1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học

28 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 4,95 MB

Nội dung

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Trong những năm gần đây bậc học mầm non tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện theo phương châm “Học mà chơi Chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt. Như chúng ta đã biết văn học có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Văn học là cái nôi để làm tiền đề phát triển nhân cách, đạo đức của con người. Ngay từ thủa ấu thơ trẻ đã sống chan hòa trong lời ru “ầu ơ” đầy tình thương của bà, của mẹ. Và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng đến lúc chập chững biết đi, tập nói đến lúc biết đọc, biết viết thì văn học là phương tiện dẫn dắt cho trẻ. Trẻ em luôn khát khao nhận thức khám phá thế giới hiện thực. Trẻ muốn biết tất cả, muốn thâu tóm tất cả lí do tồn tại của cuộc sống vào trong khối óc bé nhỏ của mình. Thế giới hiện ra trong mắt trẻ phong phú, đa dạng. Những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, truyện kể là những bài học đầu tiên giúp trẻ nhận thức thế giới. Mỗi bài thơ, câu chuyện đều giới thiệu với trẻ một góc, một mặt của cuộc sống: Có khi là lịch sử hào hùng, có khi là sinh hoạt trong gia đình, hoạt động của các bác nông dân, chú bộ đội... Tiếp xúc với văn học trẻ không chỉ được thỏa mãn nhu cầu nhận thức mà còn được mở rộng tầm nhìn làm giàu thông tin tri thức, làm sâu sắc quá trình quan sát xã hội, môi trường xung quanh. Quá trình tiếp xúc với văn học giúp trẻ dần dần nắm được điều bổ ích, có được lượng tri thức và kinh nghiệm sống và góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ. Thông qua văn học giúp trẻ phát triển nhận thức về thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu được những giá trị nhân văn “cái tốt – cái xấu”, “ngoan – hư” qua đó rèn cho trẻ tính thật thà, chăm chỉ, yêu cái tốt và ghét cái xấu...Là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở nhà trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói dài, nói đúng câu, đủ câu. Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn, phát triển nhân cách trẻ mầm non. Qua tiếp xúc với tác phẩm văn học và dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ em dần hình thành và phát triển những cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật, năng lực cảm thụ văn học,...Có nhiều tác phẩm không những giúp trẻ cảm nhận cái đẹp của nghệ thuật mà còn khơi dậy và tiếp sức cho những rung động về cái đẹp nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ sự trong sáng, nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên, tình cảm của con người. Thông qua những tác phẩm văn học, trẻ dễ dàng tiếp cận, nhận biết và làm quen với thế giới vạn vật xung quanh, từ đó nảy sinh trong trẻ những tư duy, những biểu hiện tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ; biết yêu quí ông bà, cha mẹ; yêu quí cô giáo, bạn bè; biết yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá, loài vật.... Tạo cho tâm hồn trẻ luôn trong sáng và thân thiện. Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học làm đề tài nghiên cứu trong năm học này. 2. Mục đích nghiên cứu: Giúp trẻ nhà trẻ học tốt hoạt động hoạt động làm quen văn học. Giảm bớt tỷ lệ trẻ nói ngọng, nói lắp. Giúp trẻ nói rõ ràng, mạch lạc. Rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân khi dạy các hoạt động cho trẻ lứa tuổi 24 36 tháng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đạt được mục tiêu khi thực hiện “Chương trình giáo dục mầm non mới”. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 2436 tháng tuổi – trường mầm non 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đàm thoại Phương pháp khảo sát Phương pháp thực nghiệm Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. 5. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu: 2

3 Đối tượng nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Thời gian nghiên cứu: 2

B NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

II THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 5

1 Đặc điểm tình hình 5

2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện 6

III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 6

1 Lựa chọn các tác phẩm văn học có nội dung phù hợp với trẻ 6

2 Tự học, tự bồi dưỡng về nghệ thuật đọc, kể 8

3 Tạo môi trường thân thiện 9

4 Tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. .11

5 Thực hiện lồng ghép văn học vào các hoạt động học khác 19

6 Lồng ghép cho trẻ hoạt động với văn học mọi lúc, mọi nơi 20

7 Kết hợp với phụ huynh và giáo viên cùng lớp, tự học và bồi dưỡng 23

IV – KẾT QUẢ THỰC HIỆN 25

C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 26

1 Kết luận: 26

2 Bài học kinh nghiệm 26

3 Khuyến nghị 27

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài.

Trong những năm gần đây bậc học mầm non tiến hành đổi mới chươngtrình giáo dục trẻ mầm non Trong đó, đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạtđộng phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động mộtcách chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi đồng thời tạo điều kiện cho giáoviên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt độngchăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện theo phương châm “Học

mà chơi - Chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện

về mọi mặt

Như chúng ta đã biết văn học có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển củatrẻ Văn học là cái nôi để làm tiền đề phát triển nhân cách, đạo đức của conngười Ngay từ thủa ấu thơ trẻ đã sống chan hòa trong lời ru “ầu ơ” đầy tìnhthương của bà, của mẹ Và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức chotrẻ Từ khi lọt lòng đến lúc chập chững biết đi, tập nói đến lúc biết đọc, biết viếtthì văn học là phương tiện dẫn dắt cho trẻ Trẻ em luôn khát khao nhận thứckhám phá thế giới hiện thực Trẻ muốn biết tất cả, muốn thâu tóm tất cả lí do tồntại của cuộc sống vào trong khối óc bé nhỏ của mình Thế giới hiện ra trong mắttrẻ phong phú, đa dạng Những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, truyện kể là nhữngbài học đầu tiên giúp trẻ nhận thức thế giới Mỗi bài thơ, câu chuyện đều giớithiệu với trẻ một góc, một mặt của cuộc sống: Có khi là lịch sử hào hùng, có khi

là sinh hoạt trong gia đình, hoạt động của các bác nông dân, chú bộ đội Tiếpxúc với văn học trẻ không chỉ được thỏa mãn nhu cầu nhận thức mà còn được

mở rộng tầm nhìn làm giàu thông tin tri thức, làm sâu sắc quá trình quan sát xãhội, môi trường xung quanh Quá trình tiếp xúc với văn học giúp trẻ dần dầnnắm được điều bổ ích, có được lượng tri thức và kinh nghiệm sống và góp phầngiáo dục đạo đức cho trẻ

Thông qua văn học giúp trẻ phát triển nhận thức về thế giới xung quanh,giúp trẻ hiểu được những giá trị nhân văn “cái tốt – cái xấu”, “ngoan – hư” qua

đó rèn cho trẻ tính thật thà, chăm chỉ, yêu cái tốt và ghét cái xấu Là phươngtiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở nhà trẻ thì vốn

từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói dài, nóiđúng câu, đủ câu

Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học góp phần giáo dục thẩm

mĩ cho trẻ: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp bồi dưỡng phẩm chấttâm hồn, phát triển nhân cách trẻ mầm non Qua tiếp xúc với tác phẩm văn học

và dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ em dần hình thành và phát triển những

Trang 3

cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật, năng lực cảm thụ văn học, Có nhiều tácphẩm không những giúp trẻ cảm nhận cái đẹp của nghệ thuật mà còn khơi dậy

và tiếp sức cho những rung động về cái đẹp nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ sự trongsáng, nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên, tình cảm của con người

Thông qua những tác phẩm văn học, trẻ dễ dàng tiếp cận, nhận biết và làmquen với thế giới vạn vật xung quanh, từ đó nảy sinh trong trẻ những tư duy,những biểu hiện tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ; biết yêu quí ông bà, chamẹ; yêu quí cô giáo, bạn bè; biết yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá, loài vật Tạocho tâm hồn trẻ luôn trong sáng và thân thiện Chính vì vậy mà tôi quyết định

chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học" làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.

2 Mục đích nghiên cứu:

- Giúp trẻ nhà trẻ học tốt hoạt động hoạt động làm quen văn học

- Giảm bớt tỷ lệ trẻ nói ngọng, nói lắp

- Giúp trẻ nói rõ ràng, mạch lạc

- Rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân khi dạy các hoạt động cho trẻ lứatuổi 24- 36 tháng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đạt được

mục tiêu khi thực hiện “Chương trình giáo dục mầm non mới”.

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Trẻ 24-36 tháng tuổi – trường mầm non

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 4

B NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Giáo dục mầm non là một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệpgiáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích cho tương lai; Giáodục mầm non luôn gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chungcủa toàn xã hội, vì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước Việc nghiêncứu sự phát triển của giáo dục mầm non chính là đổi mới những vấn đề liênquan tới phát triển nguồn nhân lực, một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có phẩm chất đạođức trong sáng; có trí thức, có khoa học, có tình yêu nhân loại, yêu thiên nhiên,yêu tổ quốc, mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp,giàu mơ ước và sáng tạo Tất cả những phẩm chất ấy cần được bắt đầu hìnhthành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai

Vì vậy, việc cho trẻ sớm làm quen với văn học là một trong những nội

dung cần thiết và bổ ích trong chương trình giáo dục mầm non Như chúng ta đã

biết văn học có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ Tổ chức hoạt độnglàm quen với văn học góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ Trẻ được tiếp xúc vớivăn học sớm sẽ phát triển ngôn ngữ cho trẻ Thông qua những bài thơ, câuchuyện trẻ sẽ được tiếp xúc với những mẫu câu hoàn hảo, học được tiếng mẹ đẻcủa mình Từ đó ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển nhanh Không những vậy trẻđược tiếp xúc với văn học từ nhỏ sẽ khơi gợi ở trẻ tình yêu quê hương nước,tình yêu thương con người biết quan tâm và đồng cảm với mọi người xungquanh

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương”

Hay câu thơ: “Đường vô sứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”

Thông qua những câu, từ tưởng chừng như đơn giản nhưng nó rất dễ đi vàotâm hồn trẻ thơ khơi gợi cho trẻ những rung cảm đầu tiên về cảnh đẹp của đấtnước Từ đó có tác dụng khơi dậy tình yêu quê hương đất nước ở trẻ nhỏ Khôngnhững vậy trẻ được tiếp xúc với văn học thường xuyên có tác dụng phát triểnnhận thức cho trẻ Qua các tác phẩm văn học sẽ dạy cho trẻ những bài học đầutiên về cách làm người, cách đối xử với chị em trong gia đình và mọi ngườixung quanh:

Trang 5

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng baGiọt mồ hôi saNhững trưa tháng sáuNước như ai nấuChết cả cá cờCua ngoi lên bờ

Tóm lại văn học có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.Chính vì vậy chúng ta cần phải cho trẻ tiếp xúc với văn học ngay từ nhỏ Trẻnhà trẻ như một trang giấy trắng Là một giáo viên mầm non tôi muốn vẽ lênmột bức tranh thật đẹp trên trang giấy đó Và tôi hiểu rằng: Cần phải cho trẻ tiếpxúc với văn học ngay từ bây giờ để trẻ được phát triển thành một con người cóích cho gia đình và cho xã hội Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện phápgiúp trẻ nhà trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học” làm đề tài nghiên cứu trongnăm học này

Trang 6

- Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan

tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường

- Là trường chuẩn quốc gia, có đầy đủ tiện nghi và điều kiện để chăm sócgiáo dục trẻ

- Lớp có diện tích đảm bảo, sạch sẽ được trang bị đầy đủ trang thiết bị và

đồ dùng dạy học cần thiết

- Phòng học có góc văn học riêng thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động

- Giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, nhiệttình trong công tác giảng dạy, luôn yêu thương trẻ và trau dồi kinh nghiệm, đạođức, ham học hỏi chị em đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn,

- Ban giám hiệu luôn giúp đỡ, bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên

- Ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển hết nên vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, trẻnói ngọng chiếm tỷ lệ cao, thậm chí một số trẻ còn đang tập nói

- Đồ dùng phục vụ giảng dạy còn chưa phong phú, đơn điệu và thiếu sángtạo, chưa kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo và chưa lôi cuốn được trẻ nên trẻchỉ lắng nghe phần đầu câu truyện rồi quay sang nghịch phá với bạn, không chú

ý nên rất ít trẻ hiểu được nội dung truyện, vì vậy chỉ có khoảng 40% trẻ hứngthú; còn lại 60% trẻ không hứng thú, thụ động ít chịu tham gia hoạt động, khả

năng tiếp thu của trẻ rất hạn chế

- Các bài thơ, câu chuyện trong chương trình chưa đáp ứng hết nhu cầukhám phá, tìm hiểu của trẻ

- Bên cạnh đó giáo viên chưa chú ý nhiều đến nghệ thuật kể chuyện, đọcthơ, việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ, lấy trẻ làm trung tâmchưa được đầu tư đúng cách

- Nhiều phụ huynh chưa coi trọng ngành học, chưa ý thức hết được việcphối hợp với nhà trường, với cô giáo để cùng giáo dục trẻ đúng với yêu cầu đặt

Trang 7

ra, đôi khi còn cho con nghỉ học tự do nên dẫn đến chất lượng học của trẻ giảm.

Họ chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học

2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện

Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã tiến hành khảo sát trẻtheo những tiêu chí sau:

Bảng khảo sát

(Tổng số trẻ khảo sát 36 trẻ = 100%)

Số

2 Trẻ hiểu và nắm bắt được nội dung câu chuyện,

4 Trẻ biết đọc thơ, kể 1 số lời thoại ngắn trong

III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

Khi đã có kết quả điều tra về trẻ lớp mình, tôi đã mạnh dạn đưa ra một sốbiện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động làm quen với tác phẩm văn họcnhư sau:

1 Lựa chọn các tác phẩm văn học có nội dung phù hợp với trẻ

Như chúng ta đã biết, văn học là nghệ thuật ngôn từ phản ánh cuộc sốngbằng hình tượng, là nguồn suối quan trọng của tri thức, kinh nghiệm sống củanhân loại mà con người cần tiếp thu và phát triển

Đối với trẻ 24- 36 tháng do trẻ còn nhỏ, ngôn ngữ của trẻ chưa tốt thậm chí

có trẻ còn chưa biết nói nên khi lựa chọn các tác phẩm văn học ta nên chọn cáctác phẩm ngắn có nội dung hay, đơn giản Trẻ rất thích những tác phẩm vuinhộn Chính vì vậy khi lựa chọn các tác phẩm để dạy tôi thường lựa chọn các tácphẩm vui nhộn, có nội dung đơn giản dễ hiểu để trẻ dễ cảm nhận

* Đối với việc lựa chọn các câu chuyện:

Tôi thường lựa chọn các câu chuyện ngắn, có nội dung đơn giản, ít tình tiết

để trẻ dễ tiếp thu và cảm nhận được Đối với mỗi chủ đề, sự kiện tôi sẽ lựa chọncác câu chuyện khác nhau

+ Ví dụ:

Trang 8

Vào dịp tết âm lịch khi mùa xuân tới trăm hoa đua nở, mọi ngời cùng nhautrang hoàng nhà cửa thật đẹp tôi chọn câu chuyện “mùa xuân đã về” để kể chotrẻ nghe và trẻ rất thích thú với câu chuyện này Thông qua câu chuyện trẻ biếtmột số công việc để chuẩn bị đón tết, tạo cho trẻ sự hào hứng khi tết đến xuân

về, cùng bố mẹ chuẩn bị đón chào năm mới

Tương tự như vậy trong các thời điểm khác nhau của năm học tôi cũng lựachọn những câu chuyện khác phù hợp với trẻ

* Lựa chọn các tác phẩm thơ:

Để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động đọc thơ thì việc lựa chọn các tácphẩm thơ rất quan trọng Do ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế nên tôi thường chọncác bài thơ ngắn, có nội dung đơn giản, câu thơ chỉ có 4- 5 từ để trẻ dễ đọc

-Với bài thơ này tôi sẽ dạy trẻ vào tháng 2 khi mùa rau bắp cải tới

Bằng những câu thơ ngắn gọn giàu hình ảnh nhà thơ đã miêu tả được đặcđiểm của cây rau bắp cải Những câu thơ trong bài thơ rất ngắn gọn (3 từ) nêntrẻ rất dễ đọc và rất dễ thuộc

Tóm lại việc lựa chọn các tác phẩm văn học cho trẻ làm quen có một vaitrò hết sức quan trọng trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Khi lựachọn các tác phẩm văn học tôi thường nghiên cứu cuốn sách “Hướng dẫn thựchiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi”, “Thơ, truyện dànhcho trẻ 24-36 tháng” hoặc tôi sưu tầm trên mạng để chọn ra những bài thơ, câuchuyện phù hợp với trẻ Sau đây là một số bài thơ, câu chuyện tôi đã lựa chọn vàđưa vào các tháng trong năm học như sau:

Trang 9

Tháng 11 Đồng hồ quả lắc

Mẹ ru con ngủ

Chú gấu con ngoan

Bé mai ở nhàQuả trứng

Chim hót

Con cáoSóc nhỏ đón Noel

Đi chợ tết

Quả thịMùa xuân đã về

Ô tô con học bàiChuyến du lịch của chú gà trống choai

2 Tự học, tự bồi dưỡng về nghệ thuật đọc, kể.

Ngôn ngữ nghệ thuật có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm hồn,tình cảm, trí tuệ của trẻ Với ngôn ngữ nghệ thuật bước đầu cô giáo sẽ giúp trẻnhận ra sự khác nhau của các tình huống, hành động, lời nói của các nhân vật,giúp trẻ nhận ra sự khác nhau giữa ngôn ngữ truyện, ngôn ngữ đời thường vàngôn ngữ thơ giàu tính hình ảnh

Vì vậy, bản thân tôi không ngừng tìm tòi học hỏi, tự nghiên cứu, rèn luyệncách thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật để thu hút trẻ vào câu truyện kể của mình.Tôi học tập bằng cách tham khảo sách vở, tài liệu liên quan, dự giờ dạy củađồng nghiệp , nhằm rút ra kinh nghiệm cho bản thân Để tạo sự thu hút, khi kểchuyện cho trẻ nghe thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật kể chuyện

là rất quan trọng Bởi vì trẻ ở lứa tuổi này cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật thôngqua hình thức nghe là chính Vì vậy khi kể một câu chuyện giáo viên cần thể

Trang 10

hiện mọi sắc thái và giọng đọc của mình để làm cho tác phẩm ấy cất tiếng nói,tạo cho tác phẩm một bức tranh sống động.

Muốn tập trung sự chú ý của trẻ khi nghe kể truyện, tôi nghĩ có rất nhiềuyếu tố tạo nên như: cô giáo phải nhập vai, phải ngắt nghỉ giọng, sử dụng ngữđiệu, cường độ giọng điệu, cử chỉ tư thế, nét mặt… sao cho thật phù hợp như:

* Về nhập vai:

+ Ví dụ: trong câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” tôi gợi mở cho trẻ:

“Trong khu rừng kia có hai mẹ con nhà thỏ sống với nhau Một hôm thỏ mẹ cóviệc phải đi, thỏ mẹ gọi thỏ con lại và dặn ” tôi ngừng lời và hỏi trẻ: thỏ mẹdặn thế nào các con? Khi đó tôi sẽ thể hiện giọng của thỏ mẹ một cách nhẹnhàng âu yếm để giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện

* Về thể hiện ngắt nghỉ giọng:

Việc ngắt giọng trong lúc kể chuyện cũng chiếm một vị trí quan trọng Dovậy việc ngắt giọng sao cho có tính chất hoàn toàn tự nhiên

+ Ví dụ: Trong câu chuyện “Đôi bạn nhỏ” có đoạn kể: “Bỗng đâu có một

con Cáo xông ra đuổi bắt gà con” thì quãng ngắt giọng giữa câu trước cụm từ

“con Cáo” sẽ làm cho trẻ hồi hộp, kích thích trí tưởng tượng của trẻ, làm cho trẻ

cố gắng hình dung xem con Cáo sẽ làm gì tiếp sau đó

* Về thể hiện cường độ giọng điệu:

Nếu kể chuyện mà nhịp điệu cứ đều đều thì câu chuyện sẽ không có sứcsống, không gây được hứng thú cho trẻ Vì vậy bản thân tôi phải xác định chotừng nội dung truyện, đoạn truyện, tình huống truyện để rèn nhịp điệu

+ Ví dụ: trong chuyện “Thỏ con không vâng lời” khi thể hiện lời rủ rê của

bạn Bươm Bướm, tôi sử dụng giọng điệu vui tươi nhẹ nhàng để thuyết phục

* Về thể hiện cử chỉ nét mặt:

Những cử chỉ, nét mặt của cô giáo khi kể chuyện cần phải kết hợp hài hoà

sự diễn cảm và ngữ điệu giọng nói cho phù hợp, thể hiện được những cảm xúcvui, buồn, ngạc nhiên, lo âu, phấn khởi nhằm góp phần vào sự thành công chotiết dạy

3 Tạo môi trường thân thiện

“Trường học thân thiện” là câu khẩu hiệu mà ngành Giáo dục rất quan tâm

và hướng đến Ở trong môi trường đó trẻ không phải tiếp thu những kiến thức,

kỹ năng một cách cứng ngắt mà ở đó trẻ tiếp thu tri thức trong một bầu khôngkhí thân thiện, gần gũi như ở gia đình mình, điều đó góp phần giúp trẻ hứng thúhơn trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục Trẻ được học trongmột môi trường có vật chất đầy đủ; phòng ốc thoáng mát; trang thiết bị đồ dùng,

đồ chơi đa dạng, phục vụ tốt cho nhu cầu của trẻ sẽ là điều kiện thuận lợi để trẻ

Trang 11

phát triển toàn diện Bên cạnh đó, được học trong một môi trường thân thiệngiữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ với nhau sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, trẻđược đến gần với thiên nhiên hơn và từ đó cũng phát triển được ở trẻ năng lựccảm thụ thẩm mỹ, hướng đến cái đẹp cho bản thân và cái đẹp cho cuộc sống củatrẻ sau nầy.

Cùng với nhà trường xây dựng môi trường thân thiện, bản thân tôi luôn tựtìm hiểu và tìm mọi cách để giúp trẻ luôn có một tâm lý thật thoải mái khi bắtđầu một tiết học Tôi luôn gần gũi, yêu thương trẻ; luôn lắng nghe và thoả mãnnhu cầu chính đáng của trẻ; không trách mắng, phê bình trẻ mà chỉ động viên trẻbằng những từ mang tính khích lệ Kết quả đã ngoài sự mong đợi của tôi, trẻ đãmạnh dạn hơn, tự tin hơn khi giao tiếp với cô Điều đó đã góp phần giúp trẻthêm hứng thú trong học tập

Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” Để trẻ được học tốt, chơi vuithì môi trường lớp cũng rất quan trọng đối với trẻ, giúp trẻ phát triển óc thẩm

mỹ, tính sáng tạo của trẻ Tôi đã trang trí lớp theo từng tháng, từng sự kiện trongnăm, trong lớp có rất nhiều góc chơi: Góc vận động, góc hoạt động với đồ vật,góc bế em, góc nghệ thuật, góc văn học các góc chơi được tôi bố trí thuận tiệncho trẻ chơi Các đồ chơi được tôi sắp xếp rất gọn gàng ngăn nắp nên trẻ rấtthích đến các góc để chơi

Thông qua các góc chơi trẻ sẽ lĩnh hội được một số kiến thức thông qua cáchoạt động vui chơi Trong lớp tôi đã dành một góc yên tĩnh để làm góc văn họccho trẻ Ở đó tôi để rất nhiều các đồ dùng văn học: Tranh minh họa thơ truyện,các con rối, các câu chuyện… và tôi sắp xếp các đồ dùng một cách gọn gàngngăn lắp để cho trẻ dễ lấy, dễ chơi Tôi nhận thấy rằng trẻ lớp tôi rất thích ra gócvăn học chơi không chỉ chơi ở trong giờ hoạt động góc mà trẻ còn ra chơi ở mọilúc Khi chơi ở góc văn học trẻ được tận tay cầm những con rối ngộ nghĩnh vàtập kể chuyện theo ý thích trí tưởng tượng của mình Hoặc trẻ có thể được cầmnhững quyển truyện tranh với nhiều hình ảnh hấp dẫn, trẻ có thể tự tay lật nhữngtrang sách Trẻ rất say sưa khi xem những quyển truyện tranh Vì ở đấy trẻ nhưđược hòa mình với thế giới cổ tích, được chơi với các nhân vật cổ tích…nên trẻrất thích thú

Tạo môi trường lớp đẹp, giúp trẻ hình thành tính thẩm mỹ, sáng tạo cho trẻ.Ngoài ra giúp trẻ luôn thích đến lớp Sau mỗi chủ đề tôi thường trang trí lại một

số góc, tôi thấy trẻ rất có hứng thú với những góc mới mà tôi vừa trang trí, trẻrất hào hứng khi thấy cô thay đổi mỗi góc tường với mỗi hình ảnh khác nhau.Với góc tranh truyện là góc yên tĩnh, đẹp, rất nhiều con thú ngộ nghĩnh nên trẻrất thích ra góc văn học để đọc truyện, chơi với những con thú Khi trẻ chơi với

Trang 12

những con thú hay đang xem tranh truyện, tôi thấy trẻ rất đáng yêu và ngây thơ,trong sáng Nên tôi thường xuyên mang lại những điều mới mẻ cho trẻ, để trẻluôn yêu thích đến lớp.

4 Tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

Khi đã lựa chọn được tác phẩm để dạy trẻ rồi thì việc tạo hứng thú cho trẻtrên tiết học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng Trẻ có hứng thú với hoạt độngthì kết quả mang lại cho trẻ mới cao Một tác phẩm có hay đến đâu mà trẻ khônghứng thú tiếp nhận thì cũng không đạt kết quả cao được Hiểu được đặc điểmtâm lý của trẻ nhà trẻ còn quá nhỏ, chỉ tập trung và hứng thú khi những sự việcxảy ra trước mắt trẻ thực sự hấp dẫn đối với trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên Vì thếtôi đã tạo cho trẻ sự hứng thú, thu hút, lôi cuốn trẻ trước khi vào bài bằng nhiềuhình thức để dẫn dắt trẻ vào bài một cách hấp dẫn để tạo hứng thú với trẻ

Sự hứng thú với trẻ là một phần quan trọng quyết định sự thành công củamọi hoạt động khác nhau: Cho trẻ hát một bài hát, xem 1 video, quan sát vật thậthay kết hợp sử dụng các nhân vật rối hoặc cô đóng vai là một nhân vật, mộtbông hoa hay một cô tiên để tạo hứng thú dẫn dắt trẻ vào bài một cách thoảimái

+ Ví dụ: Trong giờ kể chuyện “Quả thị”, tôi ổn định trò chuyện với trẻ còn

cô 2 đóng làm chú Vịt con đi ra rủ Thị và các bạn cùng đi chơi nhưng thị khôngdậy nên Vịt con đành đi chơi 1 mình và dặn các bạn ở lại đợi khi nào Thị dậy thìgọi Vịt con Trong lúc đợi Thị tỉnh dậy tôi kể cho các bé nghe câu chuyện cũngnói về quả thị nằm ngủ im lìm trên cây Trẻ rất chăm chú lắng nghe

Cô tạo hứng thú bằng cách đóng vai nhân vật

Hay trong giờ dạy trẻ bài thơ “Con cá vàng”

Trang 13

Để tạo hứng thú cho trẻ, đầu tiên tôi tặng cho trẻ 1 món quà và cho trẻ đoánxem món quà của cô là gì? Cho trẻ quan sát con cá vàng và đàm thoại với trẻTôi hỏi trẻ: Món quà của cô là gì?

Nó bơi ở đâu?

Con cá vàng có những bộ phận nào?

Có một bài thơ rất hay nói về con cá vàng Các bé ngồi ngoan nghe cô đọc bàithơ “Con cá vàng” nhé!

Cứ như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú khi tôi dạy trẻ

Hoặc khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Con cáo” Đầu tiên tôi cho trẻ cùng cô làm đàn gà đi kiếm mồi, cùng hát bài hát đàn gà trong sân Có một con cáo xuất hiện đuổi bắt đàn gà Đàn gà sợ hãi chạy vào trong nhà đóng chặt cửa lại Cô đàm thoại, dẫn dắt giới thiệu câu chuyện “Con Cáo” và kể cho trẻ nghe Cứ vậy tôi dẫn dắt trẻ tới câu chuyện một cách rất nhẹ nhàng và tôi thấy trẻ rất hào hứngtham gia vào hoạt động

Tạo hứng thú cho trẻ ngay từ đầu đóng vai trò hết sức quan trọng Để trẻluôn có hứng thú với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thì giáo viênluôn phải có sự linh hoạt sáng tạo, sự mới lạ hấp dẫn Vì thế tôi thường sử dụngphương tiện trực quan để tạo hứng thú cho trẻ

* Thu hút trẻ tập trung vào giờ học thông qua đồ dùng trực quan, đồ chơi.

Nắm vững được đặc điểm sinh lý của trẻ, tư duy trực quan hình tượng thìtrong giờ kể chuyện cô giáo không chỉ chú ý đến giọng kể mà cô giáo còn phảibiết kết hợp với dụng đồ dùng trực quan sao cho khéo léo để thu hút sự chú ýcủa trẻ

Thật vậy, đồ dùng trực quan là một trong những phương tiện để truyền thụkiến thức đến với trẻ Do đó khi được nghe kể chuyện kết hợp với việc quan sáttranh, xem rối, trẻ như bước vào thế giới của các nhân vật đó làm cho trẻ rấtthích thú

Để giờ kể chuyện đạt kết quả cao thì đồ dùng phục vụ giờ dạy phải đảmbảo các yêu cầu sau: Đồ dùng phải đầy đủ, đẹp, màu sắc phù hợp, đảm bảo tính

an toàn và đảm bảo vệ sinh cho trẻ, có độ bền trong khi sử dụng

+ Ví dụ: trong câu chuyện “Cây Táo”.

Tôi đã tranh thủ thời gian ngoài giờ tận dụng một số nguyên vật liệu phếthải là những chiếc chai nhựa, cắt lấy đáy của những chiếc chai, sơn màu lên rồi

úp 2 chiếc đáy lại với nhau và dán thêm cuống, lá tạo thành những quả táo màuxanh, đỏ, vàng rất đẹp mắt sau đó treo chúng lên cành cây làm thành 1 cây táo

để tạo hứng thú cho trẻ khi nghe câu chuyện

Trang 14

Bất kỳ bạn nhỏ nào cũng muốn đắm chìm trong thế giới của những câuchuyện Những nhân vật, tình tiết, hình ảnh, màu sắc trong truyện sẽ giúp trẻphát triển ngôn ngữ, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo, xây dựng tính cách tốtđẹp cho trẻ nhỏ.

Biết được những lợi ích này, tôi thường xuyên kể cho trẻ nghe chuyệnbằng kịch rối Kể chuyện kết hợp kịch rối giúp trẻ tự mình xây dựng nên câuchuyện theo cách mà trẻ cảm nhận Hãy cho trẻ một sân khấu với đủ trang phục,nhân vật, hình ảnh và giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, đắm mình trong những nhânvật, tự phát triển và hình thành những tính cách tốt đẹp cho bản thân

Rối là hình thức biểu diễn mà ở đó con người biến những vật vô tri vôgiác thành những nhân vật có cảm xúc và câu chuyện để truyền tải thông điệpđến người xem "Rối tay" chính là hình thức rối mà đạo cụ không gì khác hơn làđôi bàn tay của người diễn và các nhân vật Kể chuyện bằng rối đem tới niềmvui, tiếng cười cho trẻ nhỏ Những gương người tốt, hành động đẹp được phảnánh khi diễn luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng trẻ

Nhờ việc sử dụng diễn rối trong khi kể mà trẻ có khả năng cảm thụ tácphẩm văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ được nội dung câu truyện, lời thoại của cácnhân vật trong truyện và qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá tính cách của nhân vậttrong truyện như ai là người xấu?Ai là người tốt?

Đưa trẻ vào sứ sở thần tiên và đắm chìm trong những câu chuyện cổ tích,thần thoại đầy hấp dẫn Khi trẻ sử dụng rối phát triển vận động của đôi bàn tay,phát triển tâm lý, cảm xúc theo chiều hướng tích cực

Để có những nhân vật, tôi sử dụng bìa cứng, giấy xốp màu khéo léo cắttỉa Dùng kẽm cuộn thành lò so để tạo ra những rối que di chuyển một cách sinhđộng Hoặc tôi dùng vải cắt, may thành những nhân vật rối điều khiển bằng bàn

Ngày đăng: 21/03/2018, 09:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w