Nhận thấy tầm quan trọng của quản lý ATTP trong đó có nâng cao nhận thức tổ chức, người sản xuất Bộ Công Thương đã có các chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng ISO: Hỗ trợ th
Trang 1VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài : XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN
THỰC PHẨM THEO TIÊU CHUẨN ISO 22000:2005 TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT CHÈ TRƯỜNG HẢI
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Tiến Mạnh Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Chang
Lớp: K20 - 1302
Hà Nội – 2017
Trang 2Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học Mở Hà Nội
SV: Vũ Thị Chang 1 CNSH - 1302
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô giáo công tác tại khoa Công Nghệ Sinh Học – Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho chúng em được học tập trong một môi trường khoa học và hoàn thiện nhất
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến thầy giáo Th.SNguyễn Tiến Mạnh Người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết định hướng nghiên cứu, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận này
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù em đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nên em rất mong nhận được những góp ý của quý thầy – cô để bài khóa luận của em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Vũ Thị Chang
Trang 3SV: Vũ Thị Chang CNSH - 1302
MỤC LỤC
A: MỞ ĐẦU 5
PHẦN I Giới thiệu chung Hệ thống Quản lý ATTP theo Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 7
1.1 Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 là gì 7
1.2 Lịch sử hình thành của Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 7
1.3 Mục đích và lợi ích khi áp dụng theo Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 8
1.4 Nội dung cơ bản của ISO 22000 6
1.5 Các bước áp dụng theoTiêu chuẩn ISO 22000:2005 8
1.6 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 tại Việt Nam và trên Thế giới 9
PHẦN II: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH CHÈ TRƯỜNG HẢI 12
2.1 Giới thiệu chung Công ty TNHH Chè Trưởng Hải 12
2.3 Hiện trạng Hệ thống Quản lý và quá trình sản xuất 12
2.3.1 Sơ đồ tổ chức 12
2.3.2 Giới thiệu quá trình tạo sản phẩm của Công ty 13
2.3.3 Hiện trạng Hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện nhà xưởng 14
2.3.4 Các yêu cầu chất lượng sản phẩm 15
Phần III Phân tích các yêu cầu và xây dựng Hệ thống QLATTP phù hợp với Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 20
3.1.Yêu cầu cơ sở hạ tầng 20
3.2 Xây dựng Hệ thống văn bản quản lý ATTP phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2005 24
3.2.1 Các tài liệu chung của Hệ thống Quản lý 28
3.2.2.Các chương trình tiên quyết PRP 60
3.2.3.Xây dựng Kế hoạch HACCP, PRPs 93
3.2.3.1 Bảng mô tả sản phẩm Chè Đen 93
3.2.3.2.Mô tả quy trình công nghệ Chè Đen và mô tả biện pháp kiểm soát: 94
Trang 4SV: Vũ Thị Chang CNSH - 1302
3.2.3.3 Mô tả phương pháp đánh giá mối nguy 96
3.2.3.4 Bảng phân tích mối nguy Chè Đen 99
3.2.3.5 Bảng tổng hợp xác định OPRPs, CCP của Chè Đen xuất khẩu 109
3.2.3.6 Thiết lập chương trình hoạt động tiên quyết OPRPs 110
3.2.3.7 Thiết lập giới hạn tới hạn CCP– Chè Đen xuất khẩuCCP 112
3.2.3.8 Thiết lập Kế hoạch HACCP Chè Đen 113
Phần IV Kết luận - Kiến nghị 117
4.1 Kết luận 117
4.2 Kiến nghị 118
Trang 5SV: Vũ Thị Chang CNSH - 1302
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình áp dụng ISO 22000:2005 trên toàn thế giới từ năm 2007
đến năm 2015 10
Bảng 2: Năm quốc gia đứng đầu về số lượng chứng chỉ ISO 22000:2005 trên toàn Thế Giới 10
Bảng 3: Quy trình chế biến Chè Đen 13
Bảng 4: Yêu cầu hóa học đối với Chè Đen 16
Bảng 5: ISO Standards for Black Tea / Green Tea (Tiêu chuẩn ISO cho Chè Đen/ Chè xanh) 17
Bảng 6: Bảng chỉ tiêu cảm quan của Chè Đen OTD 17
Bảng 7: Bảng chỉ tiêu cảm quan của Chè CTC 18
Bảng 8: Bảng tiêu chuẩn mặt hàng của Công ty 18
Bảng 9: Danh mục Hệ thống Quản lý ATTP và sự phù hợp yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000:2005 25
Bảng 10: Bảng kiểm soát vệ sinh khu vực sấy: 79
Bảng 11: Bảng kiểm soát vệ sinh khu vực máy đấu trộn, đóng hộp 80
Bảng 12: Bảng kiểm soát vệ sinh khu sàng cắt, khu nghiền cẫng 80
Bảng 13: bảng kiểm soát vệ sinh khu nhập và bảo quản nguyên liệu 81
Bảng 14: Bảng kiểm soát vệ sinh khu vực kho thành phẩm 81
Bảng 15: Bảng kiểm soát vệ sinh kho bao bì, hương liệu 82
Bảng 16: Bảng mô tả sản phẩm Chè Đen 93
Bảng 17: bảng phân tích mối nguy Chè Đen 99
Bảng 18: Bảng tổng hợp xác định OPRPs, CCP của Chè Đen xuất khẩu 109 Bảng 19: Bảng thiết lập chương trình hoạt động tiên quyết OPRPs 110
Bảng 20: Bảng thiết lập giới hạn tới hạn CCP– Chè Đen xuất khẩu 112
Bảng 21: Bảng thiết lập Kế hoạch HACCP Chè Đen 113
Trang 6SV: Vũ Thị Chang CNSH - 1302
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Trường Hải 12
Hình 2: Sơ đồ quy trình kiểm soát hồ sơ 44
Hình 3: Sơ đồ quy trình đánh giá nội bộ 46
Hình 4: Sơ đồ quy trình công nghệ Chè Đen 95
DANH MỤC MẪU PHIẾU Mẫu 1 Mẫu của quy trình kiểm soát tài liệu 43
Mẫu 2 Danh sách hồ sơ cần lưu trữ 45
Mẫu 3 Biên bản hủy hồ sơ chất lượng 45
Mẫu 4 Chương trình đánh giá nội bộ 47
Mẫu 5 Báo cáo đánh giá chất lượng nội bộ 47
Mẫu 6 Biên bản họp xem xét của lãnh đạo về Hệ thống 48
Mẫu 7 Phiếu yêu cầu hành động khắc phục 49
Mẫu 8 Phiếu yêu cầu hành động khắc phục/ phòng ngừa 52
Mẫu 9 Sổ theo dõi hành động khắc phục/ phòng ngừa 53
Mẫu 10 Sổ theo dõi sự không phù hợp 53
Mẫu 11 Phiếu yêu cầu hành động khắc phục, phòng ngừa 54
Mẫu 12 Kế hoạch thu hồi 55
Mẫu 13 Bảng tổng kết kết qủa thu hồi 56
Mẫu 14 Phiếu yêu cầu đào tạo 59
Mẫu 15 Danh sách tham dự đào tạo 60
Trang 7ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Trang 8SV: Vũ Thị Chang 1CNSH - 1302
A: MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển sang cơ cấu thị trường, các lọai thực phẩm sản xuất chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng Song song với quá trình phát triển, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm ngày càng trở nên phổ biến như sử dụng các loại đường hóa học, phẩm màu, các chất bảo quản Ngoài ra ý thức và nhận thức của người sản xuất, của các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm hoặc vô tình hoặc cố ý đã làm gia tăng các rủi ro với người sử dụng thực phẩm từ các nguy cơ sinh học, hóa học, vật lý trong quá trình sản xuất, chế biến, cung cấp gây mất an toàn thực phẩm
Hiện nay, tìnhhình Vệ sinh An toàn Thực phẩm tại Việt Nam đang ở tình trạng đáng báo động Biểu hiện ở số vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng:
Bộ Y tế cho biết năm 2016 cả nước xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 4.139 người mắc, trong đó có 12 trường hợp tử vong Các vi phạm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra phổ biến do công tác quản lý còn yếu kém, ý thức tuân thủ pháp luật còn hạn chế, cả phía người dân cũng như doanh nghiệp vì lợi nhuận trong khi mức chế tài xử phạt chưa
đủ sức răn đe Cụ thể, qua kiểm tra, lực lượng thanh tra của 63 tỉnh, thành phố chỉ mới xử phạt gần 9.000 cơ sở với số tiền 26,3 tỉ đồng trong khi số cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm được phát hiện là gần 57.000 cơ sở
Nhận thấy tầm quan trọng của quản lý ATTP trong đó có nâng cao nhận thức
tổ chức, người sản xuất Bộ Công Thương đã có các chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng ISO: Hỗ trợ thí điểm áp dụng Hệ thống Quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho các doanh nghiệp nhựa và cơ khí;
hỗ trợ thí điểm doanh nghiệp nghành công nghiệp cơ khí phụ trợ sản xuất ô
tô, xe máy áp dụng và chứng nhận Hệ thống Quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/TS 16949; hỗ trợ thí điểm áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm
Trang 9kê mới nhất (The ISO Survey of Management System Standard Certification 2015) tình hình áp dụng ISO ở các quốc gia trên thế giới tăng mạnh: ISO14001 năm 2014 là 296736 chứng chỉ đến năm 2015 đạt 319324 (tăng 8%), ISO 5001: năm 2014 là 6765 chứng chỉ và đến năm 2015 số chứng chỉ là
11985 (tăng 77%), ISO 22000:2005 năm 2013 là 24215 chứng chỉ; năm 2014
có 27690 chứng chỉ được cấp và đến năm 2015 đạt 32061 chứng chỉ tăng
4371 chứng chỉ (16%) so với năm 2014
Xuất phát từ các yêu cầu xã hội nêu trên và mong muốn của Công ty Chè Trường Hải về việc giảm thiểu các rủi ro gây ảnh hưởng đến ATTP phát sinh
từ các quá trình thu mua, lưu trữ, chế biến và cung cấp sản phẩm đến khách
hàng Emthực hiện đề tài: “Xây dựng Hệ thống Quản lý An toàn thực
phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cho Công ty sản xuất chè Trường Hải”
Trang 10SV: Vũ Thị Chang 3CNSH - 1302
PHẦN I Giới thiệu chungHệ thống Quản lý ATTP theo Tiêu chuẩn ISO 22000:2005
1.1 Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 là gì
- ISO là tên viết tắt của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (The International Organization for Standardization)
- ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 22000 do tổ chức ISO ban hành vào tháng 09/2005 (gọi tắt là phiên bản năm 2005)
- Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000:2005 áp dụng cho tất
cả các tổ chức, không phân biệt quy mô, liên quan đến chuỗi thực phẩm và muốn áp dụng hệ thống thích hợp để cung cấp sản phẩm an toàn
1.2 Lịch sử hình thành của Tiêu chuẩn ISO 22000:2005
• Trước năm 2005 trên thế giới tồn tại đồng thời nhiều tiêu chuẩn HACCP về an toàn thực phẩm và được các quốc gia công nhận khác nhau
- Úc theo HACCP code 2003
- Anh: Yêu cầu HACCP theo DS 3027
- Hà Lan: Yêu cầu HACCP theo RVA
- Các khu vực khác yêu cầu HACCP theo CAC/RCP 1-1969 của Codex ban hành tương đươngvới TCVN 5603 của Việt Nam
• Do yêu cầu của mỗi khu vực về hệ thống HACCP khác nhau gây khó khăn cho các tổ chức trong chuỗi thực phẩm khi phải tuân thủ nhiều chương trình và yêu cầu khác nhau Do đó, việc có một tiêu chuẩn thống nhất mang tầm cỡ quốc tế là nhu cầu cấp thiết của nhiều Tổ chức trong chuỗi thực phẩm
ISO 22000 là tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu Một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn
Trang 11• Năm 2007, TCVNISO 22000:2007 được ban hành ở Việt Nam hiện nay do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 176, Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và công nghệ công bố
1.3 Mục đích và lợi ích khi áp dụng theo Tiêu chuẩn ISO 22000:2005
Mục đích:
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng cho các tổ chức nằm trong chuỗi thực phẩm Tiêu chuẩn định hướng tổ chức quản lý các quá trình một cách hệ thống, chứa đựng các biện pháp ngăn ngừa, bảo đảm chất lượng và các biện pháp ngăn ngừa an toàn thực phẩm Mục đích của tiêu chuẩn ISO 22000:2005 là giảm hoặc loại trừ các mối nguy An toàn thực phẩm và cung cấp các biện pháp bảo vệ khách hàng, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 sẽ giúp các tổ chức:
Thiết lập các quá trình nội bộ để cung cấp thực phẩm an toàn thích hợp theo hệ thống
Cung cấp sự tin tưởng cho các tổ chức rằng các thủ tục và sự hoạt động của tổ chức đó là sẵn sàng, hiệu quả và mạnh mẽ
Cung cấp lòng tin cho khách hàng và các bên liên quan khác (thông qua quá trình chứng nhận ISO 22000) rằng tổ chức có khả năng kiểm soát các mối nguy An toàn Thực phẩm và cung cấp các sản phẩm an toàn
Trang 12SV: Vũ Thị Chang 5CNSH - 1302
Cung cấp các phương pháp cải tiến thường xuyên giúp đảm bảo rằng
Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm được xem xét và cập nhật sao cho tất cả các hoạt động có liên quan tới an toàn thực phẩm liên tục được tối ưu hóa và hiệu quả
Đảm bảo kiểm soát đầy đủ tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm và ngăn ngừa các mối nguy an toàn thực phẩm
Lợi ích khi áp dụng theo Tiêu chuẩn ISO 22000:2005
Lợi ích chính của tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đem lại là giúp cho các tổ chức trên toàn thế giới có thể dễ dàng áp dụng Hệ thống phân tích mối nguy
và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) của Codex về vệ sinh thực phẩm một cách hài hòa mà không bất đồng với những nước hoặc sản phẩm về thực phẩm liên quan
Đưa ra môt khung cho các tổ chức ở bất cứ nơi đâu trên thế giới để áp dụng hệ thống HACCP của Codex (phương pháp phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) cho an toàn thực phẩm một cách hài hòa, không có sự thay đổi theo khu vực hay loại thực phẩm có liên quan Theo hướng đó, ISO/TS
22004 đã đưa ra một sơ đồ về kế hoạch hóa những thực phẩm an toàn với việc kết hợp các giai đoạn được nêu trong hướng dẫn của HACCP và các giai đoạn đặc thù của ISO 22000
Đối với doanh nghiệp: Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý
an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 sẽ được nhìn nhận là có Hệ thống Quản
lý An toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới Bên cạnh đó việc áp dụng tiêu chuẩnISO 22000:2005 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
- Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm
- Có thể được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000
Trang 13SV: Vũ Thị Chang 6CNSH - 1302
- Đáp ứng các quy định của pháp luật hiện hành
- Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng
- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và
an toàn của sản phẩm
- Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, ISO
- Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, khiếu nại, phàn nàn của khách hàng
- Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp
- Thuận tiện cho việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14000, …)
- Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế
- Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên tế giới với các thỏa thuận thừa nhận song phương và đa phương
1.4 Nội dung cơ bản của ISO 22000
Tham khảo trên trang web http://www.iso.org; ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn đầu tiên trong bộ các tiêu chuẩn bao gồm:
- ISO 22001 –Guidelines on the application of ISO 9001:2000 for the food and drink industry (replaces: ISO 15161:2001)./ Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho các đơn vị chế biến thực phẩm và đồ uống (thay thế: ISO 15161:2001)
- ISO/ TS 22002–Prerequisite programmes on food safety – Part 1: Food manufacturing./ Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm - Phần 1: sản xuất thực phẩm
- ISO/ TS 22003 –Food safety management systems – Requirements for bodies providing audit and certification of food safety managements systems./
Trang 14- ISO 22005 - Traccability in the feed and food chain – General principles and guidance for system design and development./ Khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm trong chuỗi thức ăn và thực phẩm – Nguyên tắc và hướng dẫn chung đối với việc phát triển và thiết kế hệ thống
- ISO 22006 –Quality management systems - Guidance on the application of ISO 9002:2000 for crop production./ Hệ thống Quản lý chất lượng - Hướng dẫn về việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9002:2000 cho sản xuất
vụ mùa
Các yêu cầu cơ bản của Tiêu chuẩnISO 22000:2005:
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đưa ra 8 điều khoản, một tổ chức trong chuỗi thực phẩm muốn nhận được giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cần phải xem xét và đáp ứng yêu cầu từ điều 4 đến điều 8 của tiêu chuẩn
Các điều khoản tiêu chuẩn ISO 22000:2005:
7 Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn
8. Xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và cải tiến Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm
Trang 15SV: Vũ Thị Chang 8CNSH - 1302
1.5 Các bước áp dụng theoTiêu chuẩn ISO 22000:2005
Để triển khai Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 tại các cơ sở sản xuất thực phẩm có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng: Lãnh đạo
cần hiểu ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đối với phát triển của tổ chức, định hướng các hoạt động, xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng
cụ thể
- Bước 2: Lập nhóm quản lý An toàn Thực phẩm: Áp dụng hệ thống
quản lý ATTP theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cần thành lập một nhóm quản
lý ATTP Nhóm này bao gồm trưởng nhóm và đại diện các bộ phận trong phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 Trưởng nhóm ATTP thay mặt lãnh đạo cơ sở sản xuất chỉ đạo áp dụng Hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và chịu trách nhiệm về hệ thống này
- Bước 3: Đánh giá thực trạng của cơ sở sản xuất thực phẩm so với các
yêu cầu của tiêu chuẩn: Cần rà soát các hoạt động, xem xét yêu cầu và mức
độ đáp ứng hiện tại của cơ sở sản xuất thực phẩm Đánh giá này làm nền tảng
để hoạch định những nguồn lực cần thay đổi hay bổ sung Qua đó cơ sở sản xuất thực phẩm xây dựng các chương trình, dự án chi tiết nhằm đảm bảo kiểm soát các mối nguy hướng đến ATTP vào mọi thời điểm khi tiêu dùng
- Bước 4: Huấn luyện đào tạo: Nội dung đào tạo chính bao gồm đào tạo
nhận thức chung về tiêu chuẩn ISO 22000:2005, đào tạo về các yêu cầu của luật định liên quan đến an toàn thực phẩm theo phạm vi khách hàng áp dụng; đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005
- Bước 5: Thiết lập hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005:
Hệ thống tài liệu được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của cơ sở sản xuất thực phẩm
- Bước 6: Triển khai áp dụng Hệ thống Quản lý ATTP: Phổ biến để mọi
nhân viên nhận thức đúng về hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 2200:2005:
Trang 16- Bước 8: Đánh giá chứng nhận: Do tổ chức độc lập, khách quan tiến hành đánh gia chứng nhận nhằm khẳng định tính phù hợp của Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm so với các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và cấp giấy chứng nhận
- Bước 9: Duy trì Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm sau khi chứng nhận: Tổ chức cần tiếp tục duy trì Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và không ngừng cải tiến hướng đến ATTP, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm
1.6 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 tại Việt Nam và trên Thế giới
a) Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 trên Thế giới
Từ khi được ban hành (1/9/2005), tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đã được các tổ chức áp dụng ở hơn 50 quốc gia nhằm thay thế hơn 20 tiêu chuẩn về an toàn
do các Công ty, tổ chức riêng lẻ xây dựng nhằm để đánh giá các nhà cung cấp thực phẩm cho họ
Theo báo cáo thống kê mới nhất(The ISO Survey of Management System Standard Certification 2015) tình hình áp dụng ISO 22000:2005 ở các quốc gia trên thế giới tăng mạnh: Năm 2013 là 24215 chứng chỉ; năm 2014 có
27690 chứng chỉ được cấp và đến năm 2015 đạt 32061 chứng chỉ tăng 4371 chứng chỉ (16%) so với năm 2014
Trang 17Bảng 1: Tình hình áp dụng ISO 22000:2005trên toàn thế giới từ năm
2007 đến năm 2015
Bảng 2: Năm quốc gia đứng đầu về số lượng chứng chỉ ISO22000:2005
trên toàn Thế Giới
Year 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 China 155 369 3342 4928 5227 6464 7150 8183 9949 India 222 652 948 1020 982 1121 1489 1814 2071 Greece 623 1075 987 1197 1214 1097 1720 1354 1526 Romania 276 347 661 641 698 996 1014 1130 1171 Japan 149 158 217 481 512 762 825 1041 1089
Trang 19SV: Vũ Thị Chang 12CNSH - 1302
PHẦN II: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH CHÈ TRƯỜNG HẢI
2.1 Giới thiệu chung Công ty TNHH Chè Trưởng Hải
Công ty TNHH Trường Hải được chính thức thành lập vào 04 - 04 - 2006, Giám đốc: Lê Anh Hải
Trụ sở chính tại: A5 – Nam Đồng – Hà Nội
Nhà Máy Công ty tại: Khu 8 – Xã Xuân Lộc – Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ
Chức năng chính: Thu mua, đấu trộn và xuất khẩu chè
Các sản phẩm của Công ty: Chè Xanh, Chè Đen
Sản lượng xuất khẩu: 2,000 – 3,000 tấn/ năm
Thị trường chính: Nga, Mỹ, Hà Lan, Indonesia, New Zealand, U.A.E … vv
2.2 Cơ sở hạ tầng
• Quy mô Nhà Xưởng: 3,000 m2, khung thép lắp ghép, hai tầng mái tôn, tường gạch sây bao
• Nhân sự: Văn phòng hành chính: 8 người, công nhân: 25 người
• Thiết bị: Dây chuyền sàng cắt chè xanh/đen Hai dây chuyền đấu trộn
• Doanh thu: 5 triệu USD / Năm
2.3 Hiện trạng Hệ thống Quản lý và quá trình sản xuất
Trang 20SV: Vũ Thị Chang 13CNSH - 1302
2.3.2 Giới thiệu quá trình tạo sản phẩm của Công ty
Bảng 3: Quy trình chế biến Chè Đen
Mô tả quá trình chế biến Chè Đen:
Chè khô nguyên liệu được thu mua, bảo quản và được đem đi cắt và nghiền nhằm mục đích thu được các loại chè khác nhau Sau đó tiến hành sàng phân loại để loại bỏ tạp chất sơ và thu được các loại chè bán thành phẩm có phẩm chất khác nhau
Từ chè bán thành phẩm các loại được đấu trộn để tiêu chuẩn hóa thành các sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Công ty xác định
Sấy nhằm mục đích diệt khuẩn, kéo dài thời gian bảo quản, dự trữ và cung cấp cho sản xuất; đảm bảo chất lượng của chè nguyên liệu
Chè khô nguyên liệu
Cắt và nghiền
Sàng phân loại
Trộn đồng nhất/ Tiêu chuẩn hóa
Sấy Bảo quản Đấu trộn thành phẩm
Sấy thành phẩm
Kiểm tra – Đóng gói Bảo quản / Xuất kho
Trang 21sẽ được đóng trong túi PP, PE, bao Crap hoặc quy cách theo yêu cầu khách hàng…
Chè được xếp trên pallet và bảo quản tại khu vực kho thành phẩm chờ xuất
2.3.3 Hiện trạng Hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện nhà xưởng
- Các hoạt động kiểm soát quá trình, kiểm soát chất lượng Được ghi bằng
sổ ghi chép cá nhân theo thói quen và cách hiểu của mỗi nhân viên được giao nhiệm vụ
- Không có quy định bảo hộ cho khách thăm quan, công nhân viên khi ra vào khu vực
- Không phân rõ bộ phận sản xuất, bộ phẩn kiểm soát chất lượng
Trang 22SV: Vũ Thị Chang 15CNSH - 1302
- Các quy trình không được văn bản hóa thống nhất phương pháp tạo
và kiểm soát thực phẩm an toàn, việc này dẫn đến chất lượng sản phẩm không
ổn định
- Sản phẩm đạt, lỗi không được nhận diện rõ ràng
- Các mối nguy và điểm kiểm soát không được nhận diện rõ
b) Hiện trạng điều kiện nhà xưởng
- Không có phòng thay đồ cho công nhân trước và sau khi sản xuất
- Khu vực sàng và khu vực kho bán thành phẩm không được ngăn cách bụi
từ khu vực sàng nhiễm sang khu đấu trộn thành phẩm
- Trần kho thành phẩm bị dột
- Sàn kho tối màu khó phân biệt sạch bẩn bị bung vỡ, bị đọng nước
- Tường kho bị ẩm mốc, bị hở, không đảm bảo che mưa, ngăn côn trùng và các yêu cầu vệ sinh
- Nhà vệ sinh chưa có hệ thống chiếu sáng và thiết bị vệ sinh cá nhân
- Hệ thống đèn chiếu sáng không có chụp bảo vệ
- Cửa sổ, cửa ra vào không có biện pháp ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại
2.3.4 Các yêu cầu chất lượng sản phẩm
Đối với sản phẩm được tiêu thụ nội địa:
Tiêu chuẩn chất lượng chè: cơ sở chế biến chè phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm chè đến các cơ quan có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn công bố
o Chất lượng chè phải đảm bảoVSATTP theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 về việc ban hành “Quy định giới hạn tối
đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” (sau đây gọi tắt là Quyết định 46) Cụ thể:
- Mức giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: theo quyết định
46
Trang 23SV: Vũ Thị Chang 16CNSH - 1302
- Quy định mức giới hạn tối đa độc tố vi nấm: aflatoxin B1 ≤ 5 µg/kg, hàm lượng kim loại nặng antimon (Sb), arsen (As) và cadimi (Cd) ≤ 1 mg/kg, chì (Pb) ≤ 2 mg/kg, thủy ngân (Hg) ≤ 0,05 mg/kg, đồng (Cu) ≤ 150mg/kg, kẽm (Zn) ≤ 40mg/kg
Ngoài ra phải phù hợp với các quy định khác liên quan đến VSATTP
o Sản phẩm phải được ghi nhãn với đầy đủ thông tin trên nhãn theo nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá
o Cơ sở chế biến phải có quy trình nhận biết, truy tìm và thu hồi sản phẩm chè không đạt chất lượng VSATTP
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1454:20113 về Chè Đen – Định nghĩa và các yêu cầu cơ bản:
Bảng 4:Yêu cầu hóa học đối với chè đen
Chất chiết trong nước, % khối lượng
Tro tổng số, % khối lượng tính theo chất khô
Độ kiềm của tro tan trong nước (tính theo
KOH), % khối lượng
không lớn hơn
không nhỏ hơn
1,0a3,0a
TCVN 5085 (ISO 1578)
Tro không tan trong axit, % khối lượng
Chất xơ, % khối lượng
TCVN 5103 (ISO 5498) hoặc TCVN 5714 (ISO 15598 b ) Hàm lượng polyphenol tổng số, % khối
lượng
ISO 14502-1
Trang 24SV: Vũ Thị Chang 17CNSH - 1302
Đối với hàng xuất khẩu:
Bảng 5: ISO Standards for Black Tea / Green Tea (Tiêu chuẩn ISO cho
Chè đen/ Chè xanh)
Black Tea Green Tea
OP Xoăn, tương đối đều, đen
tự nhiên, thoáng huyết
Dỏ nâu sáng,
rõ viền vàng Thơm đượm
Đậm dịu, có hậu FBOP
đối đều đen, ngắn hơn OP
Đỏ nâu sáng,
có viền vàng Thơm dịu Đậm dịu
PS Tương đối đều, đen hơi
nâu Hơi khô, thoáng cọng Đỏ nâu Thơm vừa Đậm dịu
Trang 25SV: Vũ Thị Chang 18CNSH - 1302
nâu
BPS Tương đối đều, mảnh gẫy
của PS, đen hơi nâu
Đỏ nâu hơi
Đậm hơi chát
hơi chát
Chát hơi gắt
Bảng 7: Bảng chỉ tiêu cảm quan của Chè CTC
Theo TCVN chỉ tiêu cảm quan của Chè CTC được chia thành 5 loại sau:
Tên chỉ
tiêu
Loaị chè
BOP Đen, hơi nâu, nhỏ lọt
lưới 10 ÷ 14 đều, sạch
Đỏ nâu, có viền vàng
Thơm đượm đặc trưng
Thơm nhẹ Đậm hơi gắt
Bảng 8: Bảng tiêu chuẩn mặt hàng của Công ty
Trang 26Đường kính 0.5cm Dài 0.5- 1cm
Đường kính 0.1cm Dài 0.3- 0.8cm
Đường kính 0.2cm Dài 0.5- 1cm
0.1-415ml/100g
4.
OP Xoăn dài
Là phần lá non+búp xoăn chặt
Đường kính nhỏ hơn 0.1cm dài 0.8- 1.6cm
Đường kính nhỏ hơn 0.1cm dài 0.6- 0.8cm
Đường kính 0.2cm dài 0.8- 1.6cm
Đường kính 0.2cm dài 0.5- 0.8cm
0.1-500ml/100g
8.
OP lửng
Là phần lá non kém xoăn cánh chè nhẹ hơn 04 loại OP trên
Đường kính 0.2cm dài 0.5- 1.6cm
0.1-600ml/100g
9.
Phần xoăn
Là phần lá non+búp xoăn chặt
Đường kính nhỏ hơn 0.1cm dài 0.4- 0.6cm
360ml/100g
10.
Phần thô
Là phần lá non+búp kém xoăn
Đường kính khoảng 0.1cm dài 0.4-0.6cm
380ml/100g
Trang 27SV: Vũ Thị Chang 20CNSH - 1302
11.
BOP-1
Là phần lá non+búp xoăn chặt
Đường kính nhỏ hơn 0.1cm dài 0.2- 0.4cm
330ml/100g
12.
BOP-2
Là phần lá non+búp xoăn cục và thô cánh
tỷ lệ thô cánh chiếm
>50%
Đường kính khoảng 0.1cm, dài 0.2-0.4cm
300ml/100g
13
FOP-1
Là phần lá non xoăn cục nhỏ+ búp gẫy cánh
Đường kính nhỏ hơn 0.1cm dài 0.1- 0.25cm
280ml/100g
14.
FOP-2
Là phần lá non+ búp xoăn cục và mảnh lá non
Đường kính nhỏ hơn 0.1cm dài 0.1 đến 0.25cm
330ml/100g
15.
PS
Là phần lá non + lá bánh tẻ bị vỡ ra trong quá trình chế biến kích thước bẹt cánh rộng
Rộng 0.2cm, dài 0.2 đến 0.4cm
510ml/100g
16
BPS
Là phần lá non + lá bánhtẻ bị vỡ ra trong quá trình chế biến
Rộng 0.1cm ,dài 0.1-0.2cm
Trang 28Sau khi xem xét hiện trạng điều kiện nhà xưởng của Công ty chè Trường Hải, căn cứ vào QCVN 01 – 07: 2009/BNNPTNT áp dụng đối với cơ sở sản xuất chế biến chè Ban Lãnh đạo Công ty đã tiến hành xem xét các biện pháp sửa chữa, cải tạo nhà xưởng kết quả nhưa sau :
1 Trang bị phòng thay đồ, giá để giày, dép cho công nhân, nhân viên, khách khi vào khu vực sản xuất
2 Thực thiện rà soát các điểm trần xưởng bị dột, các khu vực sàn, tường, cửa sổ không đáp ứng yêu cầu và thực hiện sửa chữa thay thế, trang
bị
Ảnh trước khi thực hiện Ảnh sau khi thực hiện
VD: Hình ảnh trước và sau khi lăp đặt giá để giày, dép cho công nhân, nhân viên, khách khi vào khu vực sản xuất
Ảnh trước khi thực hiện Ảnh sau khi thực hiện
VD: Hình ảnh trước và sau khi rà soát, sửa chữa lại trần xưởng, trần kho bị dột
Trang 293 Lắp đặt các thiết bị vệ sinh vệ sinh cá nhân trước khi vào khu vực sản xuất, vệ sinh cá nhân tại khu vực vệ sinh
Ảnh trước khi thực hiện Ảnh sau khi thực hiện
VD: Hình ảnh trước và sau khi lăp đặt các thiết bị vệ sinh cá nhân cho công nhân
4 Lắp đặt chụp cho hệ thống chiếu sáng tại các khu vực có thao tác hoặc sản phẩm nằm dưới
5 Đã có thùng rác: dụng cụ chứa chất thải đặt trong khu vực xưởng sản xuất, kho, khu vực sàng, sấy)
Ảnh trước khi thực hiện Ảnh sau khi thực hiện
VD: Hình ảnh trước và sau khi sửa chữa, lắp đặt lại cửa sổ tại khu vực kho nguyên liệu
Ảnh trước khi thực hiện Ảnh sau khi thực hiện
VD: Hình ảnh trước và sau khi sửa và lắp các chụp đèn bảo vê
Trang 30Ảnh trước khi thực hiện Ảnh sau khi thực hiện VD: Hình ảnh trước và sau khi lăp đặtthùng rác và treo các dụng cụ
vệ sinh tại khu vực riêng biệt
Ảnh trước khi thực hiện Ảnh sau khi thực hiện VD: Hình ảnh trước và sau khi xây dựng khu vực chứa bao bì lỗi, hỏng và các chất thải…
6 Hệ thống thông gió đã đảm bảo gió được lưu thông từ khu vực sạch đến khu vực bẩn (từ kho thành phẩm sang các khu khác)
7 Ngăn cách, bố trí lại khu vực xưởng sản xuất chính để đảm bảo các yêu cầu:
• Đảm bảo nguyên tắc 1 chiều đường đi của công nhân đường đi sản phẩm được quy định rõ ràng
• Đảm bảo phân tách khu vực máy và khu vực thao tác sản xuất
• Đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nhân khi vào khu sản xuất
• Phân rõ cấp độ sạch bẩn của các khu vực nguyên liệu, sàng, sấy đóng gói, khu thành phẩm
Trang 31Ảnh trước khi thực hiện Ảnh sau khi thực hiện
VD: Hình ảnh trước và sau khi ngăn cách khu vực sàng và khu vực đấu trộn
thành phẩm
8 Thực hiện 100% việc bảo dưỡng định kỳ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Bảo dưỡng cơ sở hạ tầng: thường xuyên rà soát, sửa chữa cơ sở hạ tầng của Công ty: xưởng sản xuất, kho nguyên liệu, kho thành phẩm, kho bảo quản,…nhằm đáp ứng theo QCVN 01 – 07: 2009/BNNPTNT áp dụng đối với
cơ sở sản xuất chế biến chè cụ thể
+ Trước mỗi ca sản xuất phải tiến hành kiểm tra các máy móc, trang thiết bị để đảm bảo cho quá trình sản xuất; sau mỗi ca sản xuất phải lau dọn,
vệ sinh máy móc, thiết bị để đảm bảo luôn tạo ra sản phẩm đạt an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Hàng tháng, quý bộ phận bảo trì, bảo dưỡng tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị và ghi chép vào sổ
3.2 Xây dựng Hệ thống văn bản quản lý ATTP phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2005
Thiết lập hệ thống tài liệu theo yêu cầu tiêu chuẩn giúp Công ty:
Tiêu chuẩn hóa các hoạt động sản xuất từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu chuyển giao sản phẩm đến khách hàng cho thực hành sản xuất, cho kiểm soát vệ sinh ATTP
Trang 32SV: Vũ Thị Chang 25CNSH - 1302
Quản lý được các yêu cầu cần triển khai định kỳ
Quy định rõ trách nhiệm các vị trí trong tổ chức
Xác định rõ các môi nguy ATTP các điểm kiểm soát CCP và biện pháp kiểm soát
Sẵn sàng các hồ sơ kiểm soát chứng minh việc kiểm soát các mối nguy ATTP được quản lý
Qua xem xét phân tích các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 2200:2005 và hiện trạng
Hệ thống Quản lý của Công ty, chúng tôi đưa ra các tài liệu sau đây:
Bảng 9: Danh mục Hệ thống Quản lý ATTP và sự phù hợp yêu cầu tiêu
QT-01 Quy trình kiểm soát tài liệu 20/12/2016 00
QT-03 Quy trình đánh giá nội bộ 20/12/2016 00
Trang 33QT-07 Quy trình đào tạo 20/12/2016 00
Trang 353.2.1 Các tài liệu chung của Hệ thống Quản lý
Tài liệu của Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm phải bao gồm:
- Công bố bằng văn bản về chính sách An toàn Thực phẩm và các mục tiêu liên quan
- Các quy trình và hồ sơ bằng văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn này
Trang 363.2.1.1 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ
a) Nhiệm vụ của Giám đốc:
Chức năng:
- Quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty
- Đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Chủ tịch Công ty
- Phê duyệt tài liệu của Hệ thống Quản lý chất lượng của Công ty
- Chủtrì các cuộc họp liên quan tới Hệ thống Quản lý chất lượng, ATTP của Công ty
b) Nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự
Trang 37SV: Vũ Thị Chang 30CNSH - 1302
Nhiệm vụ:
- Chịu sự quản lý trực tiếp từ Giám đốc Công ty
- Thực hiện hoặc giám sát việc thực hiện soạn thảo, bổ sung và áp dụng các quy trình, biểu mẫu trực thuộc phòng và liên quan đến các hoạt động của Công ty
- Thực hiện quá trình tuyển dụng nhân sự khi có yêu cầu từ Ban Giám đốc và các phòng ban trực thuộc Công ty
- Giám sát việc thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động của các phòng ban trong Công ty
- Quản lý thiết bị văn phòng, trịu trách nhiệm giao dịch bảo trì thiết bị tin học
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để thất thoát hư hỏng, sự cố do thiếu trách nhiệm gây nên
- Thực hiện công việc lưu trữ và chuyển giao các tài liệu giấy tờ đi đến của Công ty
- Quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ, lý lịch cán bộ, nhân viên trong Công ty
Quyền hạn của trưởng phòng:
- Đề nghị Giám đốc bổ nhiệm, bãi nhiệm các cán bộ phận quản lý trong Công ty (thuộc thẩm quyền cho phép)
- Đề nghị Giám đốc khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, cử đi đào tạo đối với cán bộ, công nhân viên trong Công ty
c) Phòng kỹ thuật- KCS:
Trách nhiệm Kỹ thuật sản xuất:Xây dựng các quy trình hướng dẫn để sản xuất ra sản phẩm đạt yêu cầu
Tham gia quản lý trong việc tiếp nhận hang:
+ Đối với mỗi lô hàng mua về được quyết định chọn 10% số bao hàng để phục vụ kiểm tra số lượng và chất lượng Số bao hàng này được cân ngay để xác định trọng lượng Kết quả cân thử phù hợp trọng lượng bao ghi
Trang 38SV: Vũ Thị Chang 31CNSH - 1302
trong hợp đồng, thủ kho kỹ thuật sản xuất và KCS lập biên bản kiểm tra và lưu cùng biên bản kiểm tra chất lượng sau này Nếu có độ chênh lệch, ba bộ phận lập biên bản có xác nhận và chữ ký của người giao hàng báo Giám đốc chi nhánh có biện pháp xử lý phù hợp Sau khi kiểm tra 10% lô hàng này được đánh dấu riêng và được xếp vào lớp trên cùng của lô hàng
+ Trước khi sử dụng lô hàng, kỹ thuật sản xuất được tham gia Bản kiểm tra xác định tỷ lệ thu hồi Kỹ thuật sản xuất phối hợp KCS tổ chức hướng dẫn kiểm tra quá trình sản xuất thử đó, đảm bảo sự chính xác của kết quả xác định Kỹ thuật sản xuất được tham gia ký biên bản thu hồi
+ Căn cứ quy trình sản xuất chung đã ban hành, căn cứ kết quả sản xuất thử để xác định tỷ lệ thu hồi, kỹ thuật sản xuất xây dựng quy trình sản xuất riêng, cụ thể cho lô hàng này
Quản lý trong quá trình sản xuất:
+ Chỉ đạo hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất, đảm bảo tỷ lệ thu hồi không thấp hơn kết quả sản xuất thử
+ Phát hiện quy trình sản xuất không được thực hiện đúng,kỹ thuật sản xuất được phép chưa triển khai sản xuất hoặc dừng sản xuất để báo cáo giám đốc, đồng thời đề xuất hướng xử lý phù hợp
+ Phát hiện công nhân vận hành sai quy trình thao tác, hoặc kết quả sản xuất sau 1 công đoạn không đạt yêu cầu, KTSX được quyết định tiến hành làm lại công đoạn này
+ Để tham gia quản lý số lượng hàng hoá, KTSX được tham gia ký lệnh xuất kho kiêm phiếu xuất kho gia công
+ Để đảm bảo chất lượng TPSX đồng thời tránh tái chế khi không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của cả lô hàng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa KTSX và KCS theo các quy định cụ thể như sau:
Sau 1 ca sản xuất, KTSX theo dõi tổ sản xuất lấy mẫu từng loại TPSX của ca đó, để tham khảo ý kiến của KCS
Trang 39 Việc đấu trộn lần 1 của cả lô hàng được thực hiện đối với từng loại TPSX theo từng tổ sản xuất KTSX chỉ đạo đấu trộn theo quy trình KCS nghiệm thu TPSX theo tiêu chuẩn kỹ thuật và theo mẫu đã được duyệt KTSX
và tổ trưởng sản xuất được tham khảo ý kiến trong khi nghiệm thu TPSX
Có trách nhiệm cùng tổ trưởng sản xuất tham gia với KCS trong việc nghiệm thu TPSX Trường hợp chưa đạt được sự nhất trí giữa KTSX và KCS trong việc nghiệm thu TPSX, KCS lập báo cáo này trình Giám đốc xử lý Nếu chứ có ý kiến của Giám đốc , Tổ trưởng và KTSX phải thực hiện ý kiến của KCS KTSX có trách nhiệm xác nhận và được tham gia ký phiếu nhập kho gia công và biên bản đúc kết gia công cho từng tổ sản xuất
Căn cứ “ Lệnh xuất kho kiêm phiếu xuất kho đấu trộn” đã duyệt KTSX tham gia với KCS hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quá trình đấu trộn TPSX Được tham gia nghiệm thu TPXK
Phối hợp KCS tổ chức chỉ đạo tổ sản xuất đóng bao TPSX theo quy cách mẫu mã đã thống nhất
Trang 40Kiểm tra hàng mua tại kho người bán:
+ Tiến hành kiểm tra lô hàng sẽ mua về số lượng, cân kiểm tra xác xuất 1% số lượng bao trong lô, về chất lượng dùng phương pháp thủ công xác định tỷ lệ phẩm cấp theo tiêu chuẩn chè của Công ty, các yêu cầu chất lượng khác( nội chất, màu sắc, vị chát)
+ Lập biên bản kiểm tra chất lượng và số lượng với chủ hàng, nếu kết quả kiểm tra trực tiếp này xấu hơn kết quả kiểm tra mẫu đã làm phải báo cáo Giám đốc cho dừng việc tiếp nhận hàng để thương thuyết lại với khách hàng
+ Trường hợp phải vận chuyển hàng trong nhiều ngày (hoặc lấy hàng sau thời điểm kiểm tra) phải có biện pháp đảm bảo toàn bộ lô hàng sẽ lấy là lô hàng đã được kiểm tra
+ Báo cáo bằng văn bản kết quả kiểm tra với Giám đốc
Tham gia vào quản lý trong quá trình tiếp nhận hang:
+ Tham gia ý kiến trong việc bố trí nơi xếp hàng, chỉ đạo kiểm tra xếp đúng quy cách
+ Có trách nhiệm với lượng hàng nhập kho Ký phiếu nhập kho bán thành phẩm, thành phẩm khi mua về
Chủ động báo cáo Giám đốc tổ chức xác định tỷ lệ thu hồi của lô hàng, tính an toàn thực phẩm của nguyên liệu, sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất
+ Căn cứ kế hoạch giao hàng xuất khẩu, cân đối và đề xuất tiến độ
sử dụng các lô hàng cùng loại, từ đó chủ động báo cáo việc xác định tỷ lệ thu hồi các loại hàng trước khi sản xuất