Tại Công ty CP CG&XD TL, đối tượng để tính giá thành là khối lượng công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư và được thanh quyết toán. Phương pháp tính giá thành được áp dụng tại công ty là phương pháp trực tiếp. Theo đó, quá trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại công ty được tiến hành như sau:
Cuối quý, căn cứ vào chi phí phát sinh hàng tháng, kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong cả quý cho từng công trình. Sau đó, lập các chứng từ kết chuyển chi phí này sang bên nợ TK154"Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Căn cứ vào giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính ra giá thành thực tế của công trình và kết chuyển qua TK 632- Giá vốn hàng bán.
Sau đó, kế toán căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí từng công trình trong năm, Biên bản kiểm kê giá trị sản phẩm dở dang và Bảng tổng hợp chi phí dở dang; sau đó tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ theo công thức:
Phần mềm kế toán sẽ có lệnh kết chuyển các khoản mục chi phí sang chi phí sản xuất dở dang khi thực hiện lệnh trên màn hình dưới đây.
Giá thành công tác xây lắp hoàn thành Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Tổng chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ + - =
Nợ Có Số dư đầu kỳ: 407,933,291 PS trong kỳ: 1.461.358.477 1.242.154.706 Số dư cuối kỳ: 627.137.062 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Phát sinh DCK SH Ngày CTG Nợ Có N C Thỏng 10: 502.078.216 426.766.484 KC 31/10 KC CPNVLTT sang CPSXDD 621 297.289.725 KC 31/10 KC CPNCTT sang CPSXDD 622 58.826.000 KC 31/10 KC CPMTCTT sang CPSXDD 623 93.588.656 KC 31/10 KC CPSXCTT sang CPSXDD 627 52.373.835 KC 31/10 KC CPSXDD sang GVHB 632 426.766.484 Thỏng 11: 472.406.902 401.545.867 KC 30/11 KC CPNVLTT sang CPSXDD 621 272.215.785 KC 30/11 KC CPNCTT sang CPSXDD 622 58.826.000 KC 30/11 KC CPMTCTT sang CPSXDD 623 93.361.032 KC 30/11 KC CPSXCTT sang CPSXDD 627 48.004.085 KC 30/11 KC CPSXDD sang GVHB 632 401.545.867 Thỏng 12: 486.873.359 413.842.355 KC 31/12 KC CPNVLTT sang CPSXDD 621 265.179.965 KC 31/12 KC CPNCTT sang CPSXDD 622 57.407.060 KC 31/12 KC CPMTCTT sang CPSXDD 623 104,320,666 KC 31/12 KC CPSXCTT sang CPSXDD 627 59.965.668 KC 31/12 KC CPSXDD sang GVHB 632 413.842.355
Cộng phát sinh quý IV/2009 1.461.358.477 1.242.154.706
Hàng tháng kế toán giá thành tạm tính GVHB để kết chuyển trong kỳ với tỷ lệ hoàn thành khoảng 85% chi phí tập hợp được trong kỳ. Đến cuối kỳ khi có biên bản nghiệm thu khối lượng sản phẩm hoàn thành thì sẽ điều chỉnh lại GVHB cho phù hợp với thực tế.
Công ty CP CG và XD Thăng Long
Sổ Chi tiết TK 154 Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2009 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng
Chứng từ Diễn giải TK Phát sinh SH Ngày CTG Nợ Có Tháng 10: 5,959,937,129 31/10/09 Kết chuyển CP NVLTT sang CPSXKDDD 621 3,963,980,665 31/10/09 Kết chuyển CP NCTT sang CPSXKDDD 622 585,125,400 31/10/09 Kết chuyển CP MTC sang CPSXKDDD 623 748,709,250 31/10/09 Kết chuyển CP SXC sang CPSXKDDD 627 662,121,814 Tháng 11: 4,181,991,621 31/11/09 Kết chuyển CP NVLTT sang CPSXKDDD 621 3,225,263,368 31/11/09 Kết chuyển CP NCTT sang CPSXKDDD 622 584,253,800 31/11/09 Kết chuyển CP MTC sang CPSXKDDD 623 746,888,253 31/11/09 Kết chuyển CP SXC sang CPSXKDDD 627 643,486,400 Tháng 12: 5,611,649,656 15.056.594.919 31/12/09 Kết chuyển CP NVLTT sang CPSXKDDD 621 3,362,755,654 31/12/09 Kết chuyển CP NCTT sang CPSXKDDD 622 681,252,000 31/12/09 Kết chuyển CP MTC sang CPSXKDDD 623 834,565,330 31/12/09 Kết chuyển CP SXC sang CPSXKDDD 627 733,076,672 31/12/09 Kết chuyển CP SX sang CPSXKDDD 632 15,056,594,919 Cộng phát sinh: 15,753,578,406 15,056,594,919 Nợ Có Số dư đầu kỳ: 5,534,587,940 PS trong kỳ: 15,753,578,406 15,056,594,919 Số dư cuối kỳ: 6,231,571,427 Sổ Cái TK 154 Quý IV năm 2009
Dư cuối kỳ: 154 696,983,487
Riêng đối với công trình Cầu Rạt, khi hạng mục Xây thụ hoàn thành và quyết toán được duyệt, kế toán lập Thẻ tính giá thành cho công trình này như sau:
Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Công trình: Cầu Cầu Rạt Hạng mục: Xây thụ. Năm 2009
STT Chỉ tiêu Số tiền
A Giá trị sản phẩm dở dang đầu năm 407.933.291 B Chi phí thực tế phát sinh trong năm 1.456.886.637
1 Chi phí NVLTT 834,685,475
2 Chi phí NCTT 169.684.500
3 Chi phí MTC 291.270.354
4 Chi phí SXC 161.246.283
C Giá trị sản phẩm dở dang cuối năm 475.533.665
D Giá thành sẩn phẩm 1.383.286.263 Kế toán trưởng ( Đã ký ) Ngày 31 tháng 12 năm2009 Người lập biểu ( Đã ký ) Kế toán trưởng ( Đã ký ) Ngày 31 tháng 12 năm2009 Người lập biểu ( Đã ký )
CHƯƠNG III
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH XÂY LẮP Ở CÔNG TY CP CƠ GIỚI
VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH XÂY LẮP Ở CÔNG TY CƠ GIỚI VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG.
Sau hơn 15 năm đi vào hoạt động dự còn nhiều khó khăn khi tiếp xúc với cơ chế thị trường nhưng Công ty cơ giới và xây dựng Thăng Long đã không ngừng lớn mạnh hồ nhập từng bước đi của mình trong sự phát triển chung của đất nước và đạt được nhiều thành tích trong công tác quản lý sản xuất và tài chính.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra một cách vững chắc, tình hình sản xuất trong công ty có xu hướng phát triển và đi lên trong mọi lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng ổn định.
Với tư cách là một nhà quản lý, ban lãnh đạo công ty đã quan tâm không chỉ về mặt vật chất, tinh thần mà còn đầu tư trang bị mọi điều kiện để kế toán phát huy tốt chức năng vai trò của mình.
Bên cạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kế toán còn tìm được hướng đi phù hợp với khả năng sản xuất, trình độ quản lý và chức năng phù hợp với chức năng của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Sản phẩm của công ty tuy là các công trình có quy mô lớn vói thời gian kéo dài, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên như: khí hậu,nhiệt độ, độ ẩm
nhưng công ty luôn hoàn thành tốt nhiêm vụ mang lại sự an toàn cho người sử dụng, luôn giữ vững chữ tín về chất lượng và giá thành sản phẩm của công ty. 3.1.1. Ưu điểm
- Về tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng kế toán được bố trí một cách khoa học hợp lý gọn nhẹ, trình độ kế toán không ngừng được nâng cao thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Mỗi kế toán viên đảm nhận một phần hành kế toán độc lập, đến cuối kỳ mới tập hợp lại cho kế toán tổng hợp lập các báo cáo tháng. Việc tổ chức tập trung thống nhất giữa các bộ phận kế toán tài chính là cơ sở góp phần đáp ứng yêu cầu công tác kế toán của công ty tránh được sự trung lập trong hạch toán kế toán, luân chuyển chứng từ hợp lý, dễ đối chiếu kiểm tra sổ sách dễ phân công công việc. Đồng thời sẽ tạo tinh thần chủ động, sáng tạo trong công việc đồng thời phát huy được tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với công việc của mình.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép đầy đủ, vừa tổng hợp vừa chi tiết, vừa theo nội dung kinh tế, vừa theo trình tự thời gian. Ngoài ra nó còn giúp cho việc theo dõi, ghi chép các chi phí về sản phẩm được thuận lợi, không gây nhầm lẫn và các thông tin kinh tế được phản ánh một cách kịp thời giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra và có biện pháp quản lý tốt chi phí.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán, nờn việc xử lý hầu như đều trên máy vi tính, điều này đã giúp kế toán rất nhiều trong việc ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng kịp thời hơn.
- Về tổ chức quản lý chi phí sản xuất:
Các chi phí trong kỳ được kế toán phân loại một cách chính xác và hợp lý cho các đối tượng chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá
thành sản phẩm cuối kỳ.
Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty đã tiến hành quản lý khá chặt chẽ cả về giá trị và hiện vật, khi mua nguyên vật liệu công ty đã cố gắng hoàn thành các thủ tục để nhập kho như kiểm nghiệm cả về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu. Đồng thời khi xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, vật tư luôn được đảm bảo bởi phòng kiểm tra chất lượng.
Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: việc quản lý chặt chẽ về số ngày công thực tế đi làm nhằm đảm bảo tính công bằng cho công nhân viên trong công ty, mặt khác công ty đã tổ chức thực hiện quy chế khen thưởng cho cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao tay nghề giỏi, có nhiều sáng kiến phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Điều đó đã tạo động lực thúc đẩy mọi người làm việc hăng say, sáng tạo và nâng cao năng suất lao động.
Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: Đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền, mỗi phân xưởng đều được quy định một mức nhất định, nếu sử dụng quá định mức sẽ phải đền bù, dưới định mức được khen thưởng, đây là cách quản lý chi phí rất có hiệu quả của công ty.
Về công tác tính giá thành sản phẩm:
Công ty hoạch toán giá thành theo quý là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, công ty đã tiến hành quản lý theo giá thành kế hoạch. Thông qua việc đánh giá so sánh giữa giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, công ty có thể đánh giá được chất lượng của công tác quản lý sản xuất kinh doanh kỳ thực tế, từ đó có biện pháp kịp thời giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Những hạn chế:
Bên cạnh các thành tựu ưu điểm đã đạt được trong tổ chức công tác kế toán, thì ở Công ty cơ giới và xây dựng Thăng Long vẫn còn một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất: Công ty không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa máy
thi công mà thường thì công ty tập hợp trực tiếp chi phí sử dụng máy thi công cho các công trình, hạng mục công trình cụ thể khi nó phát sinh. Việc này có thể làm cho giá thành công trình, hạng mục công trình bị tăng đột biến, không phản ánh chính xác tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm .
Thứ 2: Về việc xác định các khoản chi phí phát sinh do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch.
Trong quá trình sản xuất đôi khi doanh nghiệp phải ngừng sản xuất đột ngột do một số nguyên nhân khách quan như: thiếu nguyên vật liệu, mất điện, lũ lụt,.. Khi gặp một trong những sự có này doanh nghiệp buộc phải ngừng sản xuất nhưng các chi phí vẫn phát sinh như tiền lương công nhân viên, chi phí sản xuất chung như khấu hao máy móc, thiết bị nhà xưởng… Cuối kỳ kế toán vẫn tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, vẫn hạch toán vào TK621, 622, 627 (ngừng sản xuất), điều này làm cho giá thành đơn vị sản phẩm biến động không trung thực.
Trong một số trường hợp có những CCDC thực tế có thời hạn sử dụng ngắn nhưng lại có giá trị lớn và theo Chế độ quy định sẽ phải cho vào TSCĐ và khấu hao theo định mức. Điều này làm cho thời gian khấu hao sẽ không đúng với thực tế sử dụng và làm giảm chi phí một cách đáng kể.
Thứ 3 : Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung cũng có bất cập đó là : thường thì loại chi phí nào phát sinh ở công trình, HMCT nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình, HMCT đó nhưng có loại cần phân bổ như : tiền BHXH, BHYT, CCDC vật tư luân chuyển..thì kế toán phụ trách chúng lại phân bổ theo tiêu thức sản lượng trên cơ sở phòng kế hoạch định lượng khối lượng. Vì vậy kết quả thường chưa chính xác, chưa phản ánh đúng chi phí thực tế tại thời điểm phát sinh.
3.2. Một số ý kiến hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ giới và xây dựng Thăng Long. giá thành sản phẩm ở Công ty cơ giới và xây dựng Thăng Long.
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện:
Để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phát huy đầy đủ vai trò cung cấp thông tin cho việc điều hành quản lý sản xuất kinh doanh thì phải tiến hành cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hệ thống kế toán. Với vị trí là một bộ phận quan trọng trong công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải ngày càng hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu tổ chức quản lý kinh doanh hiện nay. Do đó hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải tạo ra được sản phẩm có tính cạnh tranh cao như: chất lượng thoả mãn được yêu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt giá cả phải hợp lý. Doanh nghiệp chỉ thực sự hoạt động có hiệu quả khi thu nhập bù đắp được chi phí và phải có lãi. Vì vậy, công ty cần phải tìm cách để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Việc hoàn thiện công tác tập hợp CPSX và tính GTSP có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể:
- Đối với công tác kế toán: giúp cho công tác tổ chức kế toán khoa học, kết hợp với việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác kế toán sẽ nâng cao năng suất lao động của nhân viên kế toán, đáp ứng yêu cầu và nguyên tắc tập hợp CPSX và tính GTSP, đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất.
- Đối với công tác quản lý: cung cấp thông tin để chỉ đạo, kiểm tra, phân tích việc thực hiện định mức kế hoạch chi phí sản xuất và tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.
Hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp CPSX và tính GTSP nói riêng không những có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài
với sự phát triển của công ty. Chính vì vậy hoàn thiện công tác tập hợp CPSX và tính GTSP là rất cần thiết.
3.2.2. Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tại công ty :
Tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP phải đảm bảo thống nhất các chỉ tiêu, thống nhất về hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản và sổ kế toán. Đồng thời phải tuân thủ những quy định của Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, và chế độ kế toán hiện hành cụ thể với Công ty cơ giới và xây dựng Thăng Long là theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC.
Việc tổ kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP trong các doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm, qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh và khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị cũng như mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp trong thời gian hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai.
Đồng thời tổ chức hạch toán kế toán phải phù hợp với trình độ của cán bộ kế toán của doanh nghiệp và phù hợp với điều kiện trang thiết bị về phương tiện kỹ thuật tính toán phục vụ cho công tác kế toán tại doanh nghiệp.