Nhưng sau khi phẫu thuật, sự tái phát và hình thành liên tục của tinh thể sỏi trên các ca bệnh sỏi bàng quang dẫn đến việc có thể phải phẫu thuật nhiều lần làm ảnh hưởng tới sức khỏe của
Trang 1BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI BÀNG QUANG TRÊN CHÓ
Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ DIỆU MAI Lớp: DH07DY
Ngành: Dược Thú Y Niên khóa: 2007- 2012
Tháng 08/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
******
BÙI THỊ DIỆU MAI
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI BÀNG QUANG TRÊN CHÓ
Khóa luận được đề trình để cấp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y
Giáo viên hướng dẫn
TS Võ Thị Trà An BSTY Vũ Kim Chiến
Tháng 08/ 2012
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: BÙI THỊ DIỆU MAI
Tên khóa luận: “CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI BÀNG QUANG TRÊN CHÓ”
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày…tháng…năm…
Giáo viên hướng dẫn
TS Võ Thị Trà An
Trang 4 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Tiến sỹ Võ Thị Trà An và Bác sỹ thú y Vũ Kim Chiến đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và đưa ra những lời khuyên cũng như cung cấp tài liệu quý báu
để tôi có thể hoàn thành đề tài này
Chân thành cảm ơn
Ban Lãnh Đạo Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm và Điều trị thuộc Chi cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh, các anh chị Bác sỹ thú y tại Trạm đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp
Cảm ơn
Bạn bè, những người đã nhiệt tình giúp đỡ, quan tâm và động viên tôi trong suốt thời gian qua
Trang 5TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài "Chẩn đoán và điều trị sỏi bàng quang trên chó" được thực hiện tại Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm và Điều trị thuộc chi cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 13/2/2012 đến ngày 13/6/2012
Quá trình khảo sát ghi nhận có 334 trường hợp chó bị bệnh trên đường tiết niệu Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là bệnh viêm bàng quang với 147 ca (chiếm 44,01%) và sỏi bàng quang với 103 ca (chiếm 30,84%)
Tổng số chó bị sỏi bàng quang được mang tới khám và điều trị tại Trạm là 103
ca (chiếm 30,84%) Trong đó có 91 ca (chiếm 88,35%) thực hiện theo phương pháp
cũ tại Trạm và 12 ca (chiếm 11,65%) thực hiện điều trị và phòng ngừa theo phác đồ Kết quả điều trị khỏi trung bình là 95,14% Tỷ lệ khỏi bệnh theo phương pháp
cũ tại Trạm là 95,14% ca bệnh Đối với 12 ca sỏi được thực hiện theo phác đồ, chúng tôi thực hiện 8 trường hợp bị sỏi urate (chiếm 66,67%), 3 trường hợp bị sỏi struvite (chiếm 25%) và 1 trường hợp bị sỏi calcium oxalate (chiếm 8,33%) Tỷ lệ khỏi trong 12 ca này được ghi nhận là 91,67%
4 ca bệnh được đưa ra theo dõi và điều trị đều chưa giải quyết được triệt để sỏi bàng quang trong thời gian 4 tháng thực hiện 3 trường hợp được điều trị theo phác
đồ có sẵn đều có những dấu hiệu chuyển biến tích cực đáng ghi nhận và 1 trường hợp thực hiện theo phương pháp mổ lấy sỏi mà không áp dụng phòng ngừa
Trang 6MỤC LỤC
TRANG TỰA i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
LỜI CẢM TẠ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT xi
DANH SÁCH BẢNG xiii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH .xii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Yêu cầu 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Đặc điểm sinh lý chó 3
2.1.1 Thân nhiệt 3
2.1.2 Tần số hô hấp (nhịp thở) 3
2.1.3 Nhịp tim 3
2.1.4 Trưởng thành sinh dục và chu kỳ lên giống 3
2.1.5 Thời gian mang thai và số con đẻ trong một lứa 4
2.2 Hệ tiết niệu 5
2.3 Bàng quang 5
2.4 Bệnh lý sỏi bàng quang 6
2.5 Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán bệnh đường tiết niệu 7
2.5.1 Định nghĩa siêu âm 7
2.5.2 Đọc và phân tích hình ảnh siêu âm 7
2.5.2.1 Hình bờ 7
2.5.2.2 Hình cấu trúc 7
2.5.2.3 Độ hồi âm 7
2.5.2.4 Mật độ của mô 8
Trang 72.5.3 Các hiện tượng hay gặp trong siêu âm 8
2.5.3.1 Bóng âm 8
2.5.3.2 Sự hồi âm mạnh 8
2.5.3.3 Sự tăng âm 9
2.5.3.4 Sự giảm âm 9
2.5.3.5 Hiện tượng dội lại (Đa âm phản hồi) 9
2.5.4 Các bước tiến hành siêu âm 9
2.5.4.1 Chuẩn bị thú 9
2.5.4.2 Tư thế thú trong siêu âm đường tiết niệu 9
2.5.4.3 Động tác quét đầu dò 10
2.5.4.4 Động tác lia đầu dò 10
2.5.4.5 Phương pháp siêu âm thận 10
2.5.4.6 Phương pháp siêu âm bàng quang 12
2.5.5 Hình ảnh siêu âm bình thường của thận 12
2.5.6 Hình ảnh siêu âm bình thường của bàng quang 12
2.6 Xét nghiệm nước tiểu trong chẩn đoán bệnh đường tiết niệu 13
2.6.1 Xét nghiệm nước tiểu 13
2.6.2 Phương pháp lấy mẫu nước tiểu 14
2.6.2.1 Thu thập tự nhiên 14
2.6.2.2 Chọc dò bàng quang 15
2.6.2.3 Thông niệu đạo 15
2.6.3 Các thông số kiểm tra nước tiểu 16
2.6.3.1 Tính chất lý hóa của nước tiểu 16
2.6.3.2 Tính chất sinh hóa của nước tiểu 17
2.6.4 Thay đổi về sinh hóa trên nước tiểu của một số bệnh trên đường tiết niệu 19
2.7 Các loại sỏi phổ biến trên chó 20
2.7.1 Sỏi struvite 20
2.7.2 Sỏi calcium oxalate 22
2.7.3 Sỏi urate 23
Trang 82.7.4 Sỏi cystine 25
2.8 Những nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài 26
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 27
3.1 Thời gian và địa điểm 27
3.2 Đối tượng khảo sát: 27
3.3 Nội dung 27
3.3.1 Ghi nhận các trường hợp bệnh lý trên đường tiết niệu 27
3.3.2 Điều trị, phòng ngừa tái phát trên một số ca bệnh sỏi bàng quang dựa theo phác đồ có sẵn 27
3.3.3 Yêu cầu 27
3.4 Phương pháp thực hiện 28
3.4.1 Qui trình thực hiện 28
3.4.2 Ghi nhận các trường hợp bệnh trên đường tiết niệu 28
3.4.3 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng bệnh sỏi bàng quang 28
3.4.4 Phương pháp chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm trên thú bị sỏi bàng quang 29
3.4.5 Phương pháp xét nghiệm nước tiểu thú bị sỏi bàng quang 29
3.4.6 Phương pháp phẫu thuật sỏi bàng quang 30
3.4.7 Phác đồ điều trị sỏi bàng quang 30
3.4.7.1 Sỏi struvite 30
3.4.7.2 Sỏi calcium oxalate 31
3.4.7.3 Sỏi cystine 32
3.4.7.4 Sỏi urate 33
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Ghi nhận các trường hợp bệnh lý trên đường tiết niệu 34
4.2 Kết quả chẩn đoán sỏi bàng quang 35
4.2.1 Tỷ lệ % ca bệnh sử dụng theo phương pháp tại Trạm và theo phác đồ 35
4.2.2 Tỷ lệ % loại sỏi bàng quang trong số ca bệnh điều trị theo phác đồ 35
4.3 Kết quả điều trị các ca sỏi bàng quang 36
Trang 94.3.1 Tỷ lệ % hiệu quả của tổng số ca bệnh sỏi bàng quang được điều trị 36
4.3.2 Tỷ lệ % hiệu quả ca bệnh điều trị theo phương pháp tại Trạm 36
4.3.3 Tỷ lệ % hiệu quả ca bệnh điều trị theo phác đồ 37
4.4 Điều trị và theo dõi một số ca bệnh sỏi bàng quang trên chó 37
4.4.1 Ca bệnh 1 (cô Vân, quận 7) 37
4.4.1.1 Thông tin ca bệnh 37
4.4.1.2 Kết quả chẩn đoán 38
4.4.1.3 Thảo luận 41
4.4.2 Ca bệnh 2 (chị Thảo, quận 4) 42
4.4.2.1 Thông tin vật nuôi 42
4.4.2.2 Kết quả chẩn đoán 42
4.4.2.3 Thảo luận 48
4.4.3 Ca bệnh 3 (chị Nhung, quận Tân Bình) 49
4.4.3.1 Thông tin vật nuôi 49
4.4.3.2 Kết quả chẩn đoán 49
4.4.3.3 Thảo luận 53
4.4.4 Ca bệnh 4 (Hồng, quận 7) 53
4.4.4.1 Thông tin vật nuôi 53
4.4.4.2 Kết quả chẩn đoán 53
4.4.4.3 Thảo luận 57
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
5.1 Kết luận 58
5.2 Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 10DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT AHA aceohydroxamic
2-MPG 2-mercaptopropionylglycine
Trang 11DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó bình thường 4
Bảng 3.1 Sơ đồ qui trình thực hiện đề tài 28
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bệnh trên đường tiết niệu 34
Bảng 4.2 Tỷ lệ % ca bệnh sử dụng theo phương pháp tại Trạm và theo phác đồ 35
Bảng 4.3 Tỷ lệ % loại sỏi bàng quang trong số ca bệnh điều trị theo phác đồ 36
Bảng 4.4 Tỷ lệ % hiệu quả của tổng số ca bệnh sỏi bàng quang được điều trị 36
Bảng 4.5 Tỷ lệ % hiệu quả ca bệnh điều trị theo phương pháp tại Trạm 37
Bảng 4.6 Tỷ lệ % hiệu quả ca bệnh điều trị theo phác đồ 37
Trang 12DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 4.1 Hình ảnh siêu âm bàng quang chó Ki khi mang tới phòng khám 38
Hình 4.2 Hình ảnh siêu âm bàng quang chó Ki sau 2 tháng điều trị 41
Hình 4.3 Hình ảnh siêu âm bàng quang chó Ty bị sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo trước khi phẫu thuật 43
Hình 4.4 Hình ảnh siêu âm bàng quang chó Ty sau 1 tháng điều trị 46
Hình 4.5 Hình ảnh siêu âm bàng quang chó Ty sau khi điều trị 2 tháng điều trị 47
Hình 4.6 Hình ảnh siêu âm bàng quang chó Ty sau khi điều trị 3 tháng điều trị 48
Hình 4.7 Hình ảnh siêu âm bàng quang chó Pessi trước khi điều trị 50
Hình 4.8 Hình ảnh siêu âm bàng quang chó Pessi sau 1 tháng điều trị 52
Hình 4.9 Hình ảnh siêu âm bàng quang chó Pessi sau 2,5 tháng điều trị 52
Hình 4.10 Hình ảnh siêu âm bàng quang chó Su trước khi phẫu thuật 54
Hình 4.11 Hình ảnh siêu âm bàng quang chó Su sau 2,5 tháng điều trị 56
Trang 13Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật về nhiều mặt đã đem lại những lợi ích to lớn cho đời sống con người Lĩnh vực thú y cũng không ngoại lệ với xu thế ngày càng được nâng cao và phát triển Việt Nam tuy cũng có những đầu
tư ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến nhưng so với các nước khác trên thế giới (đặc biệt là các nước phương Tây) đã có những bước nhảy vọt trong nghiên cứu và ứng dụng thú y khoa hàng chục thập niên qua thì tại Việt Nam hiện nay mới chỉ là ban đầu
Các bệnh lý trên đường tiết niệu cũng được quan tâm với nhiều nhóm bệnh
lý khác nhau Trong đó, sỏi bàng quang được nhắc đến khá phổ biến Nhưng sau khi phẫu thuật, sự tái phát và hình thành liên tục của tinh thể sỏi trên các ca bệnh sỏi bàng quang dẫn đến việc có thể phải phẫu thuật nhiều lần làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thú Điều này khiến các nhà khoa học tìm tòi những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn phòng ngừa sỏi dựa trên nguyên nhân hay đặc điểm của từng loại sỏi Thế nhưng hiện nay các biện pháp điều trị và phòng ngừa sỏi bàng quang không hề đơn giản diễn ra trong “ngày một ngày hai” mà là cả một quá trình điều trị với thời gian rất dài Quá trình này diễn ra ít nhất từ 4 – 6 tháng hoặc phải điều trị và theo dõi liên tục trong suốt cuộc đời con thú Các thuốc dùng trong điều trị có tác dụng làm tan sỏi hay ngăn ngừa sự hình thành sỏi hoặc không làm gia tăng kích thước sẵn
có của viên sỏi có sẵn trong bàng quang
Ở Việt Nam, mặc dù cũng đã có rất nhiều nghiên cứu sỏi bàng quang trên thú
từ lâu nhưng khi áp dụng những nghiên cứu đó vào trong cuộc sống thì không dễ dàng Lí do được đưa ra nhiều nhưng chủ yếu là do tâm lý hay ý thức của người
Trang 14Việt nuôi thú cưng trong nhà chưa được quan tâm đúng mức Mặt khác, do việc điều trị và phòng ngừa diễn ra trong thời gian khá dài làm cho chủ nuôi có tâm lí e ngại Ngoài ra, các cán bộ thú y tại địa phương cũng như người dân cũng chưa có sự kết hợp chặt chẽ trong việc quan tâm theo dõi và điều trị bệnh cho thú Điều này làm cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn Tại Việt Nam hiện nay, phương pháp phẫu thuật để loại bỏ sỏi được coi như là phương pháp duy nhất khi thực hiện điều trị
Trong luận văn này, chúng tôi muốn đưa thử nghiệm điều trị và phòng ngừa sỏi bàng quang theo các phác đồ đã được sử dụng từ lâu trên thế giới, vào một số chó bị bệnh sỏi bàng quang Sau đó chúng tôi tiếp tục theo dõi đánh giá kết quả, tìm xem những ưu điểm cũng như nhược điểm khi sử dụng cách điều trị này Để về sau những tư liệu của chúng tôi có thể là những tư liệu cơ sở cho các nghiên cứu khác cũng như có thể áp dụng hỗ trợ khi điều trị trong thực tiễn
Được sự đồng ý của bộ môn Nội Dược, Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và Chi cục Thú y TP.HCM dưới sự hướng dẫn của TS Võ
Thị Trà An, BSTY Vũ Kim Chiến chúng tôi thực hiện đề tài “Chẩn đoán và điều trị sỏi bàng quang trên chó” tại Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm và Điều trị thuộc
Chi cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh, số 151, đường Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11, TP Hồ Chí Minh
1.2 Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang theo phác đồ góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu xây dựng sâu rộng trong ngành Thú Y trong điều trị chó mèo
1.3 Yêu cầu
Ghi nhận trường hợp bệnh lý trên đường tiết niệu và sỏi bàng quang
Phân biệt sỏi bàng quang dựa vào xét nghiệm cặn nước tiểu
Điều trị sỏi bàng quang dựa vào các phác đồ dựa trên phân loại sỏi có sẵn
Ghi nhận kết quả điều trị sỏi bàng quang
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý chó
2.1.1 Thân nhiệt
Ở loài chó, nhiệt độ trực tràng trung bình 38,9oC, nhưng biến động trong khoảng 37,9oC – 39,9oC Thân nhiệt chó thấp vào ban đêm và sáng sớm, sau đó lại tăng trong ngày Chó nhỏ có thân nhiệt biến động nhiều hơn chó lớn (Trần Thị Dân, Dương Nguyên Khang, 2007) Mùa hè thân nhiệt có thể tăng lên 0,2oC, mùa đông
có thể giảm 0,2oC Khi hoạt động nhiều thân nhiệt có thể tăng lên 0,5oC
2.1.2 Tần số hô hấp (nhịp thở)
Tần số hô hấp trên loài chó thay đổi theo độ tuổi Thông thường đối với chó con, nhịp thở trung bình là 20 – 25 lần/phút và ở chó trưởng thành là 14 – 18 lần/phút Tần số hô hấp trên chó cũng thay đổi khi nhiệt độ thay đổi Khi trời lạnh (mùa đông) có thể giảm 5 nhịp và tăng lên 5 nhịp khi trời nóng (mùa hè) Đặc biệt, khi hoạt động mạnh tần số hô hấp có thể tăng lên 10 – 20 lần/phút
2.1.3 Nhịp tim
Nhịp tim bình thường trên chó con 110 – 120 lần/phút, chó trưởng thành (giống nhỏ) vào khoảng 80 – 120 lần/phút và chó lớn (giống to) là 70 – 90 lần/phút Tương tự như tần số hô hấp, nhịp tim trên chó có thể giảm 5 nhịp khi trời lạnh (mùa đông) và tăng 5 nhịp khi trời nóng (mùa hè) Khi chó hoạt động mạnh, nhịp tim có thể tăng 10 – 20 lần/phút
2.1.4 Trưởng thành sinh dục và chu kỳ lên giống
Ở chó đực, tuổi trưởng thành sinh dục ở 7 – 10 tháng tuổi trong khi ở chó cái thì trưởng thành về thể chất và thành thục về tính dục ở lứa tuổi 8 – 10 tháng Ở tuổi
Trang 16này trên chó cái, buồng trứng bắt đầu hoạt động Sự hoạt động rụng trứng có chu kì
180 ngày Như vậy chó cái có 2 lần rụng trứng trong một năm
Sự hoạt động của chu kì sinh sản chó cái diễn ra như sau: chó cái sau khi thay
lông, thân thể béo khỏe rồi bắt đầu có hoạt động sinh dục Chó có kinh nguyệt và
kéo dài trong khoảng 9 – 16 ngày Thời gian động dục từ 10 – 12 ngày, giai đoạn
thích hợp cho sự phối giống từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 sau khi xuất hiện dấu
hiệu có kinh
2.1.5 Thời gian mang thai và số con đẻ trong một lứa
Chó cái mang thai 60 ngày, có thể cộng trừ 3 ngày khi đẻ Số con đẻ ra trong
một lứa tùy thuộc vào giống lớn hay nhỏ và một số yếu tố khác, khoảng từ 3 – 5 con
trong 1 lứa
Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó bình thường
Chỉ tiêu Thông số biến thiên Đơn vị
Trang 172.2 Hệ tiết niệu
Hệ thống tiết niệu là hệ thống đào thải những chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của cơ thể tạo ra Đây là đường bài tiết chính của cơ thể Những chất cặn bã trong cơ thể sẽ được dẫn đến thận bằng con đường máu, tại đây thận sẽ lọc các cặn
bã để tạo thành nước tiểu Nước tiểu được đưa theo đường dẫn tiểu để ra ngoài Đường dẫn tiểu gồm có bồn thận, ống dẫn tiểu, bàng quang và ống thoát tiểu Ống dẫn tiểu sẽ dẫn nước tiểu từ thận ra, chứa ở bàng quang và sau đó sẽ thải ra ngoài qua ống thoát tiểu (Lâm Thị Thu Hương, 2005)
Hệ tiết niệu có thể chia thành hai phần là đường tiết niệu trên và đường tiết niệu dưới Đường tiết niệu trên gồm có thận và niệu quản (là những ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) Đường tiết niệu dưới gồm có bàng quang và niệu đạo (là những ống được bao quanh bởi tuyến tiền liệt của con đực)
2.3 Bàng quang
Bàng quang là túi chứa nước tiểu từ hai ống dẫn tiểu đổ vào có một số đặc điểm đặc biệt phù hợp với chức năng co dãn để tích lũy nước tiểu và sau đó thải nước tiểu ra ngoài Bàng quang có cấu tạo là một túi cơ, có kích thước rất thay đổi tùy thuộc vào lượng nước tiểu chứa bên trong Nếu bàng quang rỗng thì có dạng hình quả lê, nằm co hoàn toàn trong xoang chậu Nếu bàng quang chứa đầy nước tiểu thì có dạng hình bầu dục, phần sau nằm cố định trong hố chậu, phần trước tự do
có thể lấn khối ruột đi vào trong xoang bụng Cổ bàng quang là phần cố định ở phía sau, liên hệ với ống thoát tiểu và hai ống dẫn tiểu Mặt lưng của bàng quang nằm trên sàn xoang chậu Mặt trên tiếp xúc trực tràng và đoạn xuống của kết tràng, đoạn cuối tiếp xúc ống dẫn tinh, túi tinh nang ở chó đực, tiếp xúc với thân tử cung, âm đạo ở chó cái Tam giác bàng quang là vùng được giới hạn từ cổ bàng quang đến chỗ đi vào 2 niệu quản Bàng quang được cố định nhờ 3 dây chằng là dây chằng giữa và hai dây chằng bên Dây chằng giữa nối phần trước bàng quang đến cạnh trước xoang chậu và kéo dài đến tận rốn Dây chằng bên có vết tích của hai động mạch rốn khi còn là bào thai (Phan Quang Bá, 2004)
Trang 18Thành bàng quang có 3 lớp là lớp mô liên kết bên ngoài, lớp giữa gồm 2 lớp
cơ trơn: cơ dọc và cơ chéo Riêng phần cổ bàng quang có một lớp cơ vòng rất mạnh gọi là cơ vòng bàng quang Lớp niêm mạc mỏng, màu nhạt và có nhiều nếp nhăn khi bàng quang rỗng Bàng quang là nơi dự trữ nước tiểu và cũng là nơi điều khiển việc thải nước tiểu nhờ vào tác động của hệ thần kinh và cấu trúc cơ vòng cổ bàng quang (Trích dẫn liệu Đào Thị Thúy Hà, 2010)
2.4 Bệnh lý sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang là các khoáng chất hình thành những khối đá nhỏ trong bàng quang Sỏi thường tròn, ít khi xù xì, góc cạnh, có loại bé như hạt ngô cũng có loại lớn như quả trứng gà hay nắm tay Thường sỏi là một viên, đôi khi lại nhiều hơn Sỏi nằm lại trong bàng quang làm niêm mạc bàng quang bị tổn thương, viêm đỏ hay phù nề Lâu dần gây viêm loét niêm mạc bàng quang dẫn đến viêm hở ở lớp cơ và lớp mỡ quanh bàng quang Hậu quả là dung tích bàng quang bị thu nhỏ, sức chứa
giảm làm giảm khả năng bài tiết của hệ thống tiết niệu
Sỏi bàng quang phát triển khi nước tiểu trong bàng quang trở nên cô đặc, gây
ra kết tinh khoáng chất trong nước tiểu Sự cô đặc hay tù đọng nước tiểu thường là kết quả của một tuyến tiền liệt mở rộng, dây thần kinh thiệt hại hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn Sỏi bàng quang không luôn luôn gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng và đôi khi được phát hiện trong các kiểm tra cho các vấn đề khác Khi triệu chứng xảy ra, có thể từ đau bụng đến máu trong nước tiểu
Theo Nguyễn Như Pho (1995), nguyên nhân hình thành sỏi là do các yếu tố như tinh thể khoáng trong nước tiểu bị bão hòa do số lượng khoáng chất vượt quá giới hạn, các chất dần dần tích tụ thành viên sỏi Các chất khoáng phổ biến ở gia súc
là magnesium, phosphorus, calcium và ammonia
Các tinh thể khoáng chất lắng đọng tập trung vào một nhân protein và mucoprotein (<5% thành phần sỏi) Còn lại là các vi lượng như urate, kim loại kiềm, flour…
Khẩu phần và cách thức cho ăn uống có thể làm thay đổi độ pH nước tiểu, lượng nước tiểu hay khả năng cô đặc làm cho nước tiểu bị bão hòa
Trang 192.5 Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán bệnh đường tiết niệu
2.5.1 Định nghĩa siêu âm
Siêu âm là một phương pháp khảo sát hình ảnh học bằng cách cho một phần của cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể Siêu âm không sử dụng các phóng xạ ion hóa (như X – quang) Do hình ảnh siêu
âm được ghi nhận theo thời gian thực nên nó có thể cho thấy hình ảnh cấu trúc và
sự chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể kể cả hình ảnh dòng máu đang chảy trong các mạch máu
Sóng âm là hiện tượng vật lý trong đó năng lượng được dẫn truyền dưới dạng dao động của các phần tử vật chất
Đơn vị đo lường của sóng âm là Hz (Hertz) Trong ghi hình siêu âm y học biến thiên từ 1 MHz đến 12 MHz Tần số biểu thị số chu kỳ chấn động trong một giây (1MHz = 1 mêga Hertz = 1 triệu chấn động trong một giây) (Trích dẫn liệu Nguyễn Huyền Trân, 2010)
2.5.2 Đọc và phân tích hình ảnh siêu âm
2.5.2.1 Hình bờ
Là liên bề mặt giới hạn giữa hai môi trường đặc có cấu trúc âm khác nhau như gan, thận phải, lách thận trái, khối u đặc nhu mô bình thường Cũng có thể là cấu trúc lỏng hoặc khối u bình thường hay bệnh lý như: thành bàng quang, thành túi mật,
u nang…
2.5.2.2 Hình cấu trúc
Hình cấu trúc được phân biệt thành nhiều loại gồm: cấu trúc đặc có hồi âm đồng nhất (nhu mô phủ tạng đặc) hoặc không đồng nhất (nhu mô bệnh lý phủ tạng đặc), cũng có thể là cấu trúc lỏng rỗng có hồi âm bình thường (bàng quang, túi mật) hoặc bệnh lý (u nang, ổ máu tụ, thận ứ nước) Như vậy, siêu âm phân biệt được cấu trúc choán chỗ
2.5.2.3 Độ hồi âm
Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998), độ hồi âm, đôi khi gọi tắt là echo, phản ánh đặc trưng của cơ quan phản xạ lại sóng siêu âm Người ta phân biệt độ hồi
Trang 20âm thành ba mức độ: hồi âm dày (hồi âm cao, hyperechoic) cho hình ảnh sáng trên hình siêu âm (hồi âm của xương, chủ mô…), hồi âm kém (hồi âm thấp, hypoechoic) cho hình ảnh tối trên hình siêu âm (hồi âm của mô, của dịch mủ ), hồi âm trống (không có hồi âm, sonolucent) cho hình ảnh đen trên hình siêu âm (hồi âm của dịch)
Độ hồi âm trên máy siêu âm phản ánh độ sáng hay tối của hình quan sát được Trên máy siêu âm đều có thang độ xám chuẩn, nhờ vậy ta có thể ước lượng được sự thay đổi nếu có
2.5.2.4 Mật độ của mô
Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998), căn cứ vào độ hồi âm ta có thể ước lượng được tổn thương ở dạng đặc hay lỏng Gồm 3 loại: tính chất đặc (hồi âm bên trong đồng nhất hoặc không đồng nhất), tính chất dịch (nang), tính chất hỗn hợp, có phần đặc – có phần dịch
Trên thực tế nhiều khi bản chất mô đặc nhưng có độ hồi âm rất kém – gần như trống (ví dụ, hạch lymphoma) hay ngược lại, là chất dịch mủ nhưng độ hồi âm lại rất dày (ví dụ, abscess gan do vi trùng) Do đó, cần dựa thêm vào nhiều yếu tố khác
2.5.3.2 Sự hồi âm mạnh
Mô xương, vôi có độ cản âm rất lớn nên khi gặp loại mô này hầu hết sóng siêu
âm đều bị phản xạ ngược trở lại Trên ảnh siêu âm, mô này cho hình ảnh có độ hồi
âm rất dày (rất sáng) ví dụ như sỏi (Nguyễn Thu Liên và cộng sự, 1998)
Trang 212.5.3.3 Sự tăng âm
Tăng âm là hiện tượng chùm tia siêu âm đi qua môi trường có độ cản âm thấp (ví dụ như nang) thì phần sâu sẽ nhận được nhiều tín hiệu siêu âm hơn chung quanh (Nguyễn Thu Liên và cộng sự, 1998)
2.5.3.5 Hiện tượng dội lại (Đa âm phản hồi)
Hình ảnh xuất hiện trên màn hình siêu âm là một loạt hình ảnh giả của mặt phân cách với những khoảng cách đều nhau phía sau mặt phân cách thật với kích thước và độ hồi âm nhỏ dần (Trích dẫn liệu Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002)
2.5.4 Các bước tiến hành siêu âm
2.5.4.1 Chuẩn bị thú
Để dễ dàng cho việc siêu âm, cần cho thú nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước khi thực hiện thao tác Cho thú uống nước (khoảng dưới 0,5 lít) trước khi siêu âm khoảng 30 phút đến 1 giờ để tạo được lượng nước tiểu vừa đủ trong bàng quang Tiếp theo là cạo lông vùng bụng và bôi gel dẫn âm
2.5.4.2 Tư thế thú trong siêu âm đường tiết niệu
Tư thế nằm ngửa: tư thế này được xem là chuẩn mực cho khám nghiệm siêu
âm bụng phù hợp với tình trạng sinh lý cơ thể, cho phép sự giãn cơ và làm dẹt lại khoang bụng, từ tư thế này có thể bộc lộ hầu hết các phủ tạng trong ổ bụng
Ở tư thế nghiêng phải và nghiêng trái: lúc này mặt phẳng vành của cơ thể vuông góc với mặt giường Trong một số trường hợp cần thiết phải khám ở tư thế đứng
Tiến hành siêu âm ở tư thế thú đứng, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng tùy trường hợp Tuy nhiên, tư thế nằm ngửa là tư thế được sử dụng phổ biến và thích hợp cho hầu hết trường hợp siêu âm (Trích dẫn liệu Nguyễn Đoan Trang, 2006)
Trang 222.5.4.3 Động tác quét đầu dò
Được liên tưởng như động tác sử dụng chiếc quạt tay Khi chiếc quạt chuyển động nhờ lắc cổ tay thì mặt phẳng của chiếc quạt sẽ làm nên hình khối dạng kim tự tháp Tương tự như vậy, thay vì giữ đầu dò cố định ở một vị trí và ta sẽ chỉ nhận được thông tin trên một mặt phẳng cắt của đầu dò, việc quét đầu dò giúp nhận được lượng thông tin từ nhiều mặt cắt Nhờ đó, có thể thăm dò không những toàn bộ khối thể tích mô trong khoảng thời gian ngắn mà còn nhận được thông tin về mối liên hệ trong không gian ba chiều của các thành phần trong cơ quan đang thăm dò
2.5.4.4 Động tác lia đầu dò
Nhược điểm của phần lớn thiết bị siêu âm ngày nay là chỉ tạo trường khảo sát nhỏ và giới hạn Để khắc phục nhược điểm này, ngoài động tác quét người ta có thể dùng động tác lia đầu dò sang hai phía mặt cắt (nghĩa là hướng chuyển động của đầu dò lúc này vuông góc với hướng chuyển động của động tác quét) để mở rộng diện khảo sát đối với đầu dò loại rẽ quạt và cong, còn đối với đầu dò thẳng thì di chuyển trượt đầu dò sang hai phía
2.5.4.5 Phương pháp siêu âm thận
Tại sụn mấu kiếm, di chuyển đầu dò về phía phải Dùng gan làm cửa sổ siêu
âm để đánh giá độ hồi âm của thận phải Sau khi có cái nhìn tổng quát thận phải, di chuyển đầu dò về phía trái và dùng lách làm cửa sổ siêu âm cho thận trái Để tiện cho việc quan sát, nghiên cứu và định vị chính xác bệnh tích, cần chú ý 5 đường cắt
b) Vỏ thận liền sau bao thận, có độ hồi âm hỗn hợp, mịn và đồng nhất Độ hồi âm của vỏ thận ngang bằng hoặc giảm âm hơn độ hồi âm của gan nhưng lại tăng âm hơn độ hồi âm của lách
Trang 23c) Tủy thận có độ hồi âm kém, đôi khi không thấy hồi âm (echo trống)
d) Xoang thận ở trung tâm quả thận, có độ hồi âm rất tăng, gần như bằng bao thận
Đường cắt lưng bên của mặt cắt dọc giữa thận
Hình ảnh siêu âm của mặt cắt này gần giống hoàn toàn mặt cắt dọc giữa thận tức là cũng có đường bao thận bên ngoài và cấu trúc tăng âm và vùng vỏ thận có độ hồi âm đồng nhất Tuy nhiên, ta cũng quan sát thấy sự khác biệt giữa vùng tủy thận
Đường cắt ngang qua cực trên thận
Đây là đường cắt ngang Để có được đường cắt này, thú được đặt nằm ngửa hoặc nghiêng sang phải hoặc trái tùy bên thận muốn khảo sát Trên hình siêu âm, cực trên thận có hình oval hoặc hình tròn Những cấu trúc được mô tả trên mặt cắt dọc (bao thận, vỏ thận, tủy thận, xoang thận) cũng được nhận thấy ở mặt cắt này Đường cắt ngang qua rốn thận
Trên đường cắt này, thận được nhận thấy trên hình siêu âm có hình chữ C
Vỏ thận, tủy thận, xoang thận, mỡ quanh xoang thận, bể thận, các mạch máu
và niệu quản có thể được thấy rõ trên mặt cắt này Đường viền hồi âm cho thấy lưng
và bụng của bể thận và mạch máu tỏa ra từ xoang trung tâm đến vỏ thận Đường kẽ này được dùng đánh giá mức độ giãn của bể thận, một số tắc nghẽn của hệ thống mạch máu và hệ thống thoát tiểu
Đường cắt ngang qua cực dưới thận
Trang 24Tương tự như đường cắt ngang qua cực trên thận nhưng ở vị trí phần dưới của thận Ứng dụng mặt cắt ngang trên thận và dưới thận để định vị bệnh một cách chính xác hơn (Trích dẫn liệu Nguyễn Huyền Trân, 2009)
2.5.4.6 Phương pháp siêu âm bàng quang
Trong siêu âm bàng quang cần chú ý các mặt cắt sau đây
Mặt cắt ngang
Mặt cắt ngang của bàng quang căng là cấu trúc dịch không hồi âm Có dạng hình vuông (khi mặt cắt gần đáy bàng quang) hoặc dạng hình tròn (khi mặt cắt gần với đỉnh bàng quang) Thành bên tương ứng với bó cơ thắt lưng chậu
Mặt cắt dọc
Mặt cắt dọc của bàng quang có dạng hơi giống hình tam giác Đỉnh tam giác trên hình siêu âm ứng với đỉnh bàng quang
2.5.5 Hình ảnh siêu âm bình thường của thận
Bao thận tạo hình ảnh đường bờ phân tách chủ mô thận với các tổ chức xung quanh Có bản chất là mô liên kết – xơ nên bao thận tạo một mặt hồi âm mảnh, tạo một đường viền mảnh – sắc nét – trơn láng – đều đặn với độ hồi âm tăng rất sáng
Vỏ thận liền sau bao thận, thuộc dạng hồi âm hỗn hợp, cho hình ảnh mịn và đồng nhất Tủy thận – tháp thận có độ hồi âm rất giảm, đôi khi giảm đến mức gần như không có hồi âm Xoang thận là một vùng hồi âm trung tâm sáng, có độ tăng âm giảm hơn so với rìa của các tổ chức (Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002)
Độ hồi âm từ dày đến kém: Xoang thận – Vỏ thận – Tủy thận
2.5.6 Hình ảnh siêu âm bình thường của bàng quang
Thành bàng quang có ba lớp hồi âm riêng biệt:
a) Lớp trong cùng có hồi âm tăng Lớp này rất mỏng tương ứng với mặt phẳng phân cách giữa bề mặt niêm mạc và môi trường nước tiểu trong lòng bàng quang b) Lớp giữa hơi giảm hồi âm so với lớp trong cùng
c) Lớp ngoài cùng có hồi âm tăng
Trang 25Khi bàng quang căng đầy nước tiểu thì không có hồi âm Khi bàng quang xẹp, các nếp gấp trên thành bàng quang sẽ xuất hiện làm bề dày thành bàng quang tăng (Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002)
2.6 Xét nghiệm nước tiểu trong chẩn đoán bệnh đường tiết niệu
2.6.1 Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là phân tích nước tiểu Phương pháp này có thể cho thấy
rõ bệnh lý, xét nghiệm nước tiểu là một phần trong xét nghiệm thường qui khi kiểm tra sức khỏe Xét nghiệm nước tiểu bao gồm quan sát đại thể nước tiểu (coi màu sắc nước tiểu), xét nghiệm nước tiểu bằng các que nhúng và xét nghiệm vi thể nước tiểu (a) Xét nghiệm đại thể nước tiểu: là quan sát trực tiếp trên nước tiểu, xem số lượng, màu sắc nước tiểu đỏ, đục, lợn cợn…
(b) Xét nghiệm nước tiểu bằng que nhúng: đây là xét nghiệm có tính chất định lượng giúp trả lời có hay không có bất thường khi thử bằng que nhúng, xét nghiệm này làm trong vòng một phút Màu sắc thay đổi thể hiện trên que nhúng sẽ được đọc bằng cách so sánh với màu chuẩn qui định trên mẫu Xét nghiệm bằng que thử có thể được sử dung để xác định độ pH của nước tiểu, độ đậm đặc của nước tiểu, đạm, đường, cetone, nitrite, heroin, thử thai và xác định có tính chất ước lượng số bạch cầu có trong nước tiểu
(c) Xét nghiệm vi thể nước tiểu: là xét nghiệm nước tiểu dưới kính hiển vi Xét nghiệm này đòi hỏi phải có kính hiển vi Mẫu nước tiểu được lấy và mang đến phòng xét nghiệm, lấy một giọt nước tiểu nhỏ lên lam kính để quan sát Trước tiên nước tiểu được cho li tâm sau đó xem dưới kính hiển vi tìm các tinh thể, trụ niệu, tế bào vẩy, vi trùng và các tế bào khác
Rất nhiều bệnh được phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu Những thông số hóa
lý đo được sẽ cho phép xác định nguyên nhân và vị trí mắc bệnh Tuy nhiên, để có một kết quả xét nghiệm chính xác các bác sĩ phải lấy nước tiểu đúng cách
Mẫu nước tiểu đòi hỏi phải sạch, tươi Mẫu này cho phép thực hiện các xét nghiệm thường quy như test nhanh bằng que nhúng (dipsticks), kiểm tra đạm niệu hay các thành phần khác như hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu, các tinh thể phosphat,
Trang 26oxalate calcium… Khi có nghi ngờ bệnh lý chuyên khoa, có thể phải lấy mẫu nước tiểu với những qui trình riêng để đáp ứng được các nhu cầu xét nghiệm cần thiết (Trích dẫn liệu Đào Thị Thúy Hà, 2010)
2.6.2 Phương pháp lấy mẫu nước tiểu
Ta lấy mẫu nước tiểu trong trường hợp nghi ngờ thú có nhiễm trùng trên đường tiểu do nước tiểu ở thú bình thường thì vô khuẩn Khi nước tiểu có xuất hiện
vi khuẩn thì đó là dấu hiệu thú bị bệnh Cho nên, mẫu nước tiểu cần phải lấy từ thú chưa điều trị kháng sinh để có kết quả tốt nhất Sau khi đã lấy được mẫu nước tiểu cần bảo quản ngay dưới điều kiện vô trùng rồi nhanh chóng gửi mẫu tới phòng thí nghiệm Nếu chưa gửi được ngay thì giữ mẫu không quá 24 giờ ở nhiệt độ 4oC Nên cho thú uống ít nước để có mẫu nước tiểu cô đặc
2.6.2.1 Thu thập tự nhiên
Quy trình thu thập mẫu nước tiểu có thể thực hiện được bởi chủ nuôi Phương pháp này có một số bất lợi như trong mẫu nước tiểu có thể chứa những tế bào, vi khuẩn, mảnh vỡ từ niệu đạo mà không phải từ bàng quang Trong trường hợp cần xác định protein niệu hay mủ để kiểm tra thì phải dùng phương pháp phân tích từ bàng quang hay thông niệu đạo là tốt nhất Nếu không lấy được hoặc không lấy đủ lượng nước tiểu cần thiết, phải đưa lọ đựng nước tiểu cho chủ nuôi và hưóng dẫn một cách tỉ mỉ như sau:
Lấy một chén cạn với kích thước vừa đủ để đón dòng chảy của nước tiểu Chén này phải được rửa sach bằng xà phòng và để khô tự nhiên, không dùng khăn lau Mang theo chén và dẫn chó đi dạo một vòng Đối với chó đực, khi thú chuẩn bị giơ chân lên thì đặt chén xuống dưới để thu lấy nước tiểu Nếu là chó cái, khi thấy thú ngồi xuống thì nhẹ nhàng đặt chén giữa hai chân để thu thập Lưu ý là phải lấy nước tiểu giữa dòng để có kết quả tốt nhất Sẽ phải mất nhiều lần mới có thể lấy được nước tiểu đạt yêu cầu nên chủ nuôi phải thật kiên nhẫn khi lấy mẫu Khi đã thu được thì gửi ngay đến phòng chẩn đoán xét nghiệm, nếu chưa mang lên ngay thì đặt nó trong bịch nilon và để trong tủ lạnh để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và đem đến phòng chẩn đoán xét nghiệm trong vòng 24 giờ
Trang 27Việc lấy mẫu nước tiểu nhờ chủ nuôi còn gặp nhiều khó khăn do chủ nuôi không kiên nhẫn hoặc cách lấy mẫu không đúng kỹ thuật nên ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm nước tiểu
2.6.2.2 Chọc dò bàng quang
Đây là phương pháp tốt nhất để có thể lấy được mẫu nước tiểu có chất lượng, không bị tạp nhiễm Tuy nhiên, thao tác lấy nước tiểu bằng phương pháp này khó thực hiện hơn các phương pháp khác, gây đau đớn cho thú và có khả năng để lạ nhiễm trùng từ vết thương xuyên qua thành bụng tới bàng quang của thú
Đầu tiên, xác định vị trí của bàng quang căng đầy nước tiểu Sát trùng vết đâm kim ở trên khớp xương mu 2cm Dùng kim với kích cỡ phù hợp đâm một vết nghiêng 45o so với mặt phẳng bụng để vết thương có thể tự đóng kín lại khi rút kim
ra Sau đó, lấy syringe để rút nước tiểu từ bàng quang ra Khi lấy mẫu nước tiểu, ta
bỏ đi 20 ml nước tiểu đầu và tiếp tục rút 20 ml nước tiểu sau để làm mẫu
Kỹ thuật này có thể áp dụng trên thú với cả tư thế nằm ngửa hay đứng Lưu ý khi thực hiện thao tác này, ta nên dùng kim đâm xuyên qua thành bụng hay một bên
để tránh rủi ro đâm trúng mạch máu lớn ở bụng và những tổn thương đường niệu
2.6.2.3 Thông niệu đạo
Thông niệu đạo là phương pháp rất phổ biến đôi khi lại rất cần thiết khi chẩn đoán điều trị bệnh trên đường niệu chó Đặc biệt, trên những thú bị sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo thường có triệu chứng bí tiểu trong vòng một vài ngày trước khi chủ nuôi phát hiện dấu hiệu bất thường Lúc này biện pháp thông niệu đạo được sử dụng để can thiệp đưa lượng nước tiểu lớn bị kẹt trong bàng quang ra ngoài Bên cạnh đó, khi cần lấy một lượng nước tiểu để làm mẫu xét nghiệm thì phương pháp này rất thích hợp để có một mẫu xét nghiệm đạt yêu cầu và là phương pháp ít gây tổn thương trên niệu đạo
Đối với thú đực, ta thông bằng ống nhựa có kích cỡ phù hợp với niệu đạo của thú đem thông Nếu thú đem đi thông là thú cái, ta sử dụng dụng cụ mỏ vịt để tìm lỗ niệu và đưa ống thông vào trong niệu đạo Khi thực hiện các thao tác phải nhẹ nhàng, khéo léo để ít gây tổn thương trên niệu đạo thú
Trang 282.6.3 Các thông số kiểm tra nước tiểu
2.6.3.1 Tính chất lý hóa của nước tiểu
2.6.3.1.1 Khối lượng
Nước tiểu của chó thải lượng nước tiểu 0,2 – 2,5 l/ngày, có màu vàng nhạt, để lâu có lắng cặn Lượng nước tiểu thải ra có liên quan mật thiết đến chức năng thận, tim, phổi và quá trình ra mồ hôi Nếu con vật đi tiểu ít, lượng nước tiểu ít, thường thấy ở các bệnh sốt cao, viêm thận cấp tính, bệnh ra nhiều mồ hôi, nôn mửa, ỉa chảy nặng, mất máu Nếu con vật đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu tăng có thể do dịch viêm thẩm xuất hấp thu, kỳ tiêu tan trong viêm phổi thùy, viêm thận mãn tính
2.6.3.1.2 Màu sắc
Nước tiểu bình thường của chó có màu vàng tươi Nước tiểu biến đổi màu sắc tùy theo tình hình của bệnh Ngoài ra, màu sắc của nước tiểu bị ảnh hưởng bởi thuốc như uống antipirin làm nước tiểu có màu đỏ, uống satonin nước tiểu màu vàng đỏ, tiêm xanh methylen thì nước tiểu có màu xanh
2.6.3.1.3 pH
Bình thường pH nước tiểu của chó có tính hơi acid khoảng 6 – 7 pH nước tiểu được quyết định bởi sự điều hòa nồng độ bicarbonate và ion H+ trong ống thận pH nước tiểu thường chịu ảnh hưởng của thức ăn hằng ngày Con vật ăn nhiểu protein thì nước tiểu có pH acid Ngược lại, ăn nhiều ngũ cốc hoặc cỏ thì nước tiểu trung tính hoặc hơi kiềm Đo nước tiểu rất có lợi vì pH thay đổi liên quan đến những bất thường trong cơ thể (Trích dẫn liệu Đào Thị Thuý Hà, 2010)
2.6.3.1.4 Độ nhớt
Nước tiểu khai do lên men ure thành ammoniac có thể nước tiểu bị tắc ở bàng quang (bệnh liệt bàng quang, tắc niệu đạo) Nước tiểu thối do viêm bàng quang hoại thư
2.6.3.1.5 Độ trong
Quan sát nước tiểu trong bình thủy tinh Nước tiểu của chó khỏe trong, không lắng cặn Nếu đục, lắng cặn là triệu chứng của bệnh Khi đó trong nước tiểu có
Trang 29nhiều niêm dịch, các tế bào hồng cầu, các tế bào thượng bì, các mảnh tổ chức, căn bệnh làm nước tiểu đục
2.6.3.1.6 Tỷ trọng
Tỷ trọng nước tiểu của chó nằm khoảng 1,020 – 1,050 Khi tỷ trọng nước tiểu tăng có nghĩa là do nước tiểu đặc do thiếu nước vì gia súc ra nhiều mô hôi, nôn mửa, viêm thận cấp, suy tim và viêm thẩm xuất Nếu tỷ trọng nước tiểu giảm là do nước tiểu loãng vì thức ăn nhiều nước, viêm thận mãn tính Đánh giá tỷ trọng có giá trị lâm sàng bởi vì tỷ trọng nước tiểu không bình thường do những thay đổi về môi trường sống
2.6.3.2 Tính chất sinh hóa của nước tiểu
2.6.3.2.1 Các chất bình thường không có trong nước tiểu
Albumin niệu giả do viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo
Để phát hiện albumin niệu thật, albumin niệu giả cần xét nghiệm cặn nước tiểu
và kết hợp với bệnh cảnh Bệnh lan tràn từ thận đến bể thận, bàng quang gây albumin niệu thì gọi là albumin niệu hỗn hợp
Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thú mang thai có thể liên quan đến các chứng như thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận
2.6.3.2.1.2 Hồng cầu và huyết sắc tố (hemoglobin)
Trong nước tiểu có hồng cầu thì gọi là huyết niệu, có huyết sắc tố - huyết sắc
tố niệu
Huyết niệu khi ở thận, bể thận, ống thận, bàng quang, niệu đạo tổn thương xuất huyết Huyết niệu do thận: vỡ thận, viêm thận cấp tính Huyết niệu do bể thận: sỏi bể thận giun thận, viêm bể thận xuất hiện Huyết niệu do bàng quang như viêm
Trang 30bàng quang, sỏi bàng quang, loét niệu đạo, viêm niệu đạo chảy máu… Để chẩn đoán phân biệt cần xét nghiệm cặn nước tiểu
2.6.3.2.1.5 Bilirubin niệu (BIL)
Thành phần này là dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật Bình thường không có bilirubin niệu trong nước tiểu Đây là sản phẩm được tạo thành từ
sự thoái hóa của hồng cầu Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân Bilirubin bình thường không có trong nước tiểu Nếu như bilirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn
2.6.3.2.1.6 Bạch cầu
Bình thường bạch cầu trong nước tiểu là âm tính Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, thú có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được) Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số bạch cầu đã chết và thải ra đường tiểu Cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm
Trang 312.6.3.2.1.8 Urobilinogen
Bình thường không có urobilinogen trong nước tiểu Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn
2.6.3.2.1.9 Cặn nước tiểu
Cặn hữu cơ: tế bào thượng bì thận, bể thận, ống thận, tế bào thượng bì bàng quang, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, trụ niệu
Cặn vô cơ: calcium carbonate (CaCO3), muối phosphate (Mg3(PO4)2,
Ca3(PO4)2), amoni magnesium phosphate (NH4MgPO4.H2O), amoni urate, calcium oxalate, calcium phosphate, acid uric, muối urate
2.6.3.2.2 Các chất bình thường có trong nước tiểu
Các chất này luôn ở trong một giới hạn nhất định, ra ngoài giới hạn đó là bệnh
lý Lượng ure giảm trong suy thận, tăng trong ăn nhiều thịt và một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lượng acid uric tăng trong bệnh gout
2.6.3.2.3 Phương pháp xét nghiệm
Quan sát bằng mắt các chỉ tiêu màu sắc, mùi, độ đục Sau đó sử dụng bằng giấy thử Multiple reagent strips for urinalysis của công ty Bayer và đọc bằng máy
so màu tự động Clinitex
Kiểm tra cặn nước tiểu bằng cách cho nước tiểu vào máy ly tâm với tốc độ
3000 vòng/phút trong 5 phút, gạt bỏ phần nước nổi và dùng tay búng lên thành ống
ly tâm để trộn đều cặn Sau đó nhỏ 1 giọt thuốc nhuộm Steiheiner Malbin Staining lên mỗi giọt cặn trên lame và đậy lamelle lại Mẫu được xem dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 400 và 1000 Ghi nhận sự xuất hiện các loại cặn có trong nước tiểu
2.6.4 Thay đổi về sinh hóa trên nước tiểu của một số bệnh trên đường tiết niệu
Khi chó bị nhiễm trùng phần trên đường tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu thường phát hiện máu, mủ, protein, vi khuẩn và bạch cầu bị bong tróc ở một vài loại
Trang 32Trong trường hợp chó bị nhiễm trùng phần dưới đường tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu thường thấy hồng cầu, bạch cầu, tế bào mủ, protein, có thể có vi khuẩn Còn trong trường hợp chó bị sỏi tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu phát hiện máu và tinh thể niệu, các loại khoáng cấu tạo nên tinh thể, mủ, protein và vi khuẩn
2.7 Các loại sỏi phổ biến trên chó
Thành phần hóa học của sỏi phụ thuộc vào sự mất cân bằng hóa học của nước tiểu Bốn dạng sỏi hay gặp là sỏi struvite, sỏi calcium oxalate, sỏi acid uric, và sỏi cystine
2.7.1 Sỏi struvite
Sỏi struvite (MgNH4PO4.6H2O) là một trong những cặn vô cơ được tìm thấy ở đường niệu chó Báo cáo của Đại học California (1995) cho thấy có khoảng 66% sỏi trên đường niệu chó cấu tạo một phần hoặc hoàn toàn là struvite Ở Thụy Điển (1990 – 1997), người ta phân tích 3366 mẫu sỏi thì có đến 43% tổng số các mẫu là sỏi struvite Sỏi có cấu tạo hoàn toàn là struvite không chiếm phổ biến bởi hầu hết chúng đều chứa một lượng nhỏ calcium phosphate và đôi khi là ammonium urate
Sự bão hòa magnesium ammonium phosphate là điều kiện tiên quyết để hình thành sỏi struvite Ngoài ra, còn vài yếu tố khác như là sự nhiễm trùng đường niệu, nước tiểu chó kiềm, chế độ ăn, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân hình thành sỏi
Có vài nghiên cứu đưa ra giả thiết rằng chế độ ăn cùng yếu tố trao đổi chất gây ra việc hình thành lượng lớn sỏi struvite Kinh nghiệm từ nghiên cứu lâm sàng ở Đại học Khoa học Nông Nghiệp Thụy Điển cho thấy sỏi struvite có thể hình thành trong
vòng khoảng một tháng khi đường niệu bị nhiễm trùng do vi khuẩn Staphylococci
Sỏi nhiễm khuẩn được hình thành khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm (viêm bàng quang) dẫn đến làm mất cân bằng các thành phần trong nước tiểu Vi khuẩn trong đường tiết niệu giải phóng các chất hóa học trung hòa bớt acid trong nước tiểu Khi nước tiểu kiềm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn và là điều kiện cho sỏi hình thành
Loại sỏi này sẽ bị tái hình thành lại sau khi phẫu thuật loại bỏ sỏi ra ngoài hoặc can thiệp bằng các giải pháp y khoa Tất cả các giống chó đều có khả năng
Trang 33mắc loại sỏi này Tuy nhiên, người ta thường tìm thấy loại sỏi này trên chó cái nhiều hơn là trên chó đực Sỏi struvite không tìm thấy trên chó con mặc dù người ta ghi nhận có trường hợp sỏi struvite do nhiễm trùng ở chó 2 tuần tuổi
Sỏi struvite có màu trắng hoặc hơi vàng được tìm thấy chủ yếu ở bàng quang
và đường niệu dưới Chúng có thể hình thành ở dạng một viên lẻ hay ở số lượng lớn Một nghiên cứu tại Mỹ thấy rằng khi dùng phương pháp phân tích thành phần sỏi struvite có 4 loại kết cấu chủ yếu Tác giả cũng kết luận sự xuất hiện của các thành phần lạ, rất nhỏ có liên hệ chặt chẽ với các thành phần cơ bản khác trong nước tiểu
để hình thành sỏi và rất có ý nghĩa trong việc xác định sự tác động qua lại giữa việc hình thành hay tan rã của sỏi
Điều trị và đề phòng:
Làm giảm sự tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu (trong trường hợp cần thiết); loại bỏ sỏi hiện có; điều trị tận gốc nhiễm trùng đường niệu; ngăn ngừa sự tái hình thành sỏi
Giải pháp y khoa:
Mục tiêu của việc giảm sự tập trung tinh thể struvite trong nước tiểu có thể ngăn ngừa sự phát triển tinh thể hay thậm chí làm tăng khả năng tan rã của sỏi Làm tăng khả năng hòa tan tinh thể hòa tan tinh thể sỏi trong nước tiểu bằng cách nước tiểu kiềm, ta dùng các chất acid để kiềm hóa nước tiểu lại Các chất dùng
ở đây là vitamin C, ammonium chloride, methionine với liều dùng thích hợp
Trị triệt để nhiễm trùng đường tiểu bằng các kháng sinh Do số lượng lớn men urease được tạo ra bởi nguồn vi khuẩn đường tiểu Men này làm nước tiểu chó bị acid và sẽ là cơ hội cho các tinh thể struvite hình thành Bởi vậy, trị triệt để vi khuẩn với tác nhân là thuốc kháng sinh phù hợp là rất quan trọng Theo những nghiên cứu trước đây, việc sử dụng cephalossporin có tác dụng hữu hiện trong việc tiêu diệt vi khuẩn Mặt khác, giảm việc tập trung tinh thể sỏi bằng cách sử dụng muối sodium
để kích thích sự khát nước Lúc này, chó bị sỏi sẽ uống nước nhiều hơn làm lượng nước tiểu gia tăng pha loãng hơn tinh thể sỏi đồng thời thải bớt một phần ra ngoài
Trang 34Theo dõi và kiểm tra sự tái hình thành sỏi sau mỗi 4 tuần bằng các xét nghiệm nước tiểu, siêu âm hay chụp X – quang
Chế độ ăn:
Nên hình thành công thức để giảm sự tập trung hình thành urea (được coi là chất nền của urease), phosphorus và magnesium trong nước tiểu Chế độ ăn này bao gồm giảm lượng protein trong thức ăn, giảm lượng phospho và magnesium Đồng thời bổ sung thêm một lượng NaCl vào thức ăn để kích thích sự khát nước Việc làm này không làm ảnh hưởng tới sức khỏe hay hoạt động bất thường của những cơ quan khác trên chó bị mắc sỏi
2.7.2 Sỏi calcium oxalate
Sỏi calcium oxalate là loại sỏi phổ biến nhất trên người tại các nước châu Âu Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy loại sỏi này ít phổ biến trên chó, chỉ chiếm khoảng 3-10% Từ những năm 1930 trở về trước, người ta cho rằng chế độ
ăn nghèo magnesium là nguyên nhân gây gia tăng sỏi
Tinh thể calcium oxalate hay calcium oxalate monohydrate hoặc calcium oxalate dihydrate có thể tìm thấy ở nước tiểu Nhưng khi xét nghiệm nước tiểu đôi khi chúng không xuất hiện, cho nên việc xác định calcium trong huyết thanh và sự tập trung parathormone có thể giúp sáng tỏ bệnh là cần thiết
Sỏi calcium oxalate phổ biến trên chó cái (70%) hơn chó đực và hầu hết là chó lớn tuổi Sỏi có thể nằm ở bất cứ chỗ nào trên đường niệu chó với nhiều kích cỡ khác nhau từ vài milimet đến vài centimet Sự tái phát lại bệnh là rất phổ biến Vài cuộc khảo sát cho thấy có đến hơn 50% trường hợp tái lại sỏi calcium oxalate trong
3 năm sau khi phẫu thuật loại bỏ sỏi Không giống như các loại sỏi struvite, urate hay cystine thì calcium oxalate tạo thành khi nước tiểu chưa bão hòa Phẫu thuật
loại bỏ sỏi là phương pháp duy nhất để loại bỏ sỏi ra khỏi đường niệu
Khoảng 85% thành phần của loại sỏi này là calcium Nguyên nhân hay gặp nhất là do hàm lượng calcium trong nước tiểu quá cao (hypercalciumuria) Lượng calcium vượt quá mức thường được thải qua nước tiểu Calcium kết hợp với các
Trang 35chất thải khác hình thành sỏi Nếu hàm lượng citrate thấp và hàm lượng oxalate, acid uric cao, lượng nước tiểu giảm sẽ là các điều kiện thuận lợi để sỏi hình thành Calcium có thể kết hợp với oxalate hình thành calcium oxalate hoặc kết hợp với phosphate hình thành calcium phosphate Trong đó calcium oxalate hay gặp hơn Sỏi calcium phosphate thường thấy ở những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa hay rối loạn hormone do bệnh cường cận giáp (hyperparathyroidism) và hiện tượng nhiễm toan ống thận Hiện tượng tăng hấp thu calcium ở đường tiêu hóa, tăng hàm lượng hormon tuyến cận giáp và rối loạn lọc trong thận dẫn đến làm tăng calcium trong nước tiểu Hiện tượng tăng độ acid ống thận (thường do di truyền làm thận không
có khả năng bài tiết các acid) làm giảm citrate nước tiểu và độ acid tổng số dẫn đến hình thành sỏi
Chế độ ăn phù hợp với khuyến cáo việc sử dụng giới hạn sodium trong trường hợp hạn chế hình thành sỏi calcium oxalate bởi khi có một lượng sodium cao, thận
sẽ có chức năng tăng bài tiết calcium
2.7.3 Sỏi urate
Sỏi urate không xuất hiện phổ biến trên chó, chỉ chiếm khoảng 2 – 8% và được biết đến nhiều là ammonium acid urate (hay còn gọi ammonium urate) Sỏi được tạo ra bởi sodium acid urate và acid uric nhưng không phổ biến
Loại sỏi này có thể tìm thấy trên nhiều loài khác nhau, phổ biến nhất là trên giống Dalmaltian Trên chó đực khả năng bị mắc loại sỏi này cao hơn chó cái (70%)
và phần lớn nằm ở độ tuổi từ 3-6 năm tuổi Khả năng tái phát sỏi này là khá cao với
tỉ lệ 33 – 50% trên tất cả các giống
Nếu làm lượng acid trong nước tiểu cao hay acid được bài tiết quá nhiều, acid uric có thể không được hòa tan hoàn toàn dẫn đến hình thành sỏi Ngoài ra sự hoạt động bất thường của gan cũng có thể đưa tới việc hình thành sỏi urate, đặc biệt là ammonium urate Chức năng bất thường của gan có liên hệ với việc giảm chuyển đổi acid uric thành allton và ammonia thành urea
Trang 36Sỏi urate thường có bề mặt trơn láng, dạng hình tròn hay oval Trên loài Dalmantian chúng thường xuất hiện tại bàng quang Ammonium acid urate có khả năng cản quang rất kém nên rất khó để tìm loại sỏi này bằng phương pháp X-quang Yếu tố quan trọng tiềm tàng cho sỏi ammonium tập hợp thành một khối phải
kể đến là sự gia tăng bài tiểt ở thận và sự tập trung acid uric hay ammonia trong nước tiểu, pH nước tiểu thấp, sự hiện diện của chất hoạt hóa hình thành tinh thể ammonium urate và sự vắng mặt của các chất ức chế hình thành tinh thể ammonium Giải pháp y khoa:
Yếu tố tiềm tàng nguy hiểm trong việc hình thành và phát triển sỏi urate bao gồm: chức năng thận gia tăng bài tiết và sự tập trung của acid uric hay ammonia trong nước tiểu, pH nước tiểu acid, có sự hiện diện của các chất làm kích thích gia tăng hình thành tinh thể ammonium urate và không có sự hiện diện của các chất ức chế hình thành các tinh thể sỏi
Lời khuyến cáo trong việc điều trị và ngăn ngừa hình thành sỏi bao gồm chế
độ ăn hợp lý, cho uống thuốc có chất ức chế xanthine oxidase, kiềm hóa nước tiểu, tiêu diệt hay kiểm soát mầm mống nhiễm trùng đường niệu nếu cần thiết
Chất ức chế xanthine oxidase là allopurinol có khả năng ngăn chặn và ức chế hoạt động của men xanthine oxidase Theo cơ chế này, sự giảm hình thành sản phẩm là acid uric bằng việc hạn chế sự chuyển đổi hypoxanthine thành xanthine và
từ xathine thành acid uric Trong vòng vài ngày, kết quả sẽ là sự giảm bớt sự tập trung của acid uric trong huyết thanh và nước tiểu
Kiềm hóa nước tiểu là việc làm cần thiết để hạn chế phát triển tinh thể sỏi Ion ammonium xuất hiện dưới dạng kết tủa trong nước tiểu thú và cần phải được sử dụng thuốc kiềm hóa nước tiểu như là sodium bicarbonate hoặc potassium citrate Mục đích điều trị bằng cách kiềm hóa nước tiểu là đưa pH nước tiểu về khoảng 7,0 Liều dùng tùy thuộc vào từng trường hợp
Chế độ ăn hợp lý sẽ làm giảm khả năng tập trung hình thành các tinh thể sỏi ammonium hay urate Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng protein trong khẩu phần ăn có thể giảm lượng bài tiết acid uric tới mức tối thiểu và bổ sung chất