Trình bày nhận thức về sự giao thoa Đông – Tây và sự chuyển đổi hệ hình của văn học Việt Nam (khảo qua một tác giả). Hàn Mạc Tử và những nét Đông Tây, hiện đại _ truyền thống. Trình bày nhận thức về sự giao thoa Đông – Tây và sự chuyển đổi hệ hình của văn học Việt Nam (khảo qua một tác giả). Hàn Mạc Tử và những nét Đông Tây, hiện đại _ truyền thống.
Trang 1TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Môn: Giao thoa Đông – Tây
và sự chuyển đổi hệ hình văn học Việt Nam thời kì hiện đại
Đề bài:
Trình bày nhận thức về sự giao thoa Đông – Tây và sự chuyển đổi hệ hình
của văn học Việt Nam (khảo qua một tác giả).
và ra đời của thứ văn tự chính thức ở tầm quốc gia, trở thành ngôn ngữ văn họcmới, đó là chữ Quốc ngữ
Văn học so sánh ra đời và phát triển tương đối muộn, khoảng những năm 50– 60 của thế kỉ XX Trên thế giới có một số trung tâm phát triển nghiên cứu văn
Trang 2học so sánh nhưng không nhiều và đòi hỏi khả năng rất cao vì đây là lĩnh vực khónhưng tiềm năng Lí luận văn học so sánh đặt ra và giải quyết vấn đề về đối tượng.Thay vì nghiên cứu nền văn học quốc gia dân tộc, người ta nghiên cứu nền văn họctheo ngôn ngữ văn học và đơn vị so sánh là các cộng đồng ngôn ngữ so sánh vănhọc, không phải cộng đồng văn học.
Các công trình nghiên cứu văn học sử theo khung thời gian nhất định, trình
tự chỉ ra những đặc điểm chung của cả nền văn học, sự hiện hữu (hay không hiệnhữu) của các khuynh hướng, trào lưu, các dòng, các trường phái … văn học, sau đó
đi sâu nghiên cứu đánh giá về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã cung cấp những trithức nền tảng, tối thiểu cho bất cứ độc giả nào có nhu cầu tìm biết thực sự Đó lànhững tri thức mang tính phổ thông, đại chúng nhưng cũng là những tri thức cơbản Tuy vậy, các nền văn học có số phận không đồng dạng Sức sống và độ dàilịch sử của mỗi nền văn học có những chặng đường và đặc điểm khác nhau
Trong lịch sử văn học thế giới có những nền văn học (viết) từ thời điểm rađời cho tới thời hiện tại tồn tại như một dòng chảy liên tục, không đảo chiều,không đứt đoạn, không thay đổi ngôn ngữ văn học Nó đơn giản là được làm giàulên, đầy lên, phong phú thêm Đó là số phận của những nền văn học ra đời và pháttriển từ thời cổ đại, trên cơ sở của những nền văn minh lớn thời cổ đại Cho đếnthập niên thứ bảy của thế kỷ XX giới Đông phương học mới thừa nhận trước toànthế giới rằng phần lớn các nền văn học như vậy ra đời ở phương Đông, và chỉ cóhai nền văn hoá, văn minh phát triển liên tục không đứt gãy từ lúc xuất hiện cho tớitận ngày nay, rồi đến những thời điểm xác định được quốc gia hoá, dân tộc hoá làTrung Quốc và Ấn Độ Các nền văn học xuất hiện và phát triển sớm từ thời cổ đạinhư vậy đã tạo ra sức hấp dẫn tự nhiên đối với các cộng đồng cư dân có mối liên
hệ địa – văn hoá gần gũi với chúng, được gọi là các nền văn học kiến tạo vùng.Theo quan điểm của V.I.Braginxki “Bên cạnh các nền văn học Thiên chúa giáo
Trang 3Đông phương, ở phương Đông Trung cổ còn tồn tại ba cộng đồng khu vực….Cácnền văn học Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam gia nhập vào cộngđồng thứ ba (cộng đồng văn học Trung Hoa)…
Trong khuôn khổ các cộng đồng khu vực, có thể phân chia ra hai nhóm cácnền văn học:
Các nền văn học mà xung quanh chúng diễn ra các tiến trình cấu tạo nên cáccộng đồng (được gọi là “các nền văn học kiến tạo vùng”)
Các nền văn học đồng cấu xung quanh các nền văn học kiến tạo vùng, đượctích hợp vào cộng đồng (được gọi là “các nền văn học được tích hợp” – haycác nền văn học “vệ tinh”
Tương ứng với một cách hình dung như vậy, văn học Việt Nam suốt thời đạithứ nhất vận hành trong quỹ đạo của một cộng đồng văn học khu vực lấyvăn học Trung Quốc làm nền văn học kiến tạo vùng, nghĩa là làm cổ mẫu,làm nguồn gây ảnh hưởng
Trong quá trình vận động theo hướng dân tộc hóa, các nền “vệ tinh” tự thân vậnđộng, cố gắng tạo ra lực “li tâm” với mẫu gốc, sau đó xác lập quỹ đạo phát triểnriêng, dần dần hội đủ các tiêu chí để trở thành quốc gia – dân tộc độc lập, tạo ra môthức dân tộc Tuy nhiên khi vẫn chia sẻ những truyền thống khu vực chung, tìnhtrạng “lưỡng thê” về mặt văn hoá, về diễn sinh của đời sống tinh thần đã nảy sinh.Một mặt, ý thức độc lập phát sinh và phát triển khiến cho giới lãnh đạo của cộngđồng hữu quan tìm cách khẳng định cho cộng đồng mình những đặc điểm và “cátính cộng đồng”, trước hết là sự tồn tại độc lập của một quyền lực chính trị hiệnthực trên cơ sở sự độc lập và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, xuất hiện những nỗ lựcsuy nguyên về nguồn gốc giống nòi, xuất hiện những nỗ lực không mệt mỏi củanhiều cá nhân ưu tú từ trong các cộng đồng hướng tới việc kiến lập nên những
Trang 4chuẩn mực giá trị đặc thù Mặt khác, khi “mặt bằng giá trị” của cái cộng đồngriêng ấy chưa thể trưởng thành đến mức tạo nên những hệ giá trị hoàn toàn mới mẻ
và hoàn thiện, nghĩa là khi những “chuẩn mực đi vay” còn giữ nguyên hay về cơbản vẫn bảo lưu những giá trị sử dụng hữu ích, cũng tức là khi nền văn hoá kiếntạo vùng vẫn tiếp tục phát huy ảnh hưởng, thì hệ giá trị khu vực vẫn được thừanhận như những lý lẽ đương nhiên
Như vậy, xét riêng trong nhóm các nền văn hoá, văn học của các quốc gia
“vệ tinh”, có thể dễ dàng nhận ra “hai quỹ đạo” của cùng một sự vận động: quỹđạo của nền văn hoá, văn học mang tính khu vực (chung) và quỹ đạo “li tâm” hoàntoàn chỉ biểu hiện “dân tộc tính”, được chi trì bởi các khát vọng độc lập và nhữngdấu hiệu trưởng thành (riêng) Từ giác độ hình thức tồn tại, nghiên cứu của GS TS
Trần Ngọc Vương chỉ ra rằng đến những thời điểm nhất định, trong các nền văn hoá, văn học của các quốc gia như Nhật Bản, Triều Tiên hay Việt Nam dường như hiện hữu những vectơ chuyển động trái chiều Chẳng hạn, những “quốc danh” như Đại Nhật Bản, Đại Hàn, Đại Việt thường song song tồn tại cạnh những Đại Hán – Đại Đường – Đại Tống – Đại Minh – Đại Thanh cùng vô số những tranh chấp và hình thức tư tôn ngôi “đế vị” cho đấng quân chủ của các cộng đồng riêng, những lời lẽ, văn kiện mang tính “tuyên ngôn độc lập” vẫn thường dìu dặt vang lên vào những “ngày lễ trọng” ở các quốc gia đó, đồng thời với những “hiện tượng” ấy lại vẫn hằng tái hiện những “điệp khúc” khẳng định rằng trong các thành tựu văn hoá mà cộng đồng “ngã môn” đạt tới, “ngã môn” vừa “vô tốn”(không thua kém) mà cũng vừa “bất dị”(không khác) với các chuẩn mực cua
“thiên triều”! Chúng tôi gọi đó là tính lưỡng trị, thậm chí đa trị của các nền văn hoá, văn học thuộc “nhóm các quốc gia vệ tinh”.
Cũng dùng góc nhìn này để quan sát hệ hình văn học của văn học Việt Namtrong thời đại văn học thứ nhất
Trang 5 Khái niệm hệ hình
Theo GS TS Trần Ngọc Vương: “Hệ hình” (paradigm – cũng có người đề nghị dịch là “hệ quy chuẩn”, “hệ tiêu thức” ) vốn là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, chủ yếu được sử dụng trong việc nghiên cứu so sánh các ngon ngữ biến hình (thường là ngôn ngữ châu Âu), đến năm 1962 được nhà khoa học luận Thomas Kuln sử dụng với nội hàm chỉ sự thay đổi của hệ thống tri thức trong công trình Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học Tiếp đó, thuật ngữ paradigm tiếp tục được mở rộng trường nghĩa, vận dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, đặc biệt rất thường được sử dụng trong các công trình văn hoá học.
GS TS cũng nêu ra: Thuật ngữ paradigm này trong trường hợp xuất hiện những nghiên cứu so sánh đối chiếu những tập hợp ít nhất bao gồm hai đối tượng có mối tương liên có thể so sánh được, nghĩa là giữa chúng có mối quan hệ tương thông hoặc về lô gich hoặc về lịch sử, có thể thay thế lẫn nhau, hoán vị cho nhau, phản ánh những biến đổi mang tính hệ thống, nghĩa là ở cấp độ những biến đổi vĩ mô.
Theo GS TS, những thành tố làm nên những tiêu chí hệ hình của một nền văn họcthường thấy nhất (xét theo trục lịch sử văn học) là :
1) Hệ thống những tư tưởng mang tính thẩm mỹ và quan niệm văn học chungcủa cả nền văn học
2) Hệ thống chủ đề – đề tài đặc thù
3) Hệ thống những hình tượng văn học cơ bản tồn tại ổn định tương đối trong
cả một khoảng thời gian dài nhất định của nền văn học
4) Hệ thống thể loại
5) Cuối cùng, đó là “chất nền” (substance) của mọi nền văn học – tức ngôn ngữvăn học
Trang 6Mỗi nền văn học cụ thể của các nước thuộc “vành đai văn hoá Hán” vàonhững thời kỳ nhất định có những nhà lý luận, nhà mỹ học của riêng mình Tuynhiên, trên tổng thể, có thể nhận định rằng hệ thống tư tưởng mỹ học và lý luậnvăn học gây những tác động chính yếu lên tiến trình lịch sử văn học của các nềnvăn học khu vực đều có nguồn gốc từ Trung Quốc Thực tế, việc kiến tạo nênnhững hệ thống tư tưởng mỹ học và quan niệm văn học có mối liên hệ phụ thuộcvào những điều kiện nền tảng khác nữa của sự phát triển đời sống tinh thần: khó cóthể xây dựng những tư tưởng mỹ học và quan niệm văn học mang tính lý thuyếtcao và độc lập, ổn định lâu dài nếu không xuất phát từ những khái quát hoá ở tầmtriết ly, triết học Có thể khẳng định những biến động trong lịch sử văn học củamột nền văn học cụ thể ở tầng sâu xa và cơ bản nhất chính là những đổi thay mangtính triệt để của những tư tưởng lý thuyết về mỹ học và về quan niệm văn học,nhưng đó cũng chính là những biến đổi đòi hỏi sự nắm bắt và lĩnh hội bằng ý thức
và lý trí, thậm chí còn bằng sự chiêm nghiệm tâm linh chứ không phải là sự “cảmnhận” mang tính cảm tính, bằng các giác quan, kể cả tri giác thẩm mỹ
Có thể coi việc xác lập từ những chủ đề – đề tài cá biệt đến hệ thống chủ đề
– đề tài đặc hữu là những dấu hiệu chỉ dẫn (index) làm bằng chứng rõ ràng nhất đầu tiên cho việc ra đời của các nền văn học độc lập ở các quốc gia “vệ tinh”.
(GS TS Trần Ngọc Vương – Giao thoa Đông – Tây và sự chuyển đổi hệ hình văn
học) Sự tồn tại đến độ trưởng thành và độc lập ở bất kì cộng đồng nào cũng phải
được đánh dấu bằng những “hệ vấn đề của bản thân nó” Do đặc thù của tư duysáng tạo nghệ thuật nên hệ thống những chủ đề – đề tài đặc hữu đó phải được biểuhiện ra trong các sáng tác thành những hình tượng hoặc bằng những hình tượng rồi
hệ thống hình tượng nghệ thuật đặc trưng của mỗi một nền văn học cụ thể
Tới những thời điểm nhất định, các nền văn hoá, văn học “được tích hợp” đều hiển thị những nỗ lực tìm kiếm và sáng tạo của mình trên bình diện công cụ và các yếu tố hình thức nhằm vừa để làm gia tăng phương tiện và công cụ biểu hiện,
Trang 7phản ánh cảm xúc và tư duy, vừa để vượt thoát khỏi sự ràng buộc mang tính cầm
tù của các phương tiện nghệ thuật mà ở điểm xuất phát, họ đã buộc phải vay mượn, tiếp thu từ “nền văn hoá, văn học cổ mẫu” (archétype) Kết quả là sự xuất hiện và hoàn thiện từng bước của các hệ thống văn tự mang tính “quốc ngữ” (Nhật văn, Hàn văn, chữ Nôm), các thể loại văn học và nghệ thuật hướng tới trình
độ “điển phạm dân tộc” Giữa trình độ phát triển của ngôn ngữ văn học thể hiện đặc thù dân tộc với sự xuất hiện và hoàn thiện hoá các thể loại văn học dân tộc dĩ nhiên có sự hô ứng và tòng thuộc lẫn nhau.(Theo GS TS Trần Ngọc Vương –
Giao thoa Đông – Tây và sự chuyển đổi hệ hình văn học)
Như vậy, ở “thời đại thứ nhất” của lịch sử văn học, nền văn học Việt Namvừa mang những “đặc điểm nhận dạng” tương tự với “những đặc điểm nhận dạng”của các nền văn học khác trong khu vực, cụ thể là văn học Nhật Bản và văn họcTriều Tiên, vừa cũng đã xác lập nên “những tiêu chí hệ hình” thuần tuý cho riêngmình Tuy nhiên, trên những nét tổng thể, đó vẫn là những “dòng riêng giữa nguồnchung” Các nền văn học Nhật Bản, Triều Tiên hay Việt Nam cho tới cuối thời đạithứ nhất về cơ bản vẫn vận hành theo quỹ đạo khu vực, tính chất “đồng văn” vẫncực kỳ đậm đặc Nói cách khác, giữa các nền văn học này và nền văn học TrungQuốc vẫn duy trì rõ nét những “đồng dạng hệ hình”
Bước vào thời cận đại của thế giới, số phận lịch sử của các quốc gia – dântộc vốn là “đồng văn” này diễn biến theo những ngả đường khác nhau, kéo theocác quá trình hiện đại hoá văn học khác nhau
2 Tiếp xúc, va chạm Đông – Tây ở Việt nam và sự chuyển đổi hệ hình văn học trong tiến trình hiện đại hoá.
Thực tế sự tiếp xúc mang tính văn hoá giữa Việt Nam với các đại diệnphương Tây có thể đã diễn ra từ thời Lý – Trần nhưng vào giai đoạn trước thế kỷXVI không để lại dấu ấn nào đáng kể Chỉ từ thời điểm sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản ở phương Tây trở nên là hiện tượng lịch sử toàn thế giới, thì sự hiện diện có
Trang 8chủ đích và có kế hoạch của các nhà thám hiểm, các giáo sĩ thuộc các giáo đoàntruyền đạo Thiên chúa và các thương nhân mới bắt đầu tạo nên những dấu tíchtrong lịch sử những mối quan hệ giữa phương Tây với các vùng lãnh thổ thuộcquốc gia Đại Việt.
Tuy những cuộc tiếp xúc như thế từ thế kỷ XVI cho đến hết thế kỷ XVIIIvẫn chưa tạo ra nhiều đổi thay đáng kể trên bình diện đời sống văn hoá tinh thầncủa tuyệt đại đa số các tầng lớp cư dân người Việt nhưng đã hình thành từng bướccủa một cộng đồng giáo dân bản xứ, và cùng với sự xuất hiện của cộng đồng ấy làviệc nảy sinh một sự kiện văn hoá đặc thù, có tác động to lớn và lâu dài, thậm chítrở thành một trong những tác nhân chính tạo nên bước ngoặt trong đời sống tinhthần của người Việt Về phương diện lịch sử văn học lại càng có ý nghĩa to lớn hơnnữa, đó là việc tạo ra và sử dụng chữ Quốc ngữ
Mặc dù vậy, cho đến tận cuối thế kỷ XIX chữ Quốc ngữ vẫn chưa trở thànhphương tiện truyền bá tri thức và các giá trị tinh thần một cách thực sự có tác dụnggiữa những người có học Chữ Hán và phần nào đó chữ Nôm vẫn là phương tiệntruyền tải những tri thức và giá trị tinh thần mới tới các bậc thức giả trên phạm vi
cả nước
Pháp - sau gần một nửa thế kỷ chinh phục nước ta bằng bạo lực, đã thựchiện giải pháp chinh phục bằng những công cụ và phương tiện mang tính chất vănhoá và tinh thần Có thể khẳng định rằng người Việt tiếp xúc và trở nên quen thuộcvới nền văn minh phương Tây nói chung, văn minh, văn hoá Pháp nói riêng trướchết qua con đường thực chứng, qua những sản phẩm của kỹ thuật, rồi tiến rất chậmchạp dần tới những sản phẩm và tri thức khoa học, tiếp theo mới đến những trithức và thành tựu mang tính xã hội – nhân văn Tuy tôn giáo được người phươngTây nói chung, người Pháp nói riêng, mang tới Việt Nam sớm vào bậc nhất, nhưngtrong suốt mấy trăm năm, Thiên Chúa giáo ở Việt Nam chỉ tồn tại như một thứ tínngưỡng ít nhiều nguyên thuỷ mà không phải như một trong những tôn giáo có hệ
Trang 9thống giáo lý và hệ thống tư tưởng thần học phát triển Có thể nói văn học Pháp chỉ
có thể có được một lượng độc giả đáng kể ở Việt Nam sau khi hệ thống nhà trườngPháp – Việt đào tạo ra thế hệ đầu tiên Báo chí, nhất là những tờ báo có mục “vănhọc dịch”, rồi muộn hơn nữa, các nhà xuất bản, các thư quán, ấn quán, thư cục…
sẽ là những phương tiện môi giới đắc lực cho việc quảng bá văn học, nghệ thuật
“mẫu quốc” vào cư dân bản xứ
Không chỉ giới thiệu một nền văn học thông qua những tác giả, tác phẩmchọn lọc, chương trình văn học của hệ thống nhà trường Pháp – Việt đã xây dựng
và truyền bá một mỹ cảm mới, những nguyên tắc, nguyên lý mỹ học mới
Văn học Pháp là một trong những nền văn học lớn, có nhiều thành tựu giữacác nền văn học phương Tây nhưng cũng như nhiều nền văn hóa, văn minh, vănhọc châu Âu đều xuất phát từ truyền thống văn học Hy – La cổ đại
Cùng với quá trình đế quốc hóa, tư tưởng châu Âu được coi là trung tâmluận Đặc biệt, từ thế kỉ XVIII trở đi, những gì thuộc hệ “tiêu chí Âu châu” dầnđược mặc định là “hệ tiêu chí của thế giới” Trong lĩnh vực văn học, quỹ đạo vănhọc châu Âu mà các quốc gia “đế quốc thực dân” theo đuổi cũng như truyền bácũng đã trở thành “quỹ đạo văn học thế giới” Trở thành thuộc địa của Pháp nênqus trình hiện đại hóa văn học Việt Nam cũng phản ánh quá trình “Âu hóa” Sựchuyển đổi ấy biểu hiện ở việc xác lập đội ngũ sáng tác kiểu mới, là các nhà văntheo Tân học, từng bước tác rời truyền thống cựu học của khu vực, học tập và sángtác theo mô thức văn học phương Tây mà đầu tiên là văn học Pháp
Tuy nhiên sự vận dụng chuyển đổi này chưa triệt để, văn học Việt Nam chịuquán tính Hán – Nôm và mô phỏng mô hình phương Tây dẫn đến sự thay đổi hệhình văn học, thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
3 Sự va chạm giữa hai truyền thống văn học và chuyển đổi hệ hình qua trường hợp nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Trang 10Như đã đề cập ở trên, ngay từ thời kì trung đại, hiện tượng “li tâm” với mẫugốc đã rất rõ rệt Những thành tựu của quá trình này phải kể đến Nguyễn Trãi –người tạo ra mô thức kinh thi Việt Nam với những tác phẩm đậm chất kinh thi như
Dư địa chí, Quân trung từ mệnh tập,…
Về hiện tượng giao thoa Đồng – Tây, thời kì văn học Việt Nam đầu thế kỉ
XX có hai hiện tượng quan trọng dường như chịu sự ảnh hưởng sâu sắc nhất củavăn học phương Tây, đó là văn xuôi lãng mạn và phong trào Thơ mới
Với nhóm Tự lực Văn đoàn, văn xuôi lãng mạn đã đưa vào văn học Việt
Nam những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa lãng mạn châu Âu: thái độ phản phong,
ý thức đề cao tự do cá nhân Với những đại diện tiêu biểu như Nhất Linh, Khái
Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, lần đầu tiên nhóm Tự lực Văn đoàn đã đưa ra mẫu hình nhân vật cá nhân cũng như các quyền tự do cá nhân để
chống lại những khuôn khép của lễ giáo phong kiến Ngoài ra chúng ta còn thấy sự
có mặt của phong cách lãng mạn phương Tây trong văn học Việt Nam như phong
cách huyễn tưởng của Edgar Poe trong truyện ngắn Vàng và máu của Thế Lữ.
Nhiều tác giả văn xuôi Việt Nam, trong đó trước hết phải kể đến các nhà vănxuôi hiện thực chủ nghĩa cũng đã tiếp thu văn học phương Tây như tiếp thu mộtnguồn sáng tạo nghệ thuật Có thể nhận thấy phong cách tự nhiên chủ nghĩa củaEmile Zola trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, phong cách tâm lí-nội quan củaDostoevski trong một số tác phẩm của Nam Cao Và đặc biệt ở đây phải kể tớitrường hợp Hồ Biểu Chánh – nhà văn điển hình cho hiện tượng phóng tác theo vănhọc phương Tây Ở buổi đầu phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, hiệntượng phóng tác văn học đã có một vai trò nhất định Nó xuất hiện như một sự tiếpthu kinh nghiệm nước ngoài ở những nhà văn đang tập dượt một thể loại văn họcmới Chính vì vậy mà trong mấy chục năm đầu của thế kỉ XX, ở Việt Nam đã cómột số nhà văn tiến hành công việc văn chương này, nhưng không phải ai cũngthành công