Hình tượng người chinh phụ và nét mới trong quan niệm về con người trong văn học thế kỷ XVIII – XIX qua “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Bài làm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn (bản Hán văn) và của Đoàn Thị Điểm (bản dịch Nôm hiện hành) là một trong những tác phẩm tiểu biểu nhất về số phận, cuộc đời người phụ nữ trung đại, qua cái nhìn mới mẻ, hiện đại, chân thực và gần gũi. Xét trên góc độ văn hóa, lịch sử, “Chinh phụ ngâm” được khám phá những nét táo bạo, mạnh dạn, là bước nhảy ra khỏi những rào cản quy phạm của xã hội đương thời.
Trang 1TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Môn: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX
Đề bài: Hình tượng người chinh phụ và nét mới trong quan niệm về con người trong văn
học thế kỷ XVIII – XIX qua “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn
Bài làm
“Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn (bản Hán văn) và của Đoàn Thị Điểm (bản dịch Nôm hiện hành) là một trong những tác phẩm tiểu biểu nhất về số phận, cuộc đời người phụ nữ trung đại, qua cái nhìn mới mẻ, hiện đại, chân thực và gần gũi Xét trên góc
độ văn hóa, lịch sử, “Chinh phụ ngâm” được khám phá những nét táo bạo, mạnh dạn, là bước nhảy ra khỏi những rào cản quy phạm của xã hội đương thời
Trước hết, tác phẩm “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm thể hiện hình ảnh người chinh phụ lẻ loi, tủi phận sống trong nỗi khắc khoải mòn mỏi chờ chồng Mở đầu tác phẩm, người chinh phụ được khắc họa với tư cách là người vượt qua giới hạn nhỏ bé của thân phận người phụ nữ trong xã hội nam quyền, để nói thay chinh phu khát vọng công danh, phú quý:
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt Xếp bút nghiên theo việc đao cung Thành liền mong tiến bệ rồng Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời."
Thế nhưng, ngay sau giây phút xuất quân đầy hào hùng của chinh phu, người chinh phụ lại đối mặt với nỗi cô đơn, sự trống vắng Và trong sâu thẳm nỗi đau ấy, đã có lúc nàng phải thốt lên rằng:
“Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu
Trang 2Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong.”
Với người chinh phụ, “phép công” và ấn phong hầu đã không còn sức nặng để so với khát vọng hạnh phúc lứa đôi đang bùng cháy mãnh liệt Khát vọng đó cũng chứng tỏ người chinh phụ đang tồn tại đầy đủ với ý nghĩa của một người đàn bà vắng chồng Mọi thứ khác dường như bị tê liệt trong khoảnh khắc chờ đợi mỏi mòn, chỉ còn khát vọng vừa thiêng liêng, vừa trần thế là nâng đỡ nàng, tiếp thêm sức mạnh chờ đợi nhớ thương người chồng phương xa Nàng ý thức sâu sắc về thực cảnh đau khổ và càng rõ hơn khát vọng đích thực trong lòng mình: hạnh phúc lứa đôi “Đó là khi con người ý thức rằng hạnh phúc và khổ đau là những gì hết sức cụ thể.” Sự cô đơn, lạnh lẽo, tủi phận của người chinh phụ lan tỏa và thấm đượm vào từng cảnh vật Mọi thứ nhuốm một màu ảm đạm và thê lương Ngay cả những hình ảnh “hoa”, “nguyệt”, “dương” cũng mang sắc buồn u ám Tình cảnh của người chinh phụ, cái nhìn của nàng về người chinh phu, tất cả đều dẫn đến một lời than oán trách móc:
“Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?”
Tuy vậy, nội dung nổi bật trong “Chinh phụ ngâm” chưa hẳn là là phê phán và lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người vợ và chồng vào hoàn cảnh chia xa Mà thông qua nguyên nhân đó, tiếng nói về hạnh phúc lứa đôi và khao khát thỏa mãn phần người trong con người mới được đề cập một các mới mẻ, táo bạo và là vấn đề chủ đạo
Thế kỷ XVIII- XIX chứng kiến tiếng nói bênh vực nữ quyền của một số nhà Nho- người đàn ông Kiểu nhân vật phụ nữ do nhà Nho sáng tác, đã tạo nên những cơn sốt văn học cho giai đoạn này là: người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” Nhân vật chinh phụ- người vợ lính- có lẽ chỉ là cái cớ để tác giả lên tiếng nói giùm người phụ nữ quý tộc những khát khao sâu kín nhưng không kém phần sôi nổi của chính người phụ nữ về tình yêu lứa đôi đầy màu sắc nhục thể Bởi khi người chồng đi đánh trận xa, nhiều năm không tin tức và cũng không rõ ngày về thì tác giả mới có cớ để sử dụng các motip như giấc mộng gặp chồng, nỗi cô đơn trên chiếc giường trống vắng, hay nỗi lo về tuổi xuân đang
Trang 3qua đi uổng phí Tác phẩm tập trung biểu hiện khát vọng được hưởng hạnh phúc tuổi trẻ, cái phần vật chất nhất của con người Lý tưởng võ công, lý tưởng hiếu nghĩa vẫn còn được nhắc đến nhưng không còn là niềm rung cảm Người chinh phụ nhân danh “khách
má hồng” chịu nỗi “truân chuyên” mà lên án “xanh kia”, không chấp nhận kiếp hy sinh chiến trường trong chiến tranh phi nghĩa:
“Trong cánh cửa đã đành phận thiếp, Ngoài mây kia há kiếp chàng vay?”
Trong toàn bộ khúc ngâm, duyên đôi lứa là niềm tha thiết nhất Bao nhiêu chờ mong, khắc khoải đều tập trung vào nỗi lo sợ “tuổi xuân lỡ thì”:
“Gió xuân ngày một vắng tin, Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.”
Cả một khúc ngâm tràn trề nỗi “tiếc niên hoa”, thương “phận bạc”, sợ “bạc đầu”, “tóc pha sương”, “Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng”, “Lệch làn tóc rối, lỏng vòng lưng eo” Cùng với ý thức cá nhân vật chất, ý thức thời gian cũng thay đổi Thời gian tuổi trẻ trôi nhanh : “mấy chốc”, “đòi nau”, “thấm thoắt”, đã phân hoá ra khỏi thời gian xã hội, vũ trụ Người chinh phụ không còn ảo tưởng vào chữ tình “muôn kiếp” siêu hình:
“Đành muôn kiếp chữ tình là vậy, Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau.”
Giấc mộng “chim liền cánh”, “cây liền cành”, “kiếp sau” trở thành vô nghĩa Tất cả đều cho thấy một cá nhân vật chất, trần thế duy nhất đang được ý thức, mọi huyễn hoặc siêu nghiệm đều đáng ngờ Chữ “dục” hạnh phúc thầm kín, khó nói nhất xưa nay, bị khinh bỉ nhất của con người, nay đã được nói to lên bằng ngôn ngữ của tự nhiên như một cái quyền chính đáng, nhân danh âm dương, tạo hoá:
“Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh,
Trang 4Nọ loài chim chắp cánh cùng bay.
Liễu sen là thức cỏ cây, Đôi hoa cùng sánh đôi dây cùng liền.”
Cá nhân rõ ràng chưa ý thức mình như một nhân tố có quyền của xã hội người Nó chỉ mong được tồn tại như mọi vật của tạo hoá, như chim muông, côn trùng, cây cỏ Đó chẳng phải là phần đáng thương nhất của thân phận con người hay sao ? Trong tư tưởng Nho giáo, con người không có gì là riêng của mình, từ thân thế, tài sản cho đến danh phận, bổng lộc đều là của cha mẹ hay vua ban Giờ đây con người ý thức một cái gì là của riêng mình mà mình phải biết giữ gìn thì mới còn được Đó cũng chẳng phải là một phát hiện lại về con người hay sao ? Nho giáo chủ trương một lý tưởng lập thân để được bất hủ, không cùng nát với cỏ cây Nay con người tự thấy mình cùng một chất với cỏ cây, muốn hưởng cuộc đời vốn dễ hư nát, tàn lụi ấy, chẳng phải là một phản tư đó sao ? “Gác khói”, “đài lân”, “kiếp sau” đều trở thành hão huyền, xa lạ ý thức cá nhân làm con người không tin vào cái vĩnh viễn, họ chỉ tin vào lúc này, kiếp này, thân này Đó là một bước ngoặt trong quan niệm con người trong văn học Việt Nam
Người phụ nữ trong “Chinh phụ ngâm” được miêu tả theo cả quan niệm chính thống và phi chính thống về nữ tính trong văn học nhà nho
Theo quan niệm chính thống, về ngoại hình, dáng vóc lí tưởng của người phụ nữ khuê các đã được mặc định từ trong thơ cổ Nó gợi lên những ấn tượng về sự đài các, yếu đuối, cần nơi dựa dẫm, che chở của phụ nữ và cuộc sống trong nhung lụa, nhàn tản dạo chơi chốn phòng khuê của nàng.Xét về đạo đức, miêu tả nàng chinh phụ, Đặng Trần Côn vẫn điểm qua một vài nét để bức chân dung của nàng vừa toàn vẹn hơn, vừa hợp với đạo
lý truyền thống Điều đó cho thấy dấu ấn của quan niệm truyền thống về vị trí, vai trò và bổn phận đạo đức (hiếu thảo, chăm sóc mẹ chồng, con nhỏ) của người phụ nữ trong
“Chinh phụ ngâm” Giới hạn về không gian sống, Đặng Trần Côn đặt nhân vật vào địa vị của người phụ nữ bị bỏ rơi với không gian hoạt động bị giới hạn và gắn liền với đời sống
vợ chồng: chốn phòng the Điều này xuất phát trước hết từ quan niệm nam ngoại - nữ nội
Trang 5Từ ngưỡng cửa trở vào là phạm vi hoạt động của người đàn bà, còn từ ngưỡng cửa trở ra
là lãnh địa của người đàn ông Đặc biệt, sự giới hạn về không gian sống của người chinh phụ càng được nhấn mạnh khi tác giả miêu tả song song hai không gian buồng
khuê/chiến địa, một bên thì rộng mở mênh mông, một bên thì hạn hẹp quanh quẩn Biểu tượng sóng đôi này được sử dụng như là một sự hoán dụ cho mối quan hệ trái ngược giữa một người đàn ông và một người đàn bà theo quan niệm vốn chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Nho giáo.Về vị trí và vai trò giới, nàng chinh phụ ý thức được rất rõ vị trí và vai trò của họ đối với người đàn ông của mình, nguyện làm chiếc bóng của chồng và tự ý thức được bổn phận của mình khi chồng ra trận
Tuy vậy, người chinh phụ vẫn được miêu tả theo quan niệm phi chính thống Trong văn học trung đại Việt Nam trước thế kỷ XVIII, tiếng nói át trội trên thi đàn là tiếng nói của các anh hùng hào kiệt, các đấng trượng phu với tư thế “hoành sóc giang sơn”, khí thế
“khí thôn ngưu, của người thánh nhân, quân tử dùng “chí” khuất phục “tình” Bước sang thế kỷ XVII – XVIII, Nho giáo suy yếu, cương thường đảo lộn khiến niềm tin vào các tín điều Nho giáo cũng vì thế mà suy giảm trầm trọng làm xuất hiện những kẽ hở để các tư tưởng “âm tính” vốn bị kiểm soát gắt gao và đè nén bấy lâu trỗi dậy Sự xuất hiện của tầng lớp thị dân “tuy ít ỏi nhưng cũng đủ hình thành nên một xã hội thị dân, một môi trường kinh tế - văn hoá phi cổ truyền.”
Những thực tế này tác động tới quan niệm của nhiều nhà nho Trước hết là sự thay đổi về quan niệm đối với sắc đẹp của người phụ nữ Trước kia, nhà nho luôn có ác cảm và xa lánh sắc Các sử gia Nho giáo của Trung Quốc cũng như Việt Nam từ lâu đã luôn tổng kết các mĩ nhân đã làm sụp đổ bao triều đại lừng danh trong lịch sử như Muội Hỉ nhà Hạ, Đát
Kỉ nhà Thương và Bao Tự nhà Chu Nguyễn Trãi dẫu mê Thị Lộ vẫn có bài thơ Nôm Răn sắc Lê Thánh Tông trong tập thơ Cổ tâm bách vịnh coi Dương Quý Phi là yêu ma đã mê hoặc Đường Huyền Tông Những câu chuyện trong Truyền kì mạn lục thường miêu tả người phụ nữ đẹp là yêu ma, hồ ly Nhưng tới “Chinh phụ ngâm” tác giả lại coi trọng và
ca ngợi sắc đẹp của người phụ nữ Đặng Trần Côn miêu tả dáng vóc “bồ liễu” của nàng chinh phụ, dùng những điển cố về các nhân vật đẹp để tả nàng
Trang 6Đáng chú ý hơn là sự ngợi ca sắc đẹp của người phụ nữ lại gắn liền với miêu tả khao khát
ái ân qua hàng loạt những mô típ dục tính, phần nhiều được tiếp thu từ kho tàng thơ cung oán, khuê oán của Trung Quốc, như miêu tả thân xác khơi gợi ham muốn được chiếm hữu, miêu tả vật dụng cá nhân kín đáo gợi nhắc đến những kí ức ái ân, nhắc tới chiếc giường trống, mộng hợp hoan, những cặp đôi viên mãn trong trong thiên nhiên để kín đáo
đề cập tới sự thiếu thốn cũng như nỗi khát khao hơi ấm, tình yêu và ái ân của người đàn
bà Điều này khiến cho nhân vật chinh phụ khác biệt so với các nhân vật nữ của văn học thời kì trước, vốn hầu như bị mất bản năng giới tính vì thường được miêu tả từ điểm nhìn quả dục, tiết dục đậm màu sắc Phật giáo hoặc Nho giáo của người đàn ông
Biểu hiện của cái nhìn đàn ông của tác giả và sự chi phối của nó tới cách miêu tả nhân vật chinh phụ Biểu hiện đầu tiên của cái nhìn đàn ông của tác giả là cách đánh giá và miêu tả của họ về ngoại hình, phong thái, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật nữ Xuất phát từ góc nhìn của người đàn ông, tác giả có xu hướng miêu tả nhân vật nữ của mình một cách gợi tình thông qua sự đặc tả về dáng điệu, dung mạo của người phụ nữ Ngoài ra, cái nhìn đàn ông
là tác giả cũng định hướng ngòi bút tập trung khắc hoạ hình ảnh cô đơn và khao khát đến mức ám ảnh của người phụ nữ đối với người tình vắng mặt và chuyện ái ân Cái nhìn đàn ông còn thể hiện qua sự đặc tả mối lo âu đến mức ám ảnh về tuổi già và nhan sắc tàn phai của nhân vật nữ, dựa trên quan niệm của các tác giả cho rằng người phụ nữ luôn xem vai trò quan trọng nhất của mình là đem đến lạc thú cho người đàn ông, bằng phương tiện là nhan sắc và tuổi trẻ Nhưng đồng thời, qua cách miêu tả này tác giả cũng đã nói hộ được nỗi lòng của nhiều người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ
Đọc “Chinh phụ ngâm” chúng ta có thể thấy rõ sự tiến bộ trong cách nhìn nhận về người phụ nữ của Đặng Trần Côn so với các nhà nho chính thống Đầu tiên là việc công khai thừa nhận và miêu tả tỉ mỉ sắc đẹp cũng như nhu cầu tình cảm của người phụ nữ Trong văn học thời kì trước, có rất ít tác giả viết về người phụ nữ và nếu có thì dung lượng thường hạn chế, ít miêu tả mà chỉ thiên về đánh giá, bình phẩm về đạo đức Nguyên nhân một phần là bởi nhà nho luôn tẩy chay sắc đẹp vì cho đó là thứ mang lại tai hoạ cho gia đình và đất nước, một phần khác là do quan niệm coi thường phụ nữ
Trang 7Điểm thứ hai chính là sự thay đổi về điểm nhìn Trong văn học thời kì trước đó, các tác giả nhà nho khi viết về phụ nữ thường sử dụng điểm nhìn tác giả để miêu tả, tự sự, bình luận, triết lý hay phê phán Tuy nhiên, trong “Chinh phụ ngâm”, tác giả lại để nhân vật phát ngôn từ ngôi thứ nhất, sự can thiệp của giọng tác giả hạn chế và tích cực hơn Việc
để cho nhân vật trữ tình ở ngôi thứ nhất tỏ ra rất đắc dụng trong việc khám phá và phơi bày đời sống nội tâm của nhân vật nữ Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, một nội tâm phong phú với những cung bậc tình cảm phức tạp, đa dạng, những khao khát mang đậm tính cá nhân được công khai thổ lộ Điều này cho thấy sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong cách nhìn nhận của nhà nho đối với người phụ nữ
Một điểm mới nữa cần được đề cập đến trong “Chinh phụ ngâm” là vai trò của mặt nạ nữ giới đối với sự biểu đạt tư tưởng, tình cảm của các tác giả Hay nói cách khác là sự hư cấu giọng nữ trong tác phẩm Hiện tượng nhà thơ nam giới mượn giọng một nhân vật nữ, vốn đã có từ rất lâu trong lịch sử văn học Trung Quốc và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Maija Bell Samei, trong nghiên cứu trường hợp của mình đã nỗ lực lí giải những nguyên nhân khiến các tác giả nam giới muốn mượn giọng người phụ nữ bị bỏ rơi
từ một góc độ khác Thứ nhất, người phụ nữ bị bỏ rơi trong thơ ca có sự tương đồng với hoàn cảnh và tâm lí của “người trí thức bất mãn”, điều này có cội rễ sâu xa từ trong hệ tư tưởng triết học đã bị Nho giáo hóa âm-dương; thứ hai, nó giúp nhà thơ giữ một khoảng cách thẩm mĩ với tác phẩm của mình; thứ ba, cũng chính nhờ khoảng cách thẩm mĩ đó
mà nó trở thành một phương tiện “an toàn” giúp nhà thơ đối phó với qui ước về “tính chân thực liên quan tới sự tự biểu hiện” vốn là một quy ước mang tính thẩm mĩ đối với thi (theo quan niệm thi ngôn chí – thơ phải nói đúng cái trong tâm), nhất là trong những khám phá về vấn đề “cấm kị”, như dục tính, của nhà thơ nam giới Việc mượn giọng một nhân vật nữ nào đó để nhân vật trực tiếp phát ngôn trong một tác phẩm trữ tình là cách tạo ra khoảng cách giữa nhà thơ và tác phẩm của mình, và do đó tác giả không phải lo lắng đến những hậu quả có thể xảy ra nếu họ trực tiếp phát ngôn Như vậy, mượn giọng
nữ giới chính là cách đối phó cấm kị của các nhà thơ nam giới
Trang 8Về vấn đề thứ nhất, ngụ ý chính trị đã được đề cập đến trong nhiều công trình và bài viết Nhiều công trình nghiên cứu trước kia đều cho rằng “Chinh phụ ngâm” có ngụ ý tố cáo chiến tranh phi nghĩa, căn cứ vào bức chân dung ảm đạm của người chinh phu ngoài chiến trường, người chinh phu qua sự tưởng tượng của nàng chinh phụ Tuy nhiên chính nhân vật mà các nhà nghiên cứu cho là kẻ ngồi trên trướng gấm và bị lên án vì đã gây ra những cuộc chiến tranh phi nghĩa kia, chúa Trịnh Sâm, lại cũng viết ra những điều tương
tự trong một sáng tác của chính ông: Ngự chế Lạo hoàn dịch Quốc âm thi (Bài thơ Quốc
âm úy lạo người đi chiến dịch phương xa trở về) Vậy thì cho rằng Đặng Trần Côn đánh giá những cuộc nội chiến giữa các phe phái thời kì này là “chiến tranh phi nghĩa” e có phần hiện đại hoá tư tưởng của nhà thơ Tuy nhiên, với những căn cứ quá rõ ràng trong khúc ngâm, chúng ta không thể phủ nhận rằng đứng trên lập trường nhân đạo chủ nghĩa nhà thơ không tán đồng chiến tranh, thậm chí còn trách móc kẻ cầm quyền xuất phát từ một quan niệm nhân sinh mới: bênh vực cho quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc
cá nhân của con người, nhất là của người phụ nữ Điều đáng nói ở đây là tác giả đã tận dụng vị thế bị gạt ra ngoài lề địa hạt chính trị - xã hội vốn được coi là đặc quyền của đàn ông của người phụ nữ - chinh phụ để phát ngôn cho những quan điểm mới của mình Nàng chinh phụ là nơi Đặng Trần Côn kí thác quan điểm chính trị và nhân sinh mới mẻ Vấn đề thứ hai là hạnh phúc cá nhân, hay nói chính xác là ở thời kì này mới dừng lại ở tư tưởng đòi giải phóng nhu cầu bản năng của con người – một tư tưởng mang dấu ấn thị dân đậm nét Việc chọn viết về nỗi oán phòng the giữa bao nỗi khốn khổ khác của người phụ nữ trong xã hội nam quyền thời trung đại cho chúng ta thấy phần nào mối quan tâm của chính tác giả Giải phóng nhu cầu sống chính đáng là một đòi hỏi không chỉ của riêng người phụ nữ trong thời kì này Đó cũng chính là vấn đề mà các nhà thơ của chúng ta quan tâm, nhưng vì những rào cản của đạo đức đối với giới tính của họ mà họ không thể
tự mình phát ngôn một cách thành thực Vì vậy, để người phụ nữ lên tiếng đòi hỏi cho quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc ái ân cũng chính là cách các tác giả gián tiếp phát ngôn cho quan niệm nhân sinh của chính họ
Trang 9Xưa nay, khi bàn về giá trị nội dung “Chinh phụ ngâm”, phần nhiều người nghiên cứu vẫn thiên về khẳng định giá trị phản chiếu mà ít nhiều xem nhẹ nội dung khát vọng lứa đôi của người chinh phụ trong tác phẩm Với việc khám phá và khai thác vấn đề thứ hai, chúng ta nhận ra Đặng Trần Côn đã vượt ra khỏi những rào cản của xã hội phong kiến nam quyền để cất lên tiếng nói bênh vức người phụ nữa, thay họ nói những khát vọng cháy bỏng bằng sự cảm thông thấu hiểu Người phụ nữ, mà đại diện là người chinh phụ được cảm nhận, khám phá một cách mới mẻ, không còn là con người chức phận mà
là con người phàm tục, tự nhiên, mang trong mình ý thức cá nhân sâu sắc Vì vậy, có thể nói, “Chinh phụ ngâm” là một sự đột khởi, tạp dấu mốc quan trọng trong quan niệm về con người của văn học Trung đại Việt Nam