Thứ ba, hướng nghiên cứu về các nghệ sĩ múa đương đại ở một số nước trên thế giới như Đức, Nhật Bản...Điều này được thể hiện qua các công trình nghiên cứu như: Pina Bausch 2009 của tác g
Trang 1VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Lê Hải Minh
MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội – 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Lê Hải Minh
MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã số
: Lý luận và Lịch sử Sân khấu : 9210221
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Lê Ngọc Canh
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu Múa đương đại Việt Nam là
công trình của riêng tôi Kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm
Lê Hải Minh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÚA ĐƯƠNG ĐẠI 20
1.1 Cơ sở lý thuyết 20
1.2 Những vấn đề lý luận về múa đương đại 28
Tiểu kết 47
Chương 2: QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM 49
2.1 Sự xuất hiện múa đương đại ở Việt Nam 49
2.2 Các giai đoạn phát triển của múa đương đại Việt Nam 50
2.3 Thực trạng múa đương đại Việt Nam 64
2.4 Sự tương tác với các loại hình nghệ thuật khác 86
Tiểu kết 89
Chương 3: BÀN LUẬN VỀ MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM 92
3.1 Múa đương đại ở Việt Nam trên con đường hội nhập và giao thoa văn hóa 92
3.2 Tác động của một số yếu tố khách quan đến múa đương đại Việt Nam 94
3.3 Múa đương đại Việt Nam, ưu điểm và hạn chế 101
3.4 Xu hướng phát triển của múa đương đại Việt Nam 106
3.5 Một số kiến nghị, giải pháp 110
Tiểu kết 115
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ……….119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC……… 129
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cũng như những loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa thực hiện chức năng là phản ánh hiện thực đời sống xã hội của con người bằng ngôn ngữ đặc thù riêng của mình Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một cảm xúc, một thông điệp của nghệ sĩ mà họ nhận thức đối với cuộc sống Từ những năm
đầu “đổi mới” đến nay đã có nhiều tiết mục múa, tác phẩm múa mang hơi thở
thời đại, mỗi tiết mục, tác phẩm thể hiện khuynh hướng sáng tác, sự tìm tòi khác nhau của các nghệ sĩ Nhiều tiết mục, tác phẩm đã góp phần làm nên sự phong phú cho ngành múa Việt Nam bởi sự tiếp thu một cách tinh tế những nét đặc trưng của nhân loại với vốn văn hóa, kiến thức về dân tộc trong tác phẩm của mình Trong đó, nghệ thuật múa đương đại được nhiều nghệ sĩ múa theo đuổi bởi sự “thoáng mở” của nó đã chắp cánh cho nhiều ý tưởng sáng tạo phá cách táo bạo Sự táo bạo ấy đã đưa đến những mới mẻ nhưng đồng thời cũng đặt múa đương đại nhiều vấn đề cần bàn luận Bên cạnh đó, còn rất nhiều những tiết mục, tác phẩm múa nhân danh sự sáng tạo, nhân danh múa đương đại đã làm méo mó, sai lạc nhận thức về nghệ thuật múa nói chung và múa đương đại nói riêng Thực tế này đã đặt ra nhiều vấn đề cần trao đổi cả
về mặt lý luận và thực tiễn
Múa đương đại Việt Nam được tiếp biến từ yếu tố ngoại sinh vào cuối những năm 1980 Gần 30 năm du nhập, múa đương đại không còn mới lạ đối với công chúng và những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật Múa đương đại Việt Nam với rất nhiều tìm tòi, sáng tạo đã và đang được khán giả đương thời yêu thích Trên thực tiễn đã ra đời những vở múa đương đại mang yếu tố triết lý với nhiều tầng ý nghĩa do biên đạo múa Việt Nam, con người Việt Nam thể hiện Bên cạnh đó, là các tiết mục, tác phẩm múa được các biên đạo của chúng ta chú trọng đến nội dung của tác phẩm, sự kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác như xiếc, công nghệ , đặc biệt là ngôn ngữ thể hiện, đó
Trang 7là sự lồng ghép giữa ngôn ngữ múa dân tộc với ngôn ngữ múa nước ngoài Có thể nói, đa số biên đạo múa Việt Nam chưa tiếp thu đến cùng các yếu tố của múa đương đại mà chỉ dừng lại ở sự khai thác những đặc trưng của nó
Các nghiên cứu về múa đương đại ở Việt Nam còn hạn chế Hiện nay, chưa có công trình, đề tài chuyên sâu nào nghiên cứu về vấn đề này Do đó, cần nhận thức rõ về múa đương đại, vai trò, giá trị của nó trong nghệ thuật múa và trang bị những kiến thức thiếu hụt từ công tác nghiên cứu, lý luận, đào tạo và sáng tác
Có gì khác biệt giữa múa hiện đại và múa đương đại? Múa đương đại
đã tiếp biến và tác động như thế nào đến sân khấu múa Việt Nam? Nó được biến động ra sao? Cần làm gì để hiện tượng văn hóa nghệ thuật du nhập vào Việt Nam phát huy hết những giá trị của nó? Đó là những vấn đề, những bỏ
ngỏ, những bất cập mà nghệ thuật múa Việt Nam đang trăn trở Luận án Múa đương đại Việt Nam sẽ trình bày, tiếp tục nghiên cứu, giải quyết những vấn đề
đã đặt ra
Đây là một đề tài mới, có tính lý luận, khoa học, thực tiễn Vì thế, nghiên cứu cả một quá trình từ sự xuất hiện múa đương đại ở Việt Nam, sự tiếp biến, hình thành và phát triển là điều cần thiết cho sân khấu múa Việt Nam Cái mà xã hội cần, ngành nghề cần và nó trở nên cấp thiết
Đó là những lý do NCS chọn đề tài Múa đương đại Việt Nam làm nội
dung của luận án
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về múa đương đại trên thế giới NCS chỉ đề cập đến những công trình, bài viết có liên quan đến đề tài của luận án
2.1 Nghiên cứu về múa đương đại trên thế giới
Múa đương đại gần như cùng một lúc xuất hiện tại Mỹ và châu Âu, theo đó là các công trình được các tác giả nghiên cứu về nó Các công trình
đã nghiên cứu từ lịch sử múa đương đại đến đặc trưng, phong cách, bản địa
Trang 8hóa, văn hóa, đời sống xã hội ở mỗi nơi Cùng với đó là những đột phá trong sáng tạo của các nghệ sĩ múa Điều này được thể hiện ở những hướng nghiên cứu sau:
Thứ nhất, hướng nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật múa nói chung và nghệ thuật múa đương đại nói riêng từ thế kỷ XX đến năm 2009 Hướng này được thể hiện rõ qua công trình Talk about contemporary dance (2011, Bàn
về múa đương đại) của nhà phê bình múa người Pháp Philippe Noisette [67] Công trình đã cung cấp kiến thức cho độc giả về nghệ thuật múa, nghệ thuật múa đương đại từ thế kỷ XX đến năm 2009, gắn liền với vai trò của các nghệ
sĩ múa, biên đạo múa có ảnh hưởng sâu đậm trong nghệ thuật múa đương đại thế giới như Merce Cunningham (1919-2009), Pina Bausch (1940-2009) và các biên đạo múa khác theo chủ nghĩa khêu gợi, khỏa thân, chủ nghĩa tối giản, ảnh hưởng từ những điệu nhảy trong đô thị, trong xã hội Ngoài ra, tác giả trình bày khái quát về dòng múa Afro-Jazz, múa ảo với sự kết hợp với công nghệ thông tin và ánh sáng, múa đương đại châu Phi, múa đương đại châu Á (trong đó có Việt Nam), sự kết hợp giữa múa đương đại với các loại hình nghệ thuật khác
Thứ hai, hướng nghiên cứu về yếu tố văn hóa trong múa đương đại Điều này được thể hiện qua công trình Choreographing Difference: Body and Identity in Contemporary Dance (1997, Sự khác biệt trong biên đạo: Cơ thể
và bản sắc trong múa đương đại) của học giả, diễn viên múa Ann Cooper Alpright [54] Trong 6 chương của công trình, tác giả đã trình bày múa như đại diện của “khoảnh khắc đôi”, trong đó, cơ thể thể hiện và được thể hiện bởi nền tảng văn hóa của giới tính, chủng tộc, khả năng, tình dục và tuổi tác Hay nói cách khác, cơ thể vận động tự nhiên như bản thân nó và cơ thể vận động dựa trên nền tảng văn hóa Tác giả cũng đã so sánh biểu diễn múa giữa cơ thể của người bình thường và cơ thể của người khuyết tật phải ngồi trên xe lăn, thảo luận về những dự án múa bắt nguồn từ múa ngẫu hứng mà là thách thức đối với những tài năng khuyết tật
Trang 9Thứ ba, hướng nghiên cứu về các nghệ sĩ múa đương đại ở một số nước trên thế giới như Đức, Nhật Bản Điều này được thể hiện qua các công trình nghiên cứu như: Pina Bausch (2009) của tác giả Royd Climenhaga [60], Hijikata Tatsumi and Butoh: Dancing in a Pool of Gray Grits (2012, Hijikata
Tatsumi và Butoh: Múa trong hồ bột kiều mạch màu xám) của Bruce Baird
[57], Hijikata: Revolt of the Body (2010, Hijikata: Cuộc nổi dậy của cơ thể)
của Stephen Barber [58]…
Nói đến múa đương đại Đức, công trình Pina Bausch của tác giả Royd
Climenhaga [60] đã nghiên cứu đến nữ nghệ sĩ múa đương đại nổi tiếng thế giới Pina Bausch, người được công nhận là một trong những biên đạo múa đương đại quan trọng nhất cuối thế kỷ XX Tác giả Royd Climenhaga đã chỉ
ra sự kết hợp giữa bối cảnh lịch sử và nghệ thuật trong công việc của Pina Bausch, những quan điểm của bà về chính công việc của mình và bài tập thực hành có nguồn gốc từ phương pháp làm việc của Pina Bausch cho cả các nghệ
sĩ múa, các nghệ sĩ sân khấu và sinh viên Pina Bausch được biết đến vì đã phát triển phương pháp sáng tác của riêng mình Bà tìm kiếm các chất liệu sáng tác bằng cách sử dụng, đặt câu hỏi chiến lược đối với các diễn viên múa, trong
đó khơi dậy những kỷ niệm của họ từ thời thơ ấu hay những câu chuyện về chôn cất Bằng cách này, bà đã kích thích diễn viên múa có những cảm xúc, biểu hiện sâu sắc từ đáy lòng họ
Về múa đương đại Nhật Bản, hai tác giả Bruce Baird và Stephen Barber đều tập trung nghiên cứu về nghệ sĩ múa đương đại Tatsumi Hijikata (1928-
1986) được coi là người đã sáng lập ra thể loại múa Butoh (thể loại múa tập
trung vào cái chết, sự khêu gợi, quan hệ tình dục và những rung động trong quá khứ; được đề cập đến trong hầu hết các bản ghi lịch sử múa đương đại)
vào năm 1959 Tuy nhiên, nếu như trong công trình Hijikata Tatsumi and Butoh: Dancing in a Pool of Gray Grits của Bruce Baird [57] đã đi sâu
nghiên cứu vai trò của nghệ sĩ Tatsumi Hijikata thông qua các hoạt động của
Trang 10“Butoh” như là một phát triển phản ứng của cơ thể cho xã hội Nhật Bản vào những năm 1960 và 1980 - một xã hội được đặc trưng bởi xung đột và phát
triển hạt nhân thông tin; thì công trình Hijikata: Revolt of the Body của
Stephen Barber [58] lại nói về cuộc sống, công việc của Tatsumi Hijikata, người đã cách mạng, phát minh ra nghệ thuật múa được gọi là Ankoku Butoh hay được biết đến là "Vũ điệu bóng tối” Ngoài ra, công trình còn tập trung vào sự quan tâm của Hijikata với nghệ thuật châu Âu cũng như phong trào Siêu thực của Nhật Bản
Thứ tư, hướng nghiên cứu về các biên đạo múa đương đại ở một số nước trên thế giới Điều này được thể hiện rõ qua công trình Fifty contemporary choreographers (Năm mươi biên đạo múa đương đại) của
Martha Bremser xuất bản lần đầu vào năm 1999 và được tái bản vào các năm
2000, 2004, 2005 [59] Công trình giới thiệu phong cách múa đương đại của
50 biên đạo múa có tiếng trên thế giới và ảnh hưởng của họ từ múa hiện đại trong cuối những năm 1940 cho đến khi công trình lần đầu tiên được xuất bản Mỗi một biên đạo múa đương đại trong công trình đều được tác giả trình bày tiểu sử, liệt kê những tác phẩm, tiết mục múa mà họ sáng tác Công trình như một cuốn sổ tay về các biên đạo múa đương đại Nó đã giới thiệu đến người đọc những phong cách múa đương đại khác nhau của các nghệ sĩ Tuy nhiên, 50 nghệ sĩ múa đương đại mà tác giả nêu ra trong công trình bao gồm cả nghệ sĩ múa hiện đại, hậu hiện đại và nghệ sĩ múa đương đại
1.3.2 Nghiên cứu về múa đương đại Việt Nam
Các nghiên cứu về múa đương đại ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế
và được chia thành hai dạng: nghiên cứu của học giả nước ngoài về múa đương đại Việt Nam và nghiên cứu của các học giả, các nhà hoạt động múa Việt Nam về múa đương đại Việt Nam
Ở dạng thứ nhất, nghiên cứu của học giả nước ngoài về múa đương đại Việt Nam, được thể hiện qua Luận án tiến sĩ Making intercultural dance in
Trang 11Vietnam (1999, Múa Việt Nam trong giao lưu văn hóa) của Cheryl Frances
Stock [69] Luận án nghiên cứu nghệ thuật múa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, sự khác biệt trong quan điểm nghệ thuật giữa các nghệ sĩ Việt Nam
và Úc, quá trình sáng tạo, các buổi biểu diễn qua con đường giao lưu văn hóa thông qua các dự án thực hiện với Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam và các đơn
vị nghệ thuật tại Hà Nội, nghiên cứu sự thay đổi trong biểu diễn múa chuyên
nghiệp, đổi mới và sự khủng hoảng trong múa ở Việt Nam qua nghiên cứu các tiết mục múa cụ thể: Em, người phụ nữ Việt Nam và Qua mắt phượng hoàng Luận án Making intercultural dance in Vietnam đã cho độc giả nhiều thông
tin về nghệ thuật múa nói chung và múa đương đại ở Việt Nam nói riêng
trong giai đoạn đầu đổi mới Luận án đã mượn sự thay đổi trong nghệ thuật
múa để nói đến sự biến đổi trong văn hóa ở Việt Nam
Ở dạng thứ hai, nghiên cứu của các học giả, các nhà hoạt động múa Việt Nam về múa đương đại Việt Nam, được thể hiện ở 6 hướng tiếp cận sau:
Hướng thứ nhất, bàn luận về khái niệm múa đương đại và múa hiện đại
là gì Từ khi du nhập vào Việt Nam cho tới nay, đa số các nhà nghiên cứu,
các nghệ sĩ Việt Nam mới tìm hiểu múa đương đại thông qua bản thân từ
đương đại, tức là những gì đang diễn ra, đang tồn tại, sau đó ghép danh từ múa vào nó và trở thành múa đương đại Vì vậy, múa đương đại, theo họ, là
những tác phẩm múa được ra đời trong thời gian của hiện tại, cho dù đó là tác phẩm múa dân gian dân tộc, múa ballet hay múa hiện đại, múa đương đại
Điều này có thể thấy rõ qua Luận văn thạc sĩ Múa hiện đại Việt Nam và phương pháp phát triển (2007) của Trần Văn Hải (chuyên ngành sân khấu)
[13] khi nói về múa hiện đại và múa đương đại
Trong hai hội thảo khoa học về múa đương đại do Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức vào tháng 12 năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh và thủ
đô Hà Nội, các nhà hoạt động múa đã đưa ra định nghĩa về múa đương đại và
múa hiện đại Bài viết Luận bàn về thuật ngữ Múa hiện đại và đương đại của
Trang 12GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh, ông cho rằng: “Múa đương đại là những điệu múa, là sản phẩm văn hóa đang diễn ra trong thời điểm hiện tại, gắn với thời gian Nó hàm chứa hơi thở, tâm hồn, cốt cách, tâm sinh lý thẩm mỹ của con người đang sống trong thời hiện đại” [19, tr.31] Phần cuối của bài viết, tác giả đúc kết: “ Múa hiện đại và đương đại là khác nhau, nhưng múa hiện đại được nảy sinh trong các thời điểm, thời gian khác nhau, mang tính thời đại Múa hiện đại nảy sinh trong thời kỳ này là thuộc đương đại, thì gọi là múa đương đại” [19, tr31-32]
Hướng thứ hai, nghiên cứu về đặc điểm của múa đương đại, thể hiện
qua các bài viết của Nguyễn Thị Hiền Trang và Phạm Anh Phương Nếu như tác giả Nguyễn Thị Hiền Trang cho rằng múa hiện đại là “hiện đại phải ở trong nội tại của tư duy”, “hiện đại trong bản thân cảm xúc”, “ý tưởng là vô cùng, không giới hạn” [19, tr.98-101] và lẫn lộn đặc điểm của múa hiện đại với múa đương đại; thì TS.NSND Phạm Anh Phương lại nghiên cứu một trong những đặc trưng của múa đương đại, đó là múa trong “khoảng lặng”, lý giải hiện tượng “khoảng lặng” trong múa đương đại, đúc kết về những đặc trưng riêng biệt thậm chí là trái ngược với quy luật thông thường của “khoảng lặng” trong múa đương đại, những ấn tượng mà nó tạo nên cùng với lối bố cục tác phẩm
và cách xử lý ngôn ngữ múa cũng như tính ngẫu hứng trong một không gian mới của tác phẩm múa đương đại - không gian “khoảng lặng” [19, tr.16-20]
Hướng thứ ba, nghiên cứu về thực trạng đào tạo múa nói chung và múa đương đại nói riêng, được thể hiện qua công trình, bài viết của các tác giả Vũ
Dương Dũng, Phạm Minh Phương, Phan Thanh Hoàn, Trịnh Quốc Minh, Cao Đức Toàn, Nguyễn Anh Đức… Các công trình, bài viết này đã tập trung vào
công tác đào tạo nghệ thuật biểu diễn múa trong đời sống hiện nay, trong đó
giới thiệu về sự xuất hiện của múa đương đại và thực trạng đào tạo múa
đương đại ở Việt Nam vào thời điểm tác giả nghiên cứu [8]; về những đóng góp tích cực của múa hiện đại trong chương trình đào tạo diễn viên múa
Trang 13chuyên nghiệp với sự khẳng định múa hiện đại bộc lộ những nét ưu việt rõ rệt
trong tư duy, trong luật động và ngôn ngữ, mặc dù chưa có giáo trình đầy đủ,
phương pháp thiếu thống nhất, tự phát và tùy hứng [20, tr.20-23]; tính ưu việt và sự cần thiết phải chuẩn hóa hệ thống múa hiện đại trong đào tạo của các trường nghệ thuật hiện nay, đồng thời cho rằng vai trò đào tạo người thầy
và chuẩn hóa múa hiện đại là quyết định [20, tr.84-86]; tập trung so sánh hệ thống bài tập huấn luyện, kỹ thuật, tạo hình, kết cấu bài tập và biểu hiện tình
cảm giữa múa cổ điển châu Âu và múa đương đại [20, tr.52-55]; các bài học
cơ bản trong múa đương đại từ thứ tự, chi tiết các phần học cơ bản và tính
năng của các phần đó trong múa đương đại dựa trên những ngày học tập ở nước ngoài và qua một số tham khảo về các bài học múa đương đại trên thế
giới của tác giả [20, tr.56-60]; về sự cần thiết cách tân xây dựng tác phẩm múa trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và phát triển đời sống xã hội thể hiện từ ý
tưởng, ngôn ngữ, phương pháp huấn luyện trong đào tạo và kiến thức của người thẩm định, đánh giá [19, tr.84-89]…
Hướng thứ tư, nghiên cứu về những gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu của nghệ thuật đương đại nói chung và nghệ thuật múa đương đại nói riêng, được thể hiện qua công trình Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990-2010 (2013) của
hai tác giả Bùi Như Hương và Phạm Trung Công trình đã giới thiệu hai nghệ
sĩ, biên đạo múa đương đại là Lê Vũ Long và Đào Anh Khánh; dựa vào một
số tính chất của múa đương đại như chuyển động ngẫu hứng hay sự kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác để cho rằng nghệ sĩ Đào Anh Khánh là nghệ
sĩ múa đương đại
Hướng thứ năm, nghiên cứu về vấn đề tiếp thu và chuyển hóa các loại ngôn ngữ nghệ thuật múa hiện đại trong sáng tạo tác phẩm múa, thể hiện qua bài viết của TS lịch sử, biên đạo múa Nguyễn Thành Đức [19, tr.44-50] Tác
giả đã nhận định múa dân gian tộc người của Việt Nam còn yếu, thiếu nhiều
Trang 14yếu tố thẩm mỹ của thủ pháp cách điệu hóa và khi tiếp thu ngôn ngữ múa hiện đại thì các nghệ sỹ múa của chúng ta đã khắc phục được những nhược điểm của múa dân gian dân tộc; đồng thời cho rằng các loại hình nghệ thuật múa hiện đại thế giới không phản ánh cuộc sống như cách sáng tạo theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, và theo thói quen xem tác phẩm phải có
“tích trò”, hay thích được dẫn giải dài dòng theo bố cục kể chuyện và tính nghệ thuật của quá trình hiện đại hóa nghệ thuật múa chính là sự miêu tả cái
cụ thể, cái riêng độc đáo của nhân vật và sự kiện, rồi đặt nó vào trong hoàn cảnh điển hình của tác phẩm nghệ thuật múa Thông qua đó, tác giả nhấn mạnh về sự cần thiết tiếp thu, chuyển hóa, hiện đại hóa ngôn ngữ múa hiện đại trong tiết mục múa của Việt Nam để biến đổi ra những giá trị mới, phát triển theo xu hướng dân tộc hiện đại và mang dấu ấn, tâm hồn Việt
Hướng thứ sáu, phân tích, đánh giá tác phẩm múa đương đại “Hạn hán và cơn mưa”, thể hiện qua bài viết của các tác giả Trần Phú Bài viết đã cho rằng những người biểu diễn trong Hạn hán và cơn không phải là diễn
viên múa, và diễn viên múa cần phải qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp;
khẳng định Hạn hán và cơn mưa không có giá trị, không có chiều sâu, không
có tính triết lý, “chỉ là một hoạt cảnh sân khấu với nhiều dáng vẻ, điệu bộ tự nhiên của con người, được sắp xếp qua một vài đội hình đơn giản có âm nhạc minh họa kèm theo”… [35]
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu nói trên, có thể thấy một số vấn đề sau:
- Múa đương đại đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và đã có những công trình nghiên cứu có giá trị nhất định
- Múa đương đại đã xuất hiện và phát triển ở Việt Nam Tuy nhiên, việc nghiên cứu còn hạn chế, chưa có sự chuyên sâu, hệ thống, đầy đủ về múa đương đại trong giới nghiên cứu cũng như trong giới hoạt động múa Việt Nam và thậm chí còn nhầm lẫn giữa múa đương đại với múa hiện đại
Trang 15Từ thực tiễn trên, tác giả luận án đã chọn đề tài Múa đương đại Việt Nam để phần nào làm rõ, hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về
múa đương đại để thống nhất quan điểm nhận thức về múa đương đại trong ngành múa Việt Nam
Trên cơ sở đó, NCS đặt ra những câu hỏi để thực hiện nghiên cứu đề tài Đó là:
- Múa đương đại là gì (định nghĩa, lịch sử và đặc điểm)?
- Múa đương đại được du nhập và phát triển ở Việt Nam như thế nào?
- Múa đương đại có tác động (tích cực/tiêu cực) gì đối với sự phát triển của nền nghệ thuật múa Việt Nam hiện đại?
- Cần làm gì để phát huy những giá trị tích cực của múa đương đại nhằm đóng góp vào sự phát triển của nền múa Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế?
NCS đặt ra giả thuyết khoa học: Tác phẩm nào có tư duy mới và áp dụng đúng các yếu tố của múa đương đại (tư duy mới và yếu tố múa đương đại ở đây thể hiện ở chiều sâu triết lý của tác phẩm, đòi hỏi người xem phải suy ngẫm, cảm thụ nghệ thuật theo cách mới) thì tác phẩm đó mới có chiều sâu, nâng tầm cao của nghệ thuật Ngược lại, nếu thiếu hụt kiến thức về múa đương đại, thì tác phẩm sẽ bị tụt hậu, đi theo lối mòn của tư duy bảo thủ, trì trệ, ngược với nhịp sống và tư duy của con người hôm nay, tác phẩm đó sẽ trở nên khiên cưỡng, chắp vá Các tác phẩm múa đã được bản địa hóa ra sao? Tiếp biến như thế nào? Đó là những vấn đề mà NCS sẽ chứng minh trong luận án
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa những vấn đề lý luận
về múa đương đại nhằm giải quyết những bất cập trong lý luận và thực tiễn
của ngành múa Việt Nam về múa đương đại
Trang 163.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra định nghĩa về múa đương đại và khái quát sự hình thành, phát triển của múa đương đại trên thế giới
- Phân tích những đặc trưng cơ bản của múa đương đại trong sự so sánh với múa hiện đại
- Trình bày khái quát sự du nhập của múa đương đại vào Việt Nam cũng như sự hình thành và phát triển múa đương đại Việt Nam
- Phân tích đặc điểm của múa đương đại Việt Nam trong sự so sánh với múa đương đại thế giới (đâu là điểm chung, đâu là điểm riêng – Việt hóa)
- Phân tích, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của múa đương đại đối với sự phát triển của nền múa Việt Nam hiện đại
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, hạn chế những giá trị tiêu cực của múa đương đại vào sự phát triển của nền múa Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Múa đương đại Việt Nam dưới góc độ lý luận và thực tiễn
- Múa đương đại hiện diện ở nhiều nước trên thế giới, nhưng luận án này chỉ đi vào múa đương đại Việt Nam, do các nghệ sĩ Việt Nam sáng tác và biểu diễn
- Về mặt thời gian, luận án tập trung vào múa đương đại Việt Nam từ năm 1988 khi múa đương đại bắt đầu du nhập vào Việt Nam cho đến năm
2014 khi các tiết mục múa đương đại của thời đương đại khai thác một số đặc trưng của múa đương đại thế giới thoái trào
- Luận án nghiên cứu múa đương đại Việt Nam trong lĩnh vực biên đạo và đào tạo múa chuyên nghiệp ở hai địa bàn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nơi múa đương đại được tiếp thu và tập trung phát triển chủ yếu
Trang 175 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm và phương pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả luận án xem xét, đánh giá các vấn đề trong phạm
vi nghiên cứu của luận án
Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, xem xét đối tượng nghiên cứu là múa đương đại Việt Nam, tác giả đặt đối tượng nghiên cứu trong tổng thể các mối quan hệ văn hóa, nghệ thuật học với tư tưởng chính trị và đạo đức của thời đại, hệ thống các khái niệm khoa học ở từng giai đoạn để giải quyết vấn đề khoa học của luận án
5.2 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
NCS tiếp cận luận án từ góc độ văn hóa học, nghệ thuật học và xã hội học NCS lựa chọn những phương pháp phù hợp với đề tài như phương pháp thu thập và xử lý thông tin; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp khảo tả; phương pháp liên ngành; phương
pháp đồng đại và lịch đại; phương pháp phỏng vấn sâu
5.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Múa đương đại Việt Nam là một đề tài mới Mặc dù đã du nhập vào
Việt Nam gần 30 năm, nhưng tài liệu, dữ liệu về nó rất hạn hẹp Đó là những nghiên cứu, bài viết về thực trạng múa đương đại Việt Nam và những thông tin về các buổi biểu diễn Vì thế, NCS gặp không ít khó khăn trong việc thu thập dữ liệu Tuy nhiên, với sự nỗ lực của bản thân trong việc thu thập, xử lý thông tin từ các cuốn sách, tạp chí, các đề tài, công trình đã được công bố (có liên quan đến luận án), từ phương tiện thông tin, truyền thông và tham gia trực tiếp vào các hội thảo, các buổi tọa đàm của chuyên gia trong nước, ngoài nước, những cuộc phỏng vấn sâu và nghiên cứu điền dã đã cho NCS những chọn lựa, đánh giá, kết luận về đề tài nghiên cứu
Trang 185.2.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Việc sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu sẽ làm rõ hơn những vấn
đề về lý luận, thực tiễn trên sân khấu múa chuyên nghiệp và diện mạo múa đương đại Việt Nam Từ đó, có cơ sở để đánh giá, đề xuất cho sự phát triển múa đương đại Việt Nam
5.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Với phương pháp này, NCS đã nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau Từ đó, phân tích, tổng hợp các khái niệm về múa hiện đại, múa đương đại, đánh giá những giai đoạn tiếp biến, phát triển của múa đương đại Việt Nam, đưa ra định nghĩa múa đương đại ở Việt Nam cũng như đặc điểm và định hướng phong cách sáng tác múa đương đại Việt Nam
5.2.5 Phương pháp liên ngành
Sử dụng phương pháp liên ngành giúp NCS có cái nhìn tổng quát về một hiện tượng văn hóa, nghệ thuật ngoại sinh được du nhập vào Việt Nam từ
Trang 19nhiều góc độ khác nhau như chính trị, văn hóa, nghệ thuật Từ bối cảnh xã hội khi múa đương đại xuất hiện tại Việt Nam đến sự hình thành và phát triển của nó thông qua sự biến đổi các giá trị của từng giai đoạn NCS đi sâu vào những hiện tượng nổi trội, tìm những quy luật của mỗi giai đoạn Từ đó, có những nhận định của bản thân cho luận án Ngoài ra, là sự tương tác của các loại hình nghệ thuật khác với nghệ thuật múa bởi sự tích hợp của các ngành, các loại hình nghệ thuật đó sẽ làm nên cái nhìn sâu sắc hơn cho múa đương đại Việt Nam Phương pháp này rất phù hợp và cần thiết trong trường hợp nghiên cứu của luận án
5.2.6 Phương pháp đồng đại và lịch đại
Việc nghiên cứu múa đương đại Việt Nam trong một quá trình từ khi xuất hiện đến sự hình thành và phát triển đòi hỏi NCS những thao tác để có thể phân tích những lát cắt của mỗi giai đoạn Từ sự xuất hiện đến sự biến đổi, trong đó bao gồm tư duy của các nghệ sĩ múa, các thủ pháp xử lý sân khấu, sự kết hợp với các dòng múa khác và các loại hình nghệ thuật khác trong quá trình xây dựng tiết mục múa, vở múa
Phương pháp đồng đại và lịch đại cho phép NCS chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố của xã hội trong những lát cắt cụ thể và sự tiếp biến, biến đổi của yếu tố ngoại sinh cũng như mối quan hệ giữa yếu tố ngoại sinh và nội sinh để hình thành múa đương đại Việt Nam trên diện mạo của nó
5.2.7 Phương pháp phỏng vấn sâu và tham vấn ý kiến của chuyên gia
Trong việc tham vấn ý kiến của chuyên gia, NCS đã có nhiều cuộc trao đổi, luận bàn với các chuyên gia khác nhau, cả trong nước và quốc tế Ví dụ:
+ Ngày 20 tháng 7 năm 2013, NCS đã có buổi trao đổi với biên đạo múa đương đại người Pháp, Regine Chopinot qua mạng xã hội về múa đương đại và về quãng thời gian bà làm việc ở Việt Nam Qua đó, bà cho biết quan điểm của bà về múa đương đại và múa đương đại ở Việt Nam
Trang 20Điều này, đã cho NCS thêm những cơ sở để phân biệt giữa múa hiện đại và múa đương đại
+ Ngày 14 tháng 11 năm 2013 sau buổi workshop với học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Múa Việt Nam, diễn viên-biên đạo múa đương đại người Nhật Bản, Moriyama Kaiji đã có cuộc trao đổi với NCS về múa Butoh, múa đương đại Nhật Bản và phong cách múa đương đại của riêng anh Cuộc trao đổi đã cung cấp cho NCS thêm thông tin về múa Butoh làm cơ sở cho luận án
+ Ngày 08/6/2014, trong buổi đến thăm hai vợ chồng nghệ sĩ, biên đạo múa đương đại Lê Vũ Long và Lưu Thu Lan, chúng tôi đã có những sự tranh luận, chia sẻ về múa đương đại, về sự phát triển của nghệ thuật múa nói chung
và múa đương đại nói riêng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước Bên cạnh
đó, chúng tôi bàn về tư duy trong biên đạo cũng như tư duy bảo thủ của các nghệ sĩ múa, về tính dân tộc, yếu tố triết lý, sử dụng ngôn ngữ múa trong các tiết mục múa ở Việt Nam Qua đó, cho thấy tầm quan trọng của yếu tố triết
lý trong múa đương đại cũng như yếu tố con người làm nên bản sắc văn hóa
Ngoài ra, là sự tham vấn của một số chuyên gia múa nước ngoài và trong nước khác như Ross McKim, Takato Suzuki, Phạm Minh, Nguyễn Công Nhạc, Ứng Duy Thịnh
6 Đóng góp của luận án
6.1 Đóng góp về mặt lý luận
- Luận án đưa ra định nghĩa bước đầu về múa đương đại là gì để phần nào giúp các nhà hoạt động nghệ thuật múa có được sự phân biệt cơ bản, đúng đắn về múa đương đại, tránh nhầm lẫn với múa hiện đại
- Hệ thống quá trình hình thành, phát triển của múa đương đại thế giới
để có được cái nhìn toàn diện về múa đương đại, đồng thời thấy được vai trò,
vị trí của nó trong lịch sử múa thế giới
Trang 21- Phân tích, hệ thống quá trình hình thành, phát triển múa đương đại Việt Nam để thấy được cái chung lẫn nét đặc thù, riêng biệt của múa đương đại trong môi trường văn hóa-sáng tạo Việt Nam
- Qua việc tìm ra những đặc điểm của múa đương đại Việt Nam, có thể thấy được những giá trị nổi bật tác động (tích cực/tiêu cực) đến sự phát triển của nền nghệ thuật múa Việt Nam hiện đại để từ đó làm căn cứ tìm ra những giải pháp phát triển nghệ thuật múa Việt Nam hiện nay
- Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạt động múa khi muốn nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật múa đương đại nói chung và nghệ thuật múa đương đại Việt Nam nói riêng
6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
- Luận án giúp các nhà hoạt động múa có được những nhận thức một cách đúng đắn, hệ thống về múa đương đại để bổ trợ cho công việc biên đạo, giảng dạy, biểu diễn sáng tạo nên những tiết mục múa, tác phẩm múa mới
Trang 22Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÚA ĐƯƠNG ĐẠI
1.1 Cơ sở lý thuyết
Luận án tập trung nghiên cứu về múa đương đại Việt Nam, nghiên cứu dưới góc độ đánh giá về một hiện tượng văn hóa nghệ thuật được du nhập từ phương Tây có tác động tới sân khấu múa trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nên NCS đã chọn một số luận điểm, một số thuyết làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu
1.1.1 Thuyết hậu hiện đại
Nghệ thuật đương đại nói chung và múa đương đại nói riêng được xuất hiện trong giai đoạn của chủ nghĩa hậu hiện đại, vì thế, NCS áp dụng thuyết hậu hiện đại từ các công trình, bài viết của các tác giả Jean-Francois Lyotard, Charles
Jencks, Nguyễn Minh Quân làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu
Trong các bài viết về chủ nghĩa hiện đại bằng tiếng Anh,
Chữ modernity (thời kỳ hiện đại) hay chữ postmodernity (thời kỳ
hậu hiện đại) vừa bao hàm ý nghĩa thời gian vừa ngầm chứa ý nghĩa của tính chất Tiếng Việt của chúng ta, rất khó có một từ ngữ tương đương, chứa đựng hai đặc điểm diễn tả cả ý niệm thời
gian lẫn tính chất: thời kỳ hiện đại và tính chất hiện đại, hay, thời
kỳ hậu hiện đại và tính chất hậu hiện đại, để chuyển dịch trọn vẹn
cho hai từ ngữ trên [80]
Về phương diện lịch sử, thời kỳ hiện đại kéo dài gần một nửa thiên niên
kỷ, bắt đầu từ khi thời đại Trung cổ chấm dứt cho đến những năm đầu của thập niên 1950 Theo các nhà khoa học thời kỳ hiện đại gắn liền với giai đoạn Ánh Sáng tại châu Âu Còn chủ nghĩa hiện đại (modernism) xuất hiện vào giai đoạn sau cùng của thời kỳ hiện đại và chỉ kéo dài 50 hoặc 60 năm, nó bắt
Trang 23đầu từ cuối thế kỷ thứ XIX đến những năm 60 thế kỷ XX “Thời kỳ hiện đại mang những tính chất liên hệ đến một hệ tư tưởng về triết lý, đạo đức, chính trị và xã hội, làm nền tảng căn bản cho các khuynh hướng mỹ học của chủ nghĩa hiện đại phát triển” [80]
Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, năm 1945 cho đến những năm 1960
là thời kỳ hậu hiện đại, là giai đoạn truyền thống của cái mới đang dẫn đến sự kết hợp của nhiều truyền thống
Chữ Postmodernity chỉ khoảng thời gian theo sau thời kỳ hiện đại (modernity) và có thể kéo dài như thời kỳ hiện đại mà thời đại chúng ta sống
hiện nay là phần đầu của nó Nhưng khác với chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại gần như xuất hiện cùng một lúc với thời kỳ hậu hiện đại…
Chủ nghĩa hiện đại là phong trào nghệ thuật và tri thức, có ảnh hưởng rất lớn của thế kỷ XX Về cơ bản, chủ nghĩa hiện đại là sự cách tân, phát triển, không dựa theo cơ sở của những giá trị nghệ thuật trước đó và đưa ra những quan điểm, phương pháp sáng tác mới
Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” trong văn học nghệ thuật đồng nghĩa với thuật ngữ “nghệ thuật hiện đại” Nó không được dùng để chỉ một chủ nghĩa duy nhất, một trào lưu duy nhất hay một trường phái duy nhất, mà nó được dùng để chỉ cả một phong trào bao gồm nhiều trào lưu, trường phái, cả một giai đoạn với nhiều chủ nghĩa khác nhau, được gọi là các chủ nghĩa hiện đại [76]
Đó là các trào lưu văn học nghệ thuật như: chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa Đađa, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa trừu tượng
Chủ nghĩa hiện đại phê phán chủ nghĩa hiện thực Theo những nghệ sĩ chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hiện thực chỉ là sự mô phỏng, bị lệ thuộc vào thực tại Với họ, nghệ thuật phải mổ xẻ cuộc sống và bay ra khỏi
Trang 24cuộc sống Tiếp theo chủ nghĩa hiện đại là xu hướng hậu hiện đại, xuất hiện khoảng 1960 tại châu Âu và Mỹ [83]
Còn “chủ nghĩa hậu hiện đại trên căn bản là một thứ hỗn hợp mang tính chiết trung của bất cứ truyền thống nào với những gì vừa mới qua: nó vừa là
sự kế tục vừa là sự siêu việt hoá của chủ nghĩa hiện đại”[74] Hay như quan điểm của Lyotard, thời kỳ hậu hiện đại bắt đầu từ cuối thập niên 50 ở châu
Âu, “thời kỳ mà tri thức bắt đầu thay đổi hệ thống” và “chủ nghĩa hậu hiện đại như là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện đại” Chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng tới tư tưởng sáng tạo của rất nhiều nghệ sỹ đương đại, trong đó, không ngoại trừ các nghệ sỹ múa
Thuyết của Lyotard còn phát huy tính chất đa dạng của các thuật ngôn
ngữ trong các “văn bản nhỏ” hay “vi văn bản” hay có thể nói, hậu hiện đại là
sự đa dạng của những “diễn ngôn” và những “trò chơi ngôn ngữ” Qua đó, ông đã đưa ra quan niệm về hậu hiện đại:
+ “Hậu hiện đại là thân phận của tri thức trong những xã hội phát triển nhất” [66, tr.xxiii]
+ “Hậu hiện đại là sự hoài nghi đối với siêu tự sự” [66, tr.xxiv]
+ Hậu hiện đại bắt đầu từ cuối thập niên 50 thế kỷ XX [66, tr.1]
Lyotard còn cho rằng mỗi một người trong xã hội là một “nguyên tử”,
họ tiếp nhận và trả lời những thông điệp ngôn ngữ từ khắp nơi gửi về Từ đó,
họ tạo ra những “phát biểu mới”, bất ngờ Nếu xã hội phát huy được tính chất
đa dạng của vi ngôn ngữ thì đó là xã hội của hậu hiện đại
Liên hệ với đề tài, NCS nhận thấy các loại hình nghệ thuật đã thay đổi cùng với những thay đổi trong xã hội Các nền văn hoá bước vào thời kỳ gọi
là hậu hiện đại, còn xã hội gọi là hậu kỹ nghệ Những thế hệ sau có ảnh hưởng bởi những phát minh, sáng tạo của những thế hệ trước Song, dựa trên những ảnh hưởng ấy, thế hệ sau đã bổ sung, thậm chí chống lại những gì mà thế hệ
Trang 25trước đã làm và sáng tạo ra những phong cách riêng phù hợp với bối cảnh, với đời sống xã hội đương thời
Theo lịch sử múa đương đại, múa đương đại được phát triển lên từ múa hiện đại và múa hậu hiện đại Những năm 1960 là thời điểm của cuộc nổi loạn trong xã hội, được phản ánh trong nghệ thuật múa và gọi là “múa hậu hiện đại” Các nghệ sĩ múa đã chống lại những gì thuộc về truyền thống, bao gồm
cả những hệ thống trong múa hiện đại của giai đoạn đầu
Theo nhận định của NCS, mỗi nghệ sĩ múa đều có những sáng tạo khác nhau dựa trên cách tiếp cận, tri thức của mình Với cùng một chủ đề (thậm chí một bản nhạc), mỗi biên đạo múa có những cách khai thác không giống nhau
từ kết cấu múa, thủ pháp dàn dựng, sáng tạo trong ngôn ngữ, xử lý đạo cụ, cách kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác hay phương pháp làm việc
Từ đó, đưa ra những khía cạnh khác biệt, có khi không theo quy luật của một vấn đề Đối với diễn viên múa cũng vậy, cùng một tiết mục múa, nhưng mỗi người lại có những sáng tạo riêng trong biểu hiện để đem đến cho khán giả thông điệp hay yếu tố triết lý mà biên đạo múa muốn gửi gắm Các “trò chơi ngôn ngữ” không có những quy tắc trong bản thân chúng, mà được cấu tạo nên từ sự thỏa thuận giữa những người tham gia cuộc chơi “Trò chơi ngôn ngữ” sẽ đem đến những ý tưởng, chuyển động ngôn ngữ từ biên đạo múa tới người thể hiện (diễn viên múa) và từ người thể hiện đến người tiếp nhận (khán giả) “Cái tôi”, đổi mới và tự do ngôn luận là hình ảnh của múa đương đại Đó chính là tiếng nói, thuật ngôn ngữ “vi văn bản” của “nguyên tử”, được các “nguyên tử” tiếp cận qua đời sống xã hội, chính trị, nghệ thuật với nhiều cách khác nhau, thái độ khác nhau trong tiết mục múa
NCS áp dụng thuyết hậu hiện đại để phân tích, so sánh và đưa ra định nghĩa múa đương đại ở Việt Nam cũng như khái lược về lịch sử múa đương đại ở chương 1, mục 1.2.2
Trang 261.1.2 Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa
Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa được nhà nhân học Anglo Saxon đưa vào cuối thế kỷ XIX để chỉ quá trình biến đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn hóa riêng rẽ mà kết quả là làm cho chúng ngày càng giống nhau hơn [52, tr.12] Theo các nhà nhân học Mỹ: sự giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng từ một nền văn hóa khác, nó không những làm thay đổi hoặc biến đổi một số loại hình văn hóa của nền văn hóa đó mà thậm chí cả hai nền văn hóa khác nhau Vì thế, sự giao lưu tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là
sự trao đổi của những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục
Từ điển nhân học cho rằng: tiếp biến văn hóa còn có thể được cấu trúc
rõ ràng về mặt xã hội như trong trường hợp xâm lược hay trong các tình trạng bất bình đẳng về mặt xã hội và chính trị, khác định hướng dòng chảy của các yếu tố văn hóa Tiếp biến văn hóa bao gồm các quá trình khác nhau, gồm: khuếch tán, thích nghi mang tính ứng phó, các loại hình thái tổ chức xã hội và văn hóa khác nhau sau tiếp xúc và giải tán văn hóa hay phân giải văn hóa Một loạt các điều chỉnh phát sinh, gồm việc có được sự tự trị đáng kể văn hóa hay điển hình hơn, là sự đồng hóa của nhóm tiếp xúc yếu hơn bởi nhóm tiếp xúc mạnh hơn và sự hỗn dung văn hóa, nhờ đó hai văn hóa có thể trao đổi đủ các yếu tố để sau đó tạo ra một văn hóa riêng [52, tr.12]
Có thể nói, thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa cho thấy biến đổi là tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong đó có nghệ thuật múa Hiện nay, dưới sự tác động của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra mạnh
mẽ thì sự giao lưu, biến đổi là không tránh khỏi Bởi văn hóa nói chung và nghệ thuật nói riêng không phải bất biến mà nó luôn vận động và biến đổi để duy trì và phát triển các yếu tố truyền thống Vì thế, khi nghiên cứu múa
Trang 27đương đại Việt Nam, chúng ta không chỉ xem xét đối tượng một cách biệt lập hoặc trong trạng thái tĩnh mà phải đặt chúng trong trạng thái động (quá trình biến đổi)
Múa đương đại chính thức du nhập vào Việt Nam từ cuối những năm
80 thế kỷ XX với sự hướng dẫn của biên đạo người Úc, Cherry Stock và gây
ấn tượng mạnh trong công chúng bởi biên đạo người Pháp gốc Việt, Ea Sola Đầu thế kỷ XXI, múa đương đại Việt Nam gắn với tên tuổi của biên đạo múa người Pháp, Regine Chopinot Múa đương đại Việt Nam có sự tiếp thu
từ yếu tố ngoại sinh, bắt nguồn từ Úc (điều này sẽ được NCS chứng minh ở chương 2), rồi đến Pháp… Do vậy, các tiết mục, tác phẩm múa ở Việt Nam mang hơi thở của thời đại, theo nhiều khuynh hướng sáng tác của thế giới, mỗi tiết mục, tác phẩm là sự tìm tòi khác nhau của các nghệ sĩ Từ định hướng đó, NCS sẽ chứng minh quá trình tiếp biến múa đương đại phương Tây vào Việt Nam đã tạo ra những thay đổi lớn trong nghệ thuật biểu diễn múa, có những ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật múa Việt Nam Nhiều tiết mục, tác phẩm đã góp phần làm nên sự phong phú cho ngành múa Việt Nam bởi sự tiếp thu một cách tinh tế những nét đặc trưng của nhân loại với vốn văn hóa, kiến thức về xã hội, dân tộc trong tiết mục
múa, tác phẩm múa của mình hay nói cách khác, đó là một sự Việt hóa các
yếu tố ngoại sinh trong múa của thời đương đại ở Việt Nam
1.1.3 Thuyết tương đối văn hóa
Thuyết tương đối văn hóa được Franz Boas (1858-1942) khởi xướng vào đầu thế kỷ XX, theo thuyết này các xã hội con người là các bản thể thống nhất không thể so sánh được Thuyết nhấn mạnh tính phức tạp của sự biến đổi văn hóa và cho rằng những nét văn hóa riêng lẻ phải được nghiên cứu trong bối cảnh của xã hội mà nó đã xuất hiện, đồng thời văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử, gắn liền với môi trường xã hội nhất
Trang 28định và điều kiện địa lý cụ thể Thuyết tương đối văn hóa có tầm quan trọng trong sự phát triển của văn hóa với ý tưởng chủ yếu là thừa nhận sự bình đẳng của các giá trị văn hóa do các cư dân khác nhau sáng tạo ra Thuyết tương đối văn hóa cho rằng, không có một nền văn hóa nào cao hơn một nền văn hóa khác, không có sự hơn kém, tốt xấu giữa các nền văn hóa Rõ ràng thuyết tương đối văn hóa có những điểm phản ánh hợp lý với văn hóa nhân loại, đồng thời đề cao tính đa dạng của văn hóa con người Đối chiếu với đề tài luận án từ thuyết tương đối văn hóa chúng tôi có thể sử dụng những yếu tố tiến bộ hợp lý của nó trong nghiên cứu về múa đương đại Đó là khi xem xét hệ thống ngôn ngữ, tác phẩm… của múa đương đại Việt Nam hiện nay phải đặt trong bối cảnh
tự nhiên, lịch sử xã hội, truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng… của Việt Nam, không thể coi múa đương đại của Việt Nam lạc hậu hay văn minh hơn múa đương đại của thế giới nếu chưa đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể
Như vậy, có thể thấy có nhiều khuynh hướng tiếp cận lý thuyết về múa đương đại Việt Nam, với phạm vi và yêu cầu cụ thể của công trình nghiên cứu, luận án sử dụng thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa để tìm hiểu về múa đương đại Việt Nam
Với việc sử dụng thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa luận án sẽ đi sâu làm rõ nét quá trình phát triển múa đương đại ở Việt Nam, múa đương đại Việt Nam đang nằm ở đâu so với nghệ thuật múa đương đại của thế giới Dù
có sự tiếp biến của múa đương đại thế giới, nhưng trải qua quá trình thích nghi, do tác động của các yếu tố ngoại lai, tâm sinh lý… và yếu tố nội sinh mà
đã có nhưng biến đổi
Với thuyết tương đối văn hóa, luận án sẽ có cái nhìn khách quan khi phân tích, đối chiếu múa đương đại Việt Nam dựa trên những lý luận của múa đương đại trên thế giới… Qua những phân tích cụ thể của luận án, NCS hy vọng phác thảo được bức tranh tổng quan về múa đương đại Việt Nam
Trang 29Mặt khác, dựa vào luận giải biến đổi xã hội là một quy luật tự nhiên, luận án sẽ chỉ ra những biến đổi đang diễn ra trong múa đương đại Việt Nam
là quy luật tất yếu, với việc xác định những giá trị đã biến đổi và những thành
tố chưa bị biến đổi, luận án còn muốn đóng góp những kiến nghị, luận giải để giúp các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động chính sách có chính sách phù hợp, phát huy các giá trị độc đáo của nghệ thuật múa đương đại nói riêng và nghệ thuật múa Việt Nam nói chung
Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa và thuyết tương đối văn hóa được NCS áp dụng để trình bày về sự phát triển múa đương đại ở Việt Nam cũng
như múa đương đại đã được Việt hóa Trên cơ sở của 2 thuyết này, NCS đã
phác họa, nêu ra đặc điểm của múa đương đại Việt Nam và trình bày sự tương tác của các loại hình nghệ thuật khác cũng như sự tương tác của khán giả đối với múa đương đại
1.1.4 Thuyết nghi lễ chuyển tiếp
Arnold van Gennep (1873-1957) đã đưa ra thuyết này vào năm 1909 Mặc dù thuyết nói về nghi lễ vòng đời của con người, song NCS thấy rằng nó rất phù hợp với đề tài cũng như với múa đương đại nói chung
Arnold van Gennep cho rằng nghi lễ chuyển tiếp thường diễn ra theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất được gọi là cách ly, biểu thị sự biệt lập của một cá nhân đối với nhóm
- Giai đoạn thứ hai là chuyển tiếp, đó là thời điểm tính hiệu lực của nghi lễ về việc loại bỏ cá nhân ra khỏi nhóm được thực thi
- Giai đoạn ba được gọi là giai đoạn tái hợp, là sự trở lại, tái hòa nhập cộng đồng
Ba giai đoạn của nghi lễ nói trên còn được ông biểu thị bằng một hệ thống thuật ngữ khác Đó là, tiền ngưỡng, ngưỡng và hậu ngưỡng
Trang 30Đối với múa đương đại, khi áp dụng thuyết này ta sẽ xét múa đương đại
ở các giai đoạn cách ly bao gồm phá vỡ, xé rách, cắt bỏ, lược bỏ Giai đoạn này được gọi là tiền ngưỡng, tức từ múa hiện đại phát triển lên múa đương đại Tiếp theo đó là giai đoạn chuyển tiếp (ngưỡng), có thể hiểu đó là giai đoạn của múa đương đại khi nó đang đi tìm chỗ đứng của mình Cuối cùng, kết thúc với việc thu nạp trở lại cộng đồng là giai đoạn tái hợp hay còn gọi là hậu ngưỡng, có nghĩa là múa đương đại với nhiều phong cách, được công nhận, không loại bỏ, tách nó ra khỏi sự phát triển chung của nghệ thuật múa Như vậy, nghi lễ chuyển tiếp biểu thị sự chuyển đổi về mặt không gian, thời gian, từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác
NCS đã áp dụng thuyết nghi lễ chuyển tiếp để thấy sự biến đổi, thích
nghi và Việt hóa trong múa đương đại của thời đương đại trong chương 2
Bên cạnh đó, dựa trên thuyết này NCS trình bày sự tác động của các yếu tố khác đến múa đương đại và xu hướng phát triển của múa đương đại Việt Nam trong chương 3
1.2 Những vấn đề lý luận về múa đương đại
1.2.1 Khái niệm
Trước khi nêu ra một số khái niệm về múa đương đại, NCS sẽ đưa ra một số dòng múa để độc giả có cái nhìn tổng quát, hệ thống về sự phát triển của nghệ thuật múa Bên cạnh đó, NCS nêu ra những khái niệm có liên quan đến sự phát triển của múa đương đại Việt Nam
1.2.1.1 Múa cổ điển châu Âu
Múa phát triển theo chiều dài của lịch sử Nó phát triển từ Ai Cập, Hy Lạp cổ đại, Trung Quốc, Ấn Độ Sân khấu múa đã chứng tỏ mình một cách mạnh mẽ và phạm vi hoạt động của nó được lan rộng trong nhà hát thời Hy Lạp cổ đại Khi đế chế La Mã chế ngự Hy Lạp, họ đã tiếp thu những giá trị của múa Hy Lạp và theo nó là những loại hình nghệ thuật mang tính nhà hát
Trang 31cùng với nền văn hóa cổ đại Vào thời kỳ Trung Cổ, dưới sự thống trị của nhà thờ, nghệ thuật múa không thật sự nổi bật cho tới những năm cuối 1400
ở Ý, mặc dù vậy nó vẫn giữ được vai trò của mình Ballet truyền thống bắt nguồn từ Ý, nhưng nó lại được nở rộ ở Pháp Cùng với sự kết hợp của ballet
Ý, ballet Pháp đã nổi lên và có ảnh hưởng tới nghệ thuật múa thế giới, trong
đó, được phát triển rực rỡ tại Nga
Về mặt từ nguyên, ballet trong tiếng Việt lấy từ tiếng Pháp, nhưng từ tiếng Pháp này lại được tiếng Anh vay mượn vào khoảng thế kỷ XXVII và lan rộng trên toàn thế giới Ballet có nguồn gốc từ tiếng Ý “balletto”, chính xác hơn là một dạng của “ballo” (múa) và sâu xa hơn từ tiếng Latin “ballere” có nghĩa là múa
Múa cổ điển được thiết lập một hệ thống các phương tiện biểu hiện của nghệ thuật múa dựa trên nguyên tắc nghiên cứu tổng quát chất thơ của hình ảnh sân khấu; hé lộ những cảm xúc, suy nghĩ và những kinh nghiệm thông qua ngôn ngữ động tác Thuật ngữ múa cổ điển được sử dụng tại Nga từ cuối thế kỷ XIX [90]
Vì múa cổ điển xuất phát từ châu Âu, nên chúng ta gọi múa cổ điển là múa cổ điển châu Âu Cách gọi đó cũng để phân biệt múa cổ điển châu Âu với nghệ thuật múa cổ điển khác như múa cổ điển Ấn Độ, múa cổ điển Campuchia, múa cổ điển Việt Nam…
Ballet cổ điển là một phong cách múa truyền thống mà tuân thủ kỹ thuật múa cổ điển Nó được biết đến với tính thẩm mỹ và kỹ thuật khắt khe (như múa trên giày mũi cứng, độ mở của chân và độ dài rộng), sự trôi chảy, chuyển động chính xác và phẩm chất thanh tao của nó [107]
Có thể nói, ballet cổ điển là môt loại hình nghệ thuật múa “bác học”, được sáng tác và dàn dựng với ngôn ngữ múa cổ điển châu Âu Nó thuộc loại
Trang 32hình nghệ thuật không gian, thời gian và mang tính tích hợp, trong đó có sự kết hợp của các loại hình nghệ thuật khác như kịch, âm nhạc, mỹ thuật… Múa
cổ điển châu Âu là hệ thống cơ bản và là bộ môn múa chính để hình thành nên một vở ballet cổ điển
1.2.1.2 Múa Neoclassic
Trước khi trở thành ngôn ngữ múa hiện đại, múa cổ điển châu Âu đã đi qua dòng múa mà ở trên thế giới gọi đó là Neoclassic, tức là múa cổ điển mới
Thuật ngữ neoclasical ballet xuất hiện vào những năm 1920 với
đoàn Ballets Russes của Sergei Diaghilev để đáp ứng với sự thái quá của chủ nghĩa lãng mạn và tính chất hiện đại Nó được đúc kết
từ các kỹ thuật tiên tiến của múa Hoàng gia Nga thế kỷ XIX, nhưng tước bỏ những chi tiết kể chuyện và trang trí rườm rà của sân khấu [102]
Các diễn viên thường múa với những nhịp độ, tiết tấu nhanh, thực hiện những kỹ thuật tạo ra sự nhanh nhạy, sự linh hoạt, song, cũng rất mượt mà, trôi chảy Khoảng không trong Neoclassical ballet thường hiện đại hơn, phức tạp hơn nhiều so với ballet cổ điển
Neoclassical ballet là kiểu ballet tân cổ điển thế kỷ XX được chứng minh bằng những vở múa của biên đạo múa George Balanchine Balanchine
đã sử dụng cổ tay gập xuống, không như trong ballet cổ điển là một đường thẳng từ cánh tay dưới qua cổ tay, đến ngón tay; bàn chân đôi khi được móc ngược lên và úp lại với những thế song song; trọng tâm tách ra khỏi trục giữa
và trang phục thì không phải là những chiếc váy tutu (loại váy trong múa ballet cổ điển) mà thay vào đó là những bộ quần áo bó sát và áo không tay Ngụy biện, nhưng mượt mà và hiện đại, giữ lại giá trị thẩm mỹ trên giầy mũi cứng, tránh nhiều tính kịch câm trong tác phẩm - đó là phong cách Neoclassical ballet
Trang 33Bên cạnh Neoclassical ballet là sự ra đời và phát triển của múa hiện đại Song, sự hình thành những hệ thống kỹ thuật múa hiện đại và theo đó là các trường phái lại sau Neoclasical ballet
1.2.1.3 Múa hiện đại
“Múa hiện đại là một hình thức múa đã phát triển trong những năm đầu thế kỷ XX, một phần để phản ứng đối với truyền thống, mặt khác với hình
thức kỹ thuật cao như trong múa ballet” [99]
Dù ở trường phái nào thì múa hiện đại cũng muốn xóa đi, thoát ra khỏi những gì chuẩn mực thuộc về múa cổ điển châu Âu để có những động tác phóng thoáng, tự do… Song, múa hiện đại vẫn phải dựa vào những yếu
tố cơ bản của múa cổ điển châu Âu bởi đó là nền tảng, là cơ sở để hình thành và phát triển múa hiện đại, múa đương đại Múa hiện đại đã sử dụng các yếu tố của ballet cổ điển như độ bay, độ quay và các kỹ thuật bê đỡ
cơ bản trong múa đôi
1.2.1.4 Múa hậu hiện đại
Múa hậu hiện đại là một phong trào múa tại Mỹ và tồn tại không dài trong những năm 1960, 1970 Như hiện tượng văn hóa theo thời gian, múa hậu hiện đại là một cuộc nổi loạn chống lại ý tưởng và giả định truyền thống Hậu hiện đại đặt câu hỏi về các thông số thiết lập trong múa và đưa nghệ thuật nói chung và nghệ thuật múa nói riêng lên cấp độ mới [93],
là một bước đệm vững chắc cho sự ra đời của thể loại nghệ thuật múa khác
Mặc dù múa hậu hiện đại chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng múa hậu hiện đại đã để lại những giá trị và sống trong múa đương đại, đặc biệt là sự pha trộn giữa chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại Từ đó, ra đời hàng loạt tiết mục múa, tác phẩm múa với nhiều phong cách khác nhau
1.2.1.5 Nghệ thuật đương đại
Theo từ điển Cambridge, đương đại là những gì “đang tồn tại hoặc
đang xảy ra”, nhưng cũng có nghĩa là “thuộc cùng một thời gian hoặc một
Trang 34thời gian nhất định trong quá khứ” [85] Còn theo từ điển Oxford, đương đại
còn được miêu tả là “có niên đại từ một thời điểm” và “theo sau ý tưởng hiện đại trong phong cách hoặc thiết kế” [92] Với khái niệm này chúng tôi muốn diễn giải quá trình phát triển của múa đương đại từ múa hiện đại cho tới múa đương đại, dựa trên chủ nghĩa hiện đại đến hậu hiện đại “Trong các văn bản tiếng Anh, chữ Postmodernity chỉ dùng để chỉ khoảng thời gian theo sau thời
kỳ hiện đại, những tính chất về xã hội, triết lý, văn hoá, mỹ học… được bao hàm trong chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism)” [80] Từ đó, có thể thấy nghệ thuật đương đại gắn liền với chủ nghĩa hậu hiện đại
Nghệ thuật đương đại là sản phẩm nghệ thuật ra đời trong khoảng thời gian của hiện tại Nghệ thuật đương đại bao gồm, và phát triển từ nghệ thuật hậu hiện đại mà có sự kế thừa từ nghệ thuật hiện đại Trong tiếng Anh “hiện đại” và “đương đại” là hai từ đồng nghĩa, vì vậy, đó là kết quả cho sự hiểu lầm trong thuật ngữ “nghệ thuật hiện đại” và “nghệ thuật đương đại” bởi những người không chuyên trong lĩnh vực này [86]
Nghệ thuật hiện đại là nghệ thuật xuất phát từ chủ nghĩa ấn tượng Nó xuất hiện trong khoảng năm 1880 cho tới những năm 60, 70 thế kỷ XX Còn nghệ thuật đương đại bắt đầu từ năm 1960, 1970 cho tới ngày nay Nghệ thuật trong nhiều năm qua đã được phản ánh với nhiều vấn đề như: chủ nghĩa nữ quyền, đa văn hóa, toàn cầu hóa, công nghệ sinh học và nhận thức về AIDS, tất cả đều đến một cách dễ dàng trong tâm trí như là chủ đề sáng tác nghệ thuật, trong đó có múa đương đại [95]
1.2.1.6 Múa đương đại
Theo Trung tâm múa Anh quốc: Múa đương đại là một thể loại múa của hiện đại Nó không phải là một kỹ thuật múa cụ thể, nhưng nó là một bộ sưu tập các phương pháp, kỹ thuật được phát triển từ múa hiện đại và hậu
Trang 35hiện đại và có thể mang nhiều hình thức Các nghệ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực này bao gồm Merce Cunningham và Trisha Brown [96] Với Wisegeek một trang mạng, tập hợp các nhà nghiên cứu trong mọi lĩnh vực để trả lời những câu hỏi một cách ngắn gọn, chính xác, rõ ràng thì có định nghĩa cụ thể hơn về múa đương đại: Múa đương đại là phong cách múa nổi lên trong thế kỷ XX như sự phát triển tự nhiên từ múa hiện đại Để xác định phong cách này không phải là dễ bởi múa đương đại rất trừu tượng, mơ hồ Không giống như ballet cổ điển, múa đương đại không được kết hợp với các động tác, kỹ thuật
cụ thể mà mang yếu tố triết lý trong múa Trong đó, mọi người cố gắng để khám phá những năng lượng tự nhiên và cảm xúc của cơ thể thông qua tiết mục, tác phẩm múa và thường mang dấu ấn cá nhân [97]
Chuyên gia về múa người Mỹ, Treva Bedinghaus nhận xét: Múa đương đại là kiểu múa ấn tượng, trong đó kết hợp những yếu tố của nhiều loại múa như múa hiện đại, múa jazz, múa lyrical và ballet cổ điển Diễn viên múa đương đại cố gắng kết nối tâm trí với cơ thể thông qua các động tác múa mềm mại, nhuần nhuyễn [98]
Theo differencebetween.com: Múa đương đại là một thể loại biểu diễn
cụ thể, không có dàn dựng và bị ảnh hưởng bởi triết lý sáng tác Múa đương đại bắt nguồn từ thế kỷ XX Nó lấy cảm hứng từ các phương pháp và kỹ năng trong múa hiện đại và múa ballet, mặc dù không theo các nguyên tắc của ballet cổ điển Nó nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải thiện hình thức, thường
sử dụng nền tảng cơ sở để sáng tác múa Merce Cunningham được coi là biên đạo múa đương đại đầu tiên [94]
Còn theo contemporary.org.com: Múa đương đại là một loại hình nghệ thuật, trong đó chất liệu của nó chính là sự chuyển động của con người Nó không thiết lập những động tác cụ thể, nhưng nó rất năng động và liên tục tìm kiếm những hình thức mới Do đó, diễn viên múa đương đại sử dụng các kỹ
Trang 36thuật trong múa hiện đại và cổ điển để luyện tập Các buổi biểu diễn trên sân khấu thông thường hoặc không phải sân khấu (như trên sân khấu nhà hát, tại các nơi công cộng hoặc những địa điểm riêng), thường xuyên có sự đối thoại với ngôn ngữ thẩm mỹ khác như công nghệ nghe nhìn, nghệ thuật thị giác hoặc mỹ thuật, ánh sáng, kiến trúc, âm nhạc, xiếc và các loại hình nghệ thuật khác [89]
Theo quan điểm của NCS, múa đương đại được phát triển lên từ múa hiện đại Nó dựa vào hệ thống kỹ thuật của múa hiện đại, nhưng không có động tác cụ thể mà mang yếu tố triết lý với nhiều tầng ý nghĩa, được kết nối với nhiều cảm xúc giữa cơ thể người diễn viên và sự khám phá thông điệp của khán giả Ngoài ra, nó có thể biểu diễn ở mọi nơi, tùy thuộc vào ý tưởng của biên đạo và được kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác
1.2.1.7 Triết lý
Trong luận án, ngoài việc đề cập tới những khái niệm công cụ trên, NCS còn đề cập tới khái niệm khác của múa đương đại, đó là yếu tố triết lý trong tiết mục múa, tác phẩm múa
Triết lý là sự đúc kết những trải nghiệm, quan niệm, cơ sở nhìn nhận của một cá nhân hay một cộng đồng về mọi mặt của đời sống
1.2.1.8 Biến đổi xã hội
Phạm vi rộng: biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước;
Phạm vi hẹp: biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ
chức xã hội của xã hội đó, mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc
đến phần lớn các thành viên của một xã hội; [82]
Từ khái niệm này, cho thấy sự biến đổi diễn ra trong một khung cảnh
cụ thể bao gồm cả vật chất và văn hóa Nó được con người tạo nên và cũng chịu ảnh hưởng của sự biến đổi đó
Trang 37Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ
và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khác, không ngừng vận động và thay đổi Tất cả các xã hội đều ở trong một thực trạng
đứng yên trong sự vận động liên tục [82]
Giao lưu văn hóa là một trong những yếu tố trong quan điểm hiện đại
về biến đổi xã hội Bên cạnh đó, còn có yếu tố về môi trường vật chất, công nghệ, sức ép dân số và xung đột xã hội Biến đổi xã hội là sự tất yếu trong nghệ thuật nói chung và múa đương đại nói riêng ở Việt Nam
1.2.2 Khái quát lịch sử múa đương đại thế giới
Theo thuyết hậu hiện đại, xã hội là sự vận động từ quá khứ đến hiện tại, tổng hợp những tinh hoa và đề cao yếu tố cá nhân
Múa đương đại phát triển từ múa hiện đại, còn múa hiện đại dựa trên những yếu tố cơ bản của múa ballet cổ điển, thông qua múa cổ điển mới hay còn gọi là Neoclassic
Múa cổ điển châu Âu có một hệ thống tạo hình hoàn chỉnh, khoa học,
đã được đúc kết hàng thế kỷ nay Nó là tài sản chung của nhân loại, là nền tảng cho các bộ môn múa và là cơ sở để phát triển những thể loại nghệ thuật múa chuyên nghiệp khác
“Các đoàn múa ballet với bản sắc dân tộc đã mọc lên ở Anh, Pháp và
Mỹ trong những năm 1930 và 1940” [56, tr.133] Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, tất cả đều có sự ảnh hưởng bởi ballet truyền thống Nga từ con người cũng như trong nghệ thuật múa ballet “Mặc dù ballet ở châu Âu có xu hướng mạnh mẽ mang tính kịch, ballet Mỹ bắt đầu khám phá một con đường khác ảnh hưởng bởi Balanchine” [56, tr.142-143], người đã tạo ra dòng múa tân ballet cổ điển (neoclassical ballet) Trong những năm 1950, ballet đã thực sự trở thành nghệ thuật quốc tế
Trang 38Múa hiện đại được tạo ra bởi những người đã mệt mỏi vì những hạn chế của Ballet Nhưng thay vì tạo ra các bước mới theo ý thích của
họ, họ chỉ đơn giản là lấy các vị trí và bước múa của ballet cơ bản
và thay đổi chúng Múa hiện đại cho phép tạo ra các bước của riêng mình, nhưng thường là các bước giống với Ballet [84]
Múa hiện đại được phát triển vào cuối thế kỷ thứ XIX, thường được biểu diễn bằng chân đất và kéo dài tới những năm 1950 thế kỷ XX
Lịch sử của múa hiện đại có thể chia ra làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu vào khoảng năm 1900, giai đoạn thứ hai vào những năm 1930 và giai đoạn ba
là sau chiến tranh thế giới thứ II, năm 1945
+ Giai đoạn đầu
Theo Giáo sư thần học, người theo Hội giám lý T.C Oden, thời kỳ hiện đại bắt đầu từ cuộc cách mạng Pháp năm 1789, tức là trong giai đoạn Ánh sáng (1688-1800) và chấm dứt vào năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ Một số nhà khoa học khác cho rằng, thời kỳ hiện đại bắt đầu từ năm 1750 và chấm dứt sau chiến tranh Thế giới thứ II Tuy việc sắp xếp thời gian có khác nhau, nhưng xu hướng chung đều thống nhất rằng, thời kỳ hiện đại gắn liền với giai đoạn Ánh Sáng tại châu Âu [80]
Thời kỳ hiện đại kéo dài nhiều trăm năm, còn chủ nghĩa hiện đại (modernism) kéo dài 50 hoặc 60 năm và xuất hiện vào giai đoạn cuối của thời kỳ hiện đại, nó bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ XIX đến những năm đầu thập niên 60 thế
kỷ XX Khoảng từ năm 1890 đến năm 1930 là thời gian cao điểm của chủ nghĩa hiện đại hay như quan điểm của Giáo sư người Mỹ, Mary Klages (1919-2009) là vào khoảng từ năm 1910 đến năm 1930 “Thời kỳ hiện đại mang những tính chất liên hệ đến một hệ tư tưởng về triết lý, đạo đức, chính trị và xã hội, làm nền tảng căn bản cho các khuynh hướng mỹ học của chủ nghĩa hiện đại phát triển” [80]
Chủ nghĩa hiện đại là phong trào nghệ thuật và tri thức, có ảnh hưởng rất lớn của thế kỷ XX Về cơ bản, chủ nghĩa hiện đại là sự cách tân, phát
Trang 39triển, không dựa theo cơ sở của những giá trị nghệ thuật trước đó Họa sĩ người Tây Ba Nha - Pablo Picasso (1881-1973) sáng tạo nên những tác phẩm trừu tượng, ông đã bỏ những quan điểm về luật phối cảnh và chủ nghĩa hiện thực T.S.Eliot (1888-1965), nhà thơ có hai quốc tịch Anh và Mỹ,
đã sáng tạo ra một thể loại thơ tự do, không dựa trên cấu trúc Những giai điệu của các nhạc sĩ cũng trở nên tự do hơn, thường có sự thay đổi đột biến trong mỗi đoạn nhạc, những bước nhảy cách hơn là theo từng bước… Chủ nghĩa hiện đại là kết quả của ba nhân tố: sự tiến bộ và tốc độ phát triển nhanh của kỹ thuật cùng nhiều khám phá khoa học và sức tàn phá của Đại chiến thế giới lần thứ I
Vào đầu những năm 1900, hai diễn viên múa người Mỹ, Isadora Duncan (1878-1927) và Ruth St Denis (1879-1968) cùng diễn viên múa người Đức, Mary Wigman (1886-1973) bắt đầu nổi dậy chống lại những qui tắc khó khăn của múa ballet cổ điển Những người tiên phong giai đoạn đầu múa hiện đại đã tập trung vào sự sáng tạo của bản thân trong cách thể hiện hơn là vào những kỹ thuật cao
Lịch sử múa hiện đại cho rằng, Francois Delsarte (1811-1871, người Pháp)
là tiền thân trong múa hiện đại “vì ông đã phát minh ra một lý thuyết về mối quan
hệ giữa vận động và cảm xúc của con người Các nghiên cứu của ông đã đưa đến kết luận rằng với mỗi cảm xúc hoặc hình ảnh về tinh thần tương ứng với một động tác, hoặc ít nhất là một nỗ lực của nó.” [93] Đó chính là quan niệm gốc của múa hiện đại: “cảm xúc và cường độ là nguyên nhân của sự chuyển động và chất lượng của nó” [93] Nói cách khác, là sự cảm nhận, cảm xúc bên trong, không phải chỉ thể hiện bằng hình thức bên ngoài của diễn viên múa Lý thuyết của ông đã được truyền bá, giảng dạy tại Mỹ và ảnh hưởng tới các nhân vật trong lịch sử múa hiện đại như Ruth Saint Denis, Ted Shawn và Isadora Duncan Bên cạnh đó, còn có nghệ sĩ dương cầm, nhạc trưởng Émile Jaques-Dalcrose (1865-1950, quốc tịch
Trang 40Áo, Thụy Sĩ) cũng có vai trò quan trọng trong lịch sử múa hiện đại bởi ông đã phát minh ra một hệ thống hay phương pháp giảng dạy cho sự chuyển động của
cơ thể trong âm nhạc Phương pháp này không chỉ phổ biến, thành công trong âm nhạc mà còn được các nghệ sĩ múa hiện đại áp dụng như Mary Wigman, Rudolph Laban Trong đó, có mối quan hệ giữa nhịp điệu và chuyển động, nguyên tắc về hơi thở để có sự thả lỏng, thư giãn và những chuyển động
Trước khi trở thành múa hiện đại, múa được gọi là múa tự do Năm
1891, diễn viên múa tạp kỹ người Mỹ, Loie Fuller (1862-1928) đã thử nghiệm với các hiệu ứng ánh sáng trên bộ trang phục bằng lụa Bà phát triển một hình thức chuyển động ngẫu hứng, theo cảm xúc tự nhiên cùng các thiết bị chiếu sáng mà bà đã phát hiện trong sự gợi cảm của trang phục chất liệu lụa Bà là người tiên phong cho kỹ thuật ánh sáng sân khấu múa hiện đại
Năm 1903, Isadora Duncan phát triển một kỹ thuật múa chịu ảnh hưởng bởi triết lý của Friedrich Nietzsche với một niềm tin rằng múa cổ đại Hy Lạp (tự nhiên và tự do) là múa của tương lai Duncan phát triển một triết lý của múa dựa trên luật động tự nhiên (các bước chạy, nhảy lên, nhảy cách, nhảy chồm, những động tác bất ngờ, đột biến) cùng các yếu tố tinh thần và bà mong muốn thể loại múa tự do và hoàn toàn tự nhiên của bà sẽ được ủng hộ, chấp nhận như là một nghệ thuật đỉnh cao Bà được cho là người tiên phong trong múa hiện đại Những thế hệ sau đó đã có nhiều sự tìm tòi và phát triển múa hiện đại Họ cố gắng phát triển sự biểu hiện những đường nét trên cơ thể người múa hơn là những động tác chỉ mang tính hình thức (cả về nội dung và ngôn ngữ)
+ Giai đoạn thứ hai
Tại châu Âu, Đức, một số biên đạo múa đã sáng tạo ra hay cố gắng phát minh ra một dòng múa phá vỡ mọi quy tắc của dòng múa cổ điển Điển hình trong số họ là biên đạo múa-sư phạm múa Kurt Jooss và diễn viên múa-biên