1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự việt nam

85 188 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 757,84 KB

Nội dung

Ngoài ra, luận văn cũng có đối tượng nghiên cứu là các quy định về hành vi phạm tội này trong BLHS một số nước trên thế giới… - Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản pháp luật của Việt Nam có

Trang 1

BÙI HOÀI THƯƠNG

TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

XÁC NHẬN CỦA

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

GS TS Nguyễn Ngọc Hoà

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Hoài Thương

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 Bộ luật hình sự : BLHS

2 Trách nhiệm hình sự: TNHS

3 Năng lực trách nhiệm hình sự: NLTNHS

Trang 4

HÀNH CÔNG VỤ 7

1.1 Những khái niệm có liên quan đến tội chống người thi hành công vụ 7

1.1.1 Khái niệm công vụ 9

1.1.3 Dấu hiệu chống người thi hành công vụ 13

1.1.4 Khái niệm tội chống người thi hành công vụ 14

1.2 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt nam về tội chống người thi hành công vụ……… 15

1.2.1 Quy định về tội chống người thi hành công vụ trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ Luật hình sự nam 1985 16

1.2.2 Quy định về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự năm 1985 17

1.2.3 Quy định về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự năm 1999 18

1.2.4 Quy định về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự năm 2015 20

1.3 Quy định của pháp luật hình sự một số nước về hành vi chống người thi hành công vụ ……… 21

1.3.1 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 21

1.3.2 Bộ luật hình sự Thụy Điển 23

1.3.3 Bộ luật hình sự Cộng hòa liên bang Đức 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……… 28

CHƯƠNG 2: TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 TRONG SỰ SO SÁNH VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ NAM 1999 29

2.1 Các dấu hiệu định tội …… 29

2.1.1 Khách thể của tội chống người thi hành công vụ 29

2.1.2 Chủ thể của tội chống người thi hành công vụ 31

2.1.3 Mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ 33

2.1.4 Mặt chủ quan của tội chống người thi hành công vụ 36

2.2 Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng………38

2.2.1 Phạm tội có tổ chức 38

2.2.2 Phạm tội 02 lần trở lên 42

Trang 5

2.3 Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với một số tội khác có dấu hiệu

“chống người thi hành công vụ”……… ………50

2.3.1 Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với tội giết người có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng “Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” 50

2.3.2 Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trường hợp “đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” 52

2.3.3.Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với tội làm nhục người khác trong trường hợp có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng “đối với người đang thi hành công vụ” 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……… ………56

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG QUY ĐỊNH NÀY THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 58

3.1 Thực tiễn áp dụng quy định về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự năm 1999……… ……….58

3.1.1 Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng 58

3.1.2 Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và hạn chế trong quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 60

3.2 Đề xuất để triển khai có hiệu quả quy định về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự năm 2015……… 69

3.2.1 Đề xuất liên quan đến vướng mắc, hạn chế của Bộ luật Hình sự năm 1999………70

3.2.2 Các đề xuất khác 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3……… 74

KẾT LUẬN 75

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự cho thấy, tội chống người thi hành công vụ tuy chỉ được quy định từ khi có BLHS đầu tiên nhưng nội dung về thi hành công vụ đã được quy định trong nhiều văn bản trước đó Điều này thể hiện sự quan tâm của các nhà lập pháp trong việc bảo vệ tính nghiêm minh, đúng đắn của pháp luật cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người thi hành công vụ Đến nay, các quy định về tội chống người thi hành công vụ đã tương đối hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cần thiết trong công tác chống loại tội phạm này

Tuy nhiên, một số vấn đề có liên quan đến tội danh chống người thi hành công vụ như: khái niệm “công vụ”, “người thi hành công vụ”, tính trái pháp luật của công vụ chưa được quy định rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp luật Do đó, làm phát sinh những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này Trong khi đó, những năm gần đây, tội chống người thi hành công vụ đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp cả về số vụ và tính chất phạm tội Việc phòng ngừa và đấu tranh chống loại tội phạm này đặt ra yêu cầu có tính cấp thiết là cần sớm hoàn thiện những điểm bất cập trong BLHS cũng như các văn bản hướng dẫn về tội chống người thi hành công vụ Do vậy, tác giả lựa

chọn đề tài “Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam”

làm đề tài luận văn cao học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy các công trình khoa học nghiên cứu về tội chống người thi hành công vụ hiện nay chủ yếu được thực hiện theo hai hướng nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu tội chống người thi hành công vụ dưới góc độ tội

phạm học, trong đó có kèm theo việc nghiên cứu khái quát tội phạm này dưới góc độ luật hình sự làm cơ sở cho nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học Cụ

Trang 7

thể: Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Yến (1996) – trường Đại học Luật Hà

Nội với đề tài “Tội chống người thi hành công vụ – Thực trạng, nguyên nhân

và giải pháp”, luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Văn Kiệm (2006) - Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Tội chống người thi hành công vụ trong luật Hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này”

và luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Như Quỳnh (2013) – Khoa luật Đại học

Quốc gia Hà Nội với đề tài “Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh)” Trong các

luận văn này, phần nghiên cứu tội chống người thi hành công vụ dưới góc độ luật hình sự chưa toàn diện, cụ thể mà chủ yếu có tính khái quát làm “nền” cho nội dung nghiên cứu chính là nghiên cứu tội phạm này dưới góc độ tội phạm học

Thứ hai, nghiên cứu một số nội dung liên quan đến dấu hiệu pháp lý

của tội chống người thi hành công vụ Cụ thể: Khái niệm “công vụ” và “người

thi hành công vụ” được nghiên cứu tương đối toàn diện trong bài viết “Vấn

đề thi hành công vụ và chế định phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa đăng trên Tạp chí Luật học số 2/

2012 cũng như trong luận văn thạc sĩ của tác giả Mai Thị Thanh Nhung

(2014) – trường Đại học Luật Hà Nội với đề tài “Dấu hiệu thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự Việt Nam” Ngoài ra, dấu hiệu chống người thi hành

công vụ cũng được nghiên cứu để giúp việc định tội cũng như phân biệt giữa tội chống người thi hành công vụ với các trường hợp phạm tội khác Cụ thể:

Bài viết “Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người đang thi hành công vụ hoặc

vì lý do công vụ của nạn nhân” của tác giả Mai Bộ trong Tạp chí Tòa án nhân dân số 12/ 2012, “Tội chống người thi hành công vụ và một số tội khác có dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Th.S Phạm Văn Báu trong Tạp chí Luật học số 6 năm 2005, “Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự để xử lý hành vi chống

Trang 8

người thi hành công vụ” của tác giả Trần Vi Dân, Đào Anh Tới trong Tạp chí

sự, bao gồm dấu hiệu pháp lý và chính sách hình sự thể hiện qua các khung hình phạt của tội này theo quy định BLHS năm 2015 trong sự so sánh lịch sử lập pháp Việt Nam cũng như so sánh với pháp luật hình sự một số quốc gia khác

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn có đối tượng nghiên cứu trước hết và

chủ yếu là các quy định của pháp luật Việt Nam có nội dung liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ (bao gồm các văn bản luật và dưới luật) Đồng thời, để có cơ sở thực tiễn, luận văn cũng nghiên cứu một số bản

án về tội chống người thi hành công vụ Ngoài ra, luận văn cũng có đối tượng nghiên cứu là các quy định về hành vi phạm tội này trong BLHS một số nước trên thế giới…

- Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản pháp luật của Việt Nam có nội dung liên quan đến hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ được nghiên cứu là các văn bản pháp luật được ban hành từ năm 1945 đến nay Pháp luật hình sự nước ngoài được nghiên cứu là các quy định hiện hành về hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ trong 3 BLHS (BLHS của Trung Quốc, BLHS của Thụy Điển và BLHS của Cộng hoà liên bang Đức) Các bản

án về tội chống người thi hành công vụ được giới hạn là các bản án được tuyên theo BLHS năm 1999

Trang 9

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích của luận văn là đánh giá quy định của BLHS năm 2015 về tội chống người thi hành công vụ và đề xuất ý kiến phục vụ việc triển khai thi hành quy định này

Để đạt được mục đích trên, tác giả đã tập trung nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam;

- Phân tích quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về hành vi chống người thi hành công vụ;

- Phân tích các dấu hiệu pháp lý và dấu hiệu định khung tăng nặng của tội chống người thi hành công vụ trong BLHS năm 2015;

- Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội chống người thi hành công vụ trong BLHS năm 1999

5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Để đạt được những mục tiêu trên của luận văn, tác giả đã đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau:

- Các quy định về tội chống người thi hành công vụ được thể hiện như thế nào trong các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay?

- BLHS của một số nước khác quy định về hành vi chống người thi hành công vụ như thế nào?

- Các dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành công vụ được thể hiện trong BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 như thế nào?

- Tội chống người thi hành công vụ được phân biệt với một số tội khác

có dấu hiệu “chống người thi hành công vụ” như thế nào?

- Thực tiễn áp dụng quy định về tội chống người thi hành công vụ theo BLHS năm 1999 thường gặp khó khăn, vướng mắc như thế nào?

- Những khó khăn, vướng mắc này được khắc phục trong BLHS năm

2015 như thế nào?

Trang 10

- Để việc triển khai áp dụng quy định về tội chống người thi hành công

vụ theo BLHS năm 2015 có hiệu quả, tác giả có kiến nghị, đề xuất gì?

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn được tác giả thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng xuyên suốt các chương, mục trong luận văn và đặc biệt là trong Chương 2 khi phân tích các dấu hiệu pháp lý và các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội chống người thi hành công vụ theo BLHS năm 2015 Phương pháp so sánh được áp dụng khi nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về hành vi chống người thi hành công vụ và khi phân biệt giữa tội chống người thi hành công vụ với các hành vi phạm tội khác Phương pháp tổng hợp được sử dụng tại phần kết luận các chương và kết luận của luận văn

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Đây là công trình khoa học nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ một cách tương đối đầy đủ các vấn đề về tội chống người thi hành công vụ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến thời điểm BLHS năm 2015 được ban hành Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa góp phần triển khai thi hành quy định của BLHS năm 2015 về tội chống người thi hành công vụ

8 Bố cục của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

- Chương 1: Những vấn đề chung về tội chống người thi hành công vụ

- Chương 2: Tội chống người thi hành công vụ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 trong sự so sánh với Bộ luật hình sự 1999

Trang 11

- Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự năm 1999 và việc triển khai áp dụng quy định này theo Bộ luật hình sự năm 2015

Trang 12

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

1.1 Những khái niệm có liên quan đến tội chống người thi hành công vụ

1.1.1 Khái niệm công vụ

Công vụ là thuật ngữ được xem xét đánh giá từ nhiều góc độ khác

nhau Do đó, công vụ được hiểu theo các phạm vi rộng hẹp khác nhau Theo

cách hiểu chung nhất, công vụ là các việc công Các việc này được thực hiện

vì lợi ích chung, lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội, lợi ích của nhà nước

Ở nước ta hiện nay, trong các văn bản pháp luật, thuật ngữ “công vụ”

cũng chưa được hiểu thống nhất Thuật ngữ “công vụ” đã được ghi nhận trong

một số văn bản pháp luật sau đây:

Thứ nhất, Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ của Hội đồng thẩm

phán Toà án nhân dân tối cao ngày 29/11/1985 xác định: “Công vụ là một

công việc mà cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực

hiện” Có thể nói rằng, đây là quy định về “công vụ” theo nghĩa rộng, không

giới hạn phạm vi lĩnh vực công vụ, không giới hạn về phạm vi chủ thể của

công vụ

Thứ hai, Điều 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Hoạt

động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn

của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có

liên quan” Quy định này đã chỉ ra đặc điểm quan trọng nhất của công vụ và

giới hạn phạm vi chủ thể của hoạt động công vụ Về bản chất, công vụ là hoạt

động được tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm thực hiện các chức năng của

Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và

cá nhân Do đó, tính đúng pháp luật là đặc điểm quan trọng nhất của “công

vụ” Định nghĩa này cũng giới hạn phạm vi chủ thể được giao công vụ chỉ

trong phạm vi đối tượng là cán bộ, công chức

Trang 13

Thứ ba, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2010 tuy

không quy định trực tiếp về “công vụ” nhưng có nội dung xác định “người thi

hành công vụ” Theo đó, “Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án” Điều luật này đã

giới hạn phạm vi lĩnh vực của công vụ chỉ là quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án

Tác giả cho rằng việc giới hạn phạm vi của công vụ chỉ trong ba lĩnh vực là quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án là phù hợp Hoạt động quản

lý nhà nước trong những lĩnh vực này hầu hết thông qua các quyết định cá biệt, có tính chất mệnh lệnh – phục tùng và tác động tới từng cá nhân cụ thể Cũng chính vì vậy, chủ thể của các hoạt động này dễ bị các cá nhân bị tác động của công vụ chống lại, gây thiệt hại 1

Từ ba định nghĩa trên, có thể thấy đặc điểm của công vụ là tính đúng pháp luật và được giới hạn trong phạm vi nhất định bao gồm giới hạn về phạm vi chủ thể của công vụ và giới hạn về phạm vi lĩnh vực của công vụ Từ các đặc điểm này, tác giả đồng tình với quan điểm về “công vụ” của GS.TS

Nguyễn Ngọc Hoà: “Công vụ là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan nhà nước giao nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bao gồm quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.” 2

Theo đó, công vụ phải là hoạt động quản lý nhà nước và đúng pháp luật, tức là những hoạt động được thực hiện dựa trên cơ sở quy định của pháp luật bao gồm pháp luật nội dung và pháp luật hình thức Phạm vi lĩnh vực của hoạt động công vụ được giới hạn trong ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố

1

Mai Thị Thanh Nhung (2014), Luận văn Thạc sĩ luật học, Dấu hiệu thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự

Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, tr 15

2

Nguyễn Ngọc Hòa (2012), Vấn đề thi hành công vụ và chế định phòng vệ chính đáng trong luật hình sự

Việt Nam, Tạp chí Luật học (02), tr 26

Trang 14

tụng và thi hành án Chủ thể của công vụ là người thuộc các cơ quan nhà nước hoặc được cơ quan nhà nước giao quyền thực hiện những nhiệm vụ nhất định

Với cách hiểu trên đây về công vụ thì đặc điểm quan trọng nhất của công vụ là tính đúng pháp luật Muốn được coi là công vụ thì hoạt động phải đúng pháp luật và được biểu hiện thông qua nội dung hoạt động đúng pháp luật, thủ tục thực hiện đúng pháp luật và người thực hiện có thẩm quyền theo đúng pháp luật Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật được coi là một trong các nguyên tắc của hoạt động công vụ Hoạt động không đúng pháp luật là hoạt động “làm trái công vụ” và rõ ràng không phải là công vụ 3

Như vậy, trong trường hợp người thi hành công vụ có hoạt động làm trái công vụ thì hành vi không được xem là hành vi thực hiện công vụ và dẫn đến người thực hiện cũng không được coi là người thi hành công vụ Việc xác định chính xác thế nào là hoạt động “công vụ” có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định dấu hiệu “người thi hành công vụ”

1.1.2 Khái niệm người thi hành công

Do quan điểm về “công vụ” còn chưa được thống nhất nên “người thi hành công vụ” được quy định trong các văn bản pháp luật cũng khác nhau Cụ thể:

Thứ nhất, Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy

định trong phần các tội phạm của BLHS quy định: “Người thi hành công vụ

là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng, nghiệp vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nghiệp vụ (như: tuần tra, canh gác…) theo kế hoạch của

cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội”

Theo đó, Nghị quyết xác định người thi hành công vụ có thể là:

3

Nguyễn Ngọc Hòa, tlđd chú thích 2, tr 26

Trang 15

- Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

- Những công dân được huy động làm nhiệm vụ theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền

Tuy nhiên, như đã xác định, “công vụ” chỉ là hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước và chủ thể của công vụ chỉ được giới hạn là người thuộc các

cơ quan nhà nước hoặc được cơ quan nhà nước giao Tổ chức xã hội chỉ tham gia hoạt động quản lý nhà nước nhưng không phải chủ thể của quản lý nhà nước Do đó, việc quy định thành viên của tổ chức xã hội là chủ thể của công

vụ như Nghị quyết là không hợp lý

Thứ hai, khoản 1 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2010 quy định: “Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án”

Thứ ba, khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013

của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành

vi chống người thi hành công vụ xác định người thi hành công vụ “… là cán

bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội”

Từ những định nghĩa trên, tác giả rút ra một số đặc điểm của người thi hành công vụ như sau:

- Thứ nhất, người thi hành công vụ là người có thẩm quyền thực hiện

công vụ nhất định, bao gồm hai nhóm là:

Trang 16

+ Người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một

vị trí trong cơ quan nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án;

+ Người tuy không được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào làm việc trong các cơ quan nhà nước nhưng được các cơ quan nhà nước hay người có chức vụ quyền hạn giao thực hiện một nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án

Dù người thi hành công vụ thuộc nhóm 1 hay nhóm 2 thì họ vẫn có đặc điểm chung là có thẩm quyền thực hiện công vụ nhất định Tư cách pháp lý là điều kiện tiên quyết để cá nhân trở thành người thi hành công vụ và quyền hạn là cơ sở, điều kiện để thực hiện công vụ nhất định

Trong đó, quyền hạn được hiểu là quyền lực pháp lý của nhà nước trong một phạm vi nhất định được trao cho các tổ chức, cá nhân để thực thi công vụ Nói cách khác, đó là quyền đã được xác định về nội dung, mức độ

và luôn gắn liền với công việc được giao Quyền hạn này có thể phát sinh từ

vị trí công tác thường xuyên của người thi hành công vụ và trên cơ sở phù hợp với công vụ cụ thể được giao thực hiện.4

Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền hạn là yếu tố cần thiết để thực hiện công vụ, nhưng quyền hạn được trao phải phù hợp với công

vụ Nếu công vụ được giao không kèm theo đầy đủ các quyền hạn thì sẽ có không ít công vụ không được thực hiện và như vậy mục tiêu chung của cơ quan nhà nước sẽ không đạt được, ngược lại khi có nhiều quyền hạn mà quá ít công vụ phải thực hiện thì có thể sinh ra lạm quyền

Thứ hai, người thi hành công vụ phải đang thực hiện một công vụ nhất

định Một người được xác định là người thi hành công vụ không chỉ vì người

đó có thẩm quyền trong việc thực hiện công vụ nhất định Nội dung này chỉ khẳng định một người có thể là người thi hành công vụ vì họ có vị trí công tác

có thẩm quyền tiến hành công vụ Họ chỉ thực sự là người thi hành công vụ

4

Mai Thị Thanh Nhung, tlđd chú thích 1, tr 17.

Trang 17

khi đang thực hiện công vụ (hoạt động đúng pháp luật) theo đúng thẩm quyền Nội dung thứ hai này thường bị bỏ qua ngay cả trong các quy định của các văn bản pháp luật nêu trên “Đang thực hiện công vụ” được hiểu là người

có thẩm quyền đã bắt đầu thực hiện công vụ nhưng chưa kết thúc Nếu việc thực hiện công vụ chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc thì không còn là “đang thực hiện công vụ” Như vậy, người thi hành công vụ luôn gắn liền với công vụ cụ thể; việc xác định người thi hành công vụ đặt ra yêu cầu cần xác định sự tồn tại của một công vụ thực tế và công vụ đó đang được thực hiện một cách đúng pháp luật bởi một chủ thể theo đúng thẩm quyền được giao.5

Thứ ba, việc thực hiện công vụ của cá nhân phải đúng pháp luật Đặc

điểm đúng pháp luật này xuất phát từ bản chất của công vụ Người thi hành công vụ theo đúng nghĩa phải là người thực hiện hoạt động đúng pháp luật cả

về nội dung, hình thức và thẩm quyền 6 Cụ thể, nội dung hoạt động phải đúng pháp luật; trình tự, thủ tục thực hiện phải đúng pháp luật và người thực hiện phải có thẩm quyền theo đúng pháp luật

Dựa trên các đặc điểm trên, tác giả đưa ra định nghĩa về người thi hành

công vụ như sau: “Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước hoặc người khác đang tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án theo đúng pháp luật và đúng thẩm quyền do

cơ quan nhà nước giao”

Trên thực tế, chúng ta có thể nhận biết được một người đang thi hành công vụ căn cứ vào các dấu hiệu rõ ràng về đồng phục đặc trưng của công vụ, giấy tờ hợp pháp, đeo phù hiệu hoặc thẻ nghề nghiệp… trong trường hợp không có những dấu hiệu đó thì người đang thi hành công vụ phải được mọi người hoặc ít nhất là người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ tư cách của mình

Trang 18

1.1.3 Dấu hiệu chống người thi hành công vụ

- Từ điển Luật học định nghĩa: “Chống người thi hành công vụ là (hành vi) cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc là hành vi cưỡng ép người đó thực hiện hành vi trái pháp luật” 7

- Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định: “Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành

vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”

- Khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015 cũng miêu tả hành vi khách quan

của tội chống người thi hành công vụ như sau: “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công

vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật”

Như vậy, hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật bằng các thủ đoạn khác nhau (như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần) Có thể thấy bản chất của hành vi chống người thi hành công vụ là chống việc thi hành công vụ, cản trở hoạt động thi hành công vụ, thực thi pháp luật hay nói cách khác đây là hành vi xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó và có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính người thi hành công vụ Dù dùng thủ đoạn nào thì hành vi chống người thi hành công vụ là nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ hoặc

ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật để bảo vệ lợi ích của người phạm tội Nguyên nhân của hành vi chống người thi hành công vụ có thể do việc thi

7

Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 143

Trang 19

hành công vụ của người có chức vụ, quyền hạn ảnh hưởng đến lợi ích của người có hành vi đó hoặc do hành vi sai trái, hống hách coi thường pháp luật của người thi hành công vụ hoặc đơn thuần so sự coi thường pháp luật của người chống người thi hành công vụ

1.1.4 Khái niệm tội chống người thi hành công vụ

Từ những nội dung được phân tích tại mục 1.1.2 và 1.1.3 cũng như từ cách hiểu của từ “chống”, tác giả định nghĩa tội chống người thi hành công vụ

như sau: Tội chống người thi hành công vụ là hành vi cố ý cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về hành chính, tố tụng và thi hành án

Từ định nghĩa này, có thể rút ra một số đặc điểm của tội chống người thi hành công vụ như sau:

Thứ nhất, tội chống người thi hành công vụ xâm phạm hoạt động quản

lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính, tố tụng và thi hành án, xâm phạm sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, làm giảm hiệu quả quản lý của các cơ quan này Quan hệ xã hội bị tội chống người thi hành công vụ xâm hại

là quan hệ liên quan trực tiếp đến các hoạt động “công vụ”, là hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án (như đã phân tích tại mục 1.1.1 của luận văn) Tội chống người thi hành công vụ xâm hại đến các quan hệ xã hội trên thông qua việc tác động trực tiếp đến người đang thi hành công vụ

Thứ hai, chủ thể của tội chống người thi hành công vụ là chủ thể bình

thường, chỉ đòi hỏi thỏa mãn điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự (đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của luật và không thuộc trường hợp trong tình trạng mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển do mắc bệnh)

Thứ ba, hành vi phạm tội của tội này là hành vi cố ý có khả năng cản

trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ Trong đó, “cản trở người thi hành công vụ” có thể được hiểu là:

- Làm họ không thực hiện được công vụ hoặc

Trang 20

- Làm họ thực hiện hành vi trái với công vụ

Việc cản trở này có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác có khả năng cản trở người thi hành công vụ Trong đó,

- Dùng vũ lực được hiểu là sự tác động vào cơ thể của người thi hành công vụ (có hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện) như đấm, đá, trói hoặc đánh bằng gậy, chém bằng dao …

- Đe dọa dùng vũ lực được hiểu là sự tác động bằng cử chỉ, lời nói có tính răn đe, uy hiếp tinh thần để làm cho người thi hành công vụ lo sợ vũ lực

sẽ xảy ra …

- Thủ đoạn khác được hiểu là các thủ đoạn tuy không phải là dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực nhưng vẫn có thể uy hiếp được tinh thần người thi hành công vụ như đe doạ sẽ công bố những tin tức, tài liệu bất lợi cho người thi hành công vụ hoặc cho người thân thích của họ, đe doạ huỷ hoại tài sản; cởi bỏ quần áo trước người đang thi hành công vụ; tự gây thương tích hoặc

giả gây thương tích để vu khống bị người thi hành công vụ hành hung

Lỗi của người phạm tội chống người thi hành công vụ là lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội nhận thức được đầy đủ hành vi trái pháp luật của mình

là cản trở việc thực hiện công vụ của người thi hành công vụ và mong muốn

người đang thi hành công vụ không thể hoàn thành công vụ mà họ được giao

Từ các đặc điểm chung trên đây, nhà làm luật có thể xây dựng cấu thành tội phạm của tội chống người thi hành công vụ theo các mô hình khác nhau với thời điểm hoàn thành của tội phạm khác nhau Trong đó, có thể xây dựng dấu hiệu hành vi là thủ đoạn dùng vũ lực, thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực

và thủ đoạn khác và dấu hiệu mục đích phạm tội là “cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ” (không thực hiện được công vụ hoặc thực hiện hành vi trái công vụ)

1.2 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội chống người thi hành công vụ

Trang 21

1.2.1 Quy định về tội chống người thi hành công vụ trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Ngay từ khi

ra đời, Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhất là trong thời kỳ đất nước còn gặp nhiều khó khăn Trong giai đoạn này, nước ta chưa có BLHS mà chỉ có các văn bản pháp luật riêng lẻ quy định các vấn đề hình sự Tuy nhiên, lúc này, tội chống người thi hành công vụ chưa được quy định thành tội phạm riêng mà chỉ được gián tiếp đề cập trong các văn bản pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người nói chung Cụ thể:

- Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định:

“Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây:

1) Cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên;… thì

sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân hoặc xử tử hình…”

- Điều 14 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967 quy định về tội phá rối trật tự, an ninh như sau:

“1 Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người nhằm phá rối trật tự, an ninh, ngăn trở cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an thi hành nhiệm vụ thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm”

- Công văn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử tội giết người quy định những tình tiết tăng nặng đặc biệt của

tội giết người Trong đó, có tình tiết “giết người được giao nhiệm vụ công tác hoặc trong khi nạn nhân thi hành nhiệm vụ”

- Điều 9 Sắc lệnh số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời quy định dấu hiệu của Tội xâm phạm đến trật tự công

Trang 22

cộng, an toàn công cộng và sức khoẻ của nhân dân Trong đó, có dấu hiệu

“…chống lại nhân viên nhà nước khi làm nhiệm vụ”

Những quy định gián tiếp về hành vi chống người thi hành công vụ trong giai đoạn này tuy chưa thực sự cụ thể, rõ ràng nhưng là cơ sở cho những quy định về tội chống người thi hành công vụ sau này Những quy định này cũng thể hiện sự quan tâm của các nhà lập pháp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người thi hành công vụ

1.2.2 Quy định về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình

sự năm 1985

Năm 1985 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp của nước ta, BLHS đầu tiên của nước Việt Nam được ban hành Trong khoảng 15 năm tồn tại, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm

1989, 1991, 1992 và 1997 So với pháp luật hình sự trong những giai đoạn trước thì BLHS năm 1985 có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, với những quy định rõ ràng về tội phạm và hình phạt

Trong BLHS năm 1985, tội chống người thi hành công vụ được quy định thành một tội danh riêng tại Điều 205 trong Mục C – Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính của Chương VIII Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính Bên cạnh đó, dấu hiệu chống người thi hành công vụ còn được quy định tại Điều 83 – Tội phá rối an ninh, Điều

101 - Tội giết người và Điều 109 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác Cụ thể, Điều 205 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:

“1- Người nào dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép họ thực hiện những hành vi trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và Điều 109, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

Trang 23

2- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.”

Hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ đã được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 như sau:

“- Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ như đánh, trói… nhưng chưa gây chết người, thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc đe dọa sẽ đánh, trói… người đó

- Dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật như: dùng số đông người lấy danh nghĩa thương binh cưỡng ép cán bộ quản lý thị trường cho đem hàng hóa đầu cơ đang bị tạm giữ, cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai thác trái phép đang bị tạm giữ…”

Dấu hiệu “hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 2 Điều 205 BLHS

năm 1985 cũng được Nghị quyết giải thích như sau: “Hậu quả nghiêm trọng (quy định ở khoản 2) có thể là: người thi hành công vụ không hoàn thành được nhiệm vụ; việc chấp hành pháp luật ở địa phương hoặc khu vực trở nên lỏng lẻo; kẻ xấu lợi dụng cơ hội reo rắc dư luận gây ảnh hưởng xấu.”

Có thể nói việc quy định tội chống người thi hành công vụ thành một tội danh độc lập trong BLHS năm 1985 của nước ta là một bước tiến quan trọng của hoạt động lập pháp nước ta Nó chứng tỏ rằng, Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, danh dự và uy tín của những người thực hiện chức trách mà Nhà nước giao

1.2.3 Quy định về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình

sự năm 1999

Năm 1999, BLHS thứ hai của nước ta được ban hành Sự ra đời của BLHS năm 1999 thể hiện một bước phát triển mới của pháp luật hình sự Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn

Trang 24

xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn cả nước

Trên cơ sở kế thừa BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 quy định tội chống người thi hành công vụ tại Điều 257 thuộc Chương XX – Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

Điều 257 BLHS năm 1999 quy định tội chống người thi hành công vụ như sau:

“1 Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc

họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

So sánh quy định về tội chống người thi hành công vụ trong BLHS năm 1985 với quy định tương ứng trong BLHS năm 1999, có thể nhận ra những thay đổi giữa hai điều luật như sau:

- Khoản 1 Điều 257 BLHS năm 1999 bỏ nội dung “nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và Điều 109” đã được quy định trong khoản

1 Điều 205 BLHS năm 1985 vì nội dung này không cần thiết

- Khoản 1 Điều 257 BLHS năm 1999 bổ sung thêm “thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ” ngoài hành vi “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép họ thực hiện hành vi trái pháp luật” như khoản 1 Điều 205

Trang 25

BLHS năm 1985 đã quy định Sự bổ sung này là cần thiết để mô tả cụ thể và

rõ ràng hơn mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ

- Về hình phạt: Cả hai BLHS đều quy định hai khung hình phạt nhưng BLHS năm 1999 đã nâng mức hình phạt cải tạo không giam giữ từ 1 năm lên thành 3 năm (khung cơ bản) và hạ mức tối đa của khung hình phạt từ 10 năm xuống còn 7 năm (khung tăng nặng) Việc điều chỉnh này nhằm đảm bảo sự phù hợp với thực tế của tội phạm Ngoài ra, BLHS năm 1999 bổ sung một số tình tiết định khung hình phạt tăng nặng ngoài tình tiết phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng được quy định trong BLHS năm 1985 Đó là tình tiết: Phạm tội

có tổ chức; phạm tội nhiều lần; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; tái phạm nguy hiểm Đây là những tình tiết thường gặp trong các vụ án chống người thi hành công vụ Do vậy, việc bổ sung các tình tiết này có ý nghĩa tích cực trong việc truy cứu TNHS người phạm tội, khắc phục hạn chế của BLHS năm 1985 trong việc quy định tội chống người thi hành công vụ

Nhìn chung những quy định của BLHS năm 1999 về tội chống người thi hành công vụ đã có sự cụ thể và rõ ràng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho xét xử, đặc biệt là những quy định cụ thể tại khoản 2

1.2.4 Quy định về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình

sự năm 2015

Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua BLHS số 100/2015/QH13 (sau đây được gọi là BLHS năm 2015) Trong BLHS này, tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 với nội dung như sau:

“1 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc

họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ

02 năm đến 07 năm:

Trang 26

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Nhìn chung, quy định về tội chống người thi hành công vụ của BLHS năm 2015 không có thay đổi so với BLHS năm 1999 Điều 330 BLHS năm

2015 chỉ cụ thể hoá tình tiết định khung tăng nặng hình phạt được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999 Theo đó, ‘gây hậu quả nghiêm trọng” được cụ thể hóa là “Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên”

1.3 Quy định của pháp luật hình sự một số nước về hành vi chống người thi hành công vụ

1.3.1 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

BLHS nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là BLHS Trung Hoa) có kết cấu gồm 2 phần (Phần chung và Phần các tội phạm), 15 chương, 37 mục với 452 điều luật Hành vi chống người thi hành công vụ được ghi nhận tại Điều 277 thuộc Mục 1- Tội gây rối trật tự công cộng – Chương VI – Tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội như sau:

“Người nào dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhằm cản trở nhân viên cơ quan nhà nước thi hành nhiệm vụ thì bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động, quản chế hoặc bị phạt tiền

Nếu dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhằm cản trở đại biểu Đại hội nhân dân các cấp địa phương và đại biểu Đại hội nhân dân toàn quốc thi hành nhiệm vụ đại biểu, thì sẽ bị xử phạt theo quy định trên

Người nào dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhằm cản trở nhân viên chữ thập đỏ thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh xảy ra thiên tai hoặc trong trường hợp khẩn cấp, thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này

Trang 27

Nếu cố ý cản trở cơ quan Công an, cơ quan an ninh của quốc gia thi hành nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tuy không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhưng đã gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Khác với BLHS Việt Nam, BLHS Trung Hoa đã sử dụng kỹ thuật “liệt kê” để chỉ rõ những người được xác định là đối tượng tác động của hành vi chống người thi hành công vụ Cụ thể, đối tượng tác động của tội phạm này bao gồm:

- Nhân viên cơ quan nhà nước thi hành nhiệm vụ;

- Đại biểu Đại hội nhân dân các cấp địa phương và đại biểu Đại hội nhân dân toàn quốc thi hành nhiệm vụ đại biểu;

- Nhân viên chữ thập đỏ thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh xảy ra thiên tại hoặc trong trường hợp khẩn cấp;

- Cơ quan Công an, cơ quan An ninh quốc gia thi hành nhiệm vụ bảo

vệ an ninh

Đối với từng loại đối tượng tác động nêu trên, nhà làm luật Trung Hoa

đã miêu tả hành vi khách quan tương ứng Theo đó, hành vi chống người thi

hành công vụ theo BLHS Trung Hoa cũng được ghi nhận là hành vi “dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhằm cản trở người thi hành công vụ” Đặc biệt

đối với cơ quan Công an, cơ quan An ninh quốc gia thi hành nhiệm vụ bảo vệ

an ninh, hành vi cố ý cản trở tuy không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhưng đã gây hậu quả nghiêm trọng vẫn bị coi là hành vi phạm tội của tội này

và phải bị truy cứu TNHS Đây là quy định hợp lý đối với cơ quan bảo vệ pháp luật quan trọng như cơ quan Công an, cơ quan An ninh quốc gia – lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn

xã hội, thường xuyên phải va chạm, tiếp xúc trực tiếp với mọi người để thi hành các mệnh lệnh hành chính Do tính chất nghề nghiệp như vậy nên có thể nói đây là đối tượng thi hành công vụ cần đặc biệt được quan tâm và bảo vệ

Trang 28

1.3.2 Bộ luật hình sự Thuỵ Điển

BLHS Thuỵ Điển có kết cấu gồm 3 phần (Phần những quy định chung, các tội phạm và chế tài) với 38 chương Trường hợp phạm tội chống người thi hành công vụ được quy định tại các Điều 1,2,4,5 thuộc Chương XVII- Các tội chống lại hoạt động công vụ như sau:

“Điều 1: Người nào dùng bạo lực hoặc đe doạ dùng bạo lực mà tấn công người đang thi hành công vụ, ép buộc hoặc ngăn cản người đó thực hiện hoạt động công vụ theo yêu cầu của người phạm tội hoặc nhằm mục đích trả thù vì một hành vi đó thì bị phạt tù đến 4 năm về tội dùng bạo lực hoặc đe doạ dùng bạo lực chống người thi hành công vụ Phạm tội trong trường hợp

ít nghiêm trọng thì bị phạt tiền hoặc phạt tù đến 6 tháng Quy định này cũng

áp dụng đối với người nào tấn công người trước đây đã thực hiện công vụ vì một việc người đó đã làm hoặc không làm khi còn đương chức

Điều 2: Người nào ngoài trường hợp quy định tại Điều 1, nhằm ép buộc hoặc ngăn cản người đang thi hành công vụ hoặc nhằm mục đích trả thù hành vi công vụ mà có hành vi gây đau đớn, thương tích, phiền phức hoặc

đe doạ dây hậu quả như trên thì bị phạt tiền hoặc phạt tù đến 6 tháng về tội xúc phạm công chức

Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 4 năm Điều 3: đã bãi bỏ

Điều 4: Người nào ngoài những trường hợp quy định tại Chương này,

có hành vi chống lại hoặc bằng cách khác tìm cách cản trở người khác trong khi thi hành công vụ thì bị phạt tiền hoặc phạt tù đến 6 tháng về tội cản trở có tính chất bạo lực

Điều 5: Ngoài các quy định tại Điều 1,2 và 4 cũng áp dụng đối với người được quy định các điều này thực hiện hành vi xúc phạm hoặc cản trở người mà theo quyết định đặc biệt được hưởng quy chế bảo vệ như người đang thi hành công vụ hoặc người đã hoặc đang được huy động để giúp đỡ công chức thực hiện một nhiệm vụ được bảo vệ như quy định nói trên.”

Trang 29

Theo đó, về mặt khách quan, hành vi chống người thi hành công vụ theo BLHS Thuỵ Điển và BLHS Việt Nam có phần cơ bản tương tự như nhau Cụ thể: Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng bạo lực,

đe doạ dùng bạo lực, hành động sai trái gây ra hoặc đe doạ gây ra đau đớn, thương tích hoặc phiền toái, hành vi khác nhằm ép buộc, chống trả hoặc cản trở người thi hành công vụ và hành vi xúc phạm với những người được hưởng quy chế bảo vệ như với người thi hành công vụ hoặc người đã hoặc đang được huy động để giúp đỡ công chức thi hành công vụ Tuy nhiên, theo BLHS Thụy Điển, khái niệm này rộng hơn so với BLHS Việt Nam năm 2015

Cụ thể, theo BLHS Thụy Điển, đối tượng tác động được xác định là những nhóm người sau đây:

- Người thi hành công vụ trong và sau khi thi hành công vụ (ngay cả khi người này không còn đương chức);

- Người được hưởng quy chế bảo vệ như người đang thi hành công vụ;

- Người đã hoặc đang được huy động để giúp đỡ công chức thi hành công vụ

Theo Điều 330 BLHS Việt Nam năm 2015, người thi hành công vụ đã được nhà làm luật giới hạn phải là người đang thực hiện công vụ nhất định Trong khi đó, pháp luật hình sự Thuỵ Điển vẫn coi là người thi hành công vụ khi công vụ đã kết thúc Từ đó dẫn đến việc, BLHS Thụy Điển mở rộng cả mục đích của người phạm tội Ngoài mục đích nhằm cản trở người thi hành công vụ như quy định tại Điều 330 BLHS Việt Nam, BLHS Thụy Điển còn quy định thêm “mục đích trả thù vì hành vi công vụ mà người đó đã thực hiện”

1.3.3 Bộ luật hình sự Cộng hoà liên bang Đức

BLHS Cộng hoà liên bang Đức (sau đây gọi tắt là BLHS Đức) gồm 2 phần, Phần chung và Phần riêng với 34 chương Hành vi chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 113 thuộc Chương 6 – Chống đối quyền lực Nhà nước như sau:

Trang 30

“(1) Người nào chống lại bằng bạo lực hoặc đe doạ với bạo lực một nhà chức trách hay quân nhân của quân đội liên bang được giao thi hành những đạo luật, những văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành pháp, những bản án, những nghị quyết của toà án hoặc những lệnh, trong khi đang thực hiện hành vi công vụ này hoặc tấn công họ bằng hành động khi đó thì bị

xử phạt với hình phạt tự do đến 02 năm hoặc với hình phạt tiền

(2) Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt là hình phạt tự do từ 06 tháng đến 5 năm Về nguyên tắc là một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nếu

1 người thực hiện tội phạm hay một người tham gia khác mang theo mình một vũ khí nhằm sử dụng khi thực hiện hành vi, hoặc

2 người thực hiện tội phạm qua một hành vi bạo lực đưa người bị tấn công đến nguy cơ chết người hoặc nguy cơ tổn hại nặng về sức khoẻ

(3) Hành vi không bị xử phạt theo quy định này nếu hành vi công vụ là không hợp pháp Điều này cũng có hiệu lực nếu người thực hiện tội phạm ngộ nhận hành vi công vụ là hợp pháp

(4) Nếu người thực hiện tội phạm khi thực hiện hành vi ngộ nhận hành

vi công vụ là không hợp pháp và họ đã có thể tránh khỏi sự ngộ nhận này thì toà án theo đánh giá của mình có thể giảm nhẹ hình phạt (Điều 49 khoản 2) hoặc với lỗi nhẹ có thể miễn hình phạt Nếu người thực hiện tội phạm đã không thể tránh được sự ngộ nhận và đối với họ theo những tình tiết họ biết cũng đã không đòi hỏi họ phải tự vệ chống lại hành vi lầm tưởng là bất hợp pháp bằng các biện pháp trợ giúp pháp luật thì hành vi đã thực hiện không bị

xử phạt theo quy định này; Nếu sự tự vệ này đã đòi hỏi đối với người thực hiện tội phạm thì toà án theo đánh giá của mình có thể giảm nhẹ hình phạt (Điều 49 khoản 2) hoặc miễn hình phạt theo quy định này.”

Theo đó, BLHS Đức quy định công chức nhà nước bao gồm: Nhà chức trách và quân nhân của Quân đội liên bang Trong đó, khoản 2 Điều 11 đã xác định rõ:

Trang 31

“2 Nhà chức trách là

Người nào mà theo pháp luật Đức

a) là công chức hoặc thẩm phán

b) giữ cương vị nhất định khác trong quan hệ công vụ hoặc

c) được giao đảm nhiệm công việc thuộc hành chính công tại nhà đương cục, cơ quan tương đương khác hoặc do được họ uỷ nhiệm, không phụ thuộc vào hình thức tổ chức được lựa chọn để hoàn thành công việc đó.”

Những công chức nhà nước này phải là người được giao thi hành những luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành pháp, những bản

án, nghị quyết của toà án hoặc những lệnh và họ phải đang thực hiện hành vi công vụ này Bên cạnh đó, các khoản 1, 2 Điều 114 BLHS Đức cũng quy định những người được coi như công chức nhà nước thi hành công vụ Cụ thể:

“ Điều 114 Chống đối những người như công chức nhà nước thi hành công vụ

(1) Tương đương như hành vi công vụ của một nhà chức trách theo nghĩa của Điều 113 là những hành vi thi hành công vụ của những người có quyền và nghĩa vụ của một công chức cảnh sát hoặc những điều tra viên của viện công tố mà không phải là nhà chức trách

(2) Điều 113 có hiệu lực tương ứng để bảo vệ những người được huy động trợ giúp thi hành công vụ.”

Về hành vi khách quan, BLHS Đức cũng quy định hành vi chống người

thi hành công vụ là hành vi “chống lại bằng bạo lực hoặc đe doạ với bạo lực” Nếu hành vi này là hành vi bạo lực dẫn đến nguy cơ tổn hại nặng về sức

khoẻ hoặc người phạm tội mang theo vũ khí thì là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

Khoản 3 Điều 113 BLHS Đức đã quy định rõ ràng về vấn đề “công vụ không hợp pháp” và “ngộ nhận hành vi công vụ hợp pháp” Theo đó, nếu người thi hành công vụ thực hiện “công vụ không hợp pháp” thì không truy cứu TNHS đối với hành vi chống người thi hành công vụ của người phạm tội

Trang 32

Trong trường hợp, người phạm tội ngộ nhận hành vi công vụ là hợp pháp và thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ thì vẫn bị truy cứu TNHS Đồng thời, khoản 4 Điều 113 BLHS Đức quy định về các trường hợp người thực hiện tội phạm có thể tránh và không thể tránh khỏi sự ngộ nhận hành vi công vụ là bất hợp pháp Những nội dung trên lại chưa được thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể trong các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam

Trang 33

“chống người thi hành công vụ” và “tội chống người thi hành công vụ”; tác giả nhận thấy bất cập của pháp luật nói chung cũng như pháp luật hình sự nói riêng của Việt Nam là chưa có sự thống nhất trong cách hiểu về “công vụ” và

“người thi hành công vụ” Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm cũng như quy định khác nhau về hai khái niệm này Lịch sử lập pháp của tội chống người thi hành công vụ đã có những bước phát triển và hoàn thiện kể từ khi được ghi nhận tại BLHS đầu tiên cho đến BLHS năm 2015

Để có cơ sở tham khảo, tác giả cũng nghiên cứu những quy định của một số nước trên thế giới về tội chống người thi hành công vụ và qua đó chỉ

ra những điểm giống và khác so với quy định của pháp luật Việt Nam Khác với pháp luật hình sự Việt Nam, BLHS Trung Hoa sử dụng kỹ thuật liệt kê chỉ rõ những nhóm người được xác định là đối tượng tác động của hành vi chống người thi hành công vụ và đặc biệt quan tâm tới đối tượng thuộc cơ quan Công an, cơ quan An ninh quốc gia thi hành nhiệm vụ bảo vệ an ninh BLHS Thuỵ Điển lại quy định mở rộng diện đối tượng tác động, trong đó bao gồm cả những người sau khi thi hành công vụ và không còn đương chức Trong điều luật quy định về hành vi chống người thi hành công vụ, BLHS Đức quy định rõ ràng về vấn đề “công vụ không hợp pháp” và “ngộ nhận hành vi công vụ hợp pháp” Tất cả những điểm khác biệt nói trên đều là những nội dung chưa được thể hiện một cách chi tiết và cụ thể trong các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam Do vậy, có thể nói đây là bài học kinh nghiệm mà các nhà lập pháp Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng một cách phù hợp đối với tình hình thực tế của loại tội phạm này ở nước ta

Trang 34

Chương 2 TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 TRONG SỰ SO SÁNH VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

2.1 Các dấu hiệu định tội

Các dấu hiệu định tội là các dấu hiệu đặc trưng điển hình, phản ánh được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm, để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác cũng như để phân biệt giữa trường hợp là tội phạm với trường hợp chưa phải là tội phạm Đó là các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản của một tội phạm cụ thể được ghi nhận tại Phần các tội phạm của BLHS Cấu thành tội phạm cơ bản của tội chống người thi hành công vụ được quy định tại khoản 1 Điều 257 BLHS năm 1999 Các dấu hiệu này được

kế thừa và giữ nguyên nội dung trong quy định tại khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015 Như vậy, toàn bộ nội dung phân tích về các yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ cũng như các dấu hiệu pháp lý của tội này theo BLHS năm 2015 tương tự như theo BLHS năm 1999

2.1.1 Khách thể của tội chống người thi hành công vụ

Việc nghiên cứu khách thể của tội phạm nói chung, khách thể của tội chống người thi hành công vụ nói riêng có ý nghĩa lý luận quan trọng Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho một hay một số quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ Tính chất nguy hiểm của tội phạm phụ thuộc cơ bản vào tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại

Tội chống người thi hành công vụ là loại tội phạm xâm phạm tới hoạt động quản lý nhà nước, xâm phạm sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, làm giảm hiệu quả quản lý của các cơ quan này Quan hệ xã hội bị tội chống người thi hành công vụ xâm hại là quan hệ liên quan trực tiếp đến các

Trang 35

hoạt động “công vụ” thuộc các lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án

Là yếu tố quan trọng của tội phạm nhưng khách thể của tội phạm không phải luôn luôn được mô tả đầy đủ trong các cấu thành tội phạm Các cấu thành tội phạm thường chỉ mô tả đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận cụ thể của quan hệ xã hội Theo nguyên tắc chung này, cấu thành tội phạm của tội chống người thi hành công vụ chỉ mô tả chủ thể của quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm này hay nói cách khác chỉ mô tả đối tượng tác động của tội phạm Theo đó, dấu hiệu đối tượng của tội phạm là dấu hiệu pháp lý đặc trưng giúp phân biệt tội chống người thi hành công vụ với những tội phạm khác Đối tượng tác động của tội chống người thi hành công vụ là người thi hành công vụ Thông qua việc tác động đến người thi hành công vụ

mà người phạm tội xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ Như đã phân tích tại mục 1.2, người thi hành công vụ gồm hai nhóm người:

- Là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một

vị trí trong cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án Theo đó, đây là nhóm người thường xuyên thực hiện các hoạt động công vụ có tính quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước

- Người tuy không được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào làm việc trong các cơ quan nhà nước nhưng được các cơ quan nhà nước hay người có chức vụ quyền hạn giao thực hiện một nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án nhất định Đây là nhóm người được trao quyền để trực tiếp thực hiện các hoạt động công

vụ có tính quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước

Hai nhóm chủ thể trên đều là đối tượng cần được pháp luật hình sự bảo

vệ, tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm Nhiệm vụ, quyền hạn mà người thi hành công vụ được giao là mệnh lệnh được cơ quan nhà nước giao mà họ phải

Trang 36

thi hành Nếu người phạm tội có hành vi xâm hại đến họ thì đồng nghĩa là xâm hại quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực này Do tính chất chấp hành – điều hành, mệnh lệnh – phục tùng của các hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án nên các chủ thể trực tiếp của các hoạt động này

dễ bị các cá nhân bị tác động của công vụ chống lại, gây thiệt hại khi các cá nhân này không chấp thuận thi hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền Bảo vệ các đối tượng tác động này khỏi sự xâm hại của tội phạm chống người thi hành công vụ chính là nhằm bảo đảm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án

Ở đây, cần chú ý: Đối tượng tác động của tội chống người thi hành công vụ phải là người đang thi hành công vụ Những cá nhân thuộc hai nhóm chủ thể nêu trên phải đã bắt đầu thực hiện công vụ nhưng chưa kết thúc Nếu việc thực hiện công vụ chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc thì khi đó các chủ thể này chưa phải hoặc không còn là đối tượng tác động của tội phạm chống người thi hành công vụ Đây là một trong các dấu hiệu để phân biệt tội chống người thi hành công vụ với một số tội phạm khác

2.1.1 Chủ thể của tội chống người thi hành công vụ

Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong BLHS và thoả mãn ít nhất hai điều kiện: có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS Đây là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc thông thường của chủ thể của tội phạm

Thứ nhất, về tuổi chịu TNHS: Luật hình sự của các nước đều quy định

tuổi chịu TNHS, nhưng không phải nước nào cũng quy định giống nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước Ở Việt Nam, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nước và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước khác, Nhà nước ta đã xác định tại Điều 12 BLHS năm

Trang 37

2015 tuổi chịu TNHS Đối chiếu quy định này với quy định tại Điều 330 BLHS năm 2015 có thể xác định chủ thể của tội chống người thi hành công

vụ phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên

Theo BLHS năm 1999, tuổi chịu TNHS được quy định có điểm khác so với quy định của BLHS năm 2015 Tuy nhiên, theo cả hai BLHS, tuổi chịu TNHS đối với hành vi chống người thi hành công vụ đều phải là người từ đủ

16 tuổi trở lên

Thứ hai, về NLTNHS: NLTNHS thể hiện ở năng lực nhận thức và năng

lực điều khiển hành vi theo các đòi hỏi của xã hội Con người sinh ra không phải từ bẩm sinh đã có NLTNHS: “Chỉ trong tự ý thức, con người mới tách mình và độc lập với thế giới xung quanh, xác định vị trí của mình trong những quan hệ tự nhiên và xã hội Từ đó hình thành nên những cá nhân, những chủ thể có ý thức đầy đủ về hành động của mình, chịu trách nhiệm về hành vi của mình”8 NLTNHS là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi thực hện hành vi nguy hiểm cho xã hội BLHS năm 2015 không quy định trực tiếp thế nào là người có NLTNHS mà chỉ quy định thông qua tuổi chịu TNHS (Điều 12 BLHS năm 2015) và tình trạng không có NLTNHS (Điều 21 BLHS năm 2015) Theo đó, người có NLTNHS là người

đã đạt độ tuổi chịu TNHS và không thuộc trường hợp không có NLTNHS

Điều 21 BLHS năm 2015 quy định về tình trạng không có NLTNHS

như sau: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, BLHS năm 2015 ghi nhận chủ thể của tội chống người thi hành công vụ là người đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ và không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 21, tức là

8

Triết học Mác – Lênin (1985), Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nxb Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội,

tr 75

Trang 38

không bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình

2.1.2 Mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ

Mặt khách quan của tội phạm nói chung cũng như của tội chống người thi hành công vụ nói riêng là những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Những biểu hiện đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả

và các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm tội… Những biểu hiện này không phải đều được mô tả trong cấu thành tội phạm Việc mô tả dấu hiệu nào ở tội phạm

cụ thể phụ thuộc vào mục đích thể hiện rõ bản chất của tội phạm cũng như để đáp ứng yêu cầu chống tội phạm đó Dấu hiệu duy nhất được mô tả trong tất

cả cấu thành tội phạm là dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội Đối với tội chống người thi hành công vụ, dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm được mô tả trong cấu thành là dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được mô tả trong điều luật nên không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm Tội chống người thi hành công vụ có cấu thành tội phạm là cấu thành tội phạm hình thức Do

đó, tội phạm này hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ Theo Điều 330 BLHS năm 2015, hành vi chống người thi hành công vụ được mô tả là các dạng hành vi khách quan sau đây:

Thứ nhất, hành vi dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật

“Dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung, ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật”9 Hành vi dùng vũ lực là hành vi (hành động)

mà người phạm tội đã thực hiện và trực tiếp tác động vào cơ thể của người thi

9

Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập II, Nxb Công an nhân dân, tr 322

Trang 39

hành công vụ như bằng tay, chân để đấm, đá, trói hoặc cũng có thể thông qua công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội như dùng dao, dùng gậy…

Ví dụ: Khoảng 23h00’ ngày 13/7/2014, Đào Quang T., sinh năm 1985,

có hành vi đánh người gây thương tích nên bị đưa về trụ sở Công an xã TP, huyện KT, thành phố H làm việc Trong quá trình giải quyết vụ việc, ông Ngô Quốc Năm giới thiệu là Trưởng Công an xã và yêu cầu T khai về lý lịch bản thân để lập biên bản sự việc nhưng T không hợp tác mà có lời lẽ thô tục chửi bới, xúc phạm, lăng mạ đối với ông Năm và những Công an viên khác Ngoài ra, đối tượng còn có hành động chỉ tay vào mặt lực lượng Công an, để chân lên bàn làm việc, thách thức và đuổi ông Năm, ông Nguyễn Văn Bình – Công an viên ra ngoài Khi ông Năm đi ra đến cửa phòng thì T lao ra đá liên tiếp vào chân trái, đấm vào bụng ông Năm

Trong vụ án này, đối tượng T đã có hành vi dùng vũ lực đối với ông Ngô Quốc Năm, cụ thể: “đá liên tiếp”, “đấm vào bụng”.10

Hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ có thể làm cho người thi hành công vụ bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ, nhưng không đòi hỏi phải gây ra thương tích đáng kể (có tỷ lệ tổn thương cơ thể) Nếu hành vi dùng vũ lực đã gây ra cho người thi hành công vụ thương tích đáng kể (có tỷ

lệ tổn thương cơ thể) hoặc đã làm người thi hành công vụ chết, thì tuỳ trường hợp cụ thể, hành vi này cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 134 BLHS năm 2015 hoặc tội giết người theo Điều 123 BLHS năm 2015 có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng “đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” Như vậy, người có hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ

có thể bị truy cứu TNHS về các tội danh khác nhau tuỳ thuộc vào hậu quả mà hành vi này gây ra cho người thi hành công vụ

10

Trong luận văn này, tác giả sử dụng các vụ án đã bị xét xử theo BLHS năm 1999 để minh họa vì các dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành công vụ theo BLHS năm 2015 và theo BLHS năm 1999 tương tự nhau

Trang 40

Ví dụ: Vụ án Đỗ Văn S., sinh năm 1984 và Hoàng Văn N., sinh năm

1986 khi bị truy đuổi (vào khoảng 01h30’ ngày 02/01/2012) đã dùng súng bắn vào Tổ tuần tra Cảnh sát cơ động của Phòng PC65 - Công an thành phố H làm Trung sỹ Đỗ Đăng L hy sinh Hành vi dùng vũ lực trong trường hợp này cấu thành tội giết người mà không còn là hành vi của tội chống người THCV

Thứ hai, hành vi đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật

“Đe doạ dùng vũ lực là hành vi uy hiếp tinh thần người thi hành công

vụ làm cho họ lo sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao”11 Hành vi đe dọa dùng vũ lực chống lại người thi hành công vụ là việc dùng cử chỉ, lời nói có tính răn đe, uy hiếp tinh thần nhằm mục đích làm cho người thi hành công vụ sợ hãi phải chấm dứt việc thi hành công vụ … Sự

đe dọa phải xảy ra trên thực tế và có cơ sở để người bị đe dọa tin rằng lời đe dọa đó sẽ được thực hiện nếu người thi hành công vụ tiếp tục thực hiện công

vụ của mình hoặc không thực hiện các hành vi trái pháp luật theo yêu cầu của người phạm tội

Ví dụ: A bị cưỡng chế thi hành án Khi ông B là chấp hành viên cùng

với một số người trong đoàn cưỡng chế thi hành án đến nhà A để thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế, A cầm một con dao phay đứng trước cửa tuyên bố: “đứa nào vào tao chém” Thấy thái độ hung hăng của A, ông B và đoàn cưỡng chế phải ra về.12

Thứ ba, dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật

Trên thực tế, các dạng hành vi chống người thi hành công vụ hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn khác nhau Do đó, trong giới hạn phạm vi một điều luật không thể liệt kê được đầy đủ tất cả các dạng hành vi Các nhà làm luật đã xây dựng một quy định chung có thể coi là một dạng của hành vi

Ngày đăng: 20/03/2018, 22:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa , Nxb. Tư pháp, tr. 175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tác giả: Đinh Bích Hà
Nhà XB: Nxb. Tư pháp
Năm: 2007
4. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần chung), Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999
Tác giả: Đinh Văn Quế
Nhà XB: Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
5. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm, tập VIII), Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr. 5-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm, tập VIII)
Tác giả: Đinh Văn Quế
Nhà XB: Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
6. Đỗ Đức Hồng Hà (2005), Xử lý đối với hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ ở nơi công cộng, Tạp chí Tòa án nhân dân (07), tr. 25-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý đối với hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ ở nơi công cộng
Tác giả: Đỗ Đức Hồng Hà
Năm: 2005
7. Hoàng Yến (1996), Luận văn Thạc sĩ luật học, Tội chống người thi hành công vụ - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội chống người thi hành công vụ - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Tác giả: Hoàng Yến
Năm: 1996
8. Lê Như Quỳnh (2013), Luận văn Thạc sĩ luật học, Tội chống người THCV trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh)”Khoa Luật – trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội chống người THCV trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh)”
Tác giả: Lê Như Quỳnh
Năm: 2013
10. Mai Bộ - Tòa án Quân sự Trung ương (2012), Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân, Tạp chí Tòa án nhân dân (12), tr. 9-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
Tác giả: Mai Bộ - Tòa án Quân sự Trung ương
Năm: 2012
11. Mai Thị Thanh Nhung (2014), Luận văn Thạc sĩ luật học, Dấu hiệu thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự Việt Nam, trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu hiệu thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Mai Thị Thanh Nhung
Năm: 2014
12. Nguyễn Hữu Minh – Tòa án Quân sự Quân chủng Hải Quân (2005), Mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân (24), tr. 31-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự năm 1999
Tác giả: Nguyễn Hữu Minh – Tòa án Quân sự Quân chủng Hải Quân
Năm: 2005
13. Nguyễn Ngọc Hòa (2005), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm và cấu thành tội phạm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2005
14. Nguyễn Ngọc Hòa (2012), Vấn đề thi hành công vụ và chế định phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học (02), tr. 25-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề thi hành công vụ và chế định phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Năm: 2012
15. Nguyễn Văn Trượng (2012), Bàn về việc áp dụng tình tiết phạm tội vì lý do công vụ của nạn nhân trong một số điều luật của Bộ luật hình sự, Tạp chí tòa án nhân dân (05), tr. 11-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về việc áp dụng tình tiết phạm tội vì lý do công vụ của nạn nhân trong một số điều luật của Bộ luật hình sự
Tác giả: Nguyễn Văn Trượng
Năm: 2012
16. Phạm Văn Báu (2005), Tội chống người thi hành công vụ và một số tội khác có dấu hiệu chống người thi hành công vụ, Tạp chí Luật học (06), tr. 9-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội chống người thi hành công vụ và một số tội khác có dấu hiệu chống người thi hành công vụ
Tác giả: Phạm Văn Báu
Năm: 2005
17. Trần Vi Dân và Đào Anh Tới (2011), Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự để xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, Tạp chí Kiểm sát (14), tr. 36-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự để xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
Tác giả: Trần Vi Dân và Đào Anh Tới
Năm: 2011
18. Triết học Mác – Lênin (1985), Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nxb. Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội, tr. 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Tác giả: Triết học Mác – Lênin
Nhà XB: Nxb. Sách giáo khoa Mác – Lênin
Năm: 1985
19. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự nước Thụy Điển, Nxb. Công an nhân dân, tr. 158-160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự nước Thụy Điển
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2010
20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa liên bang Đức, Nxb. Công an nhân dân, tr. 16-20, 226-228 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự Cộng hòa liên bang Đức
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2011
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập I, Nxb. Công an nhân dân, tr. 128, 153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập I
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2008
22. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập II, Nxb. Công an nhân dân, tr. 322, 323 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập II
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2008
23. Vũ Văn Kiệm (2006), Luận văn Thạc sĩ luật học, Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, Khoa Luật – trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này
Tác giả: Vũ Văn Kiệm
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w