Đánh giá năng suất cỏ Yến Mạch (Avenna sativa) và hiệu quả sử dụng trong chăn nuôi bò sữa HF vụ đông tại Mộc Châu (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá năng suất cỏ Yến Mạch (Avenna sativa) và hiệu quả sử dụng trong chăn nuôi bò sữa HF vụ đông tại Mộc Châu (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá năng suất cỏ Yến Mạch (Avenna sativa) và hiệu quả sử dụng trong chăn nuôi bò sữa HF vụ đông tại Mộc Châu (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá năng suất cỏ Yến Mạch (Avenna sativa) và hiệu quả sử dụng trong chăn nuôi bò sữa HF vụ đông tại Mộc Châu (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá năng suất cỏ Yến Mạch (Avenna sativa) và hiệu quả sử dụng trong chăn nuôi bò sữa HF vụ đông tại Mộc Châu (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá năng suất cỏ Yến Mạch (Avenna sativa) và hiệu quả sử dụng trong chăn nuôi bò sữa HF vụ đông tại Mộc Châu (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá năng suất cỏ Yến Mạch (Avenna sativa) và hiệu quả sử dụng trong chăn nuôi bò sữa HF vụ đông tại Mộc Châu (Luận văn thạc sĩ)Đánh giá năng suất cỏ Yến Mạch (Avenna sativa) và hiệu quả sử dụng trong chăn nuôi bò sữa HF vụ đông tại Mộc Châu (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1LÒ VĂN HẢI
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT CỎ YẾN MẠCH (AVENNA SATIVA)
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI
BÒ SỮA HF VỤ ĐÔNG TẠI MỘC CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2LÒ VĂN HẢI
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT CỎ YẾN MẠCH (AVENNA SATIVA)
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI
BÒ SỮA HF VỤ ĐÔNG TẠI MỘC CHÂU
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: TS CÙ THỊ THUÝ NGA
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các số liệu công bố trong luận văn là trung thực, chính xác và có trích dẫn rõ ràng Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và các số liệu đã công
bố trong luận văn này
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi xin cam đoan đều đã được cảm ơn đầy đủ
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Tác giả
Lò Văn Hải
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè; sự động viên khích lệ của gia đình để tôi hoàn thành luận văn
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Cù Thị Thuý Nga với cương vị là giảng viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn
Cảm ơn Bộ phận Đào tạo sau Đại học - Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Viện chăn nuôi; Khoa Nông Lâm - Trường Đại học Tây Bắc; Ban Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La, Chi cục Chăn nuôi
và Thú y tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn
Tôi rất biết ơn những người thân trong gia đình, các bạn bè đã luôn động viên, quan tâm, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Tác giả
Lò Văn Hải
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm của cỏ yến mạch (Avenna sativa) 3
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố 3
1.1.2 Đặc điểm thực vật học 3
1.1.3 Đặc điểm sinh thái 4
1.1.4 Tác dụng của Yến mạch 4
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính sinh trưởng của thân và lá 5
1.2 Vai trò của cỏ yến mạch đối với ngành chăn nuôi 11
1.3 Khái quát chung về cỏ hoà thảo 12
1.4 Phương pháp in vitro gas production trong nghiên cứu đánh giá giá trị dinh dưỡng cho gia súc nhai lại 19
1.4.1 Giới thiệu chung về phương pháp in vitro gas production 19
1.4.2 Ứng dụng của phương pháp in vitro gas production trong nghiên cứu và đánh giá giá trị dinh dưỡng cho gia súc nhai lại 25
1.5 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 25
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 25
1.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26
Trang 6Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của cỏ Yến mạch trồng trong vụ đông tại Mộc châu 28
2.3.2 Phương pháp xác định thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa in vitro gas production và ước tính giá trị năng lượng trao đổi của cỏ Yến mạch 32
2.3.3 Phương pháp đánh giá khả năng sản xuất sữa của bò HF (Holstein Friesian) khi sử dụng cỏ yến mạch 33
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 35
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của cỏ yến mạch trồng trong vụ đông tại Mộc Châu 36
3.1.1 Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của cỏ Yến mạch 36
3.1.2 Chiều cao và tốc độ sinh trưởng của cỏ Yến mạch 39
3.1.3 Năng suất và sản lượng của cỏ Yến mạch 43
3.2 Xác định thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa invitro gas production của cỏ yến mạch 45
3.2.1 Thành phần dinh dưỡng của cỏ Yến mạch 45
3.2.2 Động thái sinh khí in vitro gas production của cỏ Yến mạch 49
3.3 Đánh giá khả năng sản xuất sữa của bò HF khi sử dụng cỏ yến mạch 55
3.3.1 Khả năng sản xuất sữa của bò HF khi cho ăn cỏ Yến mạch 55
3.3.2 Hiệu quả sử dụng cỏ Yến mạch trong sản xuất sữa 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 74
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
NDF Chất xơ không hoà tan sau thuỷ phân trung tính
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Theo dõi, đánh giá năng suất 29
Bảng 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 33
Bảng 3.1 Tỷ lệ nảy mầm của hạt cỏ Yến mạch trong phòng thí nghiệm 36
Bảng 3.2 Tỷ lệ sống của cỏ Yến mạch 37
Bảng 3.3 Chiều cao của cỏ Yến mạch qua các giai đoạn (cm/ngày tuổi) 39
Bảng 3.4 Tốc độ sinh trưởng của cỏ Yến mạch qua các giai đoạn 41
Bảng 3.5 Năng suất và sản lượng của cỏ Yến mạch ở các giai đoạn tuổi 43
Bảng 3.6 Thành phần dinh dưỡng cơ bản từ mẫu cỏ nghiên cứu 47
Bảng 3.7 Lượng khí tích lũy và tốc độ sinh khí của cỏ yến mạch khi lên men in vitro gas production tại các thời điểm khác nhau 50
Bảng 3.8 Đặc điểm sinh khí của cỏ Yến mạch qua các giai đoạn tuổi 52
Bảng 3.9 Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và năng lượng trao đổi của cỏ Yến mạch ở các giai đoạn tuổi 54
Bảng 3.10 Đánh giá năng suất sữa của bò trước và sau ngày thí nghiệm 56
Bảng 3.11 Kiểm định sự bằng nhau của năng suất sữa bò HF trước và sau thí nghiệm 58
Bảng 3.12 Tiêu tốn thức ăn xanh cho sản xuất 1kg sữa 59
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bố trí thí nghiệm theo dõi độ cao cây 30Hình 2.2 Bố trí thí nghiệm đánh giá năng suất cỏ Yến mạch 31Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cỏ thí nghiệm qua các giai đoạn 38Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện chiều cao cây đánh giá qua các giai đoạn sinh
trưởng của cỏ Yến mạch 40Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện tốc độ sinh trưởng của cỏ Yến mạch qua các
giai đoạn 42Hình 3.4 Đồ thị thể hiện năng suất xanh của cỏ Yến mạch ở các giai đoạn 44Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện sự biến động một số thành phần vật chất khô
của cỏ Yến mạch ở các giai đoạn thu hoạch 48Hình 3.6 Đồ thị thể hiện lượng khí tích lũy của cỏ yến mạch khi lên
men in vitro gas production tại các thời điểm khác nhau 51Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện tốc độ sinh khí của cỏ Yến mạch khi ủ in vitro
gas production ở các thời điểm khác nhau 51Hình 3.8 Đồ thị thể hiện đặc điểm sinh khí của cỏ Yến mạch khi lên
men in vitro gas production ở các giai đoạn tuổi 53Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện năng suất sữa bò trước và sau thí nghiệm 57
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ở Việt Nam nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng ngành chăn nuôi
bò sữa đang được chú trọng, quan tâm và phát triển rất lớn Sơn La là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, độ cao trung bình từ 600 - 700m so với mặt nước biển khí hậu Sơn La mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông lạnh và khô hanh Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi như có nhiều bãi chăn thả, tổng diện tích đồng cỏ gieo trồng lớn, hiện có 2.505 ha cỏ trồng, kế hoạch phát triển giai đoạn 2015 - 2020 đạt 7.000 ha, là tiềm năng lớn để phát triển các loại gia súc
ăn cỏ như: trâu, bò, dê có lợi thế để đầu tư các dự án phát triển chăn nuôi
Kể từ năm 2009 đến nay rất nhiều giống cỏ mới được chuyển giao tới người chăn nuôi như: cỏ Voi, cỏ VA06, cỏ Ghinê, Pát, cỏ Yến Mạch cho các vùng sinh thái trên địa bàn của tỉnh đặc biệt là huyện Mộc Châu, Mai Sơn… Trong đó có Cao nguyên huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La có độ cao 1050m so với mặt nước biển Diện tích đất nông nghiệp là 34.830,51 ha chiếm 17,2% tổng diện tích tự nhiên Nhiệt độ trung bình 18,50C, độ ẩm 85%, lượng mưa trung bình là 1560mm Diện tích trồng cỏ hiện nay khoảng 3000ha Đây là vùng đất chứa đầy tiềm năng về phát triền nguồn thức ăn chăn nuôi thô xanh cho gia súc nhai lại
Ngành chăn nuôi trâu bò của khu vực Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng, mặc dù đứng trước cơ hội phát triển rất to lớn nhưng nó cũng đã và đang gặp phải những khó khăn không nhỏ trong quá trình phát triển Một trong những khó khăn đó là việc cung cấp nguồn thức ăn có chất lượng cho trâu bò đặc biệt là về mùa đông Để đáp ứng nhu cầu, cần đa dạng hóa cơ cấu cây thức ăn, đồng thời, chọn lọc và đưa vào sản xuất những giống cỏ có năng suất, phẩm chất cao thích nghi tốt với khu vực Tây Bắc, cụ thể là cho tỉnh Sơn
La góp phần cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho trâu bò trong giai đoạn
Trang 11mùa đông là điều cần thiết và cấp bách Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá năng suất cỏ Yến Mạch (Avenna sativa) và
hiệu quả sử dụng trong chăn nuôi bò sữa HF vụ đông tại Mộc Châu”
2 Mục tiêu nghiên cứu
(1) Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của cỏ yến mạch trồng trong vụ đông tại Mộc châu
(2) Xác định thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa in vitro gas production và giá trị năng lượng trao đổi của cỏ yến mạch
(3) Đánh giá khả năng sản xuất sữa của bò HF (Holstein Friesian) khi
sử dụng một phần cỏ yến mạch trong vụ đông
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
Đây là đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về năng xuất, hiệu quả
sử dụng cỏ Yến Mạch trong chăn nuôi bò sữa vụ đông tại Mộc Châu, Sơn La
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Khắc phục được tình trạng thiếu thức ăn (đặc biệt vào mùa đông lạnh),
bổ sung nguồn dinh dưỡng phong phú cho bò sữa
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm của cỏ yến mạch (Avenna sativa)
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Cỏ Yến mạch (Avenna sativa) thuộc họ lúa, có nguồn gốc từ Trung
Đông Phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế giới Vùng được trồng phổ biến và có hiệu quả cao nhất là ở những vùng đất khô, mùa đông lạnh Trên thế giới cỏ Yến mạch không những phục vụ tốt cho nhu cầu chăn nuôi mà nó còn là giải pháp có thể tạo ra lượng thức ăn lớn cho gia súc Cỏ Yến mạch chậm phát triển hoặc gần như không phát triển trong mùa hè Nhưng ngược lại, trong điều kiện mùa đông thời tiết khí hậu lạnh, có sương muối giống cỏ này phát triển rất mạnh [100]
Ở Việt Nam cỏ Yến mạch (Avenna sativa) được coi là một trong những
cây hòa thảo có tiềm năng, được trồng ở các nông trường, trại chăn nuôi trâu
bò sữa Cỏ Yến mạch (Avenna sativa) được nhập vào nước ta từ nhiều nguồn
khác nhau thông qua các dự án, chương trình hợp tác trong và ngoài nước
Hiện nay Cỏ Yến mạch (Avenna sativa) phát triển ở nhiều nơi, nước ta chủ yếu là trồng cỏ Yến mạch (Avenna sativa) loại lá nhỏ [5]
1.1.2 Đặc điểm thực vật học
Cây cỏ Yến mạch có kích thước từ 70 - 130 cm, thân rỗng thẳng, lá giống lưỡi kiếm thẳng, gốc thẳng nhiều lá rộng khoảng 1 - 1,2 cm, cụm hoa nhỏ chứa hạt, hoa hình chóp trong có nhiều bông nhỏ, đầu bông nở hoa, khi hoa tàn ngọn kết thành hạt như lúa
Thành phần chất có trong Avena Sativa bao gồm: saponin, alkaloid,
sterol, flavonoid, acid silicic, tinh bột, protein (bao gồm gluten), vitamin (đặc biệt là vitamin B) và các chất khoáng (đặc biệt là calci)
Chúng được trồng như ngũ cốc hoặc các lá trên thân cỏ Nó được thu hoạch toàn bộ hoặc thu hoạch trước khi bông chín và được sử dụng làm thực
Trang 13phẩm ở nhiều dạng khác nhau Cỏ Yến Mạch được sử dụng làm thức ăn gia súc bởi đặc tính thân mềm, ngọt dễ tiêu hóa mà động vật rất ưa chuộng Hơn thế nữa, nó là loại thức ăn lí tưởng cho gia súc bởi có chứa hàm lượng vitamin
A thấp nhưng giàu protein hơn các loại cỏ thông thường khác
Năng suất chất xanh dao động từ 35 - 60 tấn/ha, chu kỳ cắt là 40 - 55 ngày/lứa Vật chất khô 14 - 18%, đạm thô 18 - 22% Vì vậy có thể nói Yến Mạch không những giải quyết một số lượng lớn nhu cầu thức ăn của gia súc
mà còn là nguồn thức ăn chất lượng cao cho gia súc sản suất sữa, thịt… [100]
1.1.3 Đặc điểm sinh thái
Cỏ Yến mạch thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh ôn đới, năng suất cao
và giá trị dinh dưỡng tốt, không đòi hỏi cao đối với đất trồng Ngay cả loại đất
mà các giống lúa khác không mọc được thì yến mạch vẫn có thể sinh sống được Ngoài việc chịu rét thì Yến mạch còn có thể chịu điều kiện khô hạn
Cỏ Yến mạch có bộ rễ khỏe, ăn sâu nên có khả năng chịu hạn tốt thích hợp với vùng có lượng mưa khoảng 890 mm trở lên Nhiệt độ thích hợp trung bình năm thấp 18 - 200C nhưng mọc tốt trong khoảng nhiệt độ từ 15 - 250 C
1.1.4 Tác dụng của Yến mạch
Không chỉ làm thức ăn cho gia súc mà hạt yến mạch được biết coi yến
mạch là một trong những loại lương thực quan trọng của loài người
Cây Yến mạch nổi tiếng là cây ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, chúng có lợi cho sức khỏe theo nhiều cách sử dụng khác nhau Cám cây yến mạch làm giảm hàm lượng cholesterol, ăn kiêng bằng cây yến mạch có thể tăng cường thể lực Cây yến mạch và rơm yến mạch nói riêng là thuốc bổ khi dùng làm thuốc Các nhà thảo dược dùng rơm cây yến mạch để chữa suy nhược cơ thể
và các bệnh về thần kinh Hạt và rơm có tác dụng chống suy nhược nhẹ, tăng cường năng lượng và hỗ trợ cho hệ thần kinh quá căng thẳng Khi dùng ngoài
da cây yến mạch có tác dụng làm mềm và tẩy sạch các tế bào chết, thuốc sắc lọc để tắm có thể giúp làm dịu bệnh ngứa và bệnh chàm bội nhiễm
Trang 141.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính sinh trưởng của thân và lá
Sau khi nẩy mầm, khối lượng vật chất khô (VCK) của hạt sẽ giảm dần
Do chất dự trữ ở hạt được sử dụng cho quá trình nẩy mầm nên sinh trưởng lúc này chậm Khi lá xanh xuất hiện, cây non bắt đầu hoạt động quang hợp, sự sinh trưởng bắt đầu tăng dần Đến gần giai đoạn trưởng thành thì sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn, cũng có khi ở giai đoạn này khối lượng VCK của cây
bị giảm đi
Lá non của cỏ non phát triển từ lá chồi mầm tạo ra ở đỉnh mô phân sinh, hầu hết các tế bào của lá được cấu tạo trong khi lá còn rất nhỏ trong chồi Kết quả sinh trưởng của lá là sự mở rộng của kích cỡ tế bào và tăng khối lượng Lá mới sinh lấy cacborhydrate từ rễ, thân hay từ lá già cho tới khi chúng hoàn thiện Do sự đòi hỏi của sinh trưởng nên chúng đồng hóa các sản phẩm dự trữ được từ rễ, lá, gốc để hình thành lá mới
1.1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cỏ như giá trị của phẩm chất giống hay các yếu tố khí hậu, thời tiết, đất đai trong các yếu tố đó, thì ánh sáng, nhiệt độ, nước và chất dinh dưỡng có trong đất là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới đời sống của cỏ
Sức nẩy mầm của cỏ (hạt)
Sự sinh trưởng của cỏ phụ thuộc vào sức nảy mầm của hạt, hạt có sức nẩy mầm cao sẽ tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng sau này Sức nẩy mầm của giống không những phụ thuộc vào bản thân hạt mà còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi gieo giống của con người, điều kiện đất đai và khí hậu Đối với các giống cỏ dùng hom cũng vậy, những đoạn hom đầu có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất, khi tăng số đốt của hom sẽ tăng tỷ lệ nẩy mầm, tuy nhiên từ đốt thứ 3 trở đi thì tỷ lệ nẩy mầm giảm xuống đột ngột
Trong thời kỳ nẩy mầm của hạt giống, thì phạm vi nhiệt độ của đất và không khí từ 15 - 250C là thuận lợi cho cỏ sinh trưởng và phát triển Nhìn
Trang 15chung, khi nhiệt độ tăng lên làm rút ngắn rất nhiều thời gian từ khi gieo hạt tới khi mọc mầm Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng hoặc giảm quá ngưỡng chịu đựng của cây, có thể làm cho cây non thiếu chất tạm thời và ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng về sau
Nhiệt độ
Tất cả quá trình sinh lý thực vật đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ (Salisbury và Ros, 1969) [82] Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây, nhiệt độ tăng (nằm trong nhiệt độ giới hạn) thì sinh trưởng tăng và khi nhiệt độ giảm thì sinh trưởng chậm lại Nếu tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu chất khoáng của rễ (Trịnh Xuân
Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [29] Theo Bogdan, (1977) [42] nhiệt độ thấp nhất để cỏ nhiệt đới nẩy mầm là 15 - 200C và tối ưu là 25 - 350C Nhiệt độ tối
ưu cho cỏ ôn đới quang hợp là 15 - 200C và cỏ nhiệt đới là 30 - 400C Sự hình thành diệp lục bắt đầu khi nhiệt độ lớn hơn 10 - 150C
Cây thức ăn gia súc sinh trưởng tốt nhất trong biên độ nhiệt độ ban ngày hẹp từ 7,20C - 350C Nhiệt độ thích hợp cho cây đẻ nhánh con của cỏ nhiệt đới thường nhỏ hơn nhiệt độ thích hợp cho nhánh sinh trưởng (Cooper
và Taiton, 1968) [48] Ở nhiệt độ thấp dưới 100C cây cỏ nhiệt đới có hiện tượng úa vàng, chết, do diệp lục bị phá hủy Chính vì vậy, ở các vùng núi cao
và xa xích đạo thì giá lạnh và sương muối là yếu tố giới hạn đối với các giống cây thức ăn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới (McWilliam, 1978) [68]
Hầu hết cỏ hòa thảo có nhiệt độ tối thích hợp cho sinh trưởng khoảng
200C, nhưng vẫn có thể sinh trưởng ở nhiệt độ thấp hơn (Cooper và Taiton, 1968) [48]
Giới hạn về nhiệt độ của các loài thực vật khác nhau là khác nhau Trong khoảng nhiệt độ từ 0 - 350C, nhiệt độ không khí cứ tăng lên 100C có thể làm cho quá trình sống của thực vật tăng 1 - 2 lần Khi nhiệt độ tăng quá
350C, quá trình sống giảm đi hoặc ngừng hẳn, còn khi nhiệt độ từ 40 - 500C,
Trang 16quá trình sống ngừng hoàn toàn Dưới ảnh hưởng lâu dài của nhiệt độ cao (chưa vượt qua ngưỡng cao nhất) thực vật phát dục rất nhanh và phát dục này
là không bình thường Nếu ảnh hưởng đúng vào thời kỳ sinh trưởng thì thực vật còi cọc, khí quan dinh dưỡng phát triển không tốt, hoa nở sớm, sản lượng thấp Nhìn chung, khi nhiệt độ giảm xuống hay tăng lên quá nhiều thì thực vật bắt đầu chết từng bộ phận hay chết hoàn toàn Ở nhiệt độ thích hợp nhất, thực vật sinh trưởng vừa nhanh lại vừa tốt
Nếu nhiệt độ tăng, tỷ lệ tiêu hóa được của cỏ và tỷ lệ cacbohydrate phi cấu trúc giảm, nhưng thường thì tỷ lệ chất khoáng và protein tăng (Smith, 1970) [87] Vì vậy, nhiệt độ hay thời gian thu hoạch cỏ trong năm sẽ ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của thức ăn (Harris, 1978) [57]; (Marten, 1970) [67]
Nước
Nước là yếu tố cần thiết không thể thay thế cho sự sinh trưởng của cây Cây sinh trưởng mạnh nhất khi tế bào bão hòa nước Giảm mức độ bão hòa thì tốc độ sinh trưởng chậm lại Vì vậy, mùa mưa lượng nước được đảm bảo nên cỏ sinh trưởng mạnh, còn mùa khô thì ngược lại Vì vậy, cần phải tưới nước cho cỏ vào mùa khô
Ẩm độ hay lượng nước trong đất có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống cây trồng Đây là yếu tố cần thiết, căn bản, không thể thay thế trong đời sống cây trồng Lượng nước trong đất ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới độ thoáng khí của đất và việc cung cấp dinh dưỡng, chế độ quang hợp, chế độ thoát hơi nước để thực vật không bị quá nóng Điều đó ảnh hưởng tới năng suất, sinh trưởng và chất lượng cây trồng (Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [30]; (Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Văn Dũng, 2006) [24] Nước còn quy định sự điều hòa nhiệt
độ từ đất và thực vật thông qua hiện tượng bốc hơi và phát tán Nước cũng liên quan chặt chẽ tới các tính chất cơ lý tính của đất như độ rắn, tính dính, tính dẻo…vv Sự di chuyển nước trên mặt đất có ảnh hưởng xấu tới độ phì của đất vì nó làm rửa trôi các chất dinh dưỡng của đất hay làm xói mòn mặt
Trang 17đất (Vụ Tuyên Giáo, 1975) [10] Do đó, trong thời kỳ cỏ sinh trưởng, phải đảm bảo sao cho đất có độ ẩm thích hợp, nhất là phải có biện pháp kỹ thuật tưới, tiêu thích hợp để cỏ có năng suất cao và ổn định
Ánh sáng
Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành quang hợp, thoát hơi nước, hình thành chất diệp lục Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành,
lá, ra hoa, kết quả bình thường
Nhiệt độ từ mặt trời quyết định mọi hoạt động sống của thực vật, còn ánh sáng mặt trời là nhân tốt cần thiết để thực vật tạo ra chất hữu cơ do quá trình quang hợp (Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [30]
Người ta đã nhận thấy rằng lá của cây cỏ họ đậu và cây hòa thảo mùa đông bão hòa ánh sáng ở cường độ ánh sáng yếu hơn là cỏ hòa thảo nhiệt đới (Cooper và Taiton, 1968) [48] Bão hòa ánh sáng của cây hòa thảo mùa lạnh xảy ra xung quanh khoảng 20.000 - 30.000 lux Trong khi cỏ hòa thảo nhiệt đới sẽ bão hòa ánh sáng ở 60.000 lux (Smith, 1970) [87] Sự chuyển hóa của năng lượng ánh sáng khoảng 5 - 6% ở cỏ hòa thảo nhiệt đới nhưng cỏ hòa thảo ôn đới là dưới 3% Vì vậy, cỏ hòa thảo nhiệt đới có tiềm năng lớn trong
sử dụng ánh sáng cho quang hợp Khi cường độ ánh sáng cao trên mức bão hòa thì lá cỏ có chiều hướng nhỏ đi, lá ngắn lại, tổng chiều cao cũng giảm đi
và rễ lớn hơn so với cỏ sinh trưởng trong điều kiện cường độ ánh sáng yếu
Sinh trưởng của các loài cỏ dưới tán che của cây cao thì vấn đề cạnh tranh cơ bản không phải là dinh dưỡng, độ ẩm mà là ánh sáng (L.’t Mananetje, 1992) [63] Hầu hết cỏ đều là cây ưa sáng hơn là cây ưa bóng Ngoài ra, ánh sáng còn là nguyên nhân chủ yếu khiến cây ra hoa, kết hạt
Dinh dưỡng trong đất
Hầu hết chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng nằm trong đất Mười sáu nguyên tố thiết yếu được biết đến là rất cần thiết cho cây sinh trưởng như cacbon, hydro, oxy trong đất - không khí, nitơ trong không khí - đất, photpho, kali, canxi, kẽm, … đều có trong đất
Trang 18Đất có hạt sét quá nhiều thì thường dí chặt, yếm khí, hoạt động của rễ thực vật bị hạn chế Những loại đất này thường khiến cho rễ thực vật tiết ra nhiều độc tố Những cây thức ăn dùng cho gia súc thường không thích hợp trồng ở đất này (Từ Quang Hiển và cs, 2002) [14] Tính chất vật lý, cấu tạo của các loại đất khác nhau sẽ ảnh hưởng tới độ ẩm của đất, sự hấp thu các chất dinh dưỡng, sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đất Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây Nếu đất thiếu các chất dinh dưỡng nào thì cây
sẽ thiếu chính các chất dinh dưỡng đó Kết cấu đất ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng cây trồng Tỷ lệ mùn, đất, đá, cát, sét, sỏi khác nhau sẽ tạo cho đất có kết cấu khác nhau Đất giầu mùn, thường có tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp Nếu được thường xuyên canh tác, đất sẽ có kết cấu tốt và tơi xốp, rễ cây phát triển nhanh và mạnh, vi sinh vật hoạt động tốt (Từ Quang Hiển và cs, 2002) [14] Để cải tạo đất, ta cần thường xuyên bón phân hữu cơ và kết hợp với xới xáo, diệt cỏ dại và cung cấp nước thường xuyên (Nguyễn Thế Đặng
và Nguyễn Thế Hùng, 1999) [9]
1.1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tái sinh của thân và lá
Cây cỏ đã được thu hoạch bằng dạng này hay dạng khác chỉ có khả năng tái sinh khi trong rễ và thân còn lại có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái sinh Vì vậy, khả năng tái sinh phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi thiết lập, tuổi thu hoạch, độ cao khi cắt
Tuổi thiết lập
Tuổi thiết lập là tuổi kể từ khi trồng cỏ cho đến khi có thể đưa vào sử dụng lần đầu tiên Tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện để các bộ phận dưới đất (rễ, thân ngầm….) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ các chất dinh dưỡng sau này để có thể tái sinh Vì chỉ khi các bộ phận này phát triển và dự trữ các chất dinh dưỡng đầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh mạnh Từ hiểu biết này, người ta đợi cho quá trình sinh trưởng của cây ở thời điểm chất dự trữ nhiều nhất mới thu hoạch, để vừa cung cấp dinh dưỡng nhiều cho gia súc,
Trang 19đồng thời không gây hại cho cây trồng, vì lúc này điều kiện tái sinh là tối ưu Nếu tuổi thiết lập không được xác định đúng đắn, thì có thể cỏ trồng sẽ thu hoạch quá sớm gây ảnh hưởng xấu đến tái sinh sau này Ngược lại nếu thu hoạch quá muộn thì cỏ sẽ giảm giá trị dinh dưỡng
Tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt
Kể từ lứa cắt cỏ lần thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt Khi cây dự trữ đủ dinh dưỡng thì ta bắt đầu thu hoạch (Voisin, 1963) [96] Một cây cỏ nếu bị cắt trước khi rễ và những phần còn lại của lứa cắt chưa dự trữ đủ dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn và có thể không tái sinh được Nếu tuổi thu hoạch chỉ bằng ½ tuổi thu hoạch thích hợp thì năng suất chỉ còn 1/3 Nếu tăng hơn tuổi thích hợp nhất 50% thì chỉ tăng năng suất lên 20% nhưng chất lượng giảm và tỷ lệ xơ tăng
Nếu cắt cỏ quá ít lần trên năm thì cỏ sẽ già, chất lượng sẽ kém đồng thời ảnh hưởng tới tái sinh sau, ảnh hưởng tới sản lượng cỏ trên năm
Nếu cắt cỏ quá nhiều lần trên năm, cỏ chưa đủ thời gian tích lũy các chất dinh dưỡng nuôi cây, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều, đất trồng dễ bị xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trên bề mặt nên đồng cỏ chóng bị thoái hóa, năng suất và chất lượng giảm
Vì vậy việc xác định được tuổi thu hoạch hợp lý không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng mà còn nâng cao tỷ lệ tiêu hóa cỏ, đồng thời tạo điều kiện cho cỏ tái sinh tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của đồng cỏ
Chiều cao cỏ khi cắt
Khi cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ vì một phần sản lượng nằm ở phần để lại, khi cắt cỏ quá thấp sẽ ảnh hưởng tới các lần tái sinh sau
đó, làm mất đi phần thân gần gốc là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi rễ và toàn bộ lá và dùng cho việc tái sinh
Trang 20Nếu cỏ có thể phát triển không ngừng và thu hoạch một lần ở cuối mùa phát triển như ngũ cốc thì tổng sản lượng sẽ thấp và chất lượng cũng thấp hơn
là được cắt vài lần trong suốt giai đoạn của mùa sinh trưởng Thu hoạch là biện pháp kỹ thuật để đồng cỏ luôn được duy trì trong giai đoạn sinh trưởng Nếu cứ để cỏ trưởng thành một cách tự nhiên, thì thời kỳ chồi sẽ dài hơn Ngay sau khi cây cứng cáp và các điểm sinh trưởng chủ yếu hoạt động, năng suất đồng cỏ có thể tiếp tục tăng nhưng năng suất sẽ giữ nguyên khi cây gần rơi vào tình trạng ngủ Thông thường, mục tiêu của quản lý chăn thả hay thu cắt là giữ cây ở trạng thái sinh trưởng thuận lợi nhất và kéo dài nhất có thể và sau đó có đủ dinh dưỡng cung cấp cho tái nẩy chồi và dự trữ cacbohydrate
Tuy theo từng loại cỏ khác nhau mà chiều cao khi cắt để lại khác nhau Theo Lê Hòa Bình và cs, (1994) [3], đối với cỏ thân đứng cắt cách mặt đất 4 -
5 cm, thân khóm cắt cách mặt đất 10 -15 cm, thân bò cắt cách mặt đất 7 - 10
cm là thích hợp và năng suất các lứa sau vẫn ổn định
1.2 Vai trò của cỏ yến mạch đối với ngành chăn nuôi
Yến mạch (Avenna Sativa) là một giống cỏ được sử dụng rộng rãi trong
chăn nuôi đem lại sản lượng cao
Trong chăn nuôi gia súc người ta thường trồng các loại cỏ như: ghi nê, zuri, mulato 2 nhưng đa số các loại cỏ này chỉ phát triển tốt vào mùa hè Ngược lại về mùa đông sẽ rất chậm phát triển Một giống cỏ ôn đới phát triển
rất tốt vào mùa đông đó là cỏ Avenna Sativa có nguồn gốc từ Australia được
nhập nội vào nước ta còn gọi là cỏ Yến Mạch giúp ngành chăn nuôi gia súc khắc phục được tình trạng thiếu thức ăn vào mùa đông
Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc chứa nhiều protein Nó có giá trị sinh học rất cao Ngoài ra, Yến mạch có chứa nhiều enzyme phân giải tinh bột thành đường glucose, hỗ trợ đắc lực cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của động vật Trong thành phần chất khô của yến mạch có chứa nhiều chất sắt, kẽm, calcium, nhiều loại vitamine (A, D, E, nhóm B ) và folic acid
Trang 21Vai trò của cỏ Yến mạch trong chăn nuôi gia súc: Trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung, cỏ Yến mạch được xem
là nguồn thức ăn thô xanh rất quan trọng, đặc biệt ở những nước ôn đới và trong mùa đông lạnh ở những nước nhiệt đới Với khả năng thích ứng và sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu lạnh, cỏ Yến mạch đang được quan tâm phát triển nhân rộng nhằm cung cấp thức ăn cho gia súc nhai lại
1.3 Khái quát chung về cỏ hoà thảo
Cỏ hòa thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hòa thảo (Graminea) và có 28
họ phụ, 563 giống, 6802 loài Ở nước ta, cỏ hòa thảo chiếm vị trí quan trọng trong nguồn thức ăn xanh của gia súc ăn cỏ, vì nó chiểm 95 - 98% trong thảm
cỏ (Từ Quang Hiển và cs, 2002) [14] Cỏ hòa thảo trồng nói chung, là những loại cỏ đã được nghiên cứu lai tạo hay tuyển chọn từ tự nhiên, với mục đích tạo ra các giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên và điều kiện canh tác ở một vùng hay khu vực nào đó
Kết quả nghiên cứu của David và cs, (1993) [51] các nhà khoa học đã cho thấy, hiệu quả của cỏ là biến đổi năng lượng mặt trời thành lá xanh để động vật có khả năng thu nhận năng lượng này Tuy nhiên, sử dụng năng lượng từ lá lại phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của cây Các cỏ hòa thảo nói chung và cỏ yến mạch nói riêng, sinh trưởng và tái sinh đều trải qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng như sau:
Giai đoạn I (sinh trưởng chậm): xảy ra sau khi cây cỏ mới bị gia súc chăn thả ăn, thu cắt hay mới gieo trồng Sau khi thu cắt, lá mất đi nên cây không có khả năng thu nhận ánh sáng mặt trời Trong khi đó, cây đòi hỏi nhiều năng lượng để phát triển Vì vậy, để bù lại sự thiếu hụt đó, năng lượng được huy động từ rễ Rễ trở nên nhỏ đi và yếu hơn, vì năng lượng được sử dụng để phát triển lá Chính vì điều này, khi cây ngập úng vào giai đoạn này,
cỏ rất dễ chết, do lá dễ thoát hơi nước, còn rễ dẫn tới dễ bị tổn thương gây thối rễ Cây cỏ ở trong giai đoạn I sinh trưởng rất chậm, năng suất thấp nhưng
lá ngon, mềm, độ ngon miệng cao và có giá trị dinh dưỡng cao
Trang 22Giai đoạn II (sinh trưởng nhanh): là giai đoạn từ sau khi gieo trồng hoặc sau khi thu cắt hay sau chăn thả gia súc từ 10 - 15 ngày trở đi Khi tái sinh đạt tới 1/4 hay 1/3 kích thước của cây trưởng thành, năng lượng được hấp thu đủ qua quá trình quang hợp để cung cấp cho sự phát triển và bắt đầu
bổ sung cho rễ Đây là thời gian cỏ phát triển nhanh nhất Trong giai đoạn này, lá chứa đủ protein và năng lượng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc và cỏ có chất lượng dinh dưỡng cao
Giai đoạn III (sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn): là giai đoạn từ sau khi gieo trồng hoặc sau khi chăn thả, sau khi cắt cỏ khoảng 40 - 70 ngày (Đoàn Ân và Võ Văn Trị, 1976) [1] Cây tiếp tục phát triển, nhưng lá ngày càng trở nên nhạt dần, lá ở phần gốc chết đi và bị phân hủy Lá sử dụng nhiều năng lượng để hô hấp hơn là chúng có thể tạo ra năng lượng từ quang hợp Ở giai đoạn III, cỏ có phần thân chiếm đa số và nhiều xơ Năng suất và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cỏ cao Tuy nhiên, tỷ lệ cỏ được sử dụng (gia súc ăn) và khả năng tiêu hóa của gia súc đối với lá và thân cây giai đoạn này thấp dần
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng theo từng giai đoạn của cỏ để chúng
ta định ra thời gian chăm sóc và thu cắt hợp lý
* Sản lượng chất xanh
Sản lượng cỏ hòa thảo thay đổi nhiều tùy thuộc vào loài, vùng khí hậu
và kỹ thuật canh tác Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố này tới năng suất cỏ hòa thảo
Ảnh hưởng của giống cỏ đến năng suất và sản lượng
Theo (Trần Tấn Khanh, 2003) [16] thì cỏ Brachiaria humidicola là
cỏ chủ yếu sử dụng để chăn thả trên đồng cỏ lâu năm và để chống xói mòn đất, sản lượng vật chất khô đạt từ 7 - 33 tấn/ha/năm tùy theo điều kiện khí hậu và đất đai
Trang 23Các kết quả nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Hà và cs, (1985) [11] cho biết các giống cỏ hòa thảo trồng tại các vùng ở nước ta có sản lượng biến động rất lớn, phụ thuộc vào các yếu tố như đất đai, chăm sóc, chế độ
phân bón và độ dài của mùa khô Sản lượng của giống cỏ Brachiaria spp có
thể biến động từ 5 - 30 tấn VCK/ha/năm
Kết quả nghiên cứu của CIAT, (1978) [45] tại Quilichao, Colombia, thì
giống cỏ Brachiaria decumbens có thể đạt sản lượng chất khô trên 4.000
kg/ha/năm với thí nghiệm không có bón đạm, nhưng bón đủ lân và nó là giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thấp
Như vậy, các giống cỏ khác nhau có sản lượng chất xanh và vật chất khô khác nhau Cùng một giống cỏ nhưng trồng ở các vịt trí địa lý khác nhau cũng cho năng suất khác nhau
Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ
Khi cỏ sống ở các điều kiện khác nhau thì yếu tố khí hậu là nhân tố thường hạn chế tới sản lượng của cỏ Đối với các vùng lạnh và vùng khan hiếm nước, thì yếu tố hạn chế về năng suất chính là nước Do vậy, đã không ít những nghiên cứu về mùa vụ và nước tưới ảnh hưởng tới sản lượng cỏ
Cỏ Pangola ở nam Queensland, với tổng lượng mưa hàng năm là 1.075
mm, cỏ có sản lượng trung bình là 10.565 kg/ha/năm Khi cỏ được bón đầy đủ phân, năng suất đã đạt 113 kg VCK/ha/ngày vào mùa hè nhưng chỉ đạt 2,25
kg VCK/ha/ngày vào mùa đông mặc dù cùng một điều kiện bón phân Ở phía bắc Queensland với lượng mưa lớn hơn và được bón 220 kg N, 22 kg P2O5 và
55 kg K2O/ha/năm thì sản lượng của giống cỏ này đã đạt 28.282 kg VCK/ha/năm
Cỏ Echinochloa Scabra đạt sản lượng 4.000 kg VCK/ha ở cỏ non sinh
trưởng, 13.000 kg VCK/ha ở cỏ đã thành thục, 150 kg VCK/ha trong 30 tái sinh ở trong mùa khô, nhưng năng suất tăng nhanh khi được tưới nước đầy
đủ, đạt 2.500 kg VCK/ha sau 30 ngày tái sinh
Trang 24Tại CuBa, sản lượng cỏ Amphilophis pertusa trung bình hàng năm là
15.000 kg VCK/ha Trong đó 40% được sản xuất trong mùa khô dưới điều kiện tưới bằng hệ thống phun mưa
Như vậy, cùng một giống cỏ, sản lượng của chúng cũng thay đổi theo mùa vụ và sản lượng trong mùa khô là thấp hơn rõ rệt, đồng thời đòi hỏi phải tưới nước trong thời gian này thì cỏ mới cho sản lượng cao
* Thành phần hóa học của cỏ hòa thảo
Khái niệm về cây thức ăn xanh bao hàm cả các cây thức ăn tự nhiên và các cây thức ăn trồng với mục đích sử dụng làm thức ăn gia súc Đây là loại thức ăn rất quan trọng, có thể chiếm từ 20 - 40 khẩu phần cho lợn, 70 - 100% khẩu phần của gia súc nhai lại và ngựa, 5 - 10% khẩu phần của gia cầm Chính vì vậy, thức ăn xanh là loại thức ăn vô cùng quan trọng trong chăn nuôi
và chúng có những đặc điểm riêng về thành phần hóa học
Trong thức ăn chăn nuôi thì thành phần hóa học của cây thức ăn là yếu
tố quyết định tới chất lượng của chúng, đồng thời chúng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: giống, phân bón, tuổi cỏ, mùa vụ
Ảnh hưởng của giống
Theo tài liệu của Viện Chăn nuôi quốc gia, (2000) [37], đối với cây cỏ hòa thảo ngoài tự nhiên thì hàm lượng các chất dinh dưỡng rất khác nhau:
Có loại cỏ có tỷ lệ VCK thấp như cỏ bấc với 13,10 % vật chất khô, 2,10% protein thô, 0,20% lipit thô, 3,90% xơ thô, 5,50% dẫn xuất không đạm và 1,40% khoáng tổng số Một số cỏ có mức trung bình về vật chất khô như: cỏ Mộc Châu mọc tự nhiên có 23,88% vật chất khô, 2,54% protein thô, 0,51% lipit thô, 8,67% xơ thô, 10,13% dẫn xuất không đạm; 2,03% khoáng tổng số; cỏ Ghinê Australia có 21,00% vật chất khô, 2,70% protein thô, 0,40% lipit thô, 7,50% xơ thô, 8,70% dẫn xuất không đạm và 1,70% khoáng tổng số Một số cỏ khác lại có hàm lượng vật chất khô cao (trên 30%) như:
cỏ sâu róm có 30,20% vật chất khô và tỷ lệ các chất khác là 2,30% protein
Trang 25thô, 1,60% lipit thô, 9,70% xơ thô, 14,70% dẫn xuất không đạm, 1,90% khoáng tổng số, cỏ pangola trung du Bắc Bộ có 35,60% vật chất khô, 2,30% protein thô; 0,90% lipit thô, 11,60% xơ thô, 18,10% dẫn xuất không đạm và 2,70% khoáng tổng số
Như vậy, đối với mỗi loại cây thức ăn khác nhau thì thành phần hóa học của chúng là khác nhau Thành phần hóa học của cây thức ăn phụ thuộc vào từng giống cây trồng
Ảnh hưởng của phân bón đối với thành phần hóa học của cỏ
Thông thường, thành phần dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của cây thức ăn Chính vì vậy, khi cỏ được bón phân thì cũng tác động đến giá trị dinh dưỡng của cỏ
Cỏ Rhodes có tỷ lệ các chất hữu cơ biến động rất khác nhau: Trong
vật chất khô, tỷ lệ protein thô từ 4 - 13%, xơ 30 - 40%, nitơ tự do 42 - 48% trong N tổng số tùy theo tuổi cỏ (non, trưởng thành, già) (Bogdan, 1969) [41] Ở Australia, tỷ lệ protein của cỏ tăng từ 6,3% khi không bón phân cho đến 9,5 - 9,8% khi bón phân ở mức 440 kg N/ha/năm Tỷ lệ tiêu hóa VCK thường từ 40 - 60%
Cỏ Dactyloctenium giganteum có tỷ lệ nitơ trong ngọn lá là 0,3 - 0,35%
khi không bón phân đạm và từ 0,3 - 0,4% khi bón 500 kg sunphat amon/ha/năm Tỷ lệ photpho là 0,03% khi không bón phân và từ 0,05 - 0,08% khi có bón phân superphotpat (Skerman và Riveros, 1990) [86] Còn các tác giả Dabadghao và Shankarnarayan., (1970) [50] cho biết tất cả các cỏ
Heterorogon khi trồng tại Ấn Độ đều có tỷ lệ protein là 5% khi không được
bón đạm nhưng tỷ lệ này sẽ tăng lên 5,8% khi được bón đạm
Cỏ Eriochloa punctata có tỷ lệ protein dao động từ 5,6 đến 10,3%,
trung bình thường là 7,5% trong VCK Tuy nhiên, tỷ lệ protein sẽ tăng nhanh
từ 6,4% khi không bón đạm lên 10,2% khi bón 880 kg N/ha/năm với cỏ được trồng tại Puerto Rico (Vicente - Chandler và CS, 1974) [95]
Trang 26Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố thì bón phân sẽ làm thay đổi tỷ lệ các chất dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng của
cỏ, đặc biệt khi bón phân đạm cho cỏ sẽ làm tăng tỷ lệ protein trong cỏ là
rõ nét nhất
Ảnh hưởng của tuổi cỏ
Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về thời điểm thu cắt ảnh hưởng tới thành phần hóa học của cỏ Cụ thể là: Theo Kivimae, (1966) [62] thì giá trị
dinh dưỡng của cỏ timothy thay đổi theo các giai đoạn thành thục của cỏ, ở
giai đoạn trước ra đòng, ra đòng và giai đoạn hoa đầu thì sản lượng vật chất khô, protein thô, xơ và lignin biến động theo giai đoạn lần lượt như sau: 3,21 tấn/ha - 14,5% - 24,7% - 4,5%; 5,29 tấn/ha - 12,2% - 27,6% - 5,5%; 6,59 tấn/ha - 9,6% - 29,2% - 6,5%
Ở Srilanka, cỏ D.smutsii ở 4 tuần tuổi có thành phần hóa học như
sau: 17,2 % vật chất khô và 13,35 % protein thô trong VCK; ở 6 tuần tuổi
là 17,64 % vật chất khô với 44 % protein thô trong VCK khi được bón phân đầy đủ 140 kg N, 196 kg P2O5 và 252 K2O/ha/năm (Pathirana và Siriwardene, 1973) [74]
Theo Trần Tấn Khanh, (2003) [16], các cỏ hòa thảo A gayanus, B brizantha, B decumbens, B humidicola, B ruziziensis, P maximum, P atratum, P guenoarum ở KCC 45 ngày có tỷ lệ vật chất khô khá cao từ 23 -
26 %, hàm lượng protein thô trong VCK nằm trong khoảng từ 7,78 - 12,09 %, năng lượng trao đổi trên 1 kg vật chất khô của các giống khác nhau không nhiều, vào khoảng 1935 - 2085 Kcal/kg Các giống cỏ có hàm lượng protein
thấp bao gồm các giống B humidicola, P atratum spp Đây là điểm hạn chế
lớn nhất của các giống này, dẫn đến lượng protein ăn vào của gia súc khi chăn thả trên đồng cỏ trồng thuần các cỏ này rất thấp (Peter và Werner, 2002) [77]
Như vậy, khi cắt cỏ càng non thì tỷ lệ vật chất khô càng thấp nhưng tỷ
lệ protein cao, tỷ lệ xơ ít hơn và cỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn Khi khoảng
Trang 27cách cắt cỏ (tuổi cỏ) càng tăng thì tỷ lệ vật chất khô tăng, tuy nhiên, tỷ lệ xơ lại tăng cao, nên làm giảm giá trị của cỏ, đồng thời tỷ lệ protein trong cỏ cũng giảm dần
Ảnh hưởng của mùa vụ tới thành phần hóa học và chất lượng cỏ
Mùa vụ hay chính các yếu tố khí hậu tác động, làm cho khả năng hút cũng như tổng hợp chất dinh dưỡng của cỏ từ đất cũng thay đổi, từ đó làm ảnh hưởng tới thành phần hóa học của cỏ Sự biến động đó đã được các nhà khoa học nghiên cứu và cho nhận xét như sau:
Theo Brown và cs, (1955) [43] thì cỏ tall fescue sẽ cho chất lượng tốt khi
thu cắt ở đầu mùa xuân và trước khi ra bông đầu Cỏ sinh trưởng ở các mùa khác nhau thì hàm lượng cacbohydrate và protein trong VCK sẽ thay đổi theo như sau: Trong mùa xuân là 22,2 % - 9,0 %; mùa hè là 18 % - 8,4 % và mùa thu là 19 % và 8,8 % Khả năng tiêu hóa và hấp thu của cỏ này trong mùa hè là thấp nhất, đạt trung bình trong mùa thu và cao nhất trong mùa đông Chất lượng của cỏ phụ thuộc nhiều vào hàm lượng cacbohydrate có trong đó
Kết quả về khả năng tiêu hóa của cỏ E curvula được nghiên cứu tại
Samford cho thấy tỷ lệ tiêu hóa từ 65 % trong mùa xuân giảm xuống còn 49
% ở giữa mùa hè và 50 % ở giữa mùa đông, với tỷ lệ protein thô trong VCK dao động như sau: 7,5 % ở mùa xuân, 6,25 % ở giữa mùa hè và 9,4 % ở giữa mùa đông (Strickland, 1973) [89]
Khả năng tiêu hóa được của cỏ ruzi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao
(Dienum& Dirven, 1972) [54] Khả năng tiêu hóa giảm trong vòng 18 ngày từ 79,4 % ở nhiệt độ ngày/đêm là 24/180C xuống còn 72,7 % ở nhiệt độ 29/300C
Trang 281.4 Phương pháp in vitro gas production trong nghiên cứu đánh giá giá trị dinh dưỡng cho gia súc nhai lại
1.4.1 Giới thiệu chung về phương pháp in vitro gas production
Nguyên lý: Khi lên men yếm khí thức ăn trong dạ cỏ bởi vi sinh vật sẽ
tạo ra axit béo mạch ngắn, CO2, CH4, và một lượng nhỏ hydro Axit béo
mạch ngắn trong cả hai điều kiện in vivo và in vitro sẽ phản ứng với đệm
bicarbonate để giải phóng thêm CO2 (Markar, 2000) Như vậy, quá trình sinh khí xẩy ra đồng thời, song hành với quá trình phân giải xơ Lượng khí
sinh ra khi ủ thức ăn với dịch dạ cỏ trong điều kiện in vitro vì thế có quan hệ
chặt chẽ với tỷ lệ tiêu hoá và giá trị năng lượng của thức ăn (Menke và Steingass, 1988) [70]
Phương pháp sinh khí in vitro gas production là phương pháp đánh
giá khả năng tiêu hóa thức ăn trong dạ cỏ Để đánh giá khả năng phân giải thức ăn đối với gia súc ăn cỏ, người ta sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau, trong đó có phương pháp in situ và in vitro đã được đề xuất và sử dụng
phổ biến
Độ chính xác của phương pháp trên khá biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài gia súc, loại gia súc, vị trí đặt cannula, các chất đánh dấu để xác định tỷ lệ tiêu hóa, cũng như các chất đánh dấu protein vi sinh vật (Stern và cs, 1997) [88], các dung môi sử dụng nghiên cứu cũng như bản chất các khẩu phần cơ sở (Loerch và cs, 1983) [65] Do vậy, không có một kỹ thuật riêng lẻ nào cho một ước tính chính xác trên các khẩu phần ăn và với các điều kiện nuôi dưỡng khác nhau Chính vì thế việc đánh giá tỷ lệ tiêu hóa các của các khẩu phần ở dạ cỏ chỉ là một ước tính gần đúng Để có kết quả
chính xác hơn về tỷ lệ tiêu hóa thức ăn cần tiến hành thí nghiệm in vivo trên gia súc Tuy nhiên, phương pháp in vivo thường tốn kém, mất nhiều công sức,
thời gian tiến hành lâu và nhất là không thể tiến hành cùng một lúc với số lượng mẫu lớn
Trang 29Phương pháp được sử dụng để đánh giá tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ của gia súc nhai lại trong nghiên cứu này được chúng tôi đề cập và sử dụng là
phương pháp sinh khí in vitro gas production do Menke và Steingass (1988)
[70] đề xuất và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới Do vậy đo lượng khí sinh ra không chỉ xác định được tốc độ và tỷ lệ tiêu hóa mà ta còn có thể dùng
để xác định mối tương tác giữa các thành phần thức ăn trong khẩu phần
Phương pháp in vitro gas production bao gồm việc ủ một lượng mẫu
thức ăn hoặc một lượng mẫu nhất định của khẩu phần trong các xylanh chuyên dụng đã có hỗn hợp dung dịch đệm và dịch dạ cỏ, sau đó đo thể tích lượng khí sinh ra sau các thời điểm ủ mẫu khác nhau Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng khí sinh ra như: khẩu phần của gia súc cấp dịch dạ cỏ,
kỹ thuật chuẩn bị mẫu, khối lượng các mẫu, phương pháp lấy mẫu, cách xử lý
và bảo quản dịch dạ cỏ (Menke và Steingass, 1988) [70]
Khẩu phần cho gia súc cấp dịch dạ cỏ có ảnh hưởng lớn đến thể tích khí
đo được Thể tích khí sinh ra khi sử dụng dịch dạ cỏ của cừu chỉ cho ăn rơm thấp hơn 25% lượng khí sinh ra khi sử dụng dịch dạ cỏ của cừu được cho ăn cả rơm và thức ăn tinh, bởi khả năng hoạt động của vi sinh vật trong dịch dạ cỏ của cừu chỉ cho ăn rơm yếu hơn Chính vì vậy, khẩu phần thức ăn của gia súc cho dịch dạ cỏ nên bao gồm cả thức ăn thô và thức ăn tinh được tiêu chuẩn hóa trước khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm (Trương La và cs, 2008) [17]
Công tác chuẩn bị mẫu và khối lượng các mẫu dùng để thí nghiệm
đóng một vai trò quan trọng trong phương pháp sinh khí in vitro Thể tích của
các xilanh thông dụng hiện nay đang được dùng cho phương pháp này là 100
ml, do vậy khối lượng mẫu thức ăn chỉ nên giới hạn trong khoảng 200 - 300
mg tùy thuộc các loại thức ăn nghiên cứu Với các loại thức ăn dễ tiêu hóa, khối lượng mẫu nên là 200 mg để đảm bảo lượng thể tích khí sinh ra không vượt quá 100ml Đối với các loại thức ăn lên men chậm, khó tiêu hóa khối lượng mẫu cho mỗi xilanh nêm là 300 mg Độ nghiền mẫu thức ăn cũng có
Trang 30ảnh hưởng đáng kể đến lượng khí sinh ra Các mẫu thức ăn tốt nhất được nghiền nhỏ với kích thước hạt không lớn hơn 1 mm (Menke và Steingass, 1988) [70]
Thời điểm lấy dịch dạ cỏ cũng ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp
in vitro Các nghiên cứu cho thấy hoạt lực enzyme của dịch dạ cỏ lấy sau bữa
ăn sáng mạnh hơn hoạt lực enzyme của dịch dạ cỏ lấy trước bữa ăn sáng Tuy nhiên thành phần và hoạt lực enzyme của dịch dạ cỏ trước bữa ăn sáng lại ổn
định hơn Để chuẩn hóa dịch dạ cỏ, ta nên lấy vào buổi sáng trước khi cho gia súc ăn (Menke và Steingass, 1988) [70]
Dung dịch đệm bổ sung vào dịch dạ cỏ cũng có ảnh hưởng đến lượng khí sinh ra Khi dung dịch đệm là glutamate natri và acid béo bay hơi hoặc casein và glycerin không tạo ra sự sai khác có ý nghĩa về lượng khí sinh ra Tuy nhiên nếu dung dịch đệm thêm nitơ thì sẽ làm tăng tốc độ sinh khí (Wood
và Manyuchi, 1997) [98]
Tuy kết quả thể tích khí tạo ra theo phương pháp in vitro phụ thuộc vào
một số yếu tố khi tiến hành thí nghiệm, nhưng sử dụng phương pháp này để nghiên cứu tiêu hóa thức ăn có một số lợi thế so với các phương pháp in vivo truyền thống khác Thể tích khí sinh ra do lên men cả phần chất nền hòa tan
và không hòa tan trong mẫu thức ăn Tương quan giữa lượng khí sinh ra và hàm lượng NDF (R2 = 0,99) và lượng khí sinh ra với chất khô mất đi trong kỹ
thuật in sacco là rất cao (R2 = 0,90) Theo Prasad và cs, (1994) [78], đã chứng
tỏ phương pháp sinh khí in vitro gas production có thể thay thế cho các phương pháp in vitro khác trong đánh giá nhanh tỷ lệ tiêu hóa thức ăn cho loài
nhai lại Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, so với các phương pháp
in vitro khác và phương pháp sử dụng thành phần hóa học của thức ăn thì phương pháp sinh khí in vitro gas production là một công cụ tốt hơn để chẩn
đoán lượng thức ăn ăn vào và ước tính tỷ lệ tiêu hóa thức ăn (Blumel và
Orskov, 1993) [40]; (Khazaal và cs, 1995) [59] Phương pháp in vitro gas
Trang 31production không đòi hỏi nhiều lao động, yêu cầu trang thiết bị đơn giản và
chi phí nghiên cứu thấp, do vậy rất phù hợp với các nước đang phát triển
Ưu nhược điểm của phương pháp in vitro gas production
Ưu điểm của phương pháp là cho phép đánh giá một số lượng lớn mẫu thức ăn; cho phép đánh giá và phát triển các chiến lược bổ sung dinh dưỡng trên cơ sở sử dụng tốt nguồn thức ăn có sẵn để có được hiệu quả sinh tổng hợp protein vi sinh vật dạ cỏ tốt nhất; giúp nghiên cứu thay đổi mô hình lên men dạ cỏ theo hướng tăng hiệu quả sinh tổng hợp protein vi sinh vật dạ cỏ và giảm thiểu thải khí methane từ dạ cỏ; là công cụ tốt để xem xét quan hệ giữa chất dinh dưỡng và chất kháng dinh dưỡng và vai trò các chất dinh dưỡng khác nhau (thay đổi thành phần của dung dịch ủ)
Nhược điểm của phương pháp in vitro gas production là không đánh
giá được ảnh hưởng của các phương pháp chế biến đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh khí trong các thí nghiệm
in vitro gas production
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp in vitro gas production đã được (Rymer và cs, 2005) [81] tổng kết Các yếu tố: khối lượng, kích thước và chuẩn bị mẫu, dịch dạ cỏ, thành phần dung dịch đệm, sử dụng mẫu trắng (Blank), thiết bị, dụng cụ trong thí nghiệm
Theo Theodorou và cs (1994) [92] tăng khối lượng mẫu (chất nên) sẽ làm thể tích khí tăng lên, nhưng tốc độ sinh khi không bị ảnh hưởng Khối lượng phù hợp với các thức ăn dễ lên men nên là 200mg, với các thức ăn lên men chậm khối lượng nên là 300mg để đảm bảo rằng lượng khí sinh ra khi ủ mẫu không lớn hơn 10ml (Menke và Steingass, 1988) [70]
Kích thước mẫu có ảnh hưởng đến tốc độ sinh khí trong thời gian ủ Các mẫu được nghiền nhỏ có khả năng lên men nhanh hơn các mẫu không được nghiền (Menke và Steingass, 1988) [70] và Lowman và cs, (2002) [66]
Trang 32giả thích rằng: nghiền nhỏ mẫu làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của các mảnh thức ăn với vi sinh vật trong môi trường ủ Dehority và Johnson (1961) [53] chỉ ra rằng độ nghiền nhỏ của hạt thức ăn thí nghiệm tốt nhất là không lớn hơn 1mm
Menke và Steingass, (1988) [70] thấy lượng khí sinh ra trong cả hai trường hợp mẫu được làm lạnh - khô và sấy khô bằng tủ sấy ở 600C trong 48 giờ là như nhau Cone và Van Gender (1998) [47] cũng chỉ ra rằng làm lạnh -khô mẫu và sấy mẫu bằng lò sấy không làm thay đổi lượng khí sinh ra trong quá trình ủ Tuy nhiên, khi ủ mẫu cỏ tươi thì lượng khí sinh ra khác so với các mẫu đã được làm khô Cone và Van Gender (1998) [47] Theo Sanderson và
cs (1997) [83], tốc độ lên men của mẫu ủ trong điều kiện in vitro chính xác
hơn so với các mẫu chưa qua xử lý Lowman và cs (2002) [66] giải thích rằng
ở các mẫu được sấy khô vi sinh vật có thể tấn công sớm và mãnh liệt hơn so với các mẫu tươi Vì vậy, quá trình lên men phân giải diễn ra nhanh hơn
Wood và cs (1998) [99] cho rằng, nồng độ của dịch ủ cao làm tăng thể tích khí sinh ra khi ủ cùng một khối lượng mẫu với thời gian ủ như nhau Theo Rymer và cs (2005), [81] tốc độ sinh khí trong thí nghiệm in vitro có mối quan hệ với nồng độ dịch dạ cỏ trong dung dịch ủ Pell và Schofield (1993) [76] đề nghị nên dùng dung dịch ủ với thức ăn thí nghiệm có nồng độ dịch dạ cỏ/dung dịch ủ tối thiểu là 20ml/100ml (tỷ lệ 1/5) Thời gian lấy dịch
dạ cỏ cũng có ảnh hưởng đến kết quả sinh khí trong các thí nghiệm sinh khí in vitro Nên lấy dịch dạ cỏ trước khi cho gia súc ăn sáng (Menke và Steingass, 1998) [70] Cone và cs (1996) [46] chỉ ra rằng, tốc độ lên men của thức ăn tăng dần khi dịch dạ cỏ được lấy sau khi cho gia súc ăn sáng mặc dù tổng lượng khí sinh ra không thay đổi Nagari và cs (2000) [72] không thấy sự khác nhau về hoạt động của vi sinh vật trong dich dạ cỏ khi lấy dịch cách nhau 72 giờ
Trang 33Thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến thành phần và thể tích khí sinh ra Theo Trei và cs (1970) [93], khi mẫu ủ là rơm non thì lượng khí sinh ra cao hơn so với mẫu ủ là hạt ngũ cốc Menke và Steingass, (1988), [70], Mertens
và cs (1998) [71], Nagadi và cs (2000) [72] thấy rằng khẩu phần ăn của bò lấy dịch dạ cỏ ảnh hưởng đáng kể đến thành phần và thể tích khí sinh ra Calabro
và cs (2005) [44] thấy cỏ ảnh hưởng của loài lấy dịch đến thành phần và thể tích khí sinh ra
Mertens và cs (1998) [71] cho rằng trộn dịch dạ cỏ được làm lạnh với dung dịch đệm làm giảm thời gian phân giải chất hữu cơ tức là tăng tốc độ sinh khí Menke và Steingass, (1988), [70] đưa ra các yêu cầu trong chuẩn bị mẫu dịch ủ như sau: dịch ủ phải luôn được giữ trong bình nước ấm 390C và được sục khí CO2 để đảm bảo yếm khí, dung dịch ủ được pha chế theo tỷ lệ giữa dung dịch đệm 2 và dung dịch dạ cỏ là 2/1
Việc sử dụng mẫu trắng - mẫu chỉ có dịch dạ cỏ trong quá trình thí nghiệm sinh khí in vitro (thường là 3 mẫu) chỉ chưa 30ml dung dịch ủ trong xylanh không chứa mẫu là rất quan trọng Đo đạc, tính toán lượng khí sinh
ra từ các xylanh này để có thể hiệu chỉnh lượng khí sinh ra từ các mẫu thức
ăn đem ủ một cách chính xác hơn Cone và Van Gender (1998) [47] chỉ ra rằng tốc độ khí sinh ra từ các mẫu trắng không giống như các mẫu ủ thức ăn thí nghiệm
Rymer và cs (2005) [81] so sánh ba loại thiết bị được sử dụng trong các thí nghiệm sinh khí in vitro và thấy rằng có sự sai khác về lượng sinh khí sinh ra khi dùng các thiết bị khác nhau Davies và cs (2000) [52] khi so sánh thiết bị của Theodorou và cs (1994) [92], với thiết bị Cone và cs (1996) [46] cũng có kết luận tương tự Như vậy, khi sử dụng các dụng cụ khác nhau phải lưu ý để hiệu chỉnh cho phù hợp trong việc tính toán kết quả sinh khí của các mẫu thức ăn thí nghiệm
Trang 341.4.2 Ứng dụng của phương pháp in vitro gas production trong nghiên cứu
và đánh giá giá trị dinh dưỡng cho gia súc nhai lại
Với những ưu điểm vượt trội của phương pháp in vitro gas protduction,
ngày nay kỹ thuật này được sử dụng phổ biến trong những nghiên cứu về thức
ăn chăn nuôi gia súc nhai lại như: xác định tỷ lệ tiêu hoá, giá trị năng lượng trao đổi và năng lượng thuần; xác định tổng axit béo mạch ngắn (Short chain fatty acids - SCFA); xác định tổng hợp protein vi sinh vật; định lượng CH2 và
CO2 Ngoài ra, gần đây phương pháp được sử dụng để nghiên cứu tiêu hoá trên thỏ, lợn , người
Phương pháp in vitro gas production hiện nay đã và đang được sử dụng
để nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gia súc nhai lại
ở Việt Nam Năm 1997, Brenda Keir và cs là những người đầu tiên giới thiệu
và sử dụng phương pháp này Sau đó, năm 2007 Vũ Chí Cương và cs [7] đã tiến hành các nghiên cứu ước tính OMD và ME của 20 loại thức ăn dùng cho gia súc nhai lại bằng phương pháp này Năm 2003, Viện Chăn nuôi có một đề tài cấp Bộ xác định thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gia súc nhai lại bằng các phương pháp khác nhau [6]
1.5 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ lâu, cỏ Yến mạch đã được di thực và trồng rộng rãi ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu "Đánh giá khả năng sản xuất của một số giống cỏ trồng tại các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Hà và cs (1985) [11] là một trong những nghiên cứu đầu tiên về cỏ, trong đó có đề cập đến cỏ Yến mạch Sau đó là một số nghiên cứu về "Điều tra tập đoàn cỏ trồng Mộc Châu và hiệu quả của các mô hình thức ăn" của Hoàng Chung và cs (2008) [5] là một trong những nghiên cứu đầu tiên về cỏ tại Mộc Châu - Sơn La, trong đó có đề cập đến vai trò của cỏ Yến mạch Sau đó, Nghiêm Văn Cường, 2008 [8] đã thực hiện nghiên cứu về khả năng thích
Trang 35nghi của một số giống cỏ trồng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa Mộc Châu Ngoài ra, cỏ Yến mạch còn được nhắc đến trong một số công trình nghiên khác như Nguyễn Ngọc Hà và cs (1995) [12],
Lê Văn Bảy (2010) [2]
Trong các nghiên cứu kể trên về cỏ Yến mạch, chủ yếu tập trung những vấn đề như điều tra tập đoàn giống cỏ, đánh giá khả năng thích nghi Việc nghiên cứu một cách có hệ thống từ (1) Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của cỏ yến mạch trồng trong vụ đông tại Mộc châu; (2) Xác định
thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa in vitro gas production và giá trị năng
lượng trao đổi của cỏ yến mạch; (3) Đánh giá khả năng sản xuất sữa của bò
HF khi sử dụng cỏ yến mạch trong vụ đông thực hiện tại Mộc Châu - Sơn La
là một nghiên cứu mới và rất cần thiết
1.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Năm 2012 Paulo Salgado và cs [75] nghiên cứu về cỏ Yến mạch
gia súc nhai lại nói chung và bò sữa HF nói riêng trong mùa đông ở miến núi phía Bắc Việt Nam Đánh giá về lượng thức ăn ăn vào và giá thức ăn cho bò sữa đang cho sữa
Theo nghiên cứu của Lodhi và cs (2009) [64] thực hiện trên 9 giống cỏ
Yến mạch (Avena sativa) tại Viện nghiên cứu gia súc Sibi đã đánh giá được
các yếu tố cấu thành năng suất ảnh hưởng đến từng giống cỏ như chiều cao cây, diện tích lá, sản lượng cỏ/ha
Năm 2008, Ahmad, G và cs [38] nghiên cứu năm giống cỏ yến mạch sinh trưởng sớm S-2000, Fulgrain, Kent, Early Miller và Avon đã được đánh giá về các đặc tính hạt, năng suất thức ăn gia súc và chất lượng thức ăn xanh ở Viện Nghiên cứu Thức ăn gia súc, Sargodha, Pakistan trong giai đoạn 2003 -
2004 đến 2006 - 2007 Kết quả cho thấy giống cỏ S-2000 có chiều cao cây, độ dày của thân cây, diện tích lá, số cây trồng trên mỗi cây, số lá trên mỗi cây,
Trang 36hạt trung bình và năng suất cỏ xanh tốt hơn Giống mới S-2000 vượt xa các giống còn lại Về năng suất hạt đạt 2,66 tấn/ha và sản lượng thức ăn xanh 80,31 tấn/ha Trên cơ sở kết quả 4 năm, giống yến mạch S-2000 được khuyến khích để nuôi trồng cộng đồng để tăng năng suất thức ăn cho gia súc
Việc cung cấp dư lượng thức ăn gia súc có chất lượng là rất cần thiết cho ngành công nghiệp sữa bền vững Sự phát triển của các giống Yến mạch
có năng suất cao hơn sẽ giúp tạo ra lượng thức ăn phong phú cho gia súc Shah và cs [85] tiến hành thử nghiệm so sánh sản lượng thức ăn gia súc của
12 giống lúa Yến mạch (Avena sativa L.) tại trạm nghiên cứu nông nghiệp,
Bahawalpur, Pakistan, trong năm 2012-2013 Thiết kế thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên sử dụng ba lô để bố trí thí nghiệm với quy mô mỗi lô đất thí nghiệm 1,8m x 6 m Phương pháp khoan được sử dụng để gieo hạt Dữ liệu được ghi nhận về chiều cao cây, diện tích lá và năng suất thức ăn gia súc
Trang 37Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cỏ Yến Mạch (Avenna sativa) giống lá nhỏ được cung cấp bởi Công ty
Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu nhập từ Úc về Việt Nam được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu của đề tài
Hiệu quả sử dụng cỏ Yến mạch trong chăn nuôi bò sữa được đánh giá
qua 12 con bò HF (Holstein Friesian) của 03 gia đình nuôi tại huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La
2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong vòng 01 năm (từ tháng 7/2016 đến 7/2017)
* Địa điểm nghiên cứu
Các thực nghiệm nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, năng suất của cỏ Yến mạch được bố trí trên đồng ruộng; nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất sữa của bò HF được thực hiện tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Các nghiên cứu về tỷ lệ nảy mầm, thành phần hoá học của cỏ/sữa bò được tiến hành tại phòng thí nghiệm khoa Nông Lâm, trường Đại học Tây
Bắc Nghiên cứu đánh giá về tỷ lệ tiêu hoá in vitro gas production và giá trị
năng lượng trao đổi của cỏ Yến mạch được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền núi thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia (xã Bình Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên)
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của cỏ Yến mạch trồng trong vụ đông tại Mộc châu
2.3.1.1 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ Yến mạch
Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của cỏ Yến mạch được bố trí tại 03 nông hộ, mỗi hộ 500m2 Các nông hộ lựa chọn đảm
Trang 38bảo sự đồng đều tương đối về địa hình, địa lợi, thời vụ gieo trồng, và thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật trong canh tác
Mật độ gieo trồng với lượng hạt cỏ là 35 - 40kg/ha Hạt cỏ được xử lý nứt nanh rồi mang gieo Đất được làm kỹ, cày sâu 25cm, bừa ba lần đảm bảo đất nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại
Phân bón cho cỏ Yến mạch mỗi vụ được thực hiện qua 02 lần là bón lót
và bón thúc Bón lót được thực hiện trước khi gieo trồng với công thức: 15 tấn phân chuồng/ha ; 40 kg phân lân supe/ha; 50kg phân kali/ha; 1.500kg vôi bột /ha Bón thúc được thực hiện tại hai thời điểm: đạm urê, bón sau trồng 30 ngày: 40kg/ha; bón đạm sau 20 ngày cắt: 40kg/ha
Bảng 2.1 Theo dõi, đánh giá năng suất
Mật độ gieo trồng kg/ha 35 - 40 35 - 40 35 - 40
2.3.1.2 Phương pháp theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu
* Đánh giá tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của cỏ
Tỷ lệ nẩy mầm được xác định bằng cách gieo 50 hạt trên bông thấm nước trên đĩa Petri, tiến hành nhắc lại 10 lần và đánh giá sau 10 ngày rồi lấy kết quả trung bình
Tỷ lệ sống của cỏ Yến mạch được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số khóm cỏ sống trên số khóm cỏ trồng (từ hạt đã xử lý trổ rễ mầm và chồi
Trang 39mầm) Mỗi luống trồng 40 hạt để theo dõi đánh giá trên diện tích đất có kích thước 2.5 x 4 = 10m2, tiến hành nhắc lại 5 lần Thời gian đánh giá tỷ lệ sống sau khi trồng là 15 ngày
* Theo dõi đánh giá chiều cao cây
Chiều cao cây được thực hiện bằng phương pháp theo dõi độ cao của cây: Cố định 1m2 cỏ/1ô theo phương pháp phân phối đều theo đường chéo 05 điểm trên mặt phẳng ngang với mặt đất theo trục đường chéo như trong Hình 2.1; nhắc lại 3 lần/mỗi ô (Theo Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2005) [18] Đo cỏ thường đo vào buổi sáng khi trời chưa có ánh nắng nhiều và trời
đã tan sương Dụng cụ đo: Bằng thước dây
Hình 2.1 Bố trí thí nghiệm theo dõi độ cao cây
Khi đo vuốt lá cỏ lên theo phương thẳng đứng, đo từ mặt cọc đến đầu mút của 3/4 số lá cỏ/1m2 Lần đo đầu tiên sau trồng là 40 ngày, lần đo thứ hai
là 45 ngày, lần đo thứ ba là 50 ngày Lần đo sau tương tự như lần đo trước
* Phương pháp đánh giá tốc độ sinh trưởng của cỏ Yến mạch
Là mức độ tăng trưởng biểu hiện ở chiều cao của cỏ từ khi trồng đến khi thu hoạch lứa đầu tiên, đơn vị tính là cm/ngày
Cách tính tốc độ sinh trưởng: Sử dụng kết quả đo chiều cao cây nêu trên để tính tốc độ sinh trưởng của cỏ theo công thức sau:
Trang 40Tốc độ sinh trưởng =
t
L
L2 1Trong đó: L1: Chiều cao cỏ đo lần trước (cm)
L2: Chiều cao cỏ đo lần sau (cm)
t : Khoảng cách giữa 2 lần đo (ngày)
* Theo dõi đánh giá chỉ tiêu năng suất của cỏ
Tiến hành thu cắt cỏ để tính năng suất cỏ tại thời điểm 40 ngày tuổi, 45 ngày tuổi và 50 ngày tuổi (cắt cách gốc 5 - 7 cm)
Phương pháp: Theo dõi năng suất của cỏ thí nghiệm bằng cách cắt toàn
bộ cỏ trên mỗi ô và cân vào buổi sáng từ đó tính năng suất/m2 Năng suất trung bình được tính từ 5 lần nhắc lại trên tổng diện tích 1.500m2 của 03 nông
hộ bố trí theo dõi
Hình 2.2 Bố trí thí nghiệm đánh giá năng suất cỏ Yến mạch
* Năng suất chất xanh
Năng suất chất xanh (kg/m2/lứa hoặc tạ/ha/lứa): là khối lượng chất xanh tính trên một đơn vị diện tích là m2 hoặc ha
Diện tích ô thí nghiệm (m2 hoặc ha) Năng suất chất xanh được tính toán dựa trên kết quả đánh giá chỉ tiêu năng suất cỏ qua các giai đoạn trong mô tả phương pháp nêu trên