Sau gần 6 năm hoạt động, nhằm đáp ứng đầy dủ hơn nhu cầu phục vụ kỹ thuật sản xuất cho các khách hàng và để thuận lợi hơn trong việc kinh doanh, Ban Giám Đốc công ty đã đăng ký bổ sung n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*************
NGUYỄN THỊ THU TRANG
KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ TRIỆU KIM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*************
NGUYỄN THỊ THU TRANG
KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ TRIỆU KIM
Ngành: Tài Chính – Kế Toán
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Ths NGUYỄN Ý NGUYÊN HÂN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Kế Toán Mua Bán Hàng Hóa Tại Công Ty TNHH TM-DV Triệu Kim” do Nguyễn Thị Thu Trang, sinh viên
khóa 34, ngành Kế Toán Tài Chính, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày………
ThS NGUYỄN Ý NGUYÊN HÂN
Giáo viên hướng dẫn
Ký tên, ngày… tháng ….năm…
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ký tên, ngày… tháng … năm… Ký tên, ngày… tháng … năm…
Trang 4Xin cảm ơn cô Nguyễn Ý Nguyên Hân, Giảng viên Khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình hướng dẫn ,giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể các anh chị phòng Kế Toán đặc biệt là chị Huỳnh Thị Ngọc Mai đã hướng dẫn nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi suốt quá trình thực tập tại công ty
Cảm ơn các bạn lớp Kế Toán 34 đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình viết đề tài
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến người than đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập mà tôi được tốt nghiệp như ngày hôm nay
Ngày 02 tháng 06 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THU TRANG, khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 06/2012 “Kế Toán Mua Bán Hàng Hóa Tại Công
Ty TNHH TM DV Triệu Kim ”
NGUYEN THI THU TRANG, faculty of economics, Nong Lam University, Ho
Chi Minh, June 2012, “Merchandise turnover accounting at Trieu Kim trading and service limited Company ”
Nội dung chính của đề tài nhằm giải quyết được mục đích mà đề tài đưa ra là tìm hiểu tình hình thực tế hạch toán kế toán mua bán hàng hóa tại công ty TNHH TM
DV Triệu Kim
Nội dung đề tài gồm:
Mô tả quy trình lưu chuyển chứng từ trong quá trình mua, bán hàng hóa tại Công ty TNHH TM DV Triệu Kim
Trình bày quy trình hạch toán, phản ánh lại từng nghiệp vụ phát sinh trong quá trình mua bán hàng hóa
Qua quá trình tìm hiểu thực tế, phát hiện những chỗ chưa hợp lí, chưa đúng quy định Từ đó, đưa ra những nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
DANH MỤC PHỤ LỤC x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc luận văn 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 4
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 4
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 5
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 5
2.1.3 Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động 5
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 6
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 6
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 6
2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 7
2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 7
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận kế toán 8
2.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 9
2.4.1 Hệ thống tài khoản kế toán 9
2.4.2 Hệ thống Báo cáo tài chính 9
2.4.3 Chế độ chứng từ kế toán 10
2.4.4 Chế độ sổ kế toán 10
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Cơ sở luận về kế toán mua bán hàng hóa 12
3.1.1 Hoạt động kinh doanh thương mại 12
3.1.1.1 Khái niệm 12
Trang 73.1.1.2 Đặc điểm 12
3.1.2 Hàng hóa và quá trình mua bán hàng hóa 13
3.1.2.1 Hàng hóa 13
3.1.2.2 Quá trình mua bán hàng hóa 13
3.1.2.3 Nhiệm vụ của kế toán hàng hoá: 14
3.1.3 Kế toán nghiệp vụ mua hàng 15
3.1.3.1 Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng hóa 15
3.1.3.2 Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong nước 16
3.1.3.2 Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa 22
3.1.4 Kế toán nghiệp vụ bán hàng 27
3.1.4.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng hóa 27
3.1.4.2 Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong nước 32
3.1.4.3 Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa 37
3.1.4.4 Kế toán hàng hóa tồn kho: 38
3.1.4.5 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu 41
3.2.1 Phương pháp thu thập 41
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 41
3.2.3 Phương pháp mô tả 41
3.2.4 Phương pháp phỏng vấn 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43
4.1 Kế toán quá trình mua hàng 43
4.1.1 Phương thức mua hàng 43
4.1.2 Phương thức thanh toán 43
4.1.3 Chứng từ sử dụng 44
4.1.3.1 Chứng từ sử dụng đối với mua hàng trong nước 44
4.1.3.2 Chứng từ sử dụng mua hàng nhập khẩu 44
4.1.4 Tài khoản sử dụng 44
4.1.4.1 Tài khoản sử dụng đối với mua hàng trong nước 44
4.1.4.2 Tài khoản sử dụng đối với mua hàng nhập khẩu 44
4.1.5 Nội dung và sơ đồ hạch toán 45
Trang 84.1.5.1 Mua hàng trong nước 45
4.1.5.2 Nhập khẩu hàng hóa 46
4.1.4.3 Nhập khẩu ủy thác 53
4.2 Kế toán quá trình bán hàng 57
4.2.1.Chứng từ sử dụng 57
4.2.2 Tài khoản sử dụng 57
4.2.3 Nội dung và sơ đồ hạch toán 57
4.3 Kế toán chi tiết hàng tồn kho 61
4.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 62
4.4.1 Kế toán chiết khấu thương mại 62
4.4.2 Kế toán giảm giá hàng bán 63
4.4.3 Kế toán hàng bán bị trả lại 63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.2 Kiến nghị 66
5.2.1 Kế toán quá trình nhập khẩu hàng hóa 66
5.2.2 Kế toán quá trình bán hàng 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ Đồ Về Cơ Cấu Tổ Chức Nhân Sự Của Công Ty
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
Hình 2.3: Sơ Đồ Kế Toán Trên Máy Tính
Hình 4.1: Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Mua Hàng Trong Nước
Hình 4.2: Sơ Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Trong Nhập Khẩu Hàng Hóa Hình 4.3: Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Mua Hàng NK
Hình 4.4: Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Nhập Khẩu ủy Thác
Hình 4.5: Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Bán Buôn Hàng Hóa
Hình 4.6: Sơ Đồ Hạch Toán Nghiệp Vụ Bán Lẻ Hàng Hóa
Trang 11Phụ lục 5: Hóa đơn mua hàng trong nước
Phụ lục 6: Bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa trực tiếp
Phụ lục 7: Bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa ủy thác
Phụ lục 8: Hóa đơn bán lẻ hàng hóa
Phụ lục 9: Bộ chứng từ bán buôn hàng hóa
Trang 12CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO ( 7/11/2006) Do đó, hoạt động thương mại ngày càng diễn ra sôi nổi và phức tạp Theo Tổng Cục Thống kê ( Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư) cho biết, tổng mức HH bán lẻ và DT dịch vụ tiêu dùng trên cả nước 2 tháng đầu năm 2012 ước tính đạt 380,3 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước trong đó DT bán lẻ HH
và dịch vụ tại TP HCM ước đạt ước đạt 99.384 tỉ đồng, tăng 7,4% Đặc biệt ngày nay có rất nhiều DN thương mại cùng tham gia vào nền kinh tế nên hoạt động luân chuyển HH bao gồm các hoạt động trao đổi, mua bán và vận chuyển HH đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của DN Vì vậy, việc kiểm soát, đánh giá chặt chẽ quy trình luân chuyển HH trong DN sẽ giúp giảm thiểu các hao phí và góp phần gia tăng lợi nhuận để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN Để đạt được mục đích đó thì công tác kế toán đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh của DN Nhất là trong hoạt động giao dịch thương mại, kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình mua bán HH, ghi nhận DT, giá vốn hàng bán cũng như xác định chính xác các khoản chi phí phát sinh khác Đồng thời phản ánh trung thực, kịp thời và đầy đủ những thông tin này đến cho các nhà quản trị DN, giúp họ có cái nhìn tổng thể về hoạt động của DN, từ đó có thể phân tích, đánh giá, đề ra những biện pháp để có phương hướng kinh doanh tối ưu
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, nên tôi đã quyết định chọn
đề tài: “ Kế toán mua bán hàng hóa tại công ty TNHH TM DV Triệu Kim ” để làm đề
tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trang 13- Thu thập dữ liệu, phản ánh, phân tích, đánh giá công tác kế toán luân chuyển HH của công ty như: hoạt động mua bán HH, HH tồn kho, vận chuyển HH, luân chuyển chứng từ, cách ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các hình thức ghi sổ kế toán tại công ty Từ đó đưa ra nhận xét về ưu và nhược điểm của phương thức kế toán hiện hành, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty
- Nhằm nâng cao khả năng nghiệp vụ về kế toán hàng hóa, việc nghiên cứu đề tài này sẽ là cơ hội gắn kết những kiến thức đã học với thực tiễn nhằm cũng cố, nâng cao kiến thức và tích lũy được vốn kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai
1.4 Cấu trúc luận văn
Đề tài được thực hiện bao gồm 5 chương:
- Chương 1: Đặt vấn đề đề cập đến việc đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Chương 2: Tổng quan nêu lên tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện và giới thiệu khái quát về công ty TNHH TM DV Triệu Kim bao gồm lịch sử hình thành, phát triển và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu đưa ra một số khái niệm chung
về DN thương mại, HH, luân chuyển HH và các phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả và thảo luận mô tả quá trình luân chuyển HH, các loại CT,
cách định khoản và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời đưa ra một số nhận xét
Trang 14- Chương 5: Kết luận và kiến nghị nhận xét chung về công tác kế toán luân chuyển
HH của công ty; rút ra ưu, khuyết điểm từ đó để ra một số biện pháp khắc phục nhằm
hoàn thiện bộ máy kế toán cho đơn vị và phục vụ tốt cho công tác quản lý
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty TNHH TM DV Triệu Kim là đơn vị hoạt động sản xuất kinh danh chuyên nhập khẩu các loại máy móc, linh phụ kiện và vật liệu phục vụ ngành quảng cáo như máy in phun khổ lớn, máy cắt decal, máy khắc CNC, laser, máy khò, mực in,… gỗ các loại để cung cấp cho các khách hàng khi có yêu cầu
Công ty TNHH TM DV Triệu Kim được thành lập năm 2004, chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ ngành quảng cáo 8 năm hình thành và phát triển cùng với ngành quảng cáo Việt Nam, một chặng đường chưa quá dài nhưng cũng đủ để Công ty TNHH TM DV Triệu Kim xây dựng cho mình một thương hiệu được khách hàng tin tưởng và hợp tác Công ty cũng đã tập hợp được một đội ngũ nhân viên năng động, kỹ thuật lành nghề, chu đáo xây dựng được một danh mục các các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất và hậu mãi chu đáo nhất
Tên công ty: Công ty TNHH TM DV Triệu Kim
Tên giao dịch quốc tế: Trieu Kim Trading Service Company Limited
Trang 16Số diện thoại: 08.38105292
Fax: 08.38105293
Website: http://www.trieukim.com
Email: Trieukimco@gmail.com
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)
Ngân hàng Đông Á ( Đông Á Bank)
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH TM DV Triệu Kim được thành lập vào tháng 10 năm 2004 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ ngành quảng cáo Thực hiện các địch vụ về kĩ thuật như thiết kế, lắp đặt, sữa chữa, bảo trì các loại máy in
Sau gần 6 năm hoạt động, nhằm đáp ứng đầy dủ hơn nhu cầu phục vụ kỹ thuật sản xuất cho các khách hàng và để thuận lợi hơn trong việc kinh doanh, Ban Giám Đốc công ty đã đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh sau:
Lần 1(17/1/2010) ngành nghề bổ sung là buôn bán tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến, vận tải hàng hóa bằng ô tô
Đặc biệt công ty TNHH TM DV Triệu Kim là doanh nghiệp độc quyền cung cấp máy in phun khổ lớn nhãn hiệu Flora tại thị trường Việt Nam Đây là nhãn hiệu máy in phun có chất lượng hàng đầu hiện nay Sau một thời gian hoạt động, công ty đã đào tạo được một đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ chyên môn cao Chỉ mới một thời gian ngắn hoạt động nhưng công ty đã có được một lượng khách hàng đông đảo, thị trường tiêu thu trải khắp TP.HCM
2.1.3 Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động:
- Công ty xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo pháp luật hiện hành và theo hướng dẫn của Bộ Thương Mại về thực hiện mục đích, nội dung hoạt động kinh doanh của công ty
- Quản lý và sử dụng vốn của công ty theo đúng chế độ chính sách nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo sự trang trải về tài chính, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và các quy định của Bộ Thương Mại
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, tạo uy tín trong kinh doanh, trên thị trường để khẳng định vị trí của mình
Trang 17- Sử dụng đội ngũ nhân viên theo đúng chính sách của Nhà nước, luôn chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng trình độ văn hóa chuyên môn cho đội ngũ nhân viên
- Nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu thị trường từ đó xây dựng và tổ chức
có hiệu quả các phương án kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hình 2.1: Sơ Đồ Về Cơ Cấu Tổ Chức Nhân Sự Của Công Ty
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
* Giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, tham gia
đàm phán ký kết hợp đồng, giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
* Phó giám đốc: là người có trách nhiệm giải quyết các công việc mà giám đốc
giao, thay giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi công tác Trực tiếp tham mưu cho giám đốc trong hoạt động kinh doanh
*Phòng xuất nhập khẩu: Tổ chức các hoạt động kinh doanh trong và ngoài
nước Bên cạnh đó việc thực hiện nhập khẩu những mặt hàng (chủ yếu là máy móc) để phân phối cho thị trường trong nước cũng là nhiệm vụ quan trọng của Phòng xuất nhập khẩu Nghiên cứu và xây dựng các phương hướng trong việc lựa chọn những mặt
Bộ phận phụ trách khu vực 2
Bộ phận phụ trách khu vực 1
Bộ phận phụ trách
kỹ thuật
P KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC
Trang 18hàng dễ kinh doanh, những thị trường đầy tiềm năng Tiến hành đàm phán và ký kết
hợp đồng Nhập khẩu Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc Phối hợp với phòng
kế toán và những phòng khác để hỗ trợ lẫn nhau trong công việc
* Phòng kế toán: quản lý về tài chính, vốn để phục vụ trong việc kinh doanh
của công ty, thu thập số liệu, kiểm tra chứng từ, hóa đơn, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mở sổ, ghi sổ, thực hiện các giao dịch với ngân hàng Cuối kì kế toán
có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, lập báo cáo quyết toán, phân tích hoạt động kinh doanh
để giúp ban giám đốc ra quyết định kinh tế đúng đắn và kịp thời, dảm bảo cho công việc kinh doanh liên tục và hiệu quả
* Phòng kinh doanh: Kinh doanh chủ yếu là những mặt hàng nhập khẩu các loại
máy móc và phân phối những mặt hàng này cho thị trường trong nước Xây dựng những chiến lược kinh doanh theo từng giai đoạn tuần, tháng, quý, năm, trong ngắn hạn và dài hạn Tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới để mở rộng việc kinh doanh Phối hợp với các phòng khác để việc kinh doanh thuận lợi hơn Chẳng hạn phối hợp với phòng Xuất nhập khẩu trong việc cung ứng hàng hóa cũng như phối hợp vói phòng kế toán trong việc thu tiền
*Phòng tiếp thị: Quảng bá hình ảnh và thương hiệu của công ty Xây dựng các
hệ thống phân phối tiếp cận người tiêu dùng để họ trở thành khách hàng của công ty Lập ra các chiến lược tiếp thị của công ty Nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng Phối hợp với phòng kinh doanh để tìm ra phương hướng hoạt động cho công ty trong thời gian tới
* Phòng kỹ thuật: Kiểm định chất lượng sản phẩm khi nhập về, thiết kế và lắp
đặt máy cho khách hàng Khảo sát và tiếp thu các ý kiến về kĩ thuật, máy móc thiết bị
mà công ty trang bị cho khách hàng Tìm hiểu thêm những sản phẩm mới có chất lượng tốt để đề xuất với công ty Bảo trì định kì hoặc sữa chữa máy móc thiết bị mà công ty đã bán cho khách hàng khi có yêu cầu Đồng thời phòng kĩ thuật cũng lập trình những chương trình quản lý trong toàn công ty, hệ thống mạng máy tính nội bộ, cài đặt những phần mền cho công ty, sữa chữa máy tính máy móc khi có sự cố
2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Trang 19Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
- Định kỳ báo cáo cho ban giám đốc về tình hình kinh doanh đồng thời tham mưu cho nam giám đốc trong việc điều hòa và tổ chức ngồn vốn hoạt động cho công ty
- Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt đông kế toán tại công ty
Kế toán tổng hợp
- Tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu số liệu từ các phần hành kế toán trong doanh nghiệp để phát hiện và sủa chữa sai sót nếu có
- Thực hiện việc khóa sổ cuối kỳ đẻ xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
- Lập báo cáo tài chính nộp cho cấp trên theo quy định
- Hướng đẫn nghiệp vụ cho các kế toán viên
THỦ QUỸ
Trang 20- Đối chiếu với thủ kho về tình hình nhập xuất tồn đồng thời lập báo cáo hàng
- Đối chiếu với thủ kho về tình hình nhập xuất tồn đồng thời lập báo cáo hàng tồn kho
Kế toán thanh toán
- Theo dõi các khoản chi, các khoản thanh toán cho khách hàng trong nước
- Theo dõi các khoản ngoại tệ và đề nghị ngân hàng thanh toán nợ cho nhà cung cấp
- Theo dõi doanh thu bán hàng hàng ngày
- Theo dõi và nộp thuế hàng nhập khẩu
Thủ quỹ
- Là người giữ tiền mặt của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp thu chi tiền mặt cho các khoản tạm ứng, trả tiền hàng, trả lương cho cán bộ nhân viên
- Hàng ngày phải báo cáo lượng tiền mặt tồn quỹ tại công ty
2.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Trong đó quy định về: hệ thống tài khoản kế toán; hệ thống báo cáo tài chính; chế độ chứng từ kế toán; chế độ sổ kế toán
2.4.1 Hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm: 86 tài khoản cấp 1 và các tài khoản cấp 2 trong bảng cân đối kế toán, 6 tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định này công ty chi tiết hóa hệ thống tài khoản phù hợp với đăc diểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty
2.4.2 Hệ thống Báo cáo tài chính
Vào cuối tháng 3 hàng năm công ty lập báo cáo tài chính năm nộp lên cho cơ quan thuế và cục thống kê quận
Báo cáo tài chính năm gồm:
- Bản cân đối kế toán( B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh( B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( B03-DN)
Trang 21- Bản thuyết minh báo cáo tài chính( B09- DN)
2.4.3 Chế độ chứng từ kế toán
Công ty áp dụng hệ thống biểu mẩu chứng từ được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
Chứng từ kế toán ban hành theo Quyết định này gồm 5 chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu lao động tiền lương
- Biên lai thu tiền
- Hóa đơn GTGT: kể từ đầu tháng 4/2011 công ty sử dụng hóa đơn GTGT đặt in Công
ty TNHH in Hồng Phát theo mẫu đã được cơ quan thuế thông qua
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Hình thức kế toán trên máy vi tính: theo hình thức kế toán Nhật kí chung
Trang 22Hình 2.3: Sơ Đồ Kế Toán Trên Máy Tính
Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
Hiện tại công ty đang áp dụng phần mền Excel để hỗ trợ cho công tác kế toán của công
ty Hàng ngày kế toán nhập các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào máy Cuối tháng máy
sẽ tự động kết chuyển sang Sổ Nhật Ký Chung, các Sổ cái, Sổ chi tiết liên quan Cuối năm máy sẽ kết chuyển sang Báo Cáo Báo Tài Chính, Báo Cáo Quản trị
-Sổ Thẻ Kế Toán Chi Tiết.
Loại Máy Vi Tính
-Báo Cáo Tài Chính -Báo Cáo Quản trị
Bảng Tổng Hợp CT
Kế Toán cùng loại
CT Kế Toán
Trang 23CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở luận về kế toán mua bán hàng hóa
3.1.1 Hoạt động kinh doanh thương mại
3.1.1.1 Khái niệm
Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh Theo nghĩa hẹp thì thương mại là quá trình mua, bán HH trên thị trường, là lĩnh vực lưu thông, phân phối hàng hóa Kinh doanh thương mại là điều kiện thúc đẩy sản xuất HH phát triển, mở rộng khả năng tiêu dùng, giúp doanh nghiệp năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh để có cơ hội hơn trong kinh doanh
- Hoạt động kinh doanh thương mại thực hiện giá trị HH Với đặc diểm này, các doanh nghiệp thương mại cần quan tâm đến giá trị và giá trị sử dụng của
Trang 24HH, doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng cần giá trị sử dụng của hàng hóa với giá cả phải chăng Vì vậy, doanh nghiệp thương mại cần quản lý chặt chẽ chi phí mua hàng và các chi phí kinh doanh cũng như xác định đúng giá của hàng xuất kho, làm cơ sở định giá bán hợp lý
3.1.2 Hàng hóa và quá trình mua bán hàng hóa
3.1.2.1 Hàng hóa
HH: là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị Theo nghĩa hẹp,
HH là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được Theo nghĩa rộng, HH là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được
Đối với DN thương mại, HH là đối tượng kinh doanh chủ yếu, là những sản phẩm lao động được mua về để bán ra, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu
HH trong kinh doanh thương mại được phân theo các ngành như sau: hàng vật
tư, thiết bị; hàng lương thực, thực phẩm; hàng công nghệ phẩm tiêu dùng…
3.1.2.2 Quá trình mua bán hàng hóa
a Khái niệm
Quá trình mua bán hàng hóa: là sự vận động của sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng Hay nói cách khác, quá trình mua bán hàng hoá trong DN thương mại là tổng hợp các hoạt động mua bán và trao đổi HH thông qua quan hệ tiền- hàng- tiền
b Nội dung của quá trình mua bán hàng hóa
Sơ đồ quá trình mua bán hàng hoá:
Trong doanh nghiệp thương mại vốn HH chiếm một tỷ trọng lớn và nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và chiếm một khối lượng công việc nhiều HH trong doanh nghiệp thương mại vận động qua ba khâu cơ bản: mua vào, dự trữ, bán ra
- Mua vào: mua hàng là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất của quá trình luân chuyển HH Các DN thương mại phải căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu
Mua vào
Trang 25của người tiêu dùng để mua hàng, tạo nguồn phục vụ bán ra Nguồn hàng có thể được tạo ra từ trong nước, nhập khẩu liên doanh, liên kết…Nếu làm tốt công tác thu mua, giúp cho DN có được những mặt hàng phù hợp với người tiêu dùng cả về số lượng, chất lượng …Từ đó, tác động tích cực đến quá trình kinh doanh của DN
- Dự trữ: để tranh thủ cơ hội bán được hàng, giao hàng nhanh không bị gián đoạn trong cung ứng hàng các DN thương mại phải tiến hành dự trữ HH Tuy nhiên nếu dự trữ quá nhiều dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn hay hư hỏng mất mát, gây mất phẩm chất HH ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Vì vậy, cần
có kế dự trữ cho phù hợp để quá trình luân chuyển HH được thực hiện tốt
- Bán ra: là khâu quan trọng nhất, nó kết thúc quá trình luân chuyển HH Bán ra
có quan hệ trực tiếp với khách hàng cho nên phải hiểu và đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng Từ đó làm tăng khả năng tiêu thụ HH
3.1.2.3 Nhiệm vụ của kế toán hàng hoá:
- Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình nhập- xuất- tồn kho HH cả về số lượng, giá
cả, chất lượng, tình hình bảo quản hàng hoá dự trữ Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ mua, bán hàng
- Quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ HH, phát hiện xử lý kịp thời những
HH giảm chất lượng, giá cả và khó tiêu thụ
- Tổ chức tốt nghiệp vụ hạch toán chi tiết HH, luôn luôn kiểm tra tình hình ghi chép
ở các kho, quầy hàng Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, đối chiếu sổ sách ghi chép và kết quả kiểm kê HH ở các kho và quầy hàng
- Lựa chọn phương pháp tính giá vốn hàng hoá xuất bán cho phù hợp với tình hình đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình để đảm bảo đúng chỉ tiêu lãi gộp HH
- Ghi nhận doanh thu bán hàng đầy đủ và kịp thời phản ánh kết quả mua bán HH, tham gia kiểm kê đánh giá lại HH
- Tính toán chính xác các chi phí liên quan đến quá trình mua bán HH, các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản thanh toán công nợ với nhà cung cấp và với khách hàng
- Xác định kết quả tiêu thụ và lên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 263.1.3 Kế toán nghiệp vụ mua hàng
3.1.3.1 Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng hóa
* Phương thức mua hàng:
Doanh nghiệp thương mại có thể mua hàng từ các doanh nghiệp trong nước, thị trường tự do hoặc nhập khẩu của doanh nghiệp nước ngoài theo hai phương thức: mua hàng trực tiếp và chuyển hàng
- Theo phương thức mua hàng trực tiếp: căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã kí kết, doanh nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ đến mua hàng ở bên bán và trực tiếp nhận hàng chuyển về doanh nghiệp bàng phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp hoặc thuê ngoài Tiền mua hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt ứng mua hàng hoặc thanh toán qua ngân hàng tùy thuộc vào hợp đồng mua hàng
- Theo phương thức chuyển hàng: căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã kí kết, bên bán định kỳ chuyển hàng cho doanh nghiệp bằng phương tiện vận tải của bên bán hoặc thuê ngoài để giao hàng cho doanh nghiệp tại địa điểm quy định trong hợp đồng Chi phí vận chuyển bên nào phải trả tùy thuộc vào điều kiện quy định trong hợp đồng
* Thời điểm xác định mua hàng:
Thời điểm hàng mua được xác định là tài sản của doanh nghiệp là thời điểm đơn
vị đã nhận được quyền sở hữu hoặc chịu trách nhiệm gần như toàn bộ đối với hàng mua và đã trả tiền hoặc có nghĩa vụ phải trả tiền cho bên bán
lại
+ Chi phí thu
Các khoản giảm giá được hưởng
Trong đó:
Giá mua trên HĐ: là giá chưa thuế nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ, là giá đã có thuế nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp và những hàng hóa không chịu thuế
Trang 27Chi phí mua hàng: là chi phí phát sinh trong quá trình mua hang ( vận chuyển, bốc xếp, lưu kho…) Ngoài ra trong trường hợp hàng hóa mua vào trước khi bán ra cần sơ chế, tân trang, phân loại, đóng gói…để làm tăng giá trị hay khả năng bán của
HH thì toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình đó cũng được hạch toán vào giá thục
tế của hàng mua
Các khoản giảm giá: là các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất
* Phương thức thanh toán tiền hàng
Sau khi giao hàng cho bên mua và được chấp nhận thanh toán, bên bán có thể nhận tiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào sự tín nhiệm, thỏa thuận giữa hai bên mà lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp Hiện nay các doanh nghiệp thương mại thường áp dụng các phương thức thanh toán tiền hàng sau:
- Phương thức thanh toán trực tiếp: thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, séc hoặc có thể bằng HH ( nếu mua theo phương thức hàng đổi hàng) Ở phương thức này, doanh nghiệp thanh toán tiền hàng ngay sau khi mua hàng
- Phương thức thanh toán trả chậm là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu
về tiền tệ sẽ được chuyển giao sau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát về HH, do đó hình thành khoản công nợ phải trả người cung cấp
3.1.3.2 Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong nước
- Biên bản kiểm HH: dược lập và sử dụng trong một số trường hợp phát sinh tình hình thừa thiếu hàng hóa so với HĐ, dùng làm cơ sở xác định nguyên nhân và xử lý
- Phiếu nhập kho: phản ánh số lượng và giá trị HH thực tế thực nhập
Trang 28- Các chứng từ thanh toán: phiếu chi, giấy báo nợ, giấy thanh toán tạm ứng
b Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 156 – Hàng hóa
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biền động tăng, giảm các
loại HH của doanh nghiệp
Kết cấu tài khoản
Nợ 156 “Hàng hóa” Có
SDĐK:
- Trị giá mua vào của HH theo hóa đơn - Trị giá của HH xuất kho bán,
mua hàng( bao gồm các loại thuế không giao đại lý, giao cho đơn vị phụ thuộc
được hoàn lại) thuê gia công, hoặc sử dụng cho
- Chi phí thu mua HH sản xuất, kinh doanh
- Trị giá của HH thuê ngoài gia công - Chi phí thu mua phân bổ cho HH
(gồm giá mua vào và chi phí gia công) đã bán trong kỳ
- Trị giá HH đã bán bị người mua trả lại – CKTM hàng mua được hưởng
- Trị giá HH phát hiện thừa khi kiểm kê - Các khoản giảm giá hàng mua được
- Kết chuyển giá trị HH tồn kho cuối - Trị giá HH trả lại cho người bán
kỳ( trường hợp DN kế toán hàng tồn - Trị giá HH phát hiện thiếu khi kiểm
kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) kê
- Kết chuyển giá trị HH tồn kho đầu kỳ
- Trị giá HH bất động sản mua vào hoặc (trường hợp DN kế toán hàng tồn kho
chuyển từ BĐS đầu tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Trị giá HH BĐS đã bán hoặc chuyển thành BĐS đầu tư, BĐS chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định
SDCK:
-Trị giá mua vào cuả HH tồn kho
-Chi phí thu mua của HH tồn kho
Trang 29TK 156 có 3 TK cấp 2: TK 1561, TK 1562 và TK 1567
- TK 1561 “Giá mua HH”: phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của HH
mua vào và đã nhập kho
- TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”: phản ánh các chi phí liên quan trực tiếp
đến quá trình thu mua HH như: chi phí bảo hiểm HH, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi
phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản dưa HH từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các
khoản hao hụt tự nhiên( trong định mức) phát sinh trong quá trình mua hàng
- TK 1567 “Hàng hóa bất động sản”: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động
của các loại HH BĐS của các doanh nghiệp không kinh doanh BĐS
TK 151- Hàng mua đang đi đường
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị HH, vật tư mua vào đã thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp, còn đang trên đường
vận chuyển, đang ở bến cảng hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận
nhập kho
Kết cấu tài khoản
- Trị giá HH, vật tư đã mua đang đi đường - Trị giá HH, vật tư đã mua đi
- Kết chuyển giá trị thực tế của HH, vật tư TK trên đường đã về nhập kho hoặc
mua đang đi đường cuối kỳ(trường hợp DN đã chuyển giao thẳng cho khách
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp hàng
kiểm kê định kỳ) - Kết chuyển giá trị thực tế của
HH, vật tư đã mua đang đi đường đầu kỳ(trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê dịnh kỳ
SDCK:
Trị gía HH, vật tư đã mua nhưng
còn đang đi đường(chưa về nhập kho đơn vị)
Trang 30- Ngoài ra còn một số TK khác liên quan đến quá trình mua hàng như: TK 331 “Phải trả cho người bán”, TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”, TK 111 “Tiền mặt”, TK
112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 138 “ Phải thu khác”
Trình tự kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Trong kỳ, khi mua HH nhập kho, căn cứ vào HĐ và phiếu nhập kho kế toán ghi:
Giá thực tế nhỏ hơn giá thực tế nhập, DN nhập bổ sung :
Nợ TK 156
Nợ TK 133
Có TK 331 Giá tạm tính lớn hơn giá thực tế nhập:
Ghi âm khoản chênh lệch giá tạm tính với giá thực tế:
Nợ TK 156
Có TK 331 Đồng thời ghi nhận số thuế GTGT được khấu trừ:
Trang 31- Các khoản ghi nhận làm giảm trị giá mua của HH:
Mua HH được chiết khấu thương mại hoặc được giảm giá do HH không đúng quy cách, phẩm chất như hợp đồng đã quy định:
Nợ TK 111, 112, 331,…
Có TK 156( 1561)
Có TK 133 Hàng mua không đúng phẩm chất quy cách theo hợp đồng, DN trả lại số hàng này cho người bán:
Trang 32Nợ TK 331
Có TK 111, 112, 311
Có TK 515
- Khi mua hàng nhập kho phát hiện chênh lệch so với hóa đơn
* Trường hợp thiếu so với hóa đơn:
- Kế toán phản ánh trị giá hàng thiếu chưa xác định nguyên nhân:
* Trường hợp thừa so với hóa đơn:
- TH 1: Nếu DN chỉ nhập theo hóa đơn, số còn lại nhận giữ hộ người bán:
Kế toán ghi nhận trị giá nhập theo hóa đơn:
Nợ TK 156( 1561)
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331,
Kế toán ghi nhận số hàng thừa:
Nếu hàng thừa, DN nhận giữ hộ, căn cứ biên bản kế toán ghi:
Nợ TK 002 – HH nhận giữ hộ( trị giá hàng thừa nhận giữ hộ)
Trang 33Đồng thời ghi Có TK 002 – HH nhận giữ hộ
- TH 2: Nếu DN nhập toàn bộ kể cả số hàng thừa:
Kế toán ghi nhận trị giá nhập kho theo hóa đơn:
3.1.3.3 Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa
a Các phương thức nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó hàng hóa được quốc gia này mua của quốc gia khác Có 2 phương thức nhập khẩu sau:
Trang 34- Nhập khẩu trực tiếp: là việc nhập khẩu do chính công ty đi thương lượng đàm phán,
ký kết hợp đồng và thanh toán tiền hàng cho đối tác
- Nhập khẩu ủy thác: theo phương thúc này công ty không trực tiếp đứng ra đàm phán với nước ngoài mà nhờ một công ty khác có uy tín thực hiện việc nhập khẩu cho mình Đặc điểm của phương thức nhập khẩu ủy thác:
- Nhập khẩu ủy thác phải thực hiện thông qua 2 hợp đồng: hợp đồng ủy thác và hợp đồng ngoại thương
- Bên giao ủy thác nhập khẩu: có điều kiên mua hàng nhập khẩu
- Bên nhận ủy thác nhập khẩu: sau khi nhận được sự ủy thác của bên giao, bên nhận ủy thác sẽ thực hiện các giao dịch thương mại với đối tác nước ngoài
b Chứng từ kế toán sử dụng
Để phục vụ cho quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu, kế toán sử dụng các
chứng từ sau:
+ Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá (The Contract)
+ Hợp đồng ủy thác (nếu NK theo phương thức ủy thác)
+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Tờ khai hải quan
+ Phiếu nhập kho
+ Các chứng từ thanh toán
c Tài khoản kế toán sử dụng
Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu HH trong các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất - nhập khẩu, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
- Các tài khoản 156, 151, 133( 1331) để phản ánh trị giá hàng nhập khẩu
- Ngoài ra, để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, kế toán còn sử dụng các
tài khoản: 333( 3333), 144, 007, với nội dung phản ánh cụ thể của các tài khoản này như sau:
+ Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình xác định và nộp thuế xuất, nhập khẩu
Trang 35+ Tài khoản 144 - Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình và sự biến động của các loại tài sản đem thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn Trong kế toán hoạt động nhập khẩu, TK 144 được sử dụng để phản ánh số tiền đem ký quỹ khi mở L/C
+ TK007 - Ngoại tệ: TK này dùng để phản ánh số ngoại tệ nhập hoặc xuất quỹ theo gốc nguyên tệ
Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác bên nhận nhập khẩu sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
+ TK 131 – Phải thu của khách hàng( chi tiết theo đơn vị giao ủy thác): tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền nhận của bên giao ủy thác để nhập khẩu HH và nộp các khoản thuế, trả tiền chi phí và hàng NK
+ TK 331- Phải trả người bán( chi tiết theo từng người xuất khẩu): tài khoản này dùng để theo dõi tình hình thanh toán giữa bên nhận ủy thác nhập khẩu với người xuất khẩu HH
+ TK 511( 5113) - Doanh thu cung cấp dịch vụ: tài khoản này dùng để phản ánh hoa hồng ủy thác được hưởng
d Kế toán các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa
* Nhập khẩu trực tiếp:
- Ký quỹ để mở L/C, kế toán ghi:
Nợ TK 144
Có TK 112( 1122), 331 Đồng thời ghi:
Có TK 007: Số ngoại tệ theo nguyên tệ
- Khi nhận được bộ chứng từ HH, hoàn thành thủ tục hải quan, kế toán ghi :
Trang 36Có TK 007 – Số ngoại tệ thanh toán cho khách hàng
- Đồng thời, căn cứ vào thông báo thuế của Hải quan, kế toán phản ánh các
khoản thuế phải nộp của hàng nhập khẩu như sau:
+ Thuế nhập khẩu phải nộp:
+ Trường hợp hàng NK thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán phản ánh
số thuế TTĐB phải nộp như sau:
Trang 37- Khi chuyển hàng nhập khẩu về nhập kho, kế toán ghi:
Bên nhận uỷ thác nhập khẩu
- Khi nhận tiền ứng trước về tiền hàng NK của bên giao uỷ thác, kế toán ghi:
Có TK 007: Số nguyên tệ đã xuất dùng
- Khi nhận được bộ chứng từ, kế toán tại đơn vị nhận uỷ thác sẽ tiến hành theo dõi trị giá hàng NK uỷ thác, sử dụng TK 151- Hàng mua đang đi đường, kế toán ghi:
Nợ TK 151
Có TK 331( chi tiết đơn vị XK)
- Khi hàng nhập khẩu đã về đến cảng, đã hoàn thành các thủ tục NK và thanh toán cho người XK, kế toán ghi
Nợ TK 331(chi tiết đơn vị XK)
Nợ TK 635
Có TK 112( 1122)
Có TK 515
Trang 38Phản ánh số thuế GTGT, thuế NK, thuế TTĐB của hàng NK uỷ thác phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ TK 151
Có TK 333( 33312, 3332, 3333) Khi nộp hộ thuế NK, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng NK uỷ thác vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 333( 3333, 33312, 3332)
Có TK 111, 112
- Khi chuyển giao hàng, bộ chứng từ chứng cho bên giao uỷ thác NK:
+ Phản ánh trị giá hàng NK uỷ thác đã bàn giao:
Nợ TK 131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác)
Nợ TK 635
Có TK 151( 1561)
Có TK 151
- Khoản hoa hồng nhập khẩu uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ TK 131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác)
Có TK 511( 5113)
Có TK 333( 33311)
- Đối với trường hợp phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu
uỷ thác như: lệ phí mở L/C, chi phí thuê khi bãi, chi phí giám định, bốc xếp, vận chuyển :
Nợ TK 131(chi tiết đơn vị giao uỷ thác)
Trang 39- Bán buôn là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất,… để thực hiện bán ra hoặc để gia công rồi bán HH bán buôn là HH chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, và thường bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn
- Bán lẻ là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế mua về mang tính chất tiêu dùng HH bán lẻ là HH đã đi vào lĩnh vực tiêu dùng, và thường bán với số lượng nhỏ Có 3 phương thức bán lẻ bao gồm:
Bán lẻ thu tiền tại chỗ
Bán lẻ thu tiền tập trung
Bán lẻ tự phục vụ hoặc bán hàng tự động
- Bán hàng qua đại lý: DN xuất hàng giao cho các đại lý, định kỳ tiến hành đối chiếu xác định số hàng đã tiêu thụ xuất hóa đơn cho đại lý và thu tiền hàng sau khi trừ
đi hoa hồng cho đại lý
- Bán trả chậm, trả góp: DN chỉ ghi nhận DT theo giá trả ngay, khoản lãi trả chậm được ghi nhận vào DT chưa thực hiện và được phân bổ trong thời gian trả chậm
- Một số trường hợp tiêu thụ khác như: Bán hàng cho các đơn vị trực thuộc cùng công ty hoặc tổng công ty, trao đổi HH, trả lương cho người lao động bằng HH, sử dụng HH phuc vụ cho sản xuất kinh doanh của DN
* Xác định giá xuất kho HH
Trị giá thực tế xuất kho có thể được tính theo 1 trong 4 phương pháp sau :
- Nhập trước, xuất trước( FIFO)
- Nhập sau, xuât trước( LIFO)
- Bình quân gia quyền
- Thực tế đích đanh
* Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, DT bán hàng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển một phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc HH cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hoặc quyền kiểm soát HH
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng
Trang 40- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
* Các khoản giảm trừ doanh thu
- Chiết khấu thương mại:
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà DN đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch
vụ với khối lượng lớn và theo thoả thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng)
Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 521-“ Chiết khấu thương mại”
Kết cấu tài khoản:
DT của hàng bán bị trả lại,đã trả lại tiền Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu
cho người mua hoặc tính trừ vào khoản thương mại vào bên Nợ TK 511-
phải thu của khách hàng về số sản phẩm “Doanh thu bán hàng và cung cấp
HH đã bán dịch vụ để xác định DT thuần trong kỳ
TK 521 không có số dư cuối kỳ
Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
+ Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: