Chương 1: Tổng quan về quản lý hành chính nhà nước về đất đai Chương 2 Quá trình phát triển của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước taChương 3: Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đấtChương 4: Nội dung quản lý hành chính nhà nước một số loại đấtChương 5: Tài chính về đất đai
Trang 1CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI 1.1.Một số khái niệm cơ bản về quản lý hành chính nhà nước
1.1.1.Khái niệm về quản lý
Theo F.Taylor, quản lý là “Biết chính xác điều bạn muốn người khác làm
và sau đó biết rằng họ hoàn thành công việc đó 1 cách tốt nhất và nhanh nhất”.Theo Henry Flaylor, “Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu lập
kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nỗ lực của mỗi thành viên trong tổchức và sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”
Theo Võ Kim Sơn (2001) thì “Quản lý gồm hai quá trình đan xen vào
nhau một cách chặt là duy trì và phát triển ” Nếu có duy trì mà không phát triển
thì khi môi trường thay đổi, khi đó tổ chức sẽ không thích ứng và sẽ bị lạc lõng,trì trệ và đổ vỡ Nhưng nếu chỉ lo thúc đầy tổ chức phát triển mà không lo duytrì, ổn định hệ thống thì tổ chức, hay cấu trúc của hệ thống sẽ bị phá vỡ, hoặcgặp phải rủi ro làm ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc không phát triển
Như vậy, quản lý hiểu theo góc độ chính trị xã hội rộng lớn thì đó là sựkết hợp giữa tri thức với lao động, nếu kết hợp này tốt thì xã hội phát triển,ngược lại sẽ làm chậm phát triển
Từ những khái niệm khác nhau trên đây, chúng ta có thể hiểu: “Quản lý
là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước”
1.1.2 Khái niệm về hành chính
Hành chính (Adminstration) được giải thích theo nhiều cách khác nhau:
- Hành chính là hoạt động của con người nhằm đạt được mục tiêu của tổchức;
- Hành chính là hoạt động hay quá trình liên quan đến cách thức để đạtđược kết quả đã mô tả trước ( có chủ định)
- Hành chính là việc làm quyết định và chỉ đạo từng thành viên hoạtđộng để đạt được mục tiêu mà các nhà lãnh đạo chính trị đã vạch ra;
Trang 2- Hành chính là những hành vi được sử dụng chung của nhiều ngườitrong tổ chức.
- Hành chính là thể thức mà ai hay nhiều người thỏa thuận với nhau để điđến mục đích chung Hành chính nhấn mạnh đến thể thức hợp tác và do đó, haihay nhiều người có sự hợp tác là có hành chính
- Hành chính bao gồm cả con người và phương tiện vật chất
Như vậy, Quản lý hành chính nhà nước là một phạm trù của hành chính học chỉ toàn bộ các yếu tố thể chế, nguồn nhân lực và các phương tiên vật chất, kỹ thuật phục vụ các hoạt động quản lý, điều hành của nhà nước
1.1.3.Khái niệm về quản lý hành chính về đất đai
Quản lý Nhà nước khi xuất hiện cùng với Nhà nước là quản lý các côngviệc của Nhà nước Quản lý Nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt độnglập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (hoạt động chấp hành vàđiều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp
Trong hệ thống xã hội có rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội: Đảngnhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể, các hiệp hội
Quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội dạng đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạtđộng của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội do các cơ quantrong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của conngười duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội
Quản lý quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành
pháp của nhà nước Nói một cách khác quản lý quản lý hành chính nhà nước(hành chính công, administration) là một dạng quản lý xã hội đặc biệt; là sự tácđộng có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với cácquá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong hệthống Chính phủ từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thể hiện những chức năng
và nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ xãhội và trật tự pháp luật, thảo mãn các yêu cầu hợp pháp của con người trongcông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 3Tiếp cận dưới góc độ thực thi quyền lực nhà nước thì quản lý quản lý hànhchính nhà nước là thực thi quyền hành pháp của nhà nước Dưới góc độ hoạtđộng cụ thể thì quản lý hành chính là điều chỉnh hành vi con người, hành vi xãhội và tổ chức thực thi pháp luật ban hành.
1.1.4.Mục đích và vai trò quản lý hành chính
1.1.4.1 Mục đích quản lý quản lý hành chính nhà nước về đất đai
Một hệ thống quản lý đất đai tốt phải đảm bảo được các mục tiêu sau đây:
- Trên cơ sở ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai nhằm tạo cơ
sở pháp lý đảm bảo quyền sở hữu nhà nước về đất đai (quyền giao đất, cho thuêđất, thu hồi đất, hướng dẫn, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất ) và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụngđất, góp phần giải quyết tốt mọi tranh chấp đất đai, vì tạo cơ sở vững chắc choviệc tính thuế và thuê bất động sản;
- Phát triển và quản lý tốt thị trường bất động sản bao gồm cả hệ thống thếchấp quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu bất động sản;
- Trên cơ sở điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng, thống kê, kiểm
kê đất nhà nước nắm chắc số lượng và chất lượng đất đai nhằm;
+ Tạo cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả;
+ Giúp nhà nươc quản lý chặt chẽ đất đai, xây dựng chính sách sử dụng đốivới toàn bộ đất đai của cả nước
+ Phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và ổn định
an ninh, chính trị
- Hỗ trợ quản lý tốt môi trường cho phát triển bền vững
Như vậy, quản lý đất đai nhằm bảo vệ quyền lợi cho mọi đối tượng; khiquyền và nghĩa vụ của các đối tượng sở hữu và sử dụng đất được giải quyết thỏađáng thì sẽ mang lại ổn định xã hội, an ninh chính trị và có tác dụng thúc đẩyphát triển kinh tế
1.1.4.2 Vai trò của quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại vàphát triển của mỗi quốc gia, của nhà nước Vai trò được thể hiện như sau:
Trang 4Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước thực hiện hóa các mục tiêu, ý tưởng
của các nhà chính trị - những người đại diện của nhân dân Vai trò này xuất phát
từ chức năng chấp hành của quản lý quản lý hành chính nhà nước Chủ thể quản
lý quản lý hành chính nhà nước có trách nhiệm chấp hành quyết định của các cơquan chính trị nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của quốc gia, phục vụ lợiích của đất nước, của nhân dân
Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước điều hành các hoạt động kinh tế - xã
hội nhằm đạt mục tiêu tới mức tối đa và với hiệu quả cao nhất Vai trò này xuấtphát từ chức năng cụ thể của điều hành quản lý quản lý hành chính nhà nước là:định hướng (thông qua quy hoạch, kế hoạch), điều chỉnh các quan hệ xã hội(thông qua ban hành văn bản lập quy); hướng dẫn và tổ chức thực hiện Hiếnpháp, luật, chính sách ; kiểm tra, thanh tra và xử lý những vi phạm pháp luật
Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển
theo định hướng Để thực hiện tốt hai vai trò trên, hành chính luôn có tráchnhiệm duy trì và tạo lập những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các yếu
tố cấu thành xã hội: duy trì và phát triển các nguồn tài nguyên, kiến tạo cácnguồn lực vật chất, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, phát triểnnguồn lực con người, khắc phục những thất bại của thị trường hoặc hậu quả donhững sai sót của quản lý quản lý hành chính nhà nước gây ra
Thứ tư, quản lý hành chính nhà nước đảm bảo cung cấp dịch vụ công cho
xã hội Cùng với sự phát triển của xã hội và quá trình dân chủ hóa đời sống xãhội thì vai trò này càng quan trọng và mở rộng Vì suy cho cùng, quản lý quản lýhành chính nhà nước được thiết lập nhằm để phục vụ lợi ích của nhân dân với tưcách là chủ thể của xã hội, là chủ thể của quyền lực nhà nước
1.2.Nguyên tắc, chủ thể và phương pháp quản lý hành chính về đất đai.
1.2.1 Nguyên tắc quản lý hành chính về đất đai.
Nguyên tắc quản lý quản lý hành chính nhà nước về đất đai là những tưtưởng chủ đạo có tính chất bắt buộc mà các cơ quan quản lý quản lý hành chínhnhà nước và các chủ thể sử dụng đất phải tuân theo trong quá trình quản lý và sửdụng đất đai
Trang 51.2.1.1 Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước về đất đai.
Theo Hiến pháp 2013 và Luật đât đai năm 2013 đã khẳng định “ Đất đaithuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất và quản lý” Quyền quản lý tậptrung thống nhất của nhà nước về đất đai được thực hiện theo pháp luật và đượcthể hiện ở các mặt như: đại diện chủ quyền quốc gia và lãnh thổ, quyền giao đất
và sử dụng đất lâu dài;…
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu; Nhà nước có các quyên như: Chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt:Quyết định mục đích sử dụng đất hay chuyển mục đích sử dụng đất; quyền giaođất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, cho thuê đất; thu hồi đất;thu thuế sử dụng đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sáchtài chính như thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất
Để thực hiện tốt nguyên tắc trên, nhà nước phải sử dụng tốt các công cụ và phương pháp quản lý như sử dụng công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,công cụ tài chính pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô, các phương pháp quản
lý khoa học thích hợp trong từng giai đoạn và từng đối tượng sử dụng đất
1.2.1.2 Bảo đảm sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai
Quyền sơ hữu đất đai thuộc về Nhà nước, còn các tổ chức, cá nhân được giao đất chỉ có quyền sử dụng( không có quyền định đoạt số phận pháp lý củađất đai như tự ý chuyển mục đích sử dụng đất)
Để thực hiện tốt nguyên tắc này, cần xây dựng một cơ chế kết hợp, trong
đó quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của 2 phía (chủ sử dụng đất và chủ sởhữu) được thể chế hóa bằng văn bản pháp luật, mọi đối tượng sử dụng đất đều làchủ đích thực
1.2.1.3 Kết hợp hài hòa các lợi ích quốc gia, cộng đồng, cá nhân/hộ gia đình
Để điều hòa các lợi ích, đòi hỏi chúng ta không nên coi trọng mục tiêu nào
đó Nếu chỉ coi trọng lợi ích quốc gia, của xã hội thì sẽ không tạo ra động lực vàkhuyến khích được người sử dụng đất hiệu quả, và khai thác hết tiềm năng củađất, hoặc nếu chỉ chú ý đến lợi ích của người sử dụng đất sẽ ảnh hưởng tới lợi
Trang 6ích quốc gia, gây thiệt hại lớn cho nhà nước và ảnh hưởng đến tốc độ phát triểnkinh tế, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.
Ví dụ 1: Sử dụng đất của người dân ở vùng hồ Hòa bình không bền vững gây xói mòn, sạt lở đất làm bồi lấp lòng hố sẽ ảnh hưởng đến lợi ích quốcgia( tuổi thọ hồ chứa, khả năng cung cấp điện, phòng lũ, tưới tiêu )
Ví dụ 2: thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp dẫn đến người nông dân mất đất sản xuất, mất nguồn thu nhập, còn doanh nghiệp thì lợi nhuậnkhông ngừng tăng lên Vì vậy khi thu hồi đất, chúng ta phải đảm bảo kết hợp hàihòa giữa lợi ích của người nông dân với chủ doanh nghiệp bằng cách đền bùthỏa đáng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế lâu dài… cho nông dân
1.2.1.4 Hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững
Sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững vừa là nguyên tắc,mục tiêu của quản lý đất đai
Sử dụng đất đai hợp lý là đất phù hợp với mục đích gì thì sử dụng vàomục đích đó (nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp, đất ở…, trong đó
ưu tiên đất sản xuất nông nghiệp); đất hợp với cây gì thì trồng cây đó, quy hoạch
sử dụng đất phải dựa trên kết quả đánh giá đất
Sử dụng đất bền vững, có ý nghĩa phải thực hiện tốt các nguyên tắc trên,đạt được mục tiêu quản lý đất đai mà không làm tổn hại đất đai, không ảnhhưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu về đất đai của các thế hệ tương lai
Sử dụng bền vững = hợp lý + tiết kiệm + hiệu quả + lâu bền.
1.2.2 Chủ thể và khách thể của quản lý hành chính về đất đai
1.2.2.1 Chủ thể của quản lý quản lý hành chính nhà nước về đất đai
Chủ thể quản lý quản lý hành chính nhà nước về đất đai là trả lời câu hỏi
“ai quản lý?” Về mặt pháp lý, chủ thể quản lý quản lý hành chính nhà nước về
đất đai là nhà nước với hệ thống các cơ quan hành chính về đất đai và các viênchức lãnh đạo và quản lý hành chính trong các cơ quan đó
Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai gồm cơ quan thẩmquyền chung(Chính phủ và UBND các cấp) và cơ quan thẩm quyền riêng nhưcác Bộ, ngành
Trang 7Như vây, chủ thể quản lý quản lý hành chính nhà nước là các cơ quanquản lý hành chính nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan kiểmsát, xét xử và các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lýhành chính trong một số trường hợp cụ thể.
1.2.2.2 Khách thể quản lý quản lý hành chính nhà nước về đất đai
Khách thể quản lý quản lý hành chính nhà nước là trả lời câu hỏi “quản lý
ai, quản lý cái gì?”
Khách thể quản lý quản lý hành chính nhà nước là hành vi hoạt động củacon người Hành động hay không hành động cũng là hành vi
Đối tượng của quản lý quản lý hành chính nhà nước về đất đai:
+ Các chủ thể sử dụng đất bao gồm cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trong vàngoài nước, được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, có quyền sử dụng đất hợp pháp;+ Dưới góc độ quản lý quản lý hành chính nhà nước, chính các cơ quanquản lý quản lý hành chính nhà nước cấp dưới, cơ quan địa chính cấp dưới cũng
là đối tượng chịu sự quản lý của cơ quan quản lý quản lý hành chính nhà nước
và cơ quan địa chính cấp trên
Suy cho cùng, đối tượng của quản lý quản lý hành chính nhà nước về đấtđai lả hành vi, hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quá trìnhquản lý và sử dụng đất, hay nói cách khác khách thể của quản lý nhà nước là trật
tự quản lý nhà nước Khách thể của quản lý quản lý hành chính nhà nước là trật
tự quản lý hành chính tức là trật tự trong lĩnh vực chấp hành, điều hành Trật tựquản lý hành chình nhà nước là 1 dạng cụ thể của trật tự quản lý nhà nước đượcquy định trong các quy phạm hành chính
1.2.3 Phương pháp quản lý hành chính về đất đai
Phương pháp quản lý quản lý hành chính nhà nước là các biện pháp điềuhành để đảm bảo việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của các
cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lý quản lý hành chính nhà nước và cácchức vụ quản lý quản lý hành chính nhà nước Các phương pháp quản lý quản lýhành chính nhà nước được chia thành hai nhóm: nhóm các phương pháp khoa
Trang 8học quản lý tác động trực tiếp đến con người trong quản lý quản lý hành chínhnhà nước về đất đai và nhóm các phương pháp khoa học khác.
1.2.3.1 Nhóm phương pháp nhằm thu thập và xử lý thông tin về đất đai
Nhóm này bao gồm 2 phương pháp: phương pháp thông kê và phươngpháp toán học
- Phương pháp thống kê: là phương pháp phổ biến trong quá trình nghiên
cứu các vấn đề kinh tế, xã hội, đó là việc cơ quan quản lý nhà nước tiếnhành điều tra, khảo sát tổng hợp và sử dụng các số liệu trên cơ sở đã tiến hànhtính toán các chỉ tiêu; phân tích tình hình quản lý sử dụng đất về số lượng, chấtlượng, về diễn biến, qua đó tìm hiểu các nguyên nhân của các hiện tượng phátsinh, dự toán nhu cầu đất đai trong tương lai;
- Phương pháp toán học (toán kinh tế): là việc sử dụng các công cụ tính
toán hiện đại để lượng hóa các thông tin giúp cho việc thu thập, xử lý, lưu trữ vàtrong các khâu công việc mang tính kỹ thuật cáo như thiết kế vẽ bản đồ địachính, vẽ bản đồ quy hoạch đất đai, xây dựng bảng chu chuyển đất đai
1.2.3.2 Nhóm các phương pháp của khoa học quản lý tác động trực tiếp đến con người trong quản lý quản lý hành chính nhà nước về đất đai
Gồm 5 phương pháp:
- Phương pháp tổ chức: là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ, kỷ
luật, kỷ cương Để thực hiện biện pháp này nhất thiết phải có quy chế, quy trình,nội dung hoạt động cho cơ quan bộ phận, các nhân đồng thời phải cương quyếtthực hiện
- Phương pháp hành chính: là phương pháp dùng quyền lực của nhà nước
tác động nên đối tượng quản lý buộc các đối tượng này phải tuẩn thủ các quy định
do nhà nước đề ra, thực chất đây là mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng.Phương pháp này được biểu hiện bằng việc các cơ quan quản lý ra cácquyết định hành chính buộc các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng phải chấphành nghiêm chỉnh nếu không sẽ bị xử lý
Trang 9Để tăng thêm hiệu lực của phương pháp quản lý hành chính chúng ta phảixây dựng một hệ thống pháp luật đất đai đồng bộ, hoàn thiện làm căn cứ khoahọc cho các quyết định hành chính
- Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi
của đối tượng quản lý thông qua lợi ích để làm cho các khách thể quản lý suynghĩ đến lợi ích của mình tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm của mìnhmột cách tốt nhất mà không phải nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnhcủa chủ thể quản lý
Thực hiện phương pháp này cần phải biết kết hợp một cách đúng đắn giữa lợi ích của người lao động, cảu tập thể và của Nhà nước Trong đó lợi íchcủa người lao động là trực tiếp, lợi ích của Nhà nước là tối cao
- Phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức: đây là biện pháp tác động về
tư tưởng và tinh thần đối với con người để họ giác ngộ lý tưởng, ý thức chính trị
và pháp luật Ý thức đúng thì hành động tốt Trên cơ sở đó sẽ có trách nhiệm, có
kỷ luật, có lương tâm không vi phạm pháp luật, hăng hái lao động
Giáo dục tư tưởng đạo đức không phải hô hào bằng khẩu hiệu chính trị, động viên lòng nhiệt tình, hăng hái chung bằng tuyên truyền tình cảm mà phải lànhững công việc cụ thể, có kế hoạch thực hiện rõ ràng cho từng gia đoạn pháttriển nhất định đảm bảo trang bị cho người lao động đủ kiến thức, đủ lòng nhiệttình đảm đương công việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Giáo dục thuyết phục muốn đạt hiệu quả cao phải kết hợp chặt chẽ với khuyến khích vật chất và cưỡng chế hành chính, như vậy quá trình quản lý mớitoàn diện và đạt hiệu quả cao
- Phương pháp cưỡng chế nhà nước: là cách thức, biểu hiện của nhà
nước sử dụng quyền lực của mình buộc các đối tượng đất phải thực hiện cácquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp cầnthiết do pháp luật quy định hoặc để áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lýkhác nhau ( trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật, tráchnhiệm hành chính) đối với những người vi phạm các quy định của pháp luật về
Trang 10chế độ quản lý và sử dụng đất đai Kết quả là người vi phạm phải gánh chịu hậuquả pháp lý nhất định về vật chất và tinh thần
Như vậy, ta thấy các phương pháp quản lý quản lý hành chính nhà nước
về đất đai rất phong phú và đa dạng, nhưng để đạt được hiệu quả cao cần phảixem xét, tìm hiểu kỹ đối tượng quản lý để lựa chọn các phương pháp với nhau
để tạo nên một quá trình tác động tổng hợp, toàn diện
1.3.Công cụ và chức năng quản lý hành chính về đất đai
1.3.1.Công cụ quản lý quản lý hành chính nhà nước về đất đai
Để phù hợp với các phương pháp quản lý đã lựa chọn, Nhà nước đã sửdụng các công cụ thích hợp để đạt được mục tiêu quản lý bao gồm: công cụchính sách và pháp luật; công cụ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, công
cụ tài chính
1.3.2.Công cụ chính sách và pháp luật về đất đai
Chính sách và pháp luật đất đai là công cụ quan trọng nhất để quản lýhành chính nhà nước về đất đai bởi vì nó tác động vào ý chí của con người vàđiểu chỉnh hành vi của con người, vạch ra phương hướng phát triển và duy trìmột trật tự kỷ cương cần thiết cho quản lý và sử dụng đất đai trong xã hội Vaitrò của nó thể hiện ở chỗ:
- Duy trì trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực đất đai Trong hoạt động xãhội thì vấn đề đất đai gắn chặt với lợi ích vật chất và tinh thần của mọi tổ chức
và cá nhân sử dụng đất nên nảy sinh nhiều xung đột/ mâu thuẫn Vì vậy phải cópháp luật để điều chỉnh
- Pháp luật đất đai là công cụ bắt buộc các tổ chức cá nhân phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ ( thuế, sử dụng theo quy hoạch…) Làm cơ sở để cơ quanquản lý hành chính nhà nước về đất đai kiểm soát hoạt động của người sử dụngđất, giúp họ ý thức hơn để hành động đúng pháp luật đảm bảo sự thống nhấtquản lý nhà nước về đất đai và quản lý đất đai chặt chẽ và hiệu quả
- Pháp luật đất đai đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân sử dụng đất;
Trang 11- Các chính sách đất đai khuyến khích, động viên các tổ chức trong và ngoài nước, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý và hiệu quả, khai thác mọi tiềm năng của đất.
1.3.2.1.Công cụ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Công cụ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là công cụ quan trọng vàkhông thể thiếu được trong công tác quản lý quản lý hành chính nhà nước về đấtđai, nó là cơ sở đảm bảo cho việc quản lý thống nhất của nhà nước đối với đấtđai, cân đối quỹ đất đai của từng vùng, ngành, địa phương để đạt được mục tiêuphát triển kinh tế đặt ra Bảo đảm đất đai được phân phối, sử dụng công bằng,hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
Thông qua quy hoạch và kế hoạch đất đai đã được phê duyệt, Nhà nướckiểm soát được mọi diễn biến về tình hình sử dụng đất Từ đó, ngăn chặn đượctình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, không hiệu quả, không bền vững,hạn chế xung đột về đất đai
Thẩm quyền xét duyệt và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đượcLuật đất đai phận định chặt chẽ, cụ thể cho các cơ quan quản lý hành chính vềđất đai nhằm đảm bảo sự quản lý thống nhất, tập trung của nhà nước, đồng thờiphát huy được tính chủ động và tính chịu trách nhiệm cao của hệ thống cơ quanquản lý nhà nước về đất đai
Để thực hiện công cụ này, các cơ quan địa chính phải tiến hành các hoạtđộng như điều tra, khảo sát, đánh giá đất đai, phân hạng đát, xây dựng bản đổđịa chính
1.3.2.2.Công cụ tài chính
Sử dụng công cụ tài chính trong quản lý hành chính nhà nước về đất đai
là việc nhà nước phối hợp các lợi ích kinh tế từ các mối quan hệ kinh tế gắn liềnvới đất đai để tác động tới các chủ thể sử dụng đất, đạt được mục tiêu quản lý.Thông qua công cụ tài chính, Nhà nước thực hiện quyền bình đẳng giữa các đốitượng sử dụng đất, kết hợp hài hòa các lợi ích; các đối tượng sử dụng đất thựchiện nghĩa vụ và trách nhiệm và tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước
Trang 123 Tiền thuê đất
Là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho NN trong trường hợp được
NN cho thuê đất để sử dụng NN cho thuê đất là việc NN trao quyền sử dụng đấtbằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất
Các hình thức cho thuê đất:
- Thuê đất thu tiền hàng năm
- Thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê
4 Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Là loại thuế thu vào thu nhập của người có quyền SDĐ khi thực hiệnchuyển quyền SDĐ cho đối tượng khác
5 Phí và lệ phí
- Phí: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức,
cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèmtheo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/10/2001 về phí và lệ phí
- Phí : có 2 loại
a Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính:
Là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có toạ độ
Trang 13b Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất:
Là khoản thu đối với các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụngđất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định, nhằm bù đắp chi phíthẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ để cơ quan nhà nước có thẩm quyềngiao đất, cho thuê đất như: điều kiện về hiện trạng sử dụng đất, điều kiện về quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều kiện về sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh Phíthẩm định cấp quyền sử dụng đất áp dụng đối với cả trường hợp chuyển quyền
sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất
- Lệ phí: Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ
quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nướcđược quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/10/2001 về phí và lệ phí
- Lệ phí: có 2 loại
a Lệ phí địa chính
Là khoản thu khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện về công việcđịa chính sau: Cấp GCNQSDĐ; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai baogồm: chứng nhận thay đổi về chủ SDĐ, thay đổi về hình thể, diện tích thửa đất,thay đổi về MĐSDĐ; Trích lục HSĐC gồm trích lục bản đồ hoặc các văn bảncần thiết trong HSĐC theo yêu cầu của người SDĐ
b Lệ phí trước bạ:
Là khoản tiền phải nộp trước khi nhà nước ghi vào sổ sách xác lập
quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân; LPTB làkhoản thu vừa mang tính chất lệ phí(hoàn trả trực tiếp) vừa mang tính chất thuế(điều tiết thu nhập)
6 Chính sách thu tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Tiền thu từ việc xử phạt hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai làhình thức xử phạt bằng việc phạt tiền đối với những hành vi vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực đất đai mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theoquy định của pháp luật
Trang 147 Giá cả
Thừa nhận “đất đai là một hàng hóa đặc biệt” để tạo cơ sở tính toán các loại thuế đất đai Chính phủ quy định khung giá các loại đất, các địaphương căn cứ vào đó để quy định giá cụ thể phù hợp với tình hình thực tế đốivới các loại đất ở địa phương mình
8 Tín dụng tài chính
Nhà nước phát triển mạng lưới các ngân hàng, như ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp… góp phần cung cấp vốncho các chương trình/ dự án/ người sử dụng đất đầu tư khai hoang, cải tạo đất,nâng cao hiệu quả sử dụng đất… và đã phát huy tích cực trên thực tế
1.3.3 Chức năng quản lý nhà nước về đất đai
1.3.3.1 Chức năng dự báo
Căn cứ chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước
phải dự báo nhu cầu đất đai cho phát triển các ngành kinh tế quốc dân và nhucầu đất đai cho các mục tiêu phát triển Như căn cứ vào tốc độ tăng dân số, cácluồng di dân để dự báo nhu cầu đất ở
Căn cứ vào tốc độ phát triển công nghiệp để dự báo nhu cầu đất phi
nông nghiệp cho mục đích này theo từng thời kỳ Dự báo là cơ sở cho công tác lậpquy hoạch và kế hoạch phân bổ sử dụng đất đai được cân đối, hợp lý, hiệu quả
1.3.3.2 Chức năng điều tiết
Chức năng này nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, cụ thể;
- Góp phần phát triển đều, đồng bộ và tránh sự mất cân đối giữa các ngành kinh tế (sản xuất và dịch vụ), giữa các mục tiêu phát triển (kinh tế - xã hội – môitrường) và giữa thành phần kinh tế trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế và giữacác vùng kinh tế
- Đảm bảo sự công bằng trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giữa các địa phương, các vùng các tầng lớp dân cư trong cả nước thông quacác công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước;
Trang 15- Điều tiết các dòng đầu tư;
- Điều tiết các quan hệ sản xuất, phân phối, tích lũy và tiêu dùng thông qua công cụ tài chính( thuế, tín dụng…)
1.3.3.3 Chức năng kiểm tra, kiểm soát
Kiểm tra, kiểm soát có nghĩa là giám sát việc quản lý, sử dụng đất của các
cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân
Vai trò kiểm tra, kiểm soát của nhà nước trong công tác quản lý đất đai thể hiện ở:
- Đôn đốc, giám sát các tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý sử dụng đất đai, đưa công tác này đi vào bề nếp và hiệuquả, thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Phát hiện sự mất cân đối, những bất cập và yếu kém trong công tác quản
lý, sử dụng đất để bổ sung, điều chỉnh cho kịp thời nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các cơ quan quản lý nhà nước;
- Giám sát việc chấp hành chính sách và pháp luật và các quy định của nhà nước liên quan đến công tác đất đai , nhằm giải quyết những tác động tiêu cựccủa cơ chế thị trường và mặt trái của xã hội gây ra;
- Đảm bảo được sự công bằng, xã hội trong sản xuất kinh doanh, trong lưu thông và phân phối lợi ích, trong tiêu dùng và tích lũy giữa các ngành,các vùng,các linh vực, các địa phương và giữa các đối tượng sử dụng đất khác nhau trong
cả nước
- Thực hiện tốt chức năng trên đối với các cơ quan trong hệ thống quản lý đất đai, nhà ở sẽ góp phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lýđất đai
Nội dung kiểm tra, kiểm soát;
- Kiểm tra, kiểm soát công tác tổ chức;
- Kiểm tra, kiểm soát các quá trình kinh tế ( các sai phạm trong quản lý kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng các nguồn tài chính không minhbạch);
Trang 16- Kiểm tra, kiểm soát các hoạt dộng xã hội, việc làm, y tế, văn hóa, xã hội, nhà ở, an ninh chính trị…đó là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm luôn phátsinh trong xã hội, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước;
- Kiểm tra, kiểm soát công tác bảo vệ môi trường
Các công cụ thường được sử dụng để thực hiện chức năng trên là các công
cụ vĩ mô, luật, chính sách, kế hoạch và các quy định thống nhất của nhà nước( đo đạc, xây dựng, quy hoạch…) theo tiểu chuẩn quốc tế và quốc gia đối vớitừng loại hoạt động như khung giá đất, thuế suất cho từng loại sản phẩm trênđất Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai còn sử dụng các thiết bị,dụng cụ để phục vụ cho công tác kiểm soát trong quản lý đất đai
1.4 Văn bản quản lý hành chính nhà nước về đất đai.
1.4.1 Khái niệm, ý nghĩa của văn bản quản lý hành chính về đất đai
Chủ thể ban hành văn bản quản lý hành chính là cơ quan nhà nươc có thẩmquyền
* Ý nghĩa của văn bản quản lý hành chính về đất đai
- Văn bản là hình thức pháp luật chủ yếu trong các hình thức quản lý nhà
nước, chứa đựng quy phạm pháp luật, thẩm quyền và hiệu lực thi hành;
- Văn bản quản lý quản lý hành chính nhà nước về đất đai là nguồn thôngtin quy phạm, là sản phẩm hoạt động quản lý hành chính về đất đai và là công cụđiều hành của các cơ quan và nhà lãnh đạo quản lý quản lý hành chính nhà nước
về đất đai;
Trang 17- Văn bản nhà nước là căn cứ pháp lý để người sử dụng đất thực hiện quyếtđịnh của các chủ thể quản lý hành chính về đất đai và là chứng cứ để các cơquan quản lý đất đai thanh tra, kiểm tra người sử dụng đất trong lĩnh việc thựchiện các quyết định của mình.
Văn bản quản lý quản lý hành chính nhà nước về đất đai là loại văn bảnkhông chỉ phản ánh các thông tin quản lý về đất đái mà còn thể hiện ý chí, mệnhlệnh của cơ quan nhà nước
1.4.2 Chức năng của văn bản quản lý hành chính nhà nước về đất đai
Chức năng thông tin: là chức năng cơ bản nhất của văn bản quản lý quản
lý hành chính nhà nước Chức năng này bao gồm việc ghi lại các thông tin quản
lý, truyền đạt các thông tin đó qua lại trong hệ thống quản lý hoặc từ cơ quannhà nước đến nhân dân, giúp các cơ quan thu nhận những thông tin cần thiết chohoạt động quản lý và đánh giá các thông tin thu được đó qua các hệ thống truyềnđạt thông tin khác
Chức năng quản lý: thể hiện ở việc văn bản là công cụ, là phương tiện để
tổ chức có hiệu quả các công việc Văn bản được đưa ra nhằm mục đích tổ chứccông việc, hướng dẫn hoạt động của cấp dưới nên chúng phải tạo ra được hiệuquả cần có thì mới đảm bảo chức năng quản lý của mình Nói cách khác, muốnvăn bản có được chức năng quản lý thì có phải đảm bảo được khả năng thực thicủa cơ quan nhận được (tính thiết thực)
Chức năng pháp lý: Thực hiện chức năng thông tin quản lý, văn bản được
sử dụng để ghi lại và truyền đạt các quy phạm pháp luật và các quyết định hànhchính Đó là cơ sở pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong quản lý quản
lý hành chính nhà nước Chức năng này cũng thể hiện việc văn bản là sản phẩm
cụ thể hóa pháp luật và áp dụng pháp luật do đó là cơ sở pháp lý để nhà nướcgiải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý Tuy nhiên biểu hiện tính pháp lýcủa văn bản lại khác nnhau; có những văn bản chỉ mang tính thông tin quản lýthông thường nhưng có những văn bản lại mang tính cưỡng chế thực hiện
Trang 18Chức năng văn hóa – xã hội: được thể hiện ở chỗ văn bản là sản phẩm
sáng tạo của con người được hình thành trong quá trình nhận thức, lao động để
tổ chức xã hội và cải tạo tự nhiên
Chức năng thống kê: chức năng này được sử dụng vào mục đích thống kê
các quá trình diễn biến của công việc trong cơ quan, thống kê nhân sự, tiền lương Chức năng này giúp nhà quản lý phân tích các diễn biến trong hoạt động của các cơquan cũng như ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau vào quá trình quản lý, kiểmtra kết quả công việc thông qua khối lượng công việc đã hoàn thành
1.4.2 Phân loại văn bản quản lý quản lý hành chính nhà nước về đất đai.
Có nhiều cách phân loại văn bản quản lý hành chính khác nhau tùy theomục đích và nội dung phân như: phân loại theo tác giả ( theo cơ quan xây dựng
và ban hành văn bản), theo tên loại, theo nội dung (sắp xếp theo từng vấn đề),theo mục đích biên soạn (văn bản lãnh đạo chung, văn bản tổ chức bộ máy, quản
lý cán bộ ), theo thời gian ban hành, theo kỹ thuật chế tác và ngôn ngữ thể hiện,theo hiệu lực pháp lý
Theo hiệu lực pháp lý và loại hình chuyên môn, Văn bản quản lý hànhchính nhà nước được phân loại như sau:
Văn bản pháp quy
Văn bản pháp quy là văn bản dưới luật, thuộc lĩnh vực lập quy, chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm thực hiện và cụ thể hóa văn bản pháp luật.Các văn bản pháp quy như: Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, thông tưliên bộ
Thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy
- Văn bản pháp quy của Chính phủ: nghị quyết, nghị định;
- Văn bản pháp quy của Thủ tướng Chính phủ: quyết định, chỉ thị;
- Văn bản pháp quy của Bộ: quyết định, chỉ thị, thông tư, thông tư liên Bộ;
- Văn bản pháp quy của các cấp chính quyền địa phương;
+ Của UBND: quyết định (dùng để ban hành các chính sách cụ thể, biệnpháp, chế độ nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của trung ương và nghị
Trang 19quyết của HĐND cấp tỉnh; sửa đổi, thành lập, bãi bỏ các cơ quan; khen thưởng
kỷ luật )
+ Của Chủ tịch UBND: Chỉ thị (dùng để truyền đạt các nghị quyết cảuHĐND, các quyết định của UBND, giao nhiệm vụ, đôn đốc kiểm tra cấp dưới )
Văn bản hành chính cá biệt
Văn bản áp dụng pháp luật hay còn được gọi là văn bản cá biệt bao
gồm các văn bản nhằm giải quyết quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân,
tổ chức trong áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền Ví dụ, nghịđịnh thành lập một bộ, bổ nhiệm một viên chức lãnh đạo; khen thưởng hoặc kỷluật một đơn vị, một địa phương hoặc một cá nhân,
Văn bản hành chính thông thường
Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản pháp quy hoặc dùng để giải quyết các tácnghiệp cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch trao đổi, ghi chép công việc của
cơ quan quản lý hành chính nhà nước
Văn bản hành chính thông thường bao gồm các loại như: công văn, công điện, thông báo, báo cáo, tờ trình, phương án, chương trình, các loại giấy (giấymời, giấy đi đường, giấy ủy nhiệm ), các loại phiếu (phiếu gửi, phiểu báo, )
Văn bản chuyên môn – kỹ thuật
+ Văn bản chuyên môn: là giấy tờ mang tính đặc thù của nghiệp vụ chuyên môn Dùng trong các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, tư pháp, ngoại giao + Văn bản kỹ thuật: là loại giấy tờ mang tính đặc thù của các nghành kỹ thuật như bản vẽ thiết kế, luận chứng kinh tế - kỹ thuật Được dùng trong cáclĩnh vực như kiến trúc, xây dựng, trắc dịa, bản đồ, khí tượng, thủy văn
1.4.3 Nguyên tắc xây dựng văn bản
- Cơ quan ra văn bản phải theo đúng thẩm quyền pháp lý của mình.
- Các văn bản của các cơ quan trong hệ thống hành chính ở các ngành, cáccấp đều phải căn cứ vào hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của cấp trên;
- Hình thức của văn bản phải theo đúng quy định của pháp luật về thể thức,thủ tục, quy chế, từ ngữ, cách viết của văn bản nhà nước;
Trang 20-Văn bản do thủ tướng các ngành ở trung ương quy định các vấn đề thuộcquản lý thống nhất của ngành, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các ngành,các cấp, các đơn vị cơ sở trong cả nước Các văn bản do UBND địa phương quyđịnh các vấn đề thuộc quyền quản lý hành chính của chính quyền địa phương cóhiệu lực bắt vuộc thi hành đối với mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân ở địaphương, kể cả các cơ quan , tổ chức, cán bộ, viên chức, nhân viên thuộc trungương đóng ở địa phương.
1.4.4 Bố cục, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
+ Số và ký hiệu của văn bản có kết cấu tùy loại văn bản cụ thể:
VD: Số 05/QĐ – UBND Tỉnh Hòa Bình Văn bản hành chính: Số:…/viết tắt tên loại văn bản – viết tắt tên cơ quan ban hành Văn bản không có tên
loại (công văn):
Số:…/viết tắt tên cơ quan ban hành – viết tắt tên đơn vị soạn thảo
+ Địa danh, ngày tháng;
+ Tên loại văn bản
+ Căn cứ ban hành văn bản
- Phần nội dung: gồm loại hình quyết định (phù hợp với tên loại văn bản)
và nội dung điều chỉnh;
- Phần kết thúc: gồm thẩm quyền ký, con dấu hợp pháp và nơi nhận Thẩm quyền ký: Hình thức đề ký, chức vụ, chữ ký và họ tên đầy đủ của người cóthẩm quyền ký
Trang 211.4.4.2 Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
Kỹ thuật trình bày văn bản
Kỹ thuật trình bày hình thức văn bản bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày,định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡchữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn bản đượcsoạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy; có thể áp dụng đối với văn bản đượcsoạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc đối vớivăn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn; không áp dụng đối với văn bản được inthành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác
Kỹ thuật trình bày nội dung văn bản quy phạm pháp luật gồm kỹ thuật trìnhbày bố cục chung của văn bản; kỹ thuật trình bày bố cục phần, chương, mục,điều, khoản, điểm; cách đặt câu, cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quyphạm pháp luật
Phông chữ trong văn bản
Trang 22Phông chữ sử dụng để trình bày văn bản phải trên máy vi tính là phông chữTiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6909:2001.
Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày
3 Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
Trang 23- Quốc hiệu và Tiêu ngữ
1 Thể thức
Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và tiêu ngữ là “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
2 Kỹ thuật trình bày
Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được
trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in
thường, cỡ chữ từ 13 đến 14 (nếu Quốc hiệu cỡ chữ 12, thì Tiêu ngữ cỡ chữ 13;nếu Quốc hiệu cỡ chữ 13, thì Tiêu ngữ cỡ chữ 14), kiểu chữ đứng, đậm; đượcđặt canh giữa dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa cáccụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độdài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline),
cụ thể:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -
Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chứcchủ quản trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) vàtên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
a) Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặcđược viết tắt theo quy định tại văn bản thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ,
Trang 24quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặccông nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, ví dụ:
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
b) Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp có thể viết tắt những cụm từthông dụng như Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), ViệtNam (VN), ví dụ:
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
SỞ NỘI VỤ _
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VN VIỆN DÂN TỘC HỌC
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡchữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dướitên cơ quan, tổ chức chủ quản; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dàibằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ Trườnghợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiềudòng, ví dụ:
BỘ NỘI VỤ CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ
NHÀ NƯỚC
Các dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn
- Số, ký hiệu của văn bản
Trang 251 Thể thức
a) Số của văn bản
Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổchức Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngàyđầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm
b) Ký hiệu của văn bản
- Ký hiệu của văn bản có tên loại bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản theobảng chữ viết tắt tên loại văn bản và bản sao kèm theo Thông tư này (Phụ lục I)
và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước (áp dụng đối vớichức danh Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản, ví dụ:Nghị quyết của Chính phủ ban hành được ghi như sau: Số: …/NQ-CP Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ban hành được ghi như sau: Số: …/CT-TTg.Quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân ban hành được ghi nhưsau: Số: …/QĐ-HĐND
Báo cáo của các ban của Hội đồng nhân dân được ghi như sau: Số HĐND
…/BC Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặcchức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị (vụ, phòng,ban, bộ phận) soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo công văn đó (nếu có), ví dụ:Công văn của Chính phủ do Vụ Hành chính Văn phòng Chính phủ soạnthảo: Số: …/CP-HC
Công văn của Bộ Nội vụ do Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Nội vụ soạn thảo: Số:
Trang 26ban hành văn bản thì phải lấy số của Hội đồng, Ban, ví dụ Quyết định số 01 củaHội đồng thi tuyển công chức Bộ Nội vụ được trình bày như sau:
BỘ NỘI VỤ HỘI ĐỒNG THI TUYỂN CÔNG CHỨC
_
Số: 01/QĐ-HĐTTCCViệc ghi ký hiệu công văn do UBND cấp huyện, cấp xã ban hành bao gồmchữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành công văn và chữ viết tắt tên lĩnh vực(các lĩnh vực được quy định tại Mục 2, Mục 3, Chương IV, Luật Tổ chức Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003) được giải quyết trong công văn.Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chứchoặc lĩnh vực (đối với UBND cấp huyện, cấp xã) do cơ quan, tổ chức quy định
ví dụ:
Số: 15/QĐ-HĐND (Quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân);Số: 19/HĐND-KTNS (Công văn của Thường trực Hội đồng nhân dân doBan Kinh tế ngân sách soạn thảo);
Số: 23/BC-BNV (Báo cáo của Bộ Nội vụ);
Số: 234/SYT-VP (Công văn của Sở Y tế do Văn phòng soạn thảo)
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
1 Thể thức
a) Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính(tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành
Trang 27phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở; đối vớinhững đơn vị hành chính được đặt tên theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiệnlịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó, cụ thể như sau:
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức Trung ương là tên củatỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở, ví dụ:Văn bản của Bộ Công Thương, của Công ty Điện lực 1 thuộc Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (có trụ sở tại thành phố Hà Nội): Hà Nội,
Văn bản của Trường Cao đẳng Quản trị kinh doanh thuộc Bộ Tài chính (có
trụ sở tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên): Hưng Yên,
Văn bản của Viện Hải dương học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam (có trụ sở tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa): Khánh Hòa,
Văn bản của Cục Thuế tỉnh Bình Dương thuộc Tổng cục Thuế (có trụ sở tại
thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương): Bình Dương,
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh:
+ Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: là tên của thành phố trựcthuộc Trung ương, ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và của các sở, ban, ngành
thuộc thành phố: Hà Nội, của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và của các sở, ban, ngành thuộc thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh,
+ Đối với các tỉnh là tên của tỉnh, ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và của các sở, ban, ngành
thuộc tỉnh (có trụ sở tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương): Hải Dương, của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ
sở tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh): Quảng Ninh, của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lâm Đồng và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ sở tại thành phố Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng): Lâm Đồng,
Trường hợp địa danh ghi trên văn bản của cơ quan thành phố thuộc tỉnh màtên thành phố trùng với tên tỉnh thì ghi thêm hai chữ thành phố (TP.), ví dụ:Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) và của các
phòng, ban thuộc thành phố: TP Hà Tĩnh,
Trang 28- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên củahuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) và của
các phòng, ban thuộc huyện: Sóc Sơn,
Văn bản của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp (thành phố Hồ Chí Minh), của
các phòng, ban thuộc quận: Gò Vấp,
Văn bản của Ủy ban nhân dân thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và của
các phòng, ban thuộc thị xã: Bà Rịa,
- Địa danh ghi trên văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân vàcủa các tổ chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đó, ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An): Kim Liên,
Văn bản của Ủy ban nhân dân phường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình, TP
Hà Nội): Phường Điện Biên Phủ,
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức và đơn vị vũ trang nhândân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được thực hiện theoquy định của pháp luật và quy định cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.b) Ngày, tháng, năm ban hành văn bản
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được banhành
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số chỉ ngày,tháng, năm dùng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng
1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước, cụ thể:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2009
Quận 1, ngày 10 tháng 02 năm 2010
2 Kỹ thuật trình bày
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng mộtdòng với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14,kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấuphẩy; địa danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu
Trang 29- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản
tờ trình và các loại văn bản khác) được đặt canh giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ
14, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngaydưới tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bêndưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dàicủa dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ, ví dụ:
QUYẾT ĐỊNH Về việc điều động cán bộ
Trích yếu nội dung công văn được trình bày tại ô số 5b, sau chữ “V/v” bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; được đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản, ví dụ:
Số: 72/VTLTNN-NVĐPV/v kế hoạch kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ năm 2009
- Nội dung văn bản
1 Thể thức
a) Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản
Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp vớiquy định của pháp luật;
Trang 30- Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
- Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương
và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết) Đối với thuật ngữ chuyênmôn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;
- Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữtiếng Việt dễ hiểu Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong vănbản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải đượcđặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó;
- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, kýhiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hànhvăn bản, trích yếu nội dung văn bản (đối với luật và pháp lệnh chỉ ghi tên loại vàtên của luật, pháp lệnh), ví dụ: “… được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-
CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư”; trong các lầnviện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó;
- Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo Phụ lục VI - Quyđịnh viết hoa trong văn bản hành chính
b) Bố cục của văn bản
Tùy theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý đểban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều,khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo mộttrình tự nhất định, cụ thể:
- Nghị quyết (cá biệt): theo điều, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm;
- Quyết định (cá biệt): theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) banhành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm;
- Chỉ thị (cá biệt): theo khoản, điểm;
- Các hình thức văn bản hành chính khác: theo phần, mục, khoản, điểmhoặc theo khoản, điểm
Đối với các hình thức văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điềuthì phần, chương, mục, điều phải có tiêu đề
Trang 312 Kỹ thuật trình bày
Nội dung văn bản được trình bày tại ô số 6
Phần nội dung (bản văn) được trình bày bằng chữ in thường (được dàn đều
cả hai lề), kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14 (phần lời văn trong một văn bảnphải dùng cùng một cỡ chữ); khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải phải lùi vào từ1cm đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặttối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọntối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly linespacing) trở lên; khoảng cách tối đa giữa các dòng là 1,5 dòng (1,5 lines)
Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn
cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu “chấm phẩy”, riêng căn cứ cuối cùng kếtthúc bằng dấu “phẩy”
Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều,khoản, điểm thì trình bày như sau:
- Phần, chương: Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương đượctrình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến
14, kiểu chữ đứng, đậm Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã Tiêu
đề (tên) của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa,
- Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ
tự có dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một
Trang 32dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14),kiểu chữ đứng;
- Điểm: Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theothứ tự abc, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữcủa phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng
Trường hợp nội dung văn bản được phân chia thành các phần, mục, khoản,điểm thì trình bày như sau:
- Phần (nếu có): Từ “Phần” và số thứ tự của phần được trình bày trên mộtdòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng,đậm; số thứ tự của phần dùng chữ số La Mã Tiêu đề của phần được trình bàyngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Mục: Số thứ tự các mục dùng chữ số La Mã, sau có dấu chấm và đượctrình bày cách lề trái 1 default tab; tiêu đề của mục được trình bày cùng mộthàng với số thứ tự, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ
tự có dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên mộtdòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14),kiểu chữ đứng, đậm;
- Điểm trình bày như trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần,chương, mục, điều, khoản, điểm
- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
1 Thể thức
a) Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:
- Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt)vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức, ví dụ:
TM HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TM ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
- Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viếttắt “KT.” (ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu, ví dụ:
Trang 33Trường hợp cấp phó được giao phụ trách thì thực hiện như cấp phó ký thaycấp trưởng;
- Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” (thừa lệnh) vàotrước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, ví dụ:
TL BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN
BỘ
TL CHỦ TỊCH CHÁNH VĂN PHÒNG
- Trường hợp ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” (thừa ủyquyền) vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, ví dụ:
TUQ GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ
b) Chức vụ của người ký
Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký vănbản trong cơ quan, tổ chức; chỉ ghi chức vụ như Bộ trưởng (Bộ trưởng, Chủnhiệm), Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Q Giámđốc (Quyền Giám đốc) v.v…, không ghi những chức vụ mà Nhà nước khôngquy định như: cấp phó thường trực, cấp phó phụ trách, v.v…; không ghi lại tên
cơ quan, tổ chức, trừ các văn bản liên tịch, văn bản do hai hay nhiều cơ quan, tổchức ban hành; việc ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền do các cơ quan, tổ chức quyđịnh cụ thể bằng văn bản
Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn (không thuộc cơ cấu tổchức của cơ quan được quy định tại quyết định thành lập; quyết định quy địnhchức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan) ban hành là chức danh lãnhđạo của người ký văn bản trong ban hoặc hội đồng Đối với những ban, hội đồngkhông được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì chỉ ghi chức danhcủa người ký văn bản trong ban hoặc hội đồng, không được ghi chức vụ trong
cơ quan, tổ chức
Chức vụ (Chức danh) của người ký văn bản do hội đồng hoặc ban chỉ đạocủa Nhà nước ban hành mà lãnh đạo Bộ Xây dựng làm Trưởng ban hoặc PhóTrưởng ban, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ghi như sau, ví dụ:
Trang 34(Chữ ký, dấu của Bộ Xây dựng)
THỨ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Trần Văn B
Chức vụ (Chức danh) của người ký văn bản do hội đồng hoặc ban của BộXây dựng ban hành mà Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng hoặcTrưởng ban, lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng làm Phó Chủ tịch Hộiđồng hoặc Phó Trưởng ban được ghi như sau, ví dụ:
TM HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
(Chữ ký, dấu của Bộ Xây dựng)
THỨ TRƯỞNG Trần Văn B
KT TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN
(Chữ ký, dấu của Bộ Xây dựng)
VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN
BỘ
Lê Văn C
c) Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản
Đối với văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi họchàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác Đối với văn bản giao dịch; văn bảncủa các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học hoặc lực lượng vũ trang đượcghi thêm học hàm, học vị, quân hàm
Chữ ký của người có thẩm quyền được trình bày tại ô số 7c
Trang 35Điều 13 Dấu của cơ quan, tổ chức
1 Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 vàKhoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 củaChính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan; việcđóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theođược thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP
2 Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai đượcđóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên mộtphần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản
Điều 14 Nơi nhận
1 Thể thức
Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản
và có trách nhiệm như để xem xét, giải quyết; để thi hành; để kiểm tra, giám sát;
để báo cáo; để trao đổi công việc; để biết và để lưu
Nơi nhận phải được xác định cụ thể trong văn bản Căn cứ quy định củapháp luật; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và quan
hệ công tác; căn cứ yêu cầu giải quyết công việc, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảohoặc chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề xuất những cơ quan, tổ chức, đơn vị và
cá nhân nhận văn bản trình người ký văn bản quyết định
Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên từng
cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản được gửi cho một hoặcmột số nhóm đối tượng nhất định thì nơi nhận được ghi chung, ví dụ:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Đối với những văn bản có ghi tên loại, nơi nhận bao gồm từ “Nơi nhận” vàphần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản
Đối với công văn hành chính, nơi nhận bao gồm hai phần:
Trang 36- Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chứchoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;
- Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo
là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản
2 Kỹ thuật trình bày
Nơi nhận được trình bày tại ô số 9a và 9b
Phần nơi nhận tại ô số 9a được trình bày như sau:
- Từ “Kính gửi” và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bảnđược trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng;
- Sau từ “Kính gửi” có dấu hai chấm; nếu công văn gửi cho một cơ quan, tổchức hoặc một cá nhân thì từ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhânđược trình bày trên cùng một dòng; trường hợp công văn gửi cho hai cơ quan, tổchức hoặc cá nhân trở lên thì xuống dòng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhânhoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, cá nhân được trình bày trên một dòng riêng,đầu dòng có gạch đầu dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy, cuối dòng cuối cùng
có dấu chấm; các gạch đầu dòng được trình bày thẳng hàng với nhau dưới dấuhai chấm
Phần nơi nhận tại ô số 9b (áp dụng chung đối với công văn hành chính vàcác loại văn bản khác) được trình bày như sau:
- Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng (ngang hàng với dòngchữ “quyền hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái), sau có dấu hai chấm,bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm;
- Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản đượctrình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổchức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bảnđược trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng sát lề trái, cuốidòng có dấu chấm phẩu; riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ “Lưu” sau có dấuhai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (Văn thư cơ quan, tổ chức), dấu phẩy,chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu(chỉ trong trường hợp cần thiết), cuối cùng là dấu chấm
Trang 37b) Dấu chỉ mức độ khẩn
Tùy theo mức độ cần được chuyển phát nhanh, văn bản được xác định độkhẩn theo bốn mức sau: khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc, hỏa tốc hẹn giờ; khi soạnthảo văn bản có tính chất khẩn, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đề xuấtmức độ khẩn trình người ký văn bản quyết định
c) Đối với những văn bản có phạm vi, đối tượng được phổ biến, sử dụnghạn chế, sử dụng các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành như “TRẢ LẠI SAU KHIHỌP (HỘI NGHỊ)”, “XEM XONG TRẢ LẠI”, “LƯU HÀNH NỘI BỘ”
d) Đối với công văn, ngoài các thành phần được quy định có thể bổ sungđịa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-Mail); số điện thoại, số Telex, sốFax; địa chỉ trang thông tin điện tử (Website)
đ) Đối với những văn bản cần được quản lý chặt chẽ về số lượng bản pháthành phải có ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành
e) Trường hợp văn bản có phụ lục kèm theo thì trong văn bản phải có chỉdẫn về phụ lục đó Phụ lục văn bản phải có tiêu đề; văn bản có từ hai phụ lục trởlên thì các phụ lục phải được đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã
g) Văn bản có hai trang trở lên thì phải đánh số trang bằng chữ số Ả-rập
2 Kỹ thuật trình bày
a) Dấu chỉ mức độ mật
Con dấu các độ mật (TUYỆT MẬT, TỐI MẬT hoặc MẬT) và dấu thu hồiđược khắc sẵn theo quy định tại Mục 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13tháng 9 năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 Dấu
độ mật được đóng vào ô số 10a, dấu thu hồi được đóng vào ô số 11
Trang 38b) Dấu chỉ mức độ khẩn
Con dấu các độ khẩn được khắc sẵn hình chữ nhật có kích thước 30mm x8mm, 40mm x 8mm và 20mm x 8mm, trên đó các từ “KHẨN”, “THƯỢNGKHẨN”, “HỎA TỐC” và “HỎA TỐC HẸN GIỜ” trình bày bằng chữ in hoa,phông chữ Times New Roman cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và đặtcân đối trong khung hình chữ nhật viền đơn Dấu độ khẩn được đóng vào ô số10b Mực để đóng dấu độ khẩn dùng màu đỏ tươi
c) Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành trình bày tại ô số 11; các cụm từ “TRẢLẠI SAU KHI HỌP (HỘI NGHỊ)”, “XEM XONG TRẢ LẠI”, “LƯU HÀNHNỘI BỘ” trình bày cân đối trong một khung hình chữ nhật viền đơn, bằng chữ
in hoa, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-Mail); số điện thoại, sốTelex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website)
Các thành phần này được trình bày tại ô số 14 trang thứ nhất của văn bản,bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 11 đến 12, kiểu chữ đứng, dưới một đường kẻ nétliền kéo dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản
đ) Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành
Được trình bày tại ô số 13; ký hiệu bằng chữ in hoa, số lượng bản bằng chữ
số Ả-rập, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng
e) Phụ lục văn bản
Phụ lục văn bản được trình bày trên các trang riêng; từ “Phụ lục” và số thứ
tự của phụ lục được trình bày thành một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ inthường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; tên phụ lục được trình bày canh giữa,bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm
g) Số trang văn bản
Số trang được trình bày tại góc phải ở cuối trang giấy (phần footer) bằngchữ số Ả-rập, cỡ chữ 13-14, kiểu chữ đứng, không đánh số trang thứ nhất Sốtrang của phụ lục được đánh số riêng theo từng phụ lục
Trang 39Mẫu chữ và chi tiết trình bày các thành phần thể thức văn bản được minhhọa tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
Mẫu trình bày một số loại văn bản hành chính được minh họa tại Phụ lục Vkèm theo Thông tư này
Cách viết hoa trong vản bản hành chính
a) Viết hoa vì phép đặt câu
1 Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấuchấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấmlửng ( ); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: "…") và khixuống dòng
2 Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;)
và dấu phẩy (,) khi xuống dòng Ví dụ:
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Côngnghệ,
b) Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người
1 Tên người Việt Nam
a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từriêng chỉ tên người Ví dụ:
- Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Lơng
b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết
Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ,Bác Hồ, Cụ Hồ…
2 Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt
a) Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc tên ngườiViệt Nam
Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn…
b) Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sátcách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗithành tố
Trang 40Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cat-xtơ-rô…
c) Viết hoa tên địa lý
1 Tên địa lý Việt Nam
a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện,xã…) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âmtiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối
Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk…; quận HảiChâu, huyện Gia Lâm, huyện Ea H’leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu Giát…;phường Nguyễn Trãi, xã la Yeng…
b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kếthợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn
vị hành chính đó
Ví dụ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ…
c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội
d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ,biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trởthành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh
Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy…
Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Khôngviết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng
Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long…
đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từchỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầucủa tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêngđược cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phảiviết hoa các chữ cái mỗi đầu mỗi âm tiết
Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…
2 Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt
a) Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viếthoa tên địa lý Việt Nam