1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

bài tiểu luận môn xã hội học

9 851 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 236 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA LUẬT HỌC BÀI TIỂU LUẬN MÔN XÃ HỘI HỌC Họ và tên MSSV Lớp Khoa GVHD Nguyễn Việt Anh 14140263 17LK01 Luật kinh tế Nguyễn Tất Thành BÌNH DƯƠNG – 2016 1 ĐỀ TÀI: Anh/Chị hãy so sánh lý thuyết của E Durkheim và Max Weber về các vấn đề xã hội Đặc biệt, thuyết quan liêu của Max Weber được vận dụng như thế nào về hành chính của Việt Nam hiện nay Bài làm Trước khi đi vào so sánh về lý thuyết của các nhà xã hội học về vấn đề của xã hội đã nêu trên, chúng ta cần phải biết xã hội, hay nói cách khác là xã hội trong môn học đang nghiên cứu đến nó ( gọi tắt là xã hội học).Thì xã hội học đó là một môn khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc Các vấn đề xã hội có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó ảnh hưởng đến mọi cá nhân, mọi dân tộc, mọi quốc gia Giải quyết các vấn đề xã hội luôn là bài toán lớn, không chỉ có một vài cá nhân giải quyết hay nó sẽ được giải quyết một sớm mội chiều Vì mọi vấn đề trong thế giới khách quan rất trừu tượng, phong phú và đa dạng nên các nhà khoa học và đặc biệt là về bộ môn xã hội học thì các nhà xã hội học sẽ là những người nghiên cứu chính thức, làm nền tảng giúp cho con người hiểu hơn về thế giới mà chúng ta đang sinh sống Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu, nghiên cứu về “hai người cha” của xã hội học là E.Durkheim và Max.Weber cũng như so sánh về lý thuyết của hai ông về các vấn đề của xã hội 1 Sơ lược về tiểu sử của hai nhà xã hội học Emile Durkheim (1858-1917) Ông được sinh 15 tháng 4 năm 1858 ở Épinal, nước Pháp trong một gia đình Do Thái Mất năm 1917 Năm 1879, Durkheim đã được nhận vào Trường École Normale Supérieure Paris và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài "Nghiên cứu về tổ chức của các xã hội tiên tiến" (A study of the organization of advanced societies) Năm 29 tuổi, Durkheim giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Bordeaux Năm 1902, Durkheim giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Sorbone Ngày 15 tháng 11 năm 1917, Émile Durkheim qua đời tại Paris, nước Pháp do bị đột quỵ trong lúc giảng bài, hưởng thọ 59 tuổi “ Khi giải thích hiện tượng xã hội ta cần phân biệt nguyên nhân gây ra hiện tượng đó và chức năng mà hiện tượng đó thực hiện ” — Emile Durkheim Các tác phẩm chính: Phân công lao động xã hội (1893), Các quy tắc của phương pháp xã hội học(1897), Tự tử (1897), Các hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo (1912) 2  Nhà xã hội học nổi tiếng được coi là cha đẻ của xã hội học Pháp Ông là người lập ra chuyên ngành xã hội học ở trường Đại học Bordeaux và ở Đại học Sorbonne của Paris Các nhà xã hội học trên thế giới ngày nay đều ảnh hưởng rất nhiều lối tiếp cận cấu trúc-chức năng của ông E Durkheim đã cố gắng tách các sự kiện, hiện tượng xã hội ra khỏi sự chi phối của con người và yêu cầu xem xét chúng như các "vật thể" để không áp đặt vào chúng những định kiến đã có sẵn Ông cũng là người sáng lập ra "Niên giám xã hội học" nhằm tập hợp các công trình khoa học của các nhà xã hội học đương thời Ông là người có công lao rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngành xã hội học hiện đại Max Weber (1864-1920) Maximilian Carl Emil Weber (21 tháng 4 năm 1864 – 14 tháng 6 năm 1920), là nhà kinh tế chính trị học và xã hội học người Đức, ông được nhìn nhận là một trong bốn người sáng lập ngành xã hội học và quản trị công đương đại Khởi đầu sự nghiệp tại Đại học Berlin, sau đó Weber làm việc tại các trường đại học Freiburg, Heidelberg, Wien và München Ông là người am tường nền chính trị Đức, từng là cố vấn cho các nhà thương thuyết Đức tại Hòa ước Versailles và tham gia soạn thảo Hiến pháp Weimar “ Xã hội học là khoa học cố gắng giải nghĩa hành động xã hội và tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội ” — Max Weber Các tác phẩm: - Cuốn "đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" (Tác phẩm này được coi là cuốn sách gối đầu giường của các nhà xã hội học phương Tây ) (1902) - Kinh tế học xã hội (Tác phẩm này được coi là bách khoa thư về xã hội) - Xã hội học tôn giáo (Tác phẩm này chuyên biệt về lĩnh vực tôn giáo ) (1916) - Tôn giáo Trung Quốc - Tôn giáo Ấn Độ  Nhà xã hội học Đức, được coi là một trong những nhà xã hội học lớn nhất đầu thế kỷ 20 Lĩnh vực được ông chú ý nhiều là hành động xã hội Ngoài ra, Max Weber còn dành khá nhiều thì giờ nghiên cứu về đạo Tin lành, về tổ chức quan liêu, về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, Những tư tưởng của ông đã để lại khá đậm nét cho các thế hệ xã hội học sau này không chỉ về lý thuyết mà còn các phương pháp tiếp cận xã hội 2 So sánh về lý thuyết các vấn đề xã hội mà hai nhà xã hội học nghiên cứu Đối với E.Durkheim Thứ nhất, ông coi xã hội học là khoa học về các "sự kiện xã hội" Ông chỉ ra đối tượng của xã hội học là các sự kiện xã hội Sự kiện xã hội là tất cả những cái tồn tại bên ngoài cá nhân nhưng có khả năng chi phối điều khiển hành vi của cá nhân Ông phân biệt 2 loại sự kiện xã hội: Sự kiện xã hội vật chất và sự kiện xã hội phi vật chất Sự kiện xã hội vật chất là những quan hệ mà chúng ta có thể quan sát được đo lường được thì gọi là sự kiện xã hội vật chất Sự kiện xã hội không thể quan sát được hay khó quan sát phải dùng đến trí tưởng tượng để 3 hình dung ra thì gọi là sự kiện xã hội phi vật chất Ông chủ trương, lấy hiện tượng xã hội này để giải thích cho hiện tượng xã hội khác, lấy tổng thể này giải thích cho tổng thể khác Từ quan niệm như vậy về sự kiện xã hội, ông nêu ra ba đặc điểm: - Tính khách quan: Tồn tại bên ngoài các cá nhân - Tính phổ quát: Là cái chung cho nhiều người - Sự kiện xã hội có sức mạnh kiểm soát điều chỉnh và gây áp lực đối với cá nhân Dù muốn hay không các cá nhân vẫn phải tuân theo các sự kiện xã hội Thứ hai, theo ông xã hội học chính là sự nghiên cứu các sự kiện xã hội Ông cho rằng xã hội học phải vận dụng phương pháp thực chứng để nghiên cứu Để sử dụng hiệu quả phương pháp này cho nghiên cứu xã hội học, ông đã chỉ ra một số quy tắc cơ bản: - Quy tắc khách quan: Đòi hỏi nhà xã hội học phải xem các sự kiện xã hội như một sự vật tồn tại khách quan bên ngoài cá nhân con người và nó có thể quan sát được - Quy tắc ngang cấp: Ông kịch liệt phản đối chủ nghĩa tâm lý và chủ nghĩa kinh tế trong khi nghiên cứu xã hội học mà phải lấy các sự kiện xã hội để giải thích xã hội, lấy nguyên nhân xã hội để giải thích hiện tượng xã hội, lấy hiện tượng này giải thích hiện tượng khác - Quy tắc phân loại : Yêu cầu nhà xã hội học khi nghiên cứu hiện tượng xã hội cần phải phân biệt được đâu là cái bình thường, phổ biến, chuẩn mực và đâu là cái khác biệt - dị thường - Quy tắc phân tích tương quan: Theo ông các hiện tượng sự kiện xã hội luôn tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại với các sự kiện hiện tượng xã hội khác Thứ ba, ông còn nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và xã hội Từ đó, đưa ra khái niệm đoàn kết xã hội (một trong hai khái niệm quan trọng của ông về xã hội, đó là sự kiện xã hội và đoàn kết xã hội) Đoàn kết xã hội theo ông đó là sự gắn bó liên kết giữa các cá nhân các nhóm các cộng đồng xã hội với nhau Ông cho rằng, nếu thiếu đoàn kết xã hội thì xã hội sẽ không tồn tại với tư cách là một chỉnh thể Có hai loại đoàn kết xã hội là đoàn kết cơ học và đoàn kết hữu cơ Đoàn kết cơ học (doàn kết tôn giáo cấu kết làng xã) là một loại đoàn kết xã hội dựa trên sự giống nhau sự thuần nhất của các cá nhân về một hệ các giá trị chuẩn mực, những phong tục tập quán hay một niềm tin vào đó Đây là loại đoàn kết xã hội phổ biến trong xã hội truyền thống Đoàn kết hữu cơ là loại đoàn kết xã hội dựa trên sự khác biệt về vị trí chức năng của các cá nhân trong xã hội Đây là đoàn kết xã hội phổ biến trong xã hội hiện đại Về phương pháp nghiên cứu, ông áp dụng các phương pháp: quan sát, giải thích sự kiện xã hội và phương pháp chứng minh 4 Với lý luận và phương pháp luận khoa học, khách quan E Durkheim đã xây dựng và phát triển những quy tắc phương pháp xã hội và khái niệm cơ bản của xã hội học như sự kiện xã hội, đoàn kết xã hội Lý thuyết xã hội học của E Durkheim làm sáng tỏ nhiều chủ đề quan trọng như chức năng xã hội, cấu trúc xã hội, phân loại xã hội bình thường và sai lệch xã hội, trật tự xã hội và biến đổi xã hội E Durkheim đã có công lớn trong việc làm cho xã hội học trở thành một bộ phận khoa học độc lập, đồng thời cũng mở đường cho một trào lưu tư tưởng mới Ông đã khởi đầu một phương pháp nghiên cứu mà người ta gọi là định lượng vì nó dựa trên những điều tra thống kê Các kỹ thuật này ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, chúng thường đi đôi bổ sung cho phương pháp định tính Đối với Max.Weber: Ông gọi xã hội học là khoa học về hành động xã hội của con người khoa học lý giải động cơ mục đích ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến hành động xã hội của con người Ông quan niệm phải đi sâu giải nghĩa cái bên trong hành động xã hội của con người bên trong con người Ông đã chỉ ra đối tượng của xã hội học chính là hành động xã hội của con người Ông đã xây dựng nên học thuyết về hành động xã hội đó là hành động của chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, cái ý nghĩa chủ quan đó nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ hiện tại và tương lai Do đó nó là hành động định hướng vào người khác trong đường lối và quá trình hành động Theo ông một hành động gọi là hành động xã hội phải là hành động có ý thức có mục đích định hướng vào người khác Không phải hành động nào của con người cũng đều là hành động xã hội Căn cứ vào động cơ mục đích của con người ông chia hành động của con người thành 4 loại: + Hành động duy lý mục đích: là loại hành động mà cá nhân phải lựa chọn kỹ lưỡng để đạt mục tiêu Ví dụ: Hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự, hoạt động cơ quan công sở là hoạt động duy lý mục đích.Trong kinh doanh, người kinh doanh phải tính toán kĩ nên kinh doanh cái gì để có lợi nhuận cao nhất + Hành động duy lý giá trị: Là hành động của cá nhân con người hướng tới các giá trị xã hội.Trong đời sống thông qua tương tác xh từ đời sống này sang đời khác đã hình thành nên một hệ thống giá trị xh của con người Ví dụ: Sự giàu có, sức khoẻ, thành đạt trong cuộc sống hạnh phúc, sự thuỷ chung, sự hiếu thảo với cha mẹ ông bà + Hành động duy lý truyền thống: Là hành động cá nhân thực hiện theo phong tục tập quán truyền thống văn hoá được gọi là duy lý truyền thống Khi những người trước làm đã được chấp nhận thì những người theo sau làm theo Ví dụ: Tục lệ ma chay cưới hỏi là những thủ tục phong tục tập quán (đã lặp đi lặp lại như một thói quen truyền đến đời sau) + Hành động duy cảm: Hành động của con người thực hiện theo cảm xúc nhất thời VD: sự tự hào sự yêu thương sự căm giận sự buồn vui Nhưng ko phải tất cả mọi hành động của con người theo cảm xúc đều là hành động duy cảm mà chỉ có những hành động mà các cảm xúc đó có liên quan đến người khác định hướng đến người khác mới được coi là hành động duy cảm Tiêu chí phân loại : là động cơ hành động Theo Weber, khi nghiên cứu xã hội học phải lý giải động cơ của hành động xh chứ ko chỉ miêu tả bên ngoài hành động 5 Hành động xã hội với động cơ gì nhà xã hội học phải chỉ ra được Mỗi chủ thể hành động theo một động cơ khác nhau nhà xã hội học phải quan sát hành vi để lý giải hành động Về phương pháp nghiên cứu: M.Weber cho rằng khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng phải vận dụng phương pháp lý giải để nghiên cứu về xã hội và hành động xã hội của con người Về bản chất, ông cho rằng, phương pháp này rất gần gũi với phương pháp khoa học tự nhiên nhưng ở khoa học tự nhiên nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc quan sát hiện tượng rồi mô tả những gì đã quan sát được nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì rút ra quy luật Còn khoa học xã hội, nhà nghiên cứu phải vượt qua phạm vi giớì hạn của sự quan sát mô tả để đi sâu lý giải cái bản chất bên trong cái đặc trưng ý nghĩa bên trong mỗi hành động xã hội Ông cho rằng hành động bao giờ cũng phản ánh bản chất nên phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội khác với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng phải vận dụng phương pháp thực chứng (về bản chất phương pháp lý giải vẫn là phương pháp thực chứng) Ông phân biệt 2 loại hình lý giải là: Trực tiếp và gián tiếp Lý giải trực tiếp là thông qua mô tả bên ngoài những gì quan sát được Lý giải gián tiếp là thông qua sự giải thích giải nghĩa cái bản chất bên trong của các hiện tượng xã hội (đặc trưng bên trong) Để thực hiện phương pháp lý giải gián tiếp nhà nghiên cứu phải thông cảm phải thấu hiểu hoàn cảnh Về quan niệm về phân tầng xã hội Bên cạnh yếu tố kinh tế còn có các yếu tố phi kinh tế như: uy tín, quyền lực, tôn giáo, chủng tộc, nó cũng có ảnh hưởng tới các hệ thống phân tầng xã hội Từ luận điểm này ông đã đề xuất 3 yếu tố cơ bản làm cơ sở cho sự phân tầng xã hội + Của cải tài sản (địa vị kinh tế của các cá nhân) + Uy tín (địa vị xã hội của các cá nhân) + Quyền lực (địa vị chính trị của các cá nhân) Các cá nhân có uy tín quyền lực tài sản của cải khác nhau sẽ phân tầng thành các nhóm xã hội khác nhau (Những quan điểm trên đây của ông chủ yếu là do nghiên cứu xã hội tư bản Đức đầu thế kỷ 20) Giải thích sự ra đời của chủ nghĩa tư bản: Ông đã giải thích sự ra đời của chủ nghĩa tư bản trong tác phẩm: "Đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" Ông cho rằng mọi xã hội có quan hệ hàng hoá thì đều có cơ hội phát triển thành xã hội tư bản Ở xã hội phương đông, từ thế kỷ 16 -17, quan hệ hàng hoá xuất hiện rất sớm (Con đường tơ lụa hình thành) nhưng chủ nghĩa xã hội đã không xuất hiện ở đây mà chủ nghĩa tư bản lại ra đời ở Châu Âu (Phương Tây) Ông đã lý giải rằng : - Ở Trung Quốc, Triết học, Nho giáo thồng trị xã hội, chủ trương quản lý xã hội bằng văn chương Điều đó đã không tạo ra tâm lý ham muốn vật chất của con người Tư tưởng Nho giáo chỉ đề cao Văn chương cuộc sống vô thực, không làm cho con người coi trọng vật chất - Ở Ấn Độ, Phật giáo thống trị tư tưởng của toàn xã hội Giáo lý nhà Phật kêu gọi con người ta phải diệt dục, phải từ bỏ mọi ham muốn vật chất coi những cái đó là xấu xa, tội lỗi - Trong khi đó ở phương Tây, đạo Tin Lành thống trị xã hội Nó đã trở thành một thứ đạo đức xã hội và nó đã chi phối hành động của con người trong mọi lĩnh vực 6 hoạt động của đời sống xã hội, kể cả những người theo tôn giáo hay không theo một tôn giáo nào cũng bị chi phối và ảnh hưởng bởi đạo giáo này Đạo Tin Lành trở thành đạo lý của cả xã hội phương Tây Theo Weber, sự gặp nhau giữa một bên là tinh thần của chủ nghĩa tư bản là tích luỹ làm giàu lợi nhuận với một bên là đạo đức xã hội của đạo Tin Lành đã thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây Đó là cách giải thích quan trọng của ông về nguyên nhân sự ra đời của chủ nghĩa tư bản Nhiều nhà xã hội học Marxit đã phê phán ông là duy tâm vì ông đứng trên góc độ tôn giáo tinh thần Như vậy, công lao của Max Weber đối với xã hội học là ông đã đưa ra những quan niệm và cách giải quyết độc đáo về lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội học Đóng góp của ông trong xã hội học chủ yếu là quan điểm về bản chất lý thuyết xã hội và phương pháp luận; là sự phân tích về văn hoá, tôn giáo và sự phát triển của xã hội phương tây; là sự đánh giá về vai trò của quá trình hợp lý hoá trong luật pháp, chính trị, khoa học, tôn giáo, thương mại đối với sự phát triển của xã hội và mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế và phi kinh tế trong các xẫ hội; là các so sánh về chủ nghĩa tư bản và các nền kinh tế - xã hội trên thế giới Ông đã xây dựng quan điểm lý luận xã hội học đặc thù của mình trên cơ sở các ý tưởng của sử học, kinh tế học, triết học, luật học và nghiên cứu lịch sử so sánh Đặc biệt là lý thuyết xã hội học về hành động xã hội phân tầng xã hội Các lý thuyết khái niệm xã hội học của ông ngày nay đang được tiếp tục tìm hiểu vận dụng và phát triển trong xã hội học hiện đại Bảng so sánh về lý thuyết các vấn đề xã hội học Nhà xã hội học Emile Durkheim Max Weber Định nghĩa xã hội học Là khoa học nghiên cứu về sự kiện xã hội Là khoa học nghiên cứu về hành động xã hội Đối tượng của xã hội học Là các sự kiện xã hội (vật chất và phi vật chất) Là hành động xã hội của con người Bản chất lý thuyết vấn đề xã hội học Lấy hiện tượng xã hội này để giải thích cho hiện tượng xã hội khác, lấy tổng thể này giải thích cho tổng thể khác Là khoa học cố gắng giải nghĩa hành động xã hội và tiến tới giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội Đặc điểm nghiên cứu xã hội học Mang tính khách quan, đi từ Mang tính chủ quan, đi từ cái cái rộng lớn (xã hội) xuống nhỏ (cá nhân) lên cái rộng lớn cái nhỏ (cá nhân) (xã hội) Phương pháp nghiên cứu xã hội học Sử dụng các phương pháp thực chứng và chứng minh 7 Sử dụng các phương pháp lý giải, giải nghĩa và thực nghiệm Vấn đề được nghiên cứu nhiều Về mối quan hệ giữa con người và xã hội Về mối quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế và thông qua đó để nhìn nhận về vai trò của tôn giáo và văn hóa đối với sự phát triển của xã hội Giống nhau: - Đều là các nhà xã hội học lớn, nổi tiếng trong lịch sử - Là cha đẻ của hai xã hội học ở Pháp vả Đức - Đều áp dụng phương pháp: quan sát, giải thích và thực chứng (về bản chất phương pháp lý giải vẫn là phương phương pháp thực chứng) 3 Áp dụng lý thuyết quản lý của Weber vào cơ quan hành chính ở Việt Nam Về khái niệm về quan liêu (bàn giấy): Được hiểu là hệ thổng chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, các mục tiêu phân biệt, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự Khái niệm bộ máy quan liêu đã xuất hiện ở Trung Quốc tư rất lâu, và cũng không xa lạ đối với Việt Nam Cốt lõi của quan niệm cổ xưa này là chế độ tuyển dụng quan chức trên cơ sở thi và quan chức được cất nhắc trên cơ sở thành tích Tuy nhiên cách hiểu chính thống ở Việt Nam hơn nửa thế kỉ qua cho rằng “quan liêu” là cách lãnh đạo, chỉ đạo “thiên về dùng mệnh lệnh, giấy tờ, xa rời thực tế, xa rời quần chúng” Bộ máy quan liêu là một bộ máy hành dân Cách hiểu này đã khác xa những gì mà Max Weber đưa ra về bộ máy quan liêu Vì vậy, ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1986 thuyết quan liêu đươc áp dụng một cách khá triệt để song ngày càng bộc lộ những mặt hạn chế làm kìm hãm sự phát triển của xã hội Trong cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay vẫn áp dụng thuyết quan liêu khá rộng rãi Ví dụ: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật mà văn bản pháp luật cao nhất là hiến pháp mà xã hội ngày nay vẫn duy trì nếp sống theo hiến pháp và pháp luật Các cơ quan hành chính hay cao hơn là bộ máy quản lý nhà nước Việt Nam ngày nay cũng vẫn thể hiện sự phân cấp , phân quyền , phân nhiệm Ngày nay, trong giới hạn sai lệch của thuật ngữ quan liêu dường như các nhà quản lý vẫn còn mắc phải Ví dụ : Giấy tờ cần có bản hồ sơ xin việc ( 7_10 loại ) khiến người xin việc phải chạy khăp nơi để lo giấy tờ rồi sau đó lại không được tuyển dụng Thế nhưng cũng cần phải xem xét Đúng là bệnh giấy tờ có vẻ nhiêu khê nhưng nó ghi lại, để lại bằng chứng về hành vi của quan chức, nó buộc quan chức phải có trách nhiệm giải trình, nó ngăn họ làm bậy, ngăn họ lạm dụng Quản lý hành chính các cấp từ trung ương đến địa phương vẫn được phân cấp cụ thể thông qua các văn bản luật và dười luật, đặc biệt các thông tư nghị định hướng dẫn thực hiên văn bản luật của nhà nước đới với từng cơ quan , tổ chức góp phần làm cụ thể hoá vấn đề này Ví dụ: NĐ 110/2004/ NĐ – CP của chính phủ ngày 8/4/2004 về công tác văn thư 8 Như vậy, bản chất tốt đẹp mà thuyết quan liêu để lại cho nhà quản lý hậu duệ cần được đánh giá một cách đúng đắn và áp dụng có hiệu quả trong thực tế Tuy nhiên, nhà quản lý cần lựa chọn phương pháp quản lý tích cực, phù hợp bổ sung cho những khuyết điểm cần khắc phục Đề xuất phương án áp dụng thuyết quan liêu trong hành chính ở Việt Nam được hoàn thiện và đúng với khái niệm tốt đẹp về bộ máy quan liêu của Max.Weber mong muốn thì chúng ta nên kết hợp thuyết quan liêu với trường phái quản lý Nhật Bản Cơ sở thể hiện sự gắn kết này đó là sự đề cao sự sáng tạo của nhân viên, khuyến khích nhân viên gắn bó suốt đời Nhà quản lý gần gũi, quan tâm tình hình thực tế của cấp dưới, đảm bảo mối quan hệ ngược trong hệ thống sản xuất hàng hóa lớn và mang tính nhân văn cao cả Như vậy nếu bộ máy nhà nước thực sự là bộ máy quan liêu theo nghĩa của Weber thì nó hoạt động rất hiệu quả và bộ máy quan liêu đó sẽ không thể là bộ máy hành chính hành dân Tất cả các điểm trên đều dễ hiểu Đã đến lúc phải trả lại đúng cái nghĩa quan liêu mà cả thế giới đều dùng - Tính nhạy bén TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Nguyễn Tất Thành 2014 Đề cương bài giảng Xã hội học đại cương 2) Trần Thị Kim Xuyến 2002 Nhập môn Xã hội học Nxb ĐH QG Hà Nội 3) Nguyễn Quý Thanh (chủ biên) 2011 “Một số quan điểm xã hội học của Durkheim” Nxb ĐH QG Hà Nội 9 ... phương pháp xã hội khái niệm xã hội học kiện xã hội, đoàn kết xã hội Lý thuyết xã hội học E Durkheim làm sáng tỏ nhiều chủ đề quan trọng chức xã hội, cấu trúc xã hội, phân loại xã hội bình thường... Weber Định nghĩa xã hội học Là khoa học nghiên cứu kiện xã hội Là khoa học nghiên cứu hành động xã hội Đối tượng xã hội học Là kiện xã hội (vật chất phi vật chất) Là hành động xã hội người Bản chất... tế - xã hội giới Ông xây dựng quan điểm lý luận xã hội học đặc thù sở ý tưởng sử học, kinh tế học, triết học, luật học nghiên cứu lịch sử so sánh Đặc biệt lý thuyết xã hội học hành động xã hội

Ngày đăng: 24/03/2018, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w