1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thi pháp truyện cổ tích Việt Nam

18 3,2K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 41,2 KB

Nội dung

Thi pháp truyện cổ tích Việt Nam qua kiểu nhân vật, cốt truyện, motif,... Tiểu luận khảo sát qua 5 truyện cổ tích Việt Nam. Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây khế, Thạch Sanh, cây tre trăm đốt Thi pháp truyện cổ tích Việt Nam qua kiểu nhân vật, cốt truyện, motif,... Tiểu luận khảo sát qua 5 truyện cổ tích Việt Nam. Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây khế, Thạch Sanh, cây tre trăm đốt

Trang 1

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

Đề bài:

Chọn 5-10 truyện cổ tích có yếu tố thần kì và tìm hiểu nhóm truyện đó từ góc nhìn thi pháp thể loại

Bài làm

Lựa chọn khảo sát qua 5 truyện cổ tích: Tấm Cám, Sọ dừa, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Cây khế.

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài và 5 truyện cổ tích

Văn học dân gian giữ một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc Văn học dân gian Việt Nam là bộ phận văn học lớn, ra đời đầu tiên và có sức ảnh hưởng rộng lớn đến người dân Việt Không chỉ vậy, đây còn là một bộ phận văn học đa dạng về mặt thể loại cũng như phong phú về mặt nội dung Theo đó, thi pháp thể loại cũng có những điểm đặc trưng, khác biệt

Trong hệ thống thể loại văn học dân gian, truyện cổ tích được xác định là một trong những bộ phận quan trọng trong các thể loại tự sự dân gian Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng, kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kì, những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp Đến với truyện cổ tích, con người tìm thấy ở đó tình yêu và khát vọng vươn tới cuộc sống với bao điều kì lạ mà thực tại không có

Trang 2

Thi pháp học thể loại là cách tiếp cận tuy không mới mẻ nhưng hiệu quả trong việc tiếp cận các tác phẩm để phát hiện và xếp các tác phẩm theo nhóm tác phẩm có những đặc trưng riêng Dối với bộ phậ văn học dân gian, cách tiếp cận nà càng quan trọng vì bộ phận này không có sự minh bạch rõ ràng về mặt tác giả, thể loại Vì vậy, nghiên cứu theo phương pháp này sẽ đóng góp cách nhìn và cơ sở niềm tin vào cách phân chia thể loại hiện hành

5 truyện cổ tích này được coi là có tính phổ biến rộng, đều đã được thể hiện bằng văn bản, có yếu tố thần kì và nội dung có thể coi là ổn định, ít có sai khác lớn

2 Phương pháp nghiên cứu

Bài viết chọn cách tiếp cận lí thuyết thi pháp thể loại và sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa

- Phương pháp lịch sử - xã hội

3 Mục đích của bài viết

Bài viết khảo sát trên phạm vi 5 truyện cổ tích Dùng cách tiếp cận thi pháp thể loại, mục đích đầu tiên của bài viết nhằm chỉ ra những đặc trưng về mặt thi pháp cũng như ý nghĩa của nhóm truyện chứa yếu tố thần kì Từ việc khai thác đó

có thể đưa ra đánh giá chung về nhóm truyện này

Sau cùng, người viết mong muốn đóng góp một bài nghiên cứu nhỏ vào quá trình nghiên cứu một thể loại văn học dân gian

4 Ý nghĩa của thi pháp văn học thông qua bài viết.

Thi pháp học là khía cạnh lựa chọn để nghiên cứu dặc trưng thể loại truyện

cổ tích thần kì Từ đó phát hiện và nhận dạng những điểm thay đổi và bất biến trong thể loại văn học này

B NỘI DUNG

Trang 3

1 Khái niệm thi pháp thể loại

Thi pháp học là một trong những bộ môn khoa học có bề dài lịch sử lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại Trong suốt 2300 năm tồn tại, nó không hề ổn định

mà thay hình đổi dạng liên tục Đến nay, người ta vẫn chưa có sự thống nhất về khuynh hướng nghiên cứu, phương pháp luận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Riêng khái niệm “Thi pháp” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo thời đại, quốc gia, trường phái và quan điểm cá nhân của các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình

Ở Việt Nam, Thi pháp học mới chỉ phổ biến sau năm 1986 “Từ điển tiếng Việt” có giải thích: “Thi pháp: Phương pháp, quy tắc làm thơ.” (Hoàng Phê; Từ điển tiếng Việt, Nxb, Đà Nẵng 1998) Theo Lại Nguyên Ân trong cuốn “150 thuật ngữ văn học”: Thi học, thi pháp là “Ngành học thuật nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiên biểu hiện trong các tác phẩm văn học; một trong những bộ môn lâu đời nhất của nghiên cứu văn học… Trong nghĩa rộng “thi học” trùng với “lý luận văn học”; trong nghĩa hẹp, “thi học” trùng với một số các ngành của thi học lý thuyết”

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học Nhiều nhà Thi pháp học Nga và Việt Nam trong khi nghiên cứu hình thức nghệ thuật, vẫn không quên nhiệm vụ

“khám phá đời sống”, “biểu hiện đời sống bằng hình tượng” Tức là gắn liền hai nhiệm vụ: nghiên cứu hình thức nghệ thuật lẫn nội dung tư tưởng Có thể thấy điều đó trong định nghĩa của Trần Đình Sử: “Thi pháp học là cách nghiên cứu

Trang 4

hình thức nghệ thuật trong tính chỉnh thể, trong tính quan niệm” (Thi pháp thơ

Tố Hữu)

Quả thực, khó có thể tìm được một quan niệm chung về Thi pháp học Cùng

sử dụng một thuật ngữ “thi pháp” nhưng mỗi thời có một cách hiểu khác nhau Trong thế kỷ XX, bức tranh Thi pháp học rất đa dạng về đối tượng và phạm vi nghiên cứu Cùng khoác áo “thi pháp” nhưng mỗi người xác định cho mình một nhiệm vụ khác nhau: nghiên cứu phương pháp sáng tác, cấu trúc tác phẩm, hình thức nghệ thuật, thủ pháp ngôn từ… Những quan niệm này cũng cho thấy phần nào sự đa dạng về khuynh hướng nghiên cứu phê bình Thi pháp học

Bakhtin cho rằng: “Thi pháp phải bắt đầu với thể loại” và ông xem thể loại

là trung tâm của Lịch sử văn học: “Thể loại là hình thức điển hình của toàn bộ tác phẩm, của toàn bộ biểu hiện nghệ thuật” (phương pháp hình thức trong nghiên cứu văn chương) Những công trình Thi pháp học đầu tiên trên thế giới cũng nghiên cứu thể loại (Nghệ thuật thơ ca, Văn tâm điêu long) và đến nay, hướng nghiên cứu Thi pháp học thể loại cũng rất phổ biến, chiếm tỷ lệ công trình nhiều nhất so với các khuynh hướng khác

Trước khi đọc một tác phẩm, người ta thường quan tâm nó thuộc thể loại nào Tên gọi thể loại có tác dụng định hướng cách tiếp nhận tác phẩm, có chức năng phân định hình thức và chỉ ra tính chất của tác phẩm Ta hiểu thể loại là

“dạng thức của tác phẩm văn chương, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn chương, thể hiện ở sự giống nhau

về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn với các hiện tượng đời sống ấy” (Từ điển thuật ngữ văn học)

Trang 5

Như vậy, Trong các công trình Thi pháp, việc khảo sát tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra tác phẩm đó thuộc thể loại nào mà là xem xét tác phẩm đó

có tuân thủ theo các quy tắc của thể loại hay không Và việc tác giả chọn thể loại ấy nhằm mục đích gì, nói cách khác là thể loại ấy mang tính chất như thế nào

2 Định nghĩa và thi pháp truyện cổ tích

Một trong những thể loại văn học dân gian quan trọng và được phổ biến rộng rãi là truyện cổ tích Khái niệm “truyện cổ tích” có nội dung khá rộng, thường dùng để chỉ nhiều loại truyện khác nhau về đề tài và cả phương pháp sáng tác Trong hàng loạt định nghĩa về truyện cổ tích, có thể nêu lên các nội dung ít nhiều đã có sự thống nhất như sau:

- Truyện cổ tích nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy, do đó có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên và xã hội và có ý nghĩa ma thuật Song truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội

có giai cấp nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội với những xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch

sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và

có đấu tranh giai cấp

- Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn

- Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, và

ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ

Ở Việt Nam, truyện cổ tích được ghi chép khá sớm Từ thế kỉ XV, một số

truyện đã được biên soạn và giới thiệu trong cuốn Lĩnh Nam chích quái Trước

Trang 6

Cách mạng tháng Tám, tập truyện cổ tích có dung lượng phong phú hơn cả là

tập Truyện cổ nước Nam Sau Cách mạng, việc sưu tầm, giới thiệu và nghiên

cứu truyện cổ tích Việt Nam rất được chú ý

3 Phân loại truyện cổ tích

Trong hệ thống phân loại văn học dân gian, truyện cổ tích thường được xác định là một thể loại Đây là một thể loại lớn gồm ba tiểu loại:

- truyện cổ tích thần kì

- truyện cổ tích về loài vật, gần với truyện ngụ ngôn

- truyện cổ tích sinh hoạt (hoặc truyện cổ tích thế sự), thường có yếu tố gây cười

4 Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích thần kì, chứng minh qua 5 truyện.

Trong di sản văn hoá nhân loại, truyện cổ tích chiếm một vị trí độc đáo và có

lẽ

là loại nghệ thuật ngôn từ được nhiều người biết đến nhất Truyện cổ tích là một loại truyện kể, phân biệt với các loại truyện kể khác do những nét đặc trưng về thi pháp thể loại của nó Bài viết này trình bày những nét đặc trưng cơ bản về thi pháp thể loại truyện cổ tích:

 Đặc điểm bao trùm và nổi bật của thi pháp thể loại truyện cổ tích là

“thế giới cổ tích” – yếu tố thần kì.

“Thế giới cổ tích” là một sáng tạo độc đáo của trí tưởng tượng dân gian Thế giới ấy có mối quan hệ như thế nào với thực tại? Mặc dù “trong mỗi truyện cổ tích đều có yếu tố thực tế” (V.I.Lênin), nhưng “những yếu tố của thực tế” ấy đã được trí tưởng tượng dân gian nhào nặn, hư cấu để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới thực tại mà ta gọi là “thế giới cổ tích” Đây là một thế giới không có thực, không thể xảy ra trong thực tế mà chỉ có trong…cổ tích! Điều này được biểu hiện ở tâm lý sáng tác và tâm lý tiếp nhận truyện cổ tích Người

Trang 7

kể và người nghe đều mơ ước về những điều “nên có và có thể có” diễn ra trong “thế giới cổ tích”, nhưng không ai coi câu chuyện kể là có thực Đây chính là sự khác biệt cơ bản của thể loại truyện cổ tích với thể loại truyền thuyết, giữa “thế giới cổ tích” và lịch sử

Loại truyện cổ tích thần kì cũng có nhiều yếu tố cổ xưa có liên quan đến những quan niệm thần thoại và tín ngưỡng của con ngời thời thị tộc, bộ lạc Chẳng hạn như “người đội lốt vật”, “người chết sống lại trong kiếp loài vật hoặc cỏ cây”, có liên quan đến quan niệm vạn vật hữu linh và tín ngưỡng vật

tổ Hay như “nộp mạng định kì cho một con vật đã thành tinh”, có liên quan đến tín ngưỡng và nghi lễ hiến tế Những yếu tố của quan niệm thàn thoại và tín ngưỡng cổ ấy một mặt đã có sự pha trộn với các sự quan niệm tôn giáo của

xã hội có giai cấp như Phật giáo, Đạo giáo,… Cho nên tuy truyện cổ tích thần

kì có những yếu tố liên quan đến thần thoại hoặc kế thừa thần thoại, song nội dung chính của truyện cổ tích thần kì là đời sống xã hội của con người và số phận con người trong xã hội có giai cấp Nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích thần kì là những người mồ côi, người con riêng, người em út, người ở, người làm thuê, người lao động nghèo khổ nói chung,… Những nhân vật ấy chịu những bất hạnh, khổ cực, bị chèn ép Có thể thấy rất rõ những yếu tố này trong những truyện được lựa chọn khảo sát Sọ Dừa là một thanh niên khôi ngô tuấn tú, thông minh tài giỏi nhưng lại ẩn mình trong hình hài một cục thịt như

chiếc sọ dừa Cô Tấm trong truyện Tấm Cám là con riêng, bị mẹ con Cám chèn

ép, hãm hại, nhưng có thể sống lại bao nhiêu kiếp, ẩn mình trong con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và quả thị Hay như Thạch Sanh – người lao động nghèo khổ bị Lí Thông lừa đi nộp mạng cho xà tinh nhưng bằng khả năng

của mình đã chém chết xà tinh mà trở về Nhân vật chính trong Cây khế cũng

Trang 8

là người em út hiền lành, thật thà và nhân vật trong Cây tre trăm đốt cũng là

anh người ở chất phác

Người xưa đã sáng tác ra “thế giới cổ tích” không có thực trong câu chuyện

kể của mình vì họ muốn qua văn học để giải quyết cái mâu thuẫn giữa ước muốn của con người với hiện thực xã hội lúc bấy giờ Chúng ta đều biết nhân vật trung tâm của truyện cổ tích thần kì là những con người bất hạnh, họ là

“nạn nhân của chế độ tư hữu tài sản, của chế độ gia đình phụ quyền, và của xã hội có giai cấp” Nhưng truyện cổ tích thần kì đã miêu tả những nhân vật bất hạnh ấy theo khuynh hướng lý tưởng hoá, muốn thế, phải tạo ra cho họ một thế giới khác với thế giới thực tại: đó là một thế giới của ước mơ Truyện cổ tích

đã miêu tả họ, tuy ở vào những địa vị bị rẻ rúng trong gia đình và xã hội, nhưng lại có phẩm chất tốt đẹp, có tài năng, đôi khi có những tài năng phi thường; và mặc dầu phải trải qua nhiều đau khổ, gian truân, nhưng bao giờ cũng đi đến một kết thúc tốt đẹp: từ những người nghèo khổ, bị coi thường trở thành những người giàu sang, phú quý hoặc được giữ quyền cao chức trọng trong xã hội Một kết cục như thế là không tưởng trong thực tế xã hội Cho nên truyện cổ tích phải nhờ đến các yếu tố thần kì như nhân vật thần kì (Tiên, Bụt), vật thần kì (chim thần, gậy thần, cây đàn thần…) hoặc sự biến hoá thần kì (chết

đi sống lại, vật biến thành người) can thiệp vào cốt truyện để có thể từ việc miêu tả hiện thực cuộc sống (số phận đau khổ của nhân vật) dẫn đến được một kết cục mang tính chất ước mơ (sự đổi đời của nhân vật) Vì vậy cái không có thực của cổ tích thường mang tính chất hoang đường, và tưởng tượng trong cổ tích không giống tưởng tượng trong thơ ca mà là để tạo nên tính chất kì lạ, khác thường của câu chuyện kể Điều này đã làm nên “thế giới cổ tích” với chất thơ bay bổng, với sức cuốn hút kì diệu của nó - không chỉ với trẻ thơ mà

cả với người lớn, đem lại cho con người hứng thú, niềm tin và ước mơ Trẻ em

Trang 9

cảm thấy được đến với một thế giới khác với cuộc đời hàng ngày ở đó các em thường bị gò bó theo ý người lớn, “một thế giới trong đó trẻ em vận động, chống chọi, đem cái thiện chí của mình ra đối kháng với kẻ ác” (V.Xukhômlinxki); còn với người lớn thì “thế giới cổ tích” là một thế giới khác hẳn “cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn, đầy tiếng thở than của những kẻ tham lam khôn cùng và ghen ghét đến thành bản năng…” (M.Gorki), một thế giới trong đó “sự giản dị đẹp đẽ, sự dốt nát kì diệu của người thời cổ…được bảo quản tươi nguyên như hoa với cả những hương thơm” “Thế giới cổ tích”

là thế giới huyền ảo của những giấc mơ, thể hiện mọi ước vọng sâu xa và cao đẹp nhất của nhân dân

Có thể thấy truyện Tấm Cám vừa có sự xuất hiện của nhân vật thần kì (ông

Bụt) vừa có sự biến hóa thần kì (Tấm nhiều lần chết đi sống lại) Ông Bụt hiện lên khi nhân vật gặp khó khăn, bế tắc và chỉ cho cô Tấm cách để khắc phục những biến cố Khi Tấm đã được vào cung nhưng vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác, cô chế nhưng hóa thân thành những vật xung quanh:

cỏ cây, đồ vật, loài vật rồi cuối cùng trở thành người Trong truyện Thạch Sanh

yếu tố thần kì là niêu cơm thần – niêu cơm ăn hết lại đầy khiến Thạch Sanh

không cần chiến mà thắng quân địch Truyện Cây tre trăm đốt cũng có sự xuất

hiện của ông Bụt, giúp nhân vật chính giải quyết vấn đề bằng câu thần chú

“Khắc nhập khắc xuất” Chính câu thần chú này dược nhân vật chính sử dụng

để trừng phạt sự lật lọng, thất hứa của phú hộ Trong truyện Cây khế, con chim Phương Hoàng là yếu tố thần kì và trong Sọ dừa thì ta bắt gặp sự biến hóa thần

kì Sọ dừa là chàng trai thanh niên tuấn tú ẩn trong hình hài xấu xí, kì dị)

Các nhà khoa học cần và có thể dựa vào các ngành khoa học hữu quan để giải mã “thế giới cổ tích”, nhưng điều hấp dẫn người nghe truyện cổ tích, điều

có ý nghĩa đối với họ chủ yếu là ở chính cái “thế giới cổ tích”ấy, chứ không phải ở chỗ thế giới phản ánh thực tế nào Bởi vì “thế giới cổ tích” mang vẻ đẹp

Trang 10

của một thế giới con người lý tưởng, một thế giới đầy hoa thơm cỏ lạ, ý nghĩa chiến thắng gian tà, con người được lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để có cuộc sống hạnh phúc trong tình yêu thương Thế giới ấy đầy ắp điều kì diệu khác thường do con người tưởng tượng ra để thoả mãn ước mơ, đem lại niềm tin và

sự thích thú cho chính họ Đó là thế giới của tình người, của cái đẹp - thế giới của thiện, mỹ trong cổ tích

Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích có thể chia thành 3 nhóm:

- Yếu tố thần kì giúp đỡ nhân vật lí tưởng Để khẳng định ước mơ của mình

và chỉ ra sự chiến thắng tất yếu của những đạo đức cao thượng, trong một xã hội mà con người chân chính gần như bị tước đoạt hết quyền lợi, nhân dân cần đến sự kì ảo để trao ch chính nghĩa sức mạnh phi thường

- Yếu tố thần kì giúp nhân vật đối kháng Trí tưởng tượng dân gian tạo nên các nhân vật quái đản

- Yếu tố thần kì mang màu sắc trung tính: trong tay người tốt thì có tác dụng tốt, trong tay kẻ xấu thì mang lại tai họa Hoặc khi phạm diều cấm kị, yếu tố thần kì phản tác dụng

Truyện cổ tích còn có những đặc điểm thi pháp về nhân vật, về xung đột, về kết cấu, về không gian và thời gian, về những “công thức” nhất định… Về những đặc điểm thi pháp này, ba biến thể của truyện cổ tích có sự khác nhau đáng kể

 Nhân vật cổ tích

Đối tượng của văn học là con người và cuộc sống con người Vì thế tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật Nhân vật là một trong những đặc trưng nổi bật của tác phẩm tự sự và tự sự dân gian Văn học dân gian xuất hiện khá sớm trong nền văn học của mỗi dân tộc, trên cơ sở một trình độ tư duy nghệ thuật tuy còn hạn chế, nhưng có vẻ đẹp riêng Chính trình độ tư duy nghệ thuật

Ngày đăng: 20/03/2018, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w