Thực trạng phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tham nhũng ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 48)

CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

2.2. Thực trạng phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

Sau 20 năm kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới với nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt của Đảng, nhất là từ sau Hội nghị lần thứ VI (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đến nay, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được một số kết quả nhất định.

Một là, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ, những chủ trương, giải pháp chủ yếu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban nhiều văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý khá vững chắc cho công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Các văn bản nói trên được triển khai thực hiện đã tạo ra hành lang pháp lý, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tham nhũng.

Hai là, các cấp ủy đảng và chính quyền, từ Trung ương đến địa phương, đã quan tâm hơn đến công tác kiểm tra, thanh tra, nhất là kiểm tra, thanh tra công tác xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện những điều đảng viên không được làm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chú trọng chỉ đạo khắc phục sai phạm sau kiểm tra, thanh tra.

Ba là, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã dành nhiều thời gian để giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó, tập trung giám sát việc tổ chức thi hành các quy định pháp luật về lĩnh vực này, việc triển khai thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia và xử lý một số vụ việc mà dư luận quan tâm.

Một số đoàn giám sát của Quốc hội đã phát hiện được những trường hợp tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan, tổ chức, kể cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Bốn là, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, công an, viện kiểm sát, tòa án được củng cố một bước cả về thẩm quyền pháp lý, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Các hoạt động thanh tra, điều tra truy tố, xét xử được tăng cường, thể hiện quan điểm xử lý ngày càng cương quyết hơn đối với các hành vi tham nhũng.

Năm là, việc xử lý hành vi tham nhũng bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Không ít cán bộ, đảng viên, công chức sai phạm đã bị xử lý kiên quyết, trong đó cả cán bộ cao cấp là Ủy viên

Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó chủ tịch,.... khắc phục một bước tình trạng xử lý “nhẹ trên, nặng dưới”, xử lý nội bộ, tách ra để xử lý sau nhưng sau đó không xử lý hoặc xử lý nhẹ. Nhiều vụ án tham nhũng lớn tồn đọng kéo dài từ nhiều năm trước, gây bất bình trong nhân dân đã được tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm, đúng người, đúng tội điển hình là các vụ án như: vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; vụ án điện kế điện tử ở Thành Phố Hồ Chí Minh; vụ Tổng Công ty dầu khí Việt Nam; vụ PMU 18 ở Bộ Giao thông vận tải... Chính việc làm này đã phần nào khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào cuộc chiến đầy gay go và ác liệt này.

Sáu là, vai trò giám sát, tham gia của nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng được nâng cao và có những đóng góp thiết thực hơn. Nhiều nơi người dân đã chủ động tố cáo các hành vi tham nhũng với cơ quan công quyền; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân có liên quan đến tham nhũng đã có những kết quả đáng kể. Các cơ quan báo chí tích cực chủ động phát hiện, phanh phui nhiều vụ tham nhũng lớn, góp phần tạo dư luận xã hội thúc đẩy quá trình điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ án, những cán bộ, đảng viên sai phạm. Nhờ vậy sức mạnh chống tham nhũng đã được nhân lên và có tác dụng nhất định trong việc cảnh báo, răn đe, phòng ngừa tham nhũng.

Bảy là, Đảng đã chú trọng tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức và toàn dân học tập các nghị quyết của Đảng, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, thi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ, về đất nước 20 năm đổi mới,... Các biện pháp này phần nào đã có tác dụng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào về Đảng, khơi dậy ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều này làm cho ý thức về đạo đức công vụ ngày càng được nâng cao.

Những việc làm và kết quả nêu trên đã có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa, kiềm chế tệ tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội, củng cố quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến chống tham nhũng. Bên cạnh đó, những việc làm nêu trên cũng phần nào có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn ngừa kiềm chế nạn tham

nhũng, góp phần vào việc ổn định và phát triển đất nước, làm lành mạnh hơn quan hệ trong nội bộ Đảng, Nhà nước và trong xã hội, tạo tiền đề để tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.

2.2.2. Những hạn chế và những vấn đề đặt ra.

Mặc dù cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã đạt được một số thành công bước đầu, song phải thừa nhận rằng, mặt đạt được là quá ít, mặt yếu kém còn rất nhiều. Tình hành tham nhũng trong những năm qua và gần đây diễn ra có chiều hướng phức tạp và nghiêm trọng với nhiều biểu hiện mới. Tại Hội nghị Trung ương 3 khóa X (tháng 7/2006), đánh giá về thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã nhận định: “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng vẫn diễn ra nhiều lĩnh vực với phạm vị rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế dộ ta”.

Để đối phó với tình trạng này, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, nhiều văn bản pháp lý về phòng, chống tham nhũng, nhiều biện pháp mạnh cũng đã được đưa ra, thậm chí Luật phòng, chống tham nhũng cũng đã được ban hành và có hiệu lực. Tuy nhiên, văn bản pháp lý chỉ có hiệu lực khi nó đi liền với những biện pháp để bảo đảm cho việc thực hiện.

Thực tế đã xảy ra tình trạng là mỗi khi phát hiện vụ việc tham nhũng nghiêm trọng thì lập tức hô hào, phát động chiên dịch và áp dụng các biện pháp hành chính để chống tham nhũng để rồi sau đó bị chìm dần vào quên lãng cho đến khi vụ việc tiếp theo xảy ra đòi hỏi thúc đẩy cải cách và tìm kiếm các biện pháp phòng, chống. Đúng là có phần thiếu luật, nhưng phải chăng chưa phải là nguyên nhân chủ yếu. Vấn đề chủ yếu là các biện pháp còn thiếu đồng bộ, chưa quyết liệt và triệt để, còn né tránh, nể nang và trong chừng mực nhất định, ở một số nơi, có sự thỏa hiệp trong lãnh đạo, điều hành ở các cấp.

Thực tế công cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong cả một thời gian dài vừa qua cho thấy, chúng ta vẫn chưa tạo được chuyển biến cơ bản trong việc đẩy lùi tệ tham nhũng. Hiện nay công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta đang ở trong tình thế khá nan giải là:

Nếu số phần tử tham nhũng bị phát hiện và trừng trị ít thì có người lại cho rằng công tác đấu tranh chống tham nhũng chưa mạnh; ngược lại, nếu số vụ việc tham nhũng bị phát hiện và xử lý nhiều thì có người lại cho rằng, dường như càng chống càng tham nhũng nhiều.

Nhiều nơi đấu tranh chống tham nhũng còn mang tính hình thức theo kiểu hô hào, phong trào, khẩu hiệu; cơ quan chống tham nhũng hoạt động kém hiệu quả; công tác điều tra còn chậm, xử lý chưa nghiêm; chưa phát huy mạnh mẽ vai trò của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng.

Chính vì vậy mà tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, trở thành nguy cơ, thách thức số một mà chúng ta đang phải đối phó. Những hành vi tham nhũng này ngày càng lan rộng với những thủ đoạn hết sức tinh vi, khó phát hiện, đối tượng vi phạm giữ chức vụ cấp cao ngày càng nhiều, tài sản Nhà nước bị xâm hại ngày càng lớn.

Một số cán bộ, đảng viên còn cấu kết, đồng lõa với nhiều phần tử xấu ngoài xã hội hình thành những đường dây tội phạm có tính chất “maphia” để đục khoét tài sản Nhà nước, làm hư hỏng bộ máy công quyền.

Việc xử lý những quan chức thoái hóa, biến chất nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa nghiêm, có biểu hiện “nhẹ trên, nặng dưới” hoặc muốn xử lý nội bộ, đặc biệt là những sai phạm của người đứng đầu. Có những vụ tham nhũng đã phát hiện nhưng xử lý không nghiêm hoặc để kéo dài dẫn đến hậu quả về chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng nghiêm trọng.

Nhiều vụ án tham nhũng liên quan đến đưa và nhận hối lộ thế nhưng chỉ làm rõ được người đưa hối lộ mà không làm rõ quan chức nhận hối lộ. Mặt khác, vì chạy theo thành tích nên cán bộ, đảng viên vi phạm nhiều nhưng lại xử lý ít, thậm chí còn có tâm lý sợ xử đúng người, đúng tội, làm mất uy tín của Đảng, gây rối loạn, mất đoàn kết nội bộ để kẻ xấu lợi dụng chống phá; lo sợ nếu chống tham nhũng triệt để sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị, xã hội, không làm chủ được tình hình.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tham nhũng còn chậm, chưa thỏa đáng, gây khó khăn dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp và bùng phát thành những điểm nóng chính trị - xã hội. Vấn đề này gây ra những

tiêu cực mới, nảy sinh tâm trạng không tin tưởng, không tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng trong xã hội.

Những hạn chế nói trên làm cho cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa đạt mục tiêu mà chúng ta đề ra; chưa tạo được những chuyển biến cơ bản.

2.2.3. Nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng.

Cơ chế, chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở nhưng chậm được sửa đổi bổ sung.

Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể còn trùng lập hoặc bị phân tán.

Nhiều tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí nên lãnh đạo không chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc thậm chí còn nể nang né tránh, dung túng, bao che cho tham nhũng, chưa thật sự dựa vào dân và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức suy thoải về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong những năm tới, phải đẩy mạnh toàn diện và kiên quyết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu Tham nhũng ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)