BÀI THU HOẠCH CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN VỀ HỒ SƠ DẠY HỌC NĂM HỌC 20142015 A Đặt vấn đề: 1. Công tác bảo quản hồ sơ dạy học: Hồ sơ dạy học là tập hợp các kế hoạch, so sánh, tài liệu chuyên môn của môn học được chuẩn bị trước khi chỉ đạo của nhà trường và sự phân công của tổ chuyên môn giúp giáo viên thực thi dạy học trong quá trình công tác nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã đề ra. Việc đổi mới phương pháp dạy học nó gắn liền với việc xây dựng bảo quản hồ sơ dạy học ở trường THCS đã được triển khai từ hàng chục năm. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện, mỗi giáo viên tìm cách đổi mới dần dần từng công đoạn như xây dựng kế hoạch tiết học. 2. Mục tiêu: Giúp giáo viên xây dựng hồ sơ dạy học, bảo quản và phục vụ cho công tác dạy học và học theo quy định. Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về chức năng của bộ hồ sơ dạy học, làm rõ phương pháp sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xây dựng hồ sơ dạy học, kĩ năng ứng dụng CNTT vào lưu trữ hồ sơ dạy học. Về thái độ: Tích cực với việc xây dựng hồ sơ dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. B. Nội dung; 1. Xây dựng hồ sơ dạy học: Giáo án Kế hoạch bộ môn Kế hoạch cá nhân Sổ tích lũy chuyên môn Sổ họp Sổ kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu Sổ dự giờ Sổ ghi điểm Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Trang 1PHÒNG GDĐT MỘ ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐỨC THẠNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mộ Đức, ngày 15 tháng 08 năm 2014
BÀI THU HOẠCH CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN VỀ HỒ SƠ DẠY HỌC
NĂM HỌC 2014-2015
A/ Đặt vấn đề:
1 Công tác bảo quản hồ sơ dạy học:
Hồ sơ dạy học là tập hợp các kế hoạch, so sánh, tài liệu chuyên môn của môn học được chuẩn bị trước khi chỉ đạo của nhà trường và sự phân công của tổ chuyên môn giúp giáo viên thực thi dạy học trong quá trình công tác nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã đề ra
Việc đổi mới phương pháp dạy học nó gắn liền với việc xây dựng bảo quản
hồ sơ dạy học ở trường THCS đã được triển khai từ hàng chục năm Trước yêu cầu đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện, mỗi giáo viên tìm cách đổi mới dần dần từng công đoạn như xây dựng kế hoạch tiết học
2 Mục tiêu:
Giúp giáo viên xây dựng hồ sơ dạy học, bảo quản và phục vụ cho công tác dạy học và học theo quy định
- Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về chức năng của bộ hồ sơ dạy học, làm
rõ phương pháp sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học
- Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xây dựng hồ sơ dạy học, kĩ năng ứng dụng CNTT vào lưu trữ hồ sơ dạy học
- Về thái độ: Tích cực với việc xây dựng hồ sơ dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học
B Nội dung;
1 Xây dựng hồ sơ dạy học:
- Giáo án
- Kế hoạch bộ môn
- Kế hoạch cá nhân
- Sổ tích lũy chuyên môn
Trang 2- Sổ họp
- Sổ kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu
- Sổ dự giờ
- Sổ ghi điểm
- Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học
- Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
2 Quy trình xây dựng hồ sơ dạy học gồm các bước:
- Bước 1: Tổ chuyên môn thảo luận trao đổi về các văn bản chỉ đạo của các
cấp, xây dựng kế hoạch phân phối chương trình, chuẩn kĩ năng, chuẩn kiến thức của chương trình, những vấn đề sử dụng phương tiện dạy học, phương pháp dạy học các kĩ thuật dạy học tích cực
- Bước 2: Hoàn thiện các thông tin chung.
- Bước 3: Tìm hiểu và cập nhật sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch bài dạy, dựa vào thời khóa biểu để xây dựng
sổ báo giảng
C SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN HỒ SƠ DẠY HỌC:
1 Tìm hiểu việc sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học:
a Sử dụng:
- Giáo án được giáo viên xây dựng, cập nhật thường xuyên và sử dụng trong quá trình dạy được nhà trường kiểm tra thường xuyên theo quy định
- Sổ báo giảng được cập nhật trước ít nhất 1 tuần khi dạy, giáo viên và viên chức
- Sổ dự giờ giáo viên sử dụng và cập nhật thường xuyên
- Sổ bồi dưỡng chuyên môn giáo viên ghi chép, cập nhật thường xuyên
- Các sổ sách kế hoạch trong hồ sơ được tổ chuyên môn và nhà trường kiểm tra đột xuất
b Bảo quản:
- Giáo viên có trách nhiệm bảo quản hồ sơ của cá nhân, bảo quản theo quy định
c Bổ sung: Tất cả các loại sổ sách, kế hoạch trong hồ sơ dạy học được giáo
viên cập nhật, bổ sung theo quy định
2 Tìm hiểu các năng lực cần thiết ở người giáo viên THCS trong xây dựng
và phát triển hồ sở dạy học:
Trước yêu cầu xây dựng và phát triển hồ sơ dạy học đòi hỏi người giáo viên luôn được bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức dạy học
Trang 3- Giáo viên biết tìm kiếm, nghiên cứu tìm tòi thông tin mới, tài liệu tham khảo Để bắt nhịp được với nhu cầu đổi mới của giáo dục, trong điều kiện thông tin bùng nổ, tài liệu nghiên cứu đa dạng, phong phú người giáo viên phải có năng lực tìm kiến lựa chọn tài liệu, xử lí thông tin, mới đem lại kết quả
- Giáo viên thường xuyên nâng cao năng lực tổ chức thực hành sử dụng thiết
bị dạy học xác định những yêu cầu cụ thể và nội dung hoạt động tương ứng cùng các hướng dẫn cần thiết về tổ chức nhất là công nghệ thông tin
- Giáo viên phải có kĩ năng, kĩ thuật dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đáp ứng được phương pháp dạy học tích cực hóa người học Giáo viên sử dụng kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng hướng dẫn thực hành, kĩ năng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, kĩ năng thiết lập chiến lược dạy học
D CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ
SƠ DẠY HỌC:
1 Tìm hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu trữ hồ sơ dạy học:
Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học
sẽ mang lại những tích cực sau:
- Cung cấp nguồn thông tin đa dạng, phong phú
- Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Tạo ra nhiều hoạt động học tập hấp dẫn, tạo và duy trì sự hứng thú học tập của học sinh
2 Tìm hiểu những cấp độ ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu trữ hồ sơ dạy học ở trường THCS
Việc ứng dung CNTT trong xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học ở trường THCS biểu hiện rất đa dạng:
- Mức 1: Ứng dụng CNTT trợ giúp giáo viên một số thao tác nghề nghiệp: Trong quá trình dạy học giáo viên phải làm một công việc như soạn giáo án, làm đề kiểm tra, chuẩn bị đồ dung dạy học và các tài liệu khác nhờ sự trợ giúp của CNTT
- Mức 2: Ứng dụng CNTT hổ trợ một khâu trong quá trình dạy học
- Mức 3: Ứng dụng CNTT hỗ trợ việc tổ chức hoạt động dạy học một số chủ
đề theo chương trình dạy học
- Mức 4: Tích hợp CNTT vào toàn bộ quá trình dạy học
Trang 4- Mức 5: Ứng dụng CNTT vào dạy học qua các mô hình.
3 Minh họa việc ứng dụng CNTT trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu trữ kế hoạch dạy học (giáo án, bài giảng)
CNTT để soạn giảng kế hoạch dạy học theo bài, tiết, nó góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay
a Khái niệm kế hoạch bài học điện tử (giáo án điện tử)
b Quy trình xây dựng giáo án điện tử:
- Tìm hiểu nội dung bài dạy, xác định mục tiêu bài học
- Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế giáo án trên máy
c Multimedia hóa kiến thức
d Xây dựng thư viện tư liệu
e Thể hiện kịch bản trên máy vi tính
f Thử nghiệm sửa chữa hoàn thiện
g Viết bản hướng dẫn
3 Sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học
- Mô hình cấu trúc nội dung khóa học
- Cấu trúc một trang tài liệu trong Lectora
C/Phần kết luận
Qua thực tiển sử dụng CNTT trong việc quản lý hồ sơ dạy học có rất nhiều
ưu điểm, có hiệu quả nhưng đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực Đó là việc khắc phục về kĩ năng sử dụng vi tính
Ứng dụng CNTT trong xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học, tạo thời gian hợp lí cho mỗi giáo viên trong việc sử dụng hệ thống thiết bị dạy học tại trường
Ứng dụng CNTT là trách nhiệm của mỗi giáo viên, giúp thiết kế và sử dụng thành công các loại hồ sơ dạy học điện tử trong hoạt động dạy học nhằm phục vụ đạt kết quả cao nhất trong quá trình dạy học
Sau khi nghiên cứu tham khảo modul này bản than tiếp tục tìm hiểu thêsm những kiến thức CNTT để đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá, kết quả học tập của học sinh
Ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên hiện nay