1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận về công ty Dệt (khoa kế toán)

25 783 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 342 KB

Nội dung

Công việc của từng chức danh mối liên hệ giữa các chức danh  Kế toán thu chi: Theo dõi kiểm soát các hoạt động tăng giảm tiền và kiểm soát tồn tiền tại quỹ tiền mặt và tiền ngân hàng lậ

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THÔNG TIN VỀ CÔNG TY

I Thông tin chung về công ty

II Thông tin về quá trình hình thành và phát triển và chức năng hoạt độngIII Thông tin về bộ máy quản lí và tổ chức công tác kế toán tại công ty

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP

I Số dư đầu kì và các nghệp vụ kinh tế phát sinh tháng tại công ty

1 Số dư đầu kì của các tài khoản

2 Số dư chi tiết một số tài khoản

3 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

II Xử lý số liệu kế toán tại công ty

1 định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2 lập chứng từ

3 ghi sổ kế toán chi tiết

4 ghi sổ kế toán tổng hợp

5 lập báo cáo tài chính

6 lập hồ sơ khai báo và quyết toán thuế

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế ViệtNam hiện nay Xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất, góp phần giải quyết việc làm

và nâng cao đời sống nhân dân Nhập khẩu đáp ứng tiêu dùng nội địa, giúp ngườitiêu dùng tiếp cận với nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau với mức giá và chất

Trang 2

lượng tốt Đặc biệt, năm 2007 đánh dấu mốc quan trọng cho sự phát triển củathương mại quốc tế tại Việt Nam khi nước ta chính thức là thành viên của tổ chứcWTO Kể từ đó cho tới nay, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp hơn và

là nhân tố không thể thiếu đối với hầu hết các lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngànhDệt và Sợi – một ngành sản xuất vừa mang tính hiện đại vừa mang nét thủ côngtruyền thống

Trang 3

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

Tên công ty: Công ty TNHH Dệt và sợi Ý Việt

Tên giao dịch: Y VIET SPINNING AND WEAVING CO.,LTD

Tên viết tắt: VISAW

Địa chỉ trụ sở: Số A02 – N30 đường Huyền Quang, Phường Ninh Xá,thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

S ố đi ện tho ại: 0913009696

Mã số thuế: 2300239378

Số TK: 43310.00000.8850 (VND), 433.1037.000.1996 (USD),

433.1014.0000.220(EUR); 030.000453.435 (VND); 2238.

Ngân hàng: NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CN TỪ SƠN;

NH SACOMBANK BAC NINH; NH PHAT TRIEN VIET NAM-PGD BAC NINH-SO GIAO DICH 1; NH TECHCOMBANK-CN BAC NINH

CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG

Công ty TNHH Dệt và Sợi Ý Việt (VISAW) là một công ty TNHH đượcthành lập từ năm 2003, hoạt động theo luật Doanh nghiệp và các quyđịnh khác của pháp luật Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đượcchủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH Dệt và Sợi Ý Việt phêchuẩn

Ngành nghề kinh doanh là sản xuất sợi và dệt, hoàn thiện các sản phẩmdệt, kinh doanh máy móc thiết bị ngành dệt sợi, đại lý mua bán ký gửihàng hóa, vận tải hàng hoá, sản xuất kinh doanh mặt hàng nông sản,…theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 2300239378 do Sở kế hoạch và

Trang 4

đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp lần đầu ngày 09 tháng 09 năm 2003 (đăng kýthay đổi lần thứ 05 cấp ngày 25/10/2013)

Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty: Công tyđược cấp giấy phép thành lập từ năm 2003, đến tháng 6/2005 dự án Nhàmáy sợi mới chính thức đi vào hoạt động đến tháng 3/2011 công ty chothuê toàn bộ Nhà máy sản xuất sợi Vì vậy, hoạt động sản xuất kinhdoanh chính hiện nay của Công ty là kinh doanh sợi dệt và các mặt hàng

từ sợi dệt

KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

1 Bộ máy quản lí của doanh nghiệp

Để hoạt động hiệu quả mỗi công ty phải có một cơ cấu tổ chức quản lýsao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình trong đó vẫn đảmbảo sự quản lý chặt chẽ Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện trong

sơ đồ dưới:

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty cũ:

Trang 5

kế toán

Phòng Quản lý nhân sự

Phòng kỹ thuật

Phòng Bảo vệ và PCCC

Phòng KCS

Tổ thí nghiệm

Tổ máy ống

Tổ sợi con

Tổ ghép thô

Tổ bông chải

Tổ Bảo toàn 2

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

Tổ Bảo

toàn 1

Tổ vệ sinh công nghiệp

Trang 6

Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của công ty hiện tại:

a Ban giám đốc bao gồm

Tổng giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong công ty cóquyền quyết định mọi việc liên quan tới mục đích của công ty, trực tiếpchỉ đạo tới các phòng ban và giám đốc nhà máy sợi Kinh Bắc

Giám đốc nhà máy có nhiệm vụ quản lý và điều hành sản xuất, thựchiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật do tổng giám đốc công ty giao

b Các phòng ban

- Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu: Tham mưu cho tổng giám

đốc và thực hiện nhiệm vụ do tổng giám đốc giao trên các lĩnh vực nhưkinh doanh - xuất nhập khẩu, kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều hành tổbốc xếp vận chuyển

- Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán

theo chế độ kế toán của Bộ Tài Chính Ghi chép, tính toán, phản ánh sốliệu của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty; Kiểm tra thực hiện

kế toán

Phòng Quản lý nhân sự

Phòng kỹ thuật

Phòng Bảo vệ và PCCC

Phòng KCS

Trang 7

kế hoạch sản xuất kinh doanh; Cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác các

số liệu cho Tổng giám đốc công ty Tham mưu cho Tổng giám đốc vềvấn đề tài chính hay việc quản lý có hiệu quả hơn

-Phòng quản lý nhân sự: Quản lý mọi vấn đề liên quan đến công tác

tuyển dụng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đốivới người lao động trong công ty Xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận và cóchương trình kế hoạch dào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt chođội ngũ cán bộ công nhân viên chức Xây dựng các nội quy và quy chếtiền lương cho người lao động

- Phòng kỹ thuật đầu tư: Tham mưu cho Giám đốc công ty xây dựng

chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm,sửa chữa thiết bị phụ tùng nhằm nâng cao năng lực sản xuấ và chất lượngsản phẩm Giám sát theo dõi nhà máy thành viên thực hiện đầy đủ, chínhxác thiết kế công nghệ đã ban hành Cùng các nhà máy thành viên pháthiện và khắc phục kịp thời các biến động lớn về chất lượng đảm bảo mặthàng sản xuất ra luôn đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn quy định

- Phòng KCS: Kiểm tra thí nghiệm, xác nhận chất lượng các loại nguyên

liệu, phụ liệu nhập vào kho công ty Quyết định chất lượng nguyên liệu,phụ liệu đủ tiêu chuẩn đưa vào sản xuất hay không Kiểm tra chỉ tiêu chấtlượng của các thành phẩm đối với từng công đoạn của nhà máy Sợi

- Phòng Bảo vệ và PCCC: Kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra

vào, đi lại trong công đi 24/24h Kiểm tra việc xuất nhập nguyên liệu, vật

tư hàng hóa trong các kho, bến bãi và trong công ty Xây dựng, ban hànhcác nội quy, quy định PCCC Tổ chức, xây dựng các đội chữa cháy nghĩa

vụ tịa các nhà máy và công ty

c Các tổ sản xuất tại nhà máy

Trang 8

-Tổ bảo toàn: Chuyên đảm nhận về vấn đề sữa chữa, bảo dưỡng máy

móc thiết bị trong nhà máy

-Tổ thí nghiệm: Chịu trách nhiệm về thí nghiệp NVL đầu vào xem đã

đúng tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào sản xuất chưa Ngoài ra nó cònchịu trách nhiệm về vấn đề vận chuyển, vệ sinh … để phục vụ cho việcsản xuất diễn ra bình thường

-Các tổ khác: Mỗi tổ đều có nhiệm vụ khác nhau và chịu sự quản lý của

cấp trên nhằm tạo ra thành phẩm đối với mỗi công đoạn và tạo sản phẩmcuối cùng Góp phần thực hiện mục đích chung của công ty

2 T ổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1 SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN

Trang 9

Công việc của từng chức danh mối liên hệ giữa các chức danh

 Kế toán thu chi: Theo dõi kiểm soát các hoạt động tăng giảm tiền và kiểm soát tồn tiền tại quỹ tiền mặt và tiền ngân hàng lập báo cáo thu chi gửi giám đốc

 Kế toán thuế : thu thập các hóa đơn chứng từ đầu ra , đầu vào làm căn cứ kêkhai thuế hàng tháng /quý/quyết toán thuế cuối năm Báo cáo về thuế

GTGT, TNDN, TNCN tình hình sử dụng hóa đơn lập báo cáo cuối năm

 Kế toán tiền lương: tính lương và trả lương theo quy định của công ty , dựa trên bảng chấm công, hợp đồng lao động

 Kế toán bán hàng : Lập hóa đơn bán hàng , theo dõi và tổng hợp số lượng hàng bán được để lập báo cáo về tình hình bán hàng , tình hình tăng giảm của hàng hóa theo yêu cầu của quản lý doanh nghiệp

 Kế toán công nợ : Theo dõi các khoản công nợ phải thu của khách hàng , phải trả người cung cấp đưa ra những kế hoạch thanh toán cho từng nhà cung cấp , thu hồi công nợ

 Kế toán tổng hợp : Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện của kế toán thành viên Tổng hợp số liệu báo cáo của những kế toán phần hành mục đích để nghi sổ sách , làm báo cáo tổng hợp cuối kỳ

 Kế toán trưởng : Xây dựng tổ chức , quản lý tổ chức bộ máy kế toán , kiểm tra , giám sát thực hiện các công việc liên quan đến kế toán trong doanh nghiệp

Bất kể một công ty nào dù lớn nhất hay chỉ là một doanh nghiệp nhỏ đều cần có bộmáy kế toán để kiểm kê , kiểm tra cách lập chứng từ , sổ sách các báo cáo tài chínhcủa công ty Có thể giúp các nhà quản trị hoạch định các chiến lược phát triển của công ty , và một công ty dệt lớn thì bộ máy kê toán không thể thiếu và là một bộ phận vô cùng quan trọng

2.2 Từ hoạt động, sản xuất, kinh doanh của công ty, hàng ngày có các nghiệp kinh tế phát sinh Các nghiệp vụ này được hệ thống thông tin toán phân tích, ghi chép và lưu trữ các ghi chép này (chứng từ, sổ, thẻ, bảng…) Khi người sử dụng có yêu cầu, hệ thống thông tin các kế toán

Trang 10

sẽ từ các ghi chép đã lưu trữ mà phân tích, tổng hợp và lập các báo cáo thích hợp cung cấp cho người sử dụng thông tin

Mục tiêu của kế toán là lập ra báo cáo tài chính - phương tiện truyền đạt thông tin kế toán tài chính, trình bày kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm đến nó, được lập theo định kỳ và theo quy định bắt buộc, gồm các báo cáo sau:  Bảng cân đối kế toán

 Kết quả hoạt động kinh doanh

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Thuyết minh báo cáo tài chính

*Người sử dụng thông tin kế toán:

- Người quản lý doanh nghiệp

- Người có lợi ích trực tiếp từ hoạt động của doanh nghiệp

- Người có lợi ích gián tiếp từ hoạt động của doanh nghiệp

*Yêu cầu đối với kế toán

-Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ

kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.

- Phản ảnh kịp thời thông tin đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán

- Phản ảnh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán

- Phản ảnh trung thực trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính

Trang 11

-Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế - tài chính từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán, số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước

-Phân loại, sắp xếp thông tin số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống

và có thể so sánh được

*Các phương pháp của kế toán

- Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán

* Chứng từ kế toán

Phương pháp chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành.

- Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin (băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán đối với chứng từ điện tử) phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán *Kiểm kê tài sản

- Phương pháp xác định số thực có của tài sản tại thời điểm

- Kiểm kê tài sản là việc cân - đong - đo - đếm số lượng, xác nhận

và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản - nguồn hình thành tài sản hiện

có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra - đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán

-Tính giá các đối tượng kế toán

Tính giá các đối tượng kế toán là một công việc của kế toán: Biểu hiện bằng giá trị tất cả những tài sản của doanh nghiệp, theo những

nguyên tắc nhất định

Trang 12

Tính giá thành là một công việc của kế toán, tổng hợp bằng tiền chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, để xác định chi phí cho từng loại sản phẩm

* Tài khoản

- Tài khoản phản ảnh và giám sát một cách thường xuyên, liên tục và

có hệ thống từng đối tượng kế toán riêng biệt

Mở tài khoản – sổ kế toán là một công việc của kế toán: Mỗi đối

tượng kế toán riêng biệt được mở một tài khoản tương ứng

Tài khoản thực chất là phương pháp lưu trữ thông tin, mỗi một tài khoản là một đơn vị lưu trữ thông tin về một chỉ tiêu báo cáo Tài khoản cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo.

* Ghi sổ kép

-Phương pháp phản ảnh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản

- Ghi sổ kép là một công việc của kế toán: Ghi một nghiệp vụ kinh

tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản, theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ khách quan của các tài khoản

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nội dung kinh tế nhất định được phản ảnh vào các tài khoản liên quan đã giúp cho việc giám đốc chặt chẽ các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp

*Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp

Trang 13

Lập báo cáo tài chính là một công việc của kế toán: Tổng hợp số liệu

từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài sản và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Hệ thống chứng từ

* lao động tiền lương

- Bảng chấm công

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng thanh toán tiền thưởng

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

- Bảng thanh lý

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

* Hàng tồn kho

- phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho

- Biên bản kiểm nghiệp vt, cc, sp,hh

- Phiếu báo vật tư cộng lại cuối kỳ

- Giấy đề nghị thanh toán

- Biên lai thu tiền

- Bảng kê chi tiền

- bảng kiểm kê quỹ

*Tài sản cố định

- Biên bản giao nhậnTSCĐ

- Biên Bản thanh lý TSCĐ

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ

- biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành -bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

* Hệ thống sổ kế toán

- Sổ chi tiết quỹ tiền mặt

- Sổ tiền gửi ngân hàng

- Sổ chi tiết báo cáo tài khoản

- Sổ chi tiết thanh toán ( người bán , người mua )

- Sổ nhật ký chứng từ

- Sổ chi tiết theo hình thức nhật ký chứng từ

- Báo cáo tài chính

2.3 Quy trình lập , kiểm tra và luân chuyển chứng từ kế toán.

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật kýchung Sổ, thẻ kế toán chi

tiết

Sổ cái

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính

Trang 14

Ghi ch ú :

Ghi hàng ng ày

Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu , kiểm tra

Chứng từ kế toán phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây ra

sự biến động cuả tài sản ở thời điểm và địa điểm khác nhau , nó là vật mang thông tin, do đó để phục vụ công tác kế toán và cung cấp thông tin phục vụ quản lý các chứng từ sau khi lập đều phải tập trung về bộ phận

kế toán để xử lý và luân chuyển một cách khoa học

Xử lý luân chuyển chứng từ là quá trình chuyển giao,sử dụng chứng từ , từ sau khi lập và nhận chứng từ đến khi đưa vào bảo quản lưu trữ Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng loại nghiệp vụ của kinh tế

mà chứng từ được chuyển giao cho các bộ phận có liên quan Quá trình

xử lý luân chuyển chứng từ phải đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời ,

Trang 15

tránh trùng lặp , chồng chéo Trình tự xử lý, luân chuyển chứng từ bao gồm các bước sau:

-Kiểm tra chứng từ: tất cả các chứng từ được chuyển đến bộ phận kế toán đều phải được kiểm tra, đây là khâu khởi đầu để đảm bảo tính hợp

lệ , hợp pháp của chứng từ, nội dung kiểm tra chứng từ gốc gồm:

Kiểm tra tính rõ ràng , trung thực , đầy đủ cảu các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ.

Kiểm tra tính hợp pháp , hợp lệ của nghiệp vụ kinh

tế khi trên chứng từ.

Kiểm tra việc tính toán trên chứng từ.

-Hoàn chỉnh chứng từ: là bước tiếp theo khi kiểm tra chứng từ bao gồm việc ghi các yếu tố cần bổ sung , phân loại chứng từ và lập định khoản trên các chứng từ phục vụ cho việc ghi sổ kế toán

- Chuyển giao và sử dụng chứng từ kế toán : các chứng từ kế toán sau khi được kiểm tra, hoàn chỉnh đảm bảo tính hợp pháp cần được chuyển giao cho các bộ phận có nhu cầu thu nhận , xử lý thông tin về nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ Các bộ phận căn cứ chứng từ nhận được tập hợp ghi sổ kế toán Quá trình chuyển giao , sử dụng

chứng từ phải tuân thủ đường đi và thời gian quy định.

- Đưa chứng từ vào bảo quản , lưu trữ: chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý của mọi số liệu , thông tin kế toán , là tài liệu lịch sử về sự hoạt động của công ty Vì vậy , sau khi làm cơ sở dữ liệu để ghi sổ sách , các chứng từ phải được tổ chức bảo quản, lưu trữ theo dung quy định của nhà nước Đối với chứng từ điện tử và chống tình trạng truy cập thông tin bất hợp pháp bên ngoài Đồng thời, chứng từ điện tử trước khi đi đưa vào lưu trữ phải in ra giấy đẻ lưu trữ theo quy định về lưu trữ tài liệu kế toán

Ngày đăng: 20/03/2018, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w