lập nhau khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học Đây chính là tiêu chuẩn để phân biệt lập trường tư tưởng của các nhà triết học, hình thành nên các trường phái triết học khác nhau Đi sâu giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, các nhà triết học phương Đông và phương Tây có nhiều quan điểm không giống nhau.Điều này đã một phần tạo nên sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phươngTây nói chung và thời cổ đại nói riêng

Dù lịch sử triết học là quá trình hình thành, biến đổi, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các trào lưu, tư tưởng triết học nhưng nó có tính quy luật Sự hình thành và phát triển triết học có những đặc điểm chung như sau:

- Thứ nhất, tư tưởng triết học là một hình thái ý thức xã hội được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - xã hội trong một giai đoạn lịch sử xã hội nhất định là sự phản ánh của tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại

xã hội Như vậy, sự phát triển của lịch sử triết học gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, gắn với sự biến đổi, thay thế nhau giữa các chế độ xã hội… Điều này hình thành nên tính giai cấp trong triết học Từ đó, tạo nên sự khác nhau giữa các trào lưu, tư tưởng triết học, giữa triết học phương Đông và phương Tây

Trang 6

- Thứ hai, lịch sử triết học là quá trình thống nhất và đấu tranh của hai trường phái triết học duy vật và duy tâm, hai phương pháp biện chứng và siêu hình.

- Thứ ba, lịch sử triết học luôn gắn bó chặt chẽ không thể tách rời với các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cùng với các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cùng sự thâm nhập tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các trào lưu, tư tưởng triết học cùng sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác như: Tôn giáo, chính trị, nghệ thuật, văn hoá,… Thứ tư, chiến tranh là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự biến đổi của tư tưởng triết học

* Tóm lại:

Triết học là một khoa học bao gồm hệ thống tri thức lí luận chung nhất

về thế giới của con người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó Triết học là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự qui định của tồn tại xã hội Đồng thời, triết học là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng, là sự phản ánh cơ sở hạ tầng, chịu sự qui định của cơ sở hạ tầng Đây cũng là nét chung của triết học mọi thời đại cũng như triết học phương Đông

và triết học phương Tây cổ đại

Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá, bối cảnh lịch sử, khác nhau nên triết học phương Đông và phương Tây cổ đại có những nét đặc thù, riêng biệt, tạo nên thiên hướng riêng của nó Dựa vào phần khái quát chung làm cơ sở nền tảng, sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại được phân tích cụ thể ở mục tiếp theo

Trang 7

CHƯƠNG II NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY 2.1 Mối quan hệ giữa con người và vũ trụ

Nếu như triết học phương Tây cổ đại tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể còn thế giới quan là khách thể mà con người cần nghiên cứu, chinh phục thì triết học phương Đông thời cổ đại lại nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ

Chúng ta có thể lí giải cho sự khác biệt này bởi con người phương Đông sốnggần gũi, gắn bó với thiên nhiên, được thiên nhiên ưu đãi, nguồn sống nông nghiệpdồi dào, đã hoà quyện con người với thiên nhiên và với vụ trụ Chính điều này đãđược khái quát thành tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, trong đó con người đượcxem như là một “tiểu vũ trụ” Hơn thế các nền văn minh của phương Đông chủ yếuđược hình thành ở lưu vực các con sông Nền văn minh Ấn Độ được hình thànhtrên lưu vực sông Ấn và sông Hằng, nền văn minh Trung Hoa được xây dựng trên

sự hợp lưu của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang Do vậy nền văn minh phươngĐông chủ yếu dựa trên sự phát triển nông nghiệp của một chế đọ nhà nước quânchủ lập quyền

“Thiên nhiên hợp nhất” là tư tưởng xuyên suốt nhiều trường phái, học thuyết ởTrung Quốc Đạo gia cho rằng; con người và vũ trụ không ở ngoài nhau mà cùnghoà hợp, liên thông thành một khối Lão tử nói: “Người phỏng theo đất, đất phỏngtheo trời, trời phỏng theo đạo, đạo phỏng theo tự nhiên” Trời, đất, người liên thôngvới nhau bằng một đạo

Trang 8

Những điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của từng con người và văn hoá Trung Quốc Có lẽ vì thế mà khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật trong triết học Trung Quốc phát triển không mạnh

“Thiên nhiên hợp nhất” lại được thể hiện theo cách khác ở Ấn Độ Trong kinh thánh Vêđa, để cắt nghĩa các hiện tượng tự nhiên mà con người kông thể lí giải, người Ấn Độ đã xây dựng hệ thống các vị thần Thần linh và con người có nhiều mối quan hệ với nhau, có tính cách như nhau, các vị thần cũng mang tính người Triết học Ấn Độ khẳng định tính hợp nhất của con người và vũ trụ Vạn vật trong thế giới đồng nhất thể, con người và vũ trụ có chung bản chất

Như vậy, triết học phương Đông lấy con người mà đặc biệt là phương diện tâm linh làm đối tượng chủ yếu để nghiên cứu Những triết học lớn thời

đó đều xoay quanh những vấn đề liên quan tới số phận, đạo đức của con người

Trái lại, triết học phương Tây thời cổ đại lại tách con ngưòi ra khỏi vũ trụ, coicon người là chủ thể còn thế giới khách quan là khách thể mà con người cầnnghiên cứu, chinh phục Với tư tưởng quan tâm tới bản nguyên thế giới thì các nhàtriết học Hy Lạp cổ đại đã giải thích sự xuất hiện của thế giới khách quan theonhiều cách khác nhau Các nhà duy vật giải thích bằng sự xuất hiện của một dạngvật chất cụ thể như: nước, lửa, không khí…

Đại diện đầu tiên là Talet, ông cho rằng nước là yếu tố đầu tiên, là bảnnguyên của mọi vật trong thế giới Mọi vật đều sinh ra từ nước và khi phá huy,

nó cũng trỏ thành nước Đại diện thứ hai là Amximen, ông cho rằng: “Không khí

và bản chất, là nguồn gốc của mọi sự việc, vì nó giữ vai trò rất quan trọng trongđời sống.” Đại diện thứ ba tiếp tục đứng trên quan điểm duy vật là Heraclit, ông đãdựa

Trang 9

trên quan điểm của duy vật để giải quyết vấn đề “cơ sở đầu tiên” của thế giới

từ một dạng vật chất cụ thể Nhưng ông cho rằng mọi vật sinh ra từ lửa, là bản nguyên của thế giới Cũng có quan điểm cho rằng: bản nguyên đầu tiên của thếgiới là những phần nhỏ bé, siêu cảm giác, không thấy được qua đất, nước, khôngkhí, lửa; chúng gọi là mầm sống, hạt giống của muôn vật

Tuy rằng, trong triết học phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc cũng chứanhững tư tưởng triết học duy vật sơ khai, chất phác về bản nguyên của thế giới,nhưng các nhà triết học phương Đông vẫn luôn xem xét sự phát sinh, phát triển của

vũ trụ, của thế giới khách quan trong sự gắn kết với con người Ngược lại, triết họcphương Tây lại đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới, vấn đề con người được bàntới chỉ nhằm mục đích giải thích thế giới Do vậy, vấn đề bản thể luận của triết họcphương Tây được thể hiện rất đậm nét, trong khi vấn đề bản thể luận của triết họcphương Đông lại thể hiện một cách mờ nhạt hơn

2.2 Mặt xã hội và mặt sinh vật của con người

Trong khi triết học phương Đông chú trọng vào việc giải thích mối quan hệ giữa người với người và đời sống tâm linh của con người, hầu như rất

ít quan tâm tới mặt sinh vật Trái lại, triết học phương Tây lại chủ yếu quan tâm tới khía cạnh sinh vật, về nguồn gốc xuất hiện của sinh vật, hầu như ítquan tâm tới mặt xã hội của con người Những mặt hạn chế của hai nền triết học cổđại này sau đã được khắc phục bởi triết học Mac-Lênin Triết học Trung Quốc cổđại khi nghiên cứu đã lấy con người làm gốc, lấy triết lí nhân sinh làm nội dung.Theo Khổng Tử, cái mà con người nên biết và có thể biết là bản thân con người.Yêu mến con người, thờ phụng con người là bổn phận của con người Còn theoMạnh Tử, bản tính con người ta là thiện, nó được thể hiện ở bốn đức: Nhân, nghĩa,

Trang 10

Chúng ta có thể nói rằng: triết học ở đây đề cao long nhân ái, đạo đức, và sức mạnh của đạo đức Cũng đề cao đạo đức nhưng triết học Ấn Độ lại thông quanhững tư tưởng giải thoát con người

Trong khi đó, triết học phương Tây cổ đại lại ít quan tâm đến sức mạnh đạo đức, mà chủ yếu quan tâm nghiên cứu khía cạnh sinh vật, nguồn gốc xuất hiệncủa con người Như vậy, các nhà triết học phương Đông cổ đại nghiêng về nghiêncứu nội tâm, hướng nội thì các nhà triết học phương Tây cổ đại lại đi sâu vàophương

diện lí trí Do vậy phải thường xuyên trau dồi lí trí, tiép thu những quy luật của tựnhiên và quy luật của con người

2.3 Về tư tưởng nhận thức luận

Trong khi các nhà triết học phương Đông cổ đại có những phương thức tư duy triết học là nhận thức trực quan, trực giác, thì các nhà triết học phương Tây cổ đại lại đề cao vai trò của nhận thức lí tính, phát triển các tư tưởng thành lí thuyết với các chứng minh rõ rang, mạch lạc Ở Ấn Độ cổ đại, các trườngphái triết học đề cao nhận thức trực giác, thực nghiệm tâm linh khi nghiên cứu thếgiới, như phái Vaisesika, Lokayata, kinh Uparishop

Ở Trung Quốc cổ đại, Lão Tử và Trang tử đề cao tư duy trừu tượng và coi khinh nghiên cứu sự vật hiện tượng cụ thể Cho dù các nhà triết học phương Đông

cổ đại đã có sự sang tạo phương thức tư duy trực quan, nhưng do thiếu luận chứng

và phân tích, lại dùng phương pháp tư duy giác ngộ bằng trực giác nên đã làm chocác khái niệm thiếu logic, khoa học Trái lại, các nhà triết học phương Tây lạikhông đặt mình vào giữa đối tượng để suy nghiệm, mà tách con người ra khỏi đốitượng nhận thức để đảm bảo được tính khách quan Mặc dù vẫn có quan điểm như

Trang 11

Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến

sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng Trực giác giữ đượccái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến Nhưng nó có tiềm tàng nhượcđiểm là không phổ biến rộng được Trực giác mỗi người mỗi khác Và không phảilúc nào trực giác cũng đúng Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đâynói về thiên hướng

Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thứccho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đốitượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhậnthức sẽ dễ dàng

Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểuthức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì trong triết học phươngĐông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn để không bị lưới giả về nghĩa

do khái niệm che phủ Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đanghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các phân tích khác nhau

Ngày đăng: 28/03/2018, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w