1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn học Nga "Thế kỷ Bạc" như một chỉnh thể phức tạp doc

8 421 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 200,3 KB

Nội dung

Văn học Nga "Thế kỷ Bạc" như một chỉnh thể phức tạp Một trường hợp điển hình - Andrei Belyi. Nhà văn này, hầu như bị lãng quên ở trong nước, đã được phục sinh “ở phương Tây vào cuối những năm 1950” và từ đó tới nay “sự quan tâm chú ý tới ông ngày một gia tăng” (20) . Bên cạnh những cố gắng nỗ lực của cá nhân các nhà bác học, từ đầu những năm 1980 Hội Andrei Belyi quốc tế đã đi vào hoạt động, tổ chức các cuộc hội thảo, công bố các thông tin, tiến hành việc viết tiểu sử nhà văn. Cho đến thời gian gần đây, khi ở nước Nga “ngành Belyi học” bắt đầu thực sự phát triển thì ở nước ngoài nghiên cứu về Belyi đã có những tích lũy đáng kể. Những công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện đại Nga nói chung là những thành tựu đặc biệt của khoa học về văn học nước ngoài ( ) Có thể nói, trong giai đoạn hiện tại, việc chiếm lĩnh “thế kỉ bạc” đối với khoa nghiên cứu văn học của chúng ta không phải là sự đột phá một chất lượng hoàn toàn mới (điều đã xảy ra ở giai đoạn khác, cách đây 30 năm), mà là sự phát triển tự nhiên và sự hoàn thiện những tham biến tư tưởng có ở những thời kì trước, nhưng giải thoát chúng khỏi những định kiến, những tàn dư của các máy nén tư tưởng. Trên mảnh đất quang quẻ, lần đầu tiên diễn ra những cuộc tiếp xúc với khoa học nước ngoài bằng các cuộc hội thảo diễn ra thường xuyên, bằng những liên kết dịch thuật, in ấn phát hành, v.v điều chứng tỏ sự gần gũi nội tại giữa hai khuynh hướng nghiên cứu trong và ngoài nước. Dấu hiệu rõ rệt nhất đó là sự gia tăng mạnh mẽ những ấn phẩm về chủ nghĩa hiện đại Nga của khoa nghiên cứu văn học trong nước. Đây là chỗ gặp gỡ những con đường của các nhà ngữ văn học trong nước và nước ngoài - cả ở phạm vi nghiên cứu, lẫn ở sự tương đồng các định hướng nghiên cứu. Tuy nhiên, sự quan tâm gia tăng tới khu vực này đòi hỏi sự triển khai đối tượng rộng hơn. Ở trên chúng tôi đã nói tới yêu cầu hiện tại trong việc nghiên cứu văn học giao thời thế kỉ một cách tổng hợp. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm những liên hệ ban đầu trong những nguồn tư liệu nghệ thuật vô cùng trái ngược được tiến hành ở những cấp độ khác nhau - cấp độ “bên trong của loại” và cấp độ “giữa các loại”. Ở trường hợp đầu - thí dụ như việc đi sâu lí giải chủ nghĩa tượng trưng Nga như một chỉnh thể đặc biệt, trong đó diễn ra sự vận động của phong trào tượng trưng và hậu tượng trưng không đồng thuận với nhau để tiến tới sự thống nhất phức tạp (các công trình của M.L. Gasparov, Viach. Vc. Ivanov, I.P. Smirnov, V.N. Toporov, E.G. Etkind, v.v ). Ở đây cần phải nhắc tới tư tưởng của Gasparov về sự kết hợp “trong mâu thuẫn” những di sản của nhóm Parnasse và các nhà tượng trưng Pháp trong chủ nghĩa tượng trưng Nga (“tính trang nghiêm, chắc chắn của các nhà Parnasse và sự tròng trành nghiêng ngả của các nhà tượng trưng chủ nghĩa), được tiếp nhận sau đó bởi “hai trường phái kế tiếp chủ nghĩa tượng trưng ( ) Trường phái Đỉnh cao (Akmeizm) nắm bắt - mặc dù trong giai đoạn ngắn - truyền thống thi pháp Parnasse , còn phái Vị lai - truyền thống của chủ nghĩa tượng trưng” (21) . Còn ở cấp độ “giữa các loại” - đó chính là toàn bộ quá trình văn học của giao thời thế kỉ như xuất phát điểm chung, hơn nữa, như một chỉnh thể tự khẳng định, thông qua những mâu thuẫn khó tránh được. Bản thân thuật ngữ “chỉnh thể” (các dạng khác của nó - “sự thống nhất phức tạp”, “sự thống nhất phức hợp”, v.v ) không hiếm khi trở thành thuật ngữ chung trong các công trình thời gian cuối này thể hiện cách hiểu trên. Cái nhìn mới đối với “thế kỉ bạc” ngày càng chiếm lĩnh không gian rộng mở, dần trở thành thành tựu của cả văn học trong nhà trường - các sách giáo khoa phổ thông và cả các giáo trình cho giảng viên và sinh viên đại học (22) . * Đến đây cần phải đề cập tới bản thân khái niệm “thế kỉ bạc” được sử dụng rộng rãi trong các bài viết, cũng như trong các cuộc trao đổi văn chương. Ngay từ cuối thế kỉ XIX thuật ngữ này gắn với tên tuổi các nhà thơ lớn (A.A. Fet, N.A. Nekrasov, A.N. Maikov, A.K. Tolstoi, Ia.P. Polonski, v.v ), những người kế thừa “thế kỉ vàng” trước đó của thơ Nga (Puskin và các nhà thơ thời đại ông). Nhiều năm sau, thuật ngữ này được chuyển sang áp dụng cho hàng loạt hiện tượng văn học và nghệ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, bắt đầu bằng sáng tác của các nhà tượng trưng chủ nghĩa (23) Trong cuốn sách mới ra gần đây của O. Ronen về lịch sử thuật ngữ “thế kỉ bạc”, một cuốn sách thú vị bởi những nhận xét tinh tường về văn học giai đoạn này, tác giả đã tỏ thái độ quyết liệt phản đối thuật ngữ này. Nghiên cứu kĩ lưỡng sự vận hành của thuật ngữ (những biến thái sau này của nó) trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật và phê bình, học giả đã đi tới kết luận về sự không phù hợp giữa nghiên cứu và đối tượng được nghiên cứu, sự tách rời giữa định nghĩa và nội dung thực của quá trình văn học nghệ thuật Nga ở thời kì giao thời hai thế kỉ, kêu gọi “xua đuổi khỏi lĩnh vực văn chương Nga cái “thuật ngữ sai lầm” này” (24) . Lời buộc tội của Ronen, bên cạnh những nhận xét nghiêm túc, vẫn tỏ ra quá cực đoan. Tác giả luận giải một cách thuyết phục việc không thể áp dụng nghĩa ban đầu, cụ thể hơn cả, của thuật ngữ thường dùng để chỉ tính phái sinh xác định của các hiện tượng nghệ thuật (na ná như quan hệ giữa “thế kỉ bạc” của văn học La Mã với “thế kỉ vàng” của nó) cho việc nghiên cứu một thời đại nghệ thuật với tính cách tân đáng kinh ngạc và đề nghị trả thuật ngữ “thế kỉ bạc” “cho giai đoạn văn học nửa sau thế kỉ XIX” (tr.124) như một giai đoạn văn học phù hợp duy nhất đối với cái tên ấy trong toàn bộ nền văn học chúng ta. Khó có thể phản đối sự phù hợp này, song cũng không dễ khôi phục việc áp dụng thuật ngữ này như trước đây, bởi từ lâu nó đã vượt khỏi phạm vi khoa học. Mặt khác, cũng khó mà nghi ngờ rằng sự vận động nghệ thuật ở nước Nga giai đoạn giao thời, với tư cách một chỉnh thể xa lạ đối với bất kì tính chất phái sinh nào, vẫn ý thức được tính liên đới sâu xa, mặc dù đầy những mâu thuẫn, với thế kỉ cổ điển của văn hóa Nga. Và chính tính chất của mối quan hệ đó đã tạo ra sự liên hệ giữa thế kỉ vàng và thế kỉ bạc, dự kiến trước tính chất gần gũi về phương diện di truyền giữa các thời đại văn học nghệ thuật, cùng lúc là thứ bậc giữa chúng. Đó chính là mối quan hệ “không hòa đồng nhưng không tách rời” giữa “bạc” - những thành tựu nghệ thuật mới mẻ, vĩ đại được tạo dựng trong thời đại bước ngoặt và “vàng” - những thành tựu đỉnh cao của thế kỉ “cổ điển”. Quay trở lại bản thân thuật ngữ, chúng tôi nhận thấy, đối với bạn đọc trí thức hiện đại trong nước, những người quan tâm tới “thế kỉ bạc”, nhưng không chuyên nghiệp, thì khái niệm này thường mang ý nghĩa tích cực. Nó - giống như dấu hiệu chất lượng, như một kiểu “định giá” cao những hiện tượng mà nó biểu thị (liên quan tới nghĩa khởi thủy của từ “bạc”), đồng thời làm nhớ lại một thời gian dài những hiện tượng đó bị coi thường, đánh giá, khôi phục lại một giai đoạn di sản tinh thần cách đây không lâu bị hạ thấp. Rõ ràng điều này cũng cần phải tính tới. Trong trường hợp này, có thể không cần phải quá lưu tâm tới việc “gọi tên như thế nào”. Các thuật ngữ nghiên cứu văn học thường ước lệ, mang những ý nghĩa khác nhau, trong đó nhiều nghĩa có thể xem như tương đồng. Thí dụ như ý tưởng chuyển đổi thuật ngữ “thế kỉ bạc” thành “thế kỉ bạch kim” của một số nhà nghiên cứu, theo đó, về thực chất, “thế kỉ bạch kim” thường được đánh đồng với “thế kỉ của chủ nghĩa tiên phong”. Nhưng quá trình văn học Nga cuối thế kỉ XIX - đầu XX không thể bó gọn trong cái khuôn đó, nó phức tạp hơn rất nhiều (cũng như không thể chèn nó vào khuôn khổ của truyền thống cổ điển mà đôi khi người ta vẫn cố tình làm). Vấn đề dung lượng khái niệm “thế kỉ bạc” từ lâu nay vẫn còn là vấn đề bàn cãi. Ban đầu thuật ngữ này chỉ áp dụng cho thơ ca, sau đó áp dụng phổ biến cho toàn bộ văn học và văn hoá Nga giao thời thế kỉ (tương tự như sự chuyển đổi nghĩa của thuật ngữ “thế kỉ vàng”) (25) . Tuy nhiên, ngay trong sự mở rộng này, nghĩa của khái niệm được xác định cũng không giống nhau. Một số người gắn nó chủ yếu với văn học của chủ nghĩa hiện đại và văn học, văn hoá gần gũi với chủ nghĩa hiện đại như một chỉnh thể (đôi khi cả chủ nghĩa tiền phong Nga thời kì đầu mà đại diện là chủ nghĩa vị lai lập thể), những người khác dùng khái niệm này để chỉ toàn bộ văn học (cũng như văn hoá tinh thần nói chung) của giai đoạn nói trên. Chủ biên cuốn Thế kỉ bạc đã nhắc tới ở phía trên xác định đối tượng nghiên cứu như sau: “Thế kỉ bạc”, tức văn học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (…)” (26) . Trong Lời nói đầu cho tuyển tập Thơ Nga kỉ nguyên bạc (chủ biên M.L. Gasparov và I.V. Koreskaia), một trong những ấn phẩm tiêu biểu bàn về vấn đề, ý nghĩa thuật ngữ được giải thích tương tự: “… ở đây không ám chỉ lớp bề mặt của văn hóa nghệ thuật (trong trường hợp này là thơ ca) liên quan trước tiên tới khái niệm “thế kỉ bạc”, mà ám chỉ ý nghĩa được thừa nhận hiện nay của thuật ngữ này - đó là khoảng thời gian trong lịch sử văn học nghệ thuật Nga từ cuối thế kỉ XIX tới cách mạng tháng Mười” (27) . Sẽ là thái quá nếu cho rằng việc mở rộng khái niệm tương tự dẫn tới sự phi định hình và tính không xác định. Khác với việc sử dụng khái niệm này trong ngôn ngữ hàng ngày, trong khoa nghiên cứu văn học hiện đại, nó phù hợp với khuynh hướng nhận thức chỉnh thể phức tạp của hiện tượng đang được nghiên cứu với những tham biến chung nhất như đã trình bày. Và các tác giả, các chủ biên công trình này ủng hộ quan điểm nêu trên, song đôi chỗ có những khác biệt khi sử dụng cụ thể khái niệm. Ở đây chúng tôi hưởng ứng quan điểm của N.A. Bogomolov trong Lời nói đầu cho tập hồi kí về “Thế kỉ bạc”. Tiêu chí chủ đạo trong việc nhìn nhận “thế kỉ bạc” như “sự thống nhất phức điệu” - đó là tính hiện đại của nhà văn trong tư tưởng và hình thức không lệ thuộc vào khuynh hướng sáng tác (đó vừa là “thế kỉ của chủ nghĩa hiện đại”, vừa của “các nhà hiện thực chân chính”), là “ý thức về thời đại mình hoàn toàn đặc biệt thoát ra khỏi ranh giới của những cái trước đây, trước hết là những cái thuộc thế kỉ XIX”. “Hiển nhiên, - tác giả bổ sung, định nghĩa này khá chung chung, không mấy xác định, song với tư cách một phương tiện, nó mở ra khả năng phân biệt các nhà văn “thế kỉ bạc”, một mặt, chẳng hạn như với L. Tolstoi và A. Tchekhov mà toàn bộ sáng tác gắn với thế kỉ XIX, mặt khác, với A.Serafimovich và E. Chirikov, những người có khuynh hướng nhận thức thời đại mình bằng quan niệm nghệ thuật truyền thống vững chắc” (28) . Về vấn đề “nhân sự” có thể phải bàn cãi - đặc biệt là về A. Tchekhov, người gắn với thế kỉ XIX không nhiều hơn thế kỉ XX và là một trong những vị tiên khu cũng như nhà hoạt động của “thế kỉ bạc” (về điều này hầu hết các nhà Tchekhov học đều có đồng quan điểm). Tolstoi giai đoạn cuối đời cũng gắn bó sâu sắc với những tìm kiếm của nền văn học trẻ đầu thế kỉ XX. Còn về sáng tác của Serafimovivh cũng không thể lí giải một cách đơn giản, nhất là trong sáng tác giai đoạn đầu của ông những mô tả đời sống hàng ngày khá phức tạp bởi những motip bi kịch đặc trưng cho ý thức nghệ thuật thời kì giao thời; về phương diện phong cách rõ ràng có sự giao thoa với ngôn ngữ biểu hiện chủ nghĩa của L. Andreev (Serafimovich và Andreev làm bạn với nhau một thời gian dài). Về thực chất, quan điểm này gần với quan điểm nêu phía trên coi thế kỉ bạc là toàn bộ văn học giai đoạn giao thời hai thế kỉ. Bởi, cũng như tất cả các định nghĩa chung, nó không đánh đồng mình với từng hiện tượng trong tiến trình văn học chung, mà trước hết nhắm tới những hiện tượng tiêu biểu - tức chính những khuynh hướng mới, hiện đại của nó (cũng như khi chúng ta định nghĩa “thế kỉ vàng” là toàn bộ văn học Nga thế kỉ XIX). Một vấn đề khác, phải hiểu như thế nào về những mối quan hệ tương hỗ bên trong chỉnh thể. Chúng tôi xin đưa ra nhận xét một số điểm nhấn trong khoa nghiên cứu văn học của chúng ta thời kì cuối này. Như để khiêu khích quan điểm đương trở nên lỗi thời khẳng định một cách tiên nghiệm, trái ngược với tư tưởng chỉnh thể về sự đối kháng giữa các hệ thống nghệ thuật, xuất hiện quan điểm khác, ngược lại, chối bỏ sự đối lập “chủ nghĩa hiện thực - chủ nghĩa hiện đại” trong quan hệ với quá trình văn học thế kỉ XX (không chỉ văn học Nga, mà văn học thế giới) và xem nó như hệ lụy của những quan điểm bảo thủ. Quan điểm nêu trên được một số các nhà nghiên cứu nghiêm túc chia sẻ (29) . Chúng tôi đồng ý với quan điểm này, nếu nó được hiểu như sự chối bỏ cái nhìn cực đoan, giáo điều “hoặc là-hoặc là”. Nhưng không đồng ý, nếu nó chối bỏ hoàn toàn (và việc này thường xảy ra) sự đối lập nói chung giữa hai thực tại nghệ thuật lớn. Không hiểu tại sao cuộc đối thoại không mấy hoà thuận giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn ba thập niên đầu thế kỉ XIX được coi là hiện tượng bình thường, không cần bàn cãi, còn giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện đại tân lãng mạn đầu thế kỉ XX thì lại đáng nghi ngờ? Hơn nữa, vấn đề trên thực tế không đơn giản, nếu chú ý tới tính không ổn định, sự thay đổi năng động của tiến trình văn học có nhiều đột biến ở giao thời thế kỉ. Dấu ấn đặc trưng của nó, đó là sự xuất hiện thường xuyên các trạng thái nghệ thuật giáp ranh trên những điểm giao nhau của các hệ thống tư duy hình tượng hiện tồn. “Đối với các nhà suy đồi dòng dõi quý tộc – tôi là một nhà văn hiện thực đáng khinh; đối với các nhà hiện thực chủ nghĩa di truyền – tôi là một nhà tượng trưng chủ nghĩa khả nghi” (30) , - L. Andreev nói như vậy về bản thân. Nhưng ngay từ những lời nói này của ông đã thấy rõ, với tất cả tính chất phức tạp của bức tranh văn học, “thế kỉ bạc” phát triển chính là dưới dấu hiệu của sự đối lập này. Những người tham dự vào quá trình văn học khi ấy, trong đó có những người khá phóng khoáng, biết một cách chắc chắn rằng có “chúng ta” và có “họ”, và điều đó là có thật. Bài báo Tổng kết văn học năm 1907 của A. Blok mà chúng tôi đã nhắc tới chứng minh sự phản đối của ông đối với tính khép kín văn học. Năm 1907 xuất hiện các bài viết của ông Về các nhà hiện thực và Về phê bình đương đại (gây bất bình ở một số những chiến hữu của ông), trong đó nói một cách đồng cảm về tính giáo huấn trong những bài học sáng tác của các nhà hiện thực Nga đương đại và về sự gần gũi với họ của các nhà tượng trưng chủ nghĩa. Tuy nhiên, với tất cả những điều đó, Blok chưa khi nào nhầm lẫn về khoảng cách ngăn cách họ với “phe” của ông. “Một trong những hiện tượng đặc thù của thời đại chúng ta – đó là “cuộc gặp gỡ” của “các nhà văn hiện thực” và “các nhà văn tượng trưng”; tuy nhiên, đó là cuộc gặp gỡ “lạnh lùng” (có thể sau này sẽ khác): “giống như Montekki và Capuletti hoà giải quá muộn, khi Romeo và Juliet không còn nữa” (31) . Hoàn toàn đúng đắn khi cho rằng cặp đối lập “chủ nghĩa hiện thực - chủ nghĩa hiện đại “không có khả năng bao quát, hơn thế, không có khả năng giải quyết toàn bộ hiện tượng biến động và đa dạng như văn học thế kỉ XX” (32) . Tuy nhiên, đối với văn học “thế kỉ bạc” ý nghĩa quan trọng của cặp đối lập này vị tất cần bàn cãi, cái cần được đổi mới – và điều đó đang diễn ra – là cách tiếp cận những mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng được nghiên cứu như là “những mặt đối lập có quan hệ mật thiết của một chỉnh thể thống nhất” (33) . Văn học Nga cuối thế kỉ XIX - đầu XX bác bỏ giả thuyết hình thành ngay trong lòng “kỉ nguyên bạc” về sự “hòa giải của các trường phái” (tức sự thống nhất chúng trong một dạng tổng hợp thứ ba nào đó), và giả thuyết về sự đối đầu không khoan nhượng giữa chúng (tư tưởng chung và sống dai của nghiên cứu phê bình Xô viết). Chỉnh thể phức tạp của quá trình văn học giao thời nảy sinh từ sự đồng tồn tại của chúng với tư cách những hệ thống mở cho những kinh nghiệm khác với mình, song cũng không mở tới mức có thể xoá bỏ ranh giới giữa chúng. Luận điểm về tầm quan trọng ngang nhau giữa lực đẩy và lực hút của các khuynh hướng văn học trong cùng một thời đại, theo chúng tôi, phải trở thành một trong những tiền đề quan trọng trong nghiên cứu “thế kỉ bạc”. * Một trong những đặc điểm quan trọng của văn học giai đoạn này đó là sự mất dần ảnh hưởng to lớn – trên phạm vi toàn cầu - của chủ nghĩa thực chứng. Ở Nga, chủ nghĩa tượng trưng đã tiến hành cuộc chiến chống lại nó. Trong cuốn sách nổi tiếng Về những nguyên nhân suy đồi và về những trào lưu mới trong văn học Nga hiện đại (1893) được xem là “tuyên ngôn” của chủ nghĩa tượng trưng Nga sơ kì, có một điểm khá thú vị - D.S. Merezhkovski, tác giả cuốn sách, đã dựa vào truyền thống của chủ nghĩa hiện thực cổ điển thế kỉ XIX để chống lại chủ nghĩa thực chứng. Song, vào những năm 1890, các hiện tượng đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực (những sáng tác của L. Tolstoi giai đoạn cuối, Tchekhov giai đoạn chín muồi) đã tách khỏi phong trào văn học hiện thực cũ (ám chỉ những hình thức truyền thống cổ điển của nó) không chỉ bởi sự khác biệt đương nhiên về trình độ nghệ thuật, mà còn là sự khác biệt ở cấp độ loại hình. Không cần nói tới văn học tự nhiên chủ nghĩa (P.D. Boborykin và các nhà văn khác cùng khuynh hướng sáng tác), ngay cả các nhà hiện thực lớn (như D.N. Mamin - Sibiriak), và cả các nhà hiện thực thế hệ tiếp theo (như E.N. Chirikov), ít nhiều đều bị ảnh hưởng một cách rõ ràng của chủ nghĩa thực chứng. Trong tiểu thuyết xã hội, truyện vừa và văn xuôi kí - những thể loại tiêu biểu của thời đại này đã có những cống hiến quan trọng đối với văn học Nga (kể cả sự gần gũi sau này của nó với tư tưởng khoa học tự nhiên và xã hội), việc miêu tả cái “bên ngoài” được chú ý nhiều hơn so với kinh nghiệm bên trong cá nhân, tồn tại vững chắc quan niệm mang tính quyết định luận toàn diện đối với con người, khẳng định quyền lực tuyệt đối của môi trường sống đối với nó. Nhưng vào cuối những năm 1890, bắt đầu những năm 1900, phong trào văn học có những biến đổi. Khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa vẫn còn tồn tại trong nó (và cả sau này), tuy nhiên, thành tựu cơ bản của qúa trình văn học nhìn chung là sự đánh giá lại quan niệm thực chứng - tự nhiên chủ nghĩa “con người-môi trường” vì “lợi ích” của ngã thể tích cực nổi dậy chống lại “bái vật giáo” - môi trường tiền định, tích cực trong cả hành động trực tiếp, lẫn những mâu thuẫn nội tâm (34) . Một trong những nhà bình luận văn học xuất sắc thời kì đó nhận xét rằng từ “ngã thể” có mặt khắp mọi nơi, tạo cảm hứng cho các nhà tiểu thuyết, các nhà phê bình thường xuyên nói về nó, người ta sử dụng và lạm dụng nó trong mọi trường hợp (35) . Tư tưởng về sự giải phóng “cái tôi” khỏi ách thống trị của quy luật “bên ngoài” được khẳng định bằng những con đường khác nhau, thậm chí đối kháng nhau - từ duy xã hội tới cá nhân chủ nghĩa cực đoan. Song, sự phát triển sâu rộng của nó ở giai đoạn giao thời thế kỉ, xét cho cùng, xuất phát từ một nguyên nhân chung, đó là sự đổ vỡ triệt để những thể chế trước giông bão lịch sử làm rạn nứt quan niệm về “môi trường” tưởng chừng tồn tại vững chắc. Tư tưởng về ngã thể cá nhân ở nước Nga thời kì đó gần như không tách khỏi tên tuổi của Nietzsche. Ảnh hưởng của nhà triết học Đức này ở nước Nga, cũng giống như ở phương Tây, rất rộng rãi và sâu sắc. Tác phẩm của ông được in ở các nhà xuất bản khác nhau, xuất hiện hàng loạt công trình về ông. Trong thái độ đối với Nietzsche có nhiều cái chúng ta giống với phương Tây, nhưng cũng có nhiều cái khác biệt đủ để nói tới một “Nietzsche Nga” (36) độc đáo. Điểm chung – đó là việc tiếp nhận Nietzsche như sự phủ định văn minh thời đại mình, coi ông là nhân vật tiêu biểu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực chứng vì cá nhân con người. Sự khác biệt nằm ở tính chất khác nhau tới mức cực đoan của sự tiếp nhận đó – từ việc làm mất uy tín triệt để tới sự đề cao quá mức. Nhiều nhà văn phương Tây đã trải nghiệm sự “cám dỗ” bởi Nietzsche. Những dấu ấn của lập trường tư tưởng – xã hội tinh tuyển luận của triết gia người Đức này hiện rõ trong sáng tác của nhiều nhà văn lớn (thí dụ như A. Strinberg). Những người khác tìm thấy ở Nietzsche nội dung khác thiên về bản thể luận, cách hiểu của ông về bản chất tự nhiên con người - cảm hứng về ý chí khởi nguyên hướng tới cuộc sống, sự tự khẳng định của cái tôi cá nhân (thí dụ, những truyện ngắn của J. London đầu những năm 1900). . Văn học Nga "Thế kỷ Bạc" như một chỉnh thể phức tạp Một trường hợp điển hình - Andrei Belyi. Nhà văn này, hầu như bị lãng quên ở trong nước, đã được. cũng không giống nhau. Một số người gắn nó chủ yếu với văn học của chủ nghĩa hiện đại và văn học, văn hoá gần gũi với chủ nghĩa hiện đại như một chỉnh thể (đôi khi cả chủ nghĩa tiền phong Nga thời kì đầu. kỉ của chủ nghĩa tiên phong”. Nhưng quá trình văn học Nga cuối thế kỉ XIX - đầu XX không thể bó gọn trong cái khuôn đó, nó phức tạp hơn rất nhiều (cũng như không thể chèn nó vào khuôn khổ của

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w