Về hoạt động phòng chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Tham nhũng ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 22 - 26)

1.4.1. Khái niệm hoạt động phòng chống tham nhũng.

Hoạt động phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh chính trị quan trọng liên quan đến sự sống còn của thể chế chính trị và Nhà nước. Có quan điểm cho rằng: phòng, chống tham nhũng dù ở quy mô gia đình, công ty, quốc gia hay quốc tế đều đồng nghĩa với việc bảo đảm để mọi thành viên gia đình, xã hội đều có quyền phát biểu và lắng nghe bình đẳng như nhau. Phòng, chống tham nhũng vì thế không thể chỉ là những hoạt động riêng lẻ, mang tính chất đối phó.

Hoạt động phòng ngừa tham nhũng là tổng thể các hoạt động với sự tham gia của tất cả mọi người dân và của cả các cơ quan trong bộ máy Nhà nước.

Phòng, chống tham nhũng là một hoạt động thường xuyên, liên tục được thực hiện trước khi tham nhũng xảy ra. Phòng ngừa tham nhũng là một hoạt động tổng hợp sử dụng không chỉ các phương tiện pháp luật mà kể cả các phương tiện kinh tế, tư tưởng, tổ chức, kỷ thuật....

Phòng ngừa tham nhũng là nhằm xóa bỏ nguồn gốc của tình trạng tham nhũng, cụ thể là khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tham nhũng, loại trừ dần những nguồn gốc phát sinh tham nhũng. Nói cách khác việc phòng ngừa tham nhũng hình thức can thiệp ngay từ đầu chuỗi xích những sự kiện và hiện tượng có thể dẫn đến việc gây ra thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước xã hội.

Hoạt động chống tham nhũng là tổng thể các hoạt động với sự tham gia của tất cả mọi người dân và tất cả các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, trong đó nòng cốt là các cơ quan: Công an, thanh tra, viện kiểm sát, tòa án,... Hoạt động này được tiến hành khi hành vi tham nhũng đã xảy ra. Việc phát hiện tham nhũng là trách nhiệm của mọi chủ thể đã nêu trên (tất cả mọi người, mọi ngành, mọi cấp) nhưng khác với hoạt động phòng ngừa, việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trách nhiệm chính được giao cho các cơ quan thực thi pháp luật với nhiệm vụ là đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi tham nhũng theo pháp luật, người dân và các tổ chức khác chỉ tham gia hỗ trợ đồng thời giám sát cho các cơ quan thực thi pháp luật nhằm đảm bảo xử lý đúng đối tượng, đúng tội.

1.4.2. Đặc điểm của hoạt động phòng, chống tham nhũng .

Dựa vào khái niệm của hoạt động phòng chống tham nhũng nêu trên ta có thể rút ra một số đặc điểm như sau:

Đặc điểm về chủ thể tham gia hoạt động phòng, chống tham nhũng: là toàn thể các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Chủ thể tham gia hoạt động phòng, chống tham nhũng có hai bộ phận chính: những cá nhân cụ thể và các cơ quan, tổ chức.

Chủ thể chính tham gia hoạt động này là đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động sống trong sạch và lành mạnh. Đây là lực lượng đông đảo và có vai trò rất quan trọng vì họ có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên kịp thời phát hiện những hành vi tham nhũng. Do đó, đây là lực lượng có vai trò quyết định hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Một chủ thể khác cũng rất quan trọng đó là các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Công an. thah tra, viện kiểm sát, tòa án.... là lực lượng nòng cốt có vai trò quyết định trực tiếp đến hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Hai chủ thể này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau cùng thực hiện một mục tiêu chung.

Đặc điểm về nội dung và phương thức hoạt động: các chủ thể có quyền sử dụng tổng hợp tất cả các biện pháp mà pháp luật cho phép để đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Đối với nhân dân, những biện pháp đó có thể thông qua các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền được tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, kiến nghị thông qua các đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân do mình bầu lên, hay thông qua phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài... với tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nhân dân chính là tai mắt của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Đối với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức thì sử dụng hai công cụ là giám sát và kiểm tra nhằm phòng ngừa tham nhũng, làm trong sạch bộ máy của mình.

Đặc điểm về đối tượng đấu tranh: đối tượng đấu tranh đó là những hành vi tham nhũng của cá nhân, tập thể, tổ chức bị thoái hóa, biến chất về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp. Những kẻ tham nhũng này có thể nằm ngay

trong bộ máy quyền lực, thậm chí nằm ngay trong cơ quan nòng cốt phòng, chống tham nhũng. Các đối tượng này là những người có hiểu biết, có trình độ có những người am hiểu pháp luật và hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật nên chúng hoạt động rất tinh vi khó phát hiện. Chính vì vậy việc đấu tranh với những đối tượng này để phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng của chúng là một cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp.

Một phần của tài liệu Tham nhũng ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)