Khái niệm Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử “Khởi đầu với quá trình cải cách hành chính được diễn vào những năm 70của Thế kỷ trước tại các nước phát triển, tiếp theo là quá trình ch
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu ứng dụng mô hình Chính quyền điện
tử tại Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của riêng
cá nhân tôi Tất cả các nội dung trong luận văn này hoàn toàn được xây dựng vàphát triển từ những quan điểm của cá nhân, dưới sự hướng dẫn của TS Mai KhắcThành Các số liệu và kết quả có trong luận văn là hoàn toàn chính xác
Tác giả luận văn
Đặng Thị Minh Ngọc
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian được học tập tại trường, điều quan trọng nhất đối với mỗihọc viên là khối lượng kiến thức và khả năng tiếp thu kiến thức đó Kết quả củaquá trình này, phần nào thể hiện trong luận văn tốt nghiệp Với sự nỗ lực của bảnthân cùng với giúp đỡ và tạo điều kiện của Viện Đào tạo sau Đại học, trường Đạihọc Hàng Hải Việt Nam và quý thầy cô, em đã có cơ hội được tiếp cận và tìm hiểuthực trạng triển khai mô hình Chính quyền điện tử tại Quận Ngô Quyền thành phốHải Phòng, và chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn:
- TS Mai Khắc Thành– Phó trưởng khoa Kinh tế, đã tận tình hướng dẫn emhoàn thành luận văn tốt nghiệp này
- Quý thầy cô của Viện Viện Đào tạo sau Đại học đã giúp đỡ cho em nền tảngkiến thức để có thể hoàn thành tốt luận văn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với cái nhìn và suy nghĩ còn chưa đầy đủcũng như hạn chế về mặt thực tiễn, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những saisót Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để em có thể hoàn thiệnkiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân tạo điều kiện tốt hơn trongquá trình công tác sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 18 tháng 8 năm 2016
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ 3 1.1 Khái niệm Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử 3
1.2 Các giai đoạn của Chính phủ điện tử: 5
1.3 Vai trò của CPĐT 7
1.4 Mô hình chính quyền điện tử trong việc thực hiện dịch vụ hành chính công.8 1.4.1 Dịch vụ hành chính công 8
1.4.2 Các thành phần trong mô hình chính quyền điện tử: 9
1.5 Các nghiệp vụ giao dịch trong mô hình CQĐT 15
1.6 Định hướng phát triển hệ thống CQĐT Quốc gia 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN TP HẢI PHÒNG 20
2.1 Đặc điểm tình hình Quận Ngô Quyền 20
2.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại quận Ngô Quyền: 21
2.2.1 Cơ sở hạ tầng CNTT: 21
2.2.2 Cơ sở dữ liệu: 23
2.2.3 Các ứng dụng nghiệp vụ: 23
2.2.4 Dịch vụ công 29
2.2.5 Kênh truy cập: 30
2.2.6 Nhân lực về CNTT 30
2.3 Ứng dụng mô hình CQĐT Quận Ngô Quyền 31
2.3.1 Dịch vụ hạ tầng: 32
Trang 42.3.2 Dịch vụ dữ liệu 32
2.3.3 Dịch vụ nền tảng: 33
2.3.4 Dịch vụ ứng dụng: 33
2.3.5 Dịch vụ tích hợp ứng dụng tổng thể (EAI) 34
2.4 Hệ thống ứng dụng trong CQĐT Quận Ngô Quyền 34
2.4.1 Phần mềm ứng dụng quản lý chuyên ngành 36
2.4.2 Phần mềm ứng dụng giao tiếp điện tử 36
2.4.3 Phần mềm ứng dụng văn phòng điện tử 38
2.4.4 Phần mềm ứng dụng quản trị nội bộ 39
2.4.5 Nền tảng phát triển CQĐT 39
2.4.6 Nền tảng tích hợp ứng dụng 41
2.4.7 Nền tảng phát triển ứng dụng 43
2.4.8 Các ứng dụng hạ tầng CNTT 44
2.5 Kết quả đạt được: 45
2.6 Những tồn tại chưa giải quyết 45
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CQĐT TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 47
3.1 Định hướng xây dựng hệ thống CQĐT Quận Ngô Quyền 47
3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả mô hình CQĐT tại Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng: 52
3.2.1 Biện pháp đầu tư về cơ sở hạ tầng 52
3.2.2 Biện pháp đầu tư về dịch vụ dữ liệu 52
3.2.3 Biện pháp đầu tư về dịch vụ nền tảng 57
3.2.4 Biện pháp đầu tư về dịch vụ ứng dụng 58
3.2.5 Đào tạo và truyền thông 61
3.3 Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp: 62
KẾT LUẬN 64
PHỤ LỤC 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG Số
Trang 73.5 Mô hình dịch vụ ứng dụng quận Ngô Quyền trong tương
lai
79
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luônchủ trương và định hướng: “Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân”; xâydựng và hoàn thành “Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và xâydựng “Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Cùng với xu hướng chung của thếgiới, xây dựng Chính quyền điện tử Việt Nam là một yêu cầu tất yếu, khâu đột phátrong chỉ đạo, điều hành và phục vụ nhân dân, góp phần quan trọng thành công chocác chủ trương định hướng đó Chính quyền điện tử Quận Ngô Quyền sẽ là xuhướng tất yếu để chính quyền nâng cao chất lượng hoạt động chỉ đạo điều hành,xúc tiến và thu hút đầu tư, phát triển thương mại, du lịch; nâng cao tính minh bạch,cải tiến môi trường, chính sách; quảng bá và cung cấp thông tin đa dạng, nhanhchóng; chất lượng phục vụ cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và du khách ởmức độ cao
Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông củathành phố Hải Phòng đã có bước phát triển nhanh, góp phần nâng cao hiệu quảtrong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội Hạ tầng công nghệ thông tin vàtruyền thông (CNTT-TT) của thành phố được chú trọng đầu tư xây dựng, một số
cơ quan nhà nước cấp sở, ngành và UBND các quận, huyện đang được thiết lập kếtnối vào Mạng Truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) và đã có kết nối Internet
Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước, cung cấpdịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp luôn được thành phố quan tâm và chútrọng phát triển Các cơ quan nhà nước sử dụng rộng rãi các phần mềm ứng dụngdùng chung và phần mềm chuyên ngành Một số các sở, ban, ngành, huyện, thị xã,thành phố có trang thông tin điện tử và đang từng bước triển khai hệ thống cungcấp dịch vụ công “một cửa điện tử” Những nỗ lực này đã phát huy hiệu quả, thiếtthực trong công tác lãnh chỉ đạo, chuyên môn hằng ngày tại các cơ quan, đơn vị,nâng cao năng suất, chất lượng công việc, mang nhiều thuận lợi đến cho người dân
và doanh nghiệp
Trong thời gian qua Quận Ngô Quyền đã và đang triển khai Dự án “Xâydựng Chính quyền điện tử Quận Ngô Quyền” nhằm cụ thể hóa định hướng và lộ
Trang 9trình triển khai ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng mô hình hoàn chỉnh về hệthống Chính quyền điện tử cấp thành phố Mô hình Chính quyền điện tử sẽ giúpphát triển và duy trì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính đảm bảo
03 giảm (giảm thủ tục, giảm thời gian và giảm chi phí), thay đổi phương pháp làmviệc, tăng lợi thế canh tranh, tác động tích cực đến sự phát triển Kinh tế - Xã hội,Quốc phòng, An ninh của thành phố Hải Phòng
Vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng mô hình Chínhquyền điện tử tại quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng” làm luận văn thạc sĩ củamình
2.Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình chính quyền điện tử.Qua đó tiến hànhphân tích thực trạng việc ứng dụng mô hình chính quyền điện tử tại Quận NgôQuyền, TP Hải Phòng.Từ đó tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả ứng dụng mô hình chính quyền điện tử tại quận Ngô Quyền thành phố HảiPhòng
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mô hình chính quyền điện từ và việcứng dụng mô hình chính quyền điện tử tại Quận
- Không gian nghiên cứu tại Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
- Thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2015 đến nay
4.Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, em sử dụng phương pháp phân tích,phương pháp thống kê.Ngoài ra có sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua đặtcâu hỏi trực tiếp với những người đang triển khai mô hình chính quyền điện tử tạiQuận Ngô Quyền
5.Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Khái quát chung về mô hình chính quyền điện tử
CHƯƠNG 2: Thực trạng việc ứng dụng mô hình chính quyền điện tử tạiQuận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
CHƯƠNG 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình chính quyền
Trang 10CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử
“Khởi đầu với quá trình cải cách hành chính được diễn vào những năm 70của Thế kỷ trước tại các nước phát triển, tiếp theo là quá trình chính phủ các nước
đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào trong hoạt động của các cơ quanchính phủ, khái niệm chính phủ điện tử đã ra đời vào những năm 90 cùng vớinhững khái niệm khác như thương mại điện tử, doanh nghiệp điện tử, …”
“Vào những năm 1995-2000 chính phủ điện tử đã được các nước tiếp thu vàứng dụng rộng rãi, thúc đẩy phát triển và ngày càng được các nước coi như mộtgiải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan chính phủ, phục vụngười dân và doanh nghiệp tốt hơn Ngày nay, với sự bùng nổ của các phương tiện
di động, băng rộng, công nghệ, … nên nhiều nước đã đẩy mạnh phát triển chínhphủ điện tử đa dạng hơn, liên thông hơn dưới khái niệm chính phủ di động, chínhphủ ở mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện.Đã có rất nhiều tổ chức và chínhphủ đưa ra định nghĩa “Chính phủ điện tử” Tuy nhiên, hiện không có một địnhnghĩa thống nhất về chính phủ điện tử, hay nói cách khác, hiện không có một hìnhthức chính phủ điện tử được áp dụng giống nhau cho các nước.”"
Khái niệm Chính phủ điện tử:
Hiện nay có nhiều cách hiểu về Chính phủ điện tử (CPĐT) như sau:
“Chính phủ điện tử bao gồm việc sử dụng công nghệ thông tin và đặc biệt làInternet, để cải thiện việc cung cấp dịch vụ của chính phủ tới công đân, doanhnghiệp và các cơ quan nhà nước khác Chính phủ điện tử cho phép công dân tươngtác và nhận dịch vụ từ chính phủ và địa phương 24 giờ trong ngày và 7 ngày trongtuần”
Hay:“Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính phủ, phục vụngười dân và doanh nghiệp tốt hơn”
“Hoặc một cách chi tiết: “Chính phủ điện tử là việc các cơ quan chính phủ
Trang 11sử dụng công nghệ thông tin (như máy tính, các mạng diện rộng, Internet, và sửdụng công nghệ di động) có khả năng biến đổi những quan hệ với người dân, cácdoanh nghiệp, và các tổ chức kháccủa Chính phủ (làm việc và trao đổi qua mạngkhông cần đến trực tiếp công sở) Những công nghệ đó có thể phục vụ những mụcđích khác nhau: cung cấp dịch vụ chính phủ đến người dân tốt hơn, cải thiện nhữngtương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp, tăng quyền cho người dân thông quatruy nhập đến thông tin, hoặc quản lý của chính phủ hiệu quả hơn”.
Khái niệm Chính Quyền điện tử:
“Chính quyền điện tử được hiểu là chính phủ điện tử được triển khai tạiTỉnh, thành, đến cấp xã, phường”
Nói chung mục đích của CPĐT là nhằm mục đích cải tiến việc tiếp cận vàcung cấp các dịch vụ chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân Quan trọnghơn nữa, CPĐT còn nhằm mục tiêu tăng cường năng lực của chính phủ theo hướngđiều hành, quản lý có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch nhằm quản lý tốt hơncác nguồn lực kinh tế- xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển
Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống
Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về Chính phủ điện tử nhưngchúng ta có thể rút ra một số đặc điểm chung về Chính phủ điện tử như sau:
- "Chính phủ điện tử là Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và viễnthông để tự động hoá và triển khai các thủ tục hành chính
- Chính phủ điện tử cho phép các công dân có thể truy cập các thủ tục hànhchính thông qua các phương tiện điện tử như Internet, điện thoại di động, truyềnhình tương tác
- Chính phủ điện tử là Chính phủ làm việc với người dân 24/24 giờ, 7 ngàymỗi tuần và 365 ngày mỗi năm, người dân có thể thụ hưởng các dịch vụ công dùhọ ở bất cứ đâu."
Từ những đặc điểm trên ta thấy rằng Chính phủ điện tử có nhiều điểm khác
so với Chính phủ truyền thống.Với Chính phủ truyền thống, quá trình quản lý hànhchính trong nội bộ các cơ quan nhà nước diễn ra thủ công, tốn nhiều công sức, thời
Trang 12gian và tiền bạc.Dân chúng không thể liên lạc với Chính phủ ngoài giờ hành chính,không thể ở bất cứ nơi nào ngoài trụ sở của các cơ quan nhà nước.Người dânkhông thể đăng ký lấy giấy phép kinh doanh, làm khai sinh cho con mình hay đóngthuế trước bạ 24/24 giờ, 7/7 ngày và ở bất cứ đâu.Chính phủ điện tử có thể khắcphục được những hạn chế này của Chính phủ truyền thống.
"Ngoài ra, sự khác biệt chủ yếu giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyềnthống là sự khác biệt về tốc độ xử lý giữa các thủ tục hành chính được tự động hóa
so với các thủ tục hành chính được xử lý thủ công Việc tự động hoá thủ tục hànhchính của Chính phủ điện tử cho phép xử lý các thủ tục nhanh hơn, gọn hơn, đơngiản hơn rất nhiều Không những thế, thông tin được cung cấp cho người dân cònđầy đủ, chính xác và dễ dàng hơn, người dân cũng đỡ mất nhiều chi phí để thu thậpcác thông tin này."
Nói tóm lại Chính phủ điện tử là một Chính phủ hiện đại hơn nhiều so vớiChính phủ truyền thống.Chính phủ điện tử là mục tiêu mà các cơ quan Chính phủcác cấp sẽ tiến dần từng bước tới và có lẽ không bao giờ có thể nói rằng Chính phủđiện tử đã được xây dựng xong
1.2 Các giai đoạn của Chính phủ điện tử:
Chính phủ các nước có các chiến lược khác nhau để xây dựng Chính phủđiện tử.Tuy nhiên, hầu hết các nước đang xây dựng thành công Chính phủ điện tửchọn cách chia dự án phát triển Chính phủ điện tử làm 3 giai đoạn nhỏ Các giaiđoạn này không phụ thuộc lẫn nhau, tức là không cần phải giai đoạn này hoànthành thì giai đoạn kia mới bắt đầu
Giai đoạn sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để mở rộng truy
cập thông tin của Chính phủ
“Chính phủ tạo ra khối lượng lớn thông tin, hầu hết các thông tin này đều cóích đối với cá nhân và doanh nghiệp.Internet và các công nghệ thông tin hiện đạikhác có thể chuyển các thông tin này nhanh chóng hơn và trực tiếp tới côngdân.Việc thực hiện giai đoạn này rất đa dạng về nội dung, do đó mỗi nước cần dựavào khả năng của mình để có cách triển khai phù hợp Chẳng hạn đối với các nước
Trang 13đang phát triển, cơ sở tầng phục vụ cho việc phát triển và triển khai Chính phủ điện
tử còn kém so với các nước công nghiệp, nên bắt đầu giai đoạn này bằng việc phổbiến thông tin Chính phủ trên mạng, tập trung phổ biến các điều lệ, quy tắc, cácvăn bản pháp luật…”
Khi triển khai thực hiện giai đoạn này cần chú ý những điểm sau:
- Bắt đầu bằng việc thông tin có ích tới công chúng hàng ngày, chú ý tớingôn ngữ địa phương;
- Luôn cập nhật thông tin trên trang Web của Chính phủ
- Tập trung vào những nội dung phục vụ phát triển kinh tế, chống thamnhũng, thu hút đầu tư nước ngoài…
Giai đoạn tăng cường sự tham gia của người dân vào Chính phủ
"Như đã nói ở trên, các trang Web phổ biến thông tin Chính phủ chỉ là bướcđầu của Chính phủ điện tử Chính phủ điện tử phải có khả năng lôi kéo, thu hút dânchúng tham gia vào các hoạt động của Chính phủ, kết hợp với các nhà hoạch địnhchính sách ở mọi cấp của Chính phủ Củng cố, tăng cường sự tham gia này sẽ tạodựng được lòng tin từ phía công chúng vào Chính phủ."
Những điểm cần lưu ý khi xây dựng trang Web tương tác giữa Chính phủ
và dân chúng:
- Phải cho công chúng thấy kết quả của việc họ tham gia vào các hoạt độngcủa Chính phủ;
- Phân tích, lý giải những vấn đề chính sách phức tạp một cách dễ hiểu;
- Thuyết phục công chúng tham gia;
- Sử dụng các phương tiện truyền thông để phổ biến kiến thức về Internet.Khi thực hiện giai đoạn này, các Chính phủ cần chú ý lập ra những diễn đàngiữa Chính phủ và công dân.Những diễn đàn như vậy sẽ tạo ra những cuộc thảoluận trực tuyến trong đó mọi người có thể tham gia trao đổi ý kiến về những vấn đềchính sách của chính phủ
Giai đoạn cung cấp rộng rãi các dịch vụ của Chính phủ qua mạng
"Chính phủ có thể bắt đầu bằng việc cho phép người dân thực hiện giao dịch
Trang 14qua mạng.Chính phủ chịu áp lực từ phía khu vực tư nhân khi khu vực này bắt đầuthực hiện giao dịch kinh doanh trên mạng.Thêm vào đó, khả năng sử dụng giaodịch qua mạng làm giảm chi phí, tăng năng suất cũng là một nguyên nhân quantrọng khiến Chính phủ phải suy tính Trước kia, các dịch vụ như đăng ký hộ tịchhay ra hạn thẻ căn cước phải mất một thời gian dài chờ đợi nhận kết quả Bằngcách cung cấp dịch vụ trực tuyến, chỉ cần ngồi ở nhà hay tại nơi làm việc, trạmđiện thoại và bật máy vi tính lên để nối vào mạng của Chính phủ, công dân sẽ nhậnđược nhiều dịch vụ do các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp."
Có lẽ động lực lớn nhất trong việc cung cấp các dịch vụ trên mạng là để rútgọn, tinh giảm bộ máy nhà nước và quá trình thực hiện các thủ tục hành chính từ
đó tiết kiệm tiền bạc và nâng cao hiệu quả trong dài hạn Thêm vào đó, bằng cách
tự động hoá các thủ tục hành chính đặc biệt là trong lĩnh vực thu thuế, Chính phủ
hi vọng sẽ hạn chế được hiện tượng tham nhũng, tăng thu cho ngân sách nhà nướctrong khi vẫn duy trì được lòng tin của dân chúng vào Chính phủ
1.3 Vai trò của CPĐT
“Điểm chủ yếu của CPĐT là xây dựng chiến lược dài hạn, có phạm vi sâurộng nhằm liên tục cải tiến các hoạt động với mục đích cuối cùng là đáp ứng cácyêu cầu của người dân thông qua việc thay đổi các hoạt động như quản lý cán bộ,công nghệ và quy trình công việc Do vậy, CPĐT cần mang lại kết quả là cung ứnghàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp,các cơ quan và nhân viên chính phủ.”
Vai trò của Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân cũng như các doanhnghiệp, cụ thể bao gồm các lợi ích sau:
Cung cấp đầy đủ thông tin cho mọi đối tượng;
Đơn giản hoá các thủ tục hành chính;
Đảm bảo việc xử lý các thủ tục hành chính một các công khai, công bằng,tin cậy, ổn định và kịp thời;
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc;
Trang 15 Tăng tính thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ của Chính phủ;
Chính phủ điện tử cũng góp phần làm trong sáng bộ máy nhà nước, hạnchế và loại trừ hiện tượng tham nhũng
Ngoài ra, bộ máy nhà nước có thể được tinh giảm nhờ áp dụng công nghệthông tin, giúp tiết kiệm ngân sách dành cho chi phí quản lý, tiết kiệm thời gian vànâng cao hiệu quả trong các hoạt động của các cơ quan Chính phủ
1.4 Mô hình chính quyền điện tử trong việc thực hiện dịch vụ hành chính công
1.4.1 Dịch vụ hành chính công
Dịch vụ công là những hoạt động dịch vụ của các cơ quan, tổ chức nhà nướchoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được Nhà nước uỷ quyền thựchiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ những nhu cầu thiết yếu chung củacộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi, đảm bảo sự công bằng và ổnđịnh xã hội
"Dịch vụ hành chính công: Là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý
nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân Do vậy, cho đến nay, đối tượngcung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan donhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công
Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước Để thực hiện chức năngnày, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấyphép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch, "
Dịch vụ hành chính công trực tuyến:
- Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác
của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trườngmạng internet
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ
các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1
và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ
Trang 16theo yêu cầu Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điệnđến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3:là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và
cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổchức cung cấp dịch vụ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch
vụ được thực hiện trên môi trường mạng Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhậnkết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4:là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và
cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việctrả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điệnđến người sử dụng
1.4.2 Các thành phần trong mô hình chính quyền điện tử:
- Người sử dụng;
- Kênh truy cập;
- Giao diện với người sử dụng;
- Các dịch vụ công trực tuyến, các ứng dụng nghiệp vụ;
- Lớp tích hợp;
- Các dịch vụ dùng chung;
- Cơ sở dữ liệu;
- Cơ sở hạ tầng;
- Phần quản lý, các nội dung hỗ trợ tất cả các thành phần trên
Hình 1.1: Khái quát Mô hình thành phần của Chính quyền điện tử
Trang 17Chi tiết của các thành phần
Người sử dụng
Là những người sử dụng các dịch vụ do các cơ quan chính phủ cung cấp baogồm người dân; các doanh nghiệp; các cán bộ công chức, viên chức nhà nước
Kênh truy cập
Là các hình thức, phương tiện qua đó người sử dụng truy cập thông tin, dịch
vụ mà chính phủ điện tử cung cấp Các hình thức này bao gồm và không giới hạnbởi các trang thông tin điện tử/cổng thông tin điện tử (website/portal), thư điện tử(email), điện thoại (cố định hoặc di động), máy fax, hoặc có thể đến trực tiếp gặpcác cơ quan chính phủ Trong đó:
- Trang thông tin điện tử: Là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông
tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin
- Cổng thông tin điện tử: Là điểm truy cập duy nhất của cơ quan trên môi
trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng màqua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin
Giao diện với người sử dụng
“Thành phần đảm bảo việc lấy người sử dụng làm trung tâm trong cung cấpdịch vụ Thành phần này cung cấp các khả năng liên quan trực tiếp đến quản lýngười sử dụng dịch vụ (cả bên ngoài lẫn bên trong), các nghiệp vụ tương tác vớingười sử dụng dịch vụ, nằm ở phía ngoài (front end) của một nghiệp vụ và là giaodiện với nhiều đối tượng sử dụng dịch vụ Ngoài ra, thành phần này còn đảm bảo
sự nhất quán về việc truy cập sử dụng dịch vụ, ứng dụng của người sử dụng dịch
vụ trên các kênh truy cập khác nhau Đây là thành phần đảm bảo sự thông suốt chongười sử dụng trong việc sử dụng đa kênh truy cập.”
Các dịch vụ công trực tuyến, các ứng dụng nghiệp vụ
Đây là thành phần cơ bản trong mô hình thành phần của chính quyền điện
tử Thành phần này bao gồm các dịch vụ công trực tuyến mà chính phủ điện tửcung cấp cho người dân, doanh nghiệp thể hiện trong mối quan hệ tương tác giữa
Trang 18các cơ quan chính phủ và người dân (G2C), và giữa các cơ quan chính phủ và cácdoanh nghiệp (G2B) Trong đó
- Dịch vụ hành chính công: Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực
thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong cáclĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý
Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giảiquyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân
- Dịch vụ công trực tuyến: Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác
của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môitrường mạng
Thành phần này cũng bao gồm các dịch vụ, ứng dụng phục vụ các cơ quanchính phủ, thể hiện quan hệ tương tác giữa các cơ quan chính phủ (G2G) ở trên.Nội dung này bao gồm và không giới hạn một số ứng dụng sau:
- Ứng dụng nghiệp vụ: Là các ứng dụng phục vụ tác nghiệp các nghiệp vụ
của các cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan chính phủ
- Các ứng dụng bên trong: Là các ứng dụng cung cấp các khả năng hỗ trợ
việc quản lý hiệu quả và thực hiện các nghiệp vụ bên trong nhằm nâng cao khảnăng quản lý tài nguyên (con người, tài sản hữu hình, tài chính, tài nguyên số, …)của các cơ quan, từ đó, góp phần nâng cao năng suất và hiệu suất hoạt độngcủa các
cơ quan nhà nước nói chung, bao gồm các ứng dụng như:
+ Quản lý tài chính: Cung cấp các chức năng kế toán và tài chính, các thủ
tục cho phép quản lý ngân sách, quỹ và việc chi tiêu, đầu tư của một cơ quan;
+ Quản lý nhân sự: Cung cấp các khả năng hỗ trợ việc tuyển dụng và quản
lý nhân sự của một cơ quan;
+ Quản lý tài sản: Cung cấp các khả năng hỗ trợ việc mua sắm, kiểm soát và
truy vết các tài sản của một cơ quan;
+ Quản lý tài nguyên số: Cung cấp các khả năng hỗ trợ sự tạo thành, quản lý
và phân phối các tài sản sở hữu trí tuệ và tài sản số trong toàn bộ đơn vị;
Trang 19+ Truyền thông: Cung cấp các khả năng đảm bảo việc truyền dữ liệu, thông
điệp, thông tin ở các định dạng khác nhau và hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau Với
xu thế hội tụ về công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay, một hệ thống truyềnthông hội tụ cung cấp các khả năng cơ bản như sau: Hội thoại thời gian thực, tinnhắn tức thời, hội nghị thoại, hội nghị truyền hình, quản lý sự kiện/tin tức, quản lýcộng đồng, truyền thông thoại
+ Cộng tác: Cung cấp các khả năng cho phép truyền thông tức thời và chia
sẽ nội dung, lịch làm việc, thông điệp, ý tưởng, và quan điểm tại các cơ quan thuộcđịa phương
- Ứng dụng liên cơ quan: Là các ứng dụng thực hiện sự kết nối, chia sẻ
thông tin, dữ liệu, tài liệu giữa các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa
phương phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp (Tham chiếu: Quyết định
số 1605/QĐ-TTg, Phụ lục III, Danh mục nhóm các dự án, nhiệm vụ quy mô quốc gia) Ví dụ:
+ “Quản lý văn bản và điều hành: Cung cấp khả năng thực hiện trao đổi văn
bản điện tử chính thức giữa các cơ quan nhà nước với nhau, thay cho phương thứctrao đổi văn bản giấy như hiện nay
- Các ứng dụng cho cán bộ: Bao gồm các ứng dụng chỉ dành riêng cho các
cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước nói chung, bao gồm:
+ Đào tạo từ xa: Nhóm các ứng dụng phục vụ nâng cao kỹ năng, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho cán bộ của địa phương từ xa thông qua sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông hội tụ;”
+ Cung cấp thông tin phục vụ cán bộ, công chức, viên chức: Cung cấp các thông
tin về lương, hưu, mất sức… cho các cán bộ, công chức, viên chức của địa phương;
+ Quản lý tri thức: Là ứng dụng cung cấp khả năng xác định, thu thập và
chuyển đổi các tài liệu, báo cáo và các nguồn thông tin khác thành các thông tinhữu ích hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Lớp tích hợp
"Thành phần cung cấp khả năng tích hợp các ứng dụng và dịch vụ nói
Trang 20chung, nhằm tạo ra các dịch vụ tích hợp nhưng không phá vỡ cấu trúc, gián đoạnhoạt động của các ứng dụng/dịch vụ đang hoạt động Thành phần này tạo cơ sở chonhiều ứng dụng/dịch vụ khác nhau có thể giao tiếp với nhau một cách thông suốttrong một môi trường không thuần nhất về nền tảng phát triển các ứng dụng vàdịch vụ, từ đó, hướng đến cung cấp các dịch vụ chất lượng cao theo cơ chế liênthông Bên cạnh đó, thành phần này còn cho phép các hệ thống ứng dụng mới truynhập vào các hệ thống ứng dụng có sẵn, nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực đãđầu tư vào các hệ thống và nền tảng có sẵn."
Các dịch vụ dùng chung
Đây là các dịch vụ được sử dụng chung cho nhiều cơ quan chính phủ trongtỉnh, hỗ trợ các ứng dụng nghiệp vụ và dịch vụ công trực tuyến Đây là một thànhphần quan trọng của mô hình, việc triển khai thành công các dịch vụ dùng chung
sẽ góp phần đáng kể đảm bảo tránh lãng phí, đầu tư trùng lặp, nâng cao khả năngkết nối của các hệ thống khi sử dụng chung các dịch vụ cơ bản
Một số ví dụ về dịch vụ dùng chung như dịch vụ thư mục (Directoryservice), dịch vụ định danh, xác thực, phân quyền truy cập
Cơ sở dữ liệu
“Thành phần này bao gồm các cơ sở dữ liệu (cũ và mới), các cơ sở dữ liệunày không tồn tại độc lập mà phục vụ cho các chương trình ứng dụng như các dịch
vụ công trực tuyến, các ứng dụng nghiệp vụ ở trên.”
Cơ sở dữ liệu được định nghĩa là là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổchức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông tin qua phương tiện điện tử
(Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005 của Quốc hội khóa XI).
Cơ sở hạ tầng
Thành phần cung cấp hạ tầng, phương tiện, nền tảng phục vụ cho người sửdụng và các ứng dụng, cụ thể bao gồm:
- Trang thiết bị người dùng cuối: Bao gồm máy tính cá nhân, máy tính xách
tay, các thiết bị hỗ trợ cá nhân phục vụ công việc của các cán bộ, các trang thiết bịphục vụ việc truy cập thông tin, sử dụng dịch vụ của người dân và doanh nghiệp
Trang 21- Hệ thống mạng: Thành phần then chốt nhằm đáp ứng yêu cầu hạ tầng kết
nối các dịch vụ nền và các ứng dụng, dịch vụ, nhằm đáp ứng mục tiêu sẵn sàngphục vụ nhu cầu truyền nhận dữ liệu và khai thác thông tin của các cơ quan nhànước Cơ sở hạ tầng mạng đối với một địa phương đó là sự kết hợp của mạng diệnrộng WAN, mạng thành phố/đô thị MAN, mạng cục bộ LAN, mạng riêng ảo(VPN), mạng Internet
- Nền tảng, máy chủ: Bao gồm nền tảng là các hệ điều hành, các máy chủ
khác nhau trong các hệ thống thông tin
- Hệ thống an ninh, bảo mật: Là hệ thống được xây dựng và duy trì đảm bảo
cho chính quyền điện tử cấp tỉnh thực hiện sứ mệnh/chức năng trọng yếu của mìnhtrước sự tấn công, xâm nhập gây phá hoại/lợi dụng các hệ thống thông tin trongchính quyền điện tử cấp tỉnh, dẫn đến gây hư hỏng/gián đoạn việc sử dụng các hệthống này
Phần quản lý, các nội dung hỗ trợ tất cả các thành phần trên
“Thành phần này bao gồm các yếu tố phục vụ chung, hỗ trợ, tác động, duytrì tất cả thành phần ở trên Thành phần này bao gồm và không giới hạn các chínhsách về An toàn, bảo mật thông tin Đó là một tập các tiêu chuẩn đảm bảo cung cấpcác dịch vụ an toàn, bảo mật thông tin trong sử dụng các ứng dụng, dịch vụ củachính quyền điện tử cấp tỉnh Các thành phần bộ phận của mô hình thành phần đều
có các quan ngại về mức độ an toàn bảo mật thông tin, và các giải pháp cần đượcphát triển và quản trị ở mức tổng thể để có thể áp dụng cho tất cả các thành phầnthuộc mô hình.”
- Truyền thông và Đào tạo:
+ Truyền thông: Thực hiện chức năng truyền tải thông điệp về giá trị của
việc sử dụng các ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức vềchính quyền điện tử nói chung cho các đối tượng liên quan
+ Đào tạo: Đào tạo các chủ thể liên quan thực hiện việc lập kế hoạch phát
triển chính quyền điện tử cấp tỉnh, triển khai phát triển các hệ thống trong chínhquyền điện tử, và mua sắm tài sản trong chính quyền điện tử cấp tỉnh, nhận thức ý
Trang 22nghĩa của mô hình thành phần, và sẵn sàng xây dựng các ứng dụng, dịch vụ và cơ
sở hạ tầng thông tin tuân thủ theo các đặc tả quy định trong mô hình thành phần
Chi tiết về các thành phần trong mô hình thành phần chính quyền điện tửđược thể hiện như sau:
Hình 1.2: Mô hình thành phần chi tiết của Chính quyền điện tử
cấp Thành phố hoặc tỉnh
Các nghiệp vụ giao dịch trong mô hình CQĐT
“Các dịch vụ của CPĐT tập trung vào 4 nhóm khách hàng chính: người dân,cộng đồng doanh nghiệp, các công chức chính phủ và các cơ quan chính phủ Mụcđích của CPĐT là làm cho mối quan hệ tác động qua lại giữa người dân, doanhnghiệp, nhân viên chính phủ và các cơ quan chính phủ với chính phủ trở nên thuậntiện, thân thiện, minh bạch, đỡ tốn kém và hiệu quả hơn.”
Trong hệ thống CPĐT, từng cá nhân có khả năng đưa ra yêu cầu đối với mộtdịch vụ cụ thể của chính phủ và nhận được dịch vụ đó thông qua Internet hoặc một
số cơ chế được vi tính hóa Trong một số trường hợp các dịch vụ của chính phủđược cung cấp thông qua một văn phòng chính phủ thay vì nhiều văn phòng chính
Trang 23phủ Trong một số trường hợp khác các giao dịch chính phủ được hoàn tất màkhông phải liên lạc với các nhân viên chính phủ.
Có 4 dạng dịch vụ chính phủ bao gồm: Chính phủ với công dân (G2C),Chính phủ với doanh nghiệp (G2B), chính phủ với người lao động (G2E), chínhphủ với chính phủ (G2G)
Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Công dân - G2C (Government to Citizen)
"G2C bao gồm phổ biến thông tin với công chúng, các dịch vụ công dân cơbản như gia hạn giấy phép, cấp giấy khai sinh/ khai tử/ đăng ký kết hôn và kê khaicác biểu mẫu nộp thuế thu nhập cũng như hộ trợ người dân với các dịch vụ cơ bảnnhư giáo dục, chăm sóc y tế, thông tin bệnh viện, thư viện và rất nhiều dịch vụkhác."
Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Doanh nghiệp - G2B (Government to Business)
"Các giao dịch G2B bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau được trao đổi giữachính phủ và cộng đồng doanh nghiệp bao gồm cả việc phổ biến các chính sách,biên bản ghi nhớ, các quy định và thể chế Các dịch vụ được cung cấp bao gồmtruy suất thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy phếp, đăng ký kinhdoanh, xin cấp phép và nộp thuế Các dịch vụ được cung cấp qua G2B cũng hỗ trợviệc phát triển kinh doanh, đặc biệt là việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Việc đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, hỗ trợ quá trình phê duyệt đối với cácyêu cầu của doanh nghiệp vưa và nhỏ sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển."
Ở mức cao hơn, G2B bao gồm việc mua sắm điện tử và trao đổi trực tuyếngiữa nhà sản xuất và chính phủ để mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho chínhphủ.Một ví dụ điển hình là các web- site mua sắm điện tử sẽ cho phép những người
dã đăng ký và được chấp nhận có thể tìm kiếm các người mua và người bán hànghóa, dịch vụ.tùy theo từng phương pháp các người mua và người bán có thể xácđịnh giá cả hoặc mở thầu Việc mua sắm điện tử làm cho quá trình đấu thầu trở nênminh bạch và giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có thể tham gia đấu thầu các dự
Trang 24ánlớn của chính phủ Hệ thống này cũng giúp cho chính phủ có thể tiết kiệm chitiêu nhiều hơn thông qua việc cắt giảm chi phí cho người môi giới trung gian vàgiảm chi phí hành chính của các đại lý mua bán.
Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ và các cán bộ công chức, viên chức (G2E)
“Các cán bộ, công chức, viên chức trong chính phủ cũng là những người dântrong xã hội, nên các dịch vụ cung cấp cho người dân (G2C) cũng thực hiện chocác công chức chính phủ, ngoài ra các cơ quan chính phủ còn cung cấp các dịch vụchỉ dành cho những người làm việc trong các cơ quan chính phủ, như cung cấpviệc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, học từ xa (e-learning), quản lý tri thức,cung cấp các thông tin về lương, hưu, mất sức…”
Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Chính phủ - G2G (Government to Government)
Các giao dịch G2G được triển khai ở 2 cấp độ: ở địa phương hoặc trongnước hoặc ở cấp độ quốc tế Các dịch vụ G2G là các giao dịch chính phủ trungương/ quốc gia và các chính quyền địa phương, giữa các vụ và các công ty cơ quan
có liên quan.Đồng thời các giao dịch G2G là các dịch vụ giữa các chính phủ và cóthể sử dụng như một công cụ của các mối quan hệ quốc tế và ngoại giao
1.5 Định hướng phát triển hệ thống CQĐT Quốc gia
“Hệ thống thông tin CQĐT Quốc gia được xây dựng để hướng tới các mụctiêu chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Việc phát triển hệ thốngthông tin CQĐT Quốc gia cần đáp ứng được 6 định hướng chủ yếu sau:
- Phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả hơn
- Thúc đẩy việc cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước
- Trợ giúp các cơ quan chính phủ ra quyết định chính xác và hiệu quả
- Xây dựng hình ảnh thân thiện của Chính phủ đối với người dân và các tổchức quốc tế”
- Nâng cao năng lực đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước
Trang 25- Tăng cường các hoạt động giám sát và phản biện xã hội của người dân vàdoanh nghiệp
- Các đối tượng tham gia sử dụng hệ thống thông tin CQĐT được chia làm
4 nhóm chính sau:
- Người dân bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài
- Doanh nghiệp và tổ chức khác
- Lãnh đạo và quản lý TW, Bộ ngành và Địa phương
- Cán bộ công chức làm việc tại TW, Bộ ngành và Địa phương
Hệ thống thông tin CQĐT phải được kết nối trao đổi thông tin với các hệthống bên ngoài gồm có:
- Các hệ thống thông tin của tổ chức chính trị xã hội khác (Đảng, MTTQ,
…)
- Các hệ thống thông tin của người dân và doanh nghiệp
- Các hệ thống thông tin của chính phủ và tổ chức quốc tế
- Các hệ thống ứng dụng trên Internet gồm mạng xã hội, dịch vụ thông tin
và các ứng dụng tiện ích
Hình 1.3: Mô hình ý niệm về ngữ cảnh của HTTT CQĐT Quốc gia
Trang 26Khi phát triển hệ thống thông tin CQĐT cần phải cân nhắc tới tất cả các yếu
tố giới hạn tạo ra các cản trở trong quá trình triển khai thực tế gồm:
- “Quá trình thay đổi tổ chức phải được thực hiện theo lộ trình, tránh sự xáotrộn lớn về tổ chức gây ảnh hưởng trên diện rộng tại một thời điểm Đặc biệt cầnphải đảm bảo tính không thay đổi của thể chế hiện tại của đất nước
- Trình độ ứng dụng CNTT của cấp Huyện, Xã còn rất yếu Việc phổ biến hệthống thông tin CQĐT xuống tất cả các địa bàn bao gồm cả vùng sâu và vùng xa sẽgặp nhiều trở ngại lớn về nguồn lực thực hiện.”
- Hệ thống thông tin CQĐT sẽ tạo ra một mối đe dọa thường trực về mất antoàn an ninh thông tin Phải có các biện pháp bảo vệ chủ quyền số, khả năng thíchứng với chiến tranh mạng có thể xảy ra
- Ngân sách dành cho đầu tư phát triển CNTT còn rất hạn hẹp trong bối cảnhchung của nền kinh tế Việt Nam Cần ưu tiên huy động các nguồn lực tài chínhkhác của xă hội dành cho việc phát triển HTTT CQĐT
- “Việc triển khai HTTT CQĐT sẽ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của một bộphận không nhỏ các cán bộ công chức Các mâu thuẫn lợi ích cá nhân sẽ phải đượcgiải quyết bằng các biện pháp hành chính trong quá trình triển khai HTTT CQĐT
- Nhận thức lãnh đạo về CNTT còn thấp sẽ cản trở khả năng mang lại hiệuquả thiết thực của HTTT CQĐT.”
- Nguồn nhân lực phục vụ phát triển & ứng dụng CNTT vẫn còn thiếu vàchưa đủ chuyên nghiệp Phần lớn các doanh nghiệp CNTT trong nước còn chưa cókinh nghiệm triển khai các dự án ở quy mô lớn trong phạm vi cả nước
- “Các nguồn dữ liệu hiện tại được tổ chức còn manh mún, thiếu tính tổngthể dẫn đến sự trùng lặp và xung đột dữ liệu ở nhiều nơi
- Các nguồn dữ liệu điện tử phần lớn chưa được công nhận đầy đủ về tínhpháp lí trong khai thác và sử dụng Luôn có sự song hành giữa dữ liệu điện tử và
dữ liệu lưu trên giấy tờ dẫn đến việc tốn kém và sinh ra mâu thuẫn của dữ liệu.”
- Cần phải có phương án hợp lí để tiếp tục khai thác nhiều hệ thống ứng dụngCNTT được đầu tư một cách rời rạc và còn thiếu kiểm soát trong một thời gian dài
Trang 27CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TẠI
QUẬN NGÔ QUYỀN TP HẢI PHÒNG 2.1 Đặc điểm tình hình Quận Ngô Quyền
Quận Ngô Quyền có diện tích 10,96 km2, dân số 160.642 nhân khẩu với Cơcấu tổ chức Bộ máy chính quyền Quận bao gồm 21 phòng/ ban, đơn vị sự nghiệp,
13 phường, 329 Tổ Dân phố và 33 trường học
Quận Ngô Quyền là nơi tập trung các đầu mối giao thông quan trọng nối HảiPhòng với các địa phương khác trong cả nước, giữa Việt Nam với các nước trênthế giới bằng hệ thống giao thông đường biển, đường sông có năng lực xếp dỡ trên
10 triệu tấn hàng hoá/năm; cùng hệ thống nhà ga đường sắt và Quốc lộ 5 đi qua.Trong đó, hoạt động của hệ thống cảng biển là yếu tố quyết định sự hình thành cơcấu kinh tế của thành phố Hải Phòng nói chung và Quận Ngô Quyền nói riêng
Đây cũng là nơi tập trung các cơ quan nghiệp vụ của Thành uỷ, đoàn thể, các
sở, ban, ngành của thành phố; các trường Đại học, Viện nghiên cứu; các công trìnhvăn hoá Địa bàn quận có nhiều doanh nghiệp lớn của trung ương và địa phương như
hệ thống các cảng dọc sông Cấm, Tổng Công ty Đồ hộp Hạ Long, Công ty Thuỷ tinhHải Phòng, Nhà máy Sắt Tráng men nhôm, Công ty Hoá chất, Công ty Nhựa TiềnPhong, Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng, Công ty Bia Hải Phòng
Nhiều dự án lớn được triển khai tại quận như dự án xây dựng khu đô thị mớiNgã Năm - sân bay Cát Bi, dự án xây dựng Công viên An Biên, dự án cải tạo thoátnước 1B, nâng cấp cảng biển khu vực Đoạn Xá, đường 100m, đường Lạch Tray -
Hồ Đông đã củng cố cơ sở hạ tầng của quận
Cải cách hành chính đạt được những kết quả tích cực, tiếp tục tập trung rà soát,kiện toàn hệ thống cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chínhtrên địa bàn; đã thiết lập đường dây nóng để giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức
và công dân Đồng thời triển khai đồng bộ công tác cải cách “một cửa” và nhân rộng
mô hình “một cửa liên thông hiện đại” để giải quyết nhanh thủ tục hành chính; độingũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm nâng cao chất lượng
Trang 28Quá trình hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của Internet làm chotrình độ CNTT của người dân ngày càng tăng Nhu cầu về sử dụng công nghệ đểtiết kiệm thời gian và đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần giảm các chi phíphát sinh không cần thiết từ sự rườm rà của thủ tục hành chính nhằm tiết kiệmngân sách và hạn chế tình trạng tham nhũng.
Chính phủ các nước trên thế giới hiện nay và trong tương lai đều lấy việcxây dựng và hoàn thiện Chính quyền điện tử đề làm hài hòa và thỏa mãn các yêucầu phù hợp, chính đáng của người dân làm nguyên tắc lãnh đạo, điều hành nhằmmục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế, phát triển xã hội Bên cạnh đó, ngườidân cũng đặt ra các yêu cầu ngày càng cao đối với Nhà nước, Chính phủ và cácnhà lãnh đạo
2.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông thin tại Quận Ngô Quyền 2.2.1 Cơ sở hạ tầng CNTT:
Tỷ lệ máy tính/số lượng cán bộ công chức cần sử dụng máy tính là đạt tỷ lệ95% Tỉ lệ máy tính kết nối Internet là 100% Trong khi đó, tỉ lệ trung bình máytính/cán bộ của các địa phương trên toàn quốc là đạt 64.0%, tỉ lệ máy tính kết nốiInternet là 85.9%
21/21 phòng, ban, đơn vị sự nghiệp và 13/13 UBND phường đều sử dụngmạng LAN, WAN, Internet trong trao đổi công việc, triển khai các hệ thống thôngtin phục vụ hoạt động, chỉ đạo điều hành và cung cấp các dịch vụ công cho ngườidân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai Chính quyền điện tử
Có hệ thống đường truyền FTTH tốc độ cao tại quận và các phường kết nốiInternet, VPN để phục vụ cho công việc; mạng truyền số liệu chuyên dùng LSLCDkết nối với thành phố phục vụ truyền số liệu và Hội nghị truyền hình
Máy trạm và máy chủ:
Bảng 2.1: Số lượng máy trạm, máy chủ của Quận
Trang 29Đường truyền kết nối
Bảng 2.2: Thông số đường truyền mạng
STT Đường truyền (1) Loại kết nối (2) Tốc độ
2 WAN Đường truyền số liệu chuyên dùng 32Mb
3 Internet Đường truyền phục vụ giao ban trực tuyến 32Mb
Thiết bị mạng
Bảng 2.3: Số lượng thiết bị mạng
STT Tên thiết bị mạng Hãng sản xuất Số lượng (thiết bị)
- Planet
02 04
Bảng 2.4: Hạ tầng bảo mật, an toàn an ninh thông tin
STT Tên thiết bị mạng Hãng sản xuất Model Số lượng (thiết bị)
1 Hệ thống chống virus cho máy chủ Kaspersky Enterprise
2 Hệ thống chống virus cho máy trạm Kaspersky Enterprise
3 Cách thức bảo mật cho mạng không dây Thiết lập mật khẩu truy cập
Trang 302.2.2 Cơ sở dữ liệu:
Hiện trạng cơ sở dữ liệu các phần mềm đang vận hành tại quận:
Bảng 2.5: Hiện trạng cơ sở dữ liệu
Năm xây dựng
Kích thước (GB)
Phòng ban quản lý, cập nhật
Tần suất cập nhật
1 CSDL Quản lý Văn
bản
SQL Server 2008 20Gb
Thanh tra quận Hàng ngày
4 CSDL Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
SQL Server 2009 10gB
CSDL Xử phạt vi
phạm hành chính lĩnh
vực trật tự xây dựng
SQL Server 2013 10Gb
ĐộiThanh tra xây dựng độc lập
Trang 31- Lao động, thương binh và xã hội
Phần mềm chưa được triển khai đối với các lĩnh vực:
- Văn hóa thông tin (tương ứng với trách nhiệm của phòng Văn hóa thông tin)
- Y tế (tương ứng với trách nhiệm của phòng Y tế)
- Giáo dục và đào tạo (tương ứng với trách nhiệm của phòng Giáo dục vàđào tạo)
Phần mềm thực hiện việc kết nối liên thông giữa Bộ phận tiếp nhận và trảkết quả hồ sơ hành chính “Một cửa” của quận với các phòng chuyên môn và lãnhđạo phụ trách lĩnh vực tương ứng Giúp cho Lãnh đạo có thể quản lý, giám sátđược tiến độ giải quyết các hồ sơ hành chính từ khâu tiếp nhận đến khâu thụ lý vàtrả kết quả cho công dân
Thông qua phần mềm “một cửa” dịch vụ hành chính công hồ sơ hành chính
đã được giải quyết nhanh chóng, chính xác theo quy định Việc áp dụng phần mềm
“một cửa” đã tạo đươc sự công khai, minh bạch trong giải quyết hồ sơ hành chínhđem lại sự hài lòng cho nhân dân
Các tổ chức cá nhân có thể tra cứu thủ tục hành chính và thông tin tiến độgiải quyết hồ sơ hành chính thông qua hệ thống mã vạch; hệ thống tổng đài trả lời
tự động; hệ thống nhắn tin SMS và Website của quận
Ngoài ra, phần mềm liên kết với tổng đài tin nhắn SMS để thực hiện trả lời
tự động cho phép tổ chức và công dân có thể tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ hànhchính và thông tin thủ tục hành chính thông qua hệ thống tổng đài nhắn tin SMStra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ hành chính và tổng đài trả lời tự động tra cứu thủtục hành chính của quận Qua đó giảm được nhiều thời gian và công sức đi lại củacông dân, góp phần công khai hóa tiến độ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính
Hiện tại, phần mềm Một cửa điện tử mới chỉ phục vụ tốt việc quản lý tìnhtrạng xử lý hồ sơ thuộc một số (chưa phải là toàn bộ các lĩnh vực) của quận NgôQuyền; nhưng chưa hỗ trợ được công dân/doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ
Trang 32công trực tuyến cũng như chưa hỗ trợ được cán bộ trong việc xử lý hồ sơ và tạo lậpCSDL nghiệp vụ theo từng lĩnh vực.
Tuy nhiên, phần mềm còn một số điểm hạn chế căn bản:
- Các thủ tục hành chính được thiết kế cứng trong phần mềm nên:
+ Khi bộ thủ tục hành chính quy định thay đổi thành phần hồ sơ, nhưng phầnmềm vẫn lưu và in ra thành phần hồ sơ cũ Ví dụ: thủ tục đăng ký kinh doanh rượu
và thủ tục đăng ký kinh doanh thuốc lá: phần mềm quản lý và in ra thành phần hồ
sơ không đúng với quy định
+ Phần mềm không dùng công cụ quản lý quy trình động (BPM) nên sẽ khókhăn khi có thay đổi bộ thủ tục hành chính (hoặc thay đổi ISO)
+ Phần mềm không thiết kế lưu lịch sử của thủ tục hành chính nên khi nângcấp phần mềm sẽ làm sai dữ liệu Ví dụ: thủ tục đăng ký kinh doanh rượu, hiệntrong phần mềm đang lưu thành phần hồ sơ là A1, A2, A3 và đã có nhiều hồ sơ lưucác thành phần A1, A2, A3 như vậy Khi nâng cấp thay đổi thủ tục này với cácthành phần hồ sơ là A1, A2, A5, A6 thì các hồ sơ cũ sẽ không còn lưu đúng (saikhi tra cứu lại hoặc tổng hợp báo cáo)
+ Phần mềm chưa liên kết được với dịch vụ công trực tuyến dẫn đến hồ sơnộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả một cửa và hồ sơ nộp trực tuyếntrên mạng được tiếp nhận khác nhau, xử lý khác nhau Gây mất niềm tin của ngườidân vào dịch vụ công, làm giảm hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến
+ Phần mềm chưa có các chức năng xử lý nghiệp vụ (xử lý hồ sơ, in giấychứng nhận, cấp số giấy chứng nhận, quản lý/tra cứu và báo cáo việc quản lýnghiệp vụ)
+ Duy nhất các thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể và hợp tác xã có chứcnăng nhập thông tin để in ra giấy chứng nhận Tuy nhiên, chức năng này chỉ dừnglại ở việc ghi nhận lại thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứkhông quản lý được đối tượng là hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã; không quản
lý được lịch sử thay đổi của các đối tượng này; không có đầy đủ các chức năng xử
lý nghiệp vụ như: quản lý thông tin thanh kiểm tra, quản lý thông tin gia hạn, quản
Trang 33lý thông tin thay đổi, quản lý thông tin tạm ngưng, ; việc thống kê báo cáo chưachính xác và mới chỉ thống kê được các thông tin cơ bản.
+ Phần mềm chưa liên kết được với thông tin công dân/doanh nghiệp, nênkhông quản lý được lịch sử giao dịch giữa công dân/doanh nghiệp với chínhquyền Đồng thời phần mềm chưa ghi nhận và cập nhật các thông tin của côngdân/doanh nghiệp khi công dân/doanh nghiệp tới Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quảmột cửa để thực hiện thủ tục hành chính
Với những ưu nhược điểm nêu trên, phần mềm Một cửa điện tử mới chỉphục vụ tốt việc quản lý tình trạng xử lý hồ sơ thuộc một số (chưa phải là toàn bộcác lĩnh vực) của quận Ngô Quyền; nhưng chưa hỗ trợ được công dân/doanhnghiệp trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến cũng như chưa hỗ trợ được cán
bộ trong việc xử lư hồ sơ và tạo lập CSDL nghiệp vụ theo từng lĩnh vực
Phần mềm Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo
Phần mềm giúp cho Lãnh đạo quận quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác giảiquyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của các phòng, ban đơn vị, UBND các phườngnhanh chóng, kịp thời và chính xác
Áp dụng phần mềm quản lý đơn thư, khiếu nại tố cáo đã quản lý được rất tốtnhiệm vụ và trách nhiệm của các phòng, ban trong việc giải quyết đơn thư kiếnnghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân
Tuy nhiên, phần mềm chưa xây dựng khối chức năng tiếp nhận và xử lý đơnthư tại các phường nên công tác thống kê, báo cáo tình hình giải quyết đơn thưkhiếu nại tố cáo của quận (Thanh tra quận) còn gặp nhiều khó khăn (do phải thống
kê phần dữ liệu của quận trong phần mềm và dữ liệu báo cáo giấy của phường)
Phần mềm Quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Phần mềm giúp cho quận quản lý được các hoạt động của các doanh nghiệpngoài quốc doanh trên địa bàn quận Ngoài ra còn quản lý được tình trạng hoạtđộng của doanh nghiệp, số lượng lao động và tham gia đóng bảo hiểm lao độngcủa các doanh nghiệp, doanh thu, doanh số kinh doanh
Trang 34 Phần mềm “Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (ELIS-LRC)
Từ năm 2011, Quận Ngô Quyền đã triển khai xây dựng phần mềm “Cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất” ELIS đạt hiệu quả Thông quan phần mềmELIS có thể quản lý được toàn bộ thông tin, dữ liệu về địa chính trên địa bànquận: dữ liệu về thông tin thửa đất, dữ liệu quy hoạch, dữ liệu về điểm nóng môitrường… đã mang lại hiệu quả rất tốt trong việc quản lý các thông tin, phục vụcông tác quản lý quy hoạch, đất đai trên địa bàn quận Đến nay đã hoàn thiện 60%
Trang 35Tuy nhiên, phần mềm còn nhiều điểm hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầuquản lý triệt để và hỗ trợ tối đa công tác quản lý cán bộ và quản lý công việc theoyêu cầu của hệ thống CQĐT Một số điểm hạn chế cơ bản như sau:
- Mặc dù đã quản lý được các văn bản đến (số văn bản, trích yếu văn bản, cơquan gửi, tệp văn bản, ) nhưng chưa liên kết chặt chẽ được với việc xử và lý và
dự thảo văn bản trả lời
- Chưa phân loại văn bản đến dẫn đến không kiểm soát được chặt chẽ việc
hoàn thành xử lý văn bản Ví dụ: đối với văn bản đến dạng giao nghiên cứu thì
không cần kết thúc (hoàn thành xử lý) bằng một tệp văn bản trả lời.
- Mặc dù đã quản lý được các văn bản đi (số văn bản, trích yếu, cơ quannhận, tệp văn bản, ) nhưng chưa thực hiện được đầy đủ quy trình ra văn bản: dựthảo văn bản, trình duyệt, yêu cầu soạn lại, sửa trực tiếp, trình duyệt lại, ký số, sinh
- Chức năng gửi văn bản và chức năng nhận văn bản chưa liên kết với nhau
và chưa liên kết với chức năng quản lý văn bản đến, quản lý văn bản đi nên khôngquản lý được quá trình xử lý văn bản Ví dụ; Văn bản từ Sở Giáo dục và Đào tạogửi đến quận Ngô Quyền, lãnh đạo phân công phòng Giáo dục đào tạo xử lý,phòng GDĐT gửi văn bản cho các phường và các trường xin ý kiến, một số trườngtrả lời/một số trường không trả lời, phòng GDĐT soạn công văn trình lãnh đạoquận Ngô Quyền để trả lời Sở GDĐT Toàn bộ quá trình nêu trên nhằm xử lý vănbản từ Sở GDĐT gửi đến.Tuy nhiên hiện các công việc nêu trên không được liênkết với nhau thành một chuỗi xử lý
- Văn bản đến và đi hiện đang được gán cho từng tài khoản cá nhân của cán
bộ, không gán với phòng ban nên khi một cán bộ chuyển phòng thì các văn bản
Trang 36đến/đi không ở lại phòng cũ mà chuyển theo cán bộ sang phòng mới Không đúngquy định.Gây khó khãn cho việc xử lý công việc của phòng cũ.
- Các chức năng thao tác chưa thuận tiện Vắ dụ: khi xử lý văn bản, muốn quaylại danh sách văn bản cần xử lý phải trả qua nhiều bước trung gian không cần thiếtnhư: nhấn vào nút quay lại của trình duyệt web để quay về trang thông tin điện tử, từ
đó thông qua hệ thống menu để quay lại danh sách công văn đến/hoặc đi,
- Chưa có chức năng cấp số cho các văn bản do phòng chuyên môn cấp khi
xử lý hồ sơ thủ tục hành chắnh dẫn đến việc quản lý quá trình thực hiện thủ tụchành chắnh không chặt chẽ và dễ nhầm lẫn, thiếu dữ liệu quản lý
- Chức năng quản lý Hồ sơ lưu chưa được cán bộ văn thư sử dụng và gây ranhiều bức xúc của lãnh đạo và cán bộ chuyên viên các phòng chuyên môn Hiện tạichức năng Hồ sơ lưu được thiết kế độc lập với các chức năng quản lý văn bảnđến/đi và công văn gửi/nhận nội bộ Do đó:
+ Các cán bộ phải tải tệp tin xuống (download) máy tắnh cá nhân và tạo câythư mục để quản lý độc lập trên máy tắnh cá nhân
+ Cán bộ văn thư muốn quản lý trên phần mềm phải tải tệp tin lên (upload)
và nhập thông tin mô tả Do phải tải xuống, tải lên và nhập lại các thông tin đã cónên chắnh phần mềm đã tạo thêm công việc không cần thiết cho cán bộ văn thư; do
đó hiện không có văn bản tài liệu nào được quản lý trong chức năng Hồ sơ lưu
+ Cần thiết kế để các tệp tin (văn bản) từ chức năng quản lý văn bản đến/đi
tự động chuyển vào Hồ sơ lưu kèm theo các thông tin mô tả, cán bộ văn thư chỉnhập bổ sung thêm thông tin lưu trữ Đồng thời tạo chức năng khai thác, chia sẻtrực tiếp trên phần mềm theo quyền hạn của cán bộ
- Chức năng báo cáo thống kê chưa đáp ứng yêu cầu khi mới chỉ đưa rađược một vài báo cáo đơn giản
2.2.4 Dịch vụ công
Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: 238 dịch vụ; Tổng số dịch vụcông trực tuyến mức độ 2: 238 dịch vụ; Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3:
5 dịch vụ
Trang 37Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 do thành phố triển khai có tần suất sửdụng rất thấp do thiếu cơ chế xác thực người sử dụng, chưa liên kết với phần mềmMột cửa điện tử và chưa có chức năng xử lý nghiệp vụ và tạo lập CSDL Tính hiệuquả rất thấp.
Ngoài các phần mềm tại quận Ngô Quyền nêu trên, quận còn triển khai vàkhuyến khích việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học như soạn Bàigiảng điện tử, Thư viện giáo án điện tử, Thư viện dữ liệu nguồn… Hiện tại đangtriển khai xây dựng 02 trường học điện tử tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong vàTHCS Chu Văn An
2.2.5 Kênh truy cập:
Hiện tại Cổng thông tin điện tử http://ngoquyen.haiphong.gov.vnlà mộttrong những kênh truy cập được cập nhật thường xuyên các chủ trương, chính sáchcủa thành phố, của quận; các văn bản pháp luật, thủ tục hành chính Đáp ứng yêucầu cung cấp các dịch vụ hành chính công ở mức độ 1, 2 và một số lĩnh vực ở mức
độ 3
Trang thông tin điện tử của quận www.ngoquyen.gov.vn hiện có 40 trangthông tin thành phần bao gồm các trang thông tin của khối đoàn thể, UBND cácphường và các trường học thuộc quận
Trang 382.2.6 Nhân lực về CNTT
Trình độ về Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin tại quận như sau:
- Trình độ thạc sĩ: 01 người;
- Trình độ đại học: 09 người
Đến nay, 95% CBCC sử dụng tốt máy tính trong công việc, gần 100%CBCCVC có trình độ tin học văn phòng trình độ A, B, C; 5% CBCC có trình độĐTVT, CNTT từ đại học trở lên
Đánh giá khách quan, về tỉ lệ mặt bằng chung hiện tại đội ngũ CBCC - VCQuận Ngô Quyền có trình độ, chuyên môn về ĐTVT, CNTT so với các quận kháctrong thành phố và các tỉnh khác trong cả nước đạt tỷ lệ khá cao so với mức trungbình là (2%-3%)
2.3 Ứng dụng mô hình CQĐT Quận Ngô Quyền
Kiến trúc tổng thể hệ thống CQĐT quận Ngô Quyền được xây dựng trên nền
tảng của kiến trúc hướng dịch vụ và hướng tới việc triển khai theo xu thế của
tính toán đám mây Tất cả các thành phần để tạo dựng nên hệ thống ứng dụng
CNTT CQĐT đều có thể sẵn sàng được dịch vụ hóa và chia sẻ khai thác dưới dạngcác đám mây theo các nguyên tắc được mô tả sau đây
Trang 39Hệ thống thông tin CQĐT khi được phân tách theo chiều ngang gồm có 5thành phần công nghệ chính sau đây:
2.3.1 Dịch vụ hạ tầng:
Hệ thống CQĐT phải được triển khai trên hạ tầng CNTT gồm các tàinguyên tính toán, tài nguyên lưu trữ và tài nguyên mạng phù hợp với các tiêuchuẩn kĩ thuật cho phép duy trì mức độ sẵn sàng và an toàn của hệ thống Các dự
án CNTT trong các cơ quan nhà nước có thể triển khai trên một hệ thống hạ tầngCNTT dùng riêng hoặc khai thác dịch vụ hạ tầng được cung cấp bởi một đơn vịngoài (gồm các nhà cung cấp và đơn vị sự nghiệp) Nhìn một cách tổng thể, một hệthống hạ tầng CNTT quốc gia sẽ được hình thành trên cơ sở các dịch vụ hạ tầngđược chia sẻ và dùng chung Các dịch vụ hạ tầng cần được quản lý và kiểm soát đểđảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật của hệ thống hạ tầng CNTT quốc gia
Dịch vụ siêu dữ liệu nhằm cung cấp mô tả đầy đủ về các đối tượng dữ liệuđược cài đặt.Các siêu dữ liệu có thể được sử dụng để khai báo các lược đồ dữ liệuthống nhất giữa các ứng dụng.Ngoài ra siêu dữ liệu cũng cần được sử dụng trongquá trình chuyển đổi dữ liệu phục vụ yêu cầu tích hợp các hệ thống
Dịch vụ quản trị lưu trữ dữ liệu là các dịch vụ cơ bản hỗ trợ việc lưu trữ, cậpnhật, truy vấn tìm kiếm dữ liệu trong các bộ nhớ vật lý
Dịch vụ tích hợp dữ liệu cung cấp các truy xuất dùng cho mục tiêu trao đổi
dữ liệu giữa các hệ thống ứng dụng.Dữ liệu kết xuất qua các dịch vụ tích hợp dữliệu cần phải được tiêu chuẩn hóa với các ngôn ngữ biểu diễn dữ liệu phổ biếntrong môi trường web như XML
Dịch vụ cung cấp dữ liệu mở cho phép chia sẻ các dữ liệu cần được công bố
Trang 40rộng rãi cho người dân và doanh nghiệp khai thác sử dụng Các dữ liệu mở thườngđược cung cấp dưới dạng các tệp lưu trữ theo các phiên bản hoặc theo các chu kìthời gian được quy định.
Tương tự như dịch vụ hạ tầng, đám mây dịch vụ dữ liệu cũng cần được quản
lý để các nhà phát triển ứng dụng CNTT có thể nắm bắt được các nguồn sinh dữliệu, khả năng tái sử dụng dữ liệu cho các mục đích khác nhau Khi các nguồn phátsinh dữ liệu được kiểm soát tốt thì các vấn đề liên quan đến chồng chéo dữ liệu,tính không đồng nhất và lãng phí trong việc thu thập và xây dựng dữ liệu sẽ đượccải thiện từng bước
2.3.3 Dịch vụ nền tảng:
Ngày nay, rất ít các hệ thống ứng dụng CNTT hiện đại được xây dựng hoàntoàn từ đầu.Các ứng dụng thường được phát triển trên cơ sở khai thác một dịch vụnền tảng sẵn có để có thể kế thừa tính ổn định và rút ngắn thời gian phát triển Cácdịch vụ nền tảng được sử dụng trong nhiều hệ thống ứng dụng CQĐT có thể kểđến như quản trị nội dung (ECM); quản trị người dùng, đăng nhập xác thực; quản
lý mã hóa, bảo mật thông tin, chứng thực; quản trị công tác (lịch làm việc, thư điệntử,…); quản trị tiến trình nghiệp vụ (BPM); dịch vụ thanh toán điện tử; và nhiềudịch vụ nền tảng khác
Các dịch vụ nền tảng có thể được triển khai để dùng riêng trong các dự ánCNTT hoặc có thể được chia sẻ khai thác dùng chung giống như các dịch vụ hạtầng Các tiêu chuẩn kĩ thuật cần được thiết lập để duy trì tính đồng bộ và chấtlượng của các dịch vụ nền tảng được cung cấp
2.3.4 Dịch vụ ứng dụng:
Các ứng dụng được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của đốitượng người sử dụng bao gồm người dân (G2C), doanh nghiệp, tổ chức (G2B) vàcán bộ của cơ quan chính phủ (G2E) Các đối tượng người dùng có thể truy cậpứng dụng qua nhiều kênh thông tin khác nhau như một cửa (face-to-face), web,mail, điện thoại, fax, kios thông tin, thiết bị mobile,…