1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại việt nam trong thời kỳ hội nhập

223 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 6,04 MB

Nội dung

Sự tiếp nối nghệ thuật hiện đại là nghệ thuật hậu hiện đại và đương đại, ra đời năm 1960 [106], về cấu trúc của nghệ thuật biểu diễn đương đại trênsân khấu đã phát triển với năm thành ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI

TRẦN VĂN HẢI

NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu

Hà Nội - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI

TRẦN VĂN HẢI

NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu

Mã số: 9 21 02 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Duy Khuê

Hà Nội - 2019

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quảnghiên cứu của luận án là khách quan, khoa học Các số liệu, tư liệu được sửdụng trong luận án là trung thực, được trích dẫn và chú thích rõ ràng.

Tác giả luận án

Trần Văn Hải

Trang 4

MĐĐ Múa đương đại

MĐĐVN Múa đương đại Việt Nam

NTBD Nghệ thuật biểu diễn

NTBDMĐĐ Nghệ thuật biểu diễn múa đương đạiNTĐĐ Nghệ thuật đương đại

NTMĐĐ Nghệ thuật múa đương đại

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI 11

1 Những nghiên cứu chung về nghệ thuật biểu diễn 11

2 Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam thời kỳ hội nhập 11

PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 34

1.1 Giao lưu - tiếp biến 34

1.2 Nghệ thuật hiện đại - Nghệ thuật biểu diễn - Nghệ thuật biểu diễn hiện đại thế giới - Nghệ thuật múa hiện đại 41

1.3 Nghệ thuật đương đại - Lý thuyết triết học đương đại - Nghệ thuật biểu diễn đương đại - Nghệ thuật múa đương đại 49

1.4 Các thành tố nghệ thuật biểu diễn múa đương đại 66

1.5 Sự tương đồng, khác biệt giữa hai phương pháp nghệ thuật múa hiện đại với múa đương đại 71

1.6 Những nguyên lý lý luận cơ bản của phương pháp nghệ thuật biểu diễn múa đương đại 76

Tiểu kết Chương 1 79

Chương 2: THỰC TRẠNG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM TIẾP NHẬN VÀ BIẾN ĐỔI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 81

2.1 Đặc điểm văn học nghệ thuật Việt Nam sau đổi mới 81

2.2 Nghệ thuật múa đương đại Việt Nam tiếp nhận múa từ các nước phát triển 84

Trang 6

hội nhập 96

2.4 Thực trạng nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN 108

2.5 Biến đổi về bản sắc dân tộc 110

2.6 Kết quả đạt được của nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN trong thời kỳ hội nhập 113

Tiểu kết Chương 2 122

Chương 3: LUẬN BÀN VỀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 127

3.1 Luận bàn về bản sắc nội sinh và nhân tố ngoại sinh 127

3.2 Tiếp thu tinh hoa nghệ thuật biểu diễn MĐĐ thế giới 136

3.3 Áp dụng kỹ năng, kỹ thuật nghệ thuật múa ngẫu hứng trong xây dựng tác phẩm, NTBD múa đương đại Việt Nam hiện nay 142

3.4 Luận bàn về nghệ thuật biểu diễn MĐĐ Việt Nam 146

3.5 Phát triển xu hướng sáng tác tác phẩm, thể loại múa đương đại 150

3.6 Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN trong thời kỳ hội nhập 161

Tiểu kết Chương 3 173

KẾT LUẬN 175

TÀI LIỆU THAM KHẢO 179 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại ra đời, phát triển vào thập niên đầucủa thế kỷ XX ở một số nước có nền nghệ thuật tiên tiến như Mỹ, Pháp, Anh,Đức, Úc đã xuất hiện nhiều trào lưu múa mới Nhiều đề tài tác phẩm múaphản ánh cảm xúc, tâm lý, tình cảm, tư duy, suy tưởng của con người trong xãhội hiện đại

Khi mới ra đời, cấu trúc nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại gồm bathành phần cơ bản: Tác phẩm - diễn viên - khán giả

Sự tiếp nối nghệ thuật hiện đại là nghệ thuật hậu hiện đại và đương đại,

ra đời năm 1960 [106], về cấu trúc của nghệ thuật biểu diễn đương đại trênsân khấu đã phát triển với năm thành phần cơ bản:

Tác phẩm - Nghệ thuật diễn viên - Ngôn ngữ của các loại hình biểudiễn múa, và các thể loại nghệ thuật phù trợ: âm nhạc, (thiết kế sân khấu: âmthanh, tiếng động, ánh sáng trang trí, đạo cụ, phục trang, hóa trang, video art),

- không gian sân khấu - khán giả

Về nội dung tác phẩm nghệ thuật biểu diễn nói chung, múa đương đạinói riêng, đã thoát khỏi những quan niệm có tính chất công thức, một chiều vềhình thức nghệ thuật, về tư tưởng mỹ học, về đối tượng phản ánh Nội dungtác phẩm múa tiếp cận với đời sống nội tâm của con người, nơi những suycảm nổi sóng của con người trong xã hội và tự nhiên, nhiễm sâu sắc lý tưởngthẩm mỹ dân tộc và thời đại trong cái hiện thực đa nghĩa, có vẻ đẹp đa chiều

Những tác phẩm nghệ thuật múa đương đại, được diễn ra trong sự liênkết bởi một tư duy tổng hợp, tạo nên một tổng thể nghệ thuật đa tầng, hiệnthân của sự sáng tạo hình tượng tổng hợp Và đó là động cơ khiến NCS chọn

đề tài “Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”

để nghiên cứu Và dưới đây là những lý do căn bản của động cơ ấy:

Trang 8

Thứ nhất, múa đương đại được du nhập vào Việt Nam từ Mỹ và một số

nước phát triển; đã tạo ra nền nghệ thuật múa đương đại Việt Nam trong thời

kỳ hội nhập

Thứ hai, nghệ thuật múa đương đại Việt Nam đã đổi mới NTBD với

năm thành phần sáng tạo nghệ thuật để giao lưu, hội nhập đa dạng văn hóathời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa

Thứ ba, múa đương đại đã tạo ra sức mạnh văn hóa, lối sống của tinh

thần con người mới trong nghệ thuật múa đương đại Việt Nam, đáp ứng nhucầu thẩm mỹ của nhân dân

Với ý nghĩa trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, làm đề tài luận án tiến sĩ

chuyên ngành lý luận và lịch sử sân khấu

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam từ năm 1986đến 2016, đề tài đã nghiên cứu về sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn múatrong cơ chế nghệ thuật mới Qua đó, hệ thống hóa cơ sở lý luận nghệ thuậtbiểu diễn MĐĐVN, đề xuất các giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múatrong thời kỳ hội nhập, để xây dựng nền nghệ thuật múa Việt Nam tiên tiến,giàu bản sắc dân tộc và tính quốc tế

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án nghiên cứu thực tiễn phát triển nghệ thuật biểu diễn múađương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Từ nghệ thuật biểu diễn múađương đại để hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, hiển thị cácthành phần sáng tạo trong nghệ thuật biểu diễn múa đương đại; hiện thân sứcbiểu cảm và suy tưởng của mỗi thành phần sáng tạo nên tác phẩm ấy nơingười diễn viên diễn xuất trên sân khấu múa đương đại Việt Nam

Trang 9

Từ đó, rút ra những nguyên lý cơ bản của sáng tạo diễn xuất diễn viêntrong sự kết hợp với các thành phần nghệ thuật và các nhân tố kỹ thuật côngnghệ cùng tham gia sáng tạo, xây dựng tác phẩm múa Với bốn nhiệm vụ sau:

1 Nghiên cứu cơ sở lý luận nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN

2 Khái quát sự phát triển múa đương đại Việt Nam

3 Đánh giá thực trạng nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN hiện nay

4 Luận bàn về sự phát triển nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN trong thời kỳhội nhập, toàn cầu hóa

Qua đó, luận án làm sáng tỏ nội hàm của năm thành tố cơ bản cấu thành

nghệ thuật biểu diễn múa đương đại: Về tính chân thực biểu cảm của hình thái biểu diễn múa; về tính dân tộc nhuần nhuyễn, điêu luyện, tinh tế và chuyên nghiệp của kỹ thuật biểu diễn múa; về tính ngẫu hứng trong diễn xuất của diễn viên múa đương đại; về quá trình Việt hóa tư duy động tác múa, cấu trúc hình thức tác phẩm múa ngoại sinh; bằng những giải pháp phát triển kỹ thuật múa hình thể diễn viên thấm nhuần vào tư duy bản sắc múa dân tộc vào động tác, hình thành ngôn ngữ, tiết tấu, nhịp điệu múa đương đại Việt Nam.

4 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu quá trình phát triển trên thực tiễn lý luận của Nghệthuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam, trải qua suốt quá trình Việt hóa tiếpnhận và biến đổi ngôn ngữ múa ngoại sinh thành nội sinh trong thời kỳ hội nhập,toàn cầu hóa

Luận án nghiên cứu về năm thành tố cơ bản của nghệ thuật biểu diễn múađương đại Việt Nam, bao gồm: tác phẩm - diễn viên - không gian sân khấu - âmnhạc, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, video art - khán giả, để xây dựng hoàn thiệntác phẩm nghệ thuật biểu diễn múa đương đại

Trang 10

Về thời gian, luận án nghiên cứu nghệ thuật múa từ năm 1986 đến năm

2016 Lý do NCS chọn mốc thời gian từ năm 1986 làm phạm vi nghiên cứu,

vì đây là thời gian đất nước đổi mới toàn diện từ cơ cấu kinh tế, chính trị, xãhội đến văn hóa nghệ thuật Thời gian từ 1986 đến 2016 là tính chất tiêu biểuđiển hình của sự hình thành, ra đời và phát triển nền nghệ thuật múa đươngđại Việt Nam theo phương pháp, phong cách nghệ thuật trong sáng tác, biểudiễn mới, có nhiều điểm phải nghiên cứu, luận bàn về văn hóa nghệ thuậttrong thời kỳ đổi mới và hội nhập - đa dạng văn hóa

6 Câu hỏi nghiên cứu

6.1 Những trào lưu múa ở các nước phát triển có nền nghệ thuật tiên

tiến đã ảnh hưởng vào múa đương đại Việt Nam như thế nào?

6.2 Tại sao múa đương đại Việt Nam thời kỳ đầu mới hội nhập lại phát

triển xa lạ với truyền thống múa hiện đại Việt Nam ?

6.3 Cần có những giải pháp nào để phát triển nghệ thuật biểu diễn

múa đương đại Việt Nam về múa ngẫu hứng mang tính dân tộc và quốc tế ?

Trang 11

7 Giả thuyết nghiên cứu

7.1 Giả thuyết thứ nhất

Do chính sách mở cửa của Nhà nước đã hội nhập văn hóa, nghệ thuật,trong đó có nghệ thuật biểu diễn múa đương đại từ các nước phát triển trênthế giới ảnh hưởng vảo nghệ thuật múa ở trong nước, đã tạo ra nền nghệ thuậtmúa đương đại Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc và quốc tế

7.2 Giả thuyết thứ hai

Nghệ thuật múa ngẫu hứng - ứng tác, ứng diễn của diễn viên với cácthành phần tham gia sáng tạo, xây dựng tác phẩm nghệ thuật múa là cơ sở đểphát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam Thời gian đầu nhiềutác phẩm biểu diễn múa đương đại còn xa lạ với lối xem múa hiện đại củacông chúng, nhưng sau đó đã tạo ra lớp khán giả mới, họ đã hưởng ứng múađương đại Do đó, cần có giải pháp để phát triển nghệ thuật biểu diễnMĐĐVN vì một nền nghệ thuật toàn dân mang tính dân tộc và quốc tế

8 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp luận

Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử, theo đó:

Luận án vận dụng nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duyvật để quy chiếu hệ biến đổi văn hóa nghệ thuật vào nghệ thuật múa đươngđại Việt Nam

Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan

hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để nhận xét, đánhgiá lý luận, thực tiễn nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời

kỳ hội nhập, phát triển nghệ thuật múa, đáp ứng thị hiếu của công chúng thờiđại mới

Trang 12

Luận án đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử đểđánh giá tổng quan các luận điểm về nghệ thuật biểu diễn múa đương đại ViệtNam, qua tác giả, tác phẩm múa những năm đầu thế kỷ XXI Đặt đối tượngnghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam qua quá trình pháttriển, tiếp nhận và biến đổi nghệ thuật biểu diễn múa đương đại, từ năm 1986đến năm 2016 trong mối quan hệ bản sắc nghệ thuật dân tộc và tính quốc tế.

Sự tiếp nhận múa thế giới và tiếp biến văn hóa nghệ thuật múa đương đại ViệtNam, để giải quyết lý luận nghiên cứu khoa học của đề tài về nghệ thuật biểudiễn MĐĐVN trong thời kỳ hội nhập

8.2 Phương pháp nghiên cứu

8.2.1 Nguồn tư liệu nghiên cứu

Nguồn nghiên cứu thứ nhất, tư liệu ở trong nước: các mục tư liệu tổnghợp văn bản học sách xuất bản, luận văn, luận án, chuyên luận viết nghiên cứu

về múa và nghệ thuật biểu diễn ở trong nước, gồm cả clip biểu diễn và xemmúa trên sân khấu biểu diễn

Nguồn thứ hai, tư liệu viết về sự hình thành, ra đời múa đương đại, sựảnh hưởng tiếp nhận múa đương đại thế giới, phát triển vào nghệ thuật múaViệt Nam Đó là các luận văn, luận án, công trình nghiên cứu của nhiều tác giảtrong nước, tiểu luận chuyên đề về múa đương đại Việt Nam, cả những chuyênluận, luận án về giáo dục đào tạo nguồn lực cho đất nước có liên quan đến đềtài trong thời kỳ hội nhập, quốc tế hóa

Nguồn tư liệu thứ ba, những cuốn sách công bố về nghệ thuật biểu diễnsân khấu: kịch nói, tuồng, chèo, kịch dân ca và một số chuyên luận đề cậpđến biểu diễn múa dân gian, múa đương đại

8.2.2 Tư liệu nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu văn bản học những bài nghiên cứu, sách dịch từ các công trìnhnghiên cứu của nhiều tác giả người nước ngoài đã nghiên cứu về: múa hiện đại,

Trang 13

múa đương đại, múa hậu hiện đại Thông qua những cuốn sách giới thiệu, nghiêncứu múa đương đại thế giới phát triển các trào lưu, khuynh hướng sáng tác của tácgiả, nội dung, đề tài tác phẩm múa đương đại của nước ngoài họ đã giải quyết cácvấn đề: Khuynh hướng sáng tác, trường phái múa đương đại về nội dung phảnánh, khai thác đề tài cuộc sống, kỹ thuật múa đương đại Trước xu thế quốc tếhóa, Mỹ và nhiều quốc gia phát triển thực hiện chính sách “xuất khẩu” văn hóanghệ thuật đại chúng” Các trào lưu múa đương đại Mỹ có sức ảnh hưởng, lan tỏa

ở các nước phát triển châu Âu và trên toàn cầu, đây là cơ hội khi Nhà nước mởcửa, hội nhập, múa đương đại Mỹ và châu Âu đã tràn vào Việt Nam để tạo ra nềnnghệ thuật múa mới

Về lý thuyết “xuất khẩu” (đây là đề tài công bố của Thomas L Friedman

do Đại sứ quán Hoa Kỳ công bố năm 2006) về “nhập khẩu” văn hóa nghệ thuật

Mỹ vào các nước đang phát triển trên toàn cầu Sự thật về lý thuyết “xuất khẩu”,

“nhập khấu” văn hóa nghệ thuật của Mỹ không còn là của riêng các nghệ sĩ Mỹ,

mà nó là của các nước trên toàn cầu; tất cả các nước đều trao đổi văn hóa nghệthuật để giao lưu, học hỏi lẫn nhau và “xuất khẩu” những tinh hoa nghệ thuật củamỗi nước sang nước thứ hai

Nghệ thuật múa trên toàn cầu, đa số ở các nước đang phát triển bị tácđộng ảnh hưởng múa đương đại Mỹ, nghệ thuật múa theo xu thế: Múa đươngđại, múa hậu hiện đại, phát triển nhiều thể loại, nội dung phong phú với nhiềuhình thức biểu diễn kết hợp công nghệ đa phương tiện để hấp dẫn công chúng,

mỹ lệ hóa sân khấu nhằm nâng cao khả năng biểu cảm tác phẩm múa đương đại

8.2.3 Khảo sát thực tiễn múa đương đại

Nghiên cứu sinh khảo sát trực tiếp các buổi biểu diễn múa đương đạinước ngoài trên sân khấu múa Việt Nam, hoặc qua một số băng, đĩa, video,internet, liên hoan múa Á-Âu xem trực tiếp nhiều tiết mục biểu diễn múa tạicác hội thi, hội diễn múa chuyên nghiệp toàn quốc hàng năm, hoặc định kỳ (2năm, 3 năm, 5 năm một lần)

Trang 14

8.2.4 Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích nghệ thuật biểu diễn múa đương đại, qua những tác phẩmmúa đạt giải thưởng cao, hoặc những tác phẩm đã công diễn để lại ấn tượngvăn hóa nghệ thuật mà công chúng nồng nhiệt hâm mộ Phân tích quá trìnhphát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại về cấu trúc ngôn ngữ động tác,cấu trúc hình thức tác phẩm, nội dung tác phẩm và giá trị đổi mới nghệ thuậtmúa đương đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI

Nghiên cứu thực địa các cơ sở nghệ thuật biểu diễn múa đương đại trênsân khấu biểu diễn tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, hoặc xem video biểudiễn múa Nghiên cứu sinh vận dụng phân tích, mô tả các hoạt động nghệthuật múa về những ảnh hưởng của nhiều trào lưu múa nước ngoài vào ViệtNam; đề cập đến những đoàn múa hoạt động biểu diễn nổi bật, phát triểnnhiều tác phẩm múa trước công chúng trong cơ chế kinh tế, nghệ thuật thịtrường Qua đó, tổng hợp, đánh giá những thành công, hạn chế múa đương đạihiện nay, để phát triển nghệ thuật biểu diễn múa vì công chúng

8.2.5 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Đề tài nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại bao gồm nhiềuvấn đề liên quan, đòi hỏi tiếp cận liên ngành khoa học Nghiên cứu ngôn ngữnghệ thuật học, lịch sử, mỹ học, sân khấu biểu diễn để nhận định, đề xuấtcác giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn đảm bảo tính khách quan, khoahọc vì sự phát triển nghệ thuật múa trong cơ chế nghệ thuật thị trường thời kỳhội nhập, toàn cầu hóa

8.2.6 Phương pháp nghiên cứu so sánh

Nghiên cứu đánh giá, so sánh qua các văn bản từ luận án, luận văn đếncác chuyên luận khoa học về nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam Sosánh làm rõ cơ sở lý luận nghệ thuật biểu diễn múa đương đại, làm rõ các thành

tố cơ bản của nghệ thuật biểu diễn và tính hiệu quả của nó trước công chúng

Trang 15

9 Tính mới của Luận án

Những đóng góp mới mà Luận án đưa ra có tính khoa học, thực tiễn,khả thi cao, nó được áp dụng vào sự phát triển nghệ thuật biểu diễn múađương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa Đó là thực tiễnkhoa học:

Thứ nhất, mới về đề tài nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại

trong thời kỳ hội nhập, bước đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghệ thuậtbiểu diễn MĐĐVN với năm thành phần cơ bản sáng tạo của sân khấu nghệthuật múa

Thứ hai, xây dựng cơ sở lý luận múa ngẫu hứng mang tính khoa học và

thực tiễn để hoàn thiện tác phẩm múa đương đại có giá trị khoa học, nghệ thuậtcủa thời đại mới

Thứ ba, áp dụng lý thuyết tiếp nhận và biến đổi: Nhất thể văn hóa, tiếp

biến nhân tố nghệ thuật ngoại sinh để làm giàu bản sắc dân tộc, múa đươngđại Việt Nam là một quy luật của sự phát triển nghệ thuật để phù hợp với ýthức xã hội của từng thời đại

Thứ tư, luận án đã chứng minh những khác biệt giữa hai phương pháp

nghệ thuật xây dựng tác phẩm, nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại với múađương đại, để nó trở thành tiêu chí lý luận phân loại trong việc thẩm định tácphẩm nghệ thuật và múa hiện nay

Nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN đểrút ra những nguyên lý cơ bản trong sáng tạo nghệ thuật diễn xuất của ngườidiễn viên; theo đó, luận án làm sáng tỏ nội hàm năm thành tố cơ bản của nghệthuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong mối quan hệ đồng sáng tạocảm xúc để hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật múa đương đại

10 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu

10.1 Ý nghĩa khoa học

Trang 16

- Dựa trên cơ sở tiếp thu tinh hoa múa dân tộc và nghệ thuật múa đươngđại nước ngoài, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận nghệ thuật biểu diễn múađương đại trong thời kỳ đổi mới, hội nhập từ 1986 đến 2016 Qua đó, đưa racác giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại như sau:

- Giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múa trong thời kỳ hội nhập

- Giải pháp tiếp nhận và biến đổi các nhân tố kỹ thuật múa ngoại sinh,Việt hóa thành nhân tố múa nội sinh

- Giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Namvới cấu trúc kỹ thuật công nghệ, công nghiệp biểu diễn để hội nhập

10.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Tạo động lực mới để phát triển nghệ thuật múa đương đại Việt Nam

- Xây dựng nền nghệ thuật biểu diễn múa Việt Nam tiên tiến, giàu bảnsắc dân tộc và tính quốc tế

- Luận án sẽ làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, cáctrường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo nghiên cứu nghệ thuật múa nóichung và múa đương đại Việt Nam nói riêng trong thời kỳ hội nhập, toàn cầuhóa

Trang 17

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI

1 Những nghiên cứu chung về nghệ thuật biểu diễn

Nghệ thuật biểu diễn trong thời kỳ hội nhập đã đổi mới phương phápnghệ thuật biểu diễn sân khấu, ngôn ngữ diễn viên trong mối quan hệ hànhđộng biểu cảm đồng diễn, đồng sáng tạo với nhiều loại hình nghệ thuật mới,điều mà trước đổi mới năm 1986 chưa từng xuất hiện trên sân khấu biểu diễnnghệ thuật múa hiện đại

Sau đổi mới, hội nhập, nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh các hìnhthức, thể loại: Từ đổi mới tác phẩm, nghệ thuật biểu diễn đã có cơ hội thểhiện theo phương thức nghệ thuật mới trên sân khấu trước công chúng trongthời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa

2 Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam thời kỳ hội nhập

Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam đã đổi mới kỹ thuật,kiến trúc sân khấu, nghệ thuật kỹ thuật diễn viên và biên đạo múa Về kỹthuật múa thay đổi từ bắt chước, mô phỏng, tái tạo hiện thực, mô tả, tự sự trữtình, phản ánh hiện thực của múa hiện đại đã trở thành một phương phápnghệ thuật của riêng múa hiện đại, múa đương đại bắt đầu bằng những thủpháp kỹ thuật, ngôn ngữ, nhịp điệu múa mới:

Thứ nhất, về ngôn ngữ, nhịp điệu, luật động, tuyến múa: Ngôn ngữ

hành động múa ngẫu hứng, vận động theo lực đàn hồi con lắc (nghĩa là lựccân bằng), ứng dụng vào mọi hành động, hành vi trong đời sống của conngười thành múa Hoặc múa hóa các hành động đời sống của con người đãkhái quát hóa thành động tác, ngôn ngữ múa đương đại trong sáng tạo cấutrúc thành tác phẩm múa để phục vụ công chúng

Thứ hai, mở rộng không gian sân khấu, thể hiện kỹ thuật, nhịp điệu âm

nhạc, nhịp điệu múa mang tính dân tộc và tính quốc tế

Trang 18

Thứ ba, sân khấu giàu tính kỹ thuật - khoa học công nghệ, đa phương

tiện nghệ thuật, đồng sáng tạo ngôn ngữ tác phẩm, đồng biểu cảm với ngườidiễn viên mang hiệu quả thẩm mỹ về cái đẹp của hình tượng tác phẩm nghệthuật múa, làm cho nó trở nên lung linh đa sắc màu văn hóa trong thế giớicảm xúc nghệ thuật của tác phẩm múa đương đại

Những thay đổi trong phương pháp nghệ thuật biểu diễn tác phẩm múasau đổi mới, hội nhập, nghệ thuật mang tính đại chúng, phục vụ đắc lực chođời sống của con người trong xã hội văn hóa, văn minh của thời đại mới.Nghệ thuật biểu diễn múa giàu bản sắc dân tộc và tính quốc tế, thể hiện sốngđộng tác phẩm múa thực và ảo, đề cao đa sắc màu văn hóa dân tộc Dưới đây

là những nghiên cứu chung về nghệ thuật biểu diễn

2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu múa nước ngoài

NCS đã nghiên cứu nhiều luận án, luận văn, hoặc các chuyên luận múađương đại ở trong nước và nước ngoài cho thấy có hai nhóm chính:

Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu múa đương đại thế giới

Nhóm thứ hai: Nghiên cứu múa đương đại Việt Nam

a) Sách chuyên khảo

Sách chuyên khảo về múa thế giới do còn hạn chế thông tin NCS chưasưu tầm được đầy đủ, nhưng có thể thống kê những cuốn sách tiêu biểu đãcông bố của một số nhà xuất bản ở nước ngoài gồm các cuốn sách như:

The first wave of postmodern dance của Sally Banes (Làn sóng đầu tiên của múa hậu hiện đại) Nơi xb: New York: Limelight Editions, năm

1986 Conton, Writings on Dance (Vũ đạo của Conton) Nơi xb: Luân Đôn, năm 1975 Flitch, J.E Crawford, Modern Dancing and Dancers (Múa và vũ công hiện đại của Flitch, J.E Crawford)- Nơi xb: Luân Đôn năm 1912 Vigman, Mary, The Language of Dance (Ngôn ngữ của điệu nhảy của Vigman, Mary) - Nơi xb: Đại học Báo chí Wesleyan, năm 1966 Live, And,

Trang 19

Contemporary dance (Múa đương đại) - Nơi xb: New York, năm 1978 Jordan, New contemporary and dance (Bước tiến mới của múa đương đại) - Nơi xb: Luân Đôn: Dance Books, tháng 12-1980 Deborah Jowitt, Dance Resize the drama review (Phê bình những vở kịch múa - Nơi xb: Luân Đôn: Dance Books, năm 1980 Contemporary imitation choreography (Tác giả, tác phẩm múa đương đại) [106]; Portrait of the United States (Chân dung nước Mỹ) [104]; Xã hội và các giá trị của Mỹ (Society and values American) [64]

Đây là những sách chuyên khảo về múa, các tác giả đã giới thiệu nét kháiquát tiêu biểu về hoàn cảnh ra đời của múa hiện đại từ bà Isadora Duncan, xuấthiện vào năm 1913, đến các tác giả Merce Cuningham, Graham, Limon, Release(Giải phóng cơ thể) của Emile Jacques Các diễn viên, biên đạo đã từng bướcphát triển múa hiện đại tiến lên múa đương đại

Sau đó, vào năm 1970 [68], ở New York nổi lên khuynh hướng mới,gọi là “sự nổi loạn” của múa diễn ra dưới sự bảo trợ của Nhà hát JudsonDance, do các tác giả biên đạo múa “thông minh, và bất kính”, họ muốn biểucảm ngôn ngữ múa bằng nghệ thuật hậu hiện đại Đó là các tác giả: YvonneRainer, Trisha Brown, Steve Paxton, David Gordon, Lucinda Childs, ElaineSummers, Robert Rauschenberg, Alex Hay, Deborah, Simone Forti

Nhóm tác giả biên đạo này đã tạo thành những làn sóng nghệ thuật múahậu hiện đại đầu tiên trên đất nước Hoa Kỳ và làm đổi mới nền nghệ thuậtmúa đương đại, sang đến những năm đầu thế kỷ XXI được coi là chuẩn mựccủa thời đại công nghệ, công nghiệp văn hóa trong nghệ thuật biểu cảm thôngtin ký hiệu học

Tuy vậy, khi mới ra đời múa hậu hiện đại bị không ít nhà lý luận lêntiếng như một số công trình dưới đây:

Gordon Gow: Contemporary Dance and Actor in Survival in England

in 1972 (Múa đương đại và diễn viên trong sự sống còn ở Anh năm 1972) của

Trang 20

Gordon Gow - năm 1972 Manipulation: Motion, năm 1981(chuyển động) của Manipulation, năm 1981 New Dance (Múa mới) của Arctic los Kathy Elgin,

năm 1984 Về các luận án, NCS không có điều kiện tiếp cận thông tin, nênchưa thể sưu tầm, khai thác được nhất là những đề tài luận án mới về múađương đại của Anh, Mỹ và nhiều nước trên toàn cầu vào những năm đầu thế

kỷ XXI

Nhưng những cuốn sách nghiên cứu, hoặc bàn về lịch sử múa của Ann

Cooper Albright: Choreographing Difference: The Body and Identity in Contemporary Dance, năm 1977 (Những khác biệt trong biên đạo múa và cơ thể trong bản sắc múa đương đại), Philippe (nhà lý luận người Pháp): Talk about Contemporary Dance, năm 2011 (Nói về múa đáng kinh ngạc, năm 2011), Nelei Hulu ika Wiki: The Language of The mock Dance in 2009 (Ngôn ngữ những điệu nhảy trong múa, năm 2009) Các lớp học về ballet cổ điển, một cuốn sách cho giáo viên và công ty công cộng của Ba Chin Xkai A, Nhảy múa và các bài hát nhảy xung quanh, NXB Moscow, năm 1980 của Gayle Kassing Danielle M.Jay, Phương pháp giảng dạy múa và thiết kế chương trình giảng dạy, của lớp K12 Dance giáo dục, Gruber-R.r.Gruber múa cổ điển, Mikhail Epstein: Những điệu nhảy châu Phi, bởi Macmillan Publishing

Company

Những cuốn sách trên là những công trình nghiên cứu về múa của giới

lý luận: Đức, Mỹ, Anh, Nga (người Nga ở Mỹ) đã giới thiệu khái quát về sựphát triển múa đương đại, múa hậu hiện đại Qua đó, cho thấy sự ra đời, pháttriển múa hậu hiện đại trải qua nhiều biến cố của dư luận trong giới phê bìnhnghệ thuật, sau đó mới được công nhận là một bước tiến mới của nghệ thuậtmúa đương đại, múa hậu hiện đại đã mở ra trào lưu và nền nghệ thuật múahậu hiện đại - Nó là nghệ thuật của thế kỷ XXI

Qua đó, các nhà lý luận đã chỉ ra một tầm nhìn tổng quan các xu thế múađương đại, múa hậu hiện đại tại các nước: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Australia , có

Trang 21

tác phẩm thành công, có trào lưu tác phẩm chưa đạt, bởi nó chỉ mang tính hìnhthức sáo rỗng không được công nhận trong giới nghiên cứu và công chúng ởcác nước phát triển.

Dù lượng thông tin thu được chưa bám sát thực tiễn múa mấy năm gầnđây, nhưng qua những công trình trên, NCS đã đánh giá được cụ thể cáckhuynh hướng múa hiện đại, múa đương đại, múa hậu hiện đại đang phát triển

ở Mỹ cùng các nước phương Tây và châu Âu Những cuốn sách chuyên luận

đó đã giúp cho NCS có cái nhìn tổng quan về nghệ thuật múa của thế giớiđang thịnh hành ở nhiều nước và mang tầm ảnh hưởng trên toàn cầu với cáctrường phái nghệ thuật múa đương đại, múa hậu hiện đại, phát triển ấn tượng

và sôi động trên thế giới

Phần kỷ yếu hội thảo ở Mỹ và nhiều nước chưa thể khai thác được, vì

họ rất hiếm khi hội thảo nghệ thuật, thường tổ chức trao đổi các chuyên đềhẹp, nên khó thấy các tư liệu hội thảo Theo tư liệu mà NCS hiện có thì duynhất một lần các biên đạo múa tổ chức hội thảo lần đầu tiên tại Mỹ, do biên

đạo múa Anna Halprin và Doris Humphrey tổ chức với tiêu đề: Mobile Scotland Ballet (Di động của Scotland Ballet), cuộc hội thảo diễn ra vào ngày

16-9-1974, họ không in kỷ yếu như ở nước ta [106, tr.87], còn lại thường tổchức trao đổi hội thảo, không in thành sách tư liệu Các nước phát triểnthường tổ chức các seminar về nghiên cứu, họ cho đây là một báo cáo chuyên

đề tuyệt vời để trao đổi, hội thảo, mọi người trao đổi sâu sắc về một chuyên

đề khoa học mang lại hiệu quả cao khi nhận định về các trào lưu, hay mộthình thức múa mới ra đời Qua trao đổi học thuật khoa học sâu sắc về một vấn

đề như múa hiện đại, múa hậu hiện đại… trong seminar đó ai cũng được bày

tỏ quan điểm với các ý kiến tiếp cận đa chiều để tiếp tục hay ngừng khôngnên phát triển một trào lưu nghệ thuật múa Thường ở Mỹ sau cuộc hội thảotrao đổi như thế có những trào lưu múa bị ngừng tiếp tục, vì nó đã khôngđược sự đồng thuận của giới chuyên môn nên lan tỏa vào công chúng và

Trang 22

không có đất để tồn tại Sau đây là những tác phẩm múa hiện đại Mỹ đã đượcgiới lý luận và công chúng đón nhận.

b) Một số tác phẩm múa hiện đại tiêu biểu của Mỹ

Trên thế giới hiện nay có khoảng 500 nhà biên đạo múa được côngchúng biết đến [106], nên chỉ có thể kể ra một số tác phẩm múa tiêu biểu củanhững tác giả về sự sáng tạo nghệ thuật trong một giai đoạn lịch sử của cáckhuynh hướng nghệ thuật như những vở múa hiện đại, múa đương đại và múahậu hiện đại

Các tác phẩm múa hiện đại mang tinh thần sáng tạo nghệ thuật của thờiđại kinh tế công nghiệp nặng:

Epssive Dance (Điệu múa biểu cảm), hoặc Vũ điệu biểu cảm, năm 1913 của Isadora Duncan, Revival (Hồi sinh) của Cunningham, năm 1953, Museum Event No.1 (Sự kiện số 1) của Cunningham, năm 1964

c) Những tác phẩm mở đầu múa đương đại tiêu biểu của Mỹ, Pháp, Đức, Ý…

Nowhere (Hư không) 1970 của Cunningham, Windhover: Kestral in

1972 (Chim cắt), năm 1972 của Windhover, Blue (Màu xanh da trời), năm

1974 của Schubert, Fragments (Những mảnh vỡ), năm 1974 của Richard Alston, Apolo (Thần mặt trời), năm 1970 của Michael Clark, Rosemary Butcher: Observer, năm 1980 (người quan sát), Imprint (Dấu ấn) của Rosemary Butcher, Lesly-Anne Sayers: After the last sky (Sau bầu trời cuối cùng), năm 1996 của Lesly-Anne Sayers, Judith Jamison Cry, năm 1988, (Tiếng kêu), Revention (Sách khải huyền), năm 1989 của Judith Jamison.

Biên đạo, diễn viên múa nổi tiếng Mỹ: Robert Moses: Union Fraternal, năm

2008, Speech, năm 2016 (Lời nói)

Những vở kịch múa nêu trên của Mỹ, Australia, Pháp, Ý, Nhật đãphản ánh hiện thực phong phú, cảm xúc về con người trong xã hội đương đại,

Trang 23

bằng nhiều phương pháp nghệ thuật khác nhau để biểu hiện cái đẹp của ngônngữ hình tượng múa đương đại và múa hậu hiện đại Múa đương đại của cácnước phát triển biểu cảm phong phú nội dung, hình thức nghệ thuật, về nộidung từ hoài niệm đến tâm trạng bất an của con người trong xã hội đương đại.

Phần độc đáo của những điệu múa Ấn Độ: Điệu Kathak (Một câu chuyện), Kathakali Mohiniattam, Ossi, Bhangra, Garba (tứ tấu), Lamani (ngũ tấu), Bollywood (múa bụng), Kịch múa Bharatanatyam

Đặc trưng của những tác phẩm múa Ấn Độ mang đến vẻ đẹp cơ thể conngười bằng những động tác mềm dẻo như múa tự sự, kể chuyện bằng ngônngữ tạo hình trên hai bàn tay, hay múa bụng, múa uốn dẻo Ngôn ngữ và cácchuyển động động tác múa tinh xảo, điêu luyện của vũ công Ấn Độ đã tạo ra

vẻ đẹp của nghệ thuật múa dân gian, hoặc múa đương đại điêu luyện vàchuyên nghiệp

Các vở múa trên đã thể hiện nhiều khuynh hướng sáng tác, biểu diễnmúa đương đại ở Anh, Pháp, Mỹ, Australia, Ấn Độ đang phát triển đạichúng hóa, pha trộn ngôn ngữ múa chuyên nghiệp với ngôn ngữ, nhịp điệucác điệu nhảy bình dân với múa ngôn ngữ kịch hình thể mang nội dung tinh

thần thời đại như các vở múa: Thời gian, Đổ bộ, Rùng rợn, Bến đỗ Múa

đương đại những năm cuối thế kỷ XX đã mở đường cho một thời kỳ mới vềbiểu cảm nội dung, hình thức thể loại và nghệ thuật biểu diễn múa

Những tác phẩm múa đương đại của các nước phát triển sang nhữngnăm đầu thế kỷ XXI, biểu hiện nội dung phong phú về phản ánh cảm xúc đờisống của con người, xã hội và trong thế giới tự nhiên trên các mặt:

Cảm xúc, tâm trạng bất an của con người đương đại

Những chuẩn mực về lẽ sống của con người với tổ quốc, quê hương và

xã hội

Phản ánh vấn đề chính trị, xã hội Mỹ và các quốc gia khác

Trang 24

Múa đương đại của Mỹ và các nước phát triển đã mang nội dung phảnánh đối tượng cảm xúc về tự nhiên và xã hội các tác phẩm đã nói về cảmxúc nội tâm của con người trong xã hội đương đại Về nghệ thuật múa thểhiện đa phong cách, hướng đến ngôn ngữ, nhịp điệu múa của chủ nghĩa hậuhiện đại, tự nhiên chủ nghĩa, ấn tượng, trừu tượng, ẩn dụ, siêu thực Nộidung ngôn ngữ, phương pháp tạo hình nghệ thuật múa, thể hiện múa là nghệthuật của cái đẹp tạo hình điêu khắc cơ thể của con người về: Nghệ thuật thịgiác trên sân khấu biểu diễn: nghe - nhìn.

2.2 Nhóm thứ hai: Công trình nghiên cứu múa trong nước

2.2.1 Công trình nghiên cứu của nước ngoài về múa đương đại Việt Nam a) Luận án nghiên cứu về múa ở Việt Nam

Các nhà nghiên cứu lý luận nghệ thuật múa nước ngoài nghiên cứu vềmúa đương đại Việt Nam còn ít được biết đến và khó phổ biến, có thể do rào cảnngôn ngữ, hoặc hạn chế thông tin Hiện nay, NCS mới sưu tầm được một luận án

của bà Cheryl Frances Stock nghiên cứu múa đương đại Việt Nam: Making interal dance in Vietnam (1999) tạm dịch: Làm vũ điệu nội tại Việt Nam (1999).

Tóm tắt nội dung luận án của bà Cheryl Frances Stock nêu lên kháiquát sơ bộ múa truyền thống Việt Nam phát triển từ chuyên nghiệp hiện đạilên đương đại, có sự khác biệt quan điểm về múa và những người sáng tác,biểu diễn múa Việt Nam so với cảm nhận của bà Cheryl Frances Stock trongthực tiễn thời gian làm việc ở các đơn vị múa tại Việt Nam Nhận định của bàcăn cứ vào những buổi dựng múa sáng tạo, biểu diễn với các diễn viên múaViệt Nam ở Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi Trẻ, Trường Caođẳng Múa Việt Nam (nay là Học viện Múa Việt Nam), bằng con đường hợptác văn hóa để giao lưu, hội nhập nghệ thuật, thông qua các dự án văn hóanghệ thuật tại nhà hát và một số đơn vị nghệ thuật ở Hà Nội

Trang 25

Theo bà thì nghệ thuật múa Việt Nam đã đổi mới từ nghệ thuật đến vănhóa xem múa của công chúng Múa đương đại là một bước phát triển dài trongvăn hóa, nghệ thuật và múa của con người Việt Nam vào thời kỳ hội nhập, toàncầu hóa.

b) Những tác phẩm múa đương đại được sáng tác ở Việt Nam

Những tác phẩm đầu tiên mở đường hình thành thẩm mỹ múa đươngđại trong công chúng là một xu thế nghệ thuật múa mới của biên đạo múaCheryl Frances Stock dàn dựng một số tác phẩm do Nhà hát Nhạc Vũ kịchViệt Nam, Học viện Múa Việt Nam và Nhà hát Tuổi Trẻ công diễn trên sânkhấu biểu diễn ở Hà Nội

Biên đạo Cheryl Frances Stock công diễn các vở: Qua miền đất lạ, năm

1989, Đất và nước, năm 1991, Những người bạn đồng hành -1993, Em, người con gái Việt Nam -1996, Qua mắt Phượng Hoàng -1998 Tác phẩm Qua miền đất lạ, nội dung tác giả muốn mang đến thông điệp về sức mạnh tiềm năng

nội lực của con người về những thách thức, đối đầu cuộc sống nhưng bằngngôn ngữ, hình tượng biểu trưng của múa đương đại, lại là lần đầu tiên đượcxem những hình thức nghệ thuật biểu hiện ngôn ngữ múa biểu cảm mới, nêncông chúng chưa thể tiếp nhận hết như mong muốn của tác phẩm Nhìnchung, những tác phẩm múa kể trên của bà Cheryl Frances Stock đưa ra biểudiễn lần đầu còn xa lạ với công chúng Việt Nam, mọi người có cảm nhận khóhiểu về nội dung của từng tác phẩm múa mà bà muốn chuyển tải nội dung củatừng vở kịch múa đến khán giả Khán giả và cả giới chuyên môn còn bỡ ngỡ

về nghệ thuật, ngôn ngữ hình tượng, biểu cảm, biểu trưng múa trong các tácphẩm múa của bà Cheryl Frances Stock từ Australia vào Việt Nam trongnhững vở múa biểu diễn lần đầu còn mới lạ

Biên đạo Ea Sola Thủy Việt kiều ở Pháp về nước đã công diễn một số

tác phẩm tại Pháp và Việt Nam, gây sóng gió dư luận xã hội: Hạn hán và cơn

mưa (1995), biểu diễn tại cuộc Liên hoan Múa quốc tế Edinburgh tại Anh

Trang 26

quốc được giải xuất sắc, dư luận hâm mộ và ngợi ca, sau đó lưu diễn tại Việt

Nam và các nước châu Âu Tiếp đến vở Cánh đồng âm nhạc (1995), Hạn hán

và Cơn mưa 2 (1996), Khúc nguyện cầu (1996), Ngày xửa ngày xưa (1997)

Những tác phẩm sáng tác và biểu diễn của hai biên đạo múa khi biểudiễn trước khán giả Việt Nam thường chiếm được thiện cảm của công chúng,tuy nhiên, lần đầu có tác phẩm bị lên án và hiểu sai về giá trị nghệ thuật, tinhthần văn hóa của tác giả nói về con người, đất nước Việt Nam Thành công

chính của những tác phẩm múa mới lạ như Qua miền đất lạ, Đất và nước, Hạn hán và cơn mưa lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng những trào lưu nghệ

thuật múa mới của các nước tiên tiến, nó mang đến một thế giới quan nghệthuật đa chiều, tạo ra lớp khán giả xem múa đương đại, đây là hạt nhân tiên tiếndẫn đến “nhập khẩu” hình thức múa mới vào Việt Nam sau đổi mới, hội nhập.Những tác phẩm múa ấy đã đặt nền móng cho múa đương đại Việt Nam ra đời,

và phát triển một nền nghệ thuật đứt đoạn quá khứ [63] để từng bước trở lạimúa mang bản sắc văn hóa nghệ thuật dân tộc và tính quốc tế

2.2.2 Những công trình đã nghiên cứu về múa đương đại Việt Nam ở trong nước

a) Những luận án, luận văn nghiên cứu về nghệ thuật múa

Những công trình nghiên cứu chuyên biệt về nghệ thuật múa đương đạiViệt Nam có nhiều luận án, luận văn và các chuyên luận, tại mục [8,9,10 ].Với trên 40 luận án, luận văn nghiên cứu về nghệ thuật múa của các tác giả

nghiên cứu về nhiều mặt hoạt động nghệ thuật như: Lịch sử nghệ thuật múa Việt Nam; Sự kế thừa, phát triển múa dân gian vào múa hiện đại; Những ảnh hưởng của múa cổ điển châu Âu vào nghệ thuật múa Việt Nam

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đề tài cấp Bộ vềmúa và các chuyên luận trao đổi học thuật như các tiểu luận của tác giả Lê

Ngọc Canh: Luận bàn về thuật ngữ Múa hiện đại và đương đại, theo ông,

Trang 27

múa đương đại là những tác phẩm múa mang đặc trưng là sản phẩm văn hóatinh thần của nhân dân Nghiên cứu múa đương đại còn nhiều chuyên luận,

luận án chuyên biệt khác như của tác giả Ứng Duy Thịnh: Múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp Việt Nam [79] đề cập về tiến trình phát

triển múa chuyên nghiệp đương đại Việt Nam

Nội dung luận án trình bày các khái niệm về múa dân gian, múa chuyênnghiệp Tác giả đi sâu phân tích đặc điểm, tính chất múa dân gian, tính hiệnthực, tính thiêng, nguyên tắc cấu trúc tác phẩm múa dân gian… Tác giả nêukhái quát múa dân gian các dân tộc có tính chất quy luật chung:

Tính cân đối, tính lặp lại các động tác, tính ngũ tương, tính cặp đôi.Tác giả làm rõ những khác biệt múa dân gian với múa chuyên nghiệp,múa dân gian sáng tạo tập thể mang nội dung sinh hoạt văn hóa cộng đồng cưdân nông nghiệp, sáng tác tập thể lưu giữ trong nhân dân là môi trường tồn tạinghệ thuật múa dân gian các dân tộc, gắn với đời sống văn hóa tâm linh,phong tục lễ hội, tôn giáo

Kết quả luận án đưa đến cái nhìn tổng quan các khái niệm về nghệ thuậtmúa, múa dân gian, múa chuyên nghiệp Việt Nam ra đời gần 70 năm (1951-2018), tồn tại, phát triển thành đội ngũ tác giả sáng tác, diễn viên lớn mạnh vềchất lượng và số lượng được công chúng đón nhận

Luận án: Múa dân gian người Việt vùng châu thổ sông Hồng của Phạm

Anh Phương [65] đã giải quyết các yếu tố múa dân gian truyền thống củangười Việt vùng châu thổ sông Hồng Sau đó tác giả nêu lên những ảnhhưởng múa đương đại Việt Nam sau đổi mới, hội nhập từ các trào lưu múađương đại vào làm nhiều tác phẩm múa thiếu bản sắc văn hóa nghệ thuật dântộc Tác giả đưa ra mô hình múa đương đại Việt Nam kế thừa, phát triển múadân gian người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ góp phần xây dựng nền nghệthuật múa Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc hiện đại

Trang 28

Luận án của Phạm Anh Phương đã tập trung làm rõ những nội dungchính như sau:

- Tổng quan về múa dân gian người Việt vùng châu thổ sông Hồng;

- Những yếu tố truyền thống và hiện đại của múa dân gian người Việt

vùng châu thổ sông Hồng

- Kế thừa và phát triển múa dân gian người Việt vùng châu thổ sông

Hồng trong thời đại hiện nay

Kết quả của luận án đã góp phần vào việc xem xét thực trạng múa dângian người Việt vùng châu thổ sông Hồng, đưa ra những giải pháp hiệu quảtrong việc thực hiện chính sách về kế thừa, phát triển những yếu tố nhân văncủa múa dân gian vào tác phẩm nghệ thuật múa đương đại Luận án đã giảiquyết căn cơ cốt yếu của sự kế thừa, phát triển múa đương đại Việt Nam, pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc, hội nhập trong đa dạng sắc màu nghệ thuật múa

Lê Hải Minh (2018), Múa đương đại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nghệ

thuật, Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội

Luận án phần đầu, nói về sự ra đời múa hiện đại, phân tích rõ: Múahiện đại trong những năm đầu thế kỷ XX, tác giả đã nhận định: “Một phần đểphản ứng với truyền thống, mặt khác với hình thức kỹ thuật cao trong múaballet” “Dù ở trong trường phái nào thì múa hiện đại cũng muốn thoát khỏinhững gì chuẩn mực thuộc về múa cổ điển châu Âu Song, múa hiện đại vẫndựa vào những yếu tố cơ bản của ballet cổ điển, bởi nó là nền tảng, là cơ sở

để hình thành và phát triển múa hiện đại, múa đương đại”[52]

Tác giả chia thành ba giai đoạn phát triển múa hiện đại: giai đoạn 1: rađời múa hiện đại - năm 1900, giai đoạn 2: năm 1930, giai đoạn ba 1945 [52,tr.28].Tại mục 1.2.1.4, tác giả nói về múa hậu hiện đại ra đời tại Mỹ vào năm

1960 -1970, theo tác giả nhận định: “là cuộc nổi loạn chống lại ý tưởng và giảđịnh truyền thống, và đưa nghệ thuật nói chung, nghệ thuật múa nói riêng lên

Trang 29

cấp độ mới” [52, tr.29] Theo tác giả nhận định, thì múa đương đại thế giới

“phát triển từ múa hiện đại lên đương đại đã kế thừa tinh hoa và đề cao yếu tố

cá nhân”

Kết quả của luận án: sau khi phân tích về múa hiện đại, múa đương đại,múa hậu hiện đại của thế giới, tác giả nói về múa đương đại Việt Nam, giaiđoạn ba (2008-2014), là “sự thoái trào của những tác phẩm múa đương đạiViệt hóa ở Việt Nam” Tác giả không đưa ra nguyên nhân vì sao? Nhưng theotác giả của luận án thì múa đương đại Việt Nam trên con đường hội nhập vàgiao thoa văn hóa cũng biến đổi ngôn ngữ, kỹ thuật, phản ánh đa sắc màu vănhóa xã hội Việt Nam mang tính quốc tế và đổi mới trong âm nhạc Tuy nhiên,luận án không tránh khỏi một số nhận định chủ quan như “sử dụng phần mềmmáy tính cho ca khúc chỉ là phương tiện để soạn hòa âm, do đó không gọi là

âm nhạc đương đại.” Vậy là âm nhạc gì? Bởi đây là bước tiến mới của âmnhạc đương đại, khi nhạc sĩ sử dụng phần mềm máy tính để soạn hòa thanh,phối khí nhanh gọn, biết hiệu ứng âm thanh ngay Hoặc nhận xét về “thoáitrào của những tác phẩm múa Việt hóa” chưa đủ cơ sở, vì như thế múađương đại Việt Nam sẽ dừng ở đâu? hay đi về đâu? Kết quả sự Việt hóa múađương đại sẽ như thế nào

Nhưng dù tiếp nhận dưới góc độ nào thì đây là một luận án có nhiềuđóng góp mới cho ngành múa với những nhận định khoa học về múa hiện đại,múa đương đại, có đôi điều về âm nhạc, và múa hậu hiện đại điều mà nhiềungười còn đang lo sợ không dám bàn đến nghệ thuật hậu hiện đại và múa hậuhiện đại ở Việt Nam hiện nay

Hà Thái Sơn (2014), Ứng dụng ngôn ngữ múa hiện đại trong sáng tác múa ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu, Thư viện Trường

Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội

Luận văn đã có nhận định khoa học ngắn gọn, cô đọng về nghiên cứumúa hiện đại phát triển từ năm 1900 đến bao giờ thì chưa được xác định Tác

Trang 30

giả đã phân tích mấy đặc điểm của múa hiện đại trong chương 1, thứ nhất làxây dựng ý tưởng tác phẩm múa, thứ hai, cấu trúc không gian múa, thứ ba,tính mở trong múa hiện đại để diễn viên đắm mình vào nhân vật của tác phẩmmúa hiện đại Qua đó, nêu lên đặc trưng múa hiện đại:

Tự do sáng tạo, kỹ năng điều hòa năng lượng cơ thể của người diễnviên, kỹ thuật ứng dụng cơ chế chuyển động trong không gian sân khấu, tạo racác mối quan hệ về cảm nhận cơ thể với bạn diễn của múa hiện đại

Chương 2, tác giả đưa ra các ứng dụng của múa hiện đại kết hợp vớimúa ballet cổ điển châu Âu về sự chuẩn mực quy cách tinh tế vào tác phẩmmúa đương đại Theo tác giả thì múa hiện đại đã giúp ích nhiều cho sự ứngdụng và phát triển múa đương đại Việt Nam hiện nay Tác giả có đôi chỗnhầm lẫn khi chọn lấy mốc múa hiện đại ra đời năm 1900 là thế kỷ XIX xuấthiện mỹ thuật hiện đại, vì sự tác động của các họa sĩ hiện đại vào nhiều vũcông thời ấy, nên bà Isadora Duncan (1878-1927) đã khởi xướng ra múa hiệnđại vào năm 1913 tại Mỹ với tác phẩm múa hiện đại công diễn lần đầu tiên:

Vũ điệu biểu cảm [107] Sau đó, các học trò cùng chồng của bà là Martha

Graham vào năm 1927 đã cách tân múa hiện đại bằng cách nhấn mạnh cácchuyển động không gò ép (tức là chuyển động tự nhiên của cơ thể con người)

thay cho những tư thế của múa ballet cổ điển trong vở kịch múa: Mùa xuân ở Appalachia (Nghệ thuật đặc trưng của nước Mỹ, nguồn dẫn từ cuốn Chân

dung nước Mỹ [105, tr.83]) Tác giả còn nhầm lẫn thiếu rõ ràng khi sử dụngkhái niệm thuật ngữ hiện đại với đương đại trong những tác phẩm múa, khitác giả nhận định: “Múa hiện đại không còn phức tạp, ngôn ngữ động tác khóhiểu, lạnh lùng, có phần bạo lực và xa lạ”[95] Đây là ngôn ngữ của múa đươngđại chứ không phải múa hiện đại, bởi múa hiện đại có ngôn ngữ động tác: cáchđiệu, ước lệ, mô tả, mô phỏng, bắt chước hiện thực, nên nó không lạnh lùng,phức tạp và khó hiểu như múa đương đại Ngoài một số khiếm khuyết nhỏ, thìđây là một luận án mang đến nhiều đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát

Trang 31

triển múa đương đại Việt Nam, giúp ích cho công chúng và sinh viên hiểu rõmúa hiện đại với những giá trị của một nền nghệ thuật đã đi vào lịch sử quákhứ của các nước phát triển, còn ở nước ta thì nó đang tồn tại cùng múa đươngđại, vì người dân quen xem những tác phẩm có câu chuyện, tính kịch, mâuthuẫn xung đột

Trần Văn Hải (2008), Múa hiện đại Việt Nam và phương hướng phát triển, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu, Trường Đại học Sân khấu Điện

ảnh Hà Nội

Luận văn Múa hiện đại Việt Nam và phương hướng phát triển của Trần

Văn Hải đã nhận định chung: Khái niệm, khái quát sự ra đời, phát triển múahiện đại, đặc trưng, tính chất của các thể loại múa hiện đại thế giới và đề raphương hướng phát triển cho múa hiện đại Việt Nam

Phạm Hồng Hải (2016), Sự tiếp nhận múa cổ điển châu Âu trong sáng tác múa ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu, Trường Đại học

Sân khấu Điện ảnh Hà Nội

Luận văn Sự tiếp nhận múa cổ điển châu Âu trong sáng tác múa ở Việt Nam của Phạm Hồng Hải [20], tác giả nhận định chung: Khái quát sự ra đời,

phát triển múa cổ điển châu Âu, đặc trưng, đặc điểm múa ballet cổ điển châu

Âu chủ yếu nói về múa ballet của Nga Tác giả phân tích sự phát triển múa cổđiển châu Âu ra đời ở các nước: Italia phát triển sang Pháp, Nga, Mỹ, Anh…

có các trường phái mang tính đặc trưng ngôn ngữ múa và tư tưởng nội dung

đề tài trong tác phẩm múa ballet khác nhau

Qua các công trình, chuyên luận, luận án, luận văn về múa đương đạicủa thế giới và Việt Nam, các tác giả có quan điểm chung:

Múa đương đại thế giới phát triển nhiều trường phái, nội dung tácphẩm, kỹ thuật múa đỉnh cao Các tác giả nghiên cứu múa đương đại ViệtNam đề cập đến tiếp thu một số kỹ thuật múa ballet cổ điển để chuyển động

Trang 32

của cơ thể con người ứng dụng vào kỹ thuật múa… thành công trong nhiềutác phẩm.

Tổng quan những luận án, luận văn, chuyên luận trong và ngoài nước

đã nghiên cứu về múa đương đại nói chung và múa đương đại Việt Nam nóiriêng, NCS chưa thể tổng kết cập nhật hết Nhưng dưới góc nhìn biến đổingôn ngữ, văn hóa nghệ thuật múa đương đại, hầu hết các luận án, luận văn

đã nghiên cứu thì chưa có bất kỳ đề tài nào nghiên cứu về nghệ thuật biểudiễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

b) Những công trình sách chuyên khảo, chuyên đề hội thảo

Ngoài các luận án, luận văn nghiên cứu về múa, còn nhiều công trìnhcông bố thành sách đã xuất bản 57 cuốn sách về nghệ thuật múa (tư liệu doNCS cập nhật), chuyên về nghệ thuật múa đủ các thể loại, như:

Sách nghiên cứu về múa: Đại cương nghệ thuật múa của tác giả Lê

Ngọc Canh [8] Nội dung cuốn sách nói về nguồn gốc, tiến trình hình thành,

ra đời phát triển các thể loại múa, đặc trưng nghệ thuật múa Những cuốn sáchnghiên cứu khác như:

Sách về nghiên cứu lịch sử: Lịch sử nghệ thuật múa Việt Nam của Lê

Ngọc Canh [9] đã khái quát tiến trình múa Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử

từ dựng nước đến Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cuốn sách Tính dân tộc trong tác phẩm múa của NSND Thái Ly, sách

nghiên cứu của diễn viên múa, nhà nghiên cứu Bùi Thu Hồng [33] Tác giả đãgiải quyết các khái niệm về tính dân tộc quan hệ logic với bản sắc văn hóadân tộc và tính quốc tế trong tác phẩm múa hiện đại của Thái Ly Từ đó, tácgiả khẳng định những tác phẩm múa của Thái Ly mang bản sắc dân tộc, từnội dung đến cấu trúc hình thức tác phẩm nghệ thuật múa hiện đại Đây làmột công trình nghiên cứu khoa học phát hiện phong phú về nhiều mặt nghệthuật múa như ngôn ngữ múa, nội dung tác phẩm, tính dân tộc, và tính quốc

Trang 33

tế… Vào thời gian ấy mà tác giả đã phát hiện ra tính quốc tế trong tác phẩmmúa của Thái Ly, thực sự là một nhà nghiên cứu tài năng Cuốn sách của tácgiả còn giúp ích các biên đạo, diễn viên, sáng tác, biểu diễn tác phẩm múagiàu bản sắc dân tộc và tính quốc tế để giao lưu, hội nhập nghệ thuật múatrong thời hiện đại và thời toàn cầu hóa, quốc tế hóa.

Phần tổng quan, NCS đã thống kê các công trình, đề tài nghiên cứu và sốsách ở trên, còn lại hầu hết là các cuốn sách nói về nghệ thuật biểu diễn sân

khấu: chèo, tuồng, sân khấu dân gian, hoặc kịch nói như cuốn: Nghệ thuật biểu diễn hiện thực tâm lý [69] của tác giả Đình Quang, nói về ngôn ngữ nghệ thuật

sân khấu hiện thực tâm lý, hành động kịch và sự thể hiện của người diễn viêndiễn tả nhân vật kịch mang đến cảm giác chân thực và niềm tin cho khán giả

Cuốn sách: Cơ sở văn hóa học của nghệ thuật biểu diễn của Trần Trí Trắc

[87], nói về nghệ thuật biểu diễn mang dấu ấn văn hóa trong từng giai đoạn lịch

sử đất nước Tác giả chỉ điểm qua các loại hình nghệ thuật: chèo, tuồng, kịchnói, múa, âm nhạc, xiếc không thể đi vào sân khấu biểu diễn múa Thông quatác phẩm bằng nghệ thuật biểu diễn của người diễn viên, tác giả cho rằng nó đã

để lại ấn tượng văn hóa của mỗi giai đoạn lịch sử đất nước trong khán giả

Cuốn sách: Giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn (Kỷ yếu) [56], của

17 tác giả tham luận, trao đổi về thực trạng nghệ thuật biểu diễn sân khấu gồmcác thể loại: kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca, nổi lên mấy hạn chế

về cơ sở vật chất và mặt trái của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến NTBD

Duy nhất có tham luận của tác giả Chu Thúy Quỳnh nêu: Nghệ thuật múa những trăn trở, bàn về nghệ thuật múa đầu thế kỷ XXI, bà khẳng định

“Múa đến với công chúng là nhờ vào người biểu diễn nghệ sỹ diễn viên” Sau

đó, bà tâm sự trăn trở về nghề của người diễn viên múa, về sự phát triển nghệthuật múa mang lại nhiều thành công trong tác phẩm và sự chinh phục côngchúng của người diễn viên biểu diễn múa

Trang 34

Về chuyên đề hội thảo có một số kỷ yếu như: Kỷ yếu hội thảo khoahọc:

1.Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa Việt Nam, do Hội Nghệ

sĩ Múa Việt Nam phát hành năm 2012 [60]

2 Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa Việt Nam, do Hội Nghệ

sĩ Mua Việt Nam phát hành, năm 2013 [61]

3.Tuyển tập tập 1 - tập 2, gồm nhiều chuyên luận do Hội Nghệ sĩ múaViệt Nam phát hành, năm 2013 [61]

4.Nhiều tác giả (2006), Giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn, Nxb

Sân khấu, Hà Nội [56]

5.Trần Trí Trắc (2015) [87], Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, Nxb Sân khấu, Hà Nội

Các sách chuyên khảo: Ngoài 57 cuốn sách đã xuất bản về nhữngnghiên cứu nghệ thuật múa và hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

đã nghiệm thu loại khá, loại xuất sắc Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã có sáchxuất bản như: Đặng Hùng, Trần Phú, Hoàng Túc, Bùi Thu Hồng, Trường Sơn(Thanh Đức), Phạm Thị Điền, Phùng Hồng Quỳ… Tuyển tập những bài viết

về nghệ thuật múa Việt Nam [63]: Tập 1 gồm 82 chuyên luận, trong đó 21 bàinói về múa đương đại; Tập 2 gồm 82 bài, trong đó 22 bài bàn về múa đươngđại, có một bài của Chu Thúy Quỳnh nói về nghệ thuật biểu diễn, còn lại cácbài trao đổi về múa đương đại Việt Nam về tính dân tộc, tiếp thu múa ballet

cổ điển châu Âu, sáng tác múa

Qua phần dẫn chứng những tác phẩm, chuyên luận nghiên cứu và cácbài báo của nhiều tác giả đã tạo ra một phông khảo cứu rộng từ sân khấu biểudiễn đến văn hóa của các loại hình nghệ thuật trong diễn xuất của người diễnviên Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về múa hiện đại trong nước

và thế giới, như đã đề cập với nhiều tác phẩm múa hiện đại và múa đương đại

Trang 35

thành công được công chúng nồng nhiệt đón nhận trên sân khấu biểu diễnnghệ thuật múa.

2.2.3 Tác phẩm múa hiện đại và múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Sự ra đời, phát triển múa hiện đại Việt Nam ngay từ ngày đầu tiên, nhiềutác phẩm múa dân gian các dân tộc được sưu tầm, chỉnh biên phát triển vào sáng

tác nâng cao như: Múa Chuông, Múa Trống, Múa Ô, Múa Nón…Sau này là múa thiếu nữ Chăm, múa quạt (múa fi zền Chăm, múa Đoa phụ Chăm ) Đây là

những tác phẩm múa dân gian hiện đại có hai loại (hoặc hai hình thức): Loại thứnhất, là múa dân gian sưu tầm, cải biên nâng cao mang tính chuyên nghiệp, hiệnđại Loại thứ hai, các biên đạo sáng tác dựa trên môtip, nhịp điệu, hoặc khai thácchất liệu múa dân gian phát triển thành tác phẩm múa chuyên nghiệp hiện đại

Những sáng tác tác phẩm múa dân gian ấy đã phục vụ cách mạng khángchiến và trong xây dựng đất nước, nó thực sự đã đi vào đời sống văn hóa tinh thầncủa con người xã hội mới

Sau sự mở đầu múa đương đại Việt Nam bằng những sáng tác của biên đạomúa người nước ngoài, có tác phẩm do những người nông dân Thái Bình, NamĐịnh biểu diễn, còn lại thì do các diễn viên và nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn Nghệthuật múa đương đại Việt Nam bắt đầu một trang sử mới của các biên đạo ngườinước ngoài, Việt kiều và biên đạo, diễn viên múa trong nước tạo nên nền nghệthuật múa đương đại Việt Nam

NCS chọn mốc thời gian ra đời nền nghệ thuật múa đương đại Việt Namvào năm 1994, vì nó phải có một quá trình hình thành, nung nấu để ra đời nềnnghệ thuật múa mới - Đó là múa đương đại Nền nghệ thuật múa đương đại khác

lạ so với nền nghệ thuật múa chuyên nghiệp, hiện đại Việt Nam về phương phápnghệ thuật, hình thức cấu trúc tác phẩm và đặc biệt hơn cả là phương pháp NTBDvới năm thành phần sáng tạo nghệ thuật, kỹ thuật múa ngẫu hứng dân tộc và tính

Trang 36

quốc tế Đây là điều khác lạ trong nghệ thuật biểu diễn tác phẩm múa đương đại

so sánh với múa hiện đại

Nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại chỉ với ba thành phần sân khấu biểudiễn: tác phẩm - nghệ thuật diễn viên - khán giả

Trong ba thành phần của sân khấu biểu diễn thì hai thành phần sáng tạonghệ thuật biểu diễn là: tác phẩm - nghệ thuật diễn viên Khán giả thuộc thànhphần thứ ba trong nghệ thuật biểu diễn thì là người ngoài cuộc, bởi họ gián cáchvới những gì đang diễn ra trên sân khấu biểu diễn để tỉnh táo xem xét số phậnnhân vật, và hiểu trọn vẹn tư tưởng chủ đề của tác phẩm múa hiện đại nói về vấn

đề xã hội gì để họ cổ vũ, hay thỏa mãn, hoặc im lặng không đồng tình

Còn nghệ thuật biểu diễn múa đương đại là năm thành phần sáng tạo nghệthuật tác phẩm đang biểu diễn trên sân khấu, mỗi thành phần có chức năng sángtạo biểu hiện cảm xúc riêng trong nghệ thuật đồng diễn để hoàn thiện tác phẩmnghệ thuật múa Khán giả là thành phần cuối cùng, họ phải hòa nhập trực tiếp vàotác phẩm múa với người diễn viên đang biểu diễn trên sân khấu múa Khán giảkhông biết tác phẩm của biên đạo sẽ mang đến thông điệp nghệ thuật gì, buộc họphải đuổi theo các mảng nghệ thuật sắp đặt múa ngẫu hứng của diễn viên để pháttriển cảm xúc cùng người diễn viên hoàn thiện kết thúc tác phẩm, xem biên đạo vàdiễn viên muốn nói lên một thông điệp ý tưởng nghệ thuật của tác phẩm múađương đại

Đây là hai phương pháp nghệ thuật biểu diễn khác nhau giữa múa hiện đạivới múa đương đại, về nghệ thuật diễn viên với khán giả cùng sáng tạo để hoànthiện tác phẩm múa đương đại ngay trên sân khấu đang biểu diễn tác phẩm múa

Vì những nét đặc trưng mới lạ của múa đương đại, nên một số nhà nghiêncứu đã nêu ra quan điểm trên một số tờ báo, hoặc trong luận án nghiên cứu củamột, hai người, họ cho rằng múa đương đại Việt Nam ra đời vào năm 1988.Nhưng sau khi so sánh các nguồn tư liệu nghiên cứu, thì nghiên cứu sinh nhận

Trang 37

thấy thời gian năm 1988, Việt Nam chưa có múa đương đại, bởi đây là giai đoạnlịch sử đầu tiên của các dự án văn hóa nghệ thuật nước ngoài mới đầu tư vào ViệtNam, mục đích của họ là tạo ra sự đa dạng văn hóa trong thời kỳ hội nhập, toàncầu hóa; người Việt Nam còn xa lạ với nghệ thuật múa đương đại Nên nghiêncứu sinh đã chọn mốc thời gian ra đời múa đương đại Việt Nam vào năm 1994hợp lý hơn như dẫn chứng dưới đây.

Vào thời gian từ sau năm 1988, nhiều dự án văn hóa của các nước:Australia, Pháp Đức, Anh, Hà Lan đầu tư vào Việt Nam, thì dự án về múa đầutiên của bà Cheryl Stock, năm 1988 từ Australia sang sáng tác, dàn dựng côngdiễn múa đương đại với Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ,Trường Cao đẳng múa Việt Nam (nay là Học viện Múa Việt Nam) Vào thời gian

ấy Việt Nam chưa có các đoàn múa tư nhân, công chúng số đông chưa biết đếnmúa đương đại của các nước phát triển Phải từ năm 1992, mới xuất hiện các đoànmúa, câu lạc bộ múa xã hội hóa, múa minh họa cho ca nhạc

Vào năm 1989 bà Cheryl Stock công diễn tác phẩm múa đương đại đầu

tiên: Qua miền đất lạ (1989), Đất và nước (1991), Người bạn đồng hành năm

1993 Sau đó, là những tác phẩm múa mới, có cái là dân gian hiện đại, có tác

phẩm là dân gian đương đại như: Biên đạo Phạm Anh Phương: Bến lụy (1992), Lời ru của rừng (1994) - tác phẩm mở đầu múa đương đại Việt Nam - Huy

chương vàng hội diễn) Đây là tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao vềnghệ thuật múa đương đại mang tính dân tộc và quốc tế Sau đó, ra đời nhiều

tác phẩm mới như: Nguồn sáng (2006), Mênh mang mùa xuân, Hồ tương tư, Khai sơn phá thạch, Hơi thở tình yêu, Một lần và mãi mãi, Y Đăm - Anh Phương, Công Nhạc, Nguồn sáng - Anh Phương, Hồng Phong, Cuộc sống, Hồn gió Biên đạo Ứng Duy Thịnh: Đất nước trọn niềm vui (2005), Mệnh trời tình đất (2008), Khúc biến tấu từ những pho tượng cổ (2010), Con đường đến từ trái tim (2011), Khoảnh khắc bất tử (2014), Đất nước, Bầu trời và lời

ru, Thiền, Sắc sắc không không của Trần Ly Ly, Sương sớm, Nam Phương

Trang 38

mẫu tế… của Tấn Lộc, Màu xanh bất diệt - Hà Thế Dũng, Mái nhà, Nón, của Ngọc Khải, Chí Phèo, Cặp ba lá của Kiều Lê, Trần Quốc Toản ra quân, Khoảnh khắc, Thân phận, của Tuyết Minh

Những tác phẩm múa đương đại của các tác giả lớp trước, lớp sau biểuhiện đa dạng, phong phú về nội dung phản ánh đời sống của con người, xã hộiđương đại Nhiều tác phẩm múa mang đến cảm xúc tâm trạng nội tâm của conngười trong xã hội, ngợi ca vẻ đẹp quê hương, đất nước cả những băn khoănsuy tư về đời sống xã hội và môi trường thiên nhiên hoang dã

Qua những tác phẩm múa ấy đã xuất hiện các hướng sáng tác, biểu diễnmúa đương đại như: Múa dân gian đương đại, múa hiện đại, múa đương đại.Những tác phẩm múa đương đại như:

Cảm xúc thay đổi, Sắc màu tuổi thơ, Mái nhà, Nhật ký không thời gian, Ánh mắt, Tam nguyên, Bốn mùa, Một câu chuyện khác, Inoha

Qua phần giới thiệu những tác phẩm múa đương đại Việt Nam đã pháttriển thành ba xu thế mang nội dung và hình thức nghệ thuật sau:

Xu thế thứ nhất, tiếp nhận ngôn ngữ, cấu trúc hình thức tác phẩm múacủa các nước phát triển, ra đời xu thế múa mới, là múa đương đại chưa Việt hóanhuần nhuyễn giàu bản sắc dân tộc mà nặng về tính quốc tế

Xu thế thứ hai, tư duy cấu trúc tác phẩm bằng ngôn ngữ, nhịp điệu múaquốc tế, kết hợp với múa dân gian và kỹ thuật múa ballet cổ điển, để phản ánhnội dung hiện thực cảm xúc của con người về tự nhiên và xã hội đương đại đãViệt hóa giàu bản sắc dân tộc và mang tính quốc tế

Xu thế thứ ba, những tác phẩm múa theo xu thế ngôn ngữ cấu trúc tácphẩm múa hiện đại, nó đi vào mọi góc nhìn tâm tư tình cảm của con người,phản ánh hiện thực nội dung chính trị, thời sự mang những nét sinh hoạt, nghệthuật về đời sống của con người trong xã hội đương đại

Trang 39

Những tác phẩm múa đương đại thường cấu trúc hình thức mảng khối,(hoặc một số người gọi là cảnh) Tuy nhiên, cảnh trong múa đương đại là nhữngmảnh cắt, ghép, hay dán độc lập, tạo hình tượng đường nét biểu cảm, không cónhân vật, hoặc có nhân vật, thay đổi mảng khối (hoặc thay đổi cảnh).

Ba xu thế múa nêu trên có quan điểm chung như sau:

Phản ánh các nền văn hóa của con người, xã hội Việt Nam

Đời sống hóa nghệ thuật múa đương đại, nội dung tác phẩm mang tâmthức cảm xúc của con người, khát vọng sống vươn lên xây dựng cái đẹp cao

cả, vì ngày mai tươi sáng

Thể hiện tư duy ngôn ngữ múa mới mang vẻ đẹp hình tượng nghệ thuậthành động múa lạc quan tươi sáng, giàu bản sắn dân tộc, đa sắc màu văn hóa

Tuy nhiên, xu thế sáng tác, biểu diễn tác phẩm múa thứ nhất, còn cónhững tác phẩm múa sáng tạo ngôn ngữ, cấu trúc hình thức tác phẩm, hướngthể hiện nội dung chưa dân tộc, chưa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của khán giảhâm mộ múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

2.2.4 Những vấn đề còn tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu về nghệ thuật biểu diễn múa đương đại với các

hình thức, nội dung nghệ thuật trong tác phẩm mới

Thứ hai, nghiên cứu nghệ thuật múa ngẫu hứng đương đại trong xây

dựng tác phẩm múa đương đại

Thứ ba, nghiên cứu các hình thức sân khấu biểu diễn mới, với các hình

thức sản xuất tác phẩm múa ứng dụng công nghiệp văn hóa của thế kỷ XXI

Đây là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để phát triển NTBD múađương đại Việt Nam, vì mục đích phát triển nền nghệ thuật biểu diễn múa ViệtNam tiên tiến, giàu bản sắc văn hóa nghệ thuật dân tộc và tính quốc tế để giaolưu, hội nhập trong thời kỳ toàn cầu hóa, quốc tế hóa

Trang 40

PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Giao lưu - tiếp biến

1.1.1 Khái niệm giao lưu

Giao lưu là một khái niệm rộng về các mặt hoạt động đời sống xã hộinhư giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao nhằm đáp ứng nhu cầucủa con người ở mỗi quốc gia, dân tộc để phát triển kinh tế đất nước

Về kinh tế, giao lưu là sự trao đổi giữa hai luồng hàng hóa, hoặc hainền kinh tế để học tập kinh nghiệm sản xuất, hay trình bày mẫu các mặt hàng,quảng cáo thương hiệu để bán hàng sang các thị trường mới

Về văn hóa tư tưởng, giao lưu là sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa tưtưởng khác nhau để học tập lẫn nhau, bổ sung giúp đỡ hai bên cùng đạt kếtquả nâng cao các giá trị sản phẩm văn hóa tư tưởng cho mỗi bên Giao lưu vềtình cảm để hiểu biết lẫn nhau, giao lưu trong công tác ngoại giao để đi đếnđặt ra mối quan hệ hữu nghị trong hoạt động văn hóa nghệ thuật

Từ đó, NCS chọn khái niệm về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thì giao lưu là sự tiếp xúc giữa hai nền văn hóa nghệ thuật khác nhau của hai, hoặc nhiều quốc gia gặp gỡ để trao đổi, học hỏi lẫn nhau và hiểu biết trong mối quan hệ hữu nghị đoàn kết, vì lợi ích của mỗi bên.

Qua giao lưu, tiếp nhận hòa hợp giữa các nền văn hóa khác nhau mangtính tương đồng, khác biệt, làm thay đổi về các hoạt động nghệ thuật của mỗibên Từ đó đã tạo ra một quá trình biến đổi chất trong cơ chế văn hóa nghệthuật bằng các hoạt động của con người, qua giao lưu nghệ thuật để hìnhthành khái niệm mới là sự tiếp biến văn hóa như phân tích dưới đây

Ngày đăng: 18/06/2019, 05:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Allan & Barbara Pease Lê Huy Lâm dịch “Cuốn sách hoàn hảo về Ngôn ngữ cơ thể” - The definitive book of body language, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - HTV Công ty TNHH Nhân Trí Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: dịch" “Cuốn sách hoàn hảo về"Ngôn ngữ cơ thể”
Nhà XB: Nxb Tổnghợp thành phố Hồ Chí Minh - HTV Công ty TNHH Nhân Trí Việt
2. Đào Duy Anh (1993), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb thành phố HồChí Minh
Năm: 1993
3. Lưu Quỳnh Anh (2018), Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Ủy ban quốc gia - Hợp tác kinh tế quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinhtế quốc tế của Việt Nam
Tác giả: Lưu Quỳnh Anh
Năm: 2018
4. Bộ Văn hóa Thông tin (1995), Đường lối Văn hóa Văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam: Giáo trình giảng dạy trong các trường văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường lối Văn hóa Văn nghệ của ĐảngCộng sản Việt Nam: Giáo trình giảng dạy trong các trường văn hóanghệ thuật
Tác giả: Bộ Văn hóa Thông tin
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1995
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ công chức- Văn hóa xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng cán bộcông chức- Văn hóa xã hội
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Năm: 2012
7. Nguyễn Chí Bền (2006), Văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thựctiễn
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2006
8. Lê Ngọc Canh (2003), Đại cương nghệ thuật múa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương nghệ thuật múa
Tác giả: Lê Ngọc Canh
Nhà XB: Nxb Văn hóa -Thông tin
Năm: 2003
9. Lê Ngọc Canh (2008), Lịch sử nghệ thuật múa Việt Nam, Nxb Sân khấu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nghệ thuật múa Việt Nam
Tác giả: Lê Ngọc Canh
Nhà XB: Nxb Sânkhấu
Năm: 2008
10. Trần Quốc Cường (2007), Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếumúa
Tác giả: Trần Quốc Cường
Năm: 2007
11. Lê Văn Chiêu (2008), Nghệ thuật sân khấu hát bội, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật sân khấu hát bội
Tác giả: Lê Văn Chiêu
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2008
12. David. Baldwin (2009,) Chủ nghĩa tự do mới (Cuộc tranh luận đương đại), Đại học Quốc gia Hà Nội- Khoa Quốc tế (sách lưu hành nội bộ - không có tên người dịch), Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa tự do mới (Cuộc tranh luận đươngđại)
Nhà XB: Nxb Thế giới
13. Vũ Dương Dũng (2011), Đào tạo nghệ thuật biểu diễn múa trong đời sống hiện nay, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nghệ thuật biểu diễn múa trong đờisống hiện nay
Tác giả: Vũ Dương Dũng
Năm: 2011
14. Đào Phương Duy (2011), Yếu tố khoa học của múa cổ điển châu Âu trong đào tạo nghệ thuật múa ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Nghệ thuật Sân khấu, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố khoa học của múa cổ điển châu Âutrong đào tạo nghệ thuật múa ở Việt Nam
Tác giả: Đào Phương Duy
Năm: 2011
15. Thùy Dương (2015), Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, phát hành Múa Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
Tác giả: Thùy Dương
Năm: 2015
16. Trần Bá Đệ (1958), Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay
Tác giả: Trần Bá Đệ
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 1958
17. Ferdinand de Saussure (1973), Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương (Cao Xuân Hạo dịch), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương
Tác giả: Ferdinand de Saussure
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1973
18. G.Tôpxtônôgôp (1982), Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam dịch và phát hành, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính hiện đại trong nghệ thuật sân khấu", HộiNghệ sĩ Sân khấu Việt Nam "dịch và phát hành
Tác giả: G.Tôpxtônôgôp
Năm: 1982
19. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2003), Dẫn luận ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
20. Phạm Hồng Hải (2016), Sự tiếp nhận múa cổ điển châu Âu trong sáng tác múa ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tiếp nhận múa cổ điển châu Âu trong sángtác múa ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Hồng Hải
Năm: 2016
21. Hê Ghen (2005), Mỹ học (Phan Ngọc biên dịch), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học
Tác giả: Hê Ghen
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w