Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng nhiễm bệnh Marek trên trại gà chủ yếu là không tiêm phòng vaccin 100 %, không đảm bảo tốt vấn đề an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm như không đạ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH BỆNH MAREK TRÊN MỘT SỐ TRẠI GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM VÀ GÀ TA NUÔI
CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI
Sinh viên thực hiện : BÙI HỮU DŨNG
Tháng 08/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
Giảng viên hướng dẫn
ThS NGUYỄN THỊ THU NĂM
Tháng 08/2012
Trang 3ii
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Để đạt được những kết quả hôm nay, ngoài sự phấn đấu của bản thân, tôi không thể quên ơn nghĩa to lớn của ba mẹ, anh chị, thầy cô và bạn bè … đã dành cho tôi những tình cảm cao quý nhất
Tôi chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi - Thú Y
Qúy Thầy Cô Bộ Môn Vi Sinh và Truyền Nhiễm
Đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Năm và các cô Nguyễn Thị Phước Ninh, Lâm Minh Thuận đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Anh Lê Trần Thái Anh (công ty thuốc thú y Viphavet), anh Phan Tấn Thạch (công ty TNHH Thủy Hoàn Kim), anh Tùng (công ty Virbac), anh Séc (công ty Cargill) đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Cảm ơn đến
Toàn thể các bạn lớp Thú Y 33 và các bạn bè thân thiết đã hết lòng động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn tất luận văn tốt nghiệp
Trang 5Về tình hình chăn nuôi gà
Kết quả điều tra có 91,12 % các trại gà đẻ thương phẩm được nuôi theo phương thức công nghiệp và 8,98 % theo phương thức bán công nghiệp Trong khi
đó, có 18 % các trại gà ta nuôi công nghiệp và 82 % nuôi bán công nghiệp
Qua đợt khảo sát, chúng tôi nhận thấy có 100 % trại gà đẻ thương phẩm và
84 % trại gà ta có tiêm vắc xin phòng bệnh này
Nhận thức của người chăn nuôi về các vấn đề an toàn sinh học như sử dụng vắc xin phòng bệnh, sử dụng con giống an toàn, các biện pháp vệ sinh thú y hay có tiêm phòng vắc xin quản lý đàn là có thực hiện nhưng chưa mang tính tổng thể và toàn diện
Trang 6Bệnh tích khối u trên gan là 100 %, lách là 80 %, dạ dày tuyến là 60 %; thận, tim, da là 40 % và phổi, ruột, cơ, dây thần kinh là 20 %
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng nhiễm bệnh Marek trên trại gà chủ yếu
là không tiêm phòng vaccin (100 %), không đảm bảo tốt vấn đề an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm như không đạt thời gian trống chuồng tối thiểu 2 tuần, chưa
thực hiện tốt nguyên tắc “cùng đầy chuồng - cùng trống chuồng” cũng như việc
phun thuốc sát trùng định kỳ ở các trại chăn nuôi…
Trang 7vi
MỤC LỤC
Lời tựa i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ii
Lời cảm tạ iii
Tóm tắt iv
Mục lục vi
Danh sách các chữ viết tắt ix
Danh sách các bảng x
Danh sách các hình xi
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Lịch sử bệnh 3
2.2 Căn bệnh 4
2.2.1 Phân loại và hình thái 4
2.2.2 Kháng nguyên 5
2.2.3 Sức đề kháng 5
2.3 Dịch tễ học 6
2.3.1 Loài mắc bệnh 6
2.3.2 Chất chứa căn bệnh 7
2.3.3 Đường xâm nhập 7
2.3.4 Cơ chế sinh bệnh 7
2.4 Triệu chứng 8
2.4.1 Thể mãn tính 8
Trang 82.4.2 Thể cấp tính 10
2.5 Bệnh tích đại thể 11
2.5.1 Thể mãn tính 11
2.5.2 Thể cấp tính 11
2.6 Bệnh tích vi thể 12
2.7 Chẩn đoán 12
2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng 12
2.7.2 Chẩn đoán cận lâm sàng 13
2.7.2.1 Giới thiệu phương pháp PCR (Polymerase chain reaction) 14
2.7.2.2 Nguyên tắc chung 14
2.7.2.3 Các giai đoạn của phản ứng PCR 14
2.7.2.4 Thành phần phản ứng PCR 16
2.7.2.5 Ưu và nhược điểm của kỹ thuật PCR 17
2.7.2.6 Kiểm tra kết quả PCR 18
2.7.3 Chẩn đoán phân biệt 19
2.8 Phòng bệnh 20
2.9 Sơ lược về các loại vắc xin phòng Marek trên thị trường hiện nay 21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 24
3.1 Thời gian và địa điểm 24
3.1.1 Thời gian 24
3.1.2 Địa điểm 24
3.2 Đối tượng khảo sát 24
3.3 Vật liệu khảo sát 24
3.4 Nội dung khảo sát 24
3.5 Phương pháp khảo sát 25
3.5.1 Thực hiện điều tra 25
3.5.2 Khảo sát bệnh tích đại thể 25
3.6 Chỉ tiêu điều tra 26
Trang 9viii
3.8 Xử lý thống kê 27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Kết quả khảo sát tình hình chăn nuôi 28
4.2 Kết quả khảo sát vấn đề an toàn sinh học ở các trại 31
4.3 Kết quả điều tra về tình hình bệnh Marek 35
4.3.1 Điều tra chung 35
4.3.1.1 Hồi cứu bệnh Marek ở các trại 36
4.3.1.2 Thực trạng chủng ngừa Marek 36
4.3.1.3 Số trại đang có biểu hiện lâm sàng nghi bệnh Marek 36
4.3.2 Kết quả khảo sát triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên các ca bị bệnh Marek 38
4.3.2.1 Triệu chứng bệnh Marek 38
4.3.2.2 Bệnh tích bệnh Marek 40
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng nhiễm bệnh Marek ở các trại 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
5.1 Kết luận 49
5.2 Đề nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 53
Trang 10DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN: Công Nghiệp
BNNPTNT: Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn
MATSA: Marek’s Disease Tumor-associated Surface Antigen
Meq: Marek’s ECoQ
Trang 11x
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phân biệt bệnh Marek và Lymphoid Leucosis 19
Bảng 3.1 Số trại được khảo sát 25
Bảng 3.2 Số mẫu xét nghiệm bệnh Marek bằng kỹ thuật PCR 26
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát một số đặc điểm về tình hình chăn nuôi của trại 28
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát quy mô trại của gà đẻ thương phẩm và gà ta nuôi CN 30 Bảng 4.3 Kết quả khảo sát tình hình vệ sinh thú y của 67 trại 32
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát việc thực hiện cùng đầy chuồng - cùng trống chuồng ở gà đẻ thương phẩm và gà ta nuôi CN 33
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát thực trạng bệnh Marek ở các trại 45
Bảng 4.6 Kết quả xét nghiệm bệnh Marek bằng kỹ thuật PCR 37
Bảng 4.7 Kết quả khảo sát triệu chứng lâm sàng bệnh Marek ở các trại 38
Bảng 4.8 Tần số xuất hiện khối u trên các cơ quan khi mổ khám bệnh tích của 5 ca bệnh 40
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các ca bệnh 47
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu trúc của virus Marek 4
Hình 2.2 Cơ chế sinh bệnh của virus Marek 8
Hình 2.3 Gà có triệu chứng bị liệt (a) và bán liệt (b) 9
Hình 2.4 Mống mắt đổi màu, con ngươi teo nhỏ 10
Hình 2.5 Dây thần kinh đùi sưng to 11
Hình 2.6 Khối u trên cơ quan nội tạng 11
Hình 2.7 Nguyên tắc của PCR… ……… 15
Hình 2.8 Marek’s Disease Vắc xin Serotype 3 15
Hình 2.9 Nobilis Riamavac Serotype 1 23
Hình 4.1 Mô hình trại gà đẻ 30
Hình 4.2 Mô hình trại gà ta 30
Hình 4.3 Úm gà chung với chuồng nuôi heo 35
Hình 4.4 Nuôi nhốt chung gà có lứa tuổi khác nhau 35
Hình 4.5 Gà gầy ốm, mặt mồng tái 39
Hình 4.6 Khối u ở gan 41
Hình 4.7 Biến đổi đại thể ở lách 41
Hình 4.8 Khối u ở tim 42
Hình 4.9 Dạ dày tuyến sưng lớn 43
Hình 4.10 Dạ dày tuyến viêm loét và sưng lớn 43
Hình 4.11 Khối u ở da 44
Hình 4.12 Khối u trên bề mặt cơ 44
Hình 4.13 Dây thần kinh đùi sưng lớn 45
Hình 4.14 Khối u ở ruột 46
Trang 13xii
Trang 14cả đàn gà Tỷ lệ hao hụt cao ở các cơ sở chăn nuôi tập trung do bệnh Marek Vì vậy, Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt Nam đã đưa vắc-xin Marek vào lịch tiêm phòng cho các đàn gà giống Giai đoạn từ 1993 trở đi, bệnh có chiều hướng giảm do
sử dụng vắc-xin và biện pháp vệ sinh phòng bệnh Những năm gần đây, ở hầu hết
các cơ sở mặc dù đã dùng vắc xin, song bệnh vẫn xuất hiện khoảng 3-5 % làm ảnh
hưởng đến chất lượng con giống” (Phan Văn Lục và ctv, 2008) Ngoài ra, bệnh còn gây chết trên nhiều trại gà đẻ và gà ta nuôi tập trung trên một số địa bàn Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Long An hay Tiền Giang Như vậy phải chăng đã xảy
ra hiện tượng giảm sự bảo hộ của các vắc xin hiện có? Hay trong môi trường đã có
sự xuất hiện của một chủng Marek nào khác? Hoặc là sự phối hợp giữa lịch tiêm phòng Marek và an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm chưa được đảm bảo là những câu hỏi mà người chăn nuôi lẫn người làm công tác thú y đang rất quan tâm
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về bệnh Marek cũng như có được cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng bệnh này trong những đàn gà đẻ thương phẩm và gà ta nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng như những thiệt hại của bệnh này đối với
người chăn nuôi, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tình hình bệnh Marek trên một số trại gà đẻ thương phẩm và gà ta nuôi công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai”
Trang 151.2.2 Yêu cầu
- Điều tra điều kiện chăn nuôi trên các trại gà đẻ thương phẩm và gà ta nuôi công nghiệp
- Ghi nhận triệu chứng lâm sàng trên đàn gà nghi ngờ có bệnh Marek
- Mổ khám quan sát và ghi nhận tỷ lệ xuất hiện bệnh tích Marek trên các cơ quan
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng bệnh Marek
Trang 16
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về căn bệnh đã có những tranh luận gay gắt giữa các trường phái khoa học kéo dài trong suốt mấy chục năm giữa 2 bệnh Marek cấp tính và bệnh Lymphoid Leucosis do đặc tính của khối u trong các cơ quan nội tạng có nhiều nét giống nhau về hình thái đại thể Theo Benton và Cover (trích dẫn bởi Lê Văn Năm 2003), đã quan sát thấy ở gà Broiler và gà dò hậu bị bị bệnh Marek rất trầm trọng và luôn ở thể có khối u nội tạng và lúc đó họ đã đặt tên cho bệnh với thuật ngữ mới là Leuco ác tính Ngoài những tác giả ở Anh, Mỹ đã đặt vấn đề về bệnh Marek cấp tính trong khi các thuật ngữ của bệnh Leuco cũng đang lưu hành rộng rãi
Do lúc bấy giờ các phương pháp về chẩn đoán phân biệt còn nhiều hạn chế khiến các tác giả của Mỹ quan niệm rằng Leuco ác tính và bệnh Marek chỉ là hai kiểu biểu hiện của cùng một bệnh Sở dĩ các tác giả người Mỹ đưa ra thuật ngữ này
Trang 17là vì với danh từ lymphomatosis có thể biểu hiện được cho tất cả khối u và các biến đổi ở hệ thần kinh, mắt, u nội tạng đều do tăng sinh của tế bào lympho kể cả ung thư xương Quan niệm như vậy vì các dạng khối u hoàn toàn giống nhau về hình thái học Đây cũng chính là quan điểm sai lầm về bệnh trong một thời gian dài
Theo tác giả Châu Âu thì Neurolymphomatosis và Leucosis lymphoid là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau khi họ dựa vào các đặc điểm dịch tễ bệnh, tuổi gà mắc bệnh, sự phân bố các biến đổi khối u trong các cơ quan nội tạng Campbell (1961) và Biggs (1967) tuyên bố rằng Neurolymphomatosis tập trung chủ yếu ở thần kinh còn Leucosis lymphoid chủ yếu ở gan và lách Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Châu Âu đã khẳng định sự khác nhau trong cấu trúc khối u Các tế bào lympho tăng sinh ở Neurolymphomatosis chủ yếu là đa nhân, đa hình thái còn ở Leucosis lymphoid chủ yếu là đơn nhân, đơn hình thái
Mãi cho đến năm 1962, tại hội nghị liên đoàn thế giới về chăn nuôi thú y gia cầm đã thống nhất đề nghị của Biggs là căn cứ vào mô tả của Marek (1907), Papenheime (1926) để nâng Neurolymphomatosis lên như một bệnh riêng biệt và bệnh được mang tên Marek, ông là người có công phát hiện mô tả bệnh lần đầu tiên
2.2 Căn bệnh
2.2.1 Phân loại và hình thái
Năm 1967, Biggs và Churchill đã xác định Marek là do một loại herpese virus typ B gây ra Đến 1969 thì Cook, Glasser và cộng sự đã chứng minh virus có cấu tạo AND và có vỏ bọc hình khối lục giác có 6 cạnh với 162 capsul Tóm tắt đặc điểm của MDV như sau:
Hình 2.1 Cấu trúc của virus Marek
(Baigent S.J and Davison F., 2004)
Trang 18Những kháng nguyên này tồn tại không chỉ ở trong bản thân virus mà còn tồn tại ở những tế bào sống chứa virus Marek (Marek’s Disease Virus – MDV) (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2010)
2.2.3 Sức đề kháng
MDV không có vỏ bọc tức virus chưa hoàn chỉnh do đó có sức đề kháng kém Chúng bị tiêu diệt ở môi trường pH dưới 5,5 hoặc cao hơn 8,4 và ở 560C chúng chết trong vài giây
MDV có vỏ bọc tức virus trưởng thành được thải ra với tế bào biểu bì nang lông có sức đề kháng cao dưới tác động bất lợi của các yếu tố lý hóa… Trong
chuồng trại chúng tồn tại 19-44 ngày, trong tế bào nang lông đã thoát ra khỏi cơ thể chúng tiếp tục sống 28-42 ngày, trong chất độn chuồng MDV tồn tại 28-112 ngày
và nếu ở nhiệt độ chuồng 25 0C, độ ẩm 65 -75 % chúng tồn tại trên 8 tháng Những muối của ammoniac, phenol không có khả năng tiêu diệt MDV Nhưng formalin 0,5
%, các chế phẩm 1 % iod thì có thể tiêu diệt chúng trong thời gian 5 phút cho đến 2 giờ
Trang 192.3 Dịch tễ học
2.3.1 Loài mắc bệnh
Trong thiên nhiên gà, gà tây, trĩ, vịt, thiên nga, ngỗng…đều cảm thụ với bệnh nhưng gà là loài cảm thụ mạnh nhất Trong đó, bệnh chủ yếu phát ra ở gà được thuần chủng, đặc biệt là gà được nuôi theo lối tập trung công nghiệp Nhiều tác giả
đã kết luận mức độ mẫn cảm của gà đối với virus Marek phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc tính di truyền của virus, tuổi gà, giới tính gà, giống gà, cuối cùng là độc lực của virus và phương pháp gây bệnh Năm 1968, Biggs và cộng sự đã chứng minh những dòng gà thuần có sức đề kháng bệnh Marek tốt hơn ở các thế hệ lai vì
tỷ số gà lai bị các khối u và triệu chứng thần kinh nhiều hơn gà thuần Cole
(1966-1968) cũng đã chứng minh bệnh Marek không những phụ thuộc vào giống gà mà còn phụ thuộc vào giới tính Trong cùng một đàn, một giống thì gà trống có sức chịu đựng cao hơn gà mái
Ở Việt Nam, sau nhiều năm nghiên cứu theo dõi bệnh Marek trên các giống
gà Rhoderi, Hybro, Leughor, Plymut và các con lai của chúng, Lê Văn Năm (2003)
đã thông báo gà Rhoderi x Ri có sức đề kháng tự nhiên tốt nhất trong khi đó Lơgo
và Hybro bị bệnh Marek và có số gà chết cao nhất
Về thời gian ủ bệnh thì hầu hết các chủng virus Marek gây bệnh có thời kì ủ
bệnh bình quân là 22-28 ngày, trừ một vài chủng có độc lực cực kì lớn và khi tiêm trực tiếp MDV vào tĩnh mạch thì bệnh có thể xảy ra sau 7-10 ngày Trong điều kiện
tự nhiên, bệnh thường quan sát thấy ở gà 3-5 tháng tuổi Ở thể cấp tính bệnh có thể
thấy ở tuổi gà sớm hơn Nhưng nếu bệnh ở dạng cổ điển thì thường thấy ở gà lớn hơn 6-8 tháng tuổi
Khả năng nhiễm bệnh virus Marek bị giảm rất nhanh với sự tăng lên của tuổi
gà Có rất nhiều nghiên cứu của Biggs, Callnek và công sự đã khẳng định gà mẫn
cảm nhất với Marek độ tuổi 1-30 ngày tuổi Họ đã chứng minh gà con một ngày tuổi mẫn cảm hơn 1000-10.000 lần gà 14-26 ngày tuổi (Lê Văn Năm, 2003)
Trang 202.3.2 Chất chứa căn bệnh
MDV tồn tại trong tế bào nang lông, sống dai hơn trong chất bài tiết của gà bệnh (Lê Hồng Mận, Trần Công Xuân, Lưu Kỷ và Trần Đức Tiến, 1999) Sự phát tán những tế bào này trong không khí làm lây lan bệnh Virus cũng được thải qua phân, chất độn chuồng Không thấy virus truyền qua phôi trứng
2.3.3 Đường xâm nhập
Qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất, virus phát tán trong không khí thông qua các tế bào nang lông còn nguyên vẹn do sự tiếp xúc giữa gà bệnh và gà khỏe, giữa gà và các phương tiện, dụng cụ trong chăn nuôi, kể cà con người Ngoài ra, còn phát tán thông qua đường tiêu hóa như thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm
2.3.4 Cơ chế sinh bệnh
Theo Trần Thanh Phong (1996), gà khỏe hít phải bụi bẩn có lẫn nang lông chứa virus Chúng sẽ định vị tại đường hô hấp, sau vài ngày, virus sẽ được bạch cầu trong hệ thống hô hấp tiếp nhận và vận chuyển đến tuyến ức và túi fabricius Tại đây, virus sẽ xâm nhiễm và phá hủy tế bào lympho B
Vào ngày thứ 5, do việc nhiễm, tế bào lympho B bị phá hủy, hệ miễn dịch của gà bắt đầu nhận ra và phản ứng chống lại virus, điều này lại làm cho sự tấn công xâm nhiễm virus càng mạnh hơn
Từ ngày 5 - 7, nhiều tế bào lympho T được sinh ra để đối phó nhưng chính
nó lại là tế bào đích của virus này và bị nhiễm virus một cách từ từ và dần trở thành
tế bào ung thư chứa virus
Từ ngày 7 - 14, qua đường máu các bạch cầu bị nhiễm virus sẽ đến các cơ
quan khác, đặc biệt là tại tế bào nang lông, tế bào thượng bì (da) Virus phân chia và hình thành những virion gây nhiễm đủ sức truyền lây bệnh cho những gà khác Sau ngày 14, sự suy giảm miễn dịch thường xuyên xuất hiện, sự phân chia tế bào T xảy ra nặng nề hơn
Trang 21Tuần thứ 4 - 5 sau khi bị nhiễm, những tế bào lympho xâm nhập thần kinh và
gà bại liệt
Tuần 5 - 6 sau khi nhiễm, trên gà bắt đầu hình thành khối u do sự biến đổi
nhanh chóng của tế bào lympho T thành tế bào ung thư
Hình 2.2 Cơ chế sinh bệnh của virus Marek
Thể thần kinh: Theo Lê Văn Năm (2003), thì tác giả thường quan sát thấy
các biểu hiện của thần kinh ngoại biên nhiều hơn là thần kinh trung ương Trong thực tế, các biểu hiện về thần kinh thường là không nổi bật vì quá trình dẫn đến các biểu hiện phải trải qua một thời gian dài, nếu chúng ta không chú ý quan sát kĩ sẽ dễ dàng bỏ qua các biểu hiện ban đầu Tuy nhiên các biểu hiện về thần kinh thì lại rất
Trang 22đặc trưng Đó là gà bị liệt hoặc bán bại liệt Lúc đầu, gà đi lại khó khăn, các ngón chân chụm lại với nhau, gà sã một trong cánh, sau đó nặng dần lên và liệt hoặc bán liệt Gà đi không cân đối loạng choạng thất thểu, lúc ngã bên này lúc ngã bên kia vì thế gà lười đi lại hay nằm hoặc hay ngồi bằng đầu gối Tư thế ngồi thường chụm các đầu ngón chân lại với nhau hoặc hay uốn duỗi một trong hai chân Khi nặng chân gà có thể bị liệt hoàn toàn, gà nằm với tư thế rất điển hình: một chân duỗi thẳng căng ra phía trước, chân còn lại duỗi căng ra phía sau, bàn chân sau ngửa lên trời Nhiều con chân bị choạc ra các phía, vì liệt gà đi lại không bình thường nên các cơ ngực, cơ đùi thường hay quan sát thấy các vết thương
Hình 2.3 Gà có triệu chứng bị liệt (a) và bán liệt (b)
(http://agriviet.com/nd/2788-benh-marek/) ( http://www.aquabird.com.vn/forum/showthread.php?t=80377&page=1)
Thông thường gà liệt hay bán liệt vẫn ăn uống bình thường Song vì không
có khả năng tự tìm kiếm thức ăn, nước uống nên chúng cứ gầy dần và chết vì đói và khát hoặc bị những con khác chèn đạp đến chết Một số khác cũng vì lí do trên sinh bệnh thứ phát và cũng chết vì bệnh thứ phát
Trang 23* Thể mắt: Một trong hai mắt, ít khi cả hai mắt con ngươi bị hẹp lại hoặc
biến dạng Con ngươi mắt có hình lá, hình sao, tam – tứ giác hoặc nhiều góc cạnh Theo Biggs và Payner thì thể mắt xảy ra ở gà lớn tuổi, thường là trên 134 ngày tuổi
Bình thường, mống mắt có màu da cam, đồng tử tròn to, ở gà con thì mống mắt có màu đen Khi bị bệnh thần kinh, thị giác mắt bị tổn thương không hoàn thành chức năng điều tiết dẫn đến đồng tử mắt bị biến đổi hay bị sưng, thủy tinh thể đục lại, mống mắt chuyển sang màu vàng lưu huỳnh và bị biến dạng hình sao
Hình 2.4 Mống mắt đổi màu, con ngươi teo nhỏ
(http://www.aquabird.com.vn/forum/showthread.php?t=80377&page=1).
2.4.2 Thể cấp tính
Ngày nay trong một cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp thì bệnh Marek xuất hiện ở cả hai thể mãn và cấp tính cùng lúc, trong đó thể cấp tính là thường gặp (Lê Văn Năm, 2003) Bệnh chủ yếu trên gà 6-9 tuần tuổi nhưng gà 3-4 tuần tuổi cũng bị bệnh Tỷ lệ chết cao hơn mãn tính 10-30%
Tất cả gà ốm và chết do Marek cấp tính đều có khối u nội tạng Gà ít có triệu chứng bệnh điển hình, gà thường chết đột ngột, gà suy yếu, liệt rồi chết (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2010) Gà chết nhiều lúc trước và sau khi đẻ vài ba tuần Khả năng
đẻ và tỷ lệ trứng giảm sút ghê gớm Nhiều khi hiện tượng giảm đẻ là hiện tượng đáng chú ý nhất vì các cán bộ kĩ thuật mất rất nhiều thời gian loay hoay tìm kiếm nguyên nhân khác mà ít khi cho đó là triệu chứng xấu của bệnh (Lê Văn Năm, 2003)
Trang 242.5 Bệnh tích đại thể
2.5.1 Thể mãn tính
Viêm tăng sinh dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh đùi, hông-chậu,
cánh… sưng to gấp 4-5 lần, mất vân óng ánh, có màu trắng đục và dễ đứt Mống
mắt viêm, con ngươi biến dạng Khối u trên các cơ quan nội tạng, da và cơ
Hình 2.5 Dây thần kinh đùi sưng to
Trang 251990 thì khối u xuất hiện trong rất nhiều cơ quan nội tạng khác nhau như: gan, lách, thận, tim, phổi, dạ dày tuyến, túi Fabricius, buồng trứng, tinh hoàn, ruột, cơ, mắt…
2.6 Bệnh tích vi thể
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2010), bệnh tích vi thể bệnh Marek có 3 dạng
sau:
* Dạng A: Khối u là sự tăng sinh của các tế bào bạch huyết, tế bào nguyên
thủy, tế bào lưới hoạt động và lympho bào Tế bào lympho có dạng to, nhỏ, trung
bình
* Dạng B: Gây viêm dây thần kinh, phù, tế bào schwann tăng sinh, tập trung
ở mức độ vừa và nhẹ của tương bào và tế bào lympho dạng nhỏ
* Dạng C: Xuất hiện những vùng nhỏ, tập trung nhẹ của tế bào lympho và
Đối với bệnh tích đại thể, cần đánh giá kĩ tình trạng các khối u ở da, mắt và u nội tạng Tuy nhiên tình trạng khối u cũng xuất hiện nhiều ở các bệnh khác nhau như Leucosis hay một bệnh nào khác Ngoài u ở da và mắt là hai biểu hiện đặc thù của Marek thì u ở gan, lách, phổi, tim, thận và cơ đùi, ngực là chỉ số u của Marek thì các chỉ số u ở ngoài gan, lách như u ở buồng trứng hay túi Bursa Fabricius thì có
Trang 26ở cả Marek và Leucosis Trong trường hợp này, việc cắt khối u ra sẽ thấy được hai điểm khác biệt nhau
Ở Marek: khối u không có ranh giới với tổ chức bình thường và lát cắt khô không đều màu, đôi khi có điểm hoại tử, tụ huyết hoặc xuất huyết Ở Leuco: khối u
có ranh giới rõ ràng với tổ chức còn lại và lát cắt khối u bóng láng, ướt đều màu, không có điểm hoại tử…Ngoài ra, khối u ở buồng trứng và túi Fabricius sẽ nhiều hơn ở các cơ quan khác
Đánh giá về bệnh tích vi thể thì những biến đổi lớn sẽ xuất hiện đặc thù ở các
tế bào khối u Đặc điểm chung là các tế bào đa nhân, đa hình thái và trong vùng có
tế bào u xuất hiện thì hầu như không có mao quản mà chỉ thấy tụ huyết hoặc xuất huyết hoặc thoái hóa hoại tử Xung quanh các tế bào u còn thấy các tế bào máu và thường gặp ở gan, buồng trứng, tủy xương, dạ dày tuyến nhưng ít thấy ở lách Đặc điểm nữa là khi xem xét cấu trúc tế bào u thường dễ thấy các cơ quan nội nhân và nội tế bào khi bệnh nặng còn quan sát được quá trình tự tạo các khổng bào, hiện tượng này thường gặp ở dạ dày tuyến, phổi, tinh hoàn và buồng trứng Riêng tuyến
ức và túi Fabricius ngoài những biến đổi trên còn kèm theo các giai đoạn thoái hóa
và hoại tử
2.7.2 Chẩn đoán cận lâm sàng
Theo Lê Văn Năm (2003), những khối u, dây thần kinh đùi, mắt gà bị
bệnh…được phân lập trên môi trường tế bào một lớp (tế bào thận gà, tế bào xơ phôi vịt) và phôi trứng gà 4-6 ngày tuổi là các phương pháp thường được sử dụng trong
chẩn đoán bệnh Marek
Để chẩn đoán nhanh bệnh Marek, ngày nay người ta thường sử dụng phương pháp huyết thanh học Xác định kháng nguyên bằng PCR hoặc sử dụng kính hiển vi điện tử Xác định kháng thể bằng các phương pháp như: kết tủa khuyếch tán trên thạch, miễn dịch huỳnh quang, ELISA hay phản ứng trung hòa
Trang 272.7.2.1 Giới thiệu phương pháp PCR (Polymerase chain reaction)
Phương pháp PCR (Polymerase chain reaction – phản ứng tổng hợp dây chuyền
nhờ polymerase) được phát minh bởi K.Mullis và cộng sự vào năm 1985 Đây là một phương pháp dùng để khuếch đại một đoạn gen mong muốn lên hàng triệu lần trong thời gian ngắn nhờ hoạt động của enzyme DNA polymerase và một cặp mồi đặc hiệu cho đoạn DNA này Hiện nay kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sinh và y học nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau, như phát hiện các bệnh di truyền, nhận dạng chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng, tách dòng gene và phát hiện huyết thống
.2.7.2.2 Nguyên tắc chung
Tất cả DNA polymerase khi hoạt động tổng hợp một mạch DNA mới từ mạch khuôn mẫu điều cần sự hiện diện của những mồi chuyên biệt Mồi là những đoạn oligonucleotide ngắn dài khoản 20 – 30 base có khả năng bắt cặp bổ sung với một đầu của mạch khuôn và DNA polymerase sẽ nối dài mồi để hình thành mạch mới Phương pháp PCR đã được hình thành dựa vào đặc tính đó của các DNA polymerase Kỹ thuật PCR đòi hỏi chúng ta phải biết trình tự các đầu tận cùng của đoạn DNA cần khuếch đại, để tạo nên các olygonucleotide bổ sung chúng Đoạn mồi tác động lên sợi DNA theo chiều từ 3’ → 5’ gọi là mồi xuôi Đoạn mồi tác động theo chiều 5’ → 3’ gọi là mồi ngược
PCR là kỹ thuật khuếch đại một đoạn trình tự DNA đặc hiệu in vitro do sự xúc tác của enzyme DNA polymerase Sự khuếch đại được thực hiện nhờ các chu trình nhiệt lặp lại (có thể từ 30 – 40 lần) gồm đun nóng (94 – 95 oC), làm nguội (45 – 60 oC), và ủ dài ở 72 oC Trong dung dịch có các primer (thường có 2 primer) bắt cặp bổ sung ở hai đầu mạch đơn tương ứng
2.7.2.3 Các giai đoạn của phản ứng PCR
Một phản ứng PCR là một chuỗi gồm nhiều chu kỳ nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn biến tính: Nhiệt độ tăng lên 94 – 96 oC để làm biến tính
Trang 28nucleic acid đích từ dạng sợi đôi (dsDNA) thành sợi đơn (ssDNA), dùng để làm khuôn tổng hợp sợi mới Thời gian 1 – 2 phút
Giai đoạn bắt cặp: Lúc này nhiệt độ trong buồng ủ PCR hạ xuống thấp hơn nhiệt
độ nóng chảy của các mồi để các đoạn mồi (primer) bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung vào hai đầu của chuỗi nucleic acid đích, đây là giai đoạn quyết định nên tính đặc hiệu thì những sản phẩm PCR (PCR product) sẽ đặc hiệu Bước này gọi là gắn mồi Nhiệt độ giai đoạn này thường dao động trong khoảng 45 – 60 oC tùy thuộc vào Tm của các mồi sử dụng Thời gian 1 – 2 phút tùy thuộc vào kích thước của sản phẩm khuyếch đại
Giai đoạn kéo dài chuỗi: Nâng nhiệt phản ứng lên 72 oC là nhiệt độ tối
hảo để men polymerase chịu nhiệt xúc tác phản ứng tổng hợp bản sao của DNA đích theo nguyên tắc bổ sung trên khuôn là các sợi đơn (ssDNA) đích đã được đoạn mồi bắt cặp vào trước đó (ở giai đoạn bắt cặp) Sự tổng hợp này cần phải có sự hiện diện các deoxy nucleoside tri phosphate (dNTP), và chiều của sự tổng hợp là 5’ →
3’ (đoạn mồi) hay 3’ → 5’ (ssDNA đích) Mạch mới tạo thành từ mồi được nối dài Thời gian của bước này phụ thuộc chiều dài đoạn DNA cần khuếch đại
Giai đoạn biến tính
1 phút 94 0 C Giai đoạn bắt cặp (45s 54 0 C)
Trang 29Như vậy từ một số lượng N DNA đích ban đầu, sau n chu kỳ nhiệt, thử nghiệm PCR đã tổng hợp được N.2n bản sao Với một số lượng bản sao, hay còn gọi là sản phẩm PCR (PCR product) hay amplicon, lớn như vậy (trên 109 bản sao sau 30 chu kỳ), chúng dễ dàng được phát hiện thông qua việc điện di sản phẩm PCR trong gel agarose rồi nhuộm bởi ethidium bromide và quan sát dưới tia UV
2.7.2.4 Thành phần phản ứng PCR
* Tag DNA polymerase
Là enzyme polymerase chịu nhiệt, dùng để xúc tác sự tổng hợp đoạn DNA từ
khuôn mẫu
* Đoạn mồi hay primer
Là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tính hiệu quả và đặc trưng của phản ứng khuyếch đại Việc chọn mồi là giai đoạn quyết định của phản ứng PCR và phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Cặp mồi gồm một mồi xuôi và một mồi ngược Xuôi và ngược là so với chiều sao mã Trong hầu hết các phản ứng PCR, hai đoạn mồi xuôi và mồi ngược phải có nồng độ bằng nhau
Trình tự của đoạn mồi phải được chọn sao cho không có sự bắt cặp bổ sung giữa mồi xuôi và mồi ngược và không có sự bắt cặp bổ sung giữa các thành phần khác nhau của một mồi
Tm của mồi xuôi và mồi ngược không cách biệt quá xa
Mồi chọn phải đặc trưng cho trình tự DNA cùng khuyếch đại, không cùng với các trình tự lặp lại trên gen
Trình tự nằm giữa mồi xuôi và mồi ngược không quá lớn Phản ứng PCR sẽ tối ưu trên những mồi có trình tự nhỏ hơn 1 kb
* Các nucleotide (dNTP)
Bốn loại nucleotide thường được sử dụng ở nồng độ 20 – 200 nM/mỗi loại nucleotide Nếu nồng độ cao hơn sẽ dẫn đến sự khuếch đại sản phẩm dương tính giả hay tạp nhiễm Sự mất cân bằng trong thành phần các nucleotide lại làm tăng các lỗi sao chép của polymerase
Trang 30* MgCl 2
Nồng độ cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến quá trình khuếch đại Nồng
độ cao làm cho phân tử DNA dạng xoắn đôi ổn định hơn và ngăn cản sự biến tính hoàn toàn của sản phẩm trong mỗi chu kỳ, làm cho sản phẩm PCR ít đi Lượng
Mg2+ dư thừa còn làm cho hiện tượng bắt cặp giả trên dây DNA đơn xảy ra ổn định hơn, cho ra những sản phẩm không mong muốn với số lượng khá lớn Ngược lại với nồng độ Mg2+ quá thấp, nó sẽ làm xấu đi quá trình kéo dài, trong đó Mg2+ đóng vai trò đồng yếu tố của Tag polymerase
Do đó người ta cần phải xác định nồng độ tối ưu của Mg2+ nhằm đảm bảo số lượng sản phẩm và sự chuyên tính của sản phẩm PCR (Quách Tuyết Anh, 2003)
Nước dùng trong phản ứng PCR là nước cất 2 lần
* DNA khuôn mẫu
Là đoạn DNA chứa trình tự mục tiêu, có thể được thêm vào hỗn hợp dưới dạng chuỗi đôi hay chuỗi đơn DNA dạng vòng thì không hiệu quả bằng DNA dạng thẳng Nồng độ DNA mẫu ở khoản 50 ng/µl là thích hợp cho một phản ứng PCR
Mối quan tâm hàng đầu của các kỷ thuật tách chiết nucleic acid là thu nhận được các phân tử này ở trạng thái nguyên vẹn tối đa mà không bị phân hủy bởi các tác nhân cơ học (phân tử bị gãy do nghiền, lắc mạnh) hay hóa học (phân tử bị thủy giải bởi các enzyme nội bào giải phóng ra môi trường khi tế bào bị vỡ)
2.7.2.5 Ưu và nhược điểm của kỹ thuật PCR
Kỹ thuật PCR được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu quan trọng do các ưu điểm sau:
- Độ nhạy rất cao
Trang 31- Độ tinh sạch của mẫu không cần cao
- Tiếp đó sự ngoại nhiễm là vấn đề lớn nhất đặt ra đối với PCR
- Sự sao chép bởi Tag polymerase cho tỉ lệ sai khá cao (10-4, nghĩa là
cứ 10000 nucleotide thì enzyme gắn sai 1 nucleotide) Đặc tính này không quan trọng nếu ta chỉ xem xét kích thước hay sự có mặt của sản phẩm khuyếch đại, nhưng có ý nghĩa lớn nếu cần xác định chính xác trình tự nucleotide của DNA
- Kỹ thuật viên phải có trình độ chuyên môn cao
- Trang bị máy móc hiện đại mắc tiền
2.7.2.6 Kiểm tra kết quả PCR
Sản phẩm của phản ứng PCR sẽ được phát hiện bằng phương pháp điện di Điện di là hiện tượng dịch chuyển của các vật thể mang điện tích dưới tác động của điện trường
Axit nucleic là một phân tử tích điện âm, vì vậy chúng có thể dịch chuyển qua bản gel từ cực âm sang cực dương dưới tác dụng của điện trường Trên cùng một bản gel, có cùng một dòng điện những phân tử khác nhau về trọng lượng nên di chuyển được những quãng đường khác nhau sau một thời gian như nhau Sau khi phân tách bằng điện di, để phát hiện phân tử DNA người ta dùng phương pháp làm hiện hình Đối với gel agarose, người ta nhuộm bằng ethidium bromide Chất này sẽ gắn xen vào các base của phân tử DNA và phát quang dưới tia tử ngoại Như vậy dễ dàng cho phép phát hiện vị trí các đoạn DNA trên gel Đối với gel polyacrylamide, các phân tử được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ và vị trí của chúng sẽ được phát
Trang 32hiện bằng kỹ thuật phóng xạ tự ghi Tùy thuộc kích thước DNA mà người ta chọn
loại gel, nồng độ gel, loại đệm (TBE hay TAE) (Lò Thanh Sơn, 2009)
Dựa vào kết quả điện di, chúng ta có thể biết được chất lượng của DNA ly
trích như gẫy, lẫn tạp…
2.7.3 Chẩn đoán phân biệt
Bệnh Marek và Lymphoid Leukosis là hai bệnh gây nhiều tranh cãi trong
lịch sử nghiên cứu Một số điểm chú ý để phân biệt hai căn bệnh qua Bảng 2.1
Bảng 2.1 Phân biệt bệnh Marek và Lymphoid Leucosis
Leukosis
lên Triệu chứng Thường xuyên liệt Không
Tỷ lệ bệnh Thường trên 5% (không văcxin) Hiếm khi trên 5%
Bệnh tích đại thể
U ở da, cơ và dạ dày tuyến Có thể có Thường không có
Bệnh tích vi thể
tỏa
Túi Fabracius U giữa nang hay teo các nang U bên trong nang
Tăng sinh bạch huyết ở da hay
nang lông
Có Không
Tế bào khối u Tế bào bạch huyết đa dạng: nguyên
bào lympho, tế bào lympho lớn,
Nguyên bào lympho
Trang 33Hiếm khi chỉ có nguyên bào Loại của tế bào bạch huyết
Dinh dưỡng: Thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt nhất là sử dụng thức
ăn tổng hợp Nguồn nước và thức ăn phải luôn luôn giữ cho sạch theo các chỉ tiêu
kỹ thuật theo quy định
Quản lý đàn thật tốt: Cần thực hiện chính sách cùng vào cùng ra Không
nuôi chung nhiều loại gia cầm khác nhau trên cùng một khu vực nuôi như: gà đẻ -
gà hậu bị, gà thịt – gà đẻ - gà hậu bị… hoặc nuôi chung nhiều độ tuổi khác nhau Ngoài ra, cần quản lý tốt vấn đề về nguồn trứng giống, xử lý formol hoặc thuốc tím trước khi đưa trứng vào lò ấp Bên cạnh đó, việc ngăn chặn bệnh Marek lây lan từ nơi này sang nơi khác và trong khu chăn nuôi bằng cách tách riêng biệt khu vực nuôi gà mái đẻ và khu chăn nuôi gà con tối thiểu 2-3km…
Vệ sinh thú y: Vệ sinh trạm ấp, kho bảo quản trứng cũng như tẩy rửa và
phun thuốc khử trùng xe vận chuyển trứng… Sau khi xuất xong gà phải tiến hành tẩy uế chuồng trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi bằng các loại thuốc khử trùng
có thể tiêu diệt được virus như: formol 2%, NaOH 5% Sau đó chuồng trại phải được để trống càng lâu càng tốt, ít nhất là 1-2 tháng Riêng đối với đàn đã nhiễm bệnh Marek trước đó thì phải để trống chuồng ít nhất 3 tháng (theo hướng dẫn của Cục thú y, 2007) Trước 5-7 ngày nhận gà mới và nuôi thì chuồng trại, dụng cụ phải được tiêu độc khử trùng lại lần nữa Ngoài ra, cần tăng độ thông thoáng cho chuồng nuôi, trồng cây xanh xung quanh trại Đối với phân gà cần lấy khỏi khỏi chuồng trại định kỳ và đem xử lý
(Theo Jordan, 1996 - trích dẫn bởi Nguyễn Thị Phước Ninh, 2010)
Trang 34Người chăn nuôi hay khách thăm quan cũng cần chấp hành tốt nội quy ra vào của từng trại quy định để đảm bảo giảm được tối thiểu các yếu tố nguy cơ gây dịch cho trại
Vắc xin: Sử dụng vắc xin sống giảm độc dạng đông khô hay đông lạnh
Được sử dụng một liều duy nhất lúc 1 ngày tuổi Vắc xin được sản xuất từ cả 3 serotype
* Vắc xin serotype 1
Giảm độc chủng HPRS -16 của Chubb và Churchill 1969, của Zanela 1969… Các loại vắc xin này cho kết quả khá tốt trong việc khống chế bệnh song rất nguy hiểm vì không an toàn, độc lực của MDV có nguy cơ trở lại là nguyên nhân để truyền bệnh
Giảm độc nhóm có độc lực nhẹ chủng CVI -988 của Rispens 1972, của Cho
2.9 Sơ lược về các loại vắc xin phòng Marek trên thị trường hiện nay
* Một số vắc xin do Merial (Pháp) sản xuất dùng phòng bệnh Marek
Cryomarex Rispens + HVT: Vắc xin sống cải tiến, chủng Rispens và HVT, bảo quản ở Ni tơ lỏng Chủng dưới da gà con 1 ngày tuổi
Marek’s disease vắc xin serotype 1 live virus: vắc xin sống, chủng Rispens,
Trang 35Marek’s disease vắc xin serotype 3 live virus: vắc xin sống, chủng HVT, bảo quản trong Ni tơ lỏng
Vaxxitek HVT + IBD: vắc xin vec-tơ sống, chủng HVT và IBD VP2 gen, bảo quản trong Ni tơ lỏng Duy nhất phòng bệnh Marek và Gumboro trên gà
* Một số vắc xin của Intervet Schering Plough (Hà Lan)
Nobilis Marek THV LYO là vắc xin nhược độc, đông khô tái tổ hợp với vector là virus Turkey herpes dòng PB- THV1 Vắc xin dùng cho gà 1 ngày tuổi bằng cách tiêm bắp hoặc tiêm dưới da một liều duy nhất
Nobilis Marexin CA 126 chứa virus herpes gà tây, dòng FC- 126
Nobilis Marexin CA 126 + SB1 là một hỗn hợp vắc xin phòng bệnh Marek, gồm có dòng FC 126 của virus herpes gà tây và dòng SB1 của virus herpes trên gà Chứa trong ống đơn chứa hai dòng kết hợp hai ống riêng biệt Khuyến cáo dùng trong trường hợp virus Marek môi trường có độc lực rất cao
Nobilis Rismavac chứa virus herpes trên gà dòng CVI988, được khuyến cáo dùng trong mọi trường hợp
Nobilis Rismavac + CA126 là vắc xin Marek kết hợp, gồm có virus herpes trên gà dòng CVI988 và dòng FC-126 của gà tây
Ngoài ra còn có: Vectormune HVT NDV&SB (Ceva) là vắc xin tái tổ hợp, sử dụng vector Herpesvirus từ gà tây để thể hiện kháng nguyên bệnh Newcastle và bệnh Marek (serotype 2, SB) Vắc xin này có thể tiêm trứng đã ấp 18-19 ngày hoặc tiêm dưới da cho gà 1 ngày tuổi