Chính vì vậyviệc hoàn thiện công tác hoạch định ngân sách tại Công ty Cổ phần thủy điệnĐăk Rơ Sa là cần thiết nhằm xác định những mục tiêu và chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp, cách
Trang 1VŨ VĂN THUẬT
HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN ĐĂK RƠ SA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2014
Trang 2VŨ VĂN THUẬT
HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN ĐĂK RƠ SA
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS: Đoàn Ngọc Phi Anh
Đà Nẵng - Năm 2014
Trang 3liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Vũ Văn Thuật
Trang 4BHXH : Bảo hiểm xã hội.
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHNT : Bảo thiểm thất nghiệp
CPVL : Chi phí vật liệu
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH DOANH NGHIỆP 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH VÀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH 8
1.1.1 Một số khái niệm 8
1.1.2 Mục đích và tầm quan trọng của hoạch định ngân sách, hoạch định ngân sách với chiến lược và chiến thuật kinh doanh 10
1.1.3 Các phương pháp lập ngân sách 12
1.2 NGÂN SÁCH TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP 14
1.2.1 Tầm quan trọng của ngân sách tổng thể doanh nghiệp 14
1.2.2 Khái quát về ngân sách tổng thể doanh nghiệp 15
1.3 LẬP NGÂN SÁCH TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP 17
1.3.1 Ngân sách tiêu thụ 17
1.3.2 Ngân sách chi phí sản xuất 18
1.3.3 Ngân sách chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 23
1.3.4 Ngân sách chi phí hoạt động khác 25
1.3.5 Ngân sách tài chính 26
1.4 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH 28
1.4.1 Chuẩn bị cho hoạch định ngân sách 28
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN ĐĂK RƠ SA 37
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN ĐĂK RƠ SA 37
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 37
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 38
2.1.3 Mục tiêu và chiến lược sản xuất kinh doanh 42
2.1.4 Đặc điểm của thị trường và nguồn lực tại Công ty 44
2.2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY 49
2.2.1 Bộ phận hoạch định ngân sách 49
2.2.2 Phương pháp lập ngân sách 50
2.2.3 Quy trình hoạch định ngân sách 50
2.2.4 Nội dung và tiến trình lập ngân sách 52
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH CỦA CÔNG TY 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN ĐĂK RƠ SA 66
3.1 CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 66
3.1.1 Sự thay đổi của môi trường kinh doanh 66
3.1.2 Sự tác động của các đối thủ cạnh tranh 66
3.1.3 Định hướng phát triển của Công ty 67
3.2 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY 67
3.2.1 Môi trường hoạch định ngân sách 67
Trang 73.3.2 Ngân sách chi phí sản xuất 76
3.3.3 Ngân sách chi phí đầu tư xây dựng 80
3.3.4 Ngân sách chi phí hoạt động khác 81
3.3.5 Ngân sách tài chính 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85
KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 8bảng Tên bảng Trang
2.1 Kết cấu lao động công ty qua các năm 46
2.3 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
Trang 91.1 Sơ đồ trình tự xây dựng ngân sách tổng thể trong
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Namđang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực Các doanhnghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ.Với nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi, giá cảthị trường liên tục biến động, thêm vào đó là tình trạng lạm phát và thấtnghiệp v.v Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả
là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý Đối với ngành điện nói chung
và Công ty Cổ phần thủy điện Đăk Rơ Sa nói riêng, trải qua giai đoạn đầy khókhăn do các doanh nghiệp liên tục kinh doanh thua lỗ Hiện nay với nhu cầutiêu thụ điện trong nước là rất lớn trong khi sản lượng sản xuất chưa đáp ứng
đủ tiêu dùng, hàng năm ngành điện phải kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh
và các hộ dân phải sử dụng tiết kiệm điện để phục vụ sản xuất và tiêu dùng.Hơn nữa hầu hết các doanh nghiệp sản xuất điện đã được cổ phần hóa, vấn đềkhó khăn về tài chính đã được xử lý và hiện đang sản xuất kinh doanh có hiệuquả Mặc dù có những thuận lợi, nhưng nhìn về tương lai không thể không cónhững khó khăn, cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng như thách thức lớn cho nhà quản trịdoanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đưa raquyết định đúng đắn, kịp thời tận dụng các cơ hội, hạn chế các rủi ro, hướngtới tồn tại và phát triển Để đối phó với những khó khăn và thách thức, bằngnhững giải pháp như gia tăng sản lượng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệkhông ngừng đổi mới và nâng cao trình độ quản lý v.v mục tiêu cuối cùng làtạo ra lợi nhuận và gia tăng giá trị cho các cổ đông Để đổi mới và nâng caotrình độ quản lý, một trong những công cụ quản lý rất khoa học và hiệu quả
Trang 11đó là hoạch định ngân sách Hoạch định ngân sách được xem là công cụ hữuích cho nhà quản trị nhằm chuẩn bị các nguồn lực để đối phó kịp thời với tìnhhuống xảy ra trong tương lai Tuy nhiên hiện nay vấn đề hoạch định ngânsách chưa được các doanh nghiệp chú trọng, đặc biệt là đối với các doanhnghiệp sản xuất điện trong đó có Công ty Cổ phần thủy điện Đăk Rơ Sa Việcxây dựng kế hoạch hàng năm và vấn đề kiểm tra, kiểm soát thực tế thực hiện
so với kế hoạch chưa được quan tâm đúng mức, chưa có một quy trình hoạchđịnh ngân sách hoàn chỉnh cho doanh nghiệp, do đó thường không phản ánhđúng tiềm năng thực tế của doanh nghiệp và gây ra lãng phí Chính vì vậyviệc hoàn thiện công tác hoạch định ngân sách tại Công ty Cổ phần thủy điệnĐăk Rơ Sa là cần thiết nhằm xác định những mục tiêu và chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp, cách thực hiện các ngân sách đã hoạch định để cóthể phân bổ các nguồn tài chính cho các mục tiêu cụ thể, đảm bảo việc chitiêu không vượt quá ngân sách dự báo và sử dụng tối ưu nguồn tiền của doanhnghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể quản lý các hoạt động của mình hiệu quảhơn Hoạch định ngân sách được xem là công cụ thiết yếu trong việc quản lýhoạt động của một doanh nghiệp, nó là công cụ hữu ích cho các nhà quản trịnhằm chuẩn bị các nguồn lực để đối phó kịp thời với mọi tình huống xảy ratrong tương lai Để thực hiện được những vấn đề đó, hoạch định ngân sáchđóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược của Công ty, vấn đề này rấtcần thiết và cấp bách, giúp cho các nhà quản lý nâng cao hiệu quả trong côngtác quản lý doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra Xuất phát từnhững vấn đề thực tiễn nêu trên tác giả chọn đề tài “Hoạch định ngân sách tạiCông ty Cổ phần thủy điện Đăk Rơ Sa” để nghiên cứu cho luận văn tốtnghiệp cao học của mình
Trang 122 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạch định ngân sách tạidoanh nghiệp và trên cơ sở thực trạng về công tác hoạch định ngân sách củadoanh nghiệp hiện nay, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạchđịnh ngân sách cho Công ty Cổ phần thủy điện Đăk Rơ Sa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực
tiễn liên quan đến công tác hoạch định ngân sách tại Công ty Cổ phần thủyđiện Đăk Rơ Sa
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề hoạch định
ngân sách hàng năm của Công ty Cổ phần thủy điện Đăk Rơ Sa Những nộidung như ngân sách tổng thể doanh nghiệp, phương pháp lập các ngân sách,quy trình hoạch định ngân sách, nội dung và tiến trình lập các ngân sách.Đánh giá thực trạng về công tác hoạch định ngân sách tại Công ty Cổ phầnthủy điện Đăk Rơ Sa để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện Mốc thời giankhảo sát đánh giá tập trung chủ yếu giai đoạn từ năm 2010 - 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh v.v trên cơ
sở thu thập các số liệu của ngành điện và Công ty Cổ phần thủy điện Đăk Rơ
Sa giai đoạn từ năm 2010- 2013 để đánh giá thực trạng về công tác hoạchđịnh ngân sách tại Công ty
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định ngân sách doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về hoạch định ngân sách tại Công ty Cổ phần thủyđiện Đăk Rơ Sa
Trang 13Chương 3: Hoàn thiện công tác hoạch định ngân sách tại Công ty Cổphần thủy điện Đăk Rơ Sa
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện tại công tác hoạch định ngân sách hàng năm của Công ty chủ yếu là
để đối phó với những chỉ tiêu mà Hội đồng quản trị ấn định, vì vậy công táchoạch định ngân sách thường thiếu chính xác so với thực tế thực hiện, chưaphản ánh đúng với tiềm năng hiện có của đơn vị Do đó nội dung nghiên cứucủa đề tài có ý nghĩa rất thiết thực cả về lý luận và thực tiễn đối với Công ty Cổphần thủy điện Đăk Rơ Sa trong công tác hoạch định ngân sách hàng năm.Hoạch định ngân sách là một công cụ khá phổ biến mà các doanh nghiệp đềuvận dụng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất, cho nên vấn đề nàycũng được nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau Quaquá trình tìm hiểu và nghiên cứu những tài liệu có liên quan đã có những đề tàinghiên cứu những vấn đề khác nhau về ngân sách doanh nghiệp, điển hình là
đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Ý Nguyên Hân với luận văn “Hoàn
thiện dự toán ngân sách tại Công ty phân bón Miền Nam”, người hướng
dẫn khoa học TS Huỳnh Đức Lộng, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, thực
hiện năm 2008 Và đề tài của tác giả Trần Văn Thoại với luận văn “Hoạch
định ngân sách tại Công ty Cổ phần đường Kon Tum” người hướng dẫn
khoa học GS.TS Trương Bá Thanh, trường đại học Kinh tế Đà Nẵng thực hiệnnăm 2013 Với luận văn của tác giả Nguyễn Ý Nguyên Hân Phương phápnghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận này là tiếp cận, quan sát, tổng hợp
và phân tích Nội dung đề tài đã đề cập đến vấn đề ngân sách của doanh nghiệp
ở những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn như cơ sở lý luận về dựtoán ngân sách doanh nghiệp, các mô hình lập dự toán ngân sách, nội dung lậpcác báo cáo dự toán ngân sách Tác giả cũng đã nghiên cứu thực trạng công táclập dự toán ngân sách tại Công ty phân bón Miền Nam, trên cở sở đó đánh giá
Trang 14những ưu điểm và khuyết điểm để đưa ra các giải pháp hoàn thiện và đề xuấtphương hướng ứng dụng dự toán ngân sách trong doanh nghiệp, chủ yếu tậptrung vào nội dung lập các báo cáo dự toán ngân sách áp dụng cho doanhnghiệp sản xuất [2] Còn luận văn của tác giả Trần Văn Thoại phương phápnghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận này là đưa ra phương pháp hoạchđịnh và thực hiện các bước hoạch định như chuẩn bị hoạch định ngân sách,soạn thảo ngân sách và giám sát thực hiện ngân sách Tác giả đã đưa ra đượcphương pháp lập ngân sách theo phương pháp từ dưới lên rất hoàn chỉnh đốivới Công ty Cổ phần đường Kon Tum [3] Tuy nhiên luận văn nghiên cứu đãcông bố trên, chưa nghiên cứu chuyên sâu về hoạch định ngân sách doanhnghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành điện vàcũng chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến hoạch định ngân sách tại Công
ty cổ phần thủy điện Đăk Rơ Sa Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiêncứu không trùng với các đề tài nghiên cứu trước đây
Những vấn đề mang tính chất định hướng được nêu trong đề tài này, tácgiả đã tham khảo ở một số tài liệu như: Sách Quản trị tài chính, NXB Thống
Kê, Hà Nội của tác giả TS Nguyễn Thanh Liêm, ThS Nguyễn Thị Mỹ Hương(2009); Giáo trình kế toán quản trị, Đại học kinh tế Đà Nẵng của tác giảGS.TS Trương Bá Thanh, TS Trần Đình Khôi Nguyên, ThS Lê Văn Nam(2008); Stephen Brookson (2005), Quản lý ngân sách (Lê Ngọc Phương Anhdịch), NXB tổng hợp, TP HCM; Howard Senter (2008), lập và quản lý ngânsách doanh nghiệp (Quách Thu Nguyệt dịch) NXB trẻ TP HCM; Quyết định
số 176/QĐ - TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, địnhhướng đến 2020; Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia củaViệt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1208/QĐ -
Trang 15TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyhoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến 2030,Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương ban hành Quy định về biểu giá chi phí tránh được và Hợpđồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng nănglượng tái tạo; Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 Nghị định Số:928/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010 về việc ban hành thuế suấtthuế tài nguyên Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 về thuếGTGT Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 Hoạch định ngân sách là một công cụ quản lý khoa học và hiệu quả trongviệc quản lý hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, giúp chuẩn bị cácnguồn lực để đối phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra trong tương lai nhằmđạt được những mục tiêu nhất định Với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, cácdoanh nghiệp sản xuất điện trong nước đang đối mặt với rất nhiều khó khăn
và thách thức Cùng với định hướng phát triển chung của ngành điện, cácdoanh nghiệp sản xuất điện trong nước trong đó có Công ty Cổ phần thủyđiện Đăk Rơ Sa đang từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh bằng nhiềugiải pháp khác nhau để tồn tại và phát triển Trong nghiên cứu về hoạch địnhngân sách tại Công ty Cổ phần thủy điện Đăk Rơ Sa; Tác giả đi sâu nghiêncứu, phân tích và đánh giá những vấn đề có liên quan đến hoạch định ngânsách doanh nghiệp dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá các nguồn lực hiện cócủa đơn vị, phân tích và đánh giá công tác dự báo hiện tại trên cơ sở phân tíchviệc dự báo các yếu tố tác động từ môi trường bên trong và môi trường bênngoài; về môi trường hoạch định ngân sách, đi sâu phân tích mối quan hệtrong quá trình lập ngân sách giữa lãnh đạo Công ty với các phòng ban chứcnăng, các phòng ban chức năng với nhau và các cá nhân có liên quan trongquá trình hoạch định ngân sách, phương pháp lập ngân sách đi sâu nghiên cứu
Trang 16phương pháp lập ngân sách phù hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất, đặcbiệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất điện như Công ty Cổ phần thủy điệnĐăk Rơ Sa và quan trọng là nội dung và tiến trình lập ngân sách hiện tại củaCông ty Trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố liên quan đến hoạch định ngânsách doanh nghiệp, kết hợp giữa cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn, đề tàiđưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định ngân sách tạiCông ty Cổ phần thủy điện Đăk Rơ Sa
Trang 17a Khái niệm ngân sách
Có nhiều khái niệm về ngân sách, tùy theo mục tiêu nghiên cứu TheoHoward Senter [7, tr.3-4] “Ngân sách là kế hoạch hành động được lượng hóa
và được chuẩn bị cho một khoảng thời gian cụ thể”, có thể xem xét kỹ hơnkhái niệm này về ngân sách như sau:
- Ngân sách phải được lượng hóa: Điều này có nghĩa là ngân sách phảiđược biểu thị bằng các con số, thực tế thường là một số tiền Một danh sáchliệt kê những gì dự tính thực hiện có thể hữu ích, nhưng đó không phải là mộtbảng ngân sách nếu nó không được thể hiện bằng các con số
- Ngân sách phải là một kế hoạch hành động: Đây có lẽ là điểm quantrọng nhất, ngân sách không phải là một bảng bao gồm các số liệu thực tế vì
nó liên quan đến những sự việc chưa hề xảy ra Tình hình có thể thay đổitrong thời gian thực hiện ngân sách, có nghĩa là khi đó ngân sách không cònchính xác Giống như các kế hoạch khác, ngân sách rất ít khi được dự báohoàn toàn chính xác về tương lai Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp nhưvậy, nó vẫn đóng vai trò định hướng cho những người thực hiện và vai trò nàyrất quan trọng Tuy nhiên phải biết được cần phải đạt được điều gì trước khilập kế hoạch, trong kinh doanh được gọi là mục tiêu Các mục tiêu của doanhnghiệp phụ thuộc một phần vào loại hình doanh nghiệp, có thể là mục tiêungắn hạn, trung hoặc dài hạn
Trang 18Theo Stephen Brookson [6, tr.6]: “Ngân sách là kế hoạch cho nhữnghoạt động tương lai” Ngân sách có thể diễn đạt theo nhiều cách, nhưngthường thì nó mô tả toàn bộ quá trình kinh doanh bằng ngôn ngữ tài chính và
là thước đo nhằm định lượng các hoạt động của một tổ chức
Ngân sách là một thuyết minh kế hoạch tài chính được chuẩn bị trướccho giai đoạn sắp tới, thường là một năm Ngân sách thường chỉ bao gồmnhững khoản doanh thu và chi tiêu có kế hoạch Ngân sách sẽ thể hiện nhữngkhoản thu nhập mà các bộ phận trong tổ chức có khả năng tạo được và tổngchi phí được phép sử dụng Tuy nhiên, cũng nên đưa vào ngân sách những kếhoạch tài sản và nguồn vốn của cả tổ chức (bảng cân đối kế toán theo ngânsách) và những khoản thu chi (dòng tiền theo ngân sách)
b Khái niệm hoạch định ngân sách
Từ các khái niệm về ngân sách ta thấy rằng tất cả doanh nghiệp hoạtđộng sản xuất kinh doanh đều đặt ra những mục tiêu nhất định liên quan đếntài chính, để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải có một nguồn tiền,nguồn tiền này được xác định thông qua hoạch định ngân sách Hoạch địnhngân sách sẽ giúp phân bổ nguồn tài chính cho các mục tiêu cụ thể, từ đó cácdoanh nghiệp có thể quản lý hoạt động của mình hiệu quả hơn và đảm bảoviệc chi tiêu không vượt mức dự báo Như vậy hoạch định ngân sách chính làviệc lập các ngân sách hoạt động và ngân sách tài chính, ứng với các ngânsách mô tả các quan hệ tài chính sẽ xảy ra nhằm đạt được những mục tiêu sảnxuất kinh doanh đã định của tổ chức Đây là quá trình bao gồm chuẩn bị, lậpcác ngân sách và giám sát việc thực hiện ngân sách
Trang 191.1.2 Mục đích và tầm quan trọng của hoạch định ngân sách, hoạch định ngân sách với chiến lược và chiến thuật kinh doanh
a Mục đích của hoạch định ngân sách
Ngân sách là một công cụ quản lý chủ yếu giúp việc lập kế hoạch, giámsát và kiểm soát các nguồn tài chính cho một tổ chức Nội dung của ngân sách
là dự tính các khoản thu và chi cho một thời kỳ nhất định của một tổ chức,ngân sách được sử dụng với một số mục đích sau:
- Giám sát các khoản thu chi trong thời hạn 1 năm (hoặc khung thời hạn
- Tạo cơ sở cho việc giải trình trách nhiệm và tính minh bạch;
Đối với các nhà tài trợ, ngân sách còn là một công cụ thiết yếu vì nó giúp
họ hiểu được công việc của tổ chức Các nhà tài trợ xem xét ngân sách để cânnhắc những vấn đề sau:
- Kế hoạch sử dụng các khoản tài trợ này như thế nào?
- Những nguồn tài chính khác hỗ trợ cho hoạt động này là gì?
- Ngân sách đã phản ánh đúng mặt bằng giá ở địa phương chưa?
- Những chi tiêu có tương ứng với các hoạt động không?
- Ngân sách có tuân thủ các quy định sử dụng khoản tài trợ không?
- Chi phí vận hành (bao gồm trả lương, thuê văn phòng, thiết bị) chiếm
tỷ lệ bao nhiêu trong dự toán ngân sách?
b Tầm quan trọng của hoạch định ngân sách
Ngân sách có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp,không những buộc các nhà quản lý phải chuẩn bị cho những thay đổi của môi
Trang 20trường kinh doanh mà còn giúp họ truyền đạt và điều tiết các hoạt động, thiếtlập các định mức hoạt động và lưư tâm đến những khu vực có vấn đề cần phải
rà soát, hoà n thiện hơn Đây cũng chính là khung tốt nhất cho việc đánh giáhoạt động, khuyến khích thực hiện mục tiêu và đưa ra các báo cáo tài chínhđúng để không làm cho các nhà đầu tư “bị ngạc nhiên” và từ đó gia tăng giátrị cho các cổ đông Ngân sách giúp cá nhân, bộ phận hay tổ chức đạt đượcnhững mục tiêu theo kế hoạch Ngân sách cũng giúp thể hiện trách nhiệm tàichính của tổ chức đối với nhiều đối tượng như: Chủ nợ, nhà cung cấp, nhânviên, khách hàng và chủ sở hữu Ngân sách giúp điều phối các hoạt động củanhững nhà quản lý và những bộ phận khác nhau, đồng thời đảm bảo cho tổchức đạt được mục tiêu mong muốn Ngân sách có thể trở thành thước đo đểgiám sát những hoạt động thực tế, nhờ đó ngân sách là cách thức tin cậy đểphân tích hiệu quả kinh doanh thực tế [6, tr.7-8]
c Hoạch định ngân sách với chiến lược và chiến thuật kinh doanh
Quá trình dự thảo ngân sách là một biện pháp ngắn hạn, là một phần củachiến lược kinh doanh tổng thể Nó là một chiến thuật được sử dụng trongviệc triển khai các hoạt động và chương trình mà các nhà quản trị cấp cao sẽhoạch định Chiến lược kinh doanh là tầm nhìn mà tổ chức muốn thực hiệntrong khoảng thời gian ba đến năm năm Chiến lược kinh doanh bao gồm việcthiết lập các mục tiêu tổng thể để tổ chức có thể xác định những điều muốnđạt được Chiến lược kinh doanh cũng xác định lộ trình hành động Điều nàyđòi hỏi phải phân tích môi trường hoạt động của tổ chức và những nguồn lực
mà nó sở hữu bằng phương pháp phân tích SWOT - đánh giá về điểm mạnh(strengths), điểm yếu(weaknesses), cơ hội (opportunities), đe dọa (threats) Song song với việc hoạch định chiến lược dài hạn, tổ chức cũng cầnhoạch định ngắn hạn bằng kế hoạch kinh doanh - những việc cần phải thựchiện ngay để đạt được kế hoạch chiến lược Để thực hiện kế hoạch kinh
Trang 21doanh, tổ chức phải xem xét các thủ tục hoạch định phù hợp nhằm xác địnhnhững việc cần làm, thời gian thực hiện và những công cụ kiểm soát cần thiếtnhằm đảm bảo có thể thực hiện được những kết quả theo ngân sách [6, tr.10]
Dự thảo ngân sách là việc triển khai chiến thuật của kế hoạch kinhdoanh Nó được tích hợp trong cả kế hoạch kinh doanh và quá trình kiểmsoát Các nhà quản lý cấp cao sẽ chọn những phương án chiến lược nào cótiềm năng lớn nhất để đạt được mục tiêu của tổ chức và tạo ra những kế hoạchdài hạn nhằm thực thi những chiến lược này Có thể biến những kế hoạch dàihạn thành những kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp ngân sách của bộphận mình Sử dụng ngân sách như là một thước đo để tính toán tính hiệu quảthực sự trong tương lai bằng các cách sử dụng những bảng báo cáo tài chínhlưu hành trong nội bộ Tập hợp này được tạo ra từ tài khoản lãi lỗ, bảng cânđối kế toán, báo cáo dòng tiền, và thể hiện những mục tiêu được kỳ vọng sovới thực tế diễn ra [6, tr.11]
1.1.3 Các phương pháp lập ngân sách
a Phương pháp lập ngân sách từ trên xuống
Phương pháp lập ngân sách từ trên xuống mô tả quy trình mà theo đócấp lãnh đạo sẽ lập các mục tiêu ngân sách, doanh thu, lợi nhuận v.v và ápđặc mục tiêu này cho các bộ phận chức năng và tổ chức
Phương pháp này mang tính áp đặt do đó thường các bộ phận phòngban chức năng không hài lòng, các chỉ tiêu ấn định đôi khi quá cao hoặc quáthấp so với năng lực thực tế của từng bộ phận chức năng và đôi khi khó có thểthực hiện được Thông thường thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận phòng banchức năng với nhau, không khuyến khích được họ hợp tác vì mục tiêu chungcủa doanh nghiệp
Phương pháp này đòi hỏi các nhà lãnh đạo cấp cao không những có tầmnhìn tổng quan và toàn diện doanh nghiệp mà đòi hỏi phải nắm được chi tiết
Trang 22hoạt động của từng bộ phận Vì vậy lập ngân sách theo phương pháp này chỉthích hợp đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và ít có sự phân cấp trongquản lý
b Phương pháp lập ngân sách từ dưới lên
Lập ngân sách theo phương pháp này, những người trực tiếp liên quanđến hoạt động nào thì lập ngân sách cho hoạt động đó, như vậy ngân sáchđược lập sẽ chính xác, đáng tin cậy và mang tính khả thi cao Các bộ phận sẽphấn đấu để đạt được kế hoạch ngân sách đã đề ra và đều hướng tới mục tiêuchung của Công ty Phương pháp này phù hợp đối với những Công ty lớn,phát huy tính tích cực và tự giác của các thành viên trong từng bộ phận.Phương pháp này tạo ra một hệ thống các ngân sách rõ ràng và cụ thể, kiểmsoát tốt tài chính và giúp xác định nguyên nhân của các mục tiêu bị thất bại Tuy nhiên việc lập ngân sách theo phương pháp này, các bộ phận chứcnăng có thể lập ngân sách liên quan đến bộ phận mình thấp hơn khả năng hiện
có mà họ có thể thực hiện được, dẫn đến không phát huy tính tích cực làm trìtrệ hoạt động sản xuất, lãng phí tài nguyên và năng lực của doanh nghiệp,không khai thác hết khả năng hiện có của doanh nghiệp Vì vậy lãnh đạoCông ty phải kiểm tra, cân nhắc kỹ trước khi quyết định chấp nhận ngân sáchcủa các bộ phận Lập ngân sách theo phương pháp này khối lượng công việcnhiều và tốn nhiều thời gian
Trong hai phương pháp lập ngân sách như đã nêu trên, mỗi phương phápđều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định Tùy theo đặc điểm của từngloại hình doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp lập ngân sách cho thíchhợp Tuy nhiên hiện nay theo xu hướng chung, quản lý hiện đại đang pháttriển mạnh và được sử dụng ở nhiều Công ty và tập đoàn lớn Lập ngân sáchtheo phương pháp từ dưới lên được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và vậndụng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất Việc lập ngân sách theo
Trang 23phương pháp này cổ vũ, khuyến khích nhân viên hơn là ép buộc, qua đó các
bộ phận chức năng có quyền thiết lập các ngân sách theo khả năng thực tế củamình Do đó có thể đánh giá được thực tế về khả năng hiện có của từng bộphận chức năng và từng cá nhân có liên quan, phát huy vai trò giám sát quátrình thực hiện ngân sách, buộc mọi người phấn đấu để đạt được ngân sách
do chính mình lập ra
1.2 NGÂN SÁCH TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP
Trong thực tế các doanh nghiệp thường sử dụng từ kế hoạch hay dự toáncho doanh nghiệp của mình như (kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kếhoạch vốn bằng tiền) Tuy nhiên trong luận văn này để thống nhất dùng chungmột từ, tác giả sử dụng từ ngân sách như (ngân sách tiêu thụ, ngân sách khốilượng sản xuất, ngân sách vốn bằng tiền v.v ) thuật ngữ này dùng để chỉ mộtbản kế hoạch/dự toán đã được lượng hóa thành đơn vị sản phẩm và tiền chotương lai
1.2.1 Tầm quan trọng của ngân sách tổng thể doanh nghiệp
Ngân sách tổng thể là một chức năng không thể thiếu đối với các nhàquản lý, giúp việc hoạch định và kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp.Ngân sách tổng thể là một nội dung trung tâm và quan trọng, nó thể hiện toàn
bộ mục tiêu và nhiệm vụ của toàn doanh nghiệp, đồng thời cũng là cơ sở đểkiểm tra và điều chỉnh cũng như ra các quyết định trong doanh nghiệp
Do vậy, ngân sách phải được xây dựng cho toàn doanh nghiệp và chotừng bộ phận doanh nghiệp Ngân sách tổng thể là ngân sách thể hiện mụctiêu của tất cả bộ phận trong doanh nghiệp như bán hàng, sản xuất, nghiêncứu, marketing, dịch vụ khách hàng, tài chính v.v Ngân sách tổng thể địnhlượng kỳ vọng của nhà quản lý về chi phí thu nhập, các luồng tiền và vị trí tàichính trong tương lai của Doanh nghiệp [4]
Trang 241.2.2 Khái quát về ngân sách tổng thể doanh nghiệp
Ngân sách tổng thể là tổ hợp nhiều ngân sách của mọi hoạt động củadoanh nghiệp, có liên hệ với nhau trong một thời kỳ nào đó, có thể lập chonhiều thời kỳ như tháng, quý hay năm Hình thức và số lượng các ngân sáchtùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp Ngân sách tổng thể doanh nghiệpbao gồm hai phần chính đó là ngân sách hoạt động và ngân sách tài chính.Mỗi loại ngân sách trên lại bao gồm nhiều ngân sách bộ phận có liên quanchặt chẽ với nhau Trong một doanh nghiệp sản xuất, ngân sách tổng thểthường bao gồm những nội dung sau: [4]
a Ngân sách hoạt động
Ngân sách hoạt động là ngân sách phản ánh mức thu nhập và chi phí dựtính để đạt được mục tiêu lợi nhuận, ngân sách hoạt động bao gồm:
- Ngân sách tiêu thụ (doanh thu)
- Ngân sách chi phí sản xuất
+ Ngân sách chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Ngân sách chi phí lao động trực tiếp
+ Ngân sách chi phí sản xuất chung
- Ngân sách vốn (ngân sách đầu tư)
- Ngân sách vốn bằng tiền
- Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán
Trang 25- Bảng cân đối kế toán dự toán
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán
Hình 1.1 Sơ đồ trình tự xây dựng ngân sách tổng thể trong
doanh nghiệp sản xuất
Nguồn: GS.TS Trương Bá Thanh, TS Trần Đình Khôi Nguyên, ThS Lê Văn Năm (2008)
Ngân sách tiêu thụ
Ngân sách sản xuất
Ngân sách chi phí SXC
Ngân sách NVL
trực tiếp Ngân sách nhân công trực tiếp
Ngân sách giá thành sản xuất
Ngân sách chi
phí bán hàng Ngân sách giá vốn hàng bán Ngân sách chi phí QLDN
Báo cáo kết quả kinh doanh
dự toán
Ngân sách chi phí tài chính
Ngân sách
chi phí vốn
đầu tư
Ngân sách vốn bằng tiền
Bảng cân đối kế toán
Ngân sách tài chính
Trang 26Sơ đồ trên chưa thể hiện hết mối liên hệ giữa các ngân sách và tất cả cácchức năng trong doanh nghiệp sản xuất Tuy nhiên nhìn vào sơ đồ ta thấy mộtkhi ngân sách tiêu thụ được thực hiện, các dự toán chi phí sản xuất, chi phíquản lý sẽ được các bộ phận cùng nhau xây dựng kế hoạch tổng thể, và bắtđầu lên dự toán thực hiện
1.3 LẬP NGÂN SÁCH TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP
1.3.1 Ngân sách tiêu thụ
Ngân sách tiêu thụ là ngân sách quan trọng nhất trong ngân sách tổng thểdoanh nghiệp, nó chi phối toàn bộ các ngân sách khác, là nền tảng của ngânsách tổng thể doanh nghiệp, vì ngân sách này sẽ xác lập mục tiêu của doanhnghiệp so với thị trường, với môi trường Tiêu thụ được đánh giá là khâu thểhiện chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, về mặt lý thuyết tất cả các ngânsách khác của doanh nghiệp suy cho cùng đều dựa vào ngân sách tiêu thụ.Ngân sách tiêu thụ nếu xây dựng không chính xác sẽ ảnh hưởng đến chấtlượng của ngân sách tổng thể Ngân sách tiêu thụ được lập dựa trên dự báotiêu thụ bao gồm những thông tin về chủng loại, số lượng hàng bán, giá bán
và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ Những yếu tố thường được xem xét khi dự báotiêu thụ đó là khối lượng tiêu thụ của kỳ trước, các đơn đặt hàng chưa thựchiện, chính sách giá trong tương lai cùng với chiến lược tiếp thị để mở rộngthị trường, các điều kiện chung về kinh tế và kỹ thuật, yếu tố cạnh tranh trongthị trường, mức tăng trưởng của nền kinh tế, vấn đề công ăn việc làm, thunhập bình quân đầu người, sức mua của người dân v.v [4]
Ngân sách tiêu thụ = sản phẩm tiêu thụSố lượng x Đơn giá bán theo dự báoNgoài ra, ngân sách tiêu thụ còn dự báo cả mức bán hàng thu bằng tiền
và bán hàng tín dụng, cũng như các phương thức tiêu thụ Việc xem xét khốilượng tiêu thụ theo thời kỳ còn dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm, nếu sản
Trang 27phẩm của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ thì khi xây dựng ngânsách phải tính đầy đủ mức ảnh hưởng này, và có phương pháp tính đến tínhthời vụ trong các phương pháp dự báo Một trong những phương tiện giúp đỡcho các dự báo này là việc phân tích dữ liệu quá khứ theo luồng được thànhlập dựa trên nhiều thời kỳ khác nhau
Trên cơ sở mục tiêu theo từng thời kỳ của doanh nghiệp, ngân sách tiêuthụ phải được lập cụ thể theo từng khu vực thị trường và từng sản phẩm Nhưvậy, nó không những giúp cho nhà quản trị trong việc tổ chức thực hiện màcòn cho phép đánh giá kết quả thực hiện và mục tiêu đạt được Khi lập ngânsách tiêu thụ cũng cần quan tâm đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp
để ước tính các dòng tiền thu vào liên quan đến bán hàng trong các thời kỳkhác nhau.[4]
1.3.2 Ngân sách chi phí sản xuất
Sau khi xác định được khối lượng tiêu thụ, các yêu cầu sản xuất cho kỳ
kế hoạch tới có thể được quyết định và tập hợp thành ngân sách khối lượngsản xuất Việc xây dựng ngân sách cho khối lượng sản xuất nhằm xác định sốlượng, chủng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ, khối lượng sản phẩm sản xuất
ra ngoài việc thoả mãn yêu cầu của tiêu thụ còn phải đáp ứng được cho việctồn kho cuối kỳ, tuy nhiên việc sản xuất sản phẩm điện không có tồn kho đầu
kỳ và cuối kỳ nên dự tính khối lượng sản xuất nhiều hay ít thường phụ thuộcvào độ dài của chu kỳ sản xuất, nhu cầu này có thể được xác định theo một tỷ
lệ phần trăm nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau Do vậy doanh nghiệp phải nghiêncứu dự tính một cách cẩn thận (nhiều hoặc ít quá) thì đều không có lợi chohoạt động sản xuất kinh doanh có thể gây ra hiện tượng quá tải hoặc nguồn tàinguyên sử dụng hao phí Như sản xuất trong kỳ là: [4]
Số lượng sản
phẩm cần sản
Nhu cầu sảnphẩm tồn
Số lượng sảnphẩm tiêu thụ
Số lượng sảnphẩm tồn kho
Trang 28-xuất trong kỳ kho cuối kỳ trong kỳ đầu kỳ
a Ngân sách chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sau khi ngân sách khối lượng sản xuất đã được soạn xong, ngân sách chiphí NVL trực tiếp sẽ được soạn thảo để xác định số lượng NVL cần thiết choquá trình sản xuất Để lập ngân sách NVL trực tiếp cần xác định: [4, tr.99]
- Định mức tiêu hao NVL để sản xuất một sản phẩm;
- Đơn giá xuất NVL, để có thể phù hợp với thực tế và làm cơ sở cho việckiểm tra, kiểm soát khi tính toán đơn giá này cần phải biết doanh nghiệp sửdụng phương pháp tính giá hàng tồn kho nào: phương pháp LIFO, FIFO, giáđích danh hay giá bình quân
- Mức độ dự trữ NVL trực tiếp vào cuối kỳ được tính toán trên cơ sở lýthuyết quản trị tồn kho
tiêu hao NVL
Số lượng sản phẩmcần sản xuất trong kỳ
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu có đơn giákhác nhau để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì công thức xác địnhchi phí vật liệu như sau:
n m CPVL = ∑ ∑Qi Mij Gj
I j
Với:
Mij là mức hao phí vật liệu j để sản xuất một sản phẩm i
Trang 29Gj là đơn giá vật liệu loại j (j = 1, m)
Qi là số lượng sản phẩm i ngân sách khối lượng sản xuất (i = 1, n)
n: số loại sản phẩm
m: số loại vật liệu
Việc tính toán các loại chi phí này có thể được mô tả dưới dạng ma trận
CPVL = Q x M x G
b Ngân sách cung cấp nguyên vật liệu
Ngân sách cung cấp NVL được lập cho từng loại NVL thực hiện quátrình sản xuất trên cơ sở số lượng NVL sử dụng được lập theo định mức vàchính sách dự trữ tồn kho của doanh nghiệp
Số lượng
NVL mua vào
Số lượngNVL sửdụng trongkỳ
Số lượng NVLtồn kho cuối kỳ
Số lượngNVL tồn khothực tế đầu kỳ
-Như vậy số tiền cần thiết mà doanh nghiệp phải chuẩn bị để mua NVLđược tính toán dựa vào giá NVL dự báo, đơn giá NVL được tính là giá thanhtoán với nhà cung cấp
c Ngân sách chi phí nhân công trực tiếp
Ngân sách chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng từ ngân sách khốilượng sản xuất Ngân sách này cung cấp những thông tin quan trọng liên quanđến quy mô của lực lượng lao động cần thiết cho kỳ lập ngân sách, mục tiêu
Trang 30là duy trì lực lượng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tìnhtrạng lãng phí hoặc bị động trong quá trình sử dụng lao động Ngân sách nàycòn là cơ sở để doanh nghiệp lập ngân sách về đào tạo, tuyển dụng trong quátrình hoạt động sản xuất
Chi phí nhân công trực tiếp thường là biến phí trong mối quan hệ vớikhối lượng sản phẩm sản xuất Trong một số trường hợp chi phí nhân côngtrực tiếp không thay đổi theo mức độ hoạt động, đó là trường hợp các doanhnghiệp sử dụng công nhân có trình độ tay nghề cao, không thể trả công theosản phẩm Để lập ngân sách chi phí này, doanh nghiệp phải tính toán dựa vào
số lượng nhân công, quỹ lương, cách phân phối lương và nhiệm vụ của doanhnghiệp Đối với biến phí nhân công trực tiếp, để lập ngân sách doanh nghiệpcần xây dựng: [4, tr.110]
Gj là đơn giá lượng của lao động loại j
Lj là đơn giá lượng tính cho mỗi sản phẩm
Qi là số lượng sản phẩm i ngân sách sản xuất
d Ngân sách chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các khoản chi phí sản xuất cònlại ngoài hai khoản chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp nóitrên Chi phí SXC là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động
Trang 31sản xuất, phát sinh trong phân xưởng Chi phí SXC bao gồm cả yếu tố chi phíbiến đổi và chi phí cố định, nên ngân sách chi phí SXC phải tính đến cách ứng
xử chi phí để xây dựng mức chi phí hợp lý trong kỳ
Với xu hướng như hiện nay các doanh nghiệp ngày càng tìm cách cắtgiảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh được trên tự trường
do đó việc tăng chi phí là hết sức khó khăn Các chi phí này thường khôngliên quan trực tiếp đến sản phẩm cụ thể Nếu sử dụng cách tính toán giá thànhtoàn bộ, việc tăng giảm của các chi phí này thuộc về trách nhiệm của nhàquản trị Các chi phí này thường độc lập tương đối với mức độ hoạt động, nóliên quan chủ yếu với cấu trúc của phân xưởng, phải sử dụng các kỹ thuậttách biệt phần biến phí và định phí đối với chi phí hỗn hợp Như vậy chi phíSXC hoàn toàn có thể kiểm tra được:
Ngân sách
Chi phí SXC
Ngân sách định phí sản xuấtchung
Ngân sách biến phí SXC
Biến phí SXC có thể được xây dựng theo từng yếu tố chi phí cho một đơn
vị hoạt động (CPVL gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp v.v ) tuy nhiênthường cách làm này khá phức tạp, tốn nhiều thời gian Do vậy khi lập ngân sáchchi phí này, người ta thường xác lập biến phí SXC cho từng đơn vị hoạt động
Ngân sách
biến phí SXC
Ngân sách biến phíđơn vị SXC
Sản lượng sản xuất trong kỳ
Tỷ lệ biến phí theo dự kiến
Trang 32Ngân sách định phí SXC cần thiết phải phân biệt định phí bắt buộc vàđịnh phí tùy ý Đối với định phí bắt buộc, trên cơ sở định phí chung cả nămchia đều cho 4 quý nếu lập ngân sách theo quý, hoặc chia đều cho 12 thángnếu lập ngân sách theo tháng Còn đối với định phí tùy ý thì phải căn cứ vào
kế hoạch của nhà quản trị trong kỳ lập ngân sách
Ngân sách
định phí SXC
Định phí SXC thực tế kỳ trước
Tỷ lệ % tăng (Giảm) định phí SXC theo dự kiến
Ngân sách
giá vốn hàng
xuất bán
Giá thành sảnphẩm sản xuấttrong kỳ
Giá thành sản phẩm tồn cuối kỳ
Giá thành sản phẩm tồnđầu kỳ thực tế
Nếu đơn vị không có tồn kho sản phẩm hoặc chi phí đơn vị tồn khotương tự nhau thì giá vốn hàng bán có thể tính bằng tích của sản lượng tiêuthụ nhân với giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm Khi lập ngân sách giá vốnhàng bán cũng phải chú ý các phương pháp đánh giá hàng tồn kho mà doanhnghiệp sử dụng để tính toán
1.3.3 Ngân sách chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tiêu thụ củadoanh nghiệp và ngược lại nên khi lập ngân sách chi phí bán hàng phải tínhđến mối liên hệ với ngân sách tiêu thụ của doanh nghiệp
Trang 33Ngân sách chi phí bán hàng phản ánh các chi phí liên quan đến việc tiêuthụ sản phẩm dự tính của kỳ sau Ngân sách này nhằm mục đích tính trước vàtập hợp các phương tiện chủ yếu trong quá trình bán hàng Khi xây dựng ngânsách cho các chi phí này cần tính đến nội dung kinh tế của chi phí cũng nhưyếu tố biến đổi và yếu tố cố định trong thành phần chi phí
Ngân sách
chi phí bán hàng
Ngân sách định phí bán hàng
Ngân sách biến phí bán hàng
sở tính toán tỷ lệ thay đổi dự kiến
Ngân sách
định phí bán hàng
Định phí bán hàngthực tế kỳ trước
Tỷ lệ % tăng giảm theo dự kiến
b Ngân sách biến phí bán hàng
Biến phí bán hàng của doanh nghiệp có thể là biến phí trực tiếp như:hoa hồng, lương nhân viên bán hàng v.v biến phí gián tiếp là những chi phíliên quan đến từng bộ phận bán hàng như chi phí xăng dầu, hỗ trợ bán hàngv.v và thường được lập trên cơ sở số lượng hàng bán hoặc xác định một tỷ lệbiến phí bán hàng theo thống kê kinh nghiệm nhiều kỳ
Ngân sách = Ngân sách biến phí x Sản lượng
Trang 34biến phí bán hàng đơn vị bán hàng tiêu thụ trong kỳ
Hoặc
Ngân sách
định phí bán hàng
Ngân sách biến phí trực tiếp
Tỷ lệ biến phí theo dự kiến
1.3.4 Ngân sách chi phí hoạt động khác
a Ngân sách chi phí quản lý doanh nghiệp
Ngân sách chi phí QLDN thường phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức củadoanh nghiệp Chi phí này liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp, mà không liênquan đến từng bộ phận, đơn vị hoạt động nào Tương tự như ngân sách chiphí bán hàng, việc lập ngân sách biến phí QLDN thường dựa vào biến phíquản lý đơn vị nhân với sản lượng tiêu thụ dự kiến
Ngân sách
biến phí QLDN
Ngân sách biến phíđơn vị QLDN
Sản lượng tiêu thụ trong kỳ
Ngân sách biến phí QLDN cũng có thể sử dụng phương pháp thống kêkinh nghiệm, trên cơ sở tỷ lệ biến phí QLDN trên biến phí trực tiếp trong vàngoài khâu sản xuất ở các kỳ kế toán trước để xác định tỷ lệ biến phí bìnhquân giữa các kỳ, cách xác định biến phí này như sau:
Ngân sách
biến phí QLDN
Ngân sách biến phí trực tiếp
Tỷ lệ biến phí QLDN
Còn định phí QLDN thường không thay đổi theo mức độ hoạt động Cácthay đổi của loại chi phí này chủ yếu do việc trang bị đầu tư thêm cho bộ phậnquản lý của doanh nghiệp Lập ngân sách này cần căn cứ vào dự báo các nộidung cụ thể của từng yếu tố chi phí để xác định chính xác định phí
Trang 35b Ngân sách chi phí tài chính
Thu nhập và chi phí tài chính liên quan đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp, nội dung của thu nhập và chi phí tài chính bao gồm rất nhiềunội dung Theo chế độ kế toán hiện nay, chi phí và thu nhập tài chính phảiđược tính toán đầy đủ trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Để lập ngân sách chi phí tài chính trong phần này ta cần quan tâm đếnchi phí lãi vay - bộ phận lớn nhất trong chi phí tài chính mà doanh nghiệpphải trả Cơ sở để lập chi phí lãi vay là số tiền vay dài hạn và ngắn hạn trongmỗi kỳ lập ngân sách cũng như lãi suất phải trả cho từng khoản vay
1.3.5 Ngân sách tài chính
a Báo cáo kết quả kinh doanh
Trên cơ sở các ngân sách bộ phận đã lập, tiến hành lập báo cáo kết quảkinh doanh Số liệu trên các báo cáo tài chính này thể hiện kỳ vọng của cácnhà quản lý tại doanh nghiệp và có thể được xem như một công cụ quản lýcủa doanh nghiệp cho phép ra các quyết định về quản trị, nó cũng là cơ sở đểđánh giá tình hình thực hiện ngân sách đã đề ra Báo cáo kết quả kinh doanhđược lập căn cứ vào ngân sách tiêu thụ, ngân sách giá vốn và các ngân sáchchi phí ngoài sản xuất đã được lập Ngân sách này có thể được lập theophương pháp toàn bộ hoặc theo phương pháp trực tiếp
b Ngân sách vốn bằng tiền
Ngân sách vốn bằng tiền được tính bao gồm việc tính toán các luồngtiền mặt và tiền gửi ngân hàng thu vào và chi ra liên quan đến các mặt hoạtđộng của doanh nghiệp trong các thời kỳ Ngân sách này có thể được lập hàngnăm, hàng quý và nhiều khi cần thiết phải lập hàng tháng, tuần, ngày
Ngân sách vốn bằng tiền là một trong những ngân sách quan trọng củadoanh nghiệp Vì qua đó nó thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toánbằng tiền cho người lao động, các nhà cung cấp và đáp ứng các nhu cầu chi
Trang 36tiêu khác Ngân sách vốn bằng tiền là cơ sở để doanh nghiệp có kế hoạch vaymượn, phát hành trái phiếu, cổ phiếu v.v kịp thời khi lượng tiền mặt thiếuhoặc có kế hoạch đầu tư sinh lợi khi lượng tiền mặt tồn quỹ thừa Khi lậpngân sách vốn bằng tiền cần chú ý đến các điểm sau: [4, tr.117]
- Ngân sách vốn bằng tiền được lập từ các khoản thu nhập và chi phí củangân sách hoạt động, ngân sách vốn đầu tư và ngân sách chi phí tài chính;
- Phải dự đoán khoản thời gian giữa doanh thu được ghi nhận và thờiđiểm thu tiền bán hàng thực tế;
- Phải dự đoán khoản thời gian giữa chi phí đã ghi nhận và thời điểmthực tế trả tiền cho các khoản chi phí;
- Phải loại trừ các khoản chi không dùng tiền như chi phí khấu haoTSCĐ, chi phí dự phòng khi lập ngân sách vốn bằng tiền;
- Phải xây dựng số dư tồn quỹ tiền tối thiểu tại đơn vị Tồn quỹ tiền tốithiểu và các kết quả dự báo về luồng tiền thu chi là cơ sở để doanh nghiệp sửdụng hợp lý tiền của mình
Công tác lập ngân sách vốn bằng tiền giữ vai trò rất quan trọng tronghoạt động của doanh nghiệp Ngân sách vốn bằng tiền là cơ sở để các nhàquản lý có kế hoạch vay nợ thích hợp, kịp thời, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinhdoanh Ngân sách vốn bằng tiền cũng là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng tàinguyên của mình có hiệu quả nhất Trong thực tế, khi lập ngân sách vốn bằngtiền, Công ty cần chú ý đến các luồng tiền sau:
- Các khoản thu, chi về tiền gửi, tiền vay ngân hàng;
- Các khoản chi về cổ tức, thu về chứng khoán
Ngoài ra, các khoản thu - chi thường không đồng nhất trong tháng, chonên để đảm bảo tính chính xác thì kế hoạch tiền mặt nên được lập trên cơ sởtừng ngày Số dư vốn bằng tiền định mức cũng không nhất thiết giống nhau ở
Trang 37các tháng trong năm mà có thể thay đổi, nhất là khi hoạt động của doanhnghiệp mang tính thời vụ cao
c Lập bảng cân đối kế toán
Trên cơ sở các ngân sách về vốn bằng tiền v.v mà các bộ phận đã lập,phòng Tài chính - Kế toán lập bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán nàyđược lập căn cứ vào bảng cân đối kế toán của thời kỳ trước và tình hình nhân
tố của các chỉ tiêu được dự tính trong kỳ Kết cấu của bảng cân đối kế toán cókết cấu trên cơ sở của kế toán tài chính
1.4 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH
1.4.1 Chuẩn bị cho hoạch định ngân sách
a Tìm hiểu về mục tiêu của tổ chức
Việc lập ngân sách phải dựa trên chiến lược rõ ràng và khách quan.Chiến lược của doanh nghiệp phải được xác định ngay từ đầu bằng cách phântích, đánh giá tác động của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài,đánh giá nhiệm vụ của từng bộ phận chức năng trong tổ chức để có cơ sởchuẩn bị một kế hoạch dự thảo ngân sách
- Đánh giá kinh doanh: Cần phải triển khai đánh giá các bộ phận mộtcách trung thực, thực tế, kỹ lưỡng và bao quát được tất cả các khía cạnh kinhdoanh có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việc đánhgiá sẽ tạo cơ hội cho các nhà quản lý xem xét bộ phận mình với góc nhìnhoạch định ngân sách một cách khách quan và trung thực, điều quan trọng khiđánh giá là phải có thông tin đầy đủ và trung thực
- Lập kế hoạch cho tương lai: Kế hoạch chiến lược Công ty là cơ sở đểxác lập mục tiêu của từng bộ phận Kế hoạch chiến lược có thể chỉ đơn giảnxác định lĩnh vực kinh doanh, phương hướng phát triển của tổ chức về quy
mô, chất lượng, sự an toàn và tính cạnh tranh
Trang 38- Quyết định mục tiêu doanh nghiệp: Mục tiêu kinh doanh của doanhnghiệp là xem xét công việc kinh doanh một cách tổng thể, có thể chỉ có mộtphần là định lượng được Một số mục tiêu rất khái quát, những mục tiêu khácliên quan cụ thể đến tiếp thị, tổ chức và tài chính Đặc mục tiêu cho từng bộphận sẽ cho phép xác định được những mong đợi theo những cách có thể sửdụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.[6]
- Xác định mục tiêu tài chính: Các nhà quản lý của từng bộ phận phảixác định mục tiêu của bộ phận mình thành một ngân sách tài chính chínhthức Ngân sách này cần tính đến cả tiếp thị, sản xuất (hoặc cung cấp dịchvụ), thu mua, nhân sự và quản lý
b Chuẩn hoá hoạch định ngân sách
Để điều phối ngân sách trong phạm vi tổ chức một cách hợp lý và phùhợp với đặc thù riêng, các nhà quản lý cần sử dụng mẫu dự thảo ngân sáchtheo tiêu chuẩn Mẫu dự thảo ngân sách này sẽ giúp phối hợp nội dung giữacác ngân sách, cho phép so sánh và gắn kết chúng trong toàn tổ chức
- Biên soạn sổ tay: Sổ tay là một cuốn sổ lưư trữ toàn bộ các tài liệuđược sử dụng và hướng dẫn cụ thể trong quá trình lập ngân sách của tổ chức
Sổ tay này được lập ra khi việc hoạch định ngân sách bắt đầu, sau đó các tàiliệu và hướng dẫn được cập nhật thường xuyên trong quá trình lập ngân sách
- Thành lập uỷ ban ngân sách: Không thể chuẩn bị một ngân sách màkhông tham khảo ngân sách của từng bộ phận trong tổ chức, cần phải có mộtmức độ phối hợp ngân sách Khi thành lập một uỷ ban ngân sách bao gồmnhững đại diện từ các bộ phận khác nhau để có thể giám sát quá trình dự thảongân sách của từng bộ phận và giải quyết bất kỳ vấn đề nảy sinh nào trongquá trình dự thảo ngân sách [6, tr.25]
Các cá nhân tham gia trong ủy ban ngân sách cần phối hợp với nhau đểlập các ngân sách, vì ngân sách được lập dựa vào các mục tiêu, kế hoạch hành
Trang 39động và toàn bộ các nguồn lực của Công ty Những thành viên của uỷ banngân sách nên thường gồm những nhà quản trị cấp cao, các bộ phận chứcnăng, kế toán và lãnh đạo của tất cả các phòng ban, tất cả đều tham gia vàoquá trình chuẩn bị, lập các ngân sách và giám sát ngân sách
- Tạo ra các biểu mẫu: Biểu mẫu ngân sách chuẩn hoá được sử dụng đểthu thập và thể hiện tất cả thông tin để đưa vào ngân sách Trong khi hầu hếtcác tổ chức tuân thủ theo những mẫu biểu tiêu chuẩn (đặc biệt là những lĩnhvực chính liên quan đến thu nhập, chi phí và vốn), một số tổ chức khác chophép mức độ linh hoạt phù hợp với đặc thù riêng Để thu được những con sốđồng nhất và thống nhất, cần phải thiết kế một biểu mẫu để mọi người vớinhững hoạt động khác nhau đều sử dụng được
- Hoàn thiện khuôn mẫu: Khi thực hiện công việc điền số liệu vào biểumẫu, cần phải điền với những thông tin và số liệu chính xác Nên kiểm traxem thông tin được sắp xếp đúng cột và hàng, những số thập phân, dấu phẩy
ở đúng chỗ không Cần sửa lỗi ngữ pháp, chính tả và dấu chấm câu; tránh sửdụng ngôn ngữ địa phương, tiếng lóng và cách diễn đạt không rõ ràng, chỉ sửdụng từ ngữ phổ thông và ngắn gọn Khi giao biểu mẫu cho người khác, tốtnhất là một nhà quản lý, để kiểm tra xem họ có thể hiểu nội dung không
c Xác định các loại ngân sách cần lập
Các tổ chức khác nhau thường có một hệ thống gồm nhiều ngân sáchkhác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc thùriêng của từng tổ chức Một ngân sách có thể quan trọng đối với tổ chức nàynhưng không thực sự cần thiết với tổ chức khác Vì vậy trong quá trình chuẩn
bị hoạch định ngân sách cần xác định cụ thể loại ngân sách nào được sử dụngtrong tổ chức Sau khi đã có được tất cả các loại ngân sách cần lập thì tiếnhành xây dựng mô hình mối quan hệ giữa các ngân sách
Trang 401.4.2 Soạn thảo ngân sách
a Thu thập thông tin để hoạch định ngân sách
Thường giai đoạn đầu của tiến trình hoạch định ngân sách, ủy ban ngânsách sẽ thông báo cho tất cả các bộ phận về nhu cầu thu thập thông tin phục
vụ cho việc lập ngân sách Dữ liệu sử dụng để lập ngân sách được thu thập từnhiều nguồn khác nhau, trong đó dữ liệu quá khứ chỉ là một nguồn Chẳnghạn như chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp của năm trước
có thể giúp bộ phận sản xuất và bộ phận quản lý nhân sự biết được phần nàothông tin về chi phí NVL và chi phí nhân công trực tiếp của năm đến Tuynhiên, dữ liệu trong quá khứ không thôi chưa đủ để phản ánh kế hoạch trongtương lai mà cần có các số liệu dự báo về tương lai của tổ chức
- Dự báo doanh thu: Dự báo doanh thu là cơ sở để lập ngân sách tiêu thụ.Sau đó từ ngân sách tiêu thụ, các bộ phận liên quan lập các ngân sách hoạtđộng và ngân sách tài chính Do vậy, độ chính xác của doanh thu dự báo cóảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của toàn bộ ngân sách Việc xây dựngdoanh thu dự báo thường là trách nhiệm của bộ phận Marketing Thông tin dựbáo này có thể dựa vào phân tích bên trong, phân tích bên ngoài hoặc cả hai Với cách tiếp cận bên trong, giám đốc bán hàng yêu cầu các nhân viênbán hàng báo cáo doanh thu dự báo cho thời kỳ đến Các nhà quản trị bánhàng cung cấp các thông tin dự báo này và tổng hợp chúng vào trong bảng dựbáo doanh thu cho từng nhóm sản phẩm Các dự báo của nhóm sản phẩmđược kết hợp lại để lập nên một bảng ngân sách tiêu thụ cho toàn Công ty.Tuy nhiên, dự báo theo cách tiếp cận bên trong có thể dẫn đến khả năng nhìnnhận vấn đề một cách thiển cận Người lập ngân sách có thể nhìn nhận quá lạcquan về các xu hướng chính trong nền kinh tế và trong ngành Độ chính xáccủa dự báo doanh thu có thể được cải thiện bằng cách xem xét nhiều nhân tố