bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch Số 54/102 Trường Chinh - Đống Đa – Hà Nội báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài
Trang 1bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Số 54/102 Trường Chinh - Đống Đa – Hà Nội
báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài:
nghiên cứu lựa chọn công nghệ và hệ thống thiết bị để sản xuất một số cây giống
theo kiểu công nghiệp
Bản quyền 2006 thuộc VCĐNN&CNSTH
Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trưởng VCĐNN&CNSTH trừ trường hợp sử dụng với mục đích nghiên cứu
Trang 2BNN & PTNT VCĐNN & CNSTH
bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Số 54/102 Trường Chinh - Đống Đa – Hà Nội
báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài:
nghiên cứu lựa chọn công nghệ và hệ thống thiết bị để sản xuất một số cây giống theo kiểu công nghiệp
Mã số: KC – 07 – 19
Chủ trì: TS Đậu Thế Nhu
Hà nội, 2006
Bản thảo viết xong 5/2006
Tài liệu này được chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện Đề tài cấp Nhà nước mã số KC.07.19
Trang 3Danh sách những người thực hiện chính
Các cơ quan phối hợp thực hiện
1- Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội
2- Trường Đại học Lâm nghiệp
3- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TT Họ và Tên Chức vụ, học vị, chức danh Đơn vị
Chủ nhiệm đề mục 5: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị chuẩn bị giá thể
Đồng chủ nhiệm đề mục 2: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị
đồng bộ sản xuất giống cây trồng rừng:Với nội dung “Nghiên cứu thiết
kế chế tạo máy đóng bầu mềm”
Viện Cơ điện NN
và CNSTH
Chủ nhiệm đề mục 4: Nghiên cứu lựa chọn, thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị đồng bộ sản xuất mạ khay và xây dựng mô hình trong sản xuất
Đại học Nông nghiệp I
Đồng chủ nhiệm đề mục 1: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy hệ thống thiết bị đồng bộ sản xuất mía giống
Đại học Nông nghiệp I
Chủ nhiệm đề mục 3: Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giốgn cây trồng rừng (bạch đàn, keo) và nghiên cứu tuyển chọn nhà ươm, vườn ươm cùng hệ thống thiết bị chăm sóc cây giống tại vườn ươm, nhà ươm
Viện Khoa học Lâm Nghiệp
Trang 4Bài tóm tắt
Sau hơn 15 năm thực hiện chính sách đổi mới, mô hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp đã có sự thay đổi cơ bản, hộ nông dân trở thành đơn vị sản xuất tự chủ Hệ thống tổ chức sản xuất theo cơ chế cũ bị phá vỡ, hệ thống mới chưa được thiết lập, dẫn đến tình trạng thiếu giống, chất lượng phục vụ các chương trình mục tiêu lớn như chương trình lúa xuất khẩu, chương trình phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chương trình mía
đường, chương trình mới 5 triệu ha rừng… chưa được đảm bảo, trong khi nhu cầu về giống trong nước trong những năm tới ở nước ta là rất lớn
Mỗi năm nước ta cần khoảng 1 triệu tấn giống cho hơn 7 triệu ha diện tích trồng lúa Các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả khác, nếu năm 1999 cần một lượng giống cho 92.000 ha trồng mới, đến năm 2005 sẽ là 586.000 ha Riêng cây ăn quả năm
1998 cần 20.771 ngàn cây giống điều 720.000 cây; chè 40.100.000; cao su 11.000.000 cây giống Các cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương và lạc do được gieo trực tiếp nên hiện nay không có nhu cầu về sản xuất cây con Riêng cây mía cần 705.850 tấn giống mỗi năm cho hơn 70.000 ha trồng lại Để hoàn thành dự án trồng 5 triệu ha rừng
đến năm 2010 thì mỗi năm nước ta phải trồng khoảng 500.000 ha rừng tập trung Theo
dự án về giống cây lâm nghiệp thì từ năm 2001 đến 2005 chúng ta cần 1.278.455 kg hạt giống hoặc 2.521.075 nghìn cây giống, còn từ năm 2006-2010 cần 1.365.745 kg hạt giống hoặc 3.740.515 nghìn cây giống
ở nước ta bước đầu sản xuất cây giống đã đạt được những thành tích, đặc biệt trong các lĩnh vực như lĩnh vực cây trồng rừng, cây ăn quả Tuy nhiên nhìn chung sản xuất cây giống ở nước ta còn manh mún, nhiều nơi vẫn mang tính tự cung tự cấp Điều này gây khó khăn không những cho việc quản lý và nâng cao chất lượng giống mà còn cho cả cơ giới hoá công đoạn sau sản xuất giống
Theo mức độ quy mô của sản xuất giống, có thể sắp xếp các loại cây thành các nhóm chính là: mạ, giống cây công nghiệp ngắn ngày (mía), giống cây trồng rừng (bạch
đàn, keo) Đây là những cây có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
Chính vì những lý do trên, đề tài cấp Nhà nước KC-07-19: “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và hệ thống thiết bị để sản xuất một số cây giống theo kiểu công nghiệp” đã
được đặt ra và thực hiện
Trang 5Nội dung nghiên cứu gồm:
- Nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất cho các giống cây chính, có ý nghĩa trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: công nghệ mạ thảm trên khay, công nghệ sản xuất giống cây trồng rừng và công nghệ sản xuất giống mía bầu
- Lựa chọn nghiên cứu, tính toán thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm dây chuyền sản xuất giá thể cho cây giống;
- Lựa chọn, thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị đồng bộ sản xuất mạ khay, trong đó tập trung vào nghiên cứu tính toán thiết kế dây chuyền gieo mộng trên khay đồng bộ và hệ thống bể xử lý giống và buồng ủ ấm mạ khay
- Lựa chọn nguyên lý, tính toán, thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm hệ thống máy đóng bầu khay và bầu mềm cùng các thiết bị phụ trợ khác như bàn cắm hom, xe vận chuyển hom
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị cho dây chuyền sản xuất mía giống bao gồm: Máy đóng bầu mềm ;Thiết bị vận chuyển ra vườn ươm;Thiết bị tưới di động lắp trên máy kéo 4 bánh;
- Xây dựng mô hình ứng dụng vào sản xuất
+Mô hình sản xuất mạ khay cấy cho 30 ha lúa;
+Dây chuyền sản xuất giống mía cho 20 a
+Dây chuyền sản xuất giống cây lâm nghiệp 8.000 cây/ngày
Kết quả nghiên cứu của đề tài:
1 Đã nghiên cứu lựa chọn công nghệ sản xuất các giióng cây trồn chính gồm: mạ thảm trên khay; công nghệ sản xuất giống cây trồng rừng; công nghệ sản xuất mía bầu Đã đặt
ra yêu cầu của các thiết bị theo các công đoạn của quy trình công nghệ
2 Đề tài đã lựa chọn nguyên lý và thiết kế chế tạo hệ thống chuẩn bị giá thể bao gồm máy nghiền sàng, trộn cùng hệ thống phù trợ như bưng tải, gầu tải, xi lô Qua khảo nghiệm hệ thống làm việc ổn định đảm bảo các yêu cầu đề ra:
- Năng suất 1,5 T/h;
- Chất lượng giá thể đạt yêu cầu nông học
Ngoài ra hệ thống có thể làm việc với cho một số vật liệu khác ngoài đất như: Vân
vi sinh, mùn vỏ cây đã hoai
Trang 63 Đề tài đã nghiên cứu lựa chọn và thiết kế chế hệ thống thiết bị sản xuất mạ thảm trên khay đạt và vượt yêu cầu đề ra, bao gồm:
- Dây chuyền gieo mộng mạ trên khay đồng bộ bao gồm các thiết bị : rải giá thể, tưới phun ẩm, gieo mộng và phủ đất bột Chất lượng mạ sau khi gieo có độ đồng
đều cao, mộng không bị hư hỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sau này
- Hệ thống bể: phân loại, xử lý, ngâm và ủ đã được tính toán thiết kế phù hợp với quy mô đáp ứng diện tích 20 ha lúa cấy Mộng sau xử lý thúc mầm có chất lượng hơn hẳn so với phương pháp ngâm ủ mạ truyền thống: độ đồng đều, kích thước mầm, thời gian nứt nanh “gai dứa” Đặc biệt với việc áp dụng phương pháp sục khí bằng thiết bị đơn giản khi ngâm, đã cho tỷ lệ nảy mầm rất cao (tới 98-99,3%
so với 85% theo phương pháp truyền thống)
- Buồng ủ ấm mạ khay với hệ thống cấp khí nóng, sạch qua calorifer cùng với hệ
điều khiển tự động tạo được môi trường tối ưu cho mạ phát triển (duy trì nhiệt độ
từ 28-32oC)
4 Đã nghiên cứu xác định được tỷ lệ 10-15% phân vi sinh trộn với đất làm giá thể cho mộng mạ thảm đã tránh được hiện tượng nấm mốc, chết héo do nhiều đạm trong thời kỳ mạ “mọc mũi chông”, và đặc biệt chống rét tốt trông mùa đông Việc thử nghiệm thành công khay mềm bằng vật liệu rẻ tiền là bao bì “xác rắn” thay thế khay cứng ở trên đồng
đã làm giảm đáng kể lượng khay cứng cần thiết do được quay vòng nhiều lần (từ 2 lần nếu chỉ dùng toàn khay cứng lên 6 lần nếu dùng cả khay mềm trong một vụ)
5 Đã đề ra được nguyên lý, kết cấu máy đóng bầu mềm điều khiển tự động sử dụng ống nilông liên tục, phù hợp điều kiện nước ta về việc sử dụng vỏ bầu nilông tái chế, giá thể phổ biến hiện nay Với nguyên lý này đã giải quyết được các vấn đề mà các máy
đóng bầu mềm trên thế giới mắc phải là các yêu cầu rất khắt khe về vật liệu vỏ bầu, giá thể
6 Máy đóng bầu mềm ĐBM-1200 cho cây lâm nghiệp, với nguyên lý và các thông số
đã nghiên cứu đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra:
- Năng suất: 1200 bầu/h;
- Độ chặt của đất 1,1 kg/dm3;
Trang 77 Đã đề ra được nguyên lý, kết cấu máy đóng bầu khay với kết cấu đơn giản, dễ vận hành sử dụng các bầu cứng đạt năng suất cao:
- Năng suất: 200 khay/h = 10.000 bầu/h;
- Độ chặt của đất 1,2 kg/dm3;
8 Đã thiết kế chế tạo các hệ thống phụ trợ khác như: băng chuyền cắm hom, xe đẩy
đảm bảo các thông số kỹ thuật đã đề ra
9 Đã Lựa chọn nguyên lý, kết cấu máy đóng bầu mềm cho mía sử dụng ống ni lông tái chế có giá thành thấp, cơ giới hóa và tự động hóa tất cả các khâu tạo túi, nạp giá thể lần
1, nạp hom và nạp giá thể lần 2 Máy hoạt động ổn định và đảm bảo các yêu cầu đề ra:
- Năng suất: 1200 bầu/h ;
- Thay thế được 9-10 người lao động thủ công
10 Đã thiết kế chế tạo các thiết bị khác cho sản xuất giống mía bầu như hệ thống tưới
di động lắp sau máy kéo năng suất 0,1 ha/h, xe vận chuyển bầu ra vườn ươm 200 bầu/chuyến Các thiết bị làm việc ổn định
11 Đã xây dựng được 3 mô hình vào sản xuất, qua quá trình sử dụng cho thấy các máy móc hoạt động ổn định, chất lượng cây đảm bảo yêu cầu nông học
- Mô hình sản xuất mạ thảm trên khay kiểu công nghiệp (tại Vĩnh Thành-Yên Thành-Nghệ An) đáp ứng diện tích lúa cấy trên 20ha/vụ và có khả năng mở rộng quy mô tới trên 150 ha/vụ
- Mô hình sản xuất giống cây trồng rừng tại Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Phù Ninh, Phú Thọ có quy mô 8000 cây/ngày;
- Mô hình sản xuất mía bầu cho 20 ha trồng tại xã Thạch Vinh, Thạch Thành, Thanh hóa
12 Kết quả nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn của sản xuất mạ thảm trên khay đang được nhiều địa phương đề nghị chuyển giao, đặc biệt là cả các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Long An Nhất là đang tạo được cơ sở cho việc sử dụng máy cấy vừa được Viện Cơ điện NN&CNSTH thiết kế chế tạo thành công Sản phẩm của đề tài đã
được tặng thưởng Cúp vàng nông nghiệp tại Hội chợ Techmark 2005 Máy đóng bầu mềm đang được đăng ký sở hữu trí tuệ
Trang 8Mục lục
Trang
Chương I Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
thuộc lĩnh vực của đề tài
3
1.2 Tình hình ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất một số
cây giống chính
4
1.3 Tình hình ứng dụng thiết bị sản xuất một số cây giống chính 12
1.3.1 Hệ thống thiết bị nghiền, sàng, trộn giá thể 12
1.3.2 Hệ thống thiết bị sản xuất mạ thảm trên khay 21
1.3.3 Thiết bị phục vụ sản xuất giống cây trồng rừng 27
1.4 Nhà ươm và các thiết bị phục vụ sản xuất cây giống trồng rừng 36
1.4.2 Hệ thống tưới nước cho cây con ở vườn ươm, nhà ươm 37
1.4.3 Hệ thống bón phân phục vụ cho vườn ươm, nhà ươm 40
1.4.4 Hệ thống máy phun thuốc phục vụ cho vườn ươm, nhà
ươm
40
Chương II Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1 Nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ nông học cho các
giống cây chính, có ý nghĩa trong nền kinh tế quốc dân
42
2.2.2 Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cơ giới hoá quá
trình sản xuất cây giống
42
Trang 92.3.1 Phương pháp nghiên cứu 44
2.3.4 Phương pháp, phương tiện nghiên cứu lý thuyết, thiết kế 47
Chương III Nghiên cứu, Lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất một số
cây giống chính
48
3.3.1 Quy trình nông học sản xuất giống cây keo và bạch đàn bằng nhân hom
Chương IV Tính toán thiết kế hệ thống thiết bị sản xuất giá thể 61
4.2.3 Lựa chọn nguyên lý và tính toán một số thông số của máy trộn 65
Chương V Tính toán thiết kế dây chuyền sản xuất mạ thảm trên khay 68
Trang 105.1.2 Lựa chọn kết cấu của dây chuyền gieo 68
5.1.3 Tính toán thiết kế các bộ phận của dây chuyền gieo 69 5.2 Tính toán thiết kế mô hình sản xuất mạ khay quy mô 20 ha/vụ 75
5.2.1 Những dữ liệu qui mô gieo trồng của đề tài yêu cầu 75
5.2.3 Xác định lượng mộng mạ và thóc giống cho một vụ 76
5.2.3 Xác định lượng mộng mạ và thóc giống cho một vụ 77
5.2.5 Xác định công suất nhiệt cần thiết để nâng nhiệt độ môi trường
nhà thúc mầm, bể ngâm, bể ủ với quy mô 20 ha lúa cấy
78
Chương VI Tính toán thiết kế hệ thống thiết bị sản xuất giống cây
trồng rừng
82
6.1 Lựa chọn nguyên lý, tính toán thiết kế máy đóng bầu mềm 82
6.1.2 Nghiên cứu thăm dò máy đóng bầu theo nguyên lý dùng dải băng 85
6.1.3 Tính toán thiết kế máy đóng bầu theo nguyên lý dùng túi ống liên tục 92
6.2.2 Lựa chọn nguyên lý, cấu tạo máy đóng bầu khay 114
6.2.3 Các thông số thiết kế của máy đóng bầu khay 118
6.5 Đánh giá lựa chọn kết cấu, tính toán thiết kế nhà ươm 121
Chương VII Tính toán thiết kế hệ thống thiết bị sản xuất giống mía
theo công nghệ bầu
125
7.1.2 Xác định kết cấu và các kích thước cơ bản cho các bộ phận làm
việc chính của máy
128
7.1.3 Thiết kế chế tạo các bộ phận làm việc chính của máy 143
7.3 Tính toán thiết kế liên hợp máy tưới phun vườn ươm mía giống 148
7.3.1 Tính toán lượng tưới cho vườn ươm mía giống 148
Trang 117.3.2 Tính toán lựa chọn bơm nước 149
Chương VIII Kết quả khảo nghiệm, xây dựng mô hình sản xuất và
đánh giá hiệu quả kinh tế
157
8.1 Khảo nghiệm hệ thống máy trong điều kiện sản xuất 157
8.1.1 Khảo nghiệm, đánh giá các tính năng làm việc của hệ thống
thiết bị sản xuất giá thể
157
8.1.2 Khảo nghiệm, đánh giá các tính năng làm việc của hệ thống
thiết bị sản xuất mạ thảm trên khay
161
8.1.3 Khảo nghiệm, đánh giá các tính năng làm việc của hệ thống
thiết bị sản xuất giống cây trồng rừng
163
8.1.4 Khảo nghiệm, đánh giá các tính năng làm việc của hệ thống
thiết bị sản xuất mía giống theo công nghệ bầu
164
8.1.5 Khảo nghiệm, đánh giá các tính năng làm việc của hệ thống
thiết bị tưới phun di động
166 8.2 Xây dựng mô hình và đánh giá hiệu quả trong điều kiện sản xuất 167
8.3.1 Hiệu quả kinh tế sản xuất mạ khay kiểu công nghiệp 179
8.3.2 Tính toán hiệu quả kinh tế cho hệ thống dây chuyền sản xuất
Trang 12Bảng ký hiệu chữ viết tắt
δ - Góc nghiêng của cạnh bun ke so với phương ngang
2
η - Hiệu suất bộ truyền đai
η - Hiệu suất chung của hệ thống dẫn động từ động cơ điện đến trống chủ động của
γ - Khối lượng riêng của hỗn hợp ruột bầu khi chưa nén (N/m3)
ξ- Hệ số tính đến các tổn thất đường ống dẫn, trong các van
ρ- Khối lượng riêng của giá thể nạp trong bầu mía giống (kg/m3)
∑v B- Tổng thể tích chứa hỗn hợp của các bầu trong một khay
η – Hiệu suất toàn phần của bơm
γ – Khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3)
∆l - Khoảng cách giữa hai mức của xen xơ
ηM, ηb – Hiệu suất của hệ thống truyền lực và của trục thu công suất
∆t - Khoảng thời gian mà mức thay đổi giữa hai vị trí xen xơ
a – Chiều dài của cửa xả (mm)
A- Chu vi của cửa xả (m)
a,a1 - Chiều dài cạnh đáy trên và dưới của bầu độc lập (mm)
Adc – Khoảng cách trục giữa hai trống chủ động và bị động (m)
An – Khoảng cách trục giữa hai trống băng tải nạp liệu (mm)
b - Bề rộng của một dàn con
B - Bề rộng dàn tưới (m)
b.b1 - Chiều rộng cạnh đáy trên và dưới của bầu độc lập (mm)
B1- Bề rộng vòng trong bánh bơm (m)
Trang 13B2- Bề rộng vòng ngoài bánh bơm (m)
BB - Bề rộng của băng tải chọn theo tiêu chuẩn (mm)
BB - Bề rộng của băng tải chọn theo tiêu chuẩn (mm)
Bb – Bề rộng tấm băng (m)
Bb – Bề rộng tấm băng (m)
bk - Chiều dài của một khay bầu thiết kế (mm)
bk - Chiều dài của một khay bầu thiết kế (mm)
C0 – Tỷ lệ chứa của thành phần đó trong toàn hỗn hợp;
c1 – Hệ số trở lực của nhánh có tải khi máy chạy không
c2 – Hệ số trở lực
Ci - Tỷ lệ chứa của một thành phần tương ứng trong từng mẫu đo;
Cr1,Cr2- Tốc độ chất lỏng vào và ra khỏi bánh bơm
d tb - Kích thước trung bình của hạt thuộc hỗn hợp xả (mm)
D1- Đường kính trong của bánh bơm (m)
D1,D2 - Đường kính các trống chủ động và bị động của băng (mm)
D2- Đường kính ngoài của bánh bơm (m)
Db- Đường kính tang băng tải (m)
dk- Chiều dài của khay mạ (m)
F – Diện tích lớp hỗn hợp trên mặt băng tải đi nạp liệu (m2)
F - Diện tích mà liên hợp máy tưới được sau một đơn vị thời gian ( m2/s) F- Diện tích nhỏ nhất của cửa xả (m2)
f- Hệ số ma sát giữa ống trong và nilông
fqd - Hệ số ma sát quy đổi
h – Chiều cao cột nước cần thiết (mm)
H – Chiều cao cột nước hay áp lực của bơm (KG/cm2)
h – Chiều cao của bầu độc lập (mm)
H – Chiều cao vật nâng (m)
h- Chiều cao khe hở giữa băng tải và tấm định lượng (m)
IB - Tỷ số truyền chung từ trục khuỷu động cơ tới trục bơm nước
IBT - Tỷ số truyền của hộp biến tốc
ID - Tỷ số truyền của bộ truyền đai
iT, iB – Tỷ số truyền của hệ thống truyền lực và của bơm nước
ITSS - Tỷ số truyền từ trục khuỷu động cơ đến trục thu công suất
K – Hệ số xét đến chiều dài băng tải đối với công suất
k- Hệ số sử dụng ma sát
Trang 14k– Hệ số xét đến trở lực khi tấm băng bị uốn tại các tang và ma sát trong các ngỗng trục k- Hệ số thực nghiệm
k1- Hệ số ổn định của khung
k2- Hệ số đặc trưng cho chiều rộng băng tải
k3- Hệ số đặc trưng cho chiều dài băng tải
k4, k5- Hệ số phụ thuộc vào ru lô
kg- Hệ số đặc trưng cho khe hở giữa trục cuốn và chổi đặc trưng cho loại thóc giống l- Cánh tay đòn của lực quán tính tổng cộng, (m)
L- Chiều dài băng tải (m)
L- Chiều dài trục cuốn (m)
l, h- Chiều ngang và đứng của băng tải (m)
L1 – Chiều dài nhánh có tải của băng tải (m)
L2 – Chiều dài của nhánh không tải (m)
L2 – Chiều dài của nhánh không tải (m)
L3 - Độ dài di chuyển khay có tải (m)
L3 - Độ dài vận chuyển vật liệu (m)
Lg- Chiều dài trục cuốn (mm)
m – Khối lượng một túi bầu (kg)
M- Khối lượng công việc thực hiện trong thời gian thử (khay)
m1- Khối lượng hỗn hợp ruột bầu cần nạp cho một khay
m2 - Khối lượng hỗn hợp ruột bầu sau khi nén đạt độ chặt yêu cầu
m3- Số lượng khay chạy trên băng tải trong 1 phút
md - Khối lượng đất cân
mg- Số đường tròn răng khế ở trục cuốn máy
mi- Khối lượng mẫu phân tích thứ i (g)
mkh – Khối lượng của 1 khay chưa có hỗn hợp (kg)
mr- Số lượng khay dịch chuyển trong 1 phút
n – Số dàn con
n – Số bầu có trong một khay
n – Số mẫu đo
N- Công suất động cơ chạy băng tải (kW)
N- Năng suất làm việc của máy (khay/h)
n- Số khay mạ làm được trong một giờ
n- Số lượng mẫu phân tích
n- Số vòng quay của trống
Trang 15N1 - Công suất cần khắc phục trở lực nhánh có tải của băng tải khi máy chạy không tải (kw)
N1 - Công suất cần khắc phục trở lực nhánh có tải của băng tải khi máy chạy không tải (kw)
N2 - Công suất cần thiết để khắc phục trở lực nhánh không tải của băng tải (kw)
N2 - Công suất cần thiết để khắc phục trở lực nhánh không tải của băng tải (kw)
N3 - Công suất cần thiết để vận chuyển vật liệu dọc theo chiều dài của băng tải, (kw)
N3: Công suất cần thiết để vận chuyển vật liệu dọc theo chiều dài của băng tải, (kw)
N4- Công suất để khắc phục trở lực của xe tháo liệu (kw)
N4- Công suất để khắc phục trở lực của xe tháo liệu (kw)
N5 – Công suất để nâng vật liệu tại các đoạn dốc của băng tải (kw)
N5 – Công suất để nâng vật liệu tại các đoạn dốc của băng tải (kw)
NB - công suất của bơm nước (kW)
nB - Số vòng quay danh nghĩa của bơm
ng- Số vòng quay của trục cuốn máy gieo (v/ph)
nR- Số vòng quay của máy rải (v/ph)
nr- Số vòng quay của trục cuốn khi làm việc trong 1 phút (v/ph)
Pα - Lực cản dốc
pC - Tổng lực cản của liên hợp máy
Pf - Lực cản lăn của liên hợp máy,
PT - Lực kéo ở móc máy kéo,
Q – Lượng nước cần tưới cho diện tích F
q – Lưu lượng của một vòi phun (m3/s)
Q – Lượng hỗn hợp cần thiết chảy tự do xuống băng tải (m3/h)
Q – Lưu lượng của bơm (m3 /s)
Q – Năng suất băng tải (tấn/h)
Q – Năng suất băng tải (tấn/h)
Q- Công suất (tấn/giờ)
Q- Năng suất thể tích
q1 - Trọng tải riêng của các phần chuyển động của nhánh có tải (N/m)
q1 - Trọng tải riêng của các phần chuyển động của nhánh có tải (N/m)
q2 – Tải trọng riêng của các phần chuyển động của nhánh không tải (N/m)
q2 – Tải trọng riêng của các phần chuyển động của nhánh không tải (N/m)
q2- khối lượng thóc mầm được gieo trong 1 khay (g)
q3 – Trọng lực của vật liệu ứng với 1m dài của băng (N/m)
q3 – Trọng lực của vật liệu ứng với 1m dài của băng (N/m)
Trang 16q3- Khối lượng đất được phủ trong một khay (kg)
Qp- Năng suất của máy phủ đất bột (dm3/khay)
qr- Lượng đất trong khay (kg)
Qr- Lượng đất trong một phút máy cần rải (kg)
R- Đường kính trống
r- Khoảng cách từ tâm quay đến trọng tâm túi bầu (m)
R: Bán kính thuỷ lực của cửa xả
rK -Bán kính của bánh chủ động máy kéo
S- Diện tích cửa thoát;
s1 - Quãng đường băng tải di chuyển đưa một khay đi hết chiều dài qua vị trí nạp liệu và
được lấy bằng chiều dài của khay (m)
Sg- Diện tích đường tròn răng khế ở trục cuốn máy gieo
skh - Chiều dài một khay (m)
T- Thời gian thử (h)
t1 – Thời gian cần thiết để nạp xong một khay theo yêu cầu đáp ứng năng suất thiết kế (s)
v - Vận tốc của dòng vật kiệu được tính theo phương pháp xả bình thường (m/s)
v - Vận tốc di chuyển của liên hợp máy (m/s)
υ- Độ không đồng đều (%)
v- Vận tốc băng tải (m/s)
vB – Thể tích chứa hỗn hợp của một bầu
Vc - Thể tích cốc đong
vdc - Vận tốc của băng tải di chuyển khay (m/s)
VDT – Lượng hỗn hợp dự trữ để khi nén các bầu đạt độ chặt theo yêu cầu
Trang 17Lời mở đầu
Sản xuất cây giống là một khâu quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến năng, chất lượng của cây trồng Nhu cầu về giống trong nước trong những năm tới ở nước ta là rất lớn Mỗi năm nước ta cần khoảng 1 triệu tấn giống cho hơn 7 triệu
ha diện tích trồng lúa Riêng cây mía cần 705.850 tấn giống mỗi năm cho hơn 70.000 ha trồng lại Để hoàn thành dự án trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 thì mỗi năm nước ta phải trồng khoảng 500.000 ha rừng tập trung Theo dự án về giống cây lâm nghiệp thì từ năm 2001 đến 2005 chúng ta cần 12.521.075 nghìn cây giống, còn từ năm 2006-2010 cần 740.515 nghìn cây giống Hiện một số nơi trồng mía cũng đã bắt đầu đang áp dụng trồng mía bầu do tính ưu việt về năng suất, với 20.000 bầu cần thiết cho 1 ha, cho diện tích mía toàn quốc nên áp dụng quy trình này chúng ta cần một lượng bầu giống khổng lồ
Hiện nay các công đoạn sản xuất cây giống từ khâu chuẩn bị giá thể đến việc
đóng bầu cấy hom và chăm sóc (trừ khâu tưới) h hoàn toàn thực hiện thủ công Cơ giới hoá khâu sản xuất cây giống là một vấn đề mới mẻ ở nước ta Với tình trạng ngày càng khan hiếm lao động thời vụ, việc đưa ra một công nghệ và hệ thống thiết bị cơ giới hoá và tự động hoá khâu sản xuất giống sẽ là một vấn đề cấp thiết mang lại hiệu quả Ngoài việc giảm chi phí lao động, tăng chất lượng giống việc sản xuất giống theo kiểu công nghiệp sẽ tạo tiền đề cho các khau cơ giới hoá trồng, đặc biệt là khâu cấy lúa
Đề tài KC-07-19 “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và hệ thống thiết bị để
sản xuất một số cây giống theo kiểu công nghiệp” nhằm giải quyết các yêu cầu
cấp bách trên với mục tiểu cụ thể và cũng là các sản phẩm sau :
- Công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất giá thể phù hợp với điều kiện ở nước ta;
- Thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất mạ thảm trên khay theo kiểu công nghiệp;
- Thiết kế, chế tạo và ứng dụng vào sản xuất hệ thống thiết bị cơ giới hoá sản xuất giống cây trồng rừng;
Trang 18- Thiết kế, chế tạo và ứng dụng vào sản xuất hệ thống thiết bị cơ giới hoá sản xuất giống mía theo công nghệ bầu dinh dưỡng
Trên cơ sở các mục tiêu đặt ra, đề tài đã triển khai thành 5 đề mục, thực hiện trong thời gian 3 năm
- Đề tài thực hiện với tổng kinh phí : 2.000 triệu đồng, trong đó:
+ Thuê khoán chuyên môn: 665 triệu đồng
+ Nguyên vật liệu năng lượng: 576,5 triệu đồng
+ Thiết bị máy móc: 409,5 triệu đồng
+ Xây dựng sửa chữa nhỏ: 46,5 triệu đồng
+ Chi khác: 302,5 triệu đồng
Nghiên cứu thiết kế chế tạo các máy phục vụ sản xuất cây giống là một công việc khó khăn, phức tạp, các máy này trên thế giới có mức đọ tự động hoá rất cao Hiện tại ở nước ta các nghiên cứu về vấn đề này hầu như chưa có gì Ngoài ra việc chép mẫu hay cải tiến máy của nước ngoài cũng gặp khó khăn do không phù hợp với điều kiện của nước ta Do những lý do nêu trên, trên cơ sở đề nghị của đề tài
Bộ KH&CN đã cho phép đề tài được kéo dài thời gian thực hiện tới tháng 12 năm 2005
Trang 19Chương I tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
và trong nước thuộc lĩnh vực của đề tài 1.1 Nhu cầu về sản xuất cây giống ở nước ta
Sau hơn 15 năm thực hiện chính sách đổi mới, mô hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp đã có sự thay đổi cơ bản, hộ nông dân trở thành đơn vị sản xuất tự chủ Hệ thống tổ chức sản xuất theo cơ chế cũ bị phá vỡ, hệ thống chưa được thiết lập, dẫn đến tình trạng thiếu giống chất lượng phục vụ các chương trình mục tiêu lớn như chương trình lúa xuất khẩu, chương trình phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chương trình mía đường, chương trình mới 5 triệu ha rừng…
Nhu cầu về giống trong nước trong những năm tới ở nước ta là rất lớn… Mỗi năm nước ta cần khoảng 1 triệu tấn giống cho hơn 7 triệu ha diện tích trồng lúa Các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả khác, nếu năm 1999 cần một lượng giống cho 92.000 ha trồng mới, đến năm 2005 sẽ là 586.000 ha Riêng cây ăn quả năm 1998 cần 20.771 ngàn cây giống điều 720.000 cây; chè 40.100.000; cao su 11.000.000 cây giống Các cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương và lạc do được gieo trực tiếp nên hiện nay không có nhu cầu về sản xuất cây con Riêng cây mía cần 705.850 tấn giống mỗi năm cho hơn 70.000 ha trồng lại Hiện nay, Nông Cống, Lam Sơn, Thạch Thành đang áp dụng công nghệ trồng mía theo công nghệ bầu Với 20.000 bầu cần thiết cho 1 ha, cho diện tích mía toàn quốc nên áp dụng quy trình này chúng ta cần một lượng bầu giống khổng lồ (khoảng 1,4 tỷ bầu mỗi năm) Để hoàn thành dự án trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 thì mỗi năm nước ta phải trồng khoảng 500.000 ha rừng tập trung Theo dự án
về giống cây lâm nghiệp thì từ năm 2001 đến 2005 chúng ta cần 1.278.455 kg hạt giống hoặc 2.521.075 nghìn cây giống, còn từ năm 2006-2010 cần 1.365.745 kg hạt giống hoặc 3.740.515 nghìn cây giống Cơ cấu cây trồng phục vụ trồng rừng từ nay đến 2010 chủ yếu là một số loại sau: bạch đàn, các loại keo, thông mã vĩ và một số loại cây bản
địa
Nhìn chung ở các nước phát triển về mặt quy mô, cây giống được sản xuất tập trung tại các trung tâm giống Về mặt công nghệ, sản xuất giống thực hiện theo các công nghệ rất đa dạng như gieo hạt, chiết, ghép, công nghệ trồng bằng hom, công nghệ cấy mô… Tuy nhiên dù tiến hành theo bất cứ hình thức nào thì cây con đều được gieo ươm, chăm sóc trên các giá thể đã chuẩn bị sẵn nhờ đó quản lý được chất lượng cây giống và giảm được thời gian của cây trên đồng Điều này cũng tạo điều kiện cho việc cơ giới hoá
Trang 20không những trong khâu sản xuất cây giống mà cả ở những khâu sau này (cấy, trồng) nhằm giảm giá thành sản xuất
ở nước ta bước đầu sản xuất cây giống đã đạt được những thành tích, đặc biệt trong các lĩnh vực như lĩnh vực cây trồng rừng, cây ăn quả Tuy nhiên nhìn chung sản xuất cây giống ở nước ta còn manh mún, nhiều nơi vẫn mang tính tự cung tự cấp Điều này gây khó khăn không những cho việc quản lý và nâng cao chất lượng giống mà còn cho cả cơ giới hoá công đoạn sau sản xuất giống
Theo mức độ quy mô của sản xuất giống, có thể sắp xếp các loại cây thành các nhóm chính là: mạ, giống cây công nghiệp ngắn ngày (mía), giống cây trồng rừng (bạch
đàn, keo) Đây là những cây có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
Để có thể rút ra những bài học cần thiết, cần có đánh giá về quy trình công nghệ sản xuất cây giống một số cây quan trọng và ngoài nước Đề tài chỉ tập trung xem xét về một số loài cây chính như mạ, giống mía và giống cây trồng rừng (cho hai loại cây chính
là keo và bạch đàn)
1.2 Tình hình ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất một số cây giống chính
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất mạ khay
Quy trình công nghệ sản xuất mạ thảm trên khay: có thể tóm tắt như theo sơ đồ hình 1.1 So với quy trình sản xuất mạ khay trên thế giới không có gì kkác biệt
THểC GIỐNG
CHUẨN BỊ THểC (chọn thúc, đúng bao)
Trang 21Tính ưu việt của sản xuất mạ thảm trên khay kiểu công nghiệp:
Nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy, so với phương pháp làm mạ dược truyền thống, sản xuất mạ thảm trên khay có những ưu điểm chính sau:
- Chủ động về thời vụ và cơ cấu giống;
- Khắc phục được ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết (đặc biệt là chống rét cho mạ);
- Dễ quản lý và phòng trừ sâu bệnh;
- Tiết kiệm giống (từ 20-30%);
- Giảm được diện tích nuôi mạ (từ 20 ữ 30 lần);
- Cây mạ lúc đem đi cấy là mạ non, khoẻ, không nhiễm bệnh nên phát triển nhanh, đẻ nhánh nhiều, rút ngắn thời gian sinh trưởng và cho năng suất lúa tăng từ 15 ữ 20%;
- Giảm chi phí công lao động (do giảm công làm đất, thuỷ lợi ): 20%;
- Tạo tiền đề cho việc thực hiện cơ giới hoá khâu cấy;
Viện Công cụ và CGH nông nghiệp (nay là Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch) từ ngày thành lập đã nghiên cứu về máy cấy, đồng thời nghiên cứu
về sản xuất mạ để phục vụ cấy máy Từ năm 1975, Việt Nam đã nhập một số máy cấy mạ khay của Nhật, đồng thời bước đầu được tiếp cận với công nghệ sản xuất mạ khay Trong các năm 1979 - 1981 Viện đã thiết kế chế tạo một số công cụ làm mạ thảm và máy cấy mạ thảm 8 hàng MC-8 thử nghiệm mỗi vụ 2-2,5 ha tại Viện Cây lương thực thực phẩm Năm 1992-1994 Viện đã phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ & Môi
trường Hà Nội tiến hành đề tài “Nghiên cứu ứng dụng qui trình kỹ thuật và hệ công cụ máy để canh tác lúa mạ thảm kiểu Nhật Bản vào huyện Thanh Trì” Lúa trên các cánh
đồng trình diễn cho năng suất cao hơn các ruộng xung quanh 20-25%
Cũng trong những năm 1991-1993 Công ty Nhật Bản Kubota, Meiwa và Mitshubishi đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT trong đó Viện Cơ điện nông nghiệp trực tiếp tham gia, tiến hành trình diễn công nghệ sản xuất lúa mạ thảm trên diện tích 4 ha tại xã Nhân Hòa (Huyện Mỹ Văn, Hải Hưng) kết quả là mạ vụ lúa xuân luôn chống rét tốt Năng suất khu lúa trình diễn cao hơn ruộng đối chứng cấy mạ dược trung bình 30-35%, có vụ tăng gấp đôi (vụ xuân 1991)
Năm 2001-2003 Viện Cơ điện nông nghiệp phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ
và Môi trường Bắc Ninh thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất mạ non tại Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh” Qua những kết quả thu được về công nghệ sản xuất mạ
thảm kiểu công nghiệp cho thấy:
- Chất lượng mạ tốt do đảm bảo được điều kiện sinh trưởng tối ưu, chống được sâu
Trang 22bệnh, chủ động được thời gian, đáp ứng được thời vụ;
- Tiết kiệm giống từ 15-20%, giảm được diện tích gieo mạ từ 20- 30 lần
- Năng suất lúa tăng từ 15-20%
Mặc dù vậy, cho đến nay công nghệ sản xuất mạ thảm vẫn chưa được phổ biến rộng trong sản xuất Nguyên nhân chính 1à:
- Tập quán lâu đời về làm mạ dược;
- Khả năng nắm bắt và chấp nhận kỹ thuật mới của người dân còn hạn chế;
- Khả năng đầu tư của nông dân trong những năm qua còn thấp;
- Các thiết bị, công cụ sản xuất mạ khay vẫn còn ở mức đơn giản Chất lượng mạ chưa ổn định, còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người vận hành
Vấn đề đặt ra là chúng ta phải có được công nghệ ổn định, thiết bị phù hợp với
điều kiện Việt Nam
Nói chung về quy trình công nghệ các bước tiến hành ở nước ta so với các nước trên thế giới không có gì khác biệt Điểm khác biệt chủ yếu về sản xuất mạ khay là ở các thiết bị chúng ta đang sử dụng để duy trì các yêu cầu công nghệ
1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất cây trồng rừng
a) Công nghệ sản xuất cây giống trồng rừng trên thế giới
ở các nước có nền công nghiệp phát triển (Mỹ, úc, Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc…), cây giống được sản xuất tại các trung tâm giống tập trung có quy mô lớn và sử dụng loại bầu khay có các vách ngăn hoặc bầu cứng độc lập xếp trên các khay Sơ đồ công nghệ sản xuất bầu khay như sau:
Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất bầu khay
Đối với cây giống trồng hạt các khâu trong dây chuyền công nghệ về cơ bản giống như sơ đồ hình 1.2, song có thêm một số khâu để tạo điều kiện tốt nhất đảm bảo cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây con Quá trình công nghệ được tiến hành theo hình
1.3[27]
Đất tầng mặt (than
bùn), chất hữu cơ, vô cơ Nghiền, sàng Trộn hỗn hợp Nạp vào bun ke
Nạp hỗn hợp vào khay hoặc bầu độc lập
Nén hỗn hợp
và tạo hốc gieo
Gieo hạt, xếp luống bảo quản
Trang 23ở một số nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, úc, áo, Phần Lan, Canađa đã áp dụng triệt để cơ giới hoá vào các khâu trong dây chuyền công nghệ trên Hiện nay công nghệ tạo bầu đi theo hai hướng:
Hướng thứ nhất: Sản xuất bầu mềm có kích cỡ khác nhau Các bước công việc tạo
bầu gồm: tạo hỗn hợp giá thể, trải vỏ bầu, nạp hỗn hợp, quấn, dán, cắt từng bầu theo kích thước định trước Các klhâu này đã được cơ giới hoá, tự động hoá trên một liên hợp máy chuyên dùng
Hướng thứ hai: Sản xuất bầu khay với công nghệ tương tự như các nước có nền
công nghiệp phát triển Hình 1.4 giới thiệu một trong hai dây chuyền sản xuất bầu khay lớn nhất Trung Quốc
ở một số vườn ươm cây giống có quy mô vừa và nhỏ, người ta vẫn sử dụng dây chuyền bán cơ giới trong đó có các thiết bị bán cơ giới hỗ trợ khâu tạo bầu Dây chuyền Thuỵ Điển dây chuyền của mỗi năm có thể sản xuất khoảng 5 –7 triệu cây giống trong
Trộn hỗn hợp Nạp vào bun ke
Nạp hỗn hợp vào khay hoặc bầu độc lập
Nén hỗn hợp
và tạo hốc, gieo hạtTưới ẩm Phủ hạt giống
Thúc sự nảy mầm Chăm sóc nuôi dưỡng cây
Hình 1 3 Sơ đồ công nghệ sản xuất cây giống ở Hàn Quốc
Trang 24b) Công nghệ sản xuất cây giống trồng rừng ở nước ta
Về mặt công nghệ sản xuất cây giống bạch đàn và keo tồn tại hai công nghệ song song cho các vùng khí hậu miền Nam và miền Bắc như sau:
Hình 1.6 Công nghệ sản xuất cây con bằng hom phục vụ trồng rừng ở miền Bắc
Quy trình công nghệ để sản xuất cây keo và bạch đàn bằng hom đối với các tỉnh phía Bắc và phía Nam đều phải qua các công đoạn như hình 1.5 song có điểm khác nhau cơ bản là:
đối với các tỉnh phía Bắc hom thường được ra rễ vào các luống cát trong nhà giâm hom Còn với các tỉnh phía Nam: hom được cấy ngay vào bầu xếp trong luống nhà giâm hom, khi hom ra rễ chuyển bầu ra vườn huấn luyện để chăm sóc
Nguyên vật
liệu: đất,
phân
Nghiền sàng
Trộn hỗn hợp
Đóng bầu
Chuyển bầu hom ra
rễ ra vườn huấn luyện
Chăm sóc cây hom ở vườn
Xuất cây con đủ tiêu chuẩn trồng rừng
Xử lý hom
Tạo hom
Trộn hỗn hợp
Đóng bầu
Chuyển bầu
ra vườn huấn luyện Cấy hom vào bầu
Chăm sóc cây con
Xuất cây con
đủ tiêu chuẩn trồng rừng
Xử lý hom
Tạo hom
Vườn cây
mẹ
Giâm hom cho ra rễ
Hình 1.5 Công nghệ sản xuất cây con bằng hom phục vụ trồng rừng ở miền Nam
Trang 25Sử dụng quy trình công nghệ để sản xuất cây keo và bạch đàn bằng nhân hom của các tỉnh phía Nam ưu điểm: hom được cắm vào bầu tạo trong nhà giâm hom, khi hom đã ra rễ
đủ tiêu chuẩn chuyển ra vườn huấn luyện tỷ lệ sống cao trên 95% so với các tỉnh phía Bắc chỉ đạt khoảng 90% Nhược điểm: tốn công vận chuyển bầu (đã cấy hom) từ nhà giâm hom
ra vườn huấn luyện Cùng trên một đơn vị diện tích nhà giâm hom, với quy trình các tỉnh phía Bắc số hom tạo được gấp 3 lần các tỉnh phía Nam (1 m2 cấy hom trên luống cát đạt
1000 - 1200 hom, cấy hom vào bầu chỉ đạt 300 - 350 hom)
Với nhà giâm hom: Việc thiết kế và xây dựng hiện nay trong cả nước chưa có những quy chuẩn nhất định Vì vậy có nhiều nhà giâm hom hiệu quả sử dụng rất thấp
Ba chỉ tiêu quan trọng nhất của nhà giâm hom khi thiết kế để bảo đảm cho hom ra rễ là:
ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm Do điều kiện khí hậu ở nước ta ở các vùng có sự khác biệt vì vậy không thể mang các mẫu nhà giâm hom của các tỉnh phía Bắc vào xây dựng cho các tỉnh phía Nam Việc sử dụng công nghệ sản xuất cây con theo dây chuyền công nghệ
ở 2 miền nước ta chủ yếu giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ:
+ ở miền Bắc: Nuôi hom ra rễ trong nhà giâm hom sau đó cắm hom đã ra rễ vào bầu + ở miền Nam: Cắm hom vào bầu trong nhà giâm hom và nuôi hom ra rễ trong bầu ở nhà giâm hom
Một vài năm gần đây ở miền Bắc nước ta cũng đã bắt đầu sử dụng quy trình sản xuất cây giống tương tự như ở miền Nam Phương pháp này sử dụng các vườn che lưu
động giá thành rẻ, tuy chất lượng cây trong những tháng mùa đông phát triển kém hơn nhưng giá thành cây giống giảm
Về mặt sản xuất bầu dinh dưỡng ở nước ta được tiến hành chủ yếu bằng lao động thủ công theo công nghệ như sau:
Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ sản xuất bầu ươm cây con thủ công
Việc đóng bầu thủ công được tiến hành:
Tách miệng túi bầu
Nhồi đất vào bầu
đến độ chặt nhất
định Xếp luống
Đất tầng mặt Tưới nước, ủ, làm
nhỏ
Trộn hỗn hợp (đất nhỏ, phân hữu cơ, vô cơ )
Trang 26- Đất được lấy là đất tầng mặt không lẫn sỏi, đá
- Sau đó, đất được làm nhỏ bằng phương pháp tưới nước, ủ khoảng 1-2 tuần, đất
sẽ tơi vỡ ra, nếu còn sót những cục to có thể đập nhỏ
- Đất và phân sau khi được làm nhỏ dùng sàng có kích thước mắt 4x4 mm để loại sạch cỏ, các cục có kích thước lớn, đá sỏi sau đó trộn đều với phân vô cơ và phân hữu cơ theo tỷ lệ nhất định thành hỗn hợp giá thể
- Nạp đất vào bầu đến độ chặt nhất định theo kinh nghiệm
- Xếp luống: Bầu dinh dưỡng được xếp thành luống và trồng cây giâm hom
Hình1.8 Đóng bầu thủ công
- Loại vỏ bầu: Làm từ vật liệu Polyetylen loại mỏng 0,2 mm, mềm với nhiều kích thước, kiểu loại khác nhau Nhìn chung tồn tại hai loại là loại có đáy và loại thủng đáy với kích thước: đường kính từ 4-11 cm, cao từ 10-25 cm.v.v
Gần đây một số trung tâm giống cây trồng (vùng Đông bắc bộ, Phù Ninh – Phú Thọ) đã sử dụng bầu khay làm bằng nhựa cứng nhập từ Trung Quốc để ươm cây giống lâm nghiệp hoặc vùng Trung bộ đã sử dụng bầu khay làm xốp để ươm một số cây nông nghiệp (ớt, cà chua, xu hào )
- Hỗn hợp giá thể:
Thành phần giá thể bao gồm đất và phân bón, đất làm giá thể thường sử dụng loại
đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình Phân bón thường dùng là phân vô cơ (lân,
đạm) và phân hữu cơ đã ủ hoai Tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh vật học của cây
ươm mà tỉ lệ pha trộn đất và các loại phân vô cơ hữu cơ có khác nhau Nói chung vấn đề này các được nghiên cứu tương đối kỹ trong các tài liệu về lâm học [25]
Trang 271.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất mía bầu
Hiện nay tồn tại hai phương pháp trồng mía: trồng mía bằng hom và trồng mía bằng bầu Phương pháp trồng mía bằng hom là phương pháp truyền thống, sử dụng một phần thân cây mía đặt thẳng xuống các rãnh mía Phương pháp trồng mía này có nhược
điểm là tỷ lệ mọc mầm kém, mật độ mọc không đều dẫn đến năng suất mía thấp Ngoài
ra, sử dụng phương pháp trồng hom yêu cầu lượng mía giống rất lớn (8-12 tấn/ha) Phương pháp trồng bằng hom còn gây trở ngại lớn khi cần thay đổi giống do tính phân tán của nó
Trồng mía bằng bầu là phương pháp ươm cây giống (hom 1 mầm) trong bầu đất trước khi trồng 1-2 tháng Khi cây được 3-4 lá thì mang ra ngoài ruộng trồng
- Tiết kiệm được giống Lượng giống trung bình để trồng 1 ha mía bằng bầu là 1,5-2 tấn/1ha, trong khi trồng bằng hom cần 8-12 tấn/1ha Đây là một biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất đặc biệt là đối với giống mía mới, số lượng ban đầu ít và giá mua giống cao
- Giảm được thời gian mía ở ngoài đồng nhưng lại tăng thời gian phát triển cây mía qua đó tăng được năng suất
- Là biện pháp kỹ thuật năng suất và hiệu quả sản xuất mía, khắc phục được các
điều kiện thời tiết bất lợi trong thời vụ trồng mía Để có thể nâng cao được năng suất mía như hiện nay từ 50-60 tấn/ha lên 180-200 tấn/ha, ngoài các biện pháp thâm canh khác, việc trồng mía bằng bầu là một biện pháp không thể bỏ qua
ở nước ta hiện nay việc trồng mía bằng hom là phổ biến Tuy hom được chủ yếu
được tận dụng từ các ngọn mía sau khi thu hoạch Việc tận dụng ngọn mía giảm được giá thành sản xuất nhưng hạn chế khả năng thay đổi giống mới Tại các vùng mía lớn trong cả nước, việc đem giống mía mới vào được thực hiện qua các Công ty mía đường
và được sản xuất từ các vườn giống chuyên biệt Toàn bộ thân cây mía được sử dụng làm hom giống Tuỳ theo từng địa phương mà mía được chặt theo từng đoạn ngắn hay để cả cây trồng thẳng vào rãnh Một số nơi còn áp dụng việc xử lý hom cho ra mầm trước khi
Trang 28Hiện sản xuất mía theo công nghệ bầu trên thế giới chưa phổ biến Nước ta là một nước ứng dụng khá sớm công nghệ sản xuất giống này Hiện nay trên thế giới chưa có dây chuyền chuyên dụng nào cho sản xuất mía giống theo công nghệ bầu
Về mặt nguyên tắc việc sản xuất mía bầu dù bằng thủ công hay cơ giới cũng phải
được thực hiện theo các công đoạn nêu trong sơ đồ sau:
Hình 1.9 Sơ đồ công nghệ sản xuất mía bầu giống
1.3 Tình hình ứng dụng thiết bị sản xuất một số cây giống chính
1.3.1 Hệ thống thiết bị nghiền, sàng, trộn giá thể
a) Trên Thế giới
Hiện nay trên thế giới việc sản xuất cây giống được tiến hành rất theo nhiều công nghệ rất đa dạng Tuy nhiên có thể phân loại theo hai dạng chủ yếu là: Sản xuất cây giống có giá thể và không có giá thể (hidrôpnic, aeroponic), trong đó sản xuất cây giống theo công nghệ có giá thể vẫn là chủ yếu
Giá thể sử dụng trong sản xuất cây giống trên thế giới rất đa dạng và phong phú về chủng loại Có thể chia làm ba loại chính sau:
- Giá thể là đất (đất được phối trộn với một số phân khoáng, mùn )
- Giá thể có nguồn gốc thực vật (được làm từ nguyên liệu là xác thực vật, phế phụ phẩm nông nghiệp )
- Giá thể là polyme tổng hợp (polyme có dạng xốp có thể giữ nước và rễ cây có thể phát triển)
Loại giá thể polyme mới chỉ được sử dụng rất ít ở các nước phát triển Các giá thể
có nguồn gốc từ thực vật như mụn dừa, rong tảo đã hoai mục v.v được sử dụng chủ yếu cho các loại cây giống quý hiếm, có giá thành cao như hoa phong lan, Với các cây giống nông nghiệp và lâm nghiệp giá thể được sử dụng chủ yếu là đất được trộn với một
số mùn đã hoai như mùn cưa, bã mía, phân chuồng đã được ủ và một số phân khoáng khác
Trang 29Về mặt quy mô sản xuất, tại các nước phát triển giá thể được sản xuất tập trung tại những trung tâm lớn, bao gồm tất cả các khâu thu nhận giá thể, sản xuất giá thể và đóng gói xuất ra thị trường Các nhà sản xuất cây giống không nhất thiết phải là những nhà sản xuất giá thể
* Khái quát về công nghệ sản xuất giá thể
Theo phân tích ở trên chúng ta sẽ tập trung vào quy trình công nghệ sản xuất giá thể là đất Quy trình công nghệ sản xuất giá thể thường theo sơ đồ sau:
Hình 1.10 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giá thể
Nguyên liệu chủ yếu trong công nghệ là đất tầng mặt, được khai thác và chở về tập kết ở các kho chứa Đất sau khi đã đạt một độ ẩm nhất định sẽ được đưa qua hệ thống nghiền đạt kích thước thích hợp cho giá thể kích thước hạt đất đảm bảo yêu cầu nông học cho cây là từ 0-5 mm trong đó lượng hạt từ 1-5 mm là chủ yếu Để đảm bảo điều đó sau khi nghiền đất được qua hệ thống sàng phân loại để loại bỏ các tạp chất có kích thước không đảm bảo như đá, sỏi, cỏ rác Thông thường các loại sàng chỉ phân loại các hạt có kích thước lớn Việc duy trì tỉ lệ hạt quá bé dưới 1 mm chủ yếu nhờ qua chế độ nghiền Đất sau khi đã được phân loại sẽ được phối trộn với các nguyên liệu cần thiết như mùn, các khoáng chất, tuỳ vào từng loại cây giống mà tỷ lệ phối trộn này cũng khác nhau
Một số ưu điểm của sản xuất giá thể theo kiểu công nghiệp:
- Chủ động được thời tiết Do đất được khai thác và bảo quản tại các kho nên nguyên liệu trước khi nghiền có độ ẩm thích hợp, không bị bết khi nghiền
- Giá thể sạch bệnh, do được xử lý trong dây chuyền
- Thành phần và kết cấu giá thể được đảm bảo, đặc biệt là kích thước hạt và độ trộn
đều
* Hệ thống thiết bị sản xuất giá thể theo kiểu công nghiệp
Theo quy trình công nghệ sản xuất giá thể đã nêu, trong dây chuyền sản xuất giá thể bao gồm các thiết bị sau:
- Máy băm, nghiền thân cây, rơm, cỏ;
- Máy nghiền đất và các loại mùn xác thực vật đã hoai;
- Sàng phân loại;
Nguyên
Phối trộn các nguyên liệuPhân
Trang 30- Máy trộn giá thể;
- Các hệ thống phụ trợ như băng tải, xi lô chứa, v.v
Trên thế giới công đoạn nghiền thân cây, rơm, rác, xác thực vật chưa hoai mục thông thường được thực hiện bằng hai công đoạn riêng biệt là băm nhỏ và nghiền Nói chung các máy này về mặt cấu tạo không khác biệt so với các máy băm, nghiền dăm hay các máy trong dây chuyền sản xuất phân vi sinh Hiện nay trong nước cũng đã có một số mẫu máy tương tự như máy băm rơm cho thức ăn trâu bò, máy băm dăm Đây là một dây chuyền thiết bị tương đối lớn, Do kinh phí eo hẹp, thời gian có hạn nên trong khuôn khổ của đề tài chỉ xem xét loại máy nghiền đất và đánh giá khả năng của máy trong việc nghiền các xác thực vật đã hoai như phân vi sinh, mùn vỏ, thân cây
Sau đây báo cáo sẽ tập trung phân tích các máy móc hiện có trên thế giới để thực hiện các công đoạn nghiền đất, sàng và trộn
Máy nghiền đất
Trên thế giới máy nghiền đất rất đa dạng về chủng loại cũng như về năng suất tuy nhiên về nguyên lý hiện nay chủ yếu ở hai dạng máy nghiền trục và máy nghiền búa
Máy nghiền trục thường được dùng nghiền đất trong công nghiệp gốm sứ Yêu cầu
về độ mịn của sản phẩm rất cao
Phổ biến hiện nay trong sản xuất giá thể cho cây giống được sử dụng loại máy nghiền búa Đối với đất khô ta có thể sử dụng các loại sàng như các máy nghiền thông dụng Sự khác biệt đáng kể giữa máy nghiền đất và các loại máy nghiền khác là ở chỗ:
do đất có độ ẩm thay đổi tương đối cao, và đặc biệt với loại đất đồi peralit quá trình nghiền đất thường hay gây ra bết sàng Chính vì điều này trong kết cấu của máy nghiền
có nhiều sự thay đổi đáng kể
Phương án thay đổi đầu tiên là sử dụng buồng nghiền hở Do đất được nghiền chỉ qua búa nghiền trong một thời gian rất ngắn nên sản phẩm thu được còn rất thô, các hạt
Hình 1.11 Máy nghiền trục
Trang 31quá kích thước ra khỏi máy sau khi qua sàng phân loại phải thu hồi để đập lại Do đó chi phí năng lượng riêng của máy sẽ rất cao, nhưng bù lại kích thước hạt sẽ được đảm bảo hơn, tỷ lệ hạt quá bé sẽ giảm Những máy nghiền kiểu này hiện ở Việt Nam thường dùng
để đánh tơi vật liệu trong sản xuất phân vi sinh
Phương án thứ hai được áp dụng là sử dụng sàng có kích thước khe hở lớn, thường dùng loại sàng được cấu tạo bởi các thanh thép đạt theo chiều ngang của máy sàng Về khả năng chống bết, tắc sàng phương án này không thấp hơn đáng kể với phương án đầu nhưng độ nhỏ của sản phẩm lại cao hơn hẳn Do vậy trong đề tài sẽ chọn hướng này trong nghiên cứu để thiết kế, chế tạo máy nghiền cho đất
Những thông số quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và đặc biệt đến độ nhỏ của sản phẩm nghiền là vận tốc đầu búa và kích thước khe hở sàng Vận tốc đầu búa ảnh hưởng tới độ nhỏ khi nghiền tuỳ loại đất khác nhau cũng khác nhau Theo một số tài liệu tham khảo [39] vận tốc đầu búa của máy nghiền đất phục vụ sản xuất giá thể khi sử dụng đất đồi peralit vào khoảng 18 m/s, thấp hơn nhiều so với việc nghiền các vật liệu nông nghiệp khác
Khoảng cách giữa các thanh sàng được lựa chọn vào khoảng 10 mm, sẽ đáp ứng
kích thước hạt chủ yếu dưới 7 mm
Hình 1.13 Máy nghiền của Nhật Bản dùng cho sản xuất mạ khay của Nhật
Hình 1.12 Cấu tạo máy nghiền búa
Trang 32Máy sàng đất
Nguyên lý hoạt động của một số máy phân loại:
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt nam đã sử dụng nhiều máy phân loại với các nguyên lý khác nhau Các máy sàng đất trên thế giới hiện chủ yếu ở hai dạng sau:
- Phân loại bằng sàng: Dựa vào sự khác nhau về kích thước nguyên liệu để phân
loại kiểu lưới sàng phẳng hoặc nghiêng tịnh tiến qua lại hoặc kiểu máy có rây phẳng chuyển động tịnh tiến tròn v.v Theo nguyên lý này hiệu suất phân loại cao, cấu tạo máy đơn giản, độ bền cao, lưới sàng được thay đổi kích thước để phân loại được nhiều loại nguyên liệu nguyên liệu trên cùng một máy
Nguyên lý phân loại bằng sàng rung kiểu lưới sàng nghiêng thực hiện những dao
động theo đường thẳng nằm ngang được sử dụng nhiều Tuỳ theo những điều kiện cụ thể nguồn rung của sàng có thể được tạo ra nhờ cơ cấu 4 khâu, hay quả văng quay lệch tâm Với cơ cấu 4 khâu biên độ, tần số dao động của sàng không bị ảnh hưởng bởi lượng cung cấp trên sàng, và có thể điều chỉnh nhờ thay đổi tốc độ quay và độ lệch tâm của trục quay Với sàng lắc sử dụng nguồn rung là các khối lượng quay lệch tâm, biên độ rung của sàng phụ thuộc vào lượng vật liệu trên sàng cũng như tần số quay của động cơ Thông thường sàng rung được đặt trên các gối đàn hồi và sàng có thể rung theo nghiều hướng
Hình1.14 Máy phân loại dạng sàng rung nhiều tầng
- Phân loại theo nguyên lý trống quay
Để phân riêng hỗn hợp có các thành phần nguyên liệu khác nhau theo chiều dài trống Nguyên lý này có năng suất riêng trên 1m2 sàng thấp, chế tạo phức tạp và giá thành cao
Trang 33ưu điểm của loại này là việc làm sạch mặt sàng dễ dàng hơn loại sàng rung phẳng, nhờ các chổi quét đặt theo chiều dài trống, và tận dụng ngay chuyển động quay của trống để làm sạch
Hình 1.15 Máy phân loại dạng trống quay
Hiện nay, trên thế giới hầu hết sử dụng máy phân loại dạng sàng phẳng Máy sàng phẳng hiện nay được sản xuất rất đa dạng về kích cỡ cũng như độ phức tạp của các thiết
bị phụ trợ (bộ phận làm sạch mặt sàng, bộ phận rung ) Các máy phân loại thường có một cố thông số chính như sau:
Trang 34Hình 1.17 Máy sàng phẳng của hãng Tornado
Qua quá trình khảo sát tìm hiểu tại một số cơ sở và các nước trên thế giới, chúng ta thấy các máy chủ yếu sử dụng nguyên lý phân loại bằng sàng rung trong khâu phân loại như máy của Mỹ và máy của AUSTRALIA sản xuất
Máy trộn
Máy trộn đối với sản phẩm rời được sử dụng rộng rãi trong các ngành công, nông nghiệp Hiệu quả của máy trộn sản phẩm rời được xác định bằng thời gian cần thiết để nhận được mức độ trộn theo yêu cầu Khi có sự khác nhau nhiều về khối lượng riêng, kích thước và sự phân bố sản phẩm thì mức độ trộn cần thiết sẽ khó khăn và yêu cầu tốn nhiều thời gian Chất lượng trộn được xác định bằng sự phân bố đồng đều các hạt trong hỗn hợp thu nhận được sau một thời gian trộn xác định
Những máy trộn dùng để trộn sản phẩm khô rời, theo cấu tạo được chia ra: loại quay và loại vận chuyển
- Máy trộn quay: là những máy trộn kiểu thùng quay với các loại khác nhau, hình
côn, hình trụ, những máy trộn dạng nồi quay
Hình 1.18 Máy trộn thùng quay
Trang 35- Máy trộn bằng vít xoắn: việc trộn được tiến hành bằng vít xoắn nó không những
dùng để trộn mà còn làm dịch chuyển vật liệu trộn
Hình 1.19 Máy trộn bằng vít xoắn
- Máy trộn dùng cánh đảo: sản phẩm rời được khuấy trộn bằng cánh đảo, những
máy trộn này làm việc liên tục hay gián đoạn
Hình 1.20 Máy trộn dùng cánh đảo
Một số máy trộn sử dụng trong sản xuất giá thể:
Hiện nay, trong sản xuất giá thể chủ yếu sử dụng máy trộn trục ngang với bộ phận làm việc dạng vít xoắn hay dạng cánh đảo Tuỳ theo kết cấu mà máy trộn có thể có 1 hay hai trục đảo Tuỳ theo yêu cầu mà người ta có thể sử dụng máy trộn liên tục hay theo mẻ
Thông thường máy trộn liên tục có kích thước dài hơn Với loại liên tục các cánh
đảo sẽ được đặt nghiêng so với trục đảo một góc thích hợp, vừa có tác dụng đảo trộn vật liệu và đẩy vật liệu đi theo hướng dọc trục Loại máy trộn liên tục thường dùng cho các dây chuyền có năng suất lớn Giá thành của máy cũng cao hơn so với loại trộn theo mẻ
Trang 36Hình 1.21 Máy trộn của công ty Bouldin & Lawson (USA)
Hình 1.22 Máy trộn ngang 1 và 2 trục của Visser (Hà lan)
b) Trong nước
ở Việt Nam hiện nay cũng đã có một số thiết bị phục vụ cho sản xuất giá thể Nhưng các thiết bị này vẫn chỉ là các thiết bị lẻ chỉ giải quyết cơ giới hóa trong 1 số khâu chính
Hình1.23 Máy nghiền NĐ-1 được dùng cho sản xuất mạ khay
tại xã Đồng Nguyên - Từ Sơn - Bắc Ninh
Trang 37Máy nghiền đất NĐ-1 do Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch thiết kế và chế tạo Với thiết bị này đất được làm nhỏ bởi các cánh phay được bắt cứng với trục quay Do đó khi trong đất nguyên liệu có lẫn đá sỏi thì sẽ gây va đập dẫn tới hỏng máy và có thể gây tai nạn cho con người Do đó đòi hỏi nguyên liệu vào phải không được lẫn đá sỏi, thân cây
Máy trộn thùng quay: Tại xưởng mạ của ông Đặng Văn Ngữ ở Đồng Nguyên- Bắc Ninh, đã sử dụng máy trộn thùng quay (máy trộn bê tông) cho việc trộn giá thể Nhược
điểm của loại máy này là gây phân lớp vật liệu khi làm việc Khi thùng quay các hạt vật liệu to có xu hướng nổi lên trên còn các hạt nhỏ thì chìm xuống dưới
1.3.2 Hệ thống thiết bị sản xuất mạ thảm trên khay
a) Trên Thế giới
Từ quy trình công nghệ sản xuất mạ thảm nêu trên có thể thấy các công đoạn chủ yếu để sản xuất mạ thảm trên khay bao gồm:
1- Phân loại, khử trùng và ngâm ủ thóc giống;
2- Chuẩn bị giá thể (nghiền sàng đất và trộn đất với phân, mùn);
3- Gieo mộng mạ lên khay cùng giá thể (rải đều giá thể lên khay, gieo mộng, tưới phun ẩm và phủ đất bột);
4- ủ các khay mạ trong môi trường ấm, thiếu sáng phù hợp;
5- Xanh hoá và chăm sóc mạ ngoài đồng
Để thực hiện CGH các công việc trên đòi hỏi cơ sở sản xuất phải có các trang thiết
bị chính sau: máy nghiền đất, máy trộn đất-phân, các máy phục vụ công đoạn gieo mộng lên khay và nhà xưởng với các bể cho phân loại, khử trùng, ngâm ủ thóc giống và buồng
ủ ấm mạ Dưới đây sẽ đi sâu vào nghiên cứu các thiết bị phục vụ công đoạn gieo mộng lên khay và bố trí nhà xưởng với hệ thống các bể phân loại, khử trùng, ngâm ủ thóc giống và buồng ủ ấm mạ
- Bố trí nhà xưởng và hệ thống thiết bị sản xuất
Hiện nay ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, đặc biệt là Trung Quốc, tất cả các công
đoạn để sản xuất mạ khay đã được CGH hoàn toàn Tùy theo mức độ, quy mô sản xuất mạ khay của từng xí nghiệp, cơ sở, hộ gia đình mà người ta ứng dụng những thiết bị sản xuất mạ khay từ đơn giản đến phức tạp, từ CGH từng công đoạn cho đến tự động hóa hoàn toàn Hình 1.24 cho thấy sơ đồ bố trí mặt bằng và các thiết bị trong một cơ sở sản xuất mạ khay kiểu công nghiệp tiêu biểu ở Nhật Bản
Trang 38Hình1.24 Sơ đồ xưởng sản xuất mạ khay ở Nhật Bản
- Thiết bị phục vụ gieo mộng lên khay:
Tuỳ theo chức năng, mức độ cơ giới hoá có thể phân thành 3 loại sau:
* Thiết bị một chức năng:
Là công cụ thủ công quay tay, thích hợp cho sản xuất nhỏ, lẻ hộ gia đình, năng suất thấp, chỉ dùng cho từng việc rải đất vào khay hoặc gieo mộng Đó là các mẫu HS-1 (Trung Quốc) HS-1M (Nhật Bản), năng suất từ 40-80 khay/giờ với 2 người phục vụ
Hình1.25 Thiết bị HS-1 của Trung Quốc Thiết bị hai chức năng:
Công cụ này có thể đáp ứng cùng một lúc 2 công việc là rải đất bột vào khay và gieo mộng, thiết bị cần 2 người sử dụng năng suất 50 - 100 khay/giờ Tiêu biểu trong số
đó là các mẫu SR-2B (Nhật Bản), HS-2R (Trung Quốc)
Trang 39Ngoài ra cũng thiết bị này, có thể lắp thêm động cơ để giảm sức lao động của con người và tăng năng suất lao động Ví dụ: mẫu HS-2M (Trung Quốc) chạy động cơ AC-0,2 kW với năng suất khoảng 100 khay mạ/giờ
Hình1.27 Thiết bị HS-2M của Trung Quốc
* Thiết bị đa chức năng (dây chuyền gieo mạ khay đồng bộ)
Dây chuyền gieo mạ khay của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều theo sơ đồ hoạt động như hình 1.28
Bộ phận đưa
khay trống Cung cấp đất Thiết bị gieo
mộng
Bộ phận xếp khay
Băng tải
Thiết bị phủ đất bột
Thùng chứa
mộng mạ
Hình1.26 Thiết bị HS-2R của
Trung Quốc
Trang 40Nguyên lý hoạt động: khay nhựa được đặt lên băng tải, chuyển động theo hướng mũi tên nhờ động cơ điện một chiều Khi khay đi qua thiết bị rải đất, nhờ một cơ cấu đặc biệt, giá thể (gồm đất đã nghiền nhỏ có trộn phân, mùn) được rải đều trên mặt khay, dày khoảng 1,5-1,7 cm Khay đã rải đất lại được đưa đến thiết bị gieo mộng ở đây mộng mạ
được rải đều trên bề mặt Khi đi qua thiết bị phun sương, toàn bộ đất bột và mộng có trong đó được tưới ẩm đúng theo yêu cầu nông học Sau đó khay được đưa đến thiết bị phủ đất bột và sẽ được phủ một lớp đất mỏng đủ che kín mộng Kết thúc việc gieo mạ lên khay, các khay ở cuối băng tải, được người ta xếp thành chồng đưa vào buồng ủ ấm cho mạ
Hình1.29 là mẫu HS-5M của Đài Loan với công suất 600-1000 khay mạ/giờ, chất lượng mạ cao hơn hẳn so với 2 loại thiết bị một và hai chức năng nêu trên Hiện nay, xu hướng phát triển của các nước nói trên đang đi vào thiết bị đa chức năng này để đáp ứng nhu cầu CGH làm mạ và cấy lúa bằng máy
Hình1.29 Thiết bị HS-5M của Đài Loan
b) trong nước:
Hiện nay việc sản xuất mạ khay vẫn sử dụng chủ yếu là các thiết bị thủ công đơn
lẻ, do đó các yêu cầu công nghệ chưa được đảm bảo
Mức độ cơ giới hoá trong khâu sản xuất mạ khay ở nước ta còn rất thấp Qua điều tra, khảo sát ở một số tỉnh miền Bắc, nơi bắt đầu có cơ sở làm mạ khay chúng tôi thấy:
- Tại 8 cơ sở sản xuất mạ khay ở Triệu Sơn - Quảng Xương – Thanh Hóa Tất cả các công đoạn sản xuất mạ khay đều làm bằng tay từ khâu nghiền đất bột cho tới khâu gieo mộng mạ lên khay