- Qui hoạch và phát triển mạng lưới không căn cứ vào thị trường: Mặc dù Ngân hàng TMCP Quân Đội có chủ trương khuyến khích phát triển mạng lưới trong nhiều
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH BẮC HẢ
3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Quân độ
• NHTMCP Quân Đội Việt Nam cần tăng quyền tự chủ cho chi nhánh.
Để nhằm mở rộng hoạt động của chi nhánh trong những năm sắp tới, nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. NHQĐ Việt Nam cần tăng quyền tự chủ cho chi nhánh trong hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng trung dài hạn nói riêng. Như việc tăng hạn mức cho vay và dư nợ cho vay đối với một khách hàng. Đối với các dự án lớn, đề nghị NHQĐ Việt Nam hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất hợp lý. Việc Ban hành chế độ nghiệp vụ tín dụng nên cân nhắc thận trọng, tránh mâu thuẫn chồng chéo với các quy định của Nhà Nước.
• Có chính sách khuyến khích các chi nhánh mở rộng hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng trung dài hạn.
Trong thời gian qua hoạt động cho vay nói chung và cho vay trung và dài hạn nói riêng của các chi nhánh NHQĐ được NHQĐVN quản lý khá chặt chẽ. Các khoản cho vay của chi nhánh NHQĐ đối với tổ chức tín dụng khác đều phải thực hiện thông qua NHQĐVN. Ngoài hình thức cho vay theo dự án, các hình thức cho vay trung và dài hạn khác như cho vay đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay trả góp đều phải có sự xem xét chỉ đạo bằng văn bản của Tổng giám đốc
Tuấn
NHQĐVN thì mới được thực hiện. Các chi nhánh NHQĐ cũng được chỉ đạo không cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nếu không có tài sản thế chấp. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các chi nhánh NHQĐ trong việc mở rộng cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Quân đội Việt Nam nên khuyến khích các chi nhánh thực hiện các hình thức cho vay mới.
• Tăng cường công tác thông tin cho các chi nhánh trong toàn hệ thống.
Trong thời gian tới một mặt phát huy những mặt tích cực đã đạt được, mặt khác Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của NHQĐ Việt Nam nên phát triển nghiệp vụ lên một bước cao hơn nữa, không chỉ thu thập, phân tích, lưu trữ thông tin mà thực hiện luôn việc xếp hạng tín nhiệm đối với các khách hàng là khách hàng của NHQĐ. Trong khi chờ đợi tổ chức xếp hạng tín nhiệm của Nhà nước được thành lập, bảng xếp hạng này sẽ là căn cứ để các chi nhánh NHQĐ có được đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn. Bên cạnh những thông tin về doanh nghiệp, NHQĐ Việt Nam cần cung cấp thêm cho các chi nhánh những thông tin về hoạt động của ngành như lợi nhuận bình quân, những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng; chủ trương, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước; các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, tình hình hoạt động của các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống. Xây dựng mối quan hệ mua bán thông tin giữa NHQĐ và các ngân hàng khác, với các cơ quan thông tin và tư vấn nhằm tăng thêm những thông tin cần thiết cho quá trình xét duyệt và giám sát cho vay của các Chi nhánh NHQĐ Việt Nam.
• Thực hiện hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Hình thức hỗ trợ có thể là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ; mời các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng để tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng. NHQĐViệt Nam cũng có thể hỗ trợ kinh phí, cử cán bộ đi học ở các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu kinh tế, khoa học trong và ngoài nước. Cung cấp đầy đủ các tư liệu, văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn và các quy định khác có liên quan của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, NHQĐViệt Nam để cán bộ tín dụng tự tham khảo và nghiên cứu.