1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công ước Berne năm 1886 về quyền bảo hộ quyền tác giả và vấn đề thực thi ở Việt Nam trong xu thế hội nhập

192 477 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

của Công ước Berne: "Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp không phải là quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do lu

Trang 1

Trường đại học luật hà nội khoa pháp luật quốc tế

- o0o -

đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

“công ước berne năm 1886

về bảo hộ quyền tác giả và vấn đề thực thi ở Việt

Nam trong xu thế hội nhập”

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Hồng Bắc, Trưởng bộ môn Tư pháp

quốc tế, Khoa pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội

Thư ký đề tài: ThS Nguyễn Bá Bình, Giảng viên Khoa pháp luật

quốc tế, Đại học Luật Hà Nội

Các cộng tác viên tham gia đề tài:

1 PGS TS Nguyễn Bá Diến, Trưởng bộ môn Luật quốc tế, Khoa Luật, ĐH

Quốc gia Hà Nội

2 TS Hoàng Phước Hiệp, Vụ trưởng Vụ pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp

3 CVC Hồ Văn Phú, Vụ pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp

4 ThS Lê Đình Nghị, Giảng viên Khoa Luật dân sự, ĐH Luật Hà Nội

5 Phạm Thanh Tùng, Chuyên viên Cục bản quyền tác giả Việt Nam

6 ThS Bùi Thị Thu, Giảng viên Khoa pháp luật quốc tế, ĐH Luật Hà Nội

7 Luật sư Nguyễn Thị Nam Hải, Công ty luật Huy Hoàng

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

quan đến quyền sở hữu trí tuệ

quyền tác giả

Trang 3

mục lục

Phần thứ nhất: Tổng quan về đề tài nghiên cứu 01

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu 01

2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 02

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài 03

4 Phương pháp nghiên cứu 04

Phần thứ hai: Kết quả nghiên cứu đề tài 05

1 Những vấn đề cơ bản của Công ước Berne 05

2 Thực thi Công ước Berne tại Việt Nam 21

3 Thực trạng và giải pháp về thực thi quyền tác giả ở Việt Nam trong điều kiện thực thi theo Công ước Berne 42

Phần thứ ba: Các chuyên đề nghiên cứu thuộc đề tài 60

1 Chuyên đề 1: Những nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne 61

2 Chuyên đề 2: Sự tương thích giữa các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của Công ước Berne 69

3 Chuyên đề 3: Quan hệ giữa Công ước Berne và các Điều ước quốc tế của WIPO về quyền tác giả 100

4 Chuyên đề 4: Quan hệ giữa Công ước Berne và các điều ước quốc tế của WTO về quyền tác giả 108

5 Chuyên đề 5: Những lợi ích và bất lợi đối với Việt Nam khi gia nhập Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả 114

6 Chuyên đề 6: Thiết chế thực thi quyền tác giả theo Công ước Berne 128

7 Chuyên đề 7: Thực thi Công ước Berne theo pháp luật một số nước Châu Âu 138

8 Chuyên đề 8: Thực thi Công ước Berne theo pháp luật Hoa Kỳ 145

9 Chuyên đề 9: Thực thi Công ước Berne theo pháp luật Nhật Bản và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam 151

Trang 4

10 Chuyên đề 10: Thực trạng và giải pháp về thực thi quyền tác giả ở

Việt Nam trong điều kiện thực thi theo Công ước Berne 163

11 Chuyên đề 11: Tình hình thi hành các quy định pháp luật về quyền tác

giả sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne 171

12 Chuyên đề 12: Thực trạng hoạt động lập pháp tại Việt Nam trước và sau

khi tham gia Công ước Berne và một số kiến nghị 180

Trang 5

báo cáo phúc trình

kết quả nghiên cứu đề tài

“Công ước berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả và vấn đề thực thi ở Việt nam trong xu

thế hội nhập”

*

A phần thứ nhất

Tổng quan về đề tài nghiên cứu

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Chúng ta đang sống trong một thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại của

sự bùng nổ về khoa học công nghệ Chưa bao giờ các sáng tạo của trí tuệ con người được phát huy mạnh mẽ đến thế Mỗi ngày, thế giới một thay đổi do những thành tựu mà sự sáng tạo của con người đem lại Tuy nhiên, đằng sau những sáng tạo đó là sự đầu tư không nhỏ về tiền bạc và chất xám của tư duy trí tuệ con người Do vậy, đi đôi với sự phát triển, thế giới cũng đòi hỏi cần có một cơ chế hữu hiệu nhằm bảo vệ được những thành tựu sáng tạo của trí tuệ, nhằm không chỉ bảo vệ khối di sản của tri thức nhân loại, mà còn tạo động lực khuyến khích sự phát triển sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển

Việc bảo hộ các quyền liên quan đến tài sản trí tuệ của con người đã được pháp luật của các quốc gia và pháp luật quốc tế quan tâm xây dựng từ rất sớm

Đến nay, việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ quyền tác giả nói riêng không chỉ giới hạn theo những tiêu chuẩn trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia mà đã phát triển trên phạm vi toàn cầu theo những chuẩn mực quốc tế cùng

Trang 6

với sự ra đời của các tổ chức quốc tế (WIPO, WTO ) Trước những yêu cầu khách quan của quá trình toàn cầu hóa ngày càng xuất hiện nhiều các điều ước quốc tế trong lĩnh vực này, điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của việc bảo

hộ quốc tế quyền tác giả Một điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác giả đã được các nước tham gia kí kết vào năm 1886 - Công ước Berne - Đây là Công ước đầu tiên về bảo hộ quyền tác giả Ban đầu tham gia Công ước chỉ có 10 nước thành viên Hiện nay, số thành viên tham gia Công ước đã lên tới 162 nước1 Ngày 07/06/2004 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã kí Quyết định số 332/2004/QĐ-CTN về việc Việt Nam tham gia Công ước Berne và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước Berne kể từ ngày 26.10.2004 (Việt Nam là thành viên thứ 156 tham gia Công ước Berne) Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33 của Công ước Berne về thẩm quyền xét xử của toà

án quốc tế và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều

II và Điều III Phụ lục Công ước Công ước Berne năm 1886 là Công ước đa phương đầu tiên mà Việt Nam tham gia trong lĩnh vực quyền tác giả và Công ước này thuộc lộ trình tham gia Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) của Việt Nam,

đồng thời cũng thuộc cam kết tại các Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa kì, Thuỵ

sĩ về quyền tác giả Chúng ta biết rằng, thực thi quyền tác giả là một trong những vấn đề quan trọng nhất của việc bảo hộ quyền tác giả, bởi vì nếu các quyền của tác giả được pháp luật quy định mà không có khả năng thực thi thì giá trị của các quyền đó coi như bằng không Vì vậy, việc nghiên cứu về Công ước và nhất là vấn đề thực thi Công ước tại Việt Nam là hết sức cần thiết trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ quyền tác giả nói riêng là một vấn

đề có tính thời sự trong giai đoạn hiện nay, được sự quan tâm, tìm hiểu của nhiều giới, nhiều ngành Có thể kể tên một số công trình, hội thảo khoa học nghiên cứu

về vấn đề này như: Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ của Viện khoa học

1 Tính đến ngày 30.08.2006 (Brunei là thành viên thứ 162)

Trang 7

xét xử Toà án nhân dân tối cao về “Nâng cao vai trò và năng lực thực thi quyền

SHTT ở Việt nam - những vấn đề lí luận và thực tiễn” (năm 1999); Đề tài nghiên

cứu khoa học của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội “Về cơ chế thực thi pháp luật

Việt Nam bảo hộ quyền SHTT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ; Đề án

khoa học “Tăng cường hiệu quả thực thi quyền SHTT” do Bộ khoa học - công nghệ và Bộ văn hoá - thông tin phối hợp thực hiện; Hội thảo khoa học “Quyền

SHTT và chống cạnh tranh không lành mạnh” do Cục SHTT tổ chức ngày

18.11.04 tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội thảo “SHTT với doanh nghiệp cơ hội và

thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế” Do Hội sở hữu công nghiệp Việt

Nam tổ chức tháng 12.2004 tại Hà Nội Tuy nhiên, tất cả các công trình khoa

học trên chỉ nghiên cứu về quyền SHTT nói chung Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài

Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả và vấn đề thực thi ở Việt nam trong xu thế hội nhập” làm rõ hơn những vấn đề mà các công trình khoa học

khác đã gợi mở

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng rõ những quy định của Công

ước Berne và quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả, từ đó

đánh giá đúng những điểm chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế Đồng thời, qua việc nghiên cứu vấn đề thực thi Công ước ở một số nước và ở Việt Nam, đề tài đưa ra những giải pháp để thực thi Công ước ở Việt Nam ngày càng có hiệu quả hơn

Thực hiện thành công mục đích trên, đề tài sẽ có ý nghĩa lí luận và thực tiễn:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ làm công tác nghiên cứu và thực thi pháp luật về SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng, đặc biệt đối với năng lực của thẩm phán toà án trong quá trình áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về quyền tác giả Qua đó bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích của Nhà nước và của các chủ sở hữu tác phẩm

Trang 8

- Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu để phổ biến, phục vụ cho việc giảng dạy ở Trường Đại học Luật Hà Nội, cũng như cho các cơ

sở đào tạo pháp luật, viện nghiên cứu cũng như cho các đối tượng khác có quan tâm

- Góp phần hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả

Với mục đích trên đề tài được bố cục thành 3 phần với các nội dung sau:

1 Những vấn đề cơ bản của Công ước Berne

2 Vấn đề thực thi Công ước Berne tại Việt Nam

3 Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne nói riêng và bảo hộ quyền tác giả nói chung tại Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích, thống kê, khái quát hoá và đặc biệt là phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong các chuyên đề của đề tài nhằm tìm ra những điểm giống nhau, nhất là những điểm khác nhau giữa quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả

Trang 9

B Phần thứ hai

Kết quả nghiên cứu đề tài

1 Những vấn đề cơ bản của Công ước Berne

Công ước Berne là Công ước quốc tế đa phương đầu tiên về bảo hộ quyền tác giả, được ký kết tại Berne (Thuỵ Sỹ) năm 1886 Công ước đã trải qua nhiều lần bổ sung và sửa đổi bao gồm: năm 1896 tại Pari, năm 1908 tại Beclin, năm

1914 tại Berne, năm 1928 tại Rome, năm 1948 tại Brussels, năm 1967 tại Stockholm, năm 1971 tại Paris và sau cùng được bổ sung vào ngày 2 - 10 - 1979 Nhưng Công ước quốc tế hiện hành là Công ước Paris được sửa đổi năm 1971 và

được bổ sung vào năm 1979

1.1 Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne

“Với mong muốn bảo hộ một cách hữu hiệu và đồng bộ đến mức tối đa các

quyền lợi của các tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật”2, Công

ước Berne đã đặt ra một số nguyên tắc cơ bản mang tính chất nền tảng, là cơ sở cho việc xác định cơ chế và cách thức bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật Trong đó có quy tắc mang tính chung, có thể gặp trong nhiều điều ước quốc tế khác như nguyên tắc đối xử quốc gia, cũng có các nguyên tắc mang tính cá biệt, mang đặc điểm riêng của cơ chế bảo hộ quyền tác giả như nguyên tắc bảo hộ đương nhiên

1.1.1 Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment - NT)

Nguyên tắc đối xử quốc gia là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng, không chỉ được quy định trong Công ước Berne mà còn được quy định trong rất nhiều các điều ước quốc tế khác về SHTT Ngoài ra, nguyên tắc này còn

được ghi nhận phổ biến trong pháp luật của rất nhiều các quốc gia trên thế giới Công ước Berne đã ghi nhận nguyên tắc đối xử quốc gia như là một trong những nguyên tắc mang tính hạt nhân Nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 5 khoản 1

2 Lời mở đầu của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Bản dịch của Cục bản quyền tác

Trang 10

của Công ước Berne: "Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các

tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp không phải là quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và tương lai cũng như những quyền mà Công ước đặc biệt quy định"

Như vậy, theo quy định trên, các tác giả sẽ nhận được sự bảo hộ tại tất cả các quốc gia thành viên của Công ước tương tự như sự bảo hộ của quốc gia đó dành cho chính công dân nước mình Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại

lệ Đó là khả năng hạn chế sự bảo hộ đối với một số tác phẩm của công dân một

số nước ngoài Liên hiệp

1.1.2 Nguyên tắc bảo hộ đương nhiên (Automatic protection)

Đây là nguyên tắc mang tính đặc thù trong lĩnh vực quyền tác giả, theo đó, quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm được định hình dưới một dạng vật chất nhất định không lệ thuộc vào bất kỳ một thủ tục nào như là đăng ký, nộp lưu chiểu hoặc theo các thủ tục tương tự

Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể tại Điều 5 khoản 2 Công ước Berne “Sự

thụ hưởng và thực hiện các quyền tác giả không lệ thuộc vào một thể thức, thủ tục nào, sự thụ hưởng và thực hiện này hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào việc tác phẩm đó có đựơc bảo hộ hay không ở quốc gia gốc của tác phẩm”

1.1.3 Nguyên tắc bảo hộ độc lập (Independence of Protection )

Theo Công ước Berne, nguyên tắc bảo hộ độc lập được hiểu là việc hưởng và thực thi các quyền theo Công ước độc lập với những gì được hưởng tại nước xuất

xứ của tác phẩm

Điều 5 Khoản 3 Công ước quy định: “Sự bảo hộ trong quốc gia gốc do pháp

luật của quốc gia đó quy định Tuy nhiên, khi tác giả không phải là công dân của quốc gia gốc của tác phẩm được Công ước này bảo hộ, thì tác giả đó được hưởng trong quốc gia gốc này những quyền như tác giả công dân nước đó”

Tại quốc gia thành viên của Công ước nhưng không phải là quốc gia gốc của tác phẩm, tác giả tác phẩm sẽ được hưởng hai loại quyền: Quyền theo quy định

Trang 11

của pháp luật quốc gia và quyền được quy định trong Công ước.Việc áp dụng các quy định của Công ước Berne hay các quy định trong luật quốc gia phụ thuộc vào việc áp dụng luật nào sẽ có lợi hơn cho tác giả Tác giả hoàn toàn có quyền lựa chọn Việc lựa chọn áp dụng các quyền này không đồng nghĩa với việc tước bỏ việc được hưởng các quyền kia Đây là một trong những quy định nhằm đem lại cho các tác giả sự bảo hộ hiệu quả hơn, giúp họ có cơ hội lựa chọn các quy định

có lợi nhất cho mình Đây cũng là một quy định mang tính tích cực, không hạn chế những quyền lợi mà mỗi quốc gia mong muốn dành cho công dân nước mình trong hiện tại và trong tương lai

Cùng với các quy định tại Điều 19 và Điều 20, Công ước Berne cho phép các quốc gia có thể dành cho tác giả là công dân nước mình những quyền lợi lớn hơn so với những quyền được quy định trong Công ước và không trái Công ước bằng cách: Quy định trong pháp luật quốc gia hoặc ký kết và thực hiện các điều

ước quốc tế có liên quan

1.2 Những nội dung cơ bản của Công ước Berne

1.2.1 Các tác phẩm được bảo hộ

Các tác phẩm được Công ước Berne bảo hộ được quy định cụ thể tại Điều 2 của Công ước Sự liệt kê các loại hình tác phẩm tại điều này là tương đối đầy đủ, chi tiết và toàn diện Theo đó, các tác phẩm được bảo hộ có thể chia thành 3 nhóm sau đây:

- Các tác phẩm gốc trong lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật, không phân biệt hình thức hay phương thức biểu hiện (Điều 2 khoản 1 Công ước Berne)

- Các tác phẩm phái sinh được Công ước Berne bảo hộ như tác phẩm gốc miễn là sự bảo hộ này không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm

gốc

- Các tuyển tập các tác phẩm văn học và nghệ thuật (các hợp tuyển, bộ bách khoa từ điển) theo Điều 2 khoản 5 Công ước Berne Các tác phẩm này cũng được bảo hộ như một tác phẩm nếu nó được chọn lọc và sắp xếp theo một nội dung nào

đó để tạo nên một sản phẩm của hoạt động sáng tạo, miễn là việc bảo hộ đó

Trang 12

không gây tổn hại đến quyền tác giả của mỗi tác phẩm tạo nên tác phẩm sưu tập

đó

Bên cạnh việc quy định 3 nhóm tác phẩm được bảo hộ như trên, Công ước Berne cũng cho phép các quốc gia thành viên có quyền quy định trong pháp luật quốc gia mình việc bảo hộ hay không bảo hộ những thể loại cụ thể khi các tác phẩm ấy chưa được ấn định trên một hình thái vật chất (Điều 2 khoản 2) và cách thức bảo hộ riêng đối với các văn bản chính thức của nhà nước như văn bản lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2 khoản 4)

Công ước không bảo hộ cho những tin tức hàng ngày hoặc những sự kiện, số liệu vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí vì chúng không phải là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người (Điều 2 khoản 8 Công ước Berne)

Nhìn chung, các tác phẩm được Công ước bảo hộ đã được quy định tương

đối đầy đủ, mang tính chất “mở” cho các loại tác phẩm Tuy nhiên, do sự phát

triển của công nghệ và thị trường nên ngày nay đã có khá nhiều loại hình tác phẩm cần được bảo hộ nhưng chưa được bổ sung vào Công ước, trong đó có các chương trình máy tính và các sản phẩm của công nghệ đa phương tiện Công ước

về bản quyền WCT (WIPO Copyright Treaty) của WIPO đã phần nào đáp ứng

được đòi hỏi này

1.2.2 Điều kiện được bảo hộ

Tiền đề cơ bản của việc bảo hộ các tác phẩm theo quy định của Công ước Berne là nước xuất xứ (quốc gia gốc) của tác phẩm phải là một trong những nước thành viên của Công ước Các tác phẩm muốn được bảo hộ sẽ phải thoả mãn ít nhất một trong hai tiêu chí sau:

Tiêu chí quốc tịch của tác giả

Sự bảo hộ của Công ước Berne được dành cho các tác giả là công dân của một trong những nước thành viên của Liên hiệp và cho các tác phẩm của họ dù chúng được công bố hay chưa Công ước Berne sử dụng một trong hai tiêu chuẩn sau để xác định tư cách công dân của tác giả:

Trang 13

* Tác giả mang quốc tịch của một trong những nước thành viên của Liên hiệp Berne, hoặc

* Tác giả có nơi cư trú thường xuyên tại một trong những nước thành viên của Liên hiệp Berne

Tiêu chí nơi công bố tác phẩm lần đầu tiên

Tác phẩm đã được công bố (Published work) là tác phẩm đã được phát hành

với sự cho phép của tác giả bằng bất kỳ phương pháp nào tạo ra bản sao in nhằm

đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, tuỳ thuộc vào bản chất của từng loại tác phẩm

Như vậy, nếu tác giả không thỏa mãn tiêu chí thứ nhất như đã trình bày ở phần trên thì những tác phẩm của họ chỉ có thể được bảo hộ theo Công ước Berne khi tác phẩm này được công bố lần đầu tiên tại một trong những quốc gia thành viên của Liên hiệp hoặc đồng thời tại một quốc gia trong và quốc gia ngoài Liên hiệp Theo Công ước Berne, một tác phẩm được coi là công bố đồng thời ở nhiều nước khi tác phẩm này được công bố ở hai hay nhiều nước trong thời hạn 30 ngày

kể từ lần công bố lần đầu tiên (Điều 3 khoản 4 Công ước Berne)

Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, đối với các tác phẩm không thoả mãn những điều kiện nêu trên nhưng vẫn nhận được sự bảo hộ của Công ước Berne Đó là trường hợp các tác phẩm điện ảnh, kiến trúc và một số tác phẩm nghệ thuật (Điều 4 Công ước Berne)

1.2.3 Các quyền được bảo hộ

a Quyền kinh tế (Economic Rights) 3

Theo Công ước Berne, quyền kinh tế bao gồm: Quyền dịch; quyền sao chép; quyền phóng tác, cải biên, chuyển thể tác phẩm; quyền trình diễn công cộng tác phẩm kịch, nhạc kịch và âm nhạc; quyền trần thuật công cộng các tác phẩm văn học; quyền truyền thông công cộng trình diễn các tác phẩm; quyền phát sóng

3 Công ước Berne không có quy định về việc phân chia quyền tác giả thành quyền kinh tế và quyền tinh thần một

cách rõ ràng, sự phân loại này dựa vào quy định tại Điều 6bis (quyền tinh thần), theo đó “độc lập với các quyền

kinh tế…” Như vậy, trừ các quyền tại điều 6bis và điều 14ter các quyền còn lại được ngầm hiểu là các quyền kinh

tế (Economic right)

Trang 14

Các quyền kinh tế này có thể được tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển nhượng cho người khác Các quyền này có thể đem lại những lợi ích vật chất nhất định cho chủ sở hữu quyền khi tác phẩm được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như xuất bản, biểu diễn, phóng tác, cải biên, chuyển thể

b Quyền tinh thần (Moral Rights)

Các quyền tinh thần tồn tại song song và độc lập với quyền kinh tế ngay từ khi quyền tác phẩm hình thành dưới một hình thức nhất định (Điều 6 bis khoản 2 Công ước Berne) Cho dù quyền kinh tế đã được chuyển giao cho người khác thì tác giả vẫn được bảo hộ toàn bộ các quyền tinh thần Thời hạn duy trì các quyền tinh thần này sau khi tác giả qua đời hoàn toàn do luật quốc gia quy định Luật quốc gia có thể duy trì việc bảo hộ các quyền tinh thần cho đến khi chấm dứt các quyền kinh tế hoặc chấm dứt một số quyền tinh thần ngay sau khi tác giả qua đời (Điều 6 bis khoản 2 Công ước Berne) Quyền tinh thần theo quy định của Công

ước Berne gồm:

 Quyền đứng tên tác giả

 Quyền phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những

vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm của tác giả

c Quyền tiếp theo (Droit de suit)

Đặc trưng của “Quyền tiếp theo” là tính bất khả nhượng Quyền này thuộc

về tác giả khi tác giả còn sống, tác giả không thể chuyển nhượng quyền này cho người khác như những quyền kinh tế khác Sau khi tác giả qua đời, những người

được hưởng quyền tác giả đối với tác phẩm đó như người thừa kế của tác giả

(theo di chúc hoặc theo pháp luật) sẽ được hưởng “Quyền tiếp theo” và cũng

không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác Quyền này cũng đem lại cho tác giả những lợi ích vật chất nhất định

Do đó, “Quyền tiếp theo” không thể coi là quyền tinh thần nhưng cũng

không hẳn là một quyền kinh tế Giá trị tăng lên đối với tác phẩm đã chuyển

Trang 15

nhượng lần đầu đã đem lại quyền này cho tác giả hay cá nhân, tổ chức được hưởng quyền tác giả đối với tác phẩm này sau khi tác giả qua đời

“Quyền tiếp theo” là quy định đặc biệt chỉ dành cho bản gốc của các tác

phẩm nghệ thuật, bản thảo gốc viết tay của các nhà văn và các nhà soạn nhạc nhằm bảo đảm lợi ích chính đáng cho các tác giả đối với khoản lợi nhuận tăng lên từ tác phẩm của mình do danh tiếng và tài năng của họ dù tác phẩm đó đã

được chuyển nhượng trước đó

Theo quy định của Công ước Berne, chính tác giả hoặc sau khi tác giả chết,

tổ chức hay cá nhân theo Luật quốc gia được hưởng quyền tác giả sẽ được hưởng một quyền, không thể chuyển nhượng liên quan đến việc bán đổi tác phẩm đó sau khi tác giả đã chuyển nhượng lần đầu

1 . 2.4 Thời hạn bảo hộ

Thời hạn bảo hộ có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo hộ quyền tác giả Trong thời hạn bảo hộ, tác giả của các tác phẩm được bảo vệ chống lại mọi hành vi xâm hại quyền tác giả và được toàn quyền khai thác, sử dụng tác phẩm Hết thời hạn này, tác phẩm sẽ thuộc về công cộng, bất kỳ ai cũng có quyền sử dụng, khai thác

mà không phải trả tiền

Theo quy định chung của Công ước Berne, thời hạn bảo hộ quyền tác giả

được ấn định là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời (Điều 7 khoản 1) Trong trường hợp tác phẩm của đồng tác giả, thời hạn bảo hộ theo Công ước Berne là suốt cuộc đời các tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời nhưng thời hạn 50 năm này chỉ được tính sau khi đồng tác giả cuối cùng qua đời (Điều 7 bis)

Ngoài ra, Công ước còn quy định thời hạn bảo hộ riêng cho từng đối tượng

như: Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm bút danh hoặc khuyết danh, tác phẩm nhiếp

ảnh và mỹ thuật ứng dụng

1.2.5 Các hình thức sử dụng tự do tác phẩm

Bên cạnh các quyền độc quyền của tác giả (chủ sở hữu quyền hoàn toàn có quyền cho phép hoặc không cho phép sử dụng, khai thác tác phẩm), Công ước

Trang 16

Berne cũng quy định một số trường hợp sử dụng tự do tác phẩm mà không cần xin phép tác giả Các trường hợp này được quy định tại Điều 10 và Điều 10 bis Công ước Berne Tuy nhiên, dù không xin phép tác giả nhưng trong mọi trường hợp sử dụng tự do tác phẩm nêu trên, người sử dụng đều phải ghi rõ nguồn gốc tác phẩm và tên tác giả (nếu có) Mọi trường hợp sử dụng tác phẩm thiếu hành vi

xử sự trên đều coi là vi phạm quyền tác giả

1.2.6 Các quy định liên quan đến thực thi quyền được bảo hộ

Đây là quy định nhằm đảm bảo cho tác giả có thể thực thi các quyền mà Công ước Berne dành cho họ Để chứng minh mình là tác giả, từ đó có thể được hưởng những quyền lợi chính đáng đối với thành quả sáng tạo của mình, tác giả chỉ cần ghi tên mình trên tác phẩm theo thông lệ ngay cả khi tên tác giả là một bút hiệu (không gây nên một nghi vấn nào về danh tính thực của tác giả) Công

ước Berne không đòi hỏi việc ghi tên tác giả phải được thể hiện dưới những ký hiệu hay quy ước nhất định như một số Công ước khác về SHTT

Đối với những tác phẩm bút danh hoặc khuyết danh, nhà xuất bản có tên ghi trên tác phẩm được thừa nhận là đại diện của tác giả tác phẩm đó mà không cần một bằng chứng gì khác Nhà xuất bản này sẽ được hưởng quyền được bảo hộ và thực thi các quyền ấy cho đến khi tác giả của tác phẩm đó tiết lộ danh tính và chứng minh mình là tác giả của tác phẩm đó

Nếu tác phẩm chưa được công bố và chưa xác định được tác giả là ai nhưng

có căn cứ cho rằng tác giả là công dân của một trong những nước thành viên của Công ước thì quốc gia thành viên của Liên hiệp có quyền chỉ định một cơ quan

có thẩm quyền (có thẩm quyền bảo hộ và thực thi quyền tác giả) đại diện cho tác giả đó Trong trường hợp này, quốc gia bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho Tổng Giám đốc của tổ chức SHTT thế giới - WIPO (công chức cao cấp nhất

và là đại diện của Liên hiệp Berne) về cơ quan được chỉ định đại diện để Tổng Giám đốc thông báo cho các quốc gia thành viên khác (Điều 15 khoản 4 Công

ước Berne)

Trang 17

Ngoài ra, Công ước Berne (Điều 16) còn có những quy định liên quan đến biện pháp chống lại việc sử dụng, lưu thông các bản sao tác phẩm phi pháp

1.2.7 Những điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển

Công ước Berne đã dành phụ lục gồm 6 điều khoản (từ điều I đến Điều VI)

để quy định về các điều khoản đặc biệt dành cho các nước thành viên của Liên hiệp hiện đang là những quốc gia đang phát triển Phụ lục này là một phần thống nhất của Đạo luật hiện hành Theo đó, các nước thành viên khác của Công ước Berne mong muốn dành cho các nước thành viên đang phát triển những điều kiện thuận lợi hơn để có thể hội nhập vào sân chơi chung của Công ước, bởi thật không công bằng cho các nước này khi phải áp dụng ngay tất cả những quy định khá khắt khe của Công ước khi điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn Các nước đang phát triển sẽ có thêm một khoảng thời gian phù hợp để thích nghi

và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết nhằm thực thi đầy đủ các quy định của Công

ước Berne như bất kỳ một nước thành viên nào khác của Liên hiệp Đồng thời các quy định này cũng giúp cho các tác phẩm đến được công chúng dễ dàng, nhanh chóng, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội

Khi các nước đang phát triển đáp ứng được các điều kiện về nội dung và thủ

tục sẽ được hưởng những ưu đãi theo quy định tại Phụ lục Công ước Berne Đó là: Hạn chế quyền dịch (Điều II), hạn chế quyền sao chép (Điều III) Tuyên bố về

việc áp dụng các ưu đãi được thông báo theo thời hạn do Công ước quy định

1.3 Mối quan hệ giữa Công ước Berne với Công ước của WIPO về bảo hộ quyền tác giả

Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) là tổ chức quốc tế liên chính phủ có trụ sở tại Geneva Thuỵ sỹ WIPO là một trong 16 tổ chức chuyên môn của hệ thống các

tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm đối với việc xúc tiến bảo hộ quyền SHTT trên toàn cầu thông qua các hoạt động hợp tác giữa các quốc gia, và

là tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm quản lý các điều ước quốc tế đa biên khác nhau liên quan đến các khía cạnh pháp lý và hành chính của SHTT

Trang 18

Đã có hơn 160 quốc gia là thành viên phải tuân theo các qui định của các Hiệp định của WIPO Ngoài ra có khoảng 10 quốc gia khác tuy chưa phải là thành viên WIPO nhưng đã tự nguyện cam kết tuân theo các hiệp định của WIPO Các điều ước quốc tế của WIPO về bảo hộ quyền tác giả gồm: Công ước Berne (1886) bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật; Hiệp ước của WIPO (1996) về quyền tác giả

Vào những năm 1970 và 1980, nhiều tiến bộ công nghệ mới đã diễn ra: Như công nghệ sao chép trên giấy, công nghệ video, hệ thống ghi băng thuận lợi cho

“băng đĩa gia đình”, phát sóng qua vệ tinh, truyền hình cáp, việc tăng thêm các chương trình máy tính quan trọng, lưu trữ trên máy tính tác phẩm và cơ sở dữ liệu

điện tử đòi hỏi cần phải được điều chỉnh

Sau khi phê chuẩn Hiệp định TRIPs dưới sự bảo trợ của GATT, công việc chuẩn bị cho các quy tắc mới về quyền tác giả tại các uỷ ban của WIPO đã triển khai, nhằm giải quyết triệt để những vấn đề chưa được Hiệp định TRIPs đề cập tới Cuối cùng, vào năm 1996, Hội nghị ngoại giao WIPO về một số vấn đề bản quyền tác giả đã phê chuẩn Hiệp ước của WIPO về Bản quyền tác giả (WCT) Theo quy định, số lượng các nước thành viên phê chuẩn để Hiệp ước có hiệu lực

là 30 thành viên WTC bắt đầu có hiệu lực từ 6.3.2002 Tính đến 17.4.2005 đã có

51 nước tham gia WTC

Bản chất pháp lý và mối quan hệ của WCT với Công ước Berne thể hiện

ngay ở câu đầu tiên của WCT Điều 1(1) quy định rằng “Hiệp ước này là một

cam kết đặc biệt được đề cập tới trong Điều 20 Công ước Berne và ràng buộc đối với những quốc gia thành viên của Liên minh Berne” Điều 1(4) của Hiệp ước

WTC quy định rằng “Các nước thành viên sẽ tuân thủ từ Điều 1 tới Điều 21 và phần phụ lục của Công ước Berne.”

Qua các điều trên có thể thấy, mối quan hệ giữa WCT với Công ước Berne thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất, WTC khẳng định lại những nội dung quyền tác giả bảo hộ theo

Công ước Berne cũng được bảo hộ theo WTC

Trang 19

Thứ hai, WTC bổ sung thờm hai loại đối tượng cụ thể được bảo hộ là cỏc

chương trỡnh mỏy tớnh và cỏc bộ sưu tập dữ liệu

Tại Điều 6 (1) WTC quy định quyền độc quyền cho phép xuất bản tác phẩm gốc và các bản sao của tác phẩm thông qua việc bán hay chuyển nhượng quyền

sở hữu, nói cách khác, đó là quyền độc quyền phân phối Trong Công ước Berne, chỉ có tác phẩm quay phim mới được trao quyền này

Thứ ba, việc các nước tham gia WTC không ảnh hưởng đến nghĩa vụ mà các

thành viên có với nhau theo Công ước Berne Điều 1(2) của Hiệp ước quy định:

“Không quy định nào trong Hiệp ước gây tổn hại tới các nghĩa vụ hiện đang tồn tại mà các thành viên có với nhau theo Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.”

Ngoài quan hệ với Công ước Berne, WTC không liên quan tới bất kì điều

ước quốc tế nào khác trong lĩnh vực SHTT, kể cả TRIPs và UCC (Universal Copyright Convention), cũng như bản thân nó không được mâu thuẫn với bất kì Công ước nào khác trong cùng lĩnh vực

1.4 Mối quan hệ giữa Công ước Berne với điều ước của WTO về bảo hộ

quyền tác giả

Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) là tổ chức quốc tế chỉ hoạt động chuyên

về các vấn đề liên quan đến các qui tắc của thương mại toàn cầu liên quốc gia Khác với WIPO, WTO không phải là tổ chức chuyên môn của hệ thống các tổ chức quốc tế của Liên Hợp quốc Tuy vậy, hoạt động của WTO có quan hệ mật thiết với hoạt động của Liên Hợp quốc Được thành lập và đi vào hoạt động từ 1/1/1995, đến nay WTO đã có 150 thành viên và hàng loạt quan sát viên Liên Hợp quốc, UNCTAD, IMF, WB, FAO, WIPO, OECD là các tổ chức quốc tế quan sát viên tại Hội đồng toàn thể của WTO

Tại Vòng đàm phán Uruguay năm 1986 - 1994 các nước đã ký Hiệp định TRIPs (Agreement on Trade Related Aspects of Intellectural Property Rights) Hiệp định TRIPs quy định việc bảo hộ nhiều đối tượng SHTT khỏc nhau, trong

Trang 20

đú cú quyền tỏc giả Hiệp định TRIPs đó khẳng định lại và mở rộng cỏc chuẩn mực và quy định của Cụng ước Berne

Công ước Berne có mối quan hệ mật thiết với Hiệp định TRIPs Điều 20 của

Công ước Berne đặt ra qui định quan hệ với TRIPs như sau: "Chính phủ các nước

liên hiệp (Berne) được bảo lưu quyền ký kết những thoả thuận chuyên biệt giữa

họ với nhau nhằm nhờ những thoả thuận đó mà các tác giả bản quyền có được những quyền ưu đãi hơn những quyền có được theo Công ước Berne, hoặc có chứa đựng những qui định không trái với Công ước này”

Qui định này là đặc biệt quan trọng khi các thành viên Công ước Berne

đồng thời là thành viên của WTO (và bị ràng buộc theo TRIPs) Trong trương hợp như vậy TRIPs sẽ là “luật riêng” (lex specialis) của Công ước Berne (lex generals) theo nghĩa Điều 20 của Công ước Berne đã nêu trên

Mối quan hệ chặt chẽ giữa Hiệp định TRIPs và Cụng ước Berne còn được thể hiện trong Điều 9 khoản 1 của Hiệp định “Cỏc thành viờn phải tuõn thủ cỏc Điều từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục của Cụng ước Berne (1971) Tuy nhiờn, cỏc thành viờn khụng cú cỏc quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định này đối với cỏc quyền được cấp theo hoặc phỏt sinh trờn cơ sở Điều 6bis của Cụng ước đú” TRIPs chỉ điều chỉnh các quyền kinh tế của Công ước Berne

Ngoài việc khẳng định lại những chuẩn mực của Công ước Berne, Hiệp định TRIPs còn bổ sung những điểm mới sau:

- Về cỏc nguyờn tắc: ngoài việc đề cập đến cỏc nguyờn tắc cơ bản của Cụng ước Berne, Hiệp định TRIPs đó đi xa hơn Cụng ước Berne với việc lần đầu tiờn đưa ra một nguyờn tắc mới, đú là nguyờn tắc “đối xử tối huệ quốc” tại Điều 4 Hiệp định TRIPs Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoỏ hiện nay, nguyờn tắc này là một nhu cầu bức thiết và cú ý nghĩa vụ cựng quan trọng

- Về phạm vi bảo hộ: ngoài cỏc quy định tại Điều 2 khoản 8 Cụng ước Berne, Hiệp định cũng loại trừ cả việc bảo hộ đối với “trỡnh tự, phương phỏp tớnh hoặc cỏc khỏi niệm toỏn học”

Trang 21

- Về cỏc đối tượng được bảo hộ: cũng giống như Hiệp ước quyền tỏc giả của WIPO, Hiệp định bổ sung thờm hai loại đối tượng cụ thể được bảo hộ là cỏc chương trỡnh mỏy tớnh và cỏc bộ sưu tập dữ liệu Ngoài ra, Điều 11 TRIPs nói

đến quyền cho thuê, quyền này không có trong Công ước Berne

- Về vấn đề thực thi quyền tỏc giả: Nếu như Cụng ước Berne mới chỉ đề cập đến vấn đề thực thi quyền tỏc giả một cỏch sơ lược thỡ Hiệp định TRIPs đó giành hẳn Phần III để quy định về vấn đề thực thi quyền SHTT, bao gồm cả quyền tỏc giả Phần III và IV của Hiệp định quy định rằng cỏc nước thành viờn phải quy định trong luật phỏp quốc gia của mỡnh cỏc thủ tục cho phộp ỏp dụng cỏc biện phỏp cú hiệu quả đối với cỏc hành vi xõm phạm quyền SHTT Đồng thời, cỏc quốc gia thành viờn cũng phải quy định một cơ chế nhằm ngăn chặn cỏc hành vi tỏi vi phạm cỏc quyền đú Đặc biệt, Cụng ước Berne chưa cú chế tài nào

ỏp dụng đối với cỏc nước thành viờn khụng thực thi nghĩa vụ theo quy định của Cụng ước Với TRIPs, điều này hoàn toàn khỏc, nếu quốc gia nào khụng thực hiện sẽ khụng thể gia nhập WTO và bị ỏp dụng nhiều chế tài khỏc Đõy là một lợi thế rất lớn của TRIPs so với Cụng ước Berne và cỏc Điều ước quốc tế về quyền tỏc giả khỏc

1.5 Sự tương thích giữa các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy

định của Công ước Berne về quyền tác giả

1.5.1 Sự tương đồng giữa quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của Công ước Berne về quyền tác giả

Hiện nay, các quy định về bảo hộ quyền tác giả được ghi nhận trong BLDS sửa đổi năm 2005 (từ Điều 735 đến Điều 743), Luật SHTT năm 2005 và văn bản pháp luật khác

Luật SHTT 2005 là đạo luật thống nhất đầu tiên về SHTT của Việt Nam Sự

ra đời của Luật SHTT 2005 đánh dấu bước chuyển biến lớn trong việc hoàn thiện khung pháp lý về quyền tác giả Luật về cơ bản đã khắc phục được những hạn

Trang 22

chế của BLDS cũ4, tiếp cận được các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với Công ước Berne cũng như các Công ước quốc tế, các Hiệp định song phương về quyền tác giả mà Việt Nam đã tham gia Điều này được thể hiện ở một số điểm dưới đây:

Về quyền nhân thân và quyền tài sản, Luật SHTT 2005 đã được thiết kế theo hướng chỉ rõ các quyền nhân thân (Điều 19), quyền tài sản (Điều 20), đồng thời quy định về chủ sở hữu quyền tác giả phù hợp với quy định tại Luật mẫu của WIPO về quyền tác giả và quyền liên quan cũng như Công ước Berne

Các thuật ngữ, khái niệm tại Luật SHTT cũng đã được tiếp thu từ phần giải thích thuật ngữ của Luật mẫu WIPO về quyền tác giả, do đó đã phù hợp với Công

ước Berne Ví dụ: Về thuật ngữ “tác phẩm đã công bố”, Luật SHTT 2005 quy

định là tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả

để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý5 hoàn toàn phù hợp với Công ước Berne, đã khắc phục được sai sót trong Điều 5 Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996 hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong BLDS Tại Nghị định 76/CP đã không quy định rõ công bố phải có sự đồng ý của tác giả, không lấy sự dịch chuyển bản sao của tác phẩm làm yếu tố quyết định Khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả6 cũng đã được sử dụng để thay thế cho khái niệm chủ sở hữu tác phẩm trong BLDS cũ, khắc phục tình trạng gây hiểu lầm giữa sở hữu quyền tác giả với sở hữu đồ vật cụ thể

Ngoài ra tại Luật SHTT 2005 cũng đã đưa ra quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả7, có một phần riêng về bảo vệ quyền SHTT, trong đó có quyền tác giả8, qua đó các chủ thể có thể tự bảo vệ quyền hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền9 tiến hành các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự và các biện pháp khác để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Như vậy, các biện pháp bảo đảm thực thi theo quy định của Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT cũng đã được thể chế hoá trong Luật

Trang 23

SHTT 2005, nó sẽ góp phần khắc phục tình trạng thực thi quyền SHTT nói chung

và quyền tác giả nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế trong thời gian qua

Với những phân tích ở trên, có thể thấy Luật SHTT 2005 bao gồm 6 Phần với 222 Điều, về cơ bản phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và Công ước Berne

Đồng thời, Luật là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo hộ và thực thi quyền tác giả trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy quá trình gia nhập WTO của Việt Nam

1.5.2 Một số quy định khác nhau giữa Luật SHTT 2005 và Công ước Berne

Như phần trên đã phân tích, các quy định về quyền tác giả trong Luật sở hữu

trí tụê 2005, về cơ bản phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và Công ước Berne

Tuy nhiên, một số quy định của Luật sở hữu trí tụê 2005 chưa phù hợp với Công

ước, cụ thể:

Thứ nhất, về các loại hình tác phẩm được bảo hộ

Luật SHTT 2005 điểm b khoản 1 Điều 14 có quy định “bài nói khác” cũng

là một trong những tác phẩm được bảo hộ Với quy định này Việt Nam đã đơn phương mở rộng phạm vi đối tượng được bảo hộ quyền tác giả sang một phạm trù không xác định là tác phẩm nói miệng, tức tác phẩm không được định hình dưới dạng vật chất cụ thể Thực tế cho thấy, nếu không có các quy định hướng dẫn cụ thể như thế nào là bài nói, bài nói như thế nào thì được bảo hộ, bào nói nào không được coi là đối tượng cần bảo hộ thì quy định này sẽ tạo nên rất nhiều cách hiều khác nhau và gây khó khăn cho quá trình giải thích và áp dụng pháp luật Đồng thời, việc bảo hộ loại tác phẩm này kéo theo nhiều hậu quả, chẳng hạn

số lượng tác phẩm phải bảo hộ tăng lên đáng kể, không có bằng chứng để xử lí khi xảy ra tranh chấp Đồng thời, trên thực tế công chúng không được hưởng lợi gì từ việc nhà nước bảo hộ tác phẩm, vì hộ không thể tiếp cận được tác phẩm nói miệng Cho đến nay, không có một điều ước quốc tế nào cũng hầu như không có nước nào quy định như vậy

Thứ hai, giới hạn quyền đối với chương trình máy tính

Trang 24

Chương trình máy tính là loại đối tượng mới, rất phức tạp nhưng đồng thời cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động khoa học, công nghệ, thông tin, giải

trí Nhưng Luật không quy định giới hạn cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc

tế đê đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công chúng, nhất là công chúng ở một nước nghèo như Việt Nam Công chúng không được quy định rõ quyền làm một bản sao chương trình để lưu giữ, đề phòng khi có sự cố kĩ thuật khi sử dụng

bản gốc Công chúng không được quy định rõ quyền giải mã, phân tích chương

trình để tìm hiểu nguyên lí hoạt động, cấu trúc phục vụ cho việc sáng tạo chương trình mới hoặc sửa đổi chương trình cho tương thích với giao diện, đảm bảo cho việc hoạt động đồng bộ với các hệ thống chương trình ứng dụng khác Luật không sử dụng khả năng rút ngắn thời hạn bảo hộ so với thời hạn bảo hộ chung (tính thời hạn theo đời người cộng 50 năm)10

Thứ ba, tác phẩm văn học và nghệ thuật dân gian

Khoản 2 điều 23 Luật SHTT 2005 quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Với quy định này, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian giống như tác phẩm thuộc về công chúng do hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản theo quy định tại Điều 43 Luật SHTT 2005

Như vậy tất cả mọi người, kể cả người nước ngoài được tự do sử dụng kho tàng di sản văn học và nghệ thuật dân gian của Việt Nam, chỉ với điều kiện người

sử dụng thực hiện một số nghĩa vụ mang tính phi kinh tế và điều kiện khác Quy

định này không phù hợp với khoản 4 Điều 15 Công ước Berne

Thứ năm, về nội dung quyền tác giả Nhìn chung, những quy định liên quan

đến nội dung quyền tác giả trong Luật SHTT 2005 là thống nhất với các quy định của Công ước Tuy nhiên, tại điều 20 Luật SHTT 2005 còn quy định thêm một

quyền tài sản khác là “quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,

chương trình máy tính” Đây là quy định tương đối phù hợp với hiện trạng sử

dụng và khai thác tác phẩm tại Việt Nam Công ước Berne không quy định quyền trên

10 Đỗ Khắc Chiến, "10 ẩn họa đối với lợi ích của Việt Nam", Người đại biểu nhân dân số 221 (613), ngày

Trang 25

2 Thực thi Công ước Berne tại Việt Nam

2.1 ý nghĩa, mục đích của việc thực thi Công ước

Thực thi quyền tác giả được hiểu là tổng hợp các phương thức, biện pháp nhằm triển khai trên thực tế cũng như bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật

Việc thực thi quyền tác giả nói chung và Công ước Berne nói riêng có ý nghĩa lớn đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Cần nhận thức rõ một điều rằng việc thực thi Công ước Benrne nằm trong cả một tổng thể của việc thực thi quyền SHTT và không tách rời hệ thống các biện pháp thực thi tổng thể trong lĩnh vực này Tuy nhiên, do các đối tượng của quyền SHTT có những đặc trưng khác nhau nên việc bảo hộ đối với từng lĩnh vực cũng có những điểm riêng,

đặc thù

Thực thi quyền SHTT đem lại ý nghĩa to lớn đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Điều này được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau đây:

- Ghi nhận và bảo vệ quyền của các chủ thể của quyền SHTT;

- Khuyến khích hoạt động sáng tạo ra các đối tượng của SHTT;

- Làm lạnh mạnh hoá hoạt động sáng tạo;

- Nâng cao ý thức tôn trọng quyền SHTT;

- Ngăn chặn, răn đe và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT;

- Nâng cao vị thế của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập quốc tế trong lĩnh vực SHTT;

Mục đích, yêu cầu của việc thực thi Công ước

- Việc thực thi Công ước Berne cũng có các mục tiêu chung như việc thực thi quyền SHTT, một mặt nhằm đáp ứng được đòi hỏi về bồi thường nhanh chóng các vi phạm và để ngăn ngừa các vi phạm tiếp theo, mặt khác việc thực thi cũng cần được áp dụng theo một cách thức nhất định để tránh tạo ra rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp và đưa ra những sự đảm bảo chống lại sự lạm dụng các thủ tục đó

Trang 26

- Việc thực thi cần đảm bảo công bằng và hợp lý, không được phức tạp hóa một cách không cần thiết hoặc tốn kém, hoặc đòi hỏi những hạn chế chậm trễ không có lý do chính đáng

- Các quyết định giải quyết vụ việc phải được thực hiện một cách công khai minh bạch và rõ ràng đảm bảo cho chủ sở hữu quyền có thể bảo vệ tố nhất quyền lợi của mình

- Phải tạo cơ hội được đề nghị xem xét lại các quyết định hành chính cuối cùng của cơ quan xét xử, ít nhất là xem xét lại các khía cạnh pháp lý của các quyết định xét xử vụ việc ở cấp sơ thẩm

- Việc thực thi Công ước cũng cần đảm bảo không được tạo ra bất kỳ nghĩa

vụ nào về việc phải thiết lập một hệ thống tư pháp để thực thi quyền SHTT tách

biệt với hệ thống tư pháp để thực thi luật nói chung

2.2 Những lợi ích và bất lợi đối với Việt Nam khi gia nhập Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả

2.2.1 Những lợi ích có được khi Việt Nam gia nhập Công ước

Xuất phát từ tầm quan trọng của Công ước Berne cũng như nhằm thực hiện các cam kết quốc tế và chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, ngày 7/6/2004 Chủ tịch nước đã ký quyết định số 332/2004/QĐ-CTN về việc Việt Nam gia nhập Công

ước Berne về Hiện nay, chúng ta đang đứng trước một sân chơi văn hóa thời hội nhập với đầy đủ sự bình đẳng về mặt pháp lý, nhưng cũng không ít những thách thức nhất trong giai đoạn "tiền hội nhập" mà ở đó có biết bao nhiêu vấn đề bức xúc cần giải quyết trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật Tuy vậy, cũng có thể khẳng định rằng, việc gia nhập Công ước Berne của Việt Nam là một yêu cầu tất yếu khách quan trong xu thế hội nhập văn hóa và vấn đề bảo hộ quyền tác giả trở thành mối quan tâm rộng lớn có tính quốc tế, hiển nhiên Việt Nam không thể

đứng ngoài cuộc chơi này

Xuất phát từ đặc điểm của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả cũng như các lĩnh vực khác như kinh tế, thương mại, đầu tư liên quan đến bảo hộ quyền tác giả, đặc biệt Việt Nam còn là nước đang phát triển nên khi gia nhập

Trang 27

Công ước Berne,Việt Nam cũng như bất kỳ quốc gia nào khi trở thành thành viên của Công ước Berne đều có những lợi ích cơ bản sau đây:

Thứ nhất là vấn đề tự động bảo hộ và mở rộng thị trường của tác phẩm Đây

là lợi ích quan trọng nhất đối với bất kỳ quốc gia nào khi gia nhập Công ước Bởi vì tất cả các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học dù chưa công bố hay đã công bố lần đầu tiên của nước đó mà đang có giá trị bảo hộ theo thời hạn quy

định tại Điều 7 Công ước Berne đều tự động được bảo hộ trong tất cả các nước thành viên khác của Công ước (Điều 1 và khoản 6 Điều 2 của Công ước)

Thứ hai là nâng cao sức cạnh tranh của tác phẩm ở thị trường trong nước và

khuyến khích việc sáng tạo tác phẩm Có thể nói, đây là một điểm lợi có ý nghĩa

về mặt chiến lược đối với sự phát triển của lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học Bởi vì khi gia nhập Công ước thì việc phổ biến tác phẩm nước ngoài ở trong nước không còn được tự do như trước khi gia nhập mà việc phổ biến phải xin phép và trả tiền cho tác giả nước ngoài với giá không thấp hơn so với giá phải trả cho tác phẩm của tác giả trong nước Sự thay đổi này xuất phát từ việc tác phẩm nước ngoài cũng được tự động bảo hộ ở các nước thành viên khác và ngược lai

Do vậy, nó đòi hỏi chấm dứt mọi hành vi phổ biến tác phẩm trái phép, qua đó nâng cao vị thế cạnh tranh của tác phẩm trong nước tại thị trường nội địa với tác phẩm nước ngoài và đồng thời là yếu tố quyết định để khuyến khích sáng tạo tác phẩm ở trong nước phát triển

Thứ ba là vấn đề lợi ích kinh tế Xét về mặt kinh tế vĩ mô thì việc gia nhập

Công ước có những lợi ích kinh tế lớn Bất kể trình độ phát triển kinh tế, xã hội như thế nào, khi một quốc gia gia nhập Công ước Berne, quốc gia đó trở thành một bộ phận của hệ thống quốc tế về bảo hộ quyền tác giả, hay nói rộng hơn là

hệ thống quốc tế về thương mại sản phẩm và dịch vụ được bảo hộ theo quyền tác giả Đây chính là một yếu tố quan trọng đối với việc trao đổi văn hoá, thông tin, công nghệ, sản phẩm công nghiệp, giải trí

Thứ tư là thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả

và thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương mại và các quan hệ khác phát triển Việc gia

Trang 28

nhập Công ước Berne thể hiện sự tự nguyện ràng buộc quyền và nghĩa vụ của một quốc gia đối với việc bảo hộ quyền tác giả trong đó có tác giả của các nước thành viên Đây là một việc làm có ý nghĩa tiên quyết mang lại lợi ích cho quốc gia cũng như cộng đồng tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trong thành công của hợp tác quốc tế về baỏ hộ quyền tác giả

Đồng thời việc gia nhập Công ước này còn có lợi trong việc xây dựng một môi trường đầu tư trong nước hấp dẫn, một thị trường hàng hoá với các sản phẩm trí tuệ phát triển, có thể thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế trong đó có các ngành sản xuất, dịch vụ liên quan đến quyền tác giả, cơ

sở để gia nhập các Công ước đa phương khác như Công ước Rome năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; hiệp định năm 1995 về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT

Thứ năm, việc gia nhập Công ước Berne của Việt Nam sẽ làm thay đổi tình

trạng cô lập của thế giới đối với Việt Nam trong quan hệ quốc tế về quyền tác giả

mà thực chất của việc cô lập này đã kéo dài rất nhiều năm và có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam Mặc dù việc gia nhập Công ước Berne không đặt hy vọng giải quyết được tất cả mọi vấn

đề về bảo hộ quyền tác giả, quyền kề cận cũng như các vấn đề khác liên quan

đến bảo hộ bảo hộ quyền tác giả nhưng phải nói rằng, việc gia nhập đó đã mở

đầu cho Việt Nam bước sang một trang mới trong việc thiết lập quan hệ bảo hộ quyền tác giả với hầu hết các nước trên thế giới là thành viên của Công ước, tạo

ra một chỗ đứng mới trong cộng đồng quốc tế; góp phần tạo lập và cải thiện những chính sách mới về quyền tác giả trong tổng thể những chính sách "đổi mới" của Việt Nam, đồng thời tạo nên sự tin cậy của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trước yêu cầu của công cuộc hội nhập quốc tế này

Thứ sáu, việc gia nhập Công ước Berne của Việt Nam tác động tích cực đến

việc thiết lập một trật tự trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng tác phẩm Như đã biết, trước khi Việt Nam chưa gia nhập Công ước thì một khối lượng lớn tác phẩm, sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài hoặc có nguồn gốc trong nước

Trang 29

được sử dụng một cách tự do, người sử dụng không phải xin phép cũng như không phải trả thù lao Công tác quản lý trong lĩnh vực này gần như bị buông lỏng Nhưng khi Việt Nam gia nhập Công ước, nếu tất cả những hành vi đó vẫn tiếp tục diễn ra thì Việt Nam bị coi là nước thành viên vi phạm Công ước, đồng thời bị Liên minh Berne, các nước thành viên lên án và có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi vi phạm pháp luật của mình Chính từ yếu tố này

đã buộc Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh Công ước và tự đổi mới công tác quản lý, khai thác sử dụng tác phẩm để bản vệ, khai thác mọi quyền lợi của mình phát sinh từ Công ước và thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của một nước thành viên

Thứ bảy, việc gia nhập Công ước Berne của Việt Nam có lợi là tạo ra một

tiền đề, một cơ hội tốt để hội nhập sâu hơn vào hệ thống bảo hộ quyền tác giả Cụ thể là tiếp tục gia nhập Công ước Giơnevơ, Công ước Rome, hiệp định TRIPs Như vậy, cái lợi của việc gia nhập Công ước Berne chính là một sự lựa chọn tất yếu và cũng là dịp tốt để Việt Nam chuẩn bị, tập dượt, kiểm nghiệm hệ thống của bảo hộ quyền tác giả trước những thách thức lớn hơn khi hội nhập vào Tổ chức thương mại thế giới, trong đó có việc tham gia Hiệp định TRIPs

Thứ tám, việc gia nhập Công ước Berne có lợi là loại bỏ những yêu cầu đàm

phán, ký kết các hiệp định song phương về quyền tác giả với từng nước thành viên Công ước Bởi vì Công ước là luật chơi chung, áp dụng cho tất cả các nước thành viên Khi Việt Nam là thành viên của Công ước thì Việt Nam cũng chịu sự ràng buộc chung của Công ước đó Với tinh thần này, việc gia nhập Công ước có giá trị làm giảm gánh nặng về thời gian cũng như chi phí cho đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế song phương về quyền tác giả với các nước

Thứ chín, việc gia nhập Công ước Berne có lợi là Việt Nam được hưởng một

số ưu đãi do Việt Nam là một nước đang phát triển Vấn đề này được quy định tại Phụ lục Công ước Theo Quyết định của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 7/6/2004 về việc gia nhập Công ước Berne thì Việt Nam công bố áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo quy định tại Điều II và Điều III của phụ lục Công ước Để được hưởng ưu đãi nói trên, các

Trang 30

tổ chức và công dân Việt Nam phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt và chặt chẽ tại hai điều của Công ước nói trên

Với tất cả những lợi ích nêu trên cho thấy, việc gia nhập Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam chắc chắn sẽ thúc đẩy việc bảo hộ tác phẩm ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời khuyến khích các hoạt động sáng tạo cũng như các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tác phẩm Các tác giả Việt Nam sẽ được hưởng những lợi ích vật chất thông qua việc khai thác, sử dụng tác phẩm của mình; đồng thời được bảo đảm quyền lợi khi đưa tác phẩm Việt Nam

ra nước ngoài

2.1.2 Những bất lợi đối với Việt nam khi gia nhập Công ước

Bất kỳ quốc gia nào trước khi gia nhập Công ước Berne cũng như các điều

ước quốc tế khác đều đặt ra sự cân nhắc giữa những điểm có lợi và những điểm bất lợi để đưa ra quyết định cuối cùng của mình về việc gia nhập hay không gia nhập Bây giờ, vấn đề này không đặt ra nữa, bởi vì Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 156 tham gia Công ước Song, việc gia nhập Công ước của Việt Nam chứng tỏ những điểm có lợi được xác định là vấn đề chủ yếu, còn những điểm bất lợi chỉ là vấn đề thứ yếu có thể vượt qua và khắc phục được Có thể trình bày một

số điểm bất lợi khi gia nhập Công ước Berne dưới đây:

Thứ nhất, thị trường văn hoá nghệ thuật trong nước sẽ bị khủng hoảng thiếu

tác phẩm nhất là các tác phẩm nước ngoài Bởi vì phạm vi bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật theo quy định của Công ước Berne rất rộng và hơn nữa việc tham gia cuộc chơi này đòi hỏi phải thực hiện một cách công bằng và nghiêm túc Do vậy, chúng ta phải tổ chức lại hoặc xây dựng cơ chế quản lý mới trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả nhằm đảm bảo thực thi Công ước Berne có hiệu quả Và như vậy, tất yếu độc giả yêu chuộng văn học nghệ thuật nước ngoài sẽ bị khủng hoảng thiếu tác phẩm Thị trường văn học dịch sẽ vắng vẻ và một số nhà xuất bản sẽ bị hẫng hụt vì mất đi những mặt hàng là tác phẩm nước ngoài trên thị trường sách, băng điã Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận, nguồn thu nhập của các doanh nghiệp và các nhà xuất bản

Trang 31

Thứ hai, chi phí cho việc khai thác sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật

sẽ tăng cao Bởi vì trong việc khai thác, sử dụng tác phẩm, ngoài việc phải xin phép tác giả, người khai thác sử dụng còn phải mua bản quyền tác phẩm từ phía tác giả và người đại diện Chi phí bảo quyền sẽ có tác động trực tiếp đến giá thành xuất bản phẩm Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp, nhà xuất bản cũng như đông đảo bạn đọc trong cả nước Vấn đề này được thể hiện rất rõ tại thị trường sách Việt Nam

Thứ ba, hạn chế trong việc tiếp cận với những cái mới, cái hay, cái đẹp của

các nền văn học nghệ thuật thế giới Như chúng ta đều biết, nhu cầu tiếp cận với những cái mới, cái hay, cái đẹp của các quốc gia, dân tộc trên thế giới nói chung

và của Việt Nam nói riêng là rất cần thiết và không có giới hạn Tuy nhiên, do thời gian ban đầu tham gia Công ước, những khó khăn mới nảy sinh và chưa thể kịp thời khắc phục nên đã dẫn tới một số bất lợi nên trên như tình trạng bị khủng hoảng thiếu tác phẩm, chi phí cho việc khai thác sử dụng tác phẩm tăng cao Tất cả các vấn đề này đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng tác phẩm của các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các mới, cái hay, cái đẹp của các nền văn minh trên thế giới của đông đảo độc giả Việt Nam Đây chính là vấn đề quan trọng đang đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giải quyết để chúng ta vừa tham gia Công ước quốc tế

về bản quyền theo xu hương hội nhập quốc tế, vừa bảo đảm nhu cầu giao lưu, hưởng thụ văn hoá của mọi người dân

Thứ tư, Việt Nam vốn là nước được cộng đồng quốc tế coi là nước có thói

quen vi phạm bản quyền lớn nhất hiện nay Nếu điều này cứ tiếp tục diễn ra thì sẽ dẫn đến bất lợi là xảy ra tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong khai thác và sử dụng tác phẩm

Tóm lại, việc đánh giá những lợi có được và bất lợi đối với Việt Nam khi

gia nhập Công ước Berne là cần thiết Bởi vì, trên cơ sở đánh giá này những lợi ích từ việc gia nhập Công ước dần dần được khẳng định và một số điểm bất lợi

Trang 32

cũng sẽ được khắc phục, xử lý kịp thời để thúc đẩy việc thực hiện Công ước có hiệu quả hơn

2.3 Thiết chế thực thi Công ước Berne

Theo qui định của pháp luật Việt Nam, các thiết chế thực thi quyền tác giả nói chung và Công ước Berne nói riêng bao gồm: hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả; các cơ quan thực thi quyền tác giả và các thiết chế hỗ trợ việc thực thi quyền tác giả

2.3.1 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả

Chính phủ là cơ quan chấp hành và điều hành, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Chính phủ là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả, cơ quan trực thuộc Chính phủ là Bộ Văn hóa - Thông tin Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động sáng tạo và sử dụng tác phẩm trên phạm vi cả nước, thi hành các biện pháp để bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc Việt Nam, bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, chống việc truyền bá tư tưởng văn hóa phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục Trong quản lý quyền tác giả, Chính phủ có một số quyền hạn cụ thể như: Trình dự án luật, pháp lệnh về hoạt động bảo hộ bản quyền tác giả, quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa nói chung, quyền tác giả nói riêng; quyết định chính sách

đầu tư, tài trợ, hợp tác với nước ngoài, ban hành quyết định quản lý nhà nước và các chế độ chính sách khác về quyền tác giả Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, ra Quyết định, Chỉ thị về quyền tác giả và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, địa phương và cơ sở; Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định về quyền tác giả của

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và của ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên

Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan của Chính phủ, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả trong phạm vi cả nước Bộ trưởng Bộ

Trang 33

Văn hóa - Thông tin trình Chính phủ kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm và hàng năm của ngành văn hóa, tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đó, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản pháp luật khác về quyền tác giả theo sự phân công của Chính phủ, ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư về các hoạt động liên quan đến quyền tác giả, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận, tổ chức sưu tầm, khai thác, giữ gìn và phổ biến những giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, xây dựng và chỉ đạo thực hiện

kế hoạch hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Chính phủ; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chế độ, chính sách, quy chế về quyền tác giả, quản lý các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin theo quy định của Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả thuộc lĩnh vực khoa học, kể cả phần mềm máy tính, trong đó có hướng dẫn thủ tục thẩm định tính xác thực của quyền tác giả, quyền

sở hữu tác phẩm đối với công trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, phần mềm máy tính trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục bản quyền tác giả

ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả trong địa phương mình theo quy

định của pháp luật Các Sở Văn hóa - Thông tin, Phòng Văn hóa - Thông tin là các cơ quan chuyên môn trực tiếp giúp ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý quyền tác giả ở địa phương Hiện tại hầu hết các Sở Văn hoá - thông tin chưa có biên chế chuyên trách quản lý về quyền tác giả

Cục Bản quyền tác giả là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm giúp Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả Theo qui định của pháp luật, Cục Bản quyền tác giả có chức năng, nhiệm vụ sau đây:

- Soạn thảo dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị định, văn bản pháp quy khác về bảo

hộ quyền tác giả

- Đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho cá nhân, tổ chức trong nước và nước

Trang 34

ngoài, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận bản quyền tác giả, Giấy phép hoạt động nghiệp vụ dịch vụ bản quyền tác giả

- Hướng dẫn Sở Văn hoá - Thông tin trong việc thực hiện quản lý Nhà nước

về bảo hộ quyền tác giả ở địa phương

- Tổ chức, thực hiện việc hợp tác với nước ngoài, các tổ chức quốc tế về quyền tác giả

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả và thực hiện hoạt động thông tin về bảo hộ quyền tác giả

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hộ quyền tác giả cho cán bộ các cơ quan có liên quan ở Trung ương và địa phương

Ngoài ra, các bộ, ngành thuộc trung ương, các cục, vụ thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin, các sở, ban, ngành thuộc địa phương cũng tham gia quản lý quyền tác giả trong phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyền của mình Hệ thống các cơ quan quản

lý, cơ quan giải quyết tranh chấp có vai trò khác nhau trong việc quản lý nhà nước, giải quyết tranh chấp về quyền tác giả được hình thành từ trung ương đến

địa phương

2.3.2 Các cơ quan thực thi quyền tác giả

ở nước ta, hệ thống các cơ quan thực thi quyền tác giả rất đa dạng, mỗi cơ quan có một chức năng nhiệm vụ riêng, tuy nhiên giữa các cơ quan lại có sự phối kết hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung - đó là đảm bảo sự bảo hộ quyền tác giả của các chủ thể hưởng quyền, đồng thời xử lý các hành vi vi phạm Hệ thống các cơ quan thực thi quyền tác giả bao gồm:

- Công an kinh tế, Lực lượng Quản lý thị trường thuộc Bộ Thương mại có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hàng hoá vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan Tại cửa khẩu, biên giới, lực lượng Hải quan, Bộ đội biên phòng

có nhiệm vụ ngăn chặn hàng hoá xuất nhập khẩu vi phạm quyền tác giả Cảnh sát

có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, điều tra các vụ án liên quan đến sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông các sản phẩm hàng hoá có dấu hiệu tội phạm về quyền tác giả và quyền liên quan

Trang 35

- Thanh tra chuyên ngành văn hoá - thông tin thuộc các sở văn hoá - thông tin và Bộ Văn hoá - Thông tin có thẩm quyền xử lý, giải quyết các tranh chấp, vi phạm quyền tác giả, có quyền xử phạt hành chính đối với tổ chức cá nhân có các hành vi vi phạm quyền tác giả Hiện mới có 230 thanh tra viên trên phạm vi cả nước làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông, xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá văn hoá thông tin, trong đó hầu hết các sản phẩm, hàng hoá liên quan đến quyền tác giả

- Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với tổ chức cá nhân có các hành vi vi phạm quyền tác giả tuỳ theo mức độ vi phạm

- Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền tác giả, xử lý các vụ kiện về hành chính, các hành

vi phạm tội phạm hình sự liên quan đến quyền tác giả

2.3.3 Các thiết chế hỗ trợ cho việc bảo vệ, thực thi quyền tác giả

Trên thực tế, các thiết chế hỗ trợ cho việc thực thi quyền tác giả có vai trò quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Vai trò quan trọng hàng đầu chính

là bản thân tác giả cũng như chủ thể hưởng quyền khác trong việc tự phát hiện các hành vi vi phạm quyền tác giả và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền

áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vệ quyền lợi Ngoài ra, sự giúp

đỡ của các cơ quan, các Tổ chức quản lý tập thể trong lĩnh vực chuyên môn tương ứng cũng hết sức cần thiết

Các Tổ chức quản lý tập thể có chức năng thực hiện việc cấp phép sử dụng tác phẩm, thu tiền bản quyền, phân phối tiền bản quyền cho các chủ thể quyền Ngoài ra, Tổ chức quản lý tập thể còn góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo

ra tác phẩm Từ nhiệm vụ của mình, Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả giúp các cá nhân và pháp nhân khai thác, sử dụng tác phẩm của các tác giả, chủ sở hữu một cách thuận lợi Mọi chủ sở hữu quyền như các Nhà văn, Nhạc sĩ, Hoạ sĩ, Nhà nhiếp ảnh, Đạo diễn, Người biểu diễn.v.v có quyền tự nguyện tham gia các Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phù hợp Tại Việt Nam, hiện

có 3 tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm

Trang 36

nhạc Việt Nam (VCPMC), Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV), Trung tâm quyền tác giả Văn học Việt Nam (VLCC)

Hệ thống dịch vụ với trên 30 công ty hoạt động như doanh nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ tư vấn pháp luật về quyền tác giả; thực hiện các dịch vụ theo uỷ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan; làm thủ tục xin cấp Giấy Chứng nhận quyền tác giả; tham gia các quan hệ pháp luật khác

về quyền tác giả

Các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả và tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả hình thành nên hệ thống hỗ trợ thực thi, góp phần thi hành có hiệu quả các quy định pháp luật Việt Nam cũng như các Công ước quốc tế về quyền tác giả

mà Việt Nam là thành viên

2.3.4 Hỗ trợ trong việc giải quyết tranh chấp, vi phạm liên quan đến quyền SHTT

Theo quy định pháp luật và trong thực tế, có nhiều hình thức giải quyết tranh chấp và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung, quyền tác giả nói riêng, điều này tuỳ thuộc vào mức độ của hành vi xâm phạm, tuỳ thuộc vào quyết

định của người bị xâm phạm

Theo qui định của Luật SHTT năm 2005 (Điều 198), cho phép chủ thể tự bảo vệ quyền của mình nếu bị xâm phạm Nếu biện pháp tự bảo vệ của chủ thể không có hiệu quả, các hành vi xâm phạm quyền tác giả vẫn xảy ra, các tranh chấp quyền tác giả cần được giải quyết thì chủ thể bị xâm phạm có thể áp dụng các biện pháp khác

Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả có thể được lựa chọn theo các cách sau:

* Các bên tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua quá trình thương lượng, hoà giải

Công ước Berne ghi nhận cho các chủ thể hưởng quyền có quyền thương lượng để giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền tác giả khi có tranh chấp phát sinh Biện pháp thương lượng, hoà giải trong giải quyết tranh chấp về quyền tác

Trang 37

giả là biện pháp được áp dụng khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, còn được gọi là biện pháp thực thi không chính thức Đối với Việt Nam, hoà giải trong các tranh chấp dân sự nói chung, đối với quyền tác giả nói riêng thường được các chủ thể (bên xâm phạm và bên bị xâm phạm) chú trọng Đây là một biện pháp ưu tiên vì nếu đạt được thoả thuận giữa các bên, chủ thể bị coi là xâm phạm sẽ nhanh chóng chấm dứt hành vi xâm phạm của mình Trong một số trường hợp, theo thoả thuận giữa các bên, chủ thể xâm phạm có thể sẽ đồng ý tự nguyện bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu quyền mà không cần sự can thiệp của cơ quan chức năng Thông qua hoà giải, uy tín của bên xâm phạm quyền tác giả không bị

ảnh hưởng nhiều, đồng thời giảm thiểu được chi phí cho bên bị vi phạm

* Giải quyết tranh chấp thông qua xử lý hành chính

Không phải hành vi xâm phạm quyền tác giả nào cũng có thể bị xử lý hành chính Nếu người nào thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 211 Luật SHTT sẽ bị xử phạt hành chớnh

* Biện pháp hình sự

Hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung, quyền tác giả nói riêng nếu thoả mãn đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 212, Luật SHTT) Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng có qui định hành vi xâm phạm quyền SHTT bị coi là tội phạm Tuy nhiên, loại tội phạm này - đặc biệt là tội phạm liên quan đến hành vi xâm hại quyền tác giả thì gần như không phổ biến

2.4 Thực thi Công ước Berne ở một số nước

Trong thời gian tới, đối với Việt Nam, việc thực thi Công ước sẽ gặp rất nhiều khó khăn, Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong việc thực thi một điều ước

Trang 38

quốc tế đa phương quan trọng như Berne Do vậy, việc tìm hiểu kinh nghiệm thực thi Công ước ở một số nước được đánh giá là có cơ chế tương đối hiệu quả trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học như: Hoa Kỳ, Nhật, một số nước thuộc liên minh châu Âu (EU), qua đó rút ra một số kinh nghiệm đối với Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng

2.3.1 Thực thi Công ước theo pháp luật một số nước châu Âu

Lịch sử phát triển của pháp luật về SHTT nói chung và pháp luật về quyền tác giả nói riêng khởi điểm từ các nước châu Âu Đây được coi là trung tâm của nghệ thuật và các sáng tạo trí tuệ, đặc biệt thời kỳ phục hưng thế kỷ XVI- XVIII

được đánh giá là thời kỳ nở rộ của các sáng tạo văn học, nghệ thuật của các nhà văn, nhà triết học, họa sĩ, nhạc sĩ châu Âu Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời năm 1886 là thành quả của các quốc gia châu Âu - những quốc gia đầu tiên ký kết Công ước Pháp luật về quyền tác giả của các nước này vì thế cũng được xây dựng từ rất sớm như Luật quyền tác giả của Italia 5/12/1887, cộng hoà Pháp 5/12/ 1887, Đức 5/12/ 1887, Đan Mạch năm 1841, của

Hà Lan 1/11/1912

Nhìn chung, việc thực thi Công ước Berne tại các nước châu Âu được thực hiện tương đối thống nhất vì đây là các quốc gia có các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa tương đồng Châu Âu là nơi có cơ chế thực thi quyền SHTT nói chung và quyền tác giả tương đối hiệu quả do đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng cho việc thực thi quyền Việc thực thi được thực hiện theo hai cơ chế dân sự

và các biện pháp hình sự Tại châu Âu, bên cạnh hệ thống các cơ quan tài phán, những hệ thống thực thi và hỗ trợ thực thi chớnh về quyền tỏc giả đó được hỡnh thành và rất phát triển, đó là hệ thống quản lý tập thể quyền tỏc giả Tổ chức quản lý tập thể quyền tỏc giả cú vị trớ quan trọng trong hệ thống thực thi và cú vai trũ đặc biệt trong hoạt động tự bảo vệ quyền lợi của tỏc giả đõy là tổ chức phi chớnh phủ, cú chức năng bảo vệ quyền và lợi ớch hợp phỏp của cỏc hội viờn, hoạt động khụng vỡ mục đớch sinh lợi Thụng qua hợp đồng ủy thỏc của những

Trang 39

người cú quyền, tổ chức quản lý tập thể quyền tỏc giả thực hiện cỏc hoạt động cấp giấy phộp bản quyền về sử dụng, khai thỏc tỏc phẩm của hội viờn, thu tiền bản quyền và phõn phối tiền cho những người cú quyền lợi theo quy định của phỏp luật và điều lệ của Hội Với hoạt động đú, tổ chức quản lý tập thể quyền tỏc giả là cầu nối giữa cỏc tỏc giả là hội viờn với cỏc tổ chức, cỏ nhõn sử dụng tỏc phẩm; tạo thuận lợi cho việc sử dụng tỏc phẩm; khai thỏc cú hiệu quả cỏc quyền của tỏc giả là hội viờn Sau đây là một số mô hình thực thi tại một số nước châu

Âu

a Thực thi Công ước Berne ở Pháp

Là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia Công ước, Berne chính thức

có hiệu lực tại Pháp ngày 5/12/1887 Để thực thi Berne, các quy định pháp luật trong nước của Cộng hòa Pháp tương đối thống nhất với các quy định của Công

ước Hiện nay, các quy định liên quan đến việc thực thi quyền tác giả theo pháp luật Pháp được quy định tại một số văn bản pháp luật khác nhau như: Luật ngày 8/7/1964 về áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong lĩnh vực quyền tác giả, Luật về

sở hữu đối với tác phẩm văn học nghệ thuật ngày 11/3/1957 (từ điều 70 đến điều 74), Luật Hình sự về các biện pháp chế tài đối với vi phạm liên quan đến quyền tác giả (điều 425 đến điều 429), Luật quyền tác giả và quyền có liên quan 3/7/1985 (điều 52 đến điều 54)11

Hệ thống tũa ỏn Phỏp là cơ quan xột xử được hỡnh thành theo quy định của pháp luật thành hai hệ thống: Hệ thống tòa hành chính và hệ thống tòa tư pháp

Hệ thống toà án hành chính chủ yếu giải quyết các tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước hoặc giữa cơ quan nhà nước và các cá nhân, pháp nhân Tuỳ theo tớnh chất của cỏc vụ việc vi phạm trong lĩnh vực SHTT nói chung, cỏc Tũa hành chớnh, Tũa dõn sự, Tũa hỡnh sự cú nhiệm vụ thụ lý hồ sơ để xột xử theo hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm hoặc tại tòa phá án Đối với những hành vi vi phạm quyền

Trang 40

tác giả và các quyền có liên quan như sao chép bất hợp pháp các tác phẩm thì

có thể áp dụng các biện pháp chế tài dân sự hoặc hình sự

Bên cạnh hệ thống các cơ quan tư pháp, để bảo vệ quyền tác giả, tại Pháp hệ thống tư vấn và dịch vụ về quyền tỏc giả cũng đó được hỡnh thành, giỳp cho cỏc tỏc giả, chủ sở hữu tỏc phẩm thực hiện và bảo vệ quyền cũng như lợi ớch chớnh đỏng theo quy định phỏp luật Hoạt động trong lĩnh vực này, ngo i cỏc doanh nghiệp nhà nước cũn cú cỏc cụng ty tư nhõn, các hiệp hội, các nghiệp đoàn trong các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, hội hoạ, kiến trúc tham gia Đây là các cơ quan

đại diện, làm cầu nối giữa tác giả và các cơ quan chức năng, bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu, tác giả

b Thực thi Công ước Berne ở Anh

Nước Anh là nước đầu tiờn đặt ra luật lệ để kiểm soỏt việc in ấn và phỏt

hành sỏch, với cỏc đạo luật Licensing Act năm 1662 và nhất l đạo luật của nữ hoàng Anh (Statute of Anne) năm 1710, được coi là luật bản quyền đầu tiờn trờn

thế giới, luật này đưa ra hai khỏi niệm cơ bản: tỏc giả cú độc quyền trờn tỏc phẩm của mỡnh và độc quyền đú được bảo vệ trong một thời gian nhất định Cũng tương tự như các nước Châu Âu khác, Anh cũng xây dựng hệ thống thực thi trên cơ sở các biện pháp dân sự và hình sự Hệ thống dân sự bao gồm:

- Các tác giả, chủ sở hữu (các doanh nghiệp)

- Luật sư, các công ty đại diện về SHTT

- Hệ thống các cơ quan lý (Cục bản quyền, Cục SHTT )

Để thực thi có hiệu quả quyền SHTT, các cơ quan dân sự phải phối hợp với

hệ thống hình sự như hệ thống toà án, công an, hải quan là các cơ quan có chức năng bắt giữ, tịch thu, xét xử các hành vi vi phạm Tuỳ thuộc vào tính chất mức

độ của vi phạm mà các vụ việc về SHTT có thể được giải quyết tại hệ thống toà

án các cấp: Toà án cấp tỉnh, Toà án tối cao (toà đại pháp), Toà Phúc thẩm, Thượng nghị viện hoặc Toà án châu Âu

Ngày đăng: 25/03/2018, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w