Nguồn gốc chung của hiện tượng tham nhũng Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có mầm móng từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người, từ khi hình thành các bộ lạc, thị tộc nguyên thủy
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Không chỉ hôm nay mà từ ngày xưa, tệ nạn tham nhũng luôn được ông cha chúng ta xem đó là quốc nạn, là mối hiểm họa làm băng hoại quốc gia, là kẻ
tử thù làm suy vong dân tộc Hơn 60 năm trước khi chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta ra đời chưa đầy 5 tháng, vào ngày 26/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Quốc lệnh như bằng máu, kết tinh quyết tâm của người, tại Điều 8 Phần phạt: trộm cắp của công sẽ bị xử tử Có thể nói như cha ông chúng ta từ ngàn xưa nếu có cái gì đó làm chúng ta tiêu vong thì trước hết không phải là cái
gì khác mà chính là nạn tham nhũng
Hiện nay, trước diễn biến phức tạp và trầm trọng của tệ tham nhũng để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc tăng cường phòng, chống tham nhũng là một trọng trách cấp bách to lớn, nặng nề của mọi ngành, mọi cấp, mọi người dân; là một vấn đề sống còn của Đảng, Nhà nước, một mệnh hệ sinh tử đối với chế độ xã hội ta hiện nay Vì vậy tại kỳ hợp lần thứ 6, Quốc hội khóa XI, Chính phủ đã đề nghị với Quốc hội xem xét, cho lập Ban phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban và phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thường trực Việc làm đó được dư luận cả nước đồng tình, hưởng ứng và tin tưởng
Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã phát hiện và xử lý nhiều
vụ án tham nhũng có qui mô lớn như: vụ đất đai ở Đồ Sơn, vụ hảng hàng không Việt Nam, vụ Nam Cam, vụ UPM 18… Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước ta cũng ban hành luật phòng, chống tham nhũng nhằm ngăn ngừa tham nhũng xảy ra Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế chẳng hạn như tình hình tham nhũng hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, nghiêm trọng, tinh vi và nhiều biểu hiện mới Thực tế cho thấy khi phát hiện ra vụ án tham nhũng nghiêm trọng thì lập tức
hô hào phát động chiến dịch rồi sau đó bị chìm vào quên lãng cho đến khi vụ việc tiếp theo xảy ra Vấn đề chủ yếu ở đây là các biện pháp còn thiếu đồng bộ, chưa quyết liệt và triệt để,…và cũng chính những hạn chế này đã làm cho công tác phòng, chống tham nhũng gặp nhiều khó khăn
Trang 2Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn: làm rõ vấn đề lý luận và thực trạng tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích nói trên luận văn có nhiệm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tham nhũng ở nước ta hiện nay – thực trạng và giải pháp
Phạm vi nghiên cứu: trong cả nước
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Phương pháp đối chiếu, so sánh
Phương pháp logíc
Sưu tầm tài liệu, sắp xếp theo mục tiêu đề tài
Truy cập Internet
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG
VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Chương 2: THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 3Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.1 Khái niệm, nguồn gốc và đặc điểm của tham nhũng
1.1.1 Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là một phạm trù lịch sử, xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và tồn tại song song cùng với sự phát triển của Nhà nước Từ khi xuất hiện Nhà nước cho đến nay cho thấy tham nhũng như một khuyết tật “di truyền” của quyền lực, là một loại tội phạm cực kì nguy hiểm bởi tính chất và mức độ hậu quả của nó gây ra Và nó trở thành một “quốc nạn” đối với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ Do đó, để công tác phòng, chống tham nhũng có hiệu quả đòi hỏi bức thiết chúng ta phải hiểu tham nhũng là gì? Những nguyên nhân và hậu quả gây ra là thế nào?
Thuật ngữ tham nhũng bắt nguồn từ tiếng Latinh - Rumpese có nghĩa là bẻ gãy, vi phạm hoặc sai lệch
Trong tiếng anh tham nhãng là Corruption có nghĩa là bị đút lót, bị mua chuộc, đồi bại, nhằm chỉ các quan chức Nhà nước đã vi phạm luân thường đạo
lý xã hội hoặc các luật lệ để kiếm nguồn lợi cho bản thân, gia đình, bạn bè, đảng phái hoặc các nhóm người liên quan
Theo từ điển bách khoa Đức: tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chất, hối lộ, đút lót, thường xảy ra với công chức có quyền hành Ở Áo thì cho rằng: tham nhũng là lừa đảo, bóc lột, hối lộ
Theo cách hiểu thông thường hiện nay, tham nhũng là để chỉ những hành
vi tiêu cực của những cá nhân, tổ chức có quyền lực lợi dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản, tiền của của Nhà nước, tổ chức và nhân dân để thỏa mãn lòng tham, tính vụ lợi cá nhân
Còn ở Việt Nam cũng có thành ngữ “quan tham lại nhũng” đã nêu bật lên hành vi tham nhũng đã xuất phát từ các triều đại phong kiến Cùng với sự phát triển của xã hội, kinh tế, chính trị thì hoạt động phòng, chống tham nhũng ngày càng được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực tiễn Theo từ điển tiếng việt: tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân và lấy của Còn theo luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005
Trang 4thì tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi
Như vậy, có nhiều quan niệm, nhiều cách hiểu về tham nhũng nhưng tất
cả đều thống nhất rằng: tham nhũng chỉ do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện với điều kiện là họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi Những người có thể tham nhũng chủ yếu là cán bộ, công chức quốc tế, có chức vụ, quyền hạn
1.1.2 Nguồn gốc của tham nhũng
Nguồn gốc chung của hiện tượng tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có mầm móng từ rất lâu trong lịch
sử xã hội loài người, từ khi hình thành các bộ lạc, thị tộc nguyên thủy vào cuối giai đoạn công xã nguyên thủy đầu thời kì chiếm hữu nô lệ - tức là từ khi bắt đầu hình thành những tổ chức Nhà nước đầu tiên, sơ khai Hiện tượng tham nhũng bắt đầu từ khi những người đứng đầu bộ lạc, thị tộc do làng tham đã lợi dụng uy tín chiếm đoạt phần của cải dư thừa làm của riêng Đây chính là hình thức sơ khai của tham nhũng Nhưng tham nhũng chỉ trở thành vấn đề xã hội và phát triển mạnh kgi xã hội bắt đầu có giai cấp, Nhà nước Như vậy là trong các chế độ
xã hội công xã nguyên thủy không có hiện tượng tham nhũng
Lịch sử loài người đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn, mà qua mỗi lần thì xã hội có bước tiến mới làm sâu sắc hơn quá trình tan rã của chế
độ công xã nguyên thủy Sau lần phân công lao động xã hội đầu tiên: chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt thành một ngành kinh tế độc lập thì những mầm móng đầu tiên của chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội đã phân chia thành người giàu và người nghèo Đến lần phân công lao động thứ hai: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, nô lệ đã trở thành bộ phận cấu thành chủ yếu của hệ thống xã hội và lần phân công lao động thứ ba: ngành thương nghiệp phát triển, xuất hiện tầng lớp thương nhân
Những thay đổi trên đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực, những xung đột về lợi ích giữa các giai cấp, giữa người giàu và người nghèo diễn ra gay gắt Xã hội đòi hỏi cần phải có một tổ chức mới đủ sức mạnh
để giải quyết những mâu thuẫn xung đột đó - tổ chức đó chính là Nhà nước
Trang 5Nhà nước ra đời cùng với bộ máy của nó kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, xung đột nhưng cũng từ trong bộ máy của nó kế thừa những mầm móng tham nhũng đã manh nha từ thời thị tộc, bộ lạc giờ đã trỏ thành căn bệnh tham nhũng tồn tại song song với bộ máy nhà nước, gắn liền với bộ máy nhà nước Tham nhũng là căn bệnh muôn thở, căn bệnh ung thư của mọi nhà nước Cội nguồn của nó chính là ở thuộc tính tự nhiên của con người kết hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định đó là các xã hôi có giai cấp và nhà nước Khi xây dựng một lý luận, một tiêu chuẩn trong lĩnh vực tư tưởng hay đạo đức xã hội, một khuynh hướng thường thấy là người ta cố tình không thấy hoặc không nhìn nhận những gì đang tồn tại trong thực tế với đầy đủ các khuyết tật tự nhiên vốn
có của nó Nếu nhìn nhận một cách tĩnh táo, chúng ta không thể không nhìn nhận
sự tồn tại của những khuyết tật, cái mà chúng ta phải thừa nhận rằng: tham nhũng tồn tại trong mọi thời đại, mọi nhà nước, mọi hệ thống chính trị và mọi quốc gia dân tộc Vì vậy, mỗi quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với nạn tham nhũng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi
Như vậy, tham nhũng xuất hiện rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực
và hình thành nhà nước, tham nhũng là một căn bệnh của nhân loại Và cũng như các bệnh xã hội khác tham nhũng là khuyết tật tự nhiên mang tính bản năng, là một phần thuộc về bản chất đời sống con người, đồng thời cũng chịu những tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội Tham nhũng xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và tồn tại song song với sự phát triển của nhà nước, do đó nó sẽ tiêu vong cùng với tiêu vong của nhà nước Tức là khi xã hội không còn giai cấp
và đấu tranh giai cấp đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa ở giai đoạn cao Khi đó,
con người “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” thì nguồn gốc tự nhiên và xã
hội của tham nhũng sẽ không còn
Nguồn gốc kinh tế - chính trị - xã hội của tham nhũng
Mặc dù tham nhũng là hiện tượng muôn thuở, tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại lịch sử, chịu sư tác động của những nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau Để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả cần dựa trên cơ sở phân tích khoa học những nhân tố đó Dưới đây là những phân tích sơ bộ về nguồn gốc kinh tế - chính trị - xã hội của tham nhũng hiện đại:
Trang 6Về mặt kinh tế: tham nhũng là hậu quả của môi trường kinh tế thiếu minh
bạch Môi trường kinh tế thiều minh bạch là mảnh đất tốt cho các hành vi tham nhũng sinh sôi nảy nở Điều này lý giải tại sao tham nhũng tại các nước đang phát triển trầm trọng hơn nhiều so với các nước phát triển nơi có môi trường kinh
tế minh bạch hơn
Tại những nước có môi trường kinh tế kém minh bạch, việc trốn thuế diễn
ra tràn lan, lý do đơn giản là tại đó hành vi này dễ dàng thực hiện trót lọt hơn tai các quốc gia khác Tại đây sự can thiệp thái quá và nhiều khi thô bạo của các cơ quan nhà nước vào các hoạt động kinh doanh làm méo mó các hoạt động kinh tế
- xã hội Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: nguồn gốc sâu xa sinh ra tham nhũng chính là lợi ích kinh tế
Về mặt chính trị: tham nhũng là kết quả của hệ thống chính trị thiếu khả
năng tự kiểm soát, một hệ thống chính trị không xây dựng được các tiêu chuẩn, không tự kiểm soát được, để cho quyền lực bị đánh cấp đại trà trên quy mô xã hội, dưới mọi hình thức, mọi mức độ sẽ tạo cơ hội tốt cho tham nhũng phát triển,
sẽ làm xuất hiện sự nhập nhằng trong nhận thức và những cơ cấu không được pháp chế hóa Tất cả những yếu tố này giải thích tại sao trong thời đại chúng ta, tham nhũng lại nở rộ tại những quốc gia có nền chính trị không chuyên nghiệp, hay nói một cách đơn giản, tại những quốc gia trong đó nền chính trị vượt khỏi tầm kiểm soát của xã hội
Tham nhũng là kết quả của tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị Tham nhũng gắn liền với bản chất con người, nhưng không phải bất kì ai cũng tham nhũng và cũng có thể tham nhũng Để tham nhũng thì phải có chức
vụ, địa vị và quyền lực Ngoài ra, tham nhũng còn phụ thuộc vào các cơ chế xã hội có nhiệm vụ hạn chế hành vi tham nhũng Khi một quốc gia lâm vào tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, những người thoát khỏi sự hạn chế của các cơ chế xã hội sẽ lợi dụng, lạm dụng quyền lực, địa vị, uy tín xã hội để thực hiện hành vi tham nhũng Cùng với sự thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, sự thiếu công khai trong đời sống sinh hoạt chính trị cũng tạo ra một không gian đen tối cho hiện tượng tham nhũng phát sinh và phát triển
Trang 7Về mặt thể chế Nhà nước: tham nhũng là con đẻ của những thể chế tồn tại
bất hợp lý và độc quyền lũng đoạn Quy mô tham nhũng lệ thuộc nhiều và tính chất của thể chế Nhà nước Các thể chế này không đủ năng lực để tự kiểm soát, nhưng lại ra sức ngăn cản việc xây dựng một thể chế mới có thể quản lý xã hội hiệu quả hơn Tình trạng bất hợp lý của thể chế có thể thấy rõ ở những quốc gia
mà một bộ phận nhân lực quan trọng của nó được trả lương quá thấp so với nhu cầu tối thiểu của cuộc sống Thể chế bất hợp lý đã buộc nhiều người phải tham nhũng để tồn tại
Về mặt xã hội: xét từ góc độ người dân thì tâm lý cam chịu, xem việc
tham nhũng như là việc bình thường của những người làm quan do đó họ chấp nhận việc quà cáp, biếu xén (mà thực chất đó là đút lót, hối lộ) cho các quan chức
để được việc hay khi bị sách nhiễu, đòi hối lộ thì họ thường chấp nhận để giải quyết cho xong việc của mình chứ không chống lại hoặc không dám chống lại
Họ quan niệm rằng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” có tiền mọi việc sẽ
được giải quyết một cách nhanh chóng và ổn thỏa Đây là nguồn gốc xã hội tiêu cực, chính những quan hệ xã hội không lành mạnh đã làm phát sinh tham nhũng
Về mặt pháp luật: tham nhũng là kết quả của tình trạng các quyền và các
lợi ích cá nhân bị hạn chế hoặc chưa được hợp pháp hóa Tình trạng này xảy ra ở các quốc gia chậm phát triển Ví dụ tình trạng “ngăn sông cấm chợ” ở nước ta trước đổi mới, chỉ vì những suy nghĩ cực đoan thiển cận người ta muốn tối thiểu hóa không gian sống của mỗi cá nhân, điều này đã đẩy nhiều người vào vòng xoáy tham nhũng để thỏa mãn các khát vọng thật ra là chính đáng của họ
1.1.3 Đặc điểm của tham nhũng
Về chủ thể: chủ thể tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn hay
trách nhiệm trong việc quản lý một số công việc cụ thể làm trong bộ máy nhà nước, bộ máy của Đảng hay trong bộ máy tổ chức kinh tế tư nhân
Về mặt hành vi: tham nhũng được thể hiện bằng cách người thực hiện
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền lực, lợi dụng nhiệm vụ, trọng trách cũng như vị trí, địa vị công tác mà mình được giao phó để không làm hoặc làm trái với những nguyên tắc quản lý Nhà nước, trái với nội dung công việc được giao, gây thiệt hại đến lợi ích chung của Nhà nước, xã hội, các tổ chức và công dân
Trang 8Về mặt động cơ, mục đích: thể hiện ở chỗ vụ lợi cho bản thân, cho nhóm
mang tính tập thể hoặc cho những người khác, sự vụ lợi cá nhân về vật chất cũng
có thể được hưởng ngay cùng có thể qua khâu trung gian, hoặc là chuyển vụ lợi
cá nhân cho người thân Những đặc điểm trên ngoài tác dụng giúp chúng ta nhận diện những hành vi tham nhũng còn là yếu tố trong cấu thành tội phạm hình sự
để xử lý những hành vi tham nhũng
Về tính chất của tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chưa ở
mức độ đặc biệt nghiêm trọng so với khu vực và thế giới Khi nói đến tính chất của hành vi vi phạm hoặc hành vi phạm tội người ta thường xác định ở mức độ gây thiệt hại của hành vi (thiệt hại về vật chất và phi vật chất) và quan hệ xã hôi được bảo vệ bị hành vi đó xâm hại Xét cả trên hai bình diện này thì tham nhũng
ở Việt Nam chưa đến mức trầm trọng như tham nhũng ở một số nước trên thế giới bởi những lý do sau:
Theo thống kê và báo cáo của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh chống tham nhũng thì những thiệt hại về vật chất do tham nhũng gây ra ít hơn rất nhiều so với những thiệt hại do các loại vi phạm khác gây ra, hàng năm thiệt hại do tham nhũng gây ra khoảng vài trăm tỷ đồng trong khi đó thiệt hại do những vi phạm và tội phạm khác gây ra là hàng trăm nghìn tỷ đồng Mặt khác, theo báo cáo của cơ quan công an thì các tội tham nhũng trong những năm qua có
xu hướng giảm, chẳng hạn: Năm 1997 cơ quan điều tra các cấp đã phát hiện, khởi tố 3856 vụ án kinh tế (tăng 5,6% so với năm 1996), trong đó các tội về tham nhũng tăng đáng kể: tham ô 594 vụ (tăng 14%), lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN (có liên quan đến cán bộ trong các cơ quan nhà nước) 273 vụ (tăng 37,1%); lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN 350 vụ (tăng 3,2%) Năm
1998, khởi tố 3546 vụ án kinh tế (giảm 8,1% so với năm 1997), trong đó tham ô
534 vụ, lừa đảo 217 vụ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN 284 vụ Năm 1999, khởi tố 3016 vụ án kinh tế (giảm 15,% so với năm 1998), trong đó: tham ô 465 vụ; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN 169 vụ
Chưa có tham nhũng chính trị ở Việt Nam với những biểu hiện như đầu
cơ chính trị, buôn bán chức quyền trong bộ máy cơ quan nhà nước vì thế tham nhũng chưa xâm hại đến sự tồn tại của chế độ đến nền độc lập và chủ quyền quốc
Trang 9gia của dân tộc Đồng thời tham nhũng ở Việt Nam chưa có nguy cơ gây khủng hoảng nền kinh tế, chính trị và xã hội
Lâu nay ở Việt Nam khi đánh giá tham nhũng thường theo quan điểm của
cơ quan điều tra, thường lấy số lượng các vụ án kinh tế để chứng minh nạn tham nhũng Do vậy, những con số về thiệt hại do tham nhũng của các cơ quan có trách nhiệm chưa đúng với bản chất của tham nhũng nên cách nhìn nhận và đánh giá đó chưa chuẩn xác vì: các bị can, bị cáo về kinh tế, không phải tất cả họ đều
bị xét xử về tội tham nhũng mà phần nhiều họ bị chịu trách nhiệm về hành vi thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái những tội phạm không có động cơ vụ lợi hoặc không do lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi Các cán bộ bị kỷ luật hành chính liên quan đến các vụ án cũng là do phải chịu trách nhiệm về hành vi quản
lý (chủ quan, buông lỏng quản lý, năng lực quản lý yếu kém mà thực chất là quan liêu) chứ không phải do hành vi tham nhũng Chẳng hạn: Những vụ án gần đây như Tân Trường Sanh, Minh Phụng - EPCO trừ một số cán bộ cấp phòng, sở, cục của hai ngành Hải quan và Ngân hàng bị truy tố về các tội tham nhũng còn
đa phần các cán bộ khác, kể cả những cán bộ chủ chốt của hai ngành đó chỉ bị xử
lý về trách nhiệm quản lý, dễ dãi trong quan hệ, chứ không phải tham nhũng Hoặc trong vụ án được coi lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam vừa được xét
xử tại Thành phố Hồ Chí Minh–Vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn có liên quan đến rất nhiều quan chức trong ngành tư pháp từ trung ương đến địa phương, nhưng tài sản có được do tham nhũng không nhiều (vài chục ngàn đô la và những bữa nhậu nhẹt tại các nhà hàng sang trọng cho mỗi quan chức) và có nhiều quan chức chỉ bị truy cứu trách nhiệm về hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý mà không bị truy cứu trách nhiệm về các hành vi tham nhũng mà điển hình là bị cáo Bùi Quốc Huy, nguyên Giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Công an, nguyên UVBCHTƯĐ Cũng cần phải nói thêm là, số tài sản bị thất thoát trong các vụ án kinh tế không phải đều là tài sản bị tham nhũng
mà phần nhiều là do làm ăn thua lỗ hoặc là hậu quả của phương thức làm ăn sai lầm của các doanh nghiệp
Tính phổ biến: tham nhũng ở nước ta mang tính phổ biến, nhỏ nhặt xảy ra
ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Do những
Trang 10điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức truyền thống mà nạn tham nhũng ở nước ta trong thời kỳ hiện nay không to, không mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng như các quốc gia khác (như đã nói ở phần đặc điểm thứ nhất), mà nhỏ nhặt (vụ lớn cũng chỉ vài trăm ngàn đôla), thậm chí nó còn nhỏ nhặt tới mức tiền hoặc tài sản của đương sự hối lộ cho các quan chức quà biếu thông thường một chút
mà xã hội có thể chấp nhận được, nhưng nó lại mang tính phổ biến Và điều nguy hại nhất của tệ nạn tham nhũng ở nước ta lại nằm ở chính đặc điểm này, nó cũng chính là nguyên nhân của việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của các cơ quan chức ăn kém hiệu quả, làm cho thói quen nhận hối lộ của quan chức và việc đưa hối lộ của người dân khi có việc trở thành bình thường trong đời sống hằng ngày, thậm chí còn coi là văn hóa ứng xử khi đến làm việc tại cơ quan công quyền và chính việc nhận và đưa hối lộ trở thành bình thường đã dẫn đến việc tham nhũng ở nước ta mang tính phổ biến Vì vậy, không có giải pháp tích cực
nó sẽ phát triển trở thành một qui luật trong hoạt động công quyền thì hậu quả sẽ khó lường cho sự phát triển của đất nước, của dân tộc Tính phổ biến của tham nhũng Việt Nam được biểu hiên trên các mặt sau:
Tham nhũng bao trùm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở mọi cấp mọi ngành, ở đâu người ta cũng thấy có tham nhũng và không có tiền lót tay sẽ không giải quyết được công việc, ngay cả khi đã đầy đủ các điều kiện và thủ tục pháp luật qui định Nạn quà cáp, biếu xén khi đến cửa quan đã trở thành “tập quán”, phong tục trong xã hội ta Chúng ta có thể gặp hiện tượng này ở bất kỳ đâu nơi có hoạt động công quyền, chẳng hạn như đến UBND xã, phường làm giấy khai sinh cho con, chứng nhận giấy tờ, cũng phải có quà cho cán bộ, vào
cơ quan cũng phải xu nịnh bảo vệ, Đặc điểm này đã gây nhức nhối, làm băng hoại đạo đức của cán bộ công quyền, đe dọa sự tồn tại của Nhà nước, sự bền vững của chế độ và sự lãnh đạo của Đảng
Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cơ quan hành pháp mà còn xảy ra nhiều ở
cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án, thi hành án) Sự tham nhũng ở các cơ quan này đã làm cho vi phạm và tội phạm không bị phát hiện hoặc không được xử lý, bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội với những hậu quả vô cùng nặng nề Sau khi có Nghị Quyết
Trang 1108 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, trong báo cáo của ngành Tòa án năm
2002 đã công khai những trường hợp làm oan người vô tội (những người các cấp xét xử của Tòa án tuyên không phạm tội), tổng số 58 trong đó có: Soe thẩm cấp huyện 27 người; sơ thẩm cấp tỉnh 28 người; phúc thẩm cấp tỉnh 4 người, phúc thẩm tối cao 12 người; giám đốc thẩm cấp tỉnh 3 người; giám đốc thẩm cấp tối cao 4 người Đó là chưa kể các quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì lý
do không có tội của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát
Tham nhũng xảy ra trong một bộ phận cán bộ quân đội, nhất là số làm kinh tế, phụ trách tài chính - hậu cần có trách nhiệm cấp phát trang, thiết bị cho Quân đội Đây là lĩnh vực tương đối khép kín, các cơ quan chuyên trách kiểm tra thanh tra, thanh tra của Nhà nước không vào được do đặc điểm bí mật quân sự
Ở nước ta khi chuyển sang cơ chế thị trường có một dạng tham nhũng đặc thù là một số kẻ lợi dụng các quan hệ với các quan chức để mưu lợi riêng, như chạy thầu, chạy vốn, chạy dự án cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp, chạy chức quyền cho người cơ hội, dùng tiền để phân hóa, gây mất đoàn kết nội bộ cơ quan
Tham nhũng trong bộ phận làm báo chí (phóng viên, biên tập viên, người
có trách nhiệm của các báo và quản lý hoạt động báo chí) Do tư lợi mà những người này dùng báo chí để dọa dẫm, vòi vĩnh doanh nghiệp và quan chức, dùng báo chí để phục vụ mưu đồ của người này, người kia, muốn hại ai thì dùng tiền
để đưa lên báo chí gây rối xã hội
Tham nhũng đã xuất hiện trong đông đảo cán bộ cấp cơ sở, những “quan lại” mới ở nông thôn bớt xén tiền do dân đóng góp, tiền từ đầu tư của Nhà nước, tiền thuế, tiện viện trợ nhân đạo của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
Tham nhũng mang tính phổ biến, nhỏ nhặt là đặc điểm quan trọng nhất của nạn tham nhũng ở nước ta và cũng chính nó làm cho tham nhũng trở nên trầm trọng Thực trạng này rất nguy hiểm không những nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ ta, phá hoại sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước mà còn làm băng hoại đạo đức xã hội, phá hoại các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc vốn là nguồn sức mạnh của dân tộc ta từ trước đến nay
Trang 12Trên đây là những đặc điểm, biểu hiện chủ yếu của tham nhũng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, những đặc điểm này có ý nghĩa quyết định việc lựa chọn giải pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu quả
1.2 Căn cứ phân loại các nhóm, loại hành vi tham nhũng
1.2.1 Căn cứ phân loại hành vi tham nhũng
Có 5 tiêu chí phân loại hành vi tham nhũng:
Một là, phân loại theo hệ quyền lực và tiền bạc Theo tiêu chí này, tham
nhũng được phân thành hai loại Loại thứ nhất: dựa vào vị trí, quyền lực để bán quyền với mục đích kiếm tiền Tham nhũng xuất hiện khi người có tiền mà không có hoặc có rất ít quyền, bỏ tiền ra mua quyền mà chúng ta vẫn thường nghe các cụm từ “chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy dự án, chạy trường, ” Loại thứ hai: từ chỗ có quyền tạo ra quyền mới và đặc quyền, thường là dùng quyền hành chính tạo ra quyền mua bán Khi có quyền thì tự mình sử dụng quyền mới kiếm tiền hoặc mua bán cho người khác để lấy tiền
Hai là, phân loại theo tiêu chí cơ chế của các cơ quan cung ứng quyền lực
Theo tiêu chí này thì việc tập trung hóa quyền lực của Nhà nước vào một cơ quan thì quan chức của cơ quan này sẽ tham nhũng bằng cách hạn chế việc cung cấp các quyền riêng lẽ
Ba là, phân theo tiêu chí quan hệ pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc
tế Theo tiêu chí này thì tham nhũng thể hiện ở hành vi do vi phạm pháp luật và
do thủ đoạn xảo quyệt, không khéo của kẻ tham nhũng để lợi dụng kẽ hở của pháp luật hòng chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và cá nhân
Bốn là, tiêu chí dựa vào quá trình xât dựng và thực hiện pháp luật Theo
cách phân chia này thì tham nhũng phát sinh trong quá trình soạn thảo và ban hành các quyết định hay các quy phạm pháp luật, tham nhũng trong thi hành pháp luật, nằm trong quá trình ban hành và thực hiện các văn bản quản lý từ các
cơ quan hành chính Nhà nước
Năm là, phân loại theo tiêu chí mức độ nghiêm trọng Theo tiêu chí này
thì hành vi tham nhũng được thể hiện ở ba mức độ:
Tham nhũng có tính chất hệ thống, có tổ chức và chỉ đạo chặt chẽ, có nhiều vụ tham nhũng lớn và rất lớn thành đường dây do một số người có chức có
Trang 13quyền trong cơ quan Nhà nước cầm đầu Đây là giai đoạn nặng và nguy hiểm của tham nhũng
Tham nhũng cả hệ thống Nó lôi cuốn hầu hết công chức, một bộ phận gia đình, cá nhân với nhiều hành thức và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, thậm chí làm cho tham nhũng trở thành thói quen diễn ra mọi lúc mọi nơi, không cần che giấu Đây coi là hiện tượng bình thường của xã hội nhưng đây là giai đoạn nặng nhất
và nguy hiểm nhất của tham nhũng
1.2.2 Các nhóm hành vi tham nhũng
Có tất cả 4 nhóm hành vi tham nhũng
Nhóm thứ nhất: là nhóm trực tiếp nhận hối lộ và sử dụng phương tiện của
cơ quan phục vụ nhu cầu cá nhân, gia đình Đây được coi là hành vi tham nhũng phổ biến nhất hiện nay
Nhóm hành vi thứ hai: là mang lại lợi ích cho người thứ hai, tất nhiên là
không chính đáng để nhận được lợi ích trong tương lai Nhóm này khá phổ biến,
có 20 - 30% số cán bộ công chức được hỏi cho biết đã gặp hành vi này trong năm qua
Nhóm hành vi thứ ba: được ngụy trang bằng các hoạt động rất hợp pháp
như hợp đồng mua bán sòng phẳng, nhưng đã được nâng hoặc hạ giá để trích phần trăm hưởng lợi bất hợp pháp 15 - 20% số cán bộ công chức được hỏi cho biết đã chứng kiến các hành vi này trong năm
Nhóm cuối cùng, tuy tần suất xuất hiện không nhiều, từ 10 - 15% số cán
bộ công chức được hỏi đã chứng kiến trong năm, nhưng đây là hành vi trắng trợn, liều lĩnh: giả mạo giấy tờ, ra chính sách một cách có chủ định tư lợi Nhìn chung số cán bộ công chức được hỏi cho biết hành vi tham nhũng phổ biến nhất
là “sử dụng phương tiện của cơ quan để phục vụ nhu cầu riêng”
1.2.3 Các loại hành vi tham nhũng
Có các loại tham nhũng chủ yếu sau:
Tham nhũng hợp pháp và tham nhũng phi pháp: chúng ta đã được biết đến
lịch sử văn minh nhân loại, chúng ta thấy rằng sự hình thành xã hội loài người cùng với sự xuất hiện của các giai cấp Nhà nước Nhà nước bằng pháp luật đã đưa ra những quy định khác nhau có nhiệm vụ bảo vệ những ưu tiên về quyền lợi
Trang 14cho một nhóm người và ít nhiều làm tổn hại đến lợi ích của một hoặc hiều nhóm người khác Ví dụ như nó bảo đảm cho chủ nô có quyền sống bằng lao động của
nô lệ, đảm bảo cho địa chủ sống bằng lao động của nhân dân, hoặc ông vua thì có quyền xem vợ người khác là vợ mình mà không ai dám phản kháng Trong xã hội chúng ta hiện nay thì những điều ấy thật vô lý, nhưng tất cả những đặc quyền
và đặc lợi ấy đều là sự thật và ít nhiều vẫn còn tồn tại trên hành tinh này Nhưng xét bản chất thì đó là sử dụng quyền lực để chiếm đoạt các giá trị vật chất của xã hội, mà sự chiếm đoạt này được xã hội bảo hộ nên trở thành hợp pháp pháp luật bảo hộ cho tham nhũng Bên cạnh tham nhũng những hợp pháp thì có tham nhũng phi pháp Đó là hành vi của các cá nhân lợi dụng quyền lực của mình trong bộ máy Nhà nước để thu lợi trái quy định của pháp luật, là những đối tượng của sự chê trách, phê hán thậm chí căm phẫn
Tham nhũng vật chất và tham nhũng tinh thần: đặc điểm nhận dạng của
tham nhũng chính là tham nhũng vật chất Tham nhũng vật chất không còn hạn chế trong lớp người có quyền lực mà lan rộng ra trong mọi tầng lớp dân cư trong
xã hội, kể cả những người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này như: thầy thuốc, bác sĩ, Tham nhũng vật chất trở nên trầm trọng, nguy hại và khủng khiếp Tuy nhiên, xã hội càng phát triển thì hiện tượng tham nhũng càng tin vi, phức tạp và với quy mô ngày càng lớn Nếu tham nhũng vật chất là bề nổi thì tham nhũng tinh thần là phần chìm của tảng băng tham nhũng Do đó, chúng ta không dễ dàng nhận dạng mức độ của tham nhũng tinh thần Tham nhũng tinh thần thường được che đậy, ẩn giấu dưới ba hình thức phổ biến: tham nhũng quyền lực (là một khái niệm chỉ hiện tượng các quan chức Nhà nước lợi dụng quyền lực chung để mở rộng hay di trì quyền lực), độc quyền tư duy (là sự tước đoạt quyền tư duy của người dân, coi họ là những người thấp kém không có địa
vị trong xã hội), độc chiếm lẽ phải (là biến những lý thuyết mà mình phát hiện ra thành chân lý của xã hội mà không ai có quyền phản đối)
Tham nhũng cá nhân và tham nhũng tập thể: tham nhũng cá nhân là do
một người tiến hành từ việc chủ mưu đến việc thực hiện Tham nhũng tập thể là
do một số người cùng nhau hành động và hưởng lợi Tham nhũng cá nhân dễ bị
Trang 15phát hiện hơn tham nhũng tập thể, vì tham nhũng tập thể khi bị phát hiện thì họ dùng sức mạnh tập thể để bao che, hợp pháp hóa những hành vi phạm pháp
Tham nhũng trực tiếp và tham nhũng gián tiếp: tham nhũng trực tiếp là
người tham nhũng tự mình thực hiện hành vi tham nhũng như nhận hối lộ, tham
ô tài sản Nhà nước, tham nhũng gián tiếp là kẻ tham nhũng không tự mình thực hiện mà lợi dụng quyền lực để ban hành ra những quy định có lợi cho mình như là xin trợ cấp, xin đất, lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh nước ngoài,
Ngoài ra còn có các loại tham nhũng sau:
Tham nhũng có ý thức và tham nhũng không có ý thức, tham nhũng chủ động và tham nhũng bị động, tham nhũng đơn và tham nhũng kép, tham nhũng bộc phát và tham nhũng có hệ thống,
1.3 Nguyên nhân và hậu quả của tham nhũng
1.3.1 Nguyên nhân tham nhũng
Nguyên nhân sâu xa thể hiện nguồn gốc và bản chất của tham nhũng
Nguyên nhân thứ nhất là từ bên trong hệ thống tổ chức và thực thi quyền
lực nhà nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham nhũng là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, chúng đánh ta từ trong đánh ra Điều đó rất đúng Tìm nguyên nhân tham nhũng trước hết là tìm ở bên trong hệ thống tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước Từ cách tiếp cận này cho thấy, mức độ và quy mô của tham nhũng phụ thuộc vào hai vấn đề cơ bản: một là, quyền lực công đựơc hình thành và thực thi như thế nào?; hai là, vấn đề kiểm soát quyền lực công được thực hiện ra sao?
Ở khía cạnh thứ nhất, tham nhũng xuất hiện là do quyền lực công chưa
được hình thành một cách công khai, minh bạch Cách thức tổ chức không hợp lý tạo ra sự tập trung quyền lực quá mức ở một số khu vực này và sự thiếu vắng quyền lực ở một số khu vực khác Nói cách khác, việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước thiếu đúng đắn, sơ hở, không bao trùm các lĩnh vực đời sống xã hội
mà đáng ra quản lý nhà nước phải vươn tới Từ đó tạo ra sự trồng chéo, rối loạn: vừa có nguy cơ độc quyền cao, vừa triệt tiêu, hạn chế tính hiệu lực hiệu quả lẫn nhau, làm sai lệch các chức năng trong thực thi quyền lực Biểu hiện trên thực tế
Trang 16của tình trạng đó là hệ thống phân quyền thiếu minh bạch, mang tính hình thức giữa các cơ quan quyền lực nhà nước trung ương (lập pháp, hành pháp và tư pháp); chưa xác định rõ thẩm quyền của địa phương về quản lý lãnh thổ và quản
lý nhà nước về kinh tế - xã hội
Ở khía cạnh thứ hai, tham nhũng còn là hệ quả tất yếu của việc quyền lực
công không được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng lạm quyền, chuyên quyền trong việc thực thi quyền lực
Có thể thấy hệ thống kiểm soát quyền lực ở nước ta về hình thức tương đối hệ thống và toàn diện: một mặt, là hệ thống kiểm soát quyền lực bên trong Nhà nước như: giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Hội đồng nhân dân, Thanh tra nhà nước, Thanh tra nhân dân, ; mặt khác, là hệ thống kiểm soát từ bên ngoài nhà nước như: kiểm tra đảng; giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, của phương tiện thông tin đại chúng, Những hình thức giám sát này tuy đã có tác dụng tích cực nhất định, nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ để kiểm soát quyền lực nhà nước theo đúng yêu cầu Hiện tượng chuyên quyền, lạm quyền, vi phạm dân chủ, sử dụng sai lệch quyền lực nhà nước diễn ra khá phổ biến
Thực tiễn cho thấy, quyền lực chính trị ở nước ta tập trung vào bộ máy Đảng, song việc kiểm soát quyền lực của Đảng, các cơ quan đảng, các cán bộ đảng lại chưa được đặt ra và giải quyết đúng tầm vóc của nó cả về lý luận và thực tiễn
Những hạn chế nêu trên đã góp phần không nhỏ tạo ra sự lạm quyền, chuyên quyền trong việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cản trở quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và những nỗ lực phát huy dân chủ Đó chính là mảnh đất mầu mỡ để sự tha hóa quyền lực tiếp tục tồn tại và gia tăng, làm xói mòn từng bộ phận của hệ thống chính trị, làm cho việc kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn tham nhũng, lãng phí gặp nhiều khó khăn Đó cũng là lý do giải thích vì sao mà đơn thư khiếu nại,
tố cáo ngày càng nhiều, số lượng cán bộ cấp cao vi phạm pháp luật ngày càng lớn, các điểm nóng chính trị - xã hội có nguy cơ lây lan ngày càng tăng Hàng loạt các vụ án đặc biệt nghiêm trọng được phát hiện và xử lý trong thời gian qua
Trang 17đã và đang là hồi chuông cảnh báo về hậu quả của sự tha hóa quyền lực khi mà quyền lực không bị kiển soát chặt chẽ
Nguyên nhân thứ hai của tham nhũng là do thói vụ lợi, tham lam ích kỷ,
như Hồ Chí Minh nói là “chủ nghĩa cá nhân” “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa Cũng do cà nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân” Chủ nghĩa cá nhân là bệnh chính, bệnh mẹ, do đó mà sinh ra các thứ bệnh, trong đó có tham ô, lãng phí, quan liêu, mệnh lệnh
Chủ nghĩa cá nhân biểu hiện trong đới sống xã hội rất đa dạng, tinh vi, khó nhận diện Nó thường xuyên tìm các kẻ hở của hệ thống, của pháp luật, của
cơ chế, chính sách để trục lợi Nó thích ứng rất nhanh với mọi thay đổi, mọi hoàn cảnh, mọi loại cán bộ
Nhưng cũng có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa cá nhân không thể tồn tại được nếu hệ thống tổ chức và thực thi quyền lực đúng đắn, chặt chẽ Tham nhũng như con “virus” không thể tấn công một cơ thể nhà nước khỏe mạnh miễn dịch Tham nhũng có như nước lũ cũng không thể rò rỉ qua một con đê vững chắc được Nói cách khác, nếu hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước mà đúng đắn, thì người muốn tham nhũng cũng không thể tham nhũng được
Nguyên nhân cụ thể trực tiếp
Nguyên nhân khách quan
Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ quản lý còn lạc hậu, mức sống thấp, pháp luật chưa hoàn thiện
Thực tế cho thấy, tham nhũng thường phát triển ở những nước chậm phát triển hoặc đang phát triển Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể qua hơn 20 năm đổi mới nhưng về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu Do đó, dù muốn hay không chúng ta vẫn thiếu các nguồn lực từ vật chất đến văn hóa tinh thần cho các nỗ lực phát hiện, phòng, chống tham nhũng như việc hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, đổi mới tri thức và chuẩn mực quản lý kinh tế,
Trang 18xã hội, Vì vậy, nạn tham nhũng ngày càng trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực,
Ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường
Đó là sự cạnh tranh khốc liệt, sự ngự trị của đồng tiền làm cho người sản xuất kinh doanh có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ công chức nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh Trong xã hội sự phân hóa giàu nghèo gày càng rõ rệt, các giá trị xã hội bị đảo lộn mọi người đều bị sức ép của việc kiếm thật nhiều tiền có tâm lý mọi việc đều có thể mua bán Đây là điều chúng ta đã dự báo trước nhưng lại không kịp thời có biện pháp thích hợp để chủ động hạn chế ngay từ đầu cho nên từ mối lo về kinh tế đến nay chuyển sang những mối lo về các tệ nạn xã hội Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tác hại
to lớn của những yếu tố tiêu cực (còn gọi là những thất bại, những mặt trái) trong nền kinh tế thị trường thật sự đã đến mức báo động và điều đó góp phần làm nặng nề thêm tệ tham nhũng thông qua việc thúc đẩy các hành vi phạm pháp của cán bộ công chức, ganh đua làm giàu phi pháp, đục khoét tiền của nhà nước và nhân dân
Do ảnh hưởng của tập quán văn hóa lạc hậu
Mặc dù từ ngàn đời xưa, quan lại tham nhũng là những hiện tượng mà ai cũng lên án nhưng trong tâm lý xã hội của người Việt Nam có rất nhiều khía
Trang 19cạnh khiến cho tệ tham nhũng, mà biểu hiện tập trung nhất là nạn quà cáp, hối lộ
có cơ sở tồn tại và phát triển Chuyện biếu xén, quà cáp được coi là một nét văn hóa của người Việt Nam Đó là những yếu tố tâm lý văn hóa ảnh hưởng không nhỏ và đã phát triển theo chiều hướng lệch lạc rất khó ngăn chặn trong cơ chế thị trường khi mà các giá trị vật chất hóa, thành hàng hóa trao đổi Chuyện làm ăn chia chác trong các vụ việc tham nhũng hiện nay rất phổ biến và khó phát hiện đặc biệt là khi có sự thỏa thuận đồng lòng của những người tham gia
Nguyên nhân chủ quan
Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả
Về nguyên nhân này, Hội nghị Trung ương 3 khóa X xác định:
“Nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng là:
Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều
sơ hở, nhưng chậm sữa đổi, bổ sung
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lắp hoặc bị phân tán”
Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém
Điều này có thể thấy hiện nay nhiều cán bộ, đảng viên do không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã chạy theo các lợi ích trước mắt dẫn đến vi phạm pháp luật, có hành vi tham nhũng Đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” nhiều lúc bị chủ nghĩa thực dụng, cá nhân lấn át Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, đặc biệt là các cấp trên, chưa tự giác tự phê bình và phê bình, chưa làm gương cho cán bộ, đảng viên trong đấu tranh chống tham nhũng, còn tình trạng e dè, nể nang hoặc vì lợi ích cục bộ mà không dám đấu tranh với các vi phạm của cán bộ, đảng viên chi bộ, tổ chức mình
Có thể thấy rõ sự đi xuống về đạo đức phẩm chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên qua đánh giá trong các văn kiện của Đảng Văn kiện Đại
Trang 20hội VIII chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức kỷ luật, sa đọa về đạo đức và lối sống” Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 6/1997) nhận định: “Một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công; quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng, độc đoán Đáng chú ý là những biểu hiện tiêu cực này đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm niềm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ”
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu (lần 2) khóa VIII (tháng 1/1999) nhận định; “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn”
Cơ chế chính sách pháp luật chưa phủ kín, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán
Mặc dù chúng ta đã có rất nhiều cố gắng nhưng việc xây dựng thể chế, pháp luật vẫn không theo kịp, chưa phản ánh và điều chỉnh kịp thời những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nạn đầu cơ, buôn lậu, rửa tiền với quy mô lớn nhiều lúc làm chao đảo thị trường, làm ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số nhân dân; quy hoạch phát triển và quản lý đô thị lệch lạc, tùy tiện gây nhiều bất bình trong nhân dân, công luận nhiều lần lên tiếng nhưng các cơ quan chức năng, nhà hoạch định chính sách biết mà vẫn lờ đi không đưa ra một đối sách, một quyết định gì Thế nhưng họ không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào Cơ chế, chính sách pháp luật trong thời kỳ đổi mới chưa được hoàn thiện, thiếu cụ thể, còn có sơ hở và thiếu nhất quán
Cải cách hành chính chưa đạt kết quả mong muốn, cơ chế “xin – cho” vẫn còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo ra sự sách nhiễu, vòi vĩnh, ăn hối lộ, dùng hối lộ để mua các thủ tục
Chế độ công vụ của cán bộ, công chức mới bắt đầu được quan tâm xây dựng, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả Chế độ trách nhiệm của cán
bộ, công chức thiếu rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo
Trang 21đối với những sai phạm, tiêu cực xảy ra trong cơ quan đơn vị mình Chế độ tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức bất hợp lý, chậm được cải cách Công tác quản lý đất đai còn nhiều yếu kém, việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp đất, giao đất, còn nhiều kẻ hở, tạo điều kiện cho tiêu cực, sai phạm Trình tự, thủ
tục hành chính phức tạp, lỏng lẻo, mờ mịt đã tạo điều kiện cho tham nhũng
1.3.2 Hậu quả của tham nhũng
Tham nhũng hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt giàu nghèo, chế dộ chính trị Nó là căn bệnh của bộ máy nhà nước có tác động tiêu cực tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội - kinh tế - chính trị Hậu quả của nạn tham nhũng theo thống kê của Văn phòng chống ma túy và tội phạm Liên hiệp quốc (UNODC) mỗi năm toàn cầu mất đến 1.000 tỷ USD Nghiêm trọng hơn, theo chủ tịch TI (Transparency International) - Peter Egen, tham nhũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra đói nghèo và là rào cản rất lớn của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Hậu quả của tham nhũng gây
ra có thể làm băng hoại các giá trị truyền thống văn hóa và đạo đức của dân tộc, làm tê liệt bộ máy nhà nước của các quốc gia thậm chí làm sụp đổ cả một chế độ
xã hội
Hậu quả về mặt kinh tế
Tham nhũng làm chậm sự phát triển về kinh tế của đất nước là nguy cơ làm cho nước ta tụt hậu về kinh tế Tham nhũng làm thất thoát đáng kể ngân sách nhà nước, tiền đóng góp từ mồ hôi, nước mắt của nhân dân; tham nhũng dẫn đến năng suất lao động xã hội giảm sút, giá thành sản phẩm tăng cao, khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước đã yếu kém lại càng yếu hơn Nguy hại hơn tham nhũng sẽ làm suy giảm thậm chí có thể làm triệt tiêu động lực của lao động
Tham nhũng chẳng những là sự bóc lột tiền của, tài sản của nhân dân những người lao động chân chính mà còn để lại những hậu quả nặng nề trong tương lai không xa của chính chúng ta và con cháu của chúng ta còng lưng lao động để bù đắp sự thâm hụt ngân sách nhà nước thông qua những khoản đóng ích Xa hơn nữa khi ngân sách bị tham nhũng bòn rút rỗng, chỉ còn lại những con số không trên giấy tờ, khi những khoản viện trợ, những khoản vay nước ngoài đến kì phải trả thì ai sẽ là người phải gánh chịu những món nợ khổng lồ đó
Trang 22của Nhà nước? Đương nhiên vẫn là chính chúng ta những người lao động và các thế hệ con cháu Có vay thì phải có trả đó là quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường Một khi không đủ ngân sách để trả nợ thì phải quy đổi tương đương bằng việc bán non tài nguyên thiên nhiên hoặc bán rẻ nhân công và đáng sợ nhất bằng việc hy sinh quyền lợi của dân tộc chủ quyền quốc gia trong thương lượng quốc
tế
Hậu quả về mặt chính trị - xã hội
Tham nhũng thúc đẩy sự phân hóa giàu nghèo, làm giàu bất chính ngày càng tăng nhanh, ảnh hưởng xấu đến giá trị, chuẩn mực xã hội Tham nhũng sẽ phát sinh ra tệ lãng phí: đồng tiền kiếm được một cách dễ dàng sẽ không được trân trọng mà đem xài tiêu phí, xa hoa, trác táng, dẫn đến sa đọa về đạo đức, lối sống, làm đảo lộn các giá trị, trật tự xã hội Tham nhũng tạo ra sự bất công, bất bình đẳng xã hội: người có tài sống chân chính ngay thẳng thì không hoặc ít trọng dụng, ngược lại kẻ có tiền hối lộ đút lót thì dễ dàng tiến thân từ học hành đến công tác, từ kinh doanh đến quản lý nhà nước Chính vì vậy tham nhũng được xem là tệ nạn của mọi tệ nạn
Tham nhũng làm mất lòng tin vào cơ cấu, thể chế của xã hội, thậm chí dẫn đến đổ vỡ hoàn toàn một cơ cấu xã hội nhất định hoặc dẫn đến tình trạng vô chính phủ Tham nhũng làm xói mòn phẩm chất, đạo đức cách mạng, tha hóa và làm hỏng một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, gây nên sự bất bình từ phía nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước Đánh mất lòng tin của nhân dân chính là đánh mất cơ sở, chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa
Như vậy, tham nhũng với những hành vi, hiện tượng và biểu hiện cũng như tác hại to lớn của nó có thể làm hỏng đới sống kinh tế xã hội, làm tăng tình trạng nợ nần, bần cùng hóa đất nước và thậm chí không loại trừ khả năng làm sụp
đổ chính quyền đánh mất chủ quyền quốc gia dân tộc Chính ví vậy Đảng, Nhà nước ta xác định tham nhũng đã trở thành quốc nạn và là một trong bốn nguy cơ đối với sự tồn vong của đất nước của chế độ xã hội chủ nghĩa
1.4 Về hoạt động phòng chống tham nhũng
1.4.1 Khái niệm hoạt động phòng chống tham nhũng
Trang 23Hoạt động phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh chính trị quan trọng liên quan đến sự sống còn của thể chế chính trị và Nhà nước Có quan điểm cho rằng: phòng, chống tham nhũng dù ở quy mô gia đình, công ty, quốc gia hay quốc tế đều đồng nghĩa với việc bảo đảm để mọi thành viên gia đình, xã hội đều
có quyền phát biểu và lắng nghe bình đẳng như nhau Phòng, chống tham nhũng
vì thế không thể chỉ là những hoạt động riêng lẻ, mang tính chất đối phó
Hoạt động phòng ngừa tham nhũng là tổng thể các hoạt động với sự tham gia của tất cả mọi người dân và của cả các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Phòng, chống tham nhũng là một hoạt động thường xuyên, liên tục được thực hiện trước khi tham nhũng xảy ra Phòng ngừa tham nhũng là một hoạt động tổng hợp sử dụng không chỉ các phương tiện pháp luật mà kể cả các phương tiện kinh
tế, tư tưởng, tổ chức, kỷ thuật
Phòng ngừa tham nhũng là nhằm xóa bỏ nguồn gốc của tình trạng tham nhũng, cụ thể là khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tham nhũng, loại trừ dần những nguồn gốc phát sinh tham nhũng Nói cách khác việc phòng ngừa tham nhũng hình thức can thiệp ngay từ đầu chuỗi xích những sự kiện và hiện tượng có thể dẫn đến việc gây ra thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước
xã hội
Hoạt động chống tham nhũng là tổng thể các hoạt động với sự tham gia của tất cả mọi người dân và tất cả các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, trong đó nòng cốt là các cơ quan: Công an, thanh tra, viện kiểm sát, tòa án, Hoạt động này được tiến hành khi hành vi tham nhũng đã xảy ra Việc phát hiện tham nhũng
là trách nhiệm của mọi chủ thể đã nêu trên (tất cả mọi người, mọi ngành, mọi cấp) nhưng khác với hoạt động phòng ngừa, việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trách nhiệm chính được giao cho các cơ quan thực thi pháp luật với nhiệm
vụ là đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi tham nhũng theo pháp luật, người dân và các tổ chức khác chỉ tham gia hỗ trợ đồng thời giám sát cho các cơ quan thực thi pháp luật nhằm đảm bảo xử lý đúng đối tượng, đúng tội
1.4.2 Đặc điểm của hoạt động phòng, chống tham nhũng
Dựa vào khái niệm của hoạt động phòng chống tham nhũng nêu trên ta có thể rút ra một số đặc điểm như sau:
Trang 24Đặc điểm về chủ thể tham gia hoạt động phòng, chống tham nhũng: là
toàn thể các cơ quan, tổ chức và nhân dân Chủ thể tham gia hoạt động phòng, chống tham nhũng có hai bộ phận chính: những cá nhân cụ thể và các cơ quan, tổ chức
Chủ thể chính tham gia hoạt động này là đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động sống trong sạch và lành mạnh Đây là lực lượng đông đảo và
có vai trò rất quan trọng vì họ có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên kịp thời phát hiện những hành vi tham nhũng Do đó, đây là lực lượng có vai trò quyết định hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Một chủ thể khác cũng rất quan trọng đó là các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Công an thah tra, viện kiểm sát, tòa án là lực lượng nòng cốt có vai trò quyết định trực tiếp đến hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng Hai chủ thể này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau cùng thực hiện một mục tiêu chung
Đặc điểm về nội dung và phương thức hoạt động: các chủ thể có quyền sử
dụng tổng hợp tất cả các biện pháp mà pháp luật cho phép để đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Đối với nhân dân, những biện pháp đó có thể thông qua các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền được tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, kiến nghị thông qua các đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân do mình bầu lên, hay thông qua phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài với tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Nhân dân chính là tai mắt của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Đối với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức thì sử dụng hai công cụ là giám sát và kiểm tra nhằm phòng ngừa tham nhũng, làm trong sạch bộ máy của mình
Đặc điểm về đối tượng đấu tranh: đối tượng đấu tranh đó là những hành
vi tham nhũng của cá nhân, tập thể, tổ chức bị thoái hóa, biến chất về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp Những kẻ tham nhũng này có thể nằm ngay
Trang 25trong bộ máy quyền lực, thậm chí nằm ngay trong cơ quan nòng cốt phòng, chống tham nhũng Các đối tượng này là những người có hiểu biết, có trình độ có những người am hiểu pháp luật và hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật nên chúng hoạt động rất tinh vi khó phát hiện Chính vì vậy việc đấu tranh với những đối tượng này để phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng của chúng là một cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp
Trang 26Những hành vi tham nhũng rất đa dạng, phổ biến là hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, dùng tài sản công để biếu xén, hối lộ, lừa đảo chiếm tài sản của Nhà nước, của nhân dân, lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho tổ chức, cá nhân để vụ lợi, thu vén quyền lợi cá nhân, lập quỹ trái phép, sử dụng ngân sách không đúng quy định để hưởng lợi Các hành vi tham nhũng đã và đang xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và sử dụng ngân sách, thuế, ngân hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, tư pháp, giáo đục, y tế thực hiện chính sách xã hội trong quản lý hành chính, công tác xã hội
Về quy mô của tham nhũng Có đủ loại, đủ mức độ tham nhũng của cá nhân, của tập thể, tham nhũng không có tổ chức và tham nhũng có tổ chức gồm nhiều đối tượng tham gia
2.1.1 Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục
Giáo dục là một lĩnh vực rất quan trọng vì nó liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội Con người sinh ra, lớn lên đều phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện tạo cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết trước hết để duy trì cuộc sống bản thân, sau đó là cống hiến cho xã hội Đặc biệt trong một xã hội học tập như hiện nay thì hầu hết mọi người đều liên quan đến quá trình đào tạo dưới các hình thức khác nhau có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp
Thế nhưng tham nhũng trong giáo dục hiện đang là vấn đề tiêu cực gây bức xúc lớn trong xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, lĩnh vực giáo dục hiện đang bị thương mại hóa quá mức Mục đích của một số người dạy là thu tiền còn người
Trang 27học chỉ cốt có tấm bằng tạo điều kiện cho việc chạy chức, chạy quyền Những hành vi tiêu cực trong giáo dục biểu hiện tập trung ở một số hoạt động như tuyển sinh, chấm thi, dạy thêm học thêm, xuất bản sách, mua sắm thiết bị và đồ dùng học tập, đổi mới chương trình học
Những biểu hiện của tham nhũng trong giáo dục:
Trong khâu tuyển sinh
Ngay khi vừa kết thúc cấp học là phụ huynh học sinh lại bắt đầu hành trình tìm trường điểm, trường chuyên, lớp chọn cho con em vào đầu cấp Xu hướng này làm tăng lượng học sinh trái tuyến gây nên sự quá tải cho các trường
có tiếng Ngoài những quy định về lực học và hạnh kiểm, nhiều trường đã giải quyết các trường hợp trái tuyến bằng việc kêu gọi phụ huynh đóng góp xây dựng trường
Trong đợt tuyển sinh năm học 2006 – 2007, một trường tiểu học ở thị xã Kon Tum đã có sáng kiến giải quyết số nhập học trái tuyến rất “công minh” Hiệu trưởng đã phát “phiếu đăng ký ủng hộ quỹ khuyến học khen thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2005 – 2006”, rồi nhận học sinh theo mức cam kết đóng góp từ trên xuống, nghĩa là góp càng cao thì khả năng được nhận vào trường càng lớn Trong 46 suất tuyển sinh lớp 1 có 2 hồ sơ đóng góp 1 triệu, 42
hồ sơ đóng góp từ 400000 – 700000 đồng Còn lại 19 hồ sơ đóng góp 300000 đồng sẽ ưu tiên theo thứ tự
Ở bậc học cao hơn, trong khâu tuyển sinh cũng xảy ra nhiều tiêu cực Trước kỳ thi, thí sinh nào có nhiều tiền, trả giá cao có thể mua được đề thi; việc chạy chọt, đút lót trong khâu nhập học cũng như trong thi cử và xét tốt nghiệp trở thành bình thường Tham nhũng còn biểu hiện dưới dạng tiết lộ đề thi, “cho” điểm
Do chạy theo lợi nhuận, các trường đua nhau tuyển sinh, đào tạo ồ ạt Nhiều trường chưa có đủ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đủ trình độ chuyên môn vẫn tuyển sinh một số lượng lớn sinh viên cả hệ chính quy
và tại chức Nhiều sinh viên được tuyển vào không qua thi tuyển mà được bổ sung vào danh sách do có gửi gắm của các cán bộ có chức, có quyền hoặc “quan
hệ tốt” với nhà trường Từ những vi phạm quy chế tuyển sinh đầu vào đã dẫn đến
Trang 28hàng loạt tiêu cực như để lộ đề thi và đáp án, cắt xén chương trình đào tạo….Đầu vào không cao, chất lượng kém cùng với việc đào tạo không nghiêm túc, không tuân thủ đúng quy trình đào tạo đã cho ra những sản phẩm kém Kết quả rất nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm gây ra sự lãng phí lớn về vật chất và thời gian của cả Nhà nước và nhân dân
Trong khâu chấm thi
Chấm thi là hoạt động quan trọng nhằm đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo Hành vi gian lận trong thi cử, tuyển sinh, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học ngày càng tăng và nghiêm trọng hơn Nhiều giáo viên đã lạm dụng quyền hạn của mình làm sai lệch kết quả thi, cho điểm thi không đúng thực chất để vụ lợi như nhận hối lộ của học sinh, sinh viên dưới danh nghĩa quà cáp, biếu xén mà thực chất là mua hàng bán điểm, đổi tình Tại trường Đại học
mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra trường hợp một giáo viên nhận hối lộ 10,5 triệu đồng để sửa điểm bài thi cho 11 sinh viên bị kết án 3 năm tù giam Trong đợt chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2006 – 2007 ở Hải Phòng, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo đã phát hiện một giáo viên cầm trên tay tờ giấy ghi những ký hiệu đánh dấu 10 bài thi Trong một đợt thi tuyển sinh cao học của Trường Đại học Tổng hợp Huế, có 17 trường hợp thí sinh điểm rớt biến thành điểm đỗ, ở phần thi ngoại ngữ (tiếng Nga), hai người chấm đã thừa nhận cho điểm khống 30 bài thi,…
Nhiều khi chạy theo thành tích, do mốc nối, chạy chọt mà điểm thi được nâng lên Phúc khảo trở thành biện pháp hợp pháp hóa việc nâng điểm bài thi biến thi sinh trượt thành đỗ hoặc nâng mức xếp loại Sau kỳ thi tốt nghiêpk THPT Năm học 2005 – 2006 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, có 55 trường hợp xin chấm phúc khảo Kết quả hầu hết đều được cộng thêm diểm, 11 trường hợp trượt thành đỗ, 7 trường hợp đỗ loại trung bình hoặc khá thành giỏi; đặc biệt là 3 trường hợp môn tiếng anh sau phúc khảo có sự chênh lệch điểm rất lớn Một bài
từ 2 điểm lên 9 điểm, một bài từ 3 điểm lên 9,5 điểm, một bài 2,5 được lên 9 điểm
Trang 29Những hành vi tiêu cực thậm chí đến mức độ phạm pháp của một bộ phận nhà giáo đang gây bất ổn cho xã hội, làm cho nền giáo dục Việt Nam vốn đã tụt hậu càng chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới
Dạy thêm, học thêm
Ngày nay, việc dạy thêm, học thêm đã lan tràn, trở thành phong trào trong
xã hội, từ bậc mẫu giáo đến các bậc phổ thông đều tổ chức dạy thêm, học thêm
Về phía giáo viên đây là việc làm chính đáng giúp cải thiện thu nhập nếu
họ có đủ điều kiện tổ chức dạy thêm Mục đích dạy thêm, học thêm là giúp học sinh yếu, kém củng cố, lấp những lỗ hổng kiến thức và bồi dưỡng, mở rộng kiến thức cho học sinh giỏi
Để thu hút được nhiều học sinh đến lớp học thêm, giáo viên “dạy thêm” thường rút bớt chương trình chính khóa, không truyền đạt hết lượng kiến thức theo quy định Học thêm thực chất là học tiếp chương trình chính khóa bị cắt xén
và học lại kỹ hơn các nội dung đã học trên lớp
Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan còn có nguyên nhân từ cách thi cử
và đánh giá trình độ học tập Hiện nay cách đánh giá trình độ thi cử của ta chủ yếu buộc học sinh “trả lại” những gì thầy giảng, thầy hướng dẫn Nếu làm khác thường không được điểm tối đa
Trong việc cung ứng thiết bị dạy học
Sau 4 năm thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Nhà nước
đã đầu tư hàng tỷ đồng ngân sách cho mua sắm thiết bị và đồ dùng dạy học của các trường nhưng đầu tư không đem lại hiệu quả cao, thiết bị không đảm bảo đủ chất lượng, không chính xác, không được đảm bảo, lắp đặt và triển khai sử dụng gây ra lãng phí lớn
Ngoài sự lãng phí nêu trên đã xuất hiện một số hành vi tham nhũng trong mua sắm thiết bị ở một số nơi Đó là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi
về từ trang bị, cung cấp thiết bị gây thất thoát một lượng tiền lớn đầu tư cho giáo dục
Tại Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định đã xảy ra vụ vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến mua sắm vật tư thiết bị dạy học Hiệu trưởng và 3 trưởng phòng đã bị khởi tố
Trang 30do thông đồng với nhau do xé lẻ gói thầu, đặt mua thiết bị với giá rẻ, đội giá lên rồi mua hóa đơn khống để hợp lý hóa Với cách làm tùy tiện, thông đồng, bật đèn xanh cho nhau giữa hiệu trưởng phòng chức năng, vụ vi phạm này đã làm thất thoát 533 triệu đồng đầu tư mua sắm vật tư, thiết bị dạy học của trường
Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang cũng có biểu hiện vi phạm gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước liên quan đến việc mua sắm thiết bị dạy học Các trường trung học phổ thông Ỷ La, trung học phổ thông Tân Trào và THPT Tuyên Quang đã được trang bị máy chiếu hắt và máy chiếu hình không có nguồn gốc nhưng lại dán nhãn mác sản xuất tại Nhật Bản Sau một thời gian sử dụng, nhiều máy đã bị hỏng, thậm chí một số máy không sử dụng được nữa
Có thể thấy, tham nhũng trong giáo dục để lại hậu quả rất lớn Khi xuất hiện tham nhũng, thì giáo dục đã không hoàn thành được vai trò quan trọng của
nó là giáo dục đạo đức Tham nhũng trong giáo dục sẽ dẫn đến sự suy thoái về đạo đức, ảnh hưởng đến cả một thế hệ học sinh, những công dân tương lai của dân tộc
2.1.2 Tham nhũng trong thực hiện các chính sách xã hội
Trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, tham nhũng cũng đang là nỗi bức xúc của toàn xã hội Về vấn đề y đức, nhân dân phàn nàn nhiều về thái
độ, tinh thần phục vụ người bệnh, ý thức trách nhiệm đối với bệnh nhân của cán
bộ y tế Tình trạng phải cho tiền cán bộ y tế đã thành phổ biến ở hầu hết các cơ
sở y tế, từ thay bông băng, tiêm thuốc, tắm cho trẻ sơ sinh đến bồi dưỡng kíp mổ…
Chế độ bảo hiểm y tế là sự ưu đãi đối với các đối tựong là cán bộ, công nhân viên chức, người có công với nước,… nhưng khi ốm đau, phải khám chữa bệnh thì họ lại không được quan tâm đúng mức cả về thuốc men và thái độ phục
vụ, vì phục vụ đối tượng này họ chẳng vụ lợi được gì
Trong thực hiện chính sách xã hội, tham nhũng thể hiện ở sự móc nối, liên kết giữa một số đối tượng ngoài xã hội với một số cán bộ làm công tác chính sách xã hội của các ngành chức năng để nâng tuổi đời, nâng năm công tác, chạy dám định để được hưởng chế độ hưu trí, mất sức, thương binh các hạng, thanh niên xung phong, chất độc da can, xác nhận được hưởng chế độ thương binh, liệt
Trang 31sĩ,…Điển hình như vụ làm hồ sơ giả nghĩ chế độ ở tỉnh Yên Bái với số lượng lên đến hàng nghìn người, tạo thành cơn sốt về hưu chó các “cụ ông, cụ bà” mới 30 –
40 tuổi
Tại Bình Phước, kế hoạch xây dựng 2000 ngôi nhà tình thương cho dân nghèo với vốn đầu tư mỗi nhà trị giá 6 triệu đồng, tổng chi phí 12 tỷ đồng, nhưng thực hiện chỉ chi 3 triệu đồng/ căn nhà, giảm 50 % kinh phí so với kế họch, nên chất lượng công trình kém, nhà xây xong dân không dám vào ở, mà thanh quyết toán vẫn là 6 triệu đồng/nhà
Trong thực hiện chương trình 135, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây nhà tình nghĩa, xóa nhà dột nát cho các đối tượng chính sách cũng có không ít những biểu hiện của tham nhũng như: xét duyệt hộ nghèo không đúng đối tượng, ăn bớt tiền xây dựng nhà cho các hộ nghèo; khai man số lượng sản phẩm, khối lượng để thanh toán trong các dự án trồng rừng, hỗ trợ các xã nghèo
ở miền núi; xà xẻo tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt, tiền xóa đói giảm nghèo, trợ giúp thương binh, gia đình chính sách,…
Một cuộc điều tra đã được tiến hành để đánh giá toàn diện các chương trình về nục tiêu giảm nghèo thông qua Chương trình 135 đã cho thấy có sự thất thoát một nguồn lực đáng kể Đánh giá chi tiết việc chi tiêu của Chương trình
135 tại 23 tỉnh, Thanh tra Nhà nước đã phát hiện những sai sót và cố tình báo cáo sai lệch số tiền tương đương 5% tổng giá trị ủa Chương trình Kết quả thanh tra
hệ thống tài chính, các số liệu phân bổ nguồn lực và các chi tiêu cho thấy thất thoát còn lớn hơn nhiều
Ngoài những biểu hiện tham nhũng trên, trong lĩnh vực văn hóa, xã hội còn rất nhiều biểu hiện tham nhũng khác như: gian lận tuổi trong thi đấu thể thao, bán độ trong đá banh, buông lỏng quản lý công tác biểu diễn văn nghệ thuật, sử hữu trí tuệ, bản quyền tác giả và các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm, đánh bạc,…
2.1.3 Tham nhũng trong công tác tổ chức cán bộ
Dư luận ngày nay bàn tán rất nhiều đến chuyện “mua quan, bán chức”,
“kinh doanh quyền lực”
Thực tế những vụ án bị phát hiện gần đây cho thấy tính chất nghiêm trọng của hiện tượng “chạy chức, chạy quền” Có những chức vụ từ nhỏ đến lớn đều có
Trang 32giá và được quyết định bằng độ dày mỏng của chiếc phong bì Sau khi đã ở trên cương vị lãnh đạo, quản lý, những người tiến thân bằng con đường “chạy chức, chạy quyền” thường khai thác tối đa những lợi ích kinh tế mà chức vụ có thể mang lại trong nhiệm kỳ của mình để “hoàn vốn” và có lãi
Thực trạng này đang đặt ra hàng loạt những câu hỏi lớn: Tại sao có những người kém phẩm chất, yếu năng lực và chuyên môn vẫn được bố trí vào làm việc trong các cơ quan Đảng và Nhà nước? Tại sao không ít cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất từ nhiều năm liền mà tổ chức Đảng và lãnh đạo cơ quan, đơn vị không biết hoặc biết nhưng không xử lý, thậm chí vẫn đề bạt lên các chức vụ quan trọng, khi sự việc vỡ lở, báo chí phanh phui mới bị động xử lý?
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì tình trạng “chạy chức, chạy quyền” hiện nay đang trở thành một vấn nạn xã hội gây nhức nhối trong dư luận nhân dân Nó không chỉ liên quan đến từng cá nhân cụ thể mà còn tác động
và ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, đến hiệu lực của hệ thống chính trị
Những biểu hiện tham nhũng trong công tác cán bộ là việc một số người giữ cương vị, chức trách quyết định công tác cán bộ đã vi phạm các quy định về công tác cán bộ khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, lên lương, xếp ngạch nhằm mục đích vụ lợi Các hành vi tham nhũng tiêu cực trong lĩnh vực này diễn ra phổ biến dưới dạng nhận quà biếu, của đút lót, lên lương, xếp ngạch trái quy định, Thông qua những thủ đoạn như vậy, không biết bao nhiêu phe cánh quyền lực, các nhóm lợi ích được hình thành trong bộ máy của Đảng và Nhà nước Nguy hiểm hơn nữa là khi các tổ chức như vậy tạo thành những đường dây tham nhũng, được bảo vệ chặt chẽ từ trên xuống dưới thì rất khó đối phó từ đó dẫn đến tình trạng “tham nhũng tái sản xuất ra tham nhũng”
Hậu quả của nó là một lớp cán bộ thiếu trách nhiệm, năng lực trình độ kém vẫn được bố trí, sử dụng ở các vị trí quan trọng dẫn đến những tác hại không nhỏ Đây cũng chính là nguyên nhân cản trở rất lớn đối với quá trình cải cách hành chính, nhất là việc tinh giản bộ máy đảng, bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay
2.1.4 Tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp