1. Puskin a. Cuộc đời Aleksandr Sergeyevich Pushkin (Александр Сергеевич Пушкин; 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ 19 bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hóa ngôn ngữ văn chương.
Trang 1Văn học Nga Puskin và “tập truyện của ông Ivan Petrovich Belkin quá cố”
1. Puskin
a. Cuộc đời
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (Александр Сергеевич Пушкин; 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga Được tôn vinh
là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc
phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ 19 bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hóa ngôn ngữ văn chương
Pushkin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 (26 tháng 5 theo lịch cũ) tại thành phố Moskva trong một gia đình quý tộc Nga có nguồn gốc từ thế kỷ 12.Cha của Pushkin, ông Pushkin Sergei Levova, là hậu duệ của dòng dõi gia đình Boyar cũ -tước hiệu cao cấp nhất trong tầng lớp quý tộc của Nga và Romania thời xưa Ông vốn là một chủ đất giàu có, sở hữu nhiều đất đai và nô lệ Tuy nhiên, ông Sergei Levova lại luôn cảm thấy xấu hổ vì điều này
Với con cái, ông Sergei Levova cũng rất ít thể hiện sự quan tâm đặc biệt nhưng
cơ bản là một người cha tốt.Vợ ông Sergei Levova, đồng thời là mẹ Pushkin, bà Nadezhda Osipovna, thuộc dòng dõi của Abram Petrovich Gannibal, một người nô
lệ da đen, nhờ thông minh xuất chúng và có những đóng góp lớn về quân sự, hàng hải cho nước Nga đã được Pyotr Đại đế nhận làm con nuôi Vì thế, Pushkin có vài đặc điểm giống đằng ngoại như tóc rất xoăn, làn da ngăm đen và đôi môi dày.Trái với bản tính vô lo của chồng, bà Sergei Levova là một phụ nữ xinh đẹp nhưng chuyên quyền, độc đoán và đặc biệt lạnh lùng với Puskin (chị gái Olga, em út Leo)
Trang 2Sáu tuổi, Pushkin được tuyển vào trường Lyceum Hoàng gia, tại Tsarskoe Selo (nay là thị trấn Pushkin) gần kinh đô Sankt-Peterburg Sau khi tốt nghiệp Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg, lúc bấy giờ đang nỗ lực đấu tranh cho một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga
Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M Miloradovich, đã quyết định đày Pushkin tới Sibir Tuy nhiên nhờ sự giúp
đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (Nikolai Mikhailovich Karamzin, Pyotr Yakovlevich Chaadayev, Fyodor Nikolayevich Glinka), cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn là bị trục xuất khỏi thành phố Sankt-Peterburg vô thời hạn Sau khi rời Sankt-Peterburg, Pushkin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới Kavkaz
và Krym, Moldova, Kiev
Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình
năm 1831, Pushkin kết hôn với Natalia Goncharova - một phụ nữ đẹp và quý phái luôn có rất nhiều người ái mộ, trong số đó có cả Nga hoàng Nikolai I
Tháng 11 năm 1833, Puskin trở lại Sankt-Peterburg Thời kỳ này ông bắt đầu viết văn xuôi
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sĩ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi
cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng một trong lịch Julian)
b. Sự nghiệp sáng tác
Trang 3Có thể tổng kết niên biểu cuộc đời và sự nghệp sáng tác:
1799 - Ngày 6.VI (lịch cũ: ngày 26.V) sinh ra tại Matxcva
1811 - Học trường Litxê tại Pêtecbua
1814 – “Gửi bạn thơ” - tác phẩm đầu tiên được đăng báo
1815 - Viết “Ký ức Hoàng thôn” - bài thơ sau đó được đọc trong buổi lễ ra trường
1817 - Tốt nghiệp trường Litxê
- Làm việc ở Bộ Ngoại giao tại Petecbua, sống cùng gia đình
- Viết bài thơ “Tự do” và một số bài thơ lưu hành bí mật
1820 - Trường ca Ruxlan và Luitmila
- Nga hoàng Alếcxanđrơ I đày đi phương Nam Ngày 6.V rời Petecbua, có lão bộc Nikita Côzlốp đi theo
- Tháng IX đến Kisinhốp, làm việc trong văn phòng tướng Indốp
1821 - Trường ca “Người tù Capcaz”, “Lệ đài Bakhchixarai”
1822 - Trường ca “Anh em kẻ cướp”
1823 - Bắt đầu viết “Épghênhi Ônhêghin.”
- Tháng VI thuyên chuyển đến Ôđétxa, làm việc ở văn phòng bá tước Vôrônxốp
1824 - Tháng VII bị cách chức, tháng VIII bị phát vãng về phương Bắc, sống ở làng Mikhailốpxcôie thuộc tỉnh Pxcốp, sống cùng nhũ mẫu Arina Rôđiônốpna dưới
sự kiểm soát của chính quyền địa phương
-Trường ca “Đoàn người Zigan”, bài thơ “Gửi biển”
Trang 41825 - Bi kịch lịch sử Bôrix Gôđunốp, bài thơ “Buổi tối mùa đông”, “Con đường mùa đông”, “Gửi K”
-Nhận tin dữ về thất bại của cuộc Cách mạng Tháng Chạp (14.XII)
1826 - Đến Matxcva gặp Nga hoàng Nicôlai I tại Cremli
- Các bài thơ “Nhũ mẫu”, “Nhà tiên tri”
1827 - Tháng V về Petecbua
- Bài thơ “Ariôn”, truyện “Người da đen của vua Piốt Đại Đế.”
1828 - Arina Rôđiônốpna mất
- Trường ca “Pôntava”, bài thơ “Cây Antsa.”
1829 - Tháng V đi Capcaz, tháng VIII quay về
- Bài thơ “Trên đồi Gruzia đêm xuống”, “Tôi yêu em.”
1830 - Ba tháng mùa thu ở làng Bônđinô
- Hoàn thành “Épghênhi Ônhêghin”, “Tập truyện của ông Benkin quá cố”
- Những bi kịch nhỏ, Lũ quỷ
1831 - Tháng II cưới Natalia Gôntsarôva tại Matxcơva
- Tháng V về sống ở Hoàng Thôn
- Tháng X về Petecbua, làm việc ở Bộ Ngoại giao
1832 - Đubrôpxki
1833 - Đi Uran thu thập tài liệu về cuộc khởi nghĩa Pugatsôp
Trang 5- Trường ca “Người kị sĩ đồng”, truyện ngắn “Con đầm pich”, bài thơ “Mùa thu”.
1834 - Nhận chức "thiếu niên thị tòng"
1835 - Về Mikhailôpxcôie 4 tháng Bài thơ Tôi lại về thăm
1836 -Truyện “Người con gái viên đại úy” Phát hành tạp chí Người cùng thời
- Mẹ mất, chôn tại tu viện Xviatôgo gần làng Mikhailốpxcôie
1837 - Ngày 8.II: quyết đấu với Đăngtex Ngày 10.II (lịch cũ: 29.I) 14 giờ 45 phút, nhà thơ qua đời Thi hài chôn cạnh mộ mẹ
2. Tác phẩm
a. Nhận định chung
Tập truyện vừa của ông Benkin là tác phẩm văn xuôi hoàn chỉnh đầu tiên của Puskin, đồng thời cũng là một cái mốc trên đường phát triển văn xuôi hiện thực Nga
Với năm truyện: “Phát súng”, “Bão tuyết”, “Ông chủ hiệu đám ma”, “Người coi trạm”, “Cô tiểu thư nông dân” có ý nghĩa là tác phẩm đặt nền móng khẳng định vị trí của văn xuôi, đánh dấu sự trưởng thành của Puskin – nhà văn của thực tại, là bước tiến mới trong quá trình sáng tác của A.Puskin
Tập truyện vừa của ông Benkin đã gây được sự chú ý đặc biệt của độc giả ngay
từ khi xuất bản Tác phẩm đã được khai thác, nghiên cứu từ nhiều góc độ song dường như vẫn chưa thỏa mãn bạn đọc
Những câu chuyện do một vị quý tộc lui về sống trong vùng đồng quê, tên gọi Ivan Petrovich Belkin ghi lại từ những mẩu truyện rời từ những người kể khác nhau, được Pushkin thuật lại bằng một giọng đơn giản, trong đó không có các vấn
đề thuộc về tâm lý, không có những miêu tả và không cả điều gì có tính chất đáng
Trang 6lưu tâm hay quan trọng Chúng hoàn toàn bình dị, trong sáng, xuất khởi từ các câu chuyện vặt trong dân gian nhưng được đưa lên hàng nghệ thuật tuyệt mĩ bởi tài năng của một nghệ sĩ bậc thầy Những câu chuyện kể, cho dù không là tác phẩm hay nhất thì cũng đã chứa chất được rất nhiều nét đặc biệt của Pushkin
b. Trình tự 5 truyện và ý nghĩa
*Kết cấu:
Kết cấu tuyến tính: Ông chủ hiệu đám ma, Cô tiểu thư nông dân
Kết cấu tâm lý: Phát sung, Bão tuyết, Người coi trạm
Liên văn bản: Trong 5 truyện thuộc Tập truyện vừa của ông Benkin thì liên
văn bản chủ yếu được nhìn nhận ở phương diện cốt truyện Có thể thấy ngay rằng cốt truyện ở đây thường đơn giản, không có nhiều biến cố, sự kiện; không có sự phức tạp, không có những tình tiết li lì đầy kịch tính Mỗi truyện trong đó đều xoay quanh một cuộc đời, một số phận tiêu biểu có thực trong xã hội Nga bấy giờ Đó là
những người lính với vẻ đẹp trọng danh dự, cao thượng, đầy bản lĩnh (Phát súng),
là những tiểu thư với vẻ đẹp khỏe khoắn, hồn nhiên, trong sáng, khát khao tình yêu
tự do (Bão tuyết, Cô tiểu thư nông dân) Ngoài ra, đối tượng được phản ánh ở đây
còn là những "con người nhỏ bé" sống cuộc đời nghèo khổ và ôm chứa trong lòng
những nỗi đau dai dẳng về tinh thần (Người coi trạm, Ông chủ hiệu đám ma) Viết
về các nhân vật này, A.Puskin đều đi sâu khám phá một biến cố trong cuộc đời của mỗi người, từ đó khơi mở diễn biến tâm lí của các nhân vật
Nhà văn đã xây dựng trong các tác phẩm của mình những đối tượng phản ánh không giống nhau nhưng họ đều có chung điểm tương đồng đó là những biến cố trong cuộc đời mà họ phải đối mặt, từ đó đi sâu vào mô tả những giao động tâm lí
Trang 7của nhân vật Chính những khúc gấp, những sự thay đổi bên trong của tâm lí nhân vật đã làm cho câu chuyện kể của nhà văn thêm đậm đà, giàu ý nghĩa chuyển tải
Chúng ta có thể tìm thấy mối liên hệ đặc biệt về cốt truyện giữa các tác phẩm này Bên cạnh đó còn thấy rằng mỗi truyện bao giờ cũng được mở đầu một những lời đề từ nào đó Và mở đầu tập truyện, nhà văn cũng sử dụng lời đề từ cho toàn bộ các câu chuyện sắp được đưa ra
Cùng với lời đề từ, Puskin đã dẫn dắt mạch truyện bằng cách không đi thẳng vào từng câu chuyện hay trình bày trực tiếp quan điểm, thái độ của mình mà ông
đã đặt ra một tình huống đặc biệt Đó là mượn lời của nhà xuất bản để dẫn dắt vào nội dung Tác giả của tập truyện là do nhà văn sáng tạo ra với bút danh là ông I.P.Benkin Từ đây, các truyện đều thống nhất trong một điểm nhìn, đó là điểm nhìn của ông Benkin Mọi con người, sự kiện, suy nghĩ, tình huống đều được nhìn nhận qua lăng kính của nhân vật ông Benkin Từ đó đã tạo cho các tác phẩm một mối liên hệ nội tại Như vậy có nghĩa là A.Puskin không liên quan gì đến những sáng tác này Ở hình thức bên ngoài thì tập truyện là do nhà xuất bản tự tập hợp trên những tư liệu sẵn có của ông I.P.Benkin đã quá cố
Có thể thấy rằng, nhà văn đã sáng tạo ra tình huống của toàn tập truyện, sáng tạo ra tác giả của tập truyện nhờ những thông tin zích zắc, đầy thú vị về thân thế của nhân vật Xét một cách tổng quát, ta thấy toàn bộ tập truyện được đặt trong một tính hệ thống, không chỉ có mối liên hệ về cốt truyện, nội dung, sự kiện mà còn có sự thống nhất trong một hình thức thể hiện Điều này đã tạo nên tính độc đáo, mới mẻ trong tập truyện nói riêng và trong văn xuôi A.Puskin nói chung
Yếu tố liên văn bản không được thể hiện một cách trực tiếp trên bề mặt mà phải qua phân tích và tìm hiểu cốt truyện, nội dung phản ánh giữa những câu chuyện với nhau Ngoài ra, yếu tố liên văn bản còn được thể hiện ở mối quan hệ
Trang 8giữa các truyện với hiện thực Nhà văn đã lấy nguồn chất liệu từ chính hiện thực đời sống bên ngoài Những nhân vật trong các truyện với những biến cố cuộc đời, những biến động trong thế giới nội tâm đã hiện lên một cách chân thực, sinh động trong từng trang văn của A.Puskin Họ là những binh lính trẻ, những viên chức nghèo, những người buôn bán nhỏ lẻ hay là những trang thanh niên quí tộc trẻ trung, hồn nhiên Cùng với đó, tác giả cũng đã cho người đọc thấy được những vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên, đất nước Nga rộng lớn, hay là sự tái hiện không khí thời đại những năm xảy ra chiến tranh 1812 Như vậy, hiện thực trở thành một nguồn tư liệu sống động, chân thực để nhà văn sử dụng trong sáng tác của mình Chính điều này cũng là một đóng góp to lớn của A.Puskin đối với văn xuôi hiện thực Nga lúc bấy giờ và cho đến về sau
Từ những phân tích trên có thể thấy yếu tố liên văn bản được thể hiện rõ nét
ở các truyện trong tập truyện trên các phương diện: cốt truyện, mối liên hệ với hiện thực bên ngoài và cả ở hình thức thể hiện Điều này tạo nên mối liên hệ bền chặt, logic giữa các câu chuyện được kể
• Thế giới nhân vật trong "Tập truyện vừa của ông Benkin"
Đọc Tập truyện vừa của ông Benkin người đọc sẽ nhận thấy một điều rất rõ rằng: hầu như ở mỗi tác phẩm nhà văn lại đi vào khám phá cuộc sống hiện thực cũng như thế giới nội tâm của mỗi tầng lớp người khác nhau trong xã hội Nga bấy giờ Đó chính là những người viên chức nghèo khổ, những tiểu thương, tiểu chủ buôn bán nhỏ lẻ hay nhưng binh lính trẻ và những cô tiểu thư xinh đẹp, đáng yêu Tuy số lượng truyện khá ít ỏi, dung lượng mỗi truyện không dài nhưng A.Puskin
đã tái hiện và miêu tả một số lượng các nhân vật khá phong phú, có tính điển hình Tiêu chí phân loại và sắp xếp các nhóm hình tượng nhân vật trong đề tài này chúng tôi dựa vào 2 căn cứ: nghề nghiệp và vị thế xã hội
Trang 9Hình tượng nhân vật viên chức: Trong giới viên chức Nga bấy giờ,
A.Puskin đã hướng ngòi bút của mình vào một tầng lớp được coi là thấp kém nhất
trong xã hội Đó chính là bác Xamxôn Vưrin trong truyện Người coi trạm.
Hình tượng nhân vật tiểu thương:.Puskin đi vào phản ánh một tầng lớp
người thường thấy trong đời sống Nga đó là giới tiểu thương, tiểu chủ - những người buôn bán nhỏ lẻ và sống eo hẹp nhờ những đồng tiền ít ỏi mà họ kiếm được
Và họ chính là những người như bác Ađrian Prokhorov trong truyện Ông chủ hiệu đám ma.
Hình tượng nhân vật người lính: Một đối tượng mà người đọc chúng ta có
thể dễ dàng bắt gặp trong những sáng tác của A.Puskin đó là những binh lính Nga
Và trong tập truyện, tầng lớp này được nhà văn thể hiện trong hai tác phẩm Phát súng và Bão tuyết.
Hình tượng các thiếu nữ, tiểu thư xinh đẹp, hồn nhiên: tầng lớp tiểu thư
-những cô thiếu nữ xinh đẹp thuộc các gia đình giàu có, cũng là đối tượng được tái
hiện đầy đặn và thú vị trong một số tác phẩm Tiêu biểu là hai tác phẩm Bão tuyết (Maria Gavrilovna) và Cô tiểu thư nông dân (Liza)
Tập truyện vừa của ông Benkin, Puskin đã sử dụng nhiều lần những thành tố
quen thuộc có những nét cơ bản giống nhau để tạo ra thành hai môtip nhân vật chính: con người nhỏ bé và con người công dân Người đọc có thể bắt gặp những
“con người nhỏ bé” như Ông chủ hiệu đám ma, người coi trạm Xamxôn Vưrin và
cô gái Đunia trong tác phẩm Người coi trạm Con người công dân qua Xinviô
(Phát súng) và Burmin (Bão tuyết), tiểu thư quyền quý như Maria, Liza
Tổ chức không gian nghệ thuật của tập truyện
Không gian nghệ thuật trong Tập truyện vừa của ông Benkin chúng tôi thấy tồn tại hai dạng không gian cơ bản: không gian đời thường bó hẹp, tù túng, chật
Trang 10chộ (Người coi trạm, Ông chủ hiệu đám ma) và không gian tâm lí với sự xê dịch điểm nhìn không gian (4 truyện trừ Phát súng)
Kết luận
Tập truyện vừa của ông Benkin với 5 truyện đặc sắc được nhà văn sáng tạo bằng những kiểu cốt truyện không đồng nhất hoàn toàn Với kiểu kết cấu cốt truyện tuyến tính, cốt truyện tâm lý và kết cấu cốt truyện từ góc nhìn liên văn bản kết hợp với những yếu tố trữ tình ngoại đề đã cho người đọc sự khám phá đa dạng
ở nhiều góc độ Từ đó, tạo nên những mối liên hệ về con người, xã hội, những mâu thuẫn, xung đột và sự phát triển logic của tính cách nhân vật Đồng thời nó cho thấy quan điểm của nhà văn tạo ra những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc Cùng với những hình thức nghệ thuật khác thì kết cấu cốt truyện là một trong những phương diện nghệ thuật làm nên nét mới cho nền văn học Nga bấy giờ Nhà văn đã không ngừng dày công sáng tạo những phương thức, kết cấu cốt truyện để truyền đạt những ý đồ nghệ thuật của mình và cùng với yếu tố ngoài cốt truyện đã góp phần tạo nên những nét riêng trong các tác phẩm của tập truyện
Bên cạnh nghệ thuật kết cấu cốt truyện thì kết cấu nhân vật cũng là một phương diện nghệ thuật tiêu biểu của tập truyện Với sự da dạng về nhân vật được phản ánh trong các tác phẩm như: viên chức, tiểu thương, tiểu chủ, binh lính, tiểu thư đã tạo thành các môtíp nhân vật: môtíp con người nhỏ bé và con người công dân Từ đây khi tìm hiểu tập truyện người đọc sẽ có một cái nhìn sinh động, phong phú về các tầng lớp người trong xã hội Nga lúc đó, thấy được những nét đặc trưng
về nhận thức, suy nghĩ, hành động của các kiểu nhân vật này Đây đồng thời cũng
là một đóng góp tiến bộ của A.Puskin cho các nhà văn sau này về cách nhìn nhận con người Đặc biệt là thái độ trân trong, cảm thông của ông trước một lớp người nhỏ bé, thấp hèn về địa vị, giai cấp Cùng với người kể chuyện linh động trong mỗi tác phẩm đã tạo nên sự hấp dẫn cho mỗi câu chuyện được kể