Nâng cao trình độ của cán bộ chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHTMCP Quân Đội- Chi nhánh Bắc Hải (Trang 44)

- Qui hoạch và phát triển mạng lưới không căn cứ vào thị trường: Mặc dù Ngân hàng TMCP Quân Đội có chủ trương khuyến khích phát triển mạng lưới trong nhiều

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH BẮC HẢ

3.2.1. Nâng cao trình độ của cán bộ chi nhánh

Để hạn chế được rủi ro tín dụng mà một phần thể hiện thông qua nợ xấu của chi nhánh như đã trình bày ở chương 2, thì trước hết phải nâng cao nhận thức của lãnh đạo chi nhánh thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các qui định về thẩm định, xét duyệt, kiểm soát, thu hồi nợ vay .... cũng như tránh việc can thiệp, tác động vào quá trình này của CBTD cũng như lãnh đạo tín dụng cấp trung gian làm thiên lệch hướng xét duyệt cho vay theo ý chí chủ quan của lãnh đạo chi nhánh. Lãnh đạo chi nhánh luôn phải là tấm gương mẫu mực trong hoạt động tín dụng để CBTD noi theo, học tập và gây ảnh hưởng lớn đến quá trình, hành vi, nhận thức và ý thức của CBTD, từ đó tạo thành một hệ thống đồng lòng từ trên xuống dưới các cấp trong hoạt động tín dụng cùng nâng cao được chất lượng tín dụng và phòng chống rủi ro hưu hiệu cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Lãnh đạo chi nhánh chủ động tham gia đào tạo hay tự đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn về hoạt động tín dụng. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, kiến thức với các lãnh đạo chi nhánh khác hoặc lãnh đạo Ngân hàng bạn trên địa bàn để học hỏi lẫn nhau, khai thác được nhiều nguồn thông tin tốt và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh mình.

Tuấn

- Hoàn thiện mô hình tín dụng: như đã trình bày ở chương 2 (nguyên nhân dẫn đến hạn chế) về mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện nay của chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Hải Phòng và những hạn chế của mô hình này. Nhu cầu thực tiến hoạt động chung của toàn bộ hệ thống tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội cũng như các chi nhánh đều đòi hỏi phải có sự thay đổi nhanh mô hình bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng để phù hợp với thị trường cạnh tranh hiện nay. Mục đích đặt ra đòi hỏi phải có bộ máy kiểm soát rủi ro đảm bảo phân tách được công việc, tránh chồng chéo công việc lặp lại mà các bộ phận tín dụng (CBTD) đã làm, đồng thời hướng tới kiểm soát các thông tin vĩ mô mang tính chuyên môn hoá sâu hơn. Hướng đế xuất phân tách công việc như sau:

+ Các bộ phận thẩm định tín dụng trực tiếp: thực hiện việc thẩm định mang tính vi mô và cụ thể vào các công việc: Tài chính, phương án, tài sản thế chấp, Pháp nhân/thể nhân, các quan hệ kinh tế liên quan.

+ Các bộ phận tái thẩm định (Quản lý rủi ro): xử lý tập trung vào các công việc mang tính vĩ mô hơn như: kinh tế ngành, chính sách của Nhà nước đối với ngành, ảnh hưởng của kinh tế khu vực, thế giới tới nền kinh tế tới các ngành kinh tế, sự thay đổi chính sách, sự thay đổi môi trường…. làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và các vấn đề khác mà các bộ phân thẩm định tín dụng trực tiếp không có đủ điều kiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá.

+ Việc thẩm định cũng như tái thẩm định phải được tranh luận công khai trên cơ sở có cấp lãnh đạo có đủ thẩm quyền tham dự để quyết định các vấn đề mấu chốt trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan các khía cạnh thẩm định và tái thẩm định gắn với mục tiêu của Ngân hàng TMCP Quân đội, với thực tế thị trường từng địa phương và xu hướng vận động của thị trường đó trong bối cảnh thị trường chung.

Với yêu cầu bức bách và khách quan đặt ra như vậy, hiện nay nhiều ngân hàng đã tiến hành thành lập Hội đồng tín dụng nhằm thực hiện việc phán quyết với các dự án, phương án vay vốn lớn theo qui định cần phải được thông qua Hội đồng tín dụng. Thành phần Hội đồng tín dụng gồm: Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Bộ phận Tái thẩm định Hội sở (quản lý rủi ro), Giám đốc chi nhánh, Bộ phận thẩm định cấp chi nhánh, Bộ phận tái thẩm định cấp chi nhánh. Tuỳ theo Hội đồng thẩm định cấp nào thì có các thành phần trong Hội đồng sẽ khác nhau. Đối với Hội đồng tín dụng cấp chi nhánh gồm: Giám đốc / Phó Giám đốc chi nhánh (người phụ trách hoạt động tín dụng của chi nhánh), Trưởng phòng kinh doanh (Khách hàng Doanh nghiệp/khách hàng cá nhân), cán bộ tín dụng KHDN/KHCN, Trưởng phòng Tái thẩm định và cán bộ trực tiếp tái thẩm định.

Tuấn

Khi họp Hội đồng tín dụng thì giám đốc/ phó Giám đốc nghe các bên thẩm định và tái thẩm định tranh luận về các vấn đề liên quan đến rủi ro và an toàn của khoản vay cũng như các vấn đề khác liên quan đến đề xuất cho vay hay từ chối đối với khoản vay, từ đó sẽ có được thông tin từ hai chiều để nhận định, đánh giá và ra quyết định cuối cùng đối với khoản vay. Như vậy sẽ tạo ra được quyết định đúng dắn hơn và thoả mãn các bộ phận liên quan.

- Qui trình tín dụng: do qui trình nghiệp vụ tín dụng được ban hành đã lâu, mang tính chất chỉ dẫn các bước cho vay cơ bản trong điều kiện kinh tế - xã hội cũng như cạnh tranh tại thời điểm năm 2005 và các năm trước đó. Để phù hợp với hoạt động tín dụng trong giai đoạn hiện nay, trước cuộc cạnh tranh giữa các NHTM đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn có sự góp mặt của các NHTM nước ngoài, nên Qui trình nghiệp vụ tín dụng phải được thay đổi theo hướng sau:

+ Qui trình nghiệp vụ tín dụng phải tạo ra được khung chung hướng dẫn trình tự hoạt động tín dụng và cần được sửa đổi, bổ sung hay ban hành lại cho phù hợp với sự thay đổi môi trường tín dụng: pháp luật, điều kiện cạnh tranh, môi trường kinh tế của doanh nghiệp.

+ Ngoài qui trình nghiệp vụ tín dung chung, đối với từng nhóm, từng ngành hàng, lĩnh vực .... là thị trường mực tiêu của ngân hàng, cần có chính sách, các văn bản hay qui trình con để hướng dẫn cụ thể hơn cho quá trình thẩm định, đặc biệt là sự khác biệt giữa các ngành, lĩnh vực... về tiềm lực tài chính, về triển vọng phát triển, vị thế tương quan với ngân hàng.... thì cần có những bước thẩm định thích hợp, chuyên sâu hơn, tránh trùng lặp và có hiệu quả để nâng cao được khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHTMCP Quân Đội- Chi nhánh Bắc Hải (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w