Chất lượng công chức tuy đã được nâng lên một bước nhưng chưa thực sựngang tầm nhiệm vụ; năng lực của một bộ phận công chức còn hạn chế, nhất làcông tác tham mưu, khả năng tác nghiệp, th
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tác giả Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là thực tế và chưa từng được ai công bố trong bất kì côngtrình nào khác
Tác giả xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc./
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hà
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp
đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy, cô giáo trong Viện đàotạo sau đại học trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của Phó Giáo sư, Tiến sĩĐặng Công Xưởng là thầy hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
đề tài và viết luận văn
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các phòng chuyên mônthuộc Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp,
sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 5
1.1 Khái niệm về công chức, viên chức và chất lượng công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận 5
1.1.1 Khái niệm công chức, viên chức 5
1.1.2 Chất lượng công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận 8
1.2 Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao chât lượng công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận 9
1.2.1 Vai trò của công chức, viên chức 9
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao chât lượng công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận 10
1.3 Các tiêu chuẩn đánh giá công chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận 15
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý công chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận 18
1.5 Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức 22
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY 24
2.1 Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay 24
2.1.1 Đặc điểm quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng: 24
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay 26
2.2 Tổ chức các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay 28
Trang 42.2.1 Hệ thống chính trị quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay 28
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay 29
2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiên nay 32
2.3.1 Phân tích thực trạng công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc UBND quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 32
2.3.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý cán bộ, công chức , viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 45
2.4 Những nhận xét đánh giá về công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 61
2.4.1 Những ưu điểm 61
2.4.2 Những hạn chế, tồn tại: 63
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 64
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 69
3.1 Những mục tiêu và yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý công chức, viên chức quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020 69
3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015 - 2020 73
3.2.1 Thực hiện hoàn thiện tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 73
3.2.2 Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức, gắn việc tuyển dụng công chức với việc thi tuyển các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý 80
Tiểu kết chương 3 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 5Kết quả điều tra, khảo sát tại 12 phòng chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân quận
Trang 6Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính quận Hồng Bàng 2
9 2.
3
Biểu đồ kết quả thực hiện nhiệm vụ công chức trên một
số lĩnh vực
5 1 2.
4
Biểu đồ thể hiện thái độ, hành vi khi thực thi công cụ củacông chức
5 2
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công chức, viên chức là lực lượng chủ yếu quyết định đến hiệu lực, hiệuquả quản lý điều hành của một đất nước Hoạt động của công chức là một hoạtđộng đặc biệt mang tính quyền lực, đảm bảo cho thực thi pháp luật Chính độingũ này đã tham mưu đề ra các chủ trương, chính sách, đồng thời nhân danh
bộ máy công quyền quản lý xã hội và thực thi luật pháp Sự thành công haythất bại của hệ thống chính trị nói chung và của hệ thống hành chính nói riêngxét cho cùng được quyết định bởi năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức
Vì vậy, nâng cao chất lượng công chức là một yêu cầu, đồng thời cũng lànhiệm vụ thường xuyên, liên tục mang tính lịch sử kế thừa, xuất phát từ yêucầu của thực tiễn
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến xây dựng công chức đểđội ngũ này có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng, Nhà nước.Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: Công chức phải vừa là người lãnh đạo, vừa
là người đầy tớ trung thành của nhân dân Muốn xã hội phát triển thì công tác tổchức cán bộ phải xây dựng được đội ngũ công chức, những người có tài năng vàđức độ làm rường cột
Những năm qua, cùng với sự phát triển của thành phố Hải Phòng, quậnHồng Bàng không ngừng phát triển, trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - vănhoá của thành phố Quận vinh dự được Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệuAnh hùng Đạt được những thành tựu to lớn đó là do có sự đóng góp của nhiềuthế hệ cán bộ, công chức và nhân dân Đội ngũ công chức các phòng chuyênmôn thuộc Uỷ ban nhân dân quận không ngừng trưởng thành về nhiều mặt.Nhiều công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tinh thần kỷ luật,tinh thần phối hợp trong công tác, lối sống đạo đức, tinh thần phục vụ nhân dânđáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao Bên cạnh đó, đội ngũ công chức cácphòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận còn bộc lộ một số hạn chế:
Trang 8Chất lượng công chức tuy đã được nâng lên một bước nhưng chưa thực sựngang tầm nhiệm vụ; năng lực của một bộ phận công chức còn hạn chế, nhất làcông tác tham mưu, khả năng tác nghiệp, thiếu nhanh nhạy; vẫn còn tình trạngphiền hà, đùn đẩy trách nhiệm khi thực thi công việc liên quan tới tổ chức vàcông dân; chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong thực thi nhiệm vụ; công tác đàotạo công chức chưa được quan tâm đúng mức…
Đứng trước yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế, cũng như yêu cầu phát triển quận trong những năm tới đang đặt
ra yêu cầu đối với đội ngũ công chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận cần nâng caonăng lực, từng bước xây dựng đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý đảm bảo cơ cấu,
có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển quận xứng đáng với vị thếquận trung tâm thành phố Hải Phòng Đặc biệt trước sự kiện chính trị quan trọng củaĐảng, chính quyền và nhân dân cả nước đang tiến tới ngày bầu cử Đại biểu quốc hộikhóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tácgiả càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý cán bộ, công chức,viên chức quận Hồng Bàng Đây cũng là một khâu quan trọng để các đơn vị, các tổchức có cơ sở quy hoạch nguồn nhân sự và làm tốt công tác giới thiệu các ứng cửviên có đầy đủ năng lực và phẩm chất để ứng cử trong cuộc bầu cử Đại biểu quốchội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
Từ các vấn đề cấp thiết nêu trên đây, để đánh giá công tác quản lý cán bộ, côngchức, viên chức các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân quận Hồng Bàng, thànhphố Hải Phòng, tìm ra những mặt mạnh, yếu, nguyên nhân hạn chế, đồng thời đưa ranhững biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ này nhằm đạt mục tiêu quan trọngcủa chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã được
Chính phủ xác định: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”,[17, tr 8-9].
Trang 9Với những kiến thức được học tập, nghiên cứu, tiếp thu trường Đại học HàngHải Việt Nam và kinh nghiệm trong công tác thực tiễn của bản thân, tôi lựa chọn
đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức Ủy ban nhân
dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao
học, chuyên ngành Quản lý kinh tế
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhândân quận Đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lýcán bộ, công chức, viên chức các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quậnHồng Bàng, thành phố Hải Phòng
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình đội ngũ công chức, viên chức thuộc
Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, cơ sở số liệu dựa vào kếtquả điều tra cán bộ, công chức năm 2011-2015 của phòng Nội vụ quận HồngBàng, thành phố Hải Phòng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn được viết nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác quản lý độingũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân quận Trên cơ sở đề xuấtcác biện pháp hoàn thiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủyban nhân dân quận nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra trong triển khaichương trình cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Về lý luận, hệ thống hoá những vấn đề nhận thức cơ bản về công chức, viênchức thuộc Ủy ban nhân dân quận Xác định vai trò, đặc điểm, tiêu chí đánh giá vàkhẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác quản lý công chức, viênchức thuộc Ủy ban nhân dân quận trong công cuộc cải cách hành chính ở nước ta
Trang 10Về thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng chất lượng công chức các phòngchuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phònghiện nay Phân tích tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới nhữngthành tựu và hạn chế về chất lượng công chức các phòng chuyên môn; từ đó đềxuất một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tácquản lý cán bộ, công chức các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quậnHồng Bàng trong giai đoạn 2016 - 2020.
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm củaĐảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và pháp luật của Nhà nước về cán bộ và công tác cánbộ; quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duyvật lịch sử; phương pháp thống kê, điều tra, nghiên cứu so sánh, phân tích, quy nạp,diễn dịch và phương pháp thực chứng để phân tích làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp điều tra để thu thập số liệu, phương phápchuyên gia, thông qua phỏng vấn một số cán bộ, công chức ở các phòng chuyênmôn thuộc Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng để đưa raminh chứng và nhận xét
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấutrúc thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc Uỷ
ban nhân dân quận
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc
Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý cán bộ,công chức,
viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng tronggiai đoạn từ nay tới năm 2020
Trang 11Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 1.1 Khái niệm về công chức, viên chức và chất lượng công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận
1.1.1 Khái niệm công chức, viên chức
Ở Việt Nam, các cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống chính trị dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Công chức không chỉ làm việc ở các cơ quan nhànước mà còn làm việc ở các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội Bên cạnh
đó, những người được tuyển dụng, bổ nhiệm ở một số vị trí lãnh đạo, quản lý ở cácđơn vị sự nghiệp công lập cũng được xác định là công chức Giữa các cơ quan củaĐảng, tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan nhà nước luôn có sự liên thông vềtuyển dụng, luân chuyển, biệt phái và quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức, viên chức Do vậy, công chức Việt Nam không trung lập về chính trị, mà luônphục tùng sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ và chấp hành mọi chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, khái niệm “công chức” ra đời năm 1950 và cũngđược thay đổi qua các thời kỳ gắn với các cột mốc lịch sử khác nhau Đến nay, đểđáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác quản lý đất nước thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá và hội nhập quốc tế cũng như mục tiêu chương trình cải cách hành chính,xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ngày 13 tháng 11 năm 2008,Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông
qua “Luật cán bộ, công chức” - Luật số: 22/2008/QH12, quy định về cán bộ, công
chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; nghĩa vụ, quyền của
cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ
Điều 4, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Công chức là công dân
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
Trang 12không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn
vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật,…”[21, tr 2-3].
Bên cạnh các khái niệm “cán bộ”, “công chức” là khái niệm “viên chức” LuậtViên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳhọp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 Luật này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 01 năm 2012 Điều 2 quy định:
“Viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[18, tr 1-2].
Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về nănglực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cáclĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, dulịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên - môitrường, dịch vụ như bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học , hưởng lương từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
Từ các khái niệm được quy định tại 02 văn bản Luật trên, chúng ta có thể phânbiệt khái niệm “cán bộ”, “công chức”, “viên chức” theo các tiêu chí cơ bản sau:
Trang 13vụ quản lý; nhândanh quyền lựcchính trị, quyền lựccông.
- Theo nhiệm kỳ
- Vận hành quyềnlực nhà nước, làmnhiệm vụ quản lý
- Thực hiện công vụthường xuyên
- Thực hiện chứcnăng xã hội, trựctiếp thực hiện kỹnăng, nghiệp vụchuyên sâu
- Thực hiện các hoạtđộng thuần túymang tính nghiệp
- Trách nhiệm chínhtrị trước Đảng, Nhànước, nhân dân vàtrước cơ quan, tổchức có thẩm quyền
- Thi tuyển, bổnhiệm, có quyếtđịnh của cơ quannhà nước có thẩmquyền, trong biênchế
- Trách nhiệm chínhtrị, trách nhiệmhành chính củacông chức
- Xét tuyển, ký hợpđồng làm việc
Hưởng lương từngân sách nhànước, theo ngạchbậc
Lương hưởng mộtphần từ ngân sách,còn lại là nguồnthu sự nghiệp
4 Nơi làm
việc
Cơ quan của Đảngcộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức
Cơ quan Đảng, nhànước, tổ chức CT-
XH, Quân đội,Công an, Toà án,
Đơn vị sự nghiệpnhà nước, các tổchức xã hội
Trang 14chính trị- xã hội Viện kiểm sát.
5 Tiêu chí
đánh giá
- Năng lực lãnh đạo,điều hành, tổ chức,quản lý;
- Tinh thần tráchnhiệm;
- Hiệu quả thực hiệnnhiệm vụ
- Năng lực, trình độchuyên môn nghiệpvụ;
- Tiến độ và kết quảthực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần tráchnhiệm và phối hợptrong thực thinhiệm vụ;
- Thái độ phục vụnhân dân
- Thái độ phục vụnhân dân
- Buộc thôi việc
1.1.2 Chất lượng công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận
Chất lượng là một khái niệm hết sức phổ biến trong cuộc sống Trong Đại Từ
điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì chất lượng có nghĩa là “cái làm
nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật”[10, tr 1-2] Như vậy, chất lượng là
cái phản ánh những yếu tố mang tính tích cực
Trang 15Chất lượng là phạm trù phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố Có nhiều kháiniệm, quan niệm về chất lượng, vì thực tế, nó là đối tượng nghiên cứu của nhiềulĩnh vực chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội, công nghệ…
Theo sự nghiên cứu vận dụng khải niệm chất lượng, chúng ta có thể quanniệm về chất lượng công chức các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quậnnhư sau: Chất lượng công chức là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng
về trạng thái thể lực, trí lực, phẩm chất, thái độ, kỹ năng, phong cách đạo đức, lốisống và tinh thần của công chức, được biểu hiện ở trình độ học vấn, trạng thái sứckhỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội… củacông chức, trong đó trình độ học vấn là quan trọng bởi vì đó là cơ sở để đào tạo kỹnăng nghề nghiệp và là yếu tố hình thành nhân cách và lối sống của công chức.Chất lượng đội ngũ công chức là tổng hợp chất lượng của từng công chức và
sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên đồng thời thể hiện ở tính đồng bộ, hợp
lý trong cơ cấu của đội ngũ đó
Một đội ngũ công chức được đánh giá có chất lượng phải được xem xét ở hiệuquả công việc của phòng chuyên môn đó; sẽ là phiến diện nếu căn cứ chất lượngtừng thành viên riêng rẽ để đánh giá chất lượng của phòng chuyên môn Chất lượngđội ngũ phải được đánh giá ở trạng thái động Yêu cầu về chất lượng đội ngũ côngchức là một yêu cầu khách quan, được đòi hỏi bởi chức năng, nhiệm vụ của phòngchuyên môn cần thực hiện Đây cũng chính là cơ sở để tuyển dụng, sử dụng và bố trícông chức phù hợp với khả năng, năng lực, sở trường của mỗi người
1.2 Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao chât lượng công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận
1.2.1 Vai trò của công chức, viên chức
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng công chức là mắt xích quan trọng của bộ máyĐảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân Đó là những người đem chính sách của Đảng,của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tìnhhình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sáchcho đúng Tư tưởng khái quát nhất của Người về vị trí, vai trò của công chức là:
Trang 16"Công chức phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của
nhân dân” [12, tr 22 - 23].
Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói riêng và của toàn bộ hệ thốngchính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệuquả công tác của đội ngũ công chức
Vai trò của đội ngũ công chức thể hiện qua bốn mối quan hệ:
Quan hệ với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Quan hệ với bộ máy tổ chức lãnh đạo quản lý
Quan hệ với công việc
Quan hệ với quần chúng nhân dân
Với chức năng cơ bản là thực thi công vụ, công chức phải là người đem chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thihành Đồng thời, phải nắm rõ tình hình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lại cho Đảng và Nhà nước
để có sự điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn Ở đây, vịtrí vai trò của công chức như là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân
Vì vậy, chỉ có đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực tốt mới đề rađường lối đúng, mới có thể cụ thể hoá, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối và thực hiệntốt đường lối Không có đội ngũ công chức vững mạnh thì dù cho có đường lốichính trị đúng đắn cũng khó có thể đi vào thực tiễn cuộc sống Công chức chính lànhân tố quyết định sự thành bại của đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng vàNhà nước
“Công chức là công bộc của nhân dân, có vai trò quan trọng trong bảo đảm
kỷ cương phép nước, bảo vệ pháp luật và công lý, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm trật tự xã hội, chống lại các hành vi xâm hại pháp luật, tuỳ tiện và vô chính phủ Họ cũng là người đóng vai trò tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh với các hiện tượng quan liêu, hành vi tham nhũng, cửa quyền và các tiêu cực khác làm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả”.[35, tr 4-5].
Trang 17Ngày nay, trong công cuộc cải cách hành chính, để có một nền hành chínhcông đạt được tiêu chí của một xã hội văn minh, một nền hành chính thực sự phục
vụ nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, thực hiện côngbằng, dân chủ, không thể không coi trọng, nâng cao chất lượng mọi mặt của độingũ công chức, viên chức Họ chính là lực lượng nòng cốt để thực hiện chức năngcông quản và công bộc của nhân dân
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao chât lượng công chức, viên chức
Uỷ ban nhân dân quận
1.2.2.1 Nâng cao chất lượng công chức là một nội dung trong chương trình cải cách hành chính
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (4/2001), Thủ tướng Chính phủ
đã chỉ đạo phải nhanh chóng xây dựng cho được một chương trình cải cách hànhchính có tính chiến lược, dài hạn của Chính phủ Sau một thời gian chuẩn bị, ngày
17 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001
136/2001/QĐ 2010 Nội dung cụ thể của cải cách hành chính tập trung vào bốn lĩnh vực chủ
yếu là: “Xây dựng và hoàn thiện các thể chế hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy
hành chính; Thực hiện từng bước hiện đại hoá nền hành chính; Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức”.
Trong bốn nội dung trên thì đổi mới, nâng cao chất lượng công chức là mộtnội dung cần được tập trung trong chương trình cải cách hành chính nhà nước,quyết định tới hiệu quả và những thay đổi trực tiếp của chương trình, nhằm xâydựng đội ngũ công chức vận hành nền hành chính vừa hồng vừa chuyên, đáp ứngyêu cầu của nền kinh tế giai đoạn mở cửa hội nhập, trong đó chú trọng đổi mớicông tác quản lý công chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trongtình hình mới, bao gồm những nhiệm vụ sau đây:
Tiến hành tổng điều tra, đánh giá đội ngũ công chức nhằm xác định chính xác
số lượng, chất lượng của toàn bộ đội ngũ công chức, trên cơ sở đó quy hoạch, xâydựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ công chức Xây dựng hệ thống
Trang 18cơ sở dữ liệu công chức để từng bước chuyển sang quản lý công chức bằng hệ thốngtin học ở các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận;
Sửa đổi, bổ sung hệ thống ngạch, bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩnnghiệp vụ, chức danh công chức các phòng chuyên môn làm căn cứ cho việc đánhgiá năng lực của công chức;
Xác định cơ cấu công chức hợp lý gắn với chức năng, nhiệm vụ của từngphòng chuyên môn, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội ngũcông chức này Cải tiến phương pháp định biên làm căn cứ cho việc quyết định về
số lượng, chất lượng và cơ cấu công chức phù hợp với khối lượng, chất lượng côngviệc của từng phòng;
Hoàn thiện hệ thống tuyển dụng công chức, thực hiện quy chế mới về đánhgiá, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức để nâng cao chất lượng hoạt độngcông vụ Cơ chế thi tuyển phải bảo đảm tính dân chủ, công khai, chọn đúng người
đủ tiêu chuẩn vào các phòng chuyên môn, chú ý bảo đảm một tỷ lệ thích đáng côngchức nữ trong các phòng khác nhau;
Xây dựng quy định thống nhất về tinh giản biên chế trong các phòng để thựchiện được thường xuyên việc đưa ra khỏi bộ máy những công chức không đủ nănglực, trình độ, những người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạođiều kiện đổi mới, trẻ hoá, nâng cao năng lực của đội ngũ công chức các phòngchuyên môn;
Đổi mới, nâng cao năng lực của các phòng chuyên môn, đặc biệt đội ngũcông chức làm nhiệm vụ quản lý công chức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ củathời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
Sửa đổi việc phân cấp trách nhiệm quản lý công chức Mở rộng quyền và tráchnhiệm quản lý công chức cho Thủ trưởng các phòng chuyên môn Phân cấp quản lý
về nhân sự đi liền với phân cấp về nhiệm vụ và phân cấp về tài chính
Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ cho công chức để tạo
động lực và khuyến khích tính sáng tạo của công chức trong hoạt động công vụ.Cải cách tiền lương theo quan điểm: Coi tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp
Trang 19cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượngcông chức và hoạt động công vụ.
1.2.2.2 Yêu cầu và các điều kiện đảm bảo xây dựng đội ngũ công chức
Trong giai đoạn kinh tế mở cửa hội nhập hiện nay, mọi ngành nghề, lĩnh vựcđều tính toán tới hiệu quả kinh tế - xã hội, cũng như chi phí và lợi ích của hoạt động.Giao dịch hành chính là hoạt động công vụ, được đảm bảo từ ngân sách của nhànước, là hoạt động cung cấp dịch vụ công Tuy nhiên, không phải vì thế mà không
có sự tính toán tới hiệu quả và chất lượng của các giao dịch Chương trình cải cáchtổng thể nền hành chính nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong giao dịch hành chính
và hoạt động công vụ, tăng tốc độ giải quyết công việc theo hướng nhanh chóng,đơn giản, tạo điều kiện tối đa cho các bên thực hiện quyền một cách thuận lợi, pháthuy dân chủ, tăng cường mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, hình thành nênmôi trường hành chính văn minh, thân thiện với bộ máy chính quy, chuyên nghiệp,đội ngũ công chức thực sự là công bộc của nhân dân
Để thực hiện tốt Cải cách hành chính với các nội dung trên, đội ngũ côngchức phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
Thứ nhất, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối kiên định với đường lối
đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo; có năng lực dự báo
và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn và tham gia xây dựng đường lối củaĐảng, chính sách pháp luật của nhà nước, trong đó năng lực dự báo và khả năngnắm bắt thích ứng với những tình huống thay đổi bất định từ môi trường quản lýmới là điểm vô cùng quan trọng
Thứ hai, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng nghề nghiệp, có trình
độ ngoại ngữ để trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp thu nhữngthành tựu mới nhất của nhân loại về khoa học - công nghệ, sử dụng được máy móc,phương tiện trang thiết bị hiện đại; có kiến thức tin học để có khả năng vận hànhChính quyền điện tử một cách thông suốt và hiệu quả, có hiểu biết luật pháp và cácthông lệ quốc tế phục vụ cho công tác Có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt độngcông vụ để có thể đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội thời kỳ mở cửa hội nhập
Trang 20Thứ ba, có ý thức pháp luật và đạo đức công chức xã hội chủ nghĩa; lối sống
lành mạnh Có ý thức tổ chức kỷ luật; không tham nhũng, trung thực, không cơhội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, nhằm đạt được mụctiêu dân chủ hóa nền hành chính trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính
đã được Chính phủ phê duyệt
Thứ tư, có số lượng, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo không thừa, không thiếu; trong cơ cấu cầnđảm bảo có tỉ lệ thích hợp công chức đại diện cho các nhóm, giai tầng khác nhautrong xã hội để khuyến khích mọi người dân có trình độ năng lực không phân biệtgiới tính, dân tộc, tôn giáo tham gia đội ngũ công chức quản lý nhà nước và xã hội
Thứ năm, theo tinh thần của chương trình tinh giản biên chế trong cải cách
tổng thể hành chính thì đội ngũ công chức hành chính nhà nước còn cần có sự tinhgiảm gọn nhẹ trong bộ máy và biên chế, giảm đầu mối trung gian nhưng vẫn đảmbảo khối lượng công việc, phù hợp với nguồn lực tài chính, ngân sách, đồng thời
có sự cân đối giữa số lượng, yêu cầu công việc và nhu cầu quản lý nhà nước trêntừng lĩnh vực
Thứ sáu, ngoài yêu cầu chung của công chức hành chính, công chức lãnh
đạo, quản lý còn phải đáp ứng được yêu cầu sau:
Phải có thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn, kiên trì tôn chỉ phục vụ nhândân, có phương hướng chính trị, lập trường chính trị, quan điểm chính trị đúng đắn.Người lãnh đạo hành chính phải suốt đời là công bộc của nhân dân, kiên quyếtchống lại mọi hành vi tham nhũng, luôn phấn đấu hết mình, gần gũi với nhân dân,chống chủ nghĩa quan liêu và chủ nghĩa hình thức
Phải có quan điểm toàn cục, phải xuất phát từ tình hình địa phương, tình hìnhtrong nước và tình hình quốc tế để xem xét vấn đề; phải biết quan sát toàn cục, có
kế hoạch cụ thể, phải nắm vững quan hệ nội tại giữa cải cách, phát triển và ổnđịnh, tổ chức điều hòa, thúc đẩy lẫn nhau giữa các mặt đó
Phải liêm khiết, công bằng, dân chủ, độ lượng với mọi người; tích cực tiếnthủ, đoàn kết với đồng nghiệp Có hiểu biết về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,
Trang 21khoa học quản lý và khoa học lãnh đạo Người lãnh đạo phải thường xuyên cậpnhập tri thức, điều chỉnh cơ cấu tri thức
Trong quá trình đưa ra quyết định quản lý, người lãnh đạo phải xem xét đầy
đủ các nhân tố và điều kiện về các mặt và điều kiện cụ thể để tìm ra quyết sách khảthi; hoạt động nhà nước phải thực hiện đúng phương châm: dựa vào pháp luật,chấp hành pháp luật phải nghiêm, trái luật phải bị xử lý
Người lãnh đạo phải không ngừng học tập Tri thức và năng lực của ngườilãnh đạo phải cao hơn tri thức và năng lực của người bị lãnh đạo Người bị lãnhđạo đang học tập, do đó, người lãnh đạo càng phải học tập nhiều hơn để nhanhchóng nâng cao năng lực của mình
Người lãnh đạo phải có năng lực đổi mới và sáng tạo, đây chính là chìa khóacủa năng lực lãnh đạo Người lãnh đạo phải biết thích ứng với tình hình mới,không ngừng đổi mới phương thức tư duy và phương thức hành vi, không ngừngnâng cao năng lực sáng tạo của bản thân
1.3 Các tiêu chuẩn đánh giá công chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận
Các tiêu chí đánh giá công chức các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dânquận được sắp xếp thành các nhóm tiêu chuẩn đánh giá công chức, cụ thể như sau:
* Thứ nhất, nhóm tiêu chuẩn về nhân thân
Sức khoẻ của công chức cũng được xem xét là tiêu chí quan trọng đánh giáchất lượng của công chức Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và
xã hội chứ không đơn thuần là không có bệnh tật Sức khoẻ là tổng hoà nhiều yếu tốtạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần Có nhiều chỉ tiêubiểu hiện trạng thái sức khoẻ của người lao động Bộ Y tế Việt Nam quy định 3trạng thái sức khoẻ là: Loại A: thể lực tốt, không có bệnh tật; Loại B: trung bình;Loại C: yếu, không có khả năng lao động
Tiêu chí sức khoẻ đối với công chức được xác định là một tiêu chuẩn chung,phổ thông cần thiết cho mọi nhóm công chức, viên chức Vì vậy, người lãnh đạocác phòng chuyên môn cần tạo không khí làm việc nghiêm túc, cởi mở, thân thiện
để phát huy tốt nhất tính sáng tạo của công chức, viên chức Đồng thời, hàng năm
Trang 22nên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công chức, phát hiện những bệnh tật, nhất
là bệnh nghề nghiệp để có biện pháp điều trị kịp thời
Ngoài ra động cơ, định hướng giá trị, tính chuyên nghiệp, kết quả công việc,dân hài lòng với bản thân người công chức là tiêu chí để đánh giá chất lượng côngchức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân quận
* Thứ hai, nhóm tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức:
Công chức là công bộc của dân Do đó, người công chức phải là những người
có đầy đủ phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Xét về bản chất thìđây là tiêu chuẩn hàng đầu và xem như là đương nhiên phải có của người côngchức Người công chức nếu thiếu phẩm chất đạo đức thì dù có tài đến đâu cũngkhông thể là công bộc của nhân dân
Tiêu chuẩn phầm chất đạo đức của công chức được thể hiện qua 4 tiêu chí sau:Thái độ chính trị: Đó là sự kiên trì đường lối của Đảng, kiên định mục tiêuđộc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; ra sức phấn đấu hoàn thành tốtnhiệm vụ và tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, có tinh thần yêu nước
Phẩm chất tư tưởng: Thể hiện ở sự liêm khiết, chí công vô tư, công minhchính trực, đoàn kết nội bộ, nhiệt tình công tác, không bản vị, cục bộ, không thamnhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng
Đạo đức xã hội: Tuân thủ trật tự xã hội, thực hiện nếp sống văn hoá, quan tâmđến gia đình, tập thể; coi trọng nhân tài và có tinh thần đấu tranh chống tiêu cực
* Thứ ba, nhóm tiêu chuẩn về trình độ, năng lực
Năng lực là yếu tố quan trọng của công chức Năng lực công chức phải đượcnhìn nhận từ hai mặt:
Sự hiểu biết và nhận thức cả về chính trị, xã hội cũng như chuyên môn nghiệp vụ; Năng lực quản lý, điều hành và khả năng diễn đạt có tính thuyết phục quầnchúng; năng động giải quyết mọi tình huống, tính quyết đoán cao
Nhóm tiêu chí đánh giá trình độ, năng lực của công chức bao gồm:
Tiêu chí về trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là mức độ tri thức của công
Trang 23chức đạt được thông qua giáo dục Hiện nay trình độ văn hóa của công dân ViệtNam được phân thành 3 nhóm với các mức độ khác nhau từ thấp đến cao: tiểu học,trung học cơ sở, trung học phổ thông Theo trình độ phổ cập giáo dục ở Việt Namhiện nay và theo yêu cầu nâng cao chất lượng công chức đòi hỏi 100% công chứchành chính nhà nước phải có trình độ văn hoá trung học phổ thông
Tiêu chí về trình độ chuyên môn: khi xem xét về trình độ chuyên môn củacông chức cần phải lưu ý về sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với yêu cầu thực
tế của công việc và kết quả làm việc của họ
Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp: Đây là một trong những tiêu chí quan trọngđánh giá chất lượng công chức; nó phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức khithực thi công vụ Công chức cần có những kỹ năng quản lý nhà nước để thực hiệnvai trò, nhiệm vụ của mình, có thể chia làm ba nhóm kỹ năng chính:
Kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ, kỹ năng tổng hợp, tư duy chiến lược: làkhả năng tổng hòa tất cả các hoạt động của tổ chức Điều này liên quan đến khảnăng nhìn nhận tổ chức như một thể thống nhất
Tất cả các nhóm kỹ năng này đều cần đến các khả năng cá nhân, như khảnăng tự nhìn nhận đánh giá, khả năng quản lý, kiềm chế mọi sự căng thẳng, khảnăng giải quyết vấn đề một cách tự tin, tỉnh táo và sáng tạo
Tiêu chí đánh giá mức độ đảm nhận công việc
Để đánh giá công chức theo tiêu chí này cần dựa vào chất lượng hoàn thànhcông việc mà công chức đó thực hiện Việc đánh giá không chỉ có ý nghĩa là thẩmđịnh kết quả thực hiện công việc, công nhận thành tích của công chức trongkhoảng thời gian nhất định mà còn có ý nghĩa đánh giá kết quả hoạt động của tổchức đó
Để đánh giá được chính xác việc thực hiện công vụ của công chức trong cácphòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận đòi hỏi các phòng phải tiến hànhphân tích các vị trí công việc một cách khoa học, xây dựng được Bản mô tả côngviệc, Bản tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ và Bản tiêu chuẩn hoàn thành công việc.Khi phân tích đánh giá chất lượng công chức trên cơ sở tiêu chí này cần phải phântích làm rõ các nguyên nhân của việc công chức không hoàn thành nhiệm vụ, bao
Trang 24gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
* Thứ tư, nhóm tiêu chuẩn về tuổi tác
Tuổi đời của công chức phải căn cứ vào sự tích luỹ kinh nghiệm: Kinh nghiệmcông tác là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng công chức Kinh nghiệm lànhững vốn sống thực tế mà công chức tích luỹ được trong thực tiễn công tác Kinhnghiệm phụ thuộc vào thời gian công tác của công chức nói chung và thời gian côngtác ở một vị trí công việc cụ thể nào đó của công chức nói riêng Kinh nghiệm côngtác được xem xét đánh giá qua thâm niên công tác của công chức Tuy nhiên, giữakinh nghiệm và thâm niên công tác không phải hoàn toàn theo quan hệ tỷ lệ thuận.Thời gian công tác chỉ là điều kiện cần cho tích luỹ kinh nghiệm
Trong thực tiễn cần bố trí công chức chuyên môn có tính chuyên nghiệp cao đểphát huy những kinh nghiệm họ tích lũy được, tránh xáo trộn trong việc bố trí côngchức khi không cần thiết Tuy nhiên, đối với công chức lãnh đạo, quản lý thì việc luânchuyển bố trí ở những vị trí khác nhau là một hình thức tăng cường kinh nghiệm chocông chức đó và là một phương thức đào tạo, phát triển đối với công chức
Người công chức ngoài quá trình đào tạo thể hiện trên văn bằng, còn cần cóthời gian làm việc thực tế, tích luỹ kinh nghiệm thì mới đảm bảo thực thi nhiệm vụ
có hiệu quả
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý công chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận
* Thứ nhất, thể chế quản lý công chức
Thể chế quản lý công chức bao gồm: Hệ thống luật pháp, các chính sách, chế
độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát triển, thù lao lao động, đềbạt; Bộ máy tổ chức nhà nước và các quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực thinhiệm vụ của công chức quản lý nhà nước là những nhân tố tác động trở lại đế chấtlượng và nâng cao chất lượng của công chức
Do đặc điểm của đội ngũ công chức là có tính thống nhất cao trong toàn bộ hệthống, chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành (từ năm 2008 là Luật cán
bộ, công chức và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn) nên chất lượng và nâng caochất lượng công chức chịu sự tác động và chi phối của thể chế quản lý đội ngũ này
Trang 25Quản lý, kiểm tra, giám sát công chức về các mặt nhận thức tư tưởng, nănglực công tác, các mối quan hệ xã hội, đạo đức, lối sống… là những nội dung vôcùng khó khăn và phức tạp, vì mỗi công chức có tác phong, lề lối làm việc khácnhau Nếu làm tốt công tác này thông qua các hình thức kiểm tra, giám sát của cơquan, nhân dân, của chi bộ nơi công chức đang công tác, cư trú thì sẽ góp phần rấtlớn trong việc nâng cao chất lượng công chức.
* Thứ hai, công tác quy hoạch đội ngũ công chức
Quy hoạch đội ngũ công chức là dự báo hướng phát triển đội ngũ công chứctrong tương lai Quy hoạch là cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đề bạt, bổnhiệm công chức Do vậy, quy hoạch đội ngũ công chức là một nội dung trọng yếutrong việc xây dựng và nâng cao chất lượng công chức Làm tốt công tác quyhoạch sẽ tạo nguồn cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ Trung ương tới cơ sở,đặc biệt là cán bộ đứng đầu có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị, đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữacác thế hệ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữvững độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội
* Thứ ba, phân tích công việc trong các phòng chuyên môn
Phân tích công việc trong các phòng chuyên môn là quá trình thu thập thôngtin, phân tích và đánh giá về công việc Kết quả của phân tích công việc là xâydựng được Bản mô tả công việc, Bản tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ đối vớingười thực hiện công việc và Bản tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc
Phân tích công việc là cơ sở của tuyển chọn công chức, cơ sở cho đánh giáthực hiện công việc, cơ sở giúp hoạch định chính sách về đào tạo và phát triểncông chức, đồng thời cũng là một trong những cơ sở để xếp hạng công chức và đểthực hiện thù lao lao động công bằng, hợp lý…
Việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt phân tích công việc là mộttrong những nguyên nhân dẫn tới hàng loạt các vấn đề nảy sinh, những khó khăntrong công tác quản lý công chức như: Đánh giá không hợp lý, thiếu công bằng; mâuthuẫn nội bộ gia tăng; sự phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong phòng khôngtốt; động lực lao động của công chức bị giảm sút; trì trệ, quan liêu…
Trang 26* Thứ tư, công tác tuyển dụng và sử dụng công chức
Tuyển dụng công chức là hình thức tuyển chọn người vào làm việc trong cácphòng chuyên môn hay nói cách khác là một hình thức bổ sung lực lượng cho độingũ công chức Từ khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời (năm 1945),đội ngũ công chức được chú ý tuyển dụng thông qua thi tuyển, bổ nhiệm, bầu vàphê chuẩn
Ngày nay, việc tuyển dụng công chức bằng thi tuyển là hình thức phổ biến ởhầu hết các quốc gia đều áp dụng Đó là hình thức tuyển dụng vừa đảm bảo cáctiêu chuẩn của nền công vụ, vừa mang tính khách quan, bảo đảm sự công bằngtrong tuyển chọn công chức và để tuyển chọn người tài, người có năng lực vàocông chức nhà nước Tuyển dụng là khâu quan trọng quyết định tới chất lượngcông chức; nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ tuyển được những ngườithật sự có năng lực, phẩm chất tốt bổ sung cho lực lượng công chức, nếu không thìngược lại Ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau của đất nước cũng như ở mỗi quốcgia khác nhau có những hình thức và nội dung để tuyển chọn người vào công chứckhác nhau
Hồ Chủ Tịch thường nói: “Dụng nhân như dụng mộc” Việc sắp xếp, bố trí
công chức có ảnh hưởng đến việc phát huy năng lực, sở trường, ảnh hưởng đếnthái độ, ý thức làm việc của mỗi công chức trong tổ chức
* Thứ năm, công tác đào tạo và phát triển đội ngũ công chức
Ở bất kỳ quốc gia nào và ở giai đoạn lịch sử nào, công tác đào tạo và pháttriển đội ngũ công chức hiện có cũng luôn được coi trọng Mục tiêu của đào tạo vàphát triển đội ngũ công chức là nhằm sử dụng tối đa năng lực nguồn nhân lực hiện
có và nâng cao hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người công chức hiểu rõhơn về công việc, nắm vững nghiệp vụ và thực hiện nhiệm vụ của mình một cách
tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ đốivới công việc trong tương lai
Ngày nay, đào tạo và phát triển đi liền với nhau, khoa học công nghệ ngàycàng phát triển, những thành tựu mới ra đời đòi hỏi người công chức không ngừnghọc tập nâng cao kiến thức Đào tạo và phát triển là một hoạt động xét về mặt hình
Trang 27thức không gắn với hoạt động quản lý, điều hành, nhưng nó giữ vai trò bổ trợ,trang bị kiến thức để người công chức có đủ năng lực đáp ứng được các yêu cầucủa hoạt động quản lý, điều hành.
Phải kịp thời đào tạo đội ngũ công chức có đủ phẩm chất và năng lực, vừa cóđạo đức, vừa có tài, mà đức là gốc; chú trọng bồi dưỡng, đào tạo cả về chính trị lẫnchuyên môn Công tác đào tạo, bồi dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng côngchức trong thời kỳ mới Làm tốt công tác này sẽ tạo ra đội ngũ công chức có thểthích ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay; ngược lại, nếu công tácnày không được quan tâm đầu tư thì trình độ, năng lực của công chức sẽ bị tụt hậu.Điều này đồng nghĩa với hiệu quả công việc không cao và sẽ ảnh hưởng rất lớnđến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Thứ sáu, cơ cấu, quy mô và chất lượng hợp lý trong thực thi công vụ của đội ngũ công chức các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận
Cơ cấu công chức: Cho đến nay, chưa có một tài liệu chính thức nào quy định
cơ cấu công chức của một cơ quan theo ngạch, theo độ tuổi, theo giới tính bao nhiêu
là hợp lý Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tiễn của các nhà quản lý thì trong một
cơ quan, tổ chức phải xác định được cơ cấu công chức theo các tiêu chí sau:
Cơ cấu về độ tuổi: Phải có đủ 3 lứa tuổi để có tính kế thừa và phát triển
Cơ cấu ngạch công chức: Phải có đầy đủ các ngạch (chuyên viên chính,chuyên viên, cán sự, nhân viên) để sắp xếp, bố trí công chức phù hợp với khả năngcủa mỗi người
Cơ cấu về giới tính: Phải có cả nam và nữ để tạo không khí hài hòa trong giaotiếp và giải quyết công việc Ngày nay, việc bình đẳng giới đang được đề cao; Banchỉ đạo vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp được kiện toàn và phát huy vai trò hoạtđộng Vì vậy, cần quan tâm bố trí công chức nữ, đảm bảo cơ cấu tỷ lệ nữ trong lựclượng công chức lãnh đạo quản lý một cách phù hợp (15 - 20%)
Sự phối hợp làm việc giữa các nhóm và giữa các công chức trong nhóm: Một
tập thể mạnh phải là một tập thể có được sự phối kết hợp giữa các thành viên, pháthuy hết năng lực của các thành viên trong tổ chức đó Để làm được điều này, trước
Trang 28hết phải có quy chế làm việc của tổ chức, quy định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng
tổ chức bên trong và từng thành viên của tổ chức Bên cạnh đó phải sắp xếp nhữngngười làm việc trong từng nhóm có thể hỗ trợ được cho nhau và bố trí, sử dụng conngười phải xuất phát từ yêu cầu công việc Đây là điểm yếu của con người Việt Namnói chung và công chức Việt Nam nói riêng
Văn hóa công sở: Được hiểu là tổng hợp những quan niệm mà các thành viên
trong tổ chức học được trong quá trình giải quyết những vấn đề nội bộ và xử lý môitrường bên ngoài, có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên, cũngnhư sự phát triển bền vững của tổ chức đó Văn hóa công sở là biểu hiện hình ảnh của
tổ chức; thông qua ngôn ngữ sử dụng, lễ nghi giao tiếp, quần áo, cách ăn mặc người ta
có thể đánh giá được thực trạng tổ chức Văn hóa tổ chức là tổng hợp văn hóa dân tộc,văn hóa ngành nghề và nét đặc trưng của tổ chức
1.5 Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức
Luật cán bộ công chức năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010;Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính Phủ về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính Phủ về quản lý biênchế công chức;
Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quy định tổ chức các cơ quanchuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Mới nhất là Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá cán
bộ, công chức, viên chức
Trang 29Tiểu kết chương 1
Công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc Uỷ ban nhân dân quận
có tính chất quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyềnquận Vì vậy, hoàn thiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức là một yêucầu, đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục mang tính lịch sử kế thừa,xuất phát từ yêu cầu thực tiễn Để góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận nhằm đánh giáthực trạng và đưa ra những biện pháp để nâng cao chất lượng công chức, viên chứcthuộc Uỷ ban nhân dân quận, trong Chương 1 của luận văn trên cơ sở chủ nghĩaMác - Lênin, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và pháp luật của Nhànước, tác giả luận văn đưa ra khái niệm về công chức, viên chức và chất lượng côngchức thuộc Uỷ ban nhân dân quận; xác định vai trò, sự cần thiết phải nâng cao chấtlượng công chức, viên chức Uỷ ban nhân dân quận, đồng thời đưa ra các tiêu chíđánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức, viên chức thuộc Uỷban nhân dân quận
Trang 30Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN HỒNG BÀNG,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY 2.1 Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay
2.1.1 Đặc điểm quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng:
2.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
Quận Hồng Bàng nằm ở khu vực trung tâm thành phố Hải Phòng, tiếp giápvới các quận, huyện sau:
Phía Bắc giáp sông Cấm, bên kia sông là huyện Thuỷ Nguyên;
Phía Đông giáp quận Ngô Quyền;
Phía Nam giáp quận Lê Chân;
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện An Dương
Quận Hồng Bàng là cửa ngõ giao thông thuỷ, sắt, bộ của thành phố Hải Phòng,nối liền với thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh tạo thành khu tam giác phát triển kinh
tế “Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” phía Bắc Việt Nam đã được Chính phủ quyhoạch Trên địa bàn quận có sông Cấm, sông đào Hạ Lý và sông Lấp (nay là hồ TamBạc) Từ cảng Hải Phòng (vốn là bến Ninh Hải xưa), tàu biển có thể đi tới khắp cáccảng trong nước và quốc tế; có quốc lộ 5 và đường sắt đi Hà Nội và các tỉnh; đường
10 đi Thái Bình, Uông Bí, Đông Triều, thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh Làtrung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phòng, trên địa bànquận có nhiều trụ sở của các cơ quan thành phố Hải Phòng (trụ sở Thành ủy, Hộiđồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các sở ngành), nhiều văn phòng đại diện củacác tổ chức nước ngoài đóng trên địa bàn; quận có nhiều cơ sở sản xuất côngnghiệp, thương mại lớn và ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố như công nghiệpđóng tàu, chế tạo sản xuất thép công nghiệp, kinh tế cảng biển; các trung tâm thươngmại, du lịch, dịch vụ, tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn lớn
Quận có 11 phường, gồm 216 tổ dân phố, được chia thành 3 vùng có đặc thù
xã hội, dân cư và đô thị khác nhau:
Trang 31Vùng 1 (khu trung tâm) là vùng đô thị ổn định, gồm 5 phường: Hoàng VănThụ, Minh Khai, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái; có thể gọi là khu
đô thị cổ Ở đây tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Trung ương, trụ sở củaThành uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thành phố và Văn phòng đại diệnnước ngoài; có chợ Tam Bạc, chợ Sắt hoạt động buôn bán khá sầm uất; có dải trungtâm thành phố chạy dọc từ cổng Cảng chính đến bến xe Tam Bạc Đây là khu vựchội tụ nhiều lợi thế và tiềm năng về du lịch - dịch vụ - thương mại
Vùng 2 (khu cận trung tâm) là vùng đô thị đang xây dựng, gồm 3 phường: Hạ
Lý, Thượng Lý, Trại Chuối; là nơi tập trung cư trú chủ yếu của công nhân lao động
Có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn và mũi nhọn của thành phố nằm ở khu vực này:đóng tàu Bạch Đằng, đóng tàu sông Cấm, đóng tàu Tam Bạc
Vùng 3 (khu vực xa trung tâm) là vùng đang trong quá trình đô thị hoánhanh, gồm 3 phường: Sở Dầu, Hùng Vương, Quán Toan Các phường này nằmtrong vùng quy hoạch khu công nghiệp phía Bắc đường 5 Hiện nay, ở đây cónhiều cơ sở liên doanh với nước ngoài về sản xuất thép, nhiều cơ sở đóng mới, vàsửa chữa tàu biển, lực lượng lao động trẻ, dồi dào, đây là khu vực chứa đựng thếmạnh và tiềm năng phát triển sản xuất - dịch vụ…
Với những điều kiện thuận lợi đó, trong nhiều năm qua, quận Hồng Bàng cóbước phát triển khá nhanh trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,thương mại, dịch vụ Tốc độ xây dựng và phát triển đô thị nhanh với hệ thống hạtầng đô thị được xây dựng cơ bản đồng bộ, hiện đại, góp phần quan trọng thúc đẩykinh tế - xã hội phát triển
2.1.1.2 Lịch sử hình thành:
Trong khi miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ nhất (1961 1965), ngày 05/7/1961, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 92/CP thành lập khuphố Hồng Bàng gồm các khu Máy Nước, Thượng Lý - Hạ Lý và Trên sông
-Sau gần 6 năm thống nhất đất nước, ngày 03/01/1981, Hội đồng Chính phủban hành Quyết định số 03/CP “về việc thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính ởnội thành, nội thị”; từ đây, khu phố Hồng Bàng gọi là quận Hồng Bàng Quận gồm
Trang 329 phường: Minh Khai, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Phan Bội Châu, Phạm HồngThái, Hạ Lý, Thượng Lý, Trại Chuối và Sở Dầu
Trước yêu cầu phát triển của đô thị Hải Phòng, ngày 23/11/1993, Chính phủ raNghị quyết số 89/CP “về việc điều chỉnh địa giới huyện An Hải, quận Hồng Bàngthuộc thành phố Hải Phòng”, chuyển xã Hùng Vương thành phường Hùng Vương,thành lập phường Quán Toan và giao cho quận Hồng Bàng quản lý Như vậy, từ01/01/1994, quận Hồng Bàng có 11 đơn vị hành chính cấp phường
Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính quận Hồng Bàng
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay.
Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng có nền kinh tế phát triển toàn diệntrên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của quận Xác định phát triển kinh tế
là nhiệm vụ trọng tâm, quận luôn chú trọng xây dựng quy hoạch và kế hoạch pháttriển sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách khuyếnkhích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, ứng
Trang 33dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm đạt tiêuchuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giaiđoạn 2010 - 2015 đạt 15,37%/năm; tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế: Công nghiệp -Xây dựng 76,42%; Thương mại - Dịch vụ 23,5%; Nông nghiệp - thủy sản 0,08%.Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn: 9.554 tỷ đồng; Thu ngân sách năm 2013 là488,645 tỷ đồng, chi ngân sách năm 2013 là 190,943 tỷ đồng;
Sản xuất công nghiệp - xây dựng: Hồng Bàng là địa bàn có nhiều khu công
nghiệp lớn của Trung ương và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: tiêu biểu nhưcác doanh nghiệp cơ khí đóng tàu, sản xuất thép cán, quạt điện, hoá chất, cao su,cáp điện, cơ khí Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp khá nhanh, tăngbình quân 15%/năm; toàn quận có 1.668 cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tếđang hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút hàng chục nghìn người lao động
Hoạt động thương mại - dịch vụ: Thương mại, dịch vụ đóng vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế của quận Hồng Bàng với tốc độ tăng trưởng bìnhquân đạt 20,16%/năm Số lượng hành khách vận chuyển tăng từ 18% đến20%/năm, chất lượng phục vụ khách đã được nâng lên ngày một tốt hơn đượcnhiều khách biết tới
Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong
cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, thủy sản và nông nghiệp sinh thái đô thịchưa phát triển Sản xuất nông nghiệp duy trì được năng suất lúa bình quân 97,5 tạ/ha/năm, sản lượng đạt khoảng 795,3 tấn/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp bìnhquân 4,85 tỷ/năm
Dịch vụ tài chính, ngân hàng: phát triển khá nhanh, góp phần thúc đẩy sản
xuất - kinh doanh phát triển Mạng lưới ngân hàng, tín dụng mở rộng, đa dạng vớinhiều hình thức bám sát các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, mởrộng diện cho vay vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinhdoanh, cũng như hỗ trợ xóa đói giảm nghèo
Trang 342.2 Tổ chức các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay.
2.2.1 Hệ thống chính trị quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay.
Đảng bộ quận Hồng Bàng hiện có 108 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, 468 Chi
bộ trực thuộc cơ sở, 6.864 đảng viên Cơ cấu tổ chức bộ máy quận Hồng Bàng gồm:
* Quận uỷ Hồng Bàng có 06 đơn vị: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ủy banKiểm tra, Ban Dân vận, Văn phòng Quận uỷ, Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận
* Ủy ban nhân dân quận gồm:
12 phòng, ban chuyên môn: Văn phòng Ủy ban nhân dân, Phòng Nội vụ, PhòngLao động thương binh và xã hội, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên &Môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tư pháp, Thanh tra quận,Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa & thông tin, Phòng Y tế,
10 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Văn hoá thông tin; Trung tâm Thể dục thểthao; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Hội chữ thập đỏ; Trung tâm pháttriển Quỹ đất; Ban quản lý dải trung tâm thành phố; Bản quản lý các dự án và đầutư; Ban quản lý Chợ Tam Bạc; Ban quản lý Chợ Hoà Bình; Trung tâm dạy nghề vàgiáo dục thường xuyên quận
33 trường học: 08 Trung học cơ sở; 10 Tiểu học; 15 Mầm non
* Uỷ ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: Uỷ ban Mặt trận tổ quốc ViệtNam quận; Hội Cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ; Liên đoàn lao động; Quậnđoàn; Hội Nông dân; Ban đại diện người cao tuổi;
* 11 đơn vị hành chính cấp phường: Quán Toan, Hùng Vương, Sở Dầu, TrạiChuối, Thượng Lý, Hạ Lý, Minh Khai, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Phan BộiChâu, Phạm Hồng Thái
* Cơ quan cộng quản: Công an quận; Ban chỉ huy quân sự quận; Viện kiểmsát nhân dân quận; Toà án quận; Chi cục Thi hành án dân sự quận; Chi cục Thuếquận; Chi cục Thống kê quận; Kho bạc Hồng Bàng; Bảo hiểm xã hội Hồng Bàng;Ngân hàng CSXH Hồng Bàng; Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình; Trung
Trang 35tâm Y tế; Bệnh viện Đa khoa Hồng Bàng; Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy
số 2
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng hiện nay
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính quận Hồng Bàng
Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng là cấp hành chính trên cấp phường, dướicấp thành phố trực thuộc Trung ương Đây là cấp hành chính trung gian, vừa thựchiện chức năng trực tiếp phục vụ nhân dân, vừa lãnh đạo, điều hành cấp dưới thựchiện mệnh lệnh cấp trên
Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dânnăm 2003, Nghị quyết số 725/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm
Trang 36vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không
tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường
Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phònggồm: Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và 05 Uỷ viên phụ trách các lĩnh vực: Quân sự, Công
an, Văn phòng Uỷ ban nhân dân quận, Thanh tra, Tài nguyên và Môi trường
Về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, hiệnnay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quyđịnh tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh Tuy nhiên, Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng đang trongquá trình chỉ đạo bổ sung, sửa đổi lại theo quy định mới Do đó, tại thời điểmnghiên cứu làm đề tài các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận được
tổ chức thống nhất và chặt chẽ theo quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CPngày 04 tháng 02 năm 2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, gồm 12 phòng:
Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sựnghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hànhchính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức phường; hội, tổchức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lývăn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứngthực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác
Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thựchiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch vàđầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã,kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân
Trang 37Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quậnthực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tàinguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc, bản đồ.
Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dânquận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm;dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn laođộng; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệnạn xã hội; bình đẳng giới
Phòng Văn hoá - Thông tin: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưuchính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh;báo chí; xuất bản
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thựchiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm:mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêuchuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồchơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; đảm bảo chất lượng giáodục và đào tạo
Phòng Y tế: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân gồm: y tế cơ sở; y tế
dự phòng; khám chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòngbệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế;trang thiết bị y tế; dân số
Thanh tra quận: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm viquản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân quận thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanhtra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định củapháp luật
Trang 38Văn phòng Uỷ ban nhân dân: Tham mưu, tổng hợp cho Uỷ ban nhân dânquận về hoạt động của Uỷ ban nhân dân; tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận
về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận về chỉ đạo,điều hành; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuậtcho hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận
Phòng Kinh tế: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp;thương mại
Phòng Quản lý đô thị: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chứcnăng quản lý Nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở
và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoátnước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi
2.3.1 Phân tích thực trạng công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc UBND quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
Theo số liệu cung cấp của phòng Nội vụ quận Hồng Bàng, thành phố HảiPhòng năm 2013, 2014 kết quả cụ thể như sau:
Năm 2013, 2014, cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND quận gồm 13 phòngchuyên môn, 05 đơn vị sự nghiệp công lập, 33 trường học và UBND 11 phường.Các đơn vị chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân quận về tổ chức, vị tríviệc làm, biên chế công chức, viên chức, lao động hợp đồng và các hoạt động công
Trang 39tác Ngoài ra, các phòng chuyên môn còn đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các Sở chuyên ngành thuộc Ủy ban nhândân thành phố
- Đội ngũ công chức, viên chức, lao động hợp đồng của UBND quận khôngngừng trưởng thành về nhiều mặt; luôn chịu khó học hỏi, đổi mới tư duy, phấn đấunâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng, kinh nghiệm công tác;
kỷ luật kỷ cương hành chính, lối sống đạo đức, tinh thần phục vụ nhân dân hoàn thànhnhiệm vụ được giao Nhiều công chức, viên chức đã được vào quy hoạch đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý đảm bảo cơ cấu và chất lượng, đáp ứng yêu cầu xây dựng, pháttriển quận Hồng Bàng xứng đáng với vị thế quận trung tâm thành phố
2.3.1.1 Công tác quản lý, sử dụng CBCC, viên chức.
Năm 2014, tổng số biên chế được giao theo Kế hoạch 114 người, biên chếthực hiện 85 người, LĐHĐ trong định biên là 30 người, LĐHĐ ngoài định biên là
01 người Trong đó nữ chiếm 51,19%; số người giữ ngạch chuyên viên chính: 6người, chiếm 7,14%; số người giữ ngạch chuyên viên: 68 người chiếm 80,95% vàcòn lại đang giữ ngạch cán sự
* Chất lượng biên chế
Về trình độ chuyên môn: 05 người trình độ thạc sỹ, chiếm 5,95%; 68 ngườitrình độ đại học, chiếm 80,95%; 03 người trình độ cao đẳng, chiếm 3,57%; 8 ngườitrình độ trung cấp, chiếm 9,52%
Trang 40Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 7 người, chiếm 8,33%; Từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 22người, chiếm 26,19%; Từ 41 tuổi đến 50 tuổi: 27 người, chiếm 32,14%; Từ 51 đếndưới 60 tuổi: 28 người, chiếm 33,33%.
* Chất lượng lao động hợp đồng: 100% lao động hợp đồng tại quận có trình
độ từ đại học trở lên, trong đó thạc sỹ chiếm 7% (02 người)
Đội ngũ viên chức đơn vị sự nghiệp Nhà nước
Năm 2013, tổng số biên chế được giao theo Kế hoạch 40 người, biên chế thựchiện 33 người, LĐHĐ trong định biên là 7 người, LĐHĐ ngoài định biên là 24người, trong đó nữ chiếm 54,55%;
Năm 2014, tổng số biên chế được giao theo Kế hoạch 40 người, biên chế thựchiện 38 người, LĐHĐ trong định biên là 2 người, LĐHĐ ngoài định biên là 41người, trong đó nữ chiếm 52,63%;
* Chất lượng biên chế
Về trình độ chuyên môn: 02 người trình độ thạc sỹ, chiếm 5,26%; 34 ngườitrình độ đại học, chiếm 89,47%; 01 người trình độ cao đẳng, chiếm 2,63%; 01người trình độ trung cấp, chiếm 2,63%
Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 3 người, chiếm 7,89%; Từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 14người, chiếm 36,84%; Từ 41 tuổi đến 50 tuổi: 9 người, chiếm 23,68%; Từ 51 đếndưới 60 tuổi: 12 người, chiếm 31,58%
* Chất lượng lao động hợp đồng: số người có trình độ đại học là chiếm 81%, số
người có trình độ cao đẳng chiếm 7,8% và số người có trình độ trung cấp chiếm 2,2%
Đội ngũ viên chức ngành Giáo dục của quận
Tổng số biên chế ngành Giáo dục được giao năm học 2013 - 2014 là 1.130 người, năm học 2014- 2015 là 1.213 người, cụ thể:
* Bậc học Mầm non: