Đánhgiáthế nào, dạyhọcthế ấy - Đã có nhiều bài viết phân tích về nhu cầu cấp thiết phải đổi mới giáo dục Việt Nam, trong đó chú trọng đến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên . Nhưng có một nguyên nhân sâu xa hơn mà ít người đề cập đến, đó là sự lạc hậu về cách đánhgiá chất lượng giáo dục và đào tạo. Độc giả Bạch Huỳnh Duy Linh gửi đến VietNamNet bài viết. Tư duy quan trọng hơn kiến thức “Trong cuộc thi cử tạ tại đại hội Olympic năm 1976, Vasili đã làm thế giới ngạc nhiên bằng cú nâng tạ phá kỷ lục cũ. Anh đã nâng tạ nặng 562lb (2500N) từ sàn qua đầu mình (khoảng 2m). Năm 1957, Paul cúi rạp mình xuống dưới một sàn gỗ cốt thép đặt hai tay lên một ghế đẩu ngắn để chống cho thân mình và sau đó dùng lưng mình đẩy cái sàn lên và nâng sàn cùng các vật trên đó lên khoảng 1cm. Trên sàn có các phụ tùng ô tô và một cái két đựng chì, toàn bộ trọng lượng là 6270lb (27900N). Vậy ai, Alexeev hay Anderson đã sản ra nhiều công hơn?”. Toàn bộ câu chuyện được trích nhằm mục đích cuốn hút sinh viên tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi hóc búa, mở đầu cho việc dạy và học chủ đề vật lý Công và động năng trong bộ sách "Cơ sở vật lý" (Fundamentals of Physics). Phân tích kỹ hơn về nội dung và phương pháp giảng dạy mà cuốn sách muốn đề cập đến, có thể thấy rằng, các tác giả chú trọng đến việc giúp sinh viên có được một quá trình suy luận nhằm tự mình tìm ra cách giải quyết một bài toán cụ thể. Bằng cách đó, các tác giả mong muốn sinh viên có thể áp dụng kiến thức được học trong những vấn đề, những tình huống thực tế của cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó, cuốn giáo trình Vật Lý đại cương, tập I (hiện đang được giảng dạy tại các trường đại học kĩ thuật trong cả nước) lại tiếp cận chủ đề "Công và công suất" theo lối dạy và học truyền thống. Đầu tiên, các tác giả đưa ra các ví dụ thực tế, từ đó sử dụng phương pháp quy nạp để rút ra định nghĩa “công là gì?”. Sau khi đã có khái niệm, các tác giả lại sử dụng một loạt các định nghĩa khác, các biến đổi toán học để rút ra được công thức tính công. Với cách dạy này, sinh viên khó có thể thấy được ứng dụng của kiến thức trong cuộc sống hàng ngày, không thấy được quá trình tư duy để tìm ra được khái niệm công của các nhà khoa học. Nội dung các kiến thức vật lý về công và công suất (các định nghĩa, các công thức, các phép biến đổi toán học) là điều mà các tác giả giáo trình Vật lý đại cương mong muốn sinh viên đạt được. Nghĩa là, kiến thức được coi là mục tiêu cần phải đạt được. Nêu vấn đề cụ thể, cung cấp thông tin khoa học, hướng dẫn sinh viên đào sâu suy nghĩ để tự giải quyết vấn đề, là tư duy chủ đạo trong giáo dục phương Tây. Mục đích lớn nhất của phương pháp này là mong muốn sinh viên có được một tư duy và phương pháp khoa học, cách tìm kiếm và sử dụng kiến thức theo "con đường" ngắn nhất và tối ưu nhất để giải quyết một vấn đề, một bài toán thực tế. Tri thức Vật lý mà nhân loại đã tìm ra chỉ là công cụ, chứ không phải là mục đích cần phải đạt được. Hơn thế nữa, với sự phát triển khoa học như vũ bão, những kiến thức học được hiện nay có thể còn áp dụng được trong 10 hay 20 năm sau hay không? Nếu đi học mà chỉ được cung cấp “một đống” kiến thức thì chúng ta sẽ trở nên lạc lõng trong một thế giới đầy biến động như hiện nay. Điều quan trọng là quá trình tư duy để giải quyết vấn đề chứ không phải học cách giải quyết như thế nào, bởi mọi vấn đề cần phải giải quyết trong cuộc sống thường khác xa với những vấn đề đã được học cách giải quyết khi còn đi học. Cùng một vấn đề đó, sinh viên có thể tự do suy nghĩ để giải quyết bằng nhiều cách khác nhau dưới sự gợi mở của giảng viên. Cách dạy và học này cho phép sinh viên có thể tự mình nghĩ ra một lý thuyết vật lý mới, một mô hình vật lý mới, khác với lý thuyết vật lý đã được tác giả trình bày. Đánhgiáthế nào, dạyhọcthế ấy Điều làm nên sự khác biệt về nội dung, phương pháp giảng dạy của hai giáo trình trên, cũng là sự khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và phương Tây, chính là do cách đánhgiá của chúng ta quá thiên về việc kiểm tra kiến thức của người học, hơn là đánhgiá xem người học có thể sử dụng những kiến thức ấy để giải quyết một bài toán như thế nào? Những kiến thức mà không thể đem ra sử dụng chắc chắn chỉ là những kiến thức ‘chết’, chỉ là thông tin. Nên có nhiều phương pháp giáo dục mở Mà đã là thông tin thì người học có thể tìm thấy bất kỳ lúc nào trên mạng. Việc dạy và học phải là quá trình biến thông tin thành kiến thức. Có thể nhìn thầy nhiều vấn đề bất cập của nền giáo dục Việt Nam, như: - Với một chương trình "đóng", không có nhiều sự chọn lựa, người học biết mình phải học cái gì nhưng thường không biết là học những cái đó để làm gì, và những điều đang học có liên quan thếnào đến công việc trong tương lai. Hầu hết học sinh ở trường phổ thông khi được hỏi đều không biết học vật lý để làm gì? Nhiều em học chỉ vì muốn lên lớp, để được thi vào đại học, hoặc tệ hơn là đi học vì bị ép buộc. - Tư duy khoa học mà sinh viên, học sinh chúng ta có được chỉ là tư duy khoa học của một môn học, một ngành học, trong một lĩnh vực cụ thể. Học sinh phải học Vật lý, Hóa học, Sinh học mà nhiều khi có cảm giác là ba môn học đó không liên quan gì đến nhau. - Nền giáo dục nước ta chủ yếu cung cấp cho học sinh thuần túy những hệ thống kiến thức, kĩ năng của từng ngành khoa học, không đủ để học sinh phát triển tư duy trí tuệ, và kiến thức chưa thật sự hữu ích. Một học sinh trung học cơ sở có thể nhớ và biết được định luật Acsimet về sự nổi của vật, nhưng khi được hỏi tại sao người ta có thể sử dụng định luật vật lý nổi tiếng đó để trục vớt con tàu Titanic huyền thoại thì lại không thể tìm cách trả lời được. - Với cách dạyhọc chủ yếu cung cấp kiến thức, lại mong muốn trang bị cho học sinh đủ những kiến thức cơ bản nên việc dạy và học ở nước ta bị nhiều nhà giáo dục đánhgiá là quá tải, khiến cho học sinh không thể tiếp thu, khối lượng kiến thức đồ sộ của môn học này lại không thể áp dụng được sang các môn học khác. - Cách đánhgiá của chúng ta dựa trên việc kiểm tra xem học sinh có nắm được kiến thức đã được học hay không? Thế nên để đạt được kết quả cao trong việc dạy và học, quan niệm phổ biến của đại đa số giáo viên là làm thếnào để học sinh nắm được bài, hiểu bài và làm bài thi cho thật tốt. Điều đó dẫn tới hậu quả tai hại là học sinh chỉ biết tiếp thu kiến thức như một cái máy chứ không phải như một người biết tổng hợp, đánhgiá và phê phán kiến thức được dạy, để từ đó có thể phát huy sáng tạo trên nền tảng kiến thức đó. - Với một khối lượng kiến thức cần phải nhớ đồ sộ của từng môn học như thế, giáo viên và nhà trường không thểnào có đủ thời gian để dạy kĩ năng sống cho học sinh. Đây cũng là một mảng đang còn rất yếu, chưa được chú trọng trong nền giáo dục ở nước ta. - Các đề thi ở nước ta hiếm khi gặp những câu hỏi như "Bạn hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về .". Chính vì từ nhỏ đến lớn chỉ gặp những câu hỏi luôn luôn có sẵn đáp án nên khi bước vào đời làm việc thì tính độc lập, dám quyết định công việc và dám chịu trách nhiệm về những kết quả xảy ra ở học sinh Việt Nam hầu như rất thấp. Phải chăng, đây là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến cho quan chức nhà nước hiếm khi dám nhận lãnh trách nhiệm về những sai phạm mà mình đã làm? “Đi tắt, đón đầu”: tiếp cận với cách đánhgiá hiện đại Giáo dục Việt Nam vẫn nặng về kiếm tra kiến thức Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ thế giới, học sinh Việt Nam luôn đạt giải cao, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Du học sinh Việt Nam cũng đang tham giahọc tập, nghiên cứu tại các trường đại họcdanh tiếng hàng đầu thế giới. Điều đó chứng tỏ tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam rất cao. Thế nhưng về khả năng tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống, học sinh Việt Nam lại không được đánhgiá cao. Nhiều nhà giáo dục nhận định rằng: học sinh Việt Nam “thi thì giỏi nhưng làm thì không tốt”. Nhiều ý kiến của các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên giavề giáo dục và của cả xã hội đánhgiá rằng: chất lượng giáo dục nước ta còn nhiều yếu kém, không theo kịp nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Nguyên nhân của những yếu kém đó được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánhgiá là do: nội dung chương trình và phương pháp giáo dục chậm đổi mới, các điều kiện đảm bảo cho giáo dục có chất lượng còn thấp . Tuy nhiên, có một nguyên nhân sâu xa hơn mà ít người đề cập đến, đó là sự lạc hậu về cách đánhgiá chất lượng giáo dục và đào tạo. Thi cử ở nước ta chỉ mới "dám" bắt học sinh tái hiện lại những kiến thức đã được dạy, chứ chưa "dám" bắt học sinh ứng dụng kiến thức đó vào một vấn đề cụ thể có thể xảy trong thực tế. Chính việc đánh giá, thi cử này dẫn đến cách dạy "thuyết trình" - mà biến tướng của nó là sự "độc thoại", thầy giảng trò chép. Kiến thức được áp đặt từ trên xuống dưới nhưng nhờ thế mà học sinh có thể đủ khả năng vượt qua những kì thi cam go nhất, nên hầu như cả giáo viên và học sinh đều tỏ vẻ "cam chịu". Hiện nay, cách đánhgiá của các nền giáo dục hiện đại của thế giới đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn coi trọng việc học sinh tiếp thu được bao nhiêu kiến thức đã được học. Họ chỉ cần biết học sinh sử dụng kiến thức đó để giải quyết vấn đề như thế nào? Họ chỉ mong muốn đánhgiá được khả năng tư duy khoa học của học sinh. Bởi lẽ, tư duy khoa học là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề. Giáo dục của các nước lạc hậu hiện nay không thể phát triển bằng sự lặp lại những cách đánhgiá mà thế giới đã cho rằng sắp bị lỗi lời. Giáo dục nước ta cần phải "đi tắt, đón đầu" để có thể bắt kịp với trình độ giáo dục hiện đại của thế giới. • Bạch Huỳnh Duy Linh Tiềm năng trí tuệ người Việt rất cao, nhưng khả năng ứng dụng chưa tương xứng . bày. Đánh giá thế nào, dạy học thế ấy Điều làm nên sự khác biệt về nội dung, phương pháp giảng dạy của hai giáo trình trên, cũng là sự khác biệt giữa giáo. Đánh giá thế nào, dạy học thế ấy - Đã có nhiều bài viết phân tích về nhu cầu cấp thiết phải đổi mới giáo dục Việt Nam, trong đó