MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4 1.1. Truyện ngắn Việt Nam sau Đổi mới 4 1.2. Vài nét về “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” và đặc sắc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp 5 CHƯƠNG 2: KHUYNH HƯỚNG “MỞ” TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 7 2.1. Khai thác và biểu hiện đời sống theo chiều sâu 7 2.2. Cách thể hiện đề tài mang tính chất phản đề 8 2.2.1. Đề tài lịch sử 8 2.2.2. Đề tài về con người 9 2.3. Triết lí sâu xa về con người và văn chương 10 2.3.1. Triết lí về con người 10 2.3.2. Triết lí về văn chương 12 CHƯƠNG 3: KHUYNH HƯỚNG “MỞ” TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 14 3.1. Kết cấu và cốt truyện. 14 3.1.1. Kết cấu 14 3.1.2. Cốt truyện 15 3.1.2.1. Cốt truyện truyền thống 16 3.1.2.2. Truyện không có cốt truyện 17 3.1.2.3. Cốt truyện sử dụng yếu tố huyền ảo 18 3.2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật 18 3.2.1. Người kể chuyện 18 3.2.2. Điểm nhìn trần thuật 19 3.3. Thế giới nhân vật 20 3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu. 21 2.4.1. Ngôn ngữ 21 3.4.1.1. Sử dụng thành thạo ngôn ngữ đời thường, tục ngữ, thành ngữ 21 3.4.1.2. Lời kể chuyện bằng văn xuôi xen kẽ với văn vần 23 3.4.2. Giọng điệu 24 3.4.2.1. Giọng điệu trữ tình, thấm đẫm chất thơ 25 3.4.2.2. Giọng điệu mỉa mai, giễu cợt 26 3.5. Không gian và thời gian nghệ thuật 27 3.5.1. Không gian nghệ thuật 27 3.5.1.1. Không gian bối cảnh xã hội 28 3.5.1.2. Không gian bối cảnh thiên nhiên 29 3.5.2. Thời gian nghệ thuật 31 KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 MỞ ĐẦU Nhắc đến truyện ngắn Việt Nam từ khi Đổi mới, không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp một “hiện tượng văn học” trong những năm cuối thế kỉ XX. Từ những truyện ngắn đầu tay của mình như: Chút thoáng Xuân Hương, Huyền thoại phố phường, Nguyễn Huy Thiệp phải khiến những “con mắt xanh” của bạn đọc, lẫn giới phê bình phải đều phải chú ý đến mình.Tiếp đến khi Tướng về hưu, Không có vua, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết...xuất hiện trên văn đàn thì cũng là lúc dư luận bắt đầu đánh giá đây là một tài năng thực sự làm cho văn đàn trở nên sôi động hẳn lên. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn thán phục Nguyễn Huy Thiệp vì “mang tới cái chất mà lâu nay Việt Nam hơi thiếu: chất kiêu bạc, tàn nhẫn và cay đắng” . Bên cạnh việc thừa nhận tài năng thực sự của Nguyễn Huy Thiệp thì vẫn còn có những tranh cãi về các vấn đề như “tâm và tài” của người viết, “lịch sử và quyền hư cấu” của nhà văn, “cái xấu và cái cô độc đậm đặc hơn niềm vui”... Mặc cho những tranh luận, chúng ta đều phải thừa nhận một điều rằng, ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên một sự hấp dẫn lạ lùng, Nguyễn Huy Thiệp giống như chơi một trò chơi với chính người đọc. Ngược đọc lại càng khao khát được tìm tòi và lí giải cái trò chơi ấy. Để tạo nên một sự biến ảo, tung hoành, lôi cuốn người đọc cùng thăng hoa với chính mình như vậy, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ biết lựa chọn những chất liệu để phản ánh từ hiện thực đời sống, xây dựng tính đa nghĩa của hình tượng, mà đặc biệt hơn Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng một hệ thống mở trong cấu trúc của tác phẩm. Với đề tài “Nguyễn Huy Thiệpnhà văn của khuynh hướng truyện ngắn mở”, chúng tối sẽ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng một hệ thống mở trong cấu trúc tác phẩm của mình như thế nào để tạo nên sự thành công của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Truyện ngắn Việt Nam sau Đổi mới Truyện ngắn đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào qua các giai đoạn 19301945, 19451975, 19751986. Với các yêu cầu “cởi trói”, phương châm “lấy dân làm gốc”, khẩu hiệu “nhìn thẳng vào sự thật”của Đại học VI, quả đã đem lại “một khí hậu dân chủ, khiến cho mọi người đều thể nghiệm” . Văn học và chính người nghệ sĩ ít có những áp đặt và răn đe hơn, chính về thế văn học, trong đó có truyện ngắn trở nên sôi nổi hơn.Từ năm 1987 đến năm 1989 là những năm sôi động với sự lên ngôi của thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn giai đoạn này đã khẳng định vị trí của mình trên diễn đàn với số lượng tác phẩm lớn, và xuất hiện nhiều cây bút tiêu biểu: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Phan Thi Vàng Anh.... Sự tiếp nhận của người đọc trên tinh thần “tự do, dân chủ, nói thẳng nói thật” đã tạo nên sự sôi động và sức hấp dẫn riêng của thể loại truyện ngắn. Giai đoạn này, các sáng tác của nhà văn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ dư luận và phản hồi của công chúng tiếp nhận. Càng ngày người ta càng nhận ra công chúng đã làm nên tên tuổi cuả nhà văn cũng như “định vị số phận” cho từng tác phẩm. Tiêu biểu nhất cho sự tác động to lớn của công chúng đến địa vị nhà văn phải kể đến dư luận xung quanh Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư... Từ năm 2000 đến nay, truyện ngắn rất “được mùa”. Việc xuất hiện tên tuổi các nhà văn “thế hệ mới” như Nguyễn Đình Tú, Đỗ Bích Thủy, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư...đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của thể loại này. Sức hút của tác phẩm bắt đầu từ những đề tài có “vấn đề” : tình dục, những ám ảnh và dằn vặt.Những vấn đề của chính con người hiện đại. Cùng với sự xuất hiện tác giả trẻ, truyện ngắn đã mở rộng biên độ, nội dung phản ánh, cách viết và hình thức truyện cũng rất đa dạng: Truyện kì ảo kiểu Bến trần gian của Lưu Sơn Minh,Truyện giả cổ tích kiểu Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp, Truyện dòng ý thức kiểu Tiệm may Sài Gòn của Phạm Thị Hoài, Truyện ngắn kích kiểu Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh... Với những nổ lực cách tân như vậy, dường như truyện ngắn Việt Nam đang “tiệm cận văn học thế giới ở tư duy thể loại” . Nói về truyện ngắn Việt Nam sau Đổi mới nhà văn Nguyễn Kiên nhận xét: “Truyện ngắn gần đây có sự phá cách rõ rệt, có những tìm tòi về hình thức biểu hiện. Truyện ngắn không cần nhất loạt tuân theo một khuôn mẫu nào nữa, kể cả khuôn mẫu truyền thống” 1.2. Vài nét về “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” và đặc sắc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Trong không khí dân chủ, cởi mở, sự cách tân trong văn học mà Nguyễn Huy Thiệp khi xuất hiện đã được đón chào nồng nhiệt. Sau khi tác giả trình làng những truyện ngắn đầu tay (Chút thoáng Xuân Hương, Huyền thoại phố phường), đã “tung” ra một chuyện “Tướng về hưu”(1987) Nguyễn Huy Thiệp. Đến năm 2000, Nguyễn Huy Thiệp được coi là một “hiện tượng văn học” cuối thể kỉ XX. “Hiện tượng Nguyễn huy Thiệp”có thể xem là một hiện tượng tiêu biểu, người khen hết mức, người chế hết lời, thậm chí vẫn còn không ít những phán xét về đạo đức và chính trị. Nếu như Nguyễn Minh Châu là người mở đường “tinh anh” thì Nguyễn Huy Thiệp chính là bước ngoặt đổi mới , mở ra một thời kì văn học mới với những cảm hứng, quan niệm mới về nghệ thuật, “tư duy phức hợp và đa diện về nghệ thuật” Tác phẩm của ông gây ấn tượng đặc biệt với người đọc và giới phê bình “bởi cái “chất lạ” của nó (vừa lãng mạn, vừa chính xác đến lạnh lùng...)” . Tức là nhà văn vận dụng mọi cách thức để “khái quát hóa nghệ thuật đời sống” . Các nhà phê bình đã chỉ ra bốn đặc điểm phong cách Nguyễn Huy Thiệp: tính hiện đại (hiểu là chất liệu hôm nay); cảm hứng huyền thoại; hệ thống mở trong cấu trúc tác phẩm và tính đa nghĩa của hình tượng văn học. Nét độc đáo trong phong cách Nguyễn Huy Thiệp là nhìn sự vật ở điểm xuất phát và điểm tận cùng của nó, ông muốn “lột trần” tất cả, bất kể ai (vua chúa hay thường dân, trí thức hay mù chữ, có địa vị hay thấp hèn...). Với ý thức dân chủ hóa mạnh mẽ, quan niệm về con người và hiện thực mới mẻ, Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn “đối thoại” với chính đọc giả. Chính Nguyễn huy Thiệp là người kể nên tác phẩm của mình nhưng “anh không đứng cao hơn bạn đọc” , nhà văn không đi giảng giải, cắt nghĩa. Nguyễn Huy Thiệp khả năng phản ánh được thực trạng tha hóa của con người trong một xã hội có nhiều nguy cơ cho cái xấu, cái ác nảy nở. Bên cạnh đó nhà văn còn có chất lãng mạn, trữ tình,tạo nên như một mạch văn quan trọng trong sáng tác của ông. Chùm truyện Chút thoáng Xuân Hương, Chảy đi sông ơi, Con gái Thủy Thần,Thương nhớ đồng quê, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt... thể hiện rất rõ phẩm chất trên của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong những sáng tác truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, độc giả sẽ thấy tác giả thường xoay quanh về đề tài lịch sử và văn học, xã hội, làng quê, người lao động Việt Nam. Trong đó các tác phẩm tiêu biểu như: chủ đề lịch sửvăn hóa có các tác phẩm: Kiếm sắc, Mưa Nhã Nam, Vàng lửa, Phẩm tiết, Nguyễn Thị Lộ,Chút thoáng Xuân Hương…đề tài về xã hội Việt Nam: Tướng về hưu, Cún, Không có vua, Sang sông, Tội ác và trừng phạt…đề tài đồng quê và người lao động Việt Nam có: Thương nhớ đồng quê, Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn... Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn cũng tạo được cho truyện ngắn hiện đại những hình thức mới như truyện ngắn trong truyện ngắn (Chút thoáng Xuân Hương, Con gái thủy thần), truyện ngắnkịch (Sang sông, Không có vua), truyện ngắn giả cổ tích (Những ngọn gió Hua Tát), truyện ngắn luận đề (Tội ác và trừng phạt) Nguyễn Huy Thiệp có nghệ thuật kể chuyện mê hoặc người đọc, bằng mọi cách, ông đưa người đọc lạc vào mê cung rồi khi tìm được lối ra thì choáng ngợp. Đọc Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người đọc được ví như 1 đang ăn thứ quả ăn được, nhân nhỏ và vỏ thì nhiều lớp, phải bóc dần dần và kiên trì.Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có sức mạnh của các chi tiết: “Chi tiết “các mẩu thai nhi” trong Tướng về hưu gợi một không khí vừa ảm đạm vừa rùng rợn về một đời sống trong bướn khốn khổ, trong đó con người có thể làm bất cứ việc gì để kiếm tiền, để mưu sinh. Những giọt nước mắt của người cha sau bao năm chinh chiến trận mạc là một cái gì đó quá chua xót, cay đắng” . Do hoàn cảnh, cũng có thể là sự xuống cấp của đạo đức, con người đã sống “ác” như vậy. Mỗi chi tiết nó lại hàm chứa một triết lí sâu xa của chính nhà văn, và sự đồng sáng tạo của chính người đọc Nguyễn Huy Thiệp trong sáng tác không phải không có lúc sa vào tinh thần “vô chính phủ” hay tự nhiên chủ nghĩa, nhưng những sai sót đó không lấn át nổi phần thành công của nhà văn. Nguyễn Huy Thiệp vì thế vừa được yêu vừa được ghét trong công chúng. Âu cũng là dấu hiệu của một “hiện tượng văn học” đặc sắc mà không dễ gì thường xuyên xuất hiện trên văn đàn nửa sau thế kỉ XX CHƯƠNG 2: KHUYNH HƯỚNG “MỞ” TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Khai thác và biểu hiện đời sống theo chiều sâu Một trong những biểu hiện nổi bật của truyện ngắn là sự khai thác và biểu hiện đời sống theo chiều sâu, gia tăng tính dồn nén. Điều này làm cho truyện ngắn có một sức chứa lớn hơn khuôn khổ của nó. Trên thực tế, đó là sự tác động qua lại giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, sự tác động đó còn được gọi là truyện ngắn tiểu thuyết hóa. Đó là một trong những đặc điểm trong sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Một trong những biểu hiện của hiện tượng tiểu thuyết hóa truyện ngắn trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là sự khai thác đời sống theo chiều sâu, điều này làm cho truyện ngắn có một sức chứa lớn hơn khuôn khổ của nó, cho ta “cảm giác về những tiểu thuyết thu nhỏ”. Không chỉ là câu chuyện của vài ba nhân vật, Giọt máu của Nguyễn Huy Thiệp là câu chuyện về một dòng họ, câu chuyện của nhiều con người, nhiều cuộc đời trải qua nhiều biến cố trong suốt chiều dài lịch sử gia tộc. Nguyễn Huy Thiệp đã đi sâu khai thác đời sống của các nhân vật, mỗi một cuộc đời một dòng họ là những câu chuyện khác nhau, mỗi số phận khác nhau tất cả đã được ông đưa vào những trang văn của mình một cách sâu sắc nhất. Tuy cùng khai thác một loại chất liệu, những biểu hiện của đời sống con người trong xã hội, Nguyễn Huy Thiệp hay nhiều nhà văn cùng thời lại kể cho công chúng những câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Chẳng những thế, chuyện kể của Nguyễn Huy Thiệp còn bộc lộ một tâm trạng, thể hiện một kiểu cảm quan đời sống mà ta không thể tìm thấy trong các câu chuyện của Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, hay trong sáng tác của Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường…Đó là cách nhìn, cách cảm của nhà văn, dẫu viết về cuộc sống của ngày hôm nay nhưng Nguyễn Huy Thiệp vẫn nêu lên những biểu hiện, những mặt của đời sống môt cách cô đọng và có hồn nhất. Nằm trong tinh thần ấy có thể thấy trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện quan niệm mới về bạn đọc, cũng đòi hỏi một cách đọc mới, một cách tiếp cận mới. Nhà văn không áp đặt chân lý, cũng có nghĩa là người đọc phải tự mình đi hết chiều sâu của tác phẩm, bóc tách từng lớp nghĩa theo kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nhận thức của cá nhân mình. Nguyễn Huy Thiệp viết theo hướng muốn đối thoại trực tiếp với bạn đọc, lường trước những mối nghi ngờ trong lòng bạn đọc và gài sẵn câu trả lời trong tác phẩm. Để qua đó có thể thấy được ông là một hiện tượng lạ trong thi đàn văn học Việt Nam, truyện Nguyễn Huy Thiệp để lại những ám ảnh đặc biệt trong lòng bạn đọc, góp phần tạo nên một cách tiếp cận văn học mới, đi sâu vào bản chất các tư tưởng nghệ thuật mang tầm triết học. Nó khơi mở những vấn đề thuộc về quy luật của đời sống, tác động sâu sắc đến nhận thức của con người hiện đại. Tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường viết về đề tài khuynh hướng thế sự đời tư, đặc biệt ông thường thiêng về đời sống gia đình. Chúng ta có thể thấy được đời sống gia đình thể hiện qua truyện ngắn Không có vua. Không có vua lại là tuyển tập truyện ngắn thể hiện một cây bút văn chương sắc sảo, cái nhìn táo bạo vào những khía cạnh nhảy cảm tinh tế trong cuộc . Nhưng nổi bật trong loạt truyện ngắn này là Không có vua – tác phẩm viết về một gia đình sáu người đàn ông sống với nhau rồi đến một người, người con trai cả lấy vợ khiến cho cuộc sống của gia đình này hoàn toàn thay đổi. Trong tác phẩm này Nguyễn Huy Thiệp thể hiện một cái nhìn sắc sảo, nắm vững tâm lý con người để nói lên cái bi kịch của một gia đình khi dương khí quá đậm mà lại chỉ có một người đàn bà trong đó. Cũng trong tuyển tập này còn có các chuyện: Tâm hồn mẹ, Huyền thoại phố phường, Cún, Chảy đi sông ơi, Phẩm tiết,… 2.2. Cách thể hiện đề tài mang tính chất phản đề 2.2.1. Đề tài lịch sử Khi nói đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp thì chùm truyện ngắn về đề tài lịch sử chính là nét nổi bật hơn cả với nhiều sự tranh luận gay gắt diễn ra quanh nó. Những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp về đề tài liên quan đến lịch sử đều liên quan đến những danh nhân có sự ảnh hưởng không nhỏ trong lịch sử theo các kiểu truyện giả lịch sử, phỏng lịch sử, nhại lịch sử… Dù mức độ sử dụng yếu tố lịch sử trong mỗi truyện nông sâu khác nhau nhưng nhìn chung Nguyễn Huy Thiệp đều theo mô típ lấy sự kiện hay nhân vật lịch sử để làm cái cớ để vịn vào đó tạo ra những cốt truyện mới, những tình huống truyện mới, những hình tượng nhân vật mới. Ta có thể chứng minh được đề tài lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải là một sự xuyên tạc lịch sử mà là hư cấu yếu tố lịch sử để truyền đạt thông điệp của bản thân. Ba truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, là những truyện ngắn lịch sử nổi bật nhất, mỗi truyện là một đơn vị tồn tại độc lập, nhưng khi đứng cạnh nhau chúng có thể tạo thành một thể thống nhất có cấu trúc riêng biệt, liên kết và gắn chặt với nhau thành một chùm truyện. Những nhân vật trong truyện đều là những nhân vật lịch sử đã từng tồn tại như Nguyễn Du, Nguyễn Ánh… nhưng tất cả những gì có thật cũng chỉ là những cái tên đó. Lịch sử trong truyện của ông, thường thì người ta không tìm thấy trong chính sử mà lịch sử trong các tác phẩm của ông chính là kiểu lịch sử “không sử sách nào nhắc đến”. Ông đưa vào truyện của mình những khả năng khác mà có thể xảy ra. Chẳng hạn như mọi người chỉ biết đến “ Triều Nguyễn của vua Gia Long để lại nhiều tệ hại” mà quên mất rằng “đây là một triều đại để lại nhiều lăng”; Nguyễn Ánh là một “khối cô đơn khổng lồ” hay Nguyễn Trãi “ cô đơn giữa đời một hành tinh hay ngọn gió”. Đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là một phản đề nhưng không quy chụp. Ông không viết lại lịch sử mà ông dùng những cái quá khứ để nói đến hiện tại, lấy đề tài lịch sử để nói đến cái muôn đời. Ở Nguyễn Huy Thiệp, lịch sử vẫn còn là một cách đặt vấn đề. Nó là một kiểu lịch sử hư cấu có dụng ý, nó không bắt người đọc phải tin nhưng làm người đọc phải nghĩ về những phép thử hay giả dụ đó. Đề tài lịch sử ở Nguyễn Huy Thiệp tạo nên một sự nghi ngờ gợi mở sáng tạo, làm cho người đọc phải nghĩ về một phương diện khác trong đời sống và lịch sử. Nhà văn đã cảnh tỉnh người đọc trước cái nhìn về quá khứ, những cái đã xảy ra trong quá khứ nhưng lại được soi chiếu ở hiện tại. Vì vậy mang tiếng là viết truyền về đề tài lịch sử nhưng thực chất cái Nguyễn Huy Thiệp viết ra chẳng hề đậm chất lịch sử một chút nào cả. 2.2.2. Đề tài về con người Khác với đề tài lịch sử đầy tính hư cấu và huyền bí, những truyện ngắn khác của Nguyễn Huy Thiệp tập trung xây dựng hình tượng những nhân vật mang những bản chất của con người. Những tính cách và hành động mà tác giả tạo ra trong truyện ngắn của mình sẽ khiến cho độc giả nhận thấy mình là chính họ hay là vừa gặp họ hôm trước, bởi sự xoáy sâu vào bản chất của con người trong thế giới hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp. Những bản chất nhân vật luôn là những bản chất điển hình nhất của con người. Ông luôn tập trung phơi bày những mặt khuất, bóng đen trong mỗi góc xã hội nơi mà trên mặt mọi người chỉ thấy cái đẹp, cái cao cả. Cuộc sống luôn tồn tại những con người đầy sự dối trá, xem nhẹ tất cả các vấn đề luân lý mà chỉ lấp đầy bản thân bằng tham vọng, lợi ích. Nguyễn Huy Thiệp luôn dùng cách trực tiếp nhất để vạch trần cái đê tiện, thực dụng bằng cách xây dựng rõ một hình tượng nhân vật cũng như tình huống để cái xấu xa diễn ra. Gia đình lão Kiền trong Không có vua là một thế giới thu nhỏ, một cõi nhân gian không còn trật tự tôn ti. Mọi chuẩn mực truyền thống của một gia đình Việt dường như bị triệt tiêu hoàn toàn khi lão Kiền – bố chồng bắt ghế lén xem con dâu tắm, lại hoàn toàn thản nhiên trước mâu thuẫn của các con “Chúng mày giết nhau đi, ông càng mừng”, khi Đoài – em chồng chọc ghẹo, đòi ngủ với chị dâu, ghen cả với bố. Nhìn thẳng vào sự thật, Nguyễn Huy Thiệp vạch trần tâm lý thực dụng, vụ lợi một cách trắng trợn của con người. Nhưng giữa sự hỗn độn, xấu xa ấy Nguyễn Huy Thiệp lại dựng lên những nhân vật mang tâm hồn hoàn mĩ như là một tia sáng xuyên qua bóng đêm, để tìm về điều thiện cho thế giới này. Vẻ đẹp của thiên lương con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hầu như tập trung ở hai kiểu người: nhân vật thiểu năng và nhân vật nữ. Người thiểu năng là những người chẳng thể đủ nhận thứ để hiểu rõ cuộc đời này nhưng họ lại cảm nhận cuộc sống này bằng một cách rất riêng biệt – sự ngây thơ. Trong mắt người đời họ thật đáng thương hại và chịu đựng nhiều sự ghẻ lạnh, khinh khi nhưng với Nguyễn Huy Thiệp thì khác, ông dành cho những người không may này một sự cảm thông vô hạn. Quan trọng hơn, ông nhìn thấy ở họ vẻ đẹp sáng ngời của nhân cách con người. Cô Lài trong Tướng về hưu dù gàn dở, ngờ nghệch nhưng tình cảm đối với mọi người, hành động trong cuộc sống lại hết sức trong sáng và chân thực. Trong thế giới Không có vua của gia đình lão Kiền, giữa lúc mọi giá trị bị lật nhào, mọi tôn ti sụp đổ, người ta nhìn thấy ở bé Tốn – đứa trẻ thiểu năng một tâm hồn thánh thiện. Chỉ có Tốn là đối xử với Sinh bằng lòng tốt vô bờ bến và cũng chỉ có nó là không chịu được bẩn, lúc nào cũng lau sàn hay là lau đi cái bạc ác của thế gian. 2.3. Triết lí sâu xa về con người và văn chương 2.3.1. Triết lí về con người Đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp, có thể nhìn thấy một “cõi người ta” xù xì, gân guốc, góc cạnh, lẫn lộn giữa tốt và xấu, giữa thật và giả, đen và trắng, cao thượng và thấp hèn... với những con người có suy nghĩ và hành động, đời sống nội tâ vô cùng bí ẩn. Trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện hàng loạt nghịch lí, ở hiền thì gặp chuyện bất trắc, đi tìm cái đẹp thì gặp cái xấu xa, đi tìm cái thiện thì gặp điều độc ác, những kẻ trí thức thì dâm ô, dối trá, bịp bợm...Những nghịch lí ấy là sự thật về cái phi lí của cuộc sống và của con người. Cuộc sống không đơn giản mà vô cùng phức tạp, con người không dễ hiểu mà vô cùng rắc rối. Khám phá con người bằng cặp mắt nhiều chiều, xoáy sâu vào đời sống nội tâm chằng chịt của con người, nhà văn đã góp được tiếng nói thành thật của con người mà suốt nắm mươi năm chiến tranh, vì nhiều lí do, văn học buộc phải giấu kín. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cho thấy một sự thật rằng khi mà nền kinh tế thị trường, văn minh công nghiệp đang mở rộng ra, lối sống thực dụng tràn vào đời sống của con người thì cũng là lúc con người bơ vơ và cảm thấy lạc loại. Tâm hồn ông Thuầnvị tướng về hưu trong tác phẩm Tướng về hưu đã nói: “Sao tôi cứ mãi lạc loài”, bản thân ông từng là một người lính, một người chỉ huy mẫu mực, một tấm gương sáng trong mắt mọi người: “Ở trong gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào. Cả ở trong dòng họ, trong làng, tên tuổi của cha tôi được mọi người ngưỡng vọng”. Thế nhưng khi chiến tranh qua đi, cuộc sống quay trở về bình thường, ông không thể nào đối mặt đối với cuộc sống như vậy, ông thừa thải, xa lạ với chính người thân của mình “khốn nạn, tao không cần sự giàu có của mày”. Sự cô đơn của ông cũng chính là sự cô đơn, lạc lõng của những thế hệ lính, từ những mâu thuẫn của lí tưởng cao đẹp và sự thật trần trụi. Những con người mải mê kiếm tiềm điều thiện, cái đẹp, nhưng rồi chính họ lại cô đơn. Ở thế giới “không có vua”, “biển không có thủy thần”, con người lại chìm vào trong bi kịch cô đơn. Chương trong Con gái thủy thần suốt đời bị ám ảnh bởi huyền thoại về mẹ Cả kiểu nhân vật thường cứu nhân độ thế như Đức Mẹ trong Thiên Chúa giáo hay Phật Bà Quan Âm trong Phật giáo. Nhưng trên hành trình đi ra biển, anh chỉ thấy “những ngộ nhận giới tính và thói đạo đức giả giết chết vẻ diễm lệ trên các khuôn mặt thiếu nữ” để rồi nhận ra rằng thiên thần chỉ là trò phịa, thượng đế đã chết ở trần gian. Nhân vật chính trong Chảy đi sông ơi ngây thơ đi tìm huyền thoại về con trâu đen nhưng chỉ được chứng kiến sự lạnh lùng và tàn nhẫn.“Hành trình tìm điều thiện lặng lẽ và cô đơn như con dã tràng se cát” .Con đường đến với cái đẹp quá gian nan. Con người mãi đi để rồi mãi mãi bơ vơ, lạc lõng:“Trước mắt tôi dòng sông đang thao thiết chảy. Sông chảy ra biển. Biển rộng vô cùng. Tôi chưa biết biển mà tôi đã sống nửa cuộc đời rồi đấy... Tôi đứng lên đi về nhà. Ngày mai tôi đi ra biển. Ngoài biển không có thủy thần”(Con gái thủy thần). Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta thấy rằng: “Cuộc sống như một dòng sông, có cả sự trong veo tinh khiết đến ngữ ràng của nước, có cả rác rưởi đang trôi...nhưng ông giúp chúng ta hiểu hơn về nước, về rác bằng một cái nhìn tỉnh táo và sâu sắc. Từ đó ông thức tỉnh một khao khát, bỏ rác đi chúng ta sẽ gặp sự trong trẻo của dòng sông” 2.3.2. Triết lí về văn chương Con đường văn chương chính là con đường của sáng tạo trí tuệ mà Nguyễn Huy Thiệp đã in hằng lên đó những dấu chân không bao giờ lu mờ trong tâm trí độc giả. Con đường mà Nguyễn Huy Thiệp đi là một con đường mang đây sự tìm kiếm, khám phá bản chất sâu thẳm bên trong con người. Khi đọc những tác phẩm của ông độc giả phần nào có thể chạm vào những quan niệm về văn chương ông gửi gắm trong đó. Không trực tiếp, thẳng thắn bộc lộ thành những tuyên ngôn buộc người đọc phải có một cái nhìn tinh tế, một giác quan nhạy cảm để nhận ra triết lý văn chương mà ông lặng lẽ, bình thản để nhân vật của mình truyền tải. Triết lý văn chương của Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện trong những truyện ngắn của ông qua vài ba câu nói của những nhân vật trong truyện. Điều đầu tiên khi nhắc đến nghề cầm bút chính là phải thể hiện được cái khát vọng của mình đối với văn chương: “Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên. thoát thành bướm và hoa. Đó là chí thánh.” – Giọt máu. Để tung hô được cái đẹp trong văn chương đòi hỏi nhà văn phải đi khám phá, tìm tòi, phải suy ngẫm và có khả năng quan sát đời sống bằng lăng kính của chủ thể. Muốn có văn chương hay phải sống chung, ăn ở chung với những thứ mà ta ấp ủ để tìm ra cái đẹp, cái giá trị riêng cho tác phẩm cũng như là cho đời. Đối với ông mọi sự đều tồn tại trong mình bản chất thật nhất cho dù vẻ ngoài có muôn hình vạn trạng hay tầm vóc thế nào, và nhà văn chính là kẻ phải bổ tất cả, phải đục phải khoan sâu vào để tìm ra cái lõi cái nhân ấy. Vì là cái bản chất thật nên văn chương không thể chỉ có cái cao cả mà còn là cái tồi tệ, cái đau đớn: “Bác ơi, chữ nghĩa nó ghê gớm lắm. Nó là ma đấy, yếu bóng vía là nó ám mình, nó làm cho thê thảm và đau đớn mất thôi.” – Giọt máu. Và văn chương chính là những làn gió dịu dàng len lõi vào những khe rãnh tâm hồn cái bản chất của tất cả mọi vật, để nuôi dưỡng và thanh tẩy tâm hồn con người. Cuộc đối thoại giữa ông Liên và người khách qua đường trong Giọt máu đã nói lên hết sức mạnh của văn chương: người đó bảo: “Chữ nghĩa có ăn được không?” ông Liên bảo: “Không ăn được”. Ông còn nói tiếp: “Gì thì gì, nó cũng hơn cày cuốc”. Người đó bảo: “Nhiều chữ nghĩa thì người đó có đạo đức à?”. Ông Liên bảo: “Phải.” Chem xen giữa những lời phát biểu của các nhân vật về văn chương còn có những lời trực tiếp của tác giả như một kiểu tin vắn. Kết thúc truyện Kiếm sắc, Nguyễn Huy Thiệp đã tự mình xông vào: “công việc viết văn vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa.” Đây chính là sự ý thức của Nguyễn Huy Thiệp về nghề văn, phải không ngừng nghỉ tự vấn bản thân để tìm được chân giá trị và gìn giữ nó. Vậy ta có thể thấy được triết lí văn chương dù được bộc lộ trực tiếp từ chính nhà văn hay gián tiếp quan phát ngôn của nhân vật thì cũng nhằm vào mục đích vì con người và cảm hóa con người. Trong sứ mệnh cao cả đó Nguyễn Huy Thiệp luôn không ngừng tạo ra một lối đi đúng, một lối viết đúng và trung thực với cuộc đời, để tạo ra một thứ văn chương không thể dối trá, sáo rỗng. CHƯƠNG 3: KHUYNH HƯỚNG “MỞ” TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 3.1. Kết cấu và cốt truyện. 3.1.1. Kết cấu Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hầu như chỉ đi theo dòng thời gian tuyến tính. Rất ít sự xáo trộn về mặt kết cấu trong nội bộ câu chuyện. Song, nếu khảo sát kỹ, ta sẽ thấy có điều đặc biệt trong cách mở đầu và kết thúc ở mỗi truyện. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được xây dựng theo kiểu “đầu chuột đuôi voi”. Nhà văn thường dùng cách mở đầu mỗi truyện theo lối truyền thống. Lối mở đầu này gần giống như các truyện dân gian (truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn…). Có nghĩa là nhà văn sẽ giới thiệu những nét chung nhất về các nhân vật có mặt trong truyện một cách ngắn gọn, súc tích nhưng mang tính khái quát cao. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Sang sông, tác giả đã mở đầu: “Sang đò có một nhà sư, một nhà thơ, một nhà giáo, một tên cướp, hai tên buôn đồ cổ, hai mẹ con, một cặp tình nhân và chị lái đò”, “Nửa đầu thế kỷ trước, ở Kẻ Noi, huyện Từ Liêm có ông Phạm Ngọc Liên là bậc đại phú. Ông Liên xây nhà trên miếng đất đầu làng. Miếng đất này bằng phẳng, rộng ba sào hai thước.” (Giọt máu), “Cha tôi tên Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông nội tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải…” (Tướng về hưu). Chỉ bằng một vài câu văn mở đầu với cấu trúc đơn giản (chủ yếu là câu đơn), tác giả đã làm hiện lên hết tất cả nhân vật có mặt trong truyện, người đọc sẽ dễ dàng bao quát hết nhân vật khi ngay từ khi bắt đầu tiếp cận tác phẩm, chứ không cần phải đọc hết tác phẩm mới nắm được. Nếu như cách mở đầu của truyện ngắn càng đơn giản, ngắn gọn thì cách kết thúc của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn là kết thúc mở. Đặc biệt, ở nhiều truyện, nhà văn tạo dựng nhiều giả thuyết khác nhau cho đoạn kết câu chuyện. Điều này thể hiện rõ nét tính khách quan trong phong cách Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả cho phép người đọc tự do chọn lựa một kết cục phù hợp chứ không áp đặt. Kết thúc mở được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều trong nhóm truyện đề tài lịch sử. Điển hình như trong Kiếm sắc, nhân vật Lân đã bị Nguyễn Phúc Ánh xử chém bằng thanh kiếm thần. Tuy nhiên, tác giả lại “chua” thêm một đoạn, kể về giai thoại Con gái thủy thần Đặng Phú Lân và Ngô Thị Vinh Hoa trốn vua Gia Long lên Đà Bắc, giờ vẫn còn con cháu sống trên vùng ấy. Riêng trong truyện ngắn Vàng lửa, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra 3 đoạn kết khác nhau cho câu chuyện. Đoạn kết 1: nhân vật Phăng bị vua Gia Long đầu độc chết. Đoạn kết 2: Nhân vật Phăng được vua Gia Long cho hồi hương về Pháp và sống đến già trong vinh hoa phú quý. Đoạn kết 3: tác giả không nhắc đến nhân vật Phăng, chỉ cho là Gia Long không muốn người đời biết được mối quan hệ của nhà vua với người châu Âu. Mỗi đoạn văn lại đưa ra cách lí giải riêng về số phận nhân vật: “Tôi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đọc tùy ý lựa chọn”. Trong nhiều truyện khác, tác giả cũng có cách kết thúc mở tương tự. Để tạo ra kết thúc mở, Nguyễn Huy Thiệp thường dùng những yếu tố mang tính hư cấu, mang đậm chất huyền thoại hoặc những lời đồn không đáng tin cậy. Ta có thể bắt gặp điều này trong các truyện: Chảy đi sông ơi, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết… Nguyễn Huy Thiệp đã “khước từ cách áp đặt chân lí cho người khác, đồng thời thể hiện một cái nhìn triết học sâu sắc trước dòng chảy phức tạp đầy ngã rẽ bất ngờ của đời sống” . Quyền phán xét, nhìn nhận tác phẩm giao lại cho người đọc. Câu chuyện mở ra những khả năng để người đọc suy ngẫm, mỗi người sẽ có thể suy ngẫm theo những chiều hướng khác như chính cuộc đời vốn “đa sự và không ít những ngẫu nhiên” Bên cạnh việc lựa chọn cách kết thúc mở để tạo nên các nhìn khách quan cho các vấn đề, nhất là trong các truyện về đề tài lịch sử. Một nét nổi bật nữa, góp phần làm nên khuynh hướng “mở” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đó là nhà văn thường dùng hình thức liên hoàn hoặc truyện trong truyện. Trong truyện Những ngọn gió Hua Tát gồm mười truyện. Khung cảnh các câu chuyện thường mở đầu là “Ngày ấy ở Hua Tát…”, tiếp theo là “Có một cô gái…”, “Có một người đàn bà...”. Ở truyện Trái tim hổ xuất hiện nhân vật chàng Khó, sau đó trong truyện Nàng Sinh lại hiện lên hình ảnh miếu chàng Khó. Chút thoáng Xuân Hương gồm ba truyện, có quá khứ, có hiện tại, được tác giả ghép bên nhau lần lượt là Truyện thứ nhất, Truyện thứ hai, Truyện thứ ba. 3.1.2. Cốt truyện Trong quá trình viết Nguyễn Huy Thiệp ý thức sâu sắc và nghiêm túc về công việc của mình ông nói “Trong quan niệm sáng tác của tôi, một mặt tôi vẫn coi truyện ngắn như tác phẩm (viết với ý thức cổ điển) nhưng một mặt khác tôi vẫn chỉ coi nó như là bài tập văn chương vừa thôi. Hai điều này vừa mâu thuẫn và không mâu thuẫn” . Trong truyện ngắn của ông xuất hiện các cốt truyện sau: 3.1.2.1. Cốt truyện truyền thống Những truyện được xây dựng theo mô hình truyền thống chiếm vị trí khá quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, ông là người muốn bứt phá ra khỏi cái trật tự cũ thông thường, tác phẩm của ông thường chứa đựng tinh thần nhân sinh cao cả như Những ngọn gió Hua Tát, Phẩm tiết, Kiếm sắc,…Cốt truyện chính trong các truyện ngắn này là sự khắc họa nhân vật và tái hiện các xung đột xã hội. Ông luôn có ý thức phải làm mới cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm về cuộc sống, con người và điều cốt yếu là lôi cuốn, thu hút người đọc. Trong các truyện ngắn của ông có cốt truyện hết sức năng động ở việc sử dụng các thành phần của cốt truyện cũng như kết cấu truyện. Trong Những ngọn gió Hua Tát, ta thấy dù sử dụng mô hình và chất liệu dân gian nhưng yếu tố phá phách và năng động trong con người ông luôn được bộc lộ rõ nét, mười câu chuyện nhỏ thành một câu chuyện lớn. Cốt truyện của ông thường được xây dựng trên cơ sở các hành động, ông miêu tả hành động của các nhân vật trong cốt truyện rất cầu kì, chi tiết nhưng môi trường và hoàn cảnh nhân vật cũng như hành động được xây dựng rất phù hợp nhằm góp phần nổi bật ý nghĩa tư tưởng của câu chuyện. Truyện ngắn Như những ngọn gió tất cả các nhân vật và sự kiện được bao bọc trong cái vỏ cổ tích và huyền thoại, xây dựng các nhân vật dựa trên mô típ cổ tích điển hình có yếu tố hoang đường tham gia trực tiếp vào số phận nhân vật chính. Kết thúc mỗi truyện trong truyện ngắn của ông đều có hậu và không có hậu. Khi đọc truyện chúng ta sẽ thấy mở đầu truyện ngắn của ông thường theo mô hình truyền thống. Chẳng hạn như trong truyện Phẩm tiết: Ngô Thị Vinh Hoa là con thứ mười của Ngô Khải. Khải là hậu duệ của Chương Khánh Công Ngô Từ, ngưởi đã sinh ra bà Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ vua Lê Thánh Tông. Ngô Khải là bậc đại phú, nhà gần chùa Tiên Tích, chuyên buôn hàng tơ lụa. Nhà Khải kho đụn không khác gì phủ Chúa, đầy tớ vài trăm người. Khải giao du rộng, chơi với toàn người sang. Con gái họ Ngô đẹp nổi tiếng Kẻ Chợ, đời này qua đời khác nhiều người được tuyển vào cung. Khải có bảy người con gái thì sáu người đều là thiếp yêu ở phủ Chúa. Vinh Hoa là con gái út. Khải rất yêu chiều. Khi đẻ ra Vinh Hoa, trên nóc nhà bỗng có đám mây ngũ sắc bay đến, tỏa ra ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt. Trên cổ Vinh Hoa có bảy tràng hoa quấn cổ, xòe lòng tay ra thấy có viên ngọc...ở trong, trên khắc hai chữ “thiên mệnh”. Có lẽ Nguyễn Huy Thiệp rất ưa chuộng cách mở đầu truyện như thế này . Trong sự kiện thì có các biến cố thường thì tác giả xây dựng trên cơ sở của mối quan hệ nhân quả, diễn biến của câu chuyện thường vận động đơn tuyến và theo một trật tự thời gian nhất định. Trong Huyền thoại phố phường khi bắt đầu tiến hành hành động vô liêm sỉ nhân vật Hạnh đã “tấn công” bà Thiều để đoạt được tấm vé số, y phải trải qua những ngày sống kham khổ, tủi nhục của kiếp công chức nghèo, đồng thời lại phải chứng kiến cảnh sống xa hoa, lãng phí của kẻ giàu có, hắn định nịnh và tin tưởng vào phép màu thần linh yểm trợ cho tấm vé số của bà Thiều và hắn đã trải qua một quá trình vận lộn căng thẳng, đấu trí quyết liệt để tính toán cho mình thoát kiếp nghèo cơ cực….Điều đó cho thấy, Nguyễn Huy Thiệp là một người có tài năng, sự sáng tạo nghệ thuật đa dạng phong phú trong các tác phẩm của ông. 3.1.2.2. Truyện không có cốt truyện Khái niệm truyện không có cốt truyện chỉ mang tính ước lệ và quy ước cao, nó đánh dấu sự cách tân nghệ thuật của các nhà văn hiện đại. Truyện không có cốt truyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là ẩn chứa những mẫu truyện tâm lí và truyện đời thường. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp tạo thành một dòng chảy vô cùng mạnh mẽ như Tướng về hưu, Không có vua, Con gái thủy thần,… Đọc những truyện này sẽ thấy được những cuộc sống đời thường, ở đó cũng gặp cảnh hạnh phúc, đau khổ được tái hiện rất sinh động và lạ thường. Truyện ngắn Chảy đi sông ơi là một dòng thác của cuộc đời người dân sống quanh bến Cốc nổi, tâm điểm là huyền thoại về con trâu đen trên bãi sông này với những lời đồn đại “Nó thường xuất hiện vào lúc nửa đêm. Nó ở dưới đáy lòng sông lao lên mặt nước. Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng cao vút, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá”. Cả câu là những câu chuyện mảnh vụn của những kiếp người phù du, đó là câu chuyện về cuộc đời của những ngư dân như lão Tảo, lão trùm Thịnh, chị Thắm,…Đó là mảnh đời đau xót trong quá trình đi tìm con trâu đen của “tôi”. Trong truyện này không thấy những biến cố lớn, không có xung đột đỉnh điểm mà chỉ có bi kịch dẫn đến cái chết của các nhân vật như sự trôi chảy của dòng đời. Với truyện ngắn Không có vua thì ta thấy được cốt truyện phân mảnh với bảy câu chuyện nhỏ: Gia cảnh, Buổi sáng, Ngày giỗ, Buổi chiều, Ngày tết, Buổi tối, Ngày thường. Nội dung câu chuyện xoay quanh việc Sinh về làm dâu nhà lão Kiền, chuyện Cấn lo kiếm tiền, chuyện Khiếm ăn cắp thịt bò, chuyện cãi nhau,… 3.1.2.3. Cốt truyện sử dụng yếu tố huyền ảo Cốt truyện kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp xuất hiện ở nhiều dạng thức khác nhau. Đó là nhân vật kỳ ảo Ngô Thị Vinh Hoa trong Phẩm tiết, nhân vật Mẹ Cả trong Con gái thủy thần, thanh kiếm báu trong Kiếm sắc,…Các yếu tố kì ảo tham gia vào cốt truyện ở nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau tùy theo dụng ý nghệ thuật của tác giả. Mở đầu truyện Chảy đi sông ơi là hồi ức kỉ niệm thời ấu thơ của nhân vật khi sống trên vùng đất ven sông bến Cốc “Nước lờ lững trôi, giữa tim dòng sông rạch một mũi sóng dập dồn, ở đầu mũi sóng có một điểm đen tựa như mũi giáo. Bến đò tĩnh lặng rất ít người qua lại. Mùa đông có cả những con sáo lông đen chân vàng đậu trên sợi thép níu đò căng từ gốc gạo sang phía kia sông. Chúng nghiêng nghiêng đầu xuống dòng nước chảy tha thiết líu ra líu ríu”. Ở trong truyện này, Nguyễn Huy thiệp sử dụng yếu tố kì ảo ở đầu truyện nhằm chi phối mạch truyện, hai chi tiết sau đóng vai trò tạo cảm giác thẩm mỹ cho người đọc. Nguyễn Huy Thiệp sử dụng rất nhiều yếu tố kì ảo vào trong truyện ngắn của mình nhằm thôi miên bạn đọc cũng như đối với người viết. Như vậy, việc sử dụng đan xen giữa hai yếu tố thực và ảo đã đem lại sức hấp dẫn lạ thường trong truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp. Đặc biệt, yếu tố kì ảo được tác sử dụng như những mật mã đầy bí ẩn tạo chất xúc tác có tác dụng “gây mê” dẫn người đọc bước vào thế giới nội tâm, cuộc sống bộn bề lo toan của các nhân vật. Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp dùng huyền thoại để giải hóa huyền thoại, dùng cổ tích để giải hóa cổ tích tạo nên phong cách độc đáo riêng biệt trong sáng tác của ông. Ông cũng là người luôn khao khát đi tìm cái đẹp, cái thiện, đi tìm cái chân lí của cuộc sống tạo nên một cuộc bứt phá lớn làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam. 3.2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật 3.2.1. Người kể chuyện Người kể chuyện trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp rất đa dạng và phong phú, thường xuất hiện là ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. Cái “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không đơn giản là ngôi kể. Cái tôi ấy chính là cái tôi mang tính đối thoại: đối thoại với môi trường, đối thoại với xã hội, đối thoại với truyền thống lịch sử, đối thoại với chính bản thân mình. Bản thân hình tượng “tôi” người kể chuyện đóng một vai trò rất đặc biệt. “Tôi” vừa là người kể chuyện với các nhân vật khác, vừa là người nhận thức sự trở lại của chính mình. Không chỉ đứng bên ngoài quan sát mà còn bộc lộ nội tâm tính cách của mình qua quá trình là người dẫn chuyện hoặc mối quan hệ với các nhân vật khác. Trong hai truyện Kiếm sắc và Phẩm tiết, người kể chuyện sau khi giới thiệu hoàn cảnh trần thuật thì đóng vai trò là người kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài trong câu chuyện tiếp theo sau đó. Tính cách và phẩm chất của nhân vật hiện lên thông qua sự miêu tả khách quan về ngoại hình, hành động, lời nói trong mối quan hệ của các nhân vật khác. Vai trò của người kể chuyện chỉ dừng lại ở việc dẫn dắt phần chính của câu chuyện, còn lại anh ta xuất hiện dưới hình thức một người kể chuyện hàm ẩn và điểm nhìn bên ngoài để trần thuật. Khác với Vàng lửa , “ tôi” không chỉ dẫn chuyện, anh ta còn trở thành người kể chuyện có điểm nhìn phức hợp trong toàn bộ truyện, tuy cái nhìn của anh ta vẫn bao quát tác phẩm, nhưng anh ta chia sẻ quyền kể lại cho nhân vật trong khi vẫn thể hiện vai trò của người kể chuyện chính. Trong hai tác phẩm Chảy đi sông ơi và Con gái thủy thần, nhân vật chính trong truyện cũng đồng thời là người kể chuyện. Điểm chung của hai nhân vật này là tin vào một huyền thoại và tìm mọi cách vươn tới cái huyền thoại đó bằng một đức tin mãnh liệt, thậm chí cuồng tin như nhân vật Chương trong Con gái thủy thần. Ở đây ta bắt gặp bóng dáng của những câu chuyện cổ tích xa xưa với những tình tiết li kì hoàn ảo và nhân vật chàng Ngốc luôn theo đuổi những điều lạ lùng ngược đời. Mặc dù mang hơi hướng của huyền thoại nhưng truyện của Nguyễn Huy Thiệp lại mang tính chất hiện đại với một nội dung thế sự mang nhiều triết lí sâu xa. Chỉ có điều hiện thực được khúc xạ qua ý thức của nhà văn lại được bao phủ bởi màn sương của những yếu tố kì ảo, mơ hồ khiến cho những điều nhà văn muốn thể hiện dường như bất định. Người đọc phải tự vén bức màn mờ ảo ấy ra để nhìn thấu những triết lí, quan niệm về nhân sinh, đời sống ẩn chứa bên trong. 3.2.2. Điểm nhìn trần thuật Trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, điểm nhìn trần thuật hết sức đa dạng và liên tục dịch chuyển điểm nhìn. Ví dụ trong tác phẩm Vàng lửa, mở đầu và kết thúc truyện cho thấy người dẫn chuyện không tham gia vào truyện mà chỉ đứng bên ngoài để gây hiệu ứng cho truyện. Trong truyện người dẫn dắt truyện xưng “tôi” và câu chuyện được kể qua lời của một người kể chuyện “vô hình” nào đó. Các điểm nhìn trần thuật ở đây liên tục được gia tăng dịch chuyển. Câu chuyện được hình dung qua hồi ức của Phăng và kết thúc bằng ba đoạn kết. Đoạn kết 1 là nhân vật Phăng bị vua Gia Long đầu độc chết; đoạn kết 2: nhân vật Phăng bị vua cho hồi hương về Pháp và sống đến già trong vinh hoa phú quý; đoạn kết 3: tác giả không nhắc đến nhân vật Phăng mà chỉ cho là Gia Long không muốn người đời biết được mối quan hệ của nhà vua với người châu Âu. Tác giả đã tự tách mình ra khỏi câu chuyện và cho người đọc tự lựa chọn cái kết theo cách hiểu của mỗi người. Lối trần thuật như vậy thường đem đến cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về tác phẩm với những khía cạnh khác nhau. Ngoài ra, điểm nhìn trần thuật còn được biểu hiện qua sự dịch chuyển bất ngờ và liên tục, từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Chủ thể xưng “tôi” trong tác phẩm. Khác với hình thức tự sự ngôi thứ ba, chủ thể kể chuyện trong trường hợp này được đặt vào trong các sự kiện, tình tiết và tâm thế của người trong cuộc. Chủ thể kể chuyện được đặt bên ngoài câu chuyện, không phán xét và bình luận mà để cho người đọc tự nhận xét. Trong Chảy đi sông ơi, chủ thể kể giấu mình trong vai cậu bé mộng mơ với bao khát khao đầy huyển hoặc về cái phi phàm, huyền thoại. Từ bỏ sách vở giáo điều, vượt lên nỗi sợ để kiếm tìm sự thật, song các cậu nhận được ở đây là sự bịp bợm, lừa lọc. Huyền thoại là sự bịp bợm trắng trợn, trong khi ăn cướp,ngoại tình, cờ bạc, trả giá...lại là hiện thực. Ngoài ra, trong các tác phẩm truyện ngắn của mình tác giả còn tạo nên sự phối hợp nhiều người kể, nhiều giọng kể với sự dịch chuyển đa chiều của điểm nhìn trần thuật khiến câu chuyện được hiểu theo nhiều khía cạnh và chiều sâu khác nhau. 3.3. Thế giới nhân vật Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất phong phú. Nhân vật trong các truyện ngắn xoay quanh nhân vật nhà quê và nhân vật phố phường. Đây cũng là hai kiểu nhân vật hiện diện thường xuyên trong sáng tác ông. Người nhà quê lam lũ, ít học, hồn nhiên, chất phác, giàu lòng yêu thương. Họ có lúc bình thản, tự tin vì gốc gác của mình: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn” (Những bài học nông thôn), “Tôi là Nhâm. Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê”. Đa số họ sống trong không gian “khép kín” vì chưa từng bao giờ rời bỏ làng quê. Đối với họ, “Ở đâu chẳng thế, chỗ nào cũng toàn là người”. Ngược lại, với những người nhà quê thuộc về “không gian mở”, nhiều trải nghiệm như Phụng thì “trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có các thánh nhân, có yêu quái” (Thương nhớ đồng quê). Đối diện với chất đô thị, người nhà quê nhiều tự ti, mặc cảm, ngộ nhận (Thương nhớ đồng quê, Con gái thủy thần). Nhân vật thành thị của Nguyễn Huy Thiệp có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với thôn quê. Qua kiểu nhân vật nhà quê đô thị, anh cho thấy một Hà Nội trống rỗng, dung tục, đạo đức giả. Nguyễn Huy Thiệp không tìm kiếm mẫu hình lí tưởng trong giới trí thức tinh hoa đô thị. Với ông, ở đấy không có hi vọng. Nhân vật phố phường trong truyện của ông hầu hết chỉ là thị dân, công chức hoặc trí thức bậc thấp. Họ không có ước mơ, thiếu hẳn niềm tin huyền thoại. Với nhân vật nông thôn thì khác. Họ nhiều ước mơ, lắm khát khao, nhiều mộng mị, ảo tưởng. Tuy nhiên, nhà văn không cưu mang chất quê mùa, mộc mạc, dân dã. 3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu. 2.4.1. Ngôn ngữ Tác phẩm văn học là bức tranh hiện thực đa dạng và phong phú về cuộc sống do các nhà văn vẽ nên thông qua chất liệu ngôn từ. Ngôn từ là chất liệu, là vỏ bọc vật chất của tác phẩm văn học qua đó chứa đựng nội dung mà tác giả muốn thể hiện. Qua quá trình sáng tạo của mỗi nhà văn, chất liệu ngôn ngữ chung đó lại trở thành hệ thống ngôn từ riêng, độc đáo của mỗi người. Khi tìm hiểu, đánh giá một hiện tượng văn học nào đó, chúng ta không thể không phân tích yếu tố ngôn từ nghệ thuật. Mỗi nhà văn đều có sở trường sử dụng ngôn từ khác nhau. Vì vậy ngôn từ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, tài năng và phong cách của nhà văn. Để phản ánh hiện thực muôn màu muôn vẻ của đời sống, nhà văn phải có vốn từ vựng phong phú, khả năng biến hóa từ vựng sẵn có thành những hiện tượng đa nghĩa, mới mẻ, đầy sáng tạo. Muốn được như thế, nhà văn phải không ngừng học hỏi, trau dồi ngôn ngữ của bản thân. Mỗi nhà văn lớn là tấm gương sáng về sự hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ và luôn có ý thức trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác. Không chỉ tiếp thu vốn từ ngữ phổ thông sẵn có, nhà văn còn phải luôn sáng tạo thêm những lớp từ, lớp nghĩa, hay cách diễn đạt riêng, góp phần làm giàu có thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc. Chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ ngôn ngữ thế nên ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang những đặc điểm sau: sử dụng thành thạo ngôn ngữ đời thường, tục ngữ, thành ngữ; lời kể chuyện bằng văn xuôi xen kẽ với văn vần. 3.4.1.1. Sử dụng thành thạo ngôn ngữ đời thường, tục ngữ, thành ngữ Trong truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp bày tỏ quan niệm về thứ ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng phải là: “Thứ ngôn ngữ không hề phù phiếm cũng chẳng tân kì Thứ ngôn ngữ của giống nòi truyền lại Thứ ngôn ngữ của lương tri không bao giờ mất…”. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của ông phảng phất sắc thái của ngôn ngữ dân gian bình dị, mộc mạc, “thứ ngôn ngữ của giống nòi truyền lại”, song không kém phần sâu sắc của sự suy nghiệm. Nhờ đó góp phần tạo nên phong cách ngôn ngữ khá độc đáo của nhà văn. Nhìn vào tiếng Việt, ta thấy nhận định trên chính xác hơn bao giờ hết với tính cách, tâm hồn người Việt và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa dân tộc. Người Việt Nam ta trong giao tiếp hàng ngày vốn chuộng cách nói ví von, bình dân, nôm na, dễ hiểu. Tìm hiểu ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy ông đã chịu ảnh hưởng, và vận dụng sáng tạo ngôn ngữ đời sống hàng ngày vào văn chương nghệ thuật. Văn phong Nguyễn Huy Thiệp giản dị, mộc mạc như chính lời ăn tiếng nói hàng ngày. Để tăng thêm tính tự nhiên, nhà văn đã sử dụng nhiều lớp từ khẩu ngữ, tục ngữ, thành ngữ rất phù hợp với ngữ cảnh. Nhằm đi đến tận cùng tính cách của từng nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp có khi không ngần ngại để cho nhân vật nói năng trơ trẽn, bộc lộ những toan tính xấu xa, qua đó thấy rõ sự suy đồi đạo đức, tha hóa nhân cách của một bộ phận trong xã hội. Ngôn ngữ mà Nguyễn Huy Thiệp sử dụng là thứ ngôn ngữ chân thực của cuộc sống đa diện, thứ ngôn ngữ “không hề phù phiếm cũng chẳng tân kì”. Bên cạnh những câu văn trần trụi, thô ráp, hiện lên trang văn của Nguyễn Huy Thiệp còn là thứ ngôn ngữ “giản dị như đất” vì đó là của “giống nòi truyền lại”, vì thế mang đậm sắc thái ngôn ngữ dân gian. Truyện ngắn của ông sử dụng lời ăn tiếng nói trong đời sống sinh hoạt hàng ngày với số lượng khá lớn. Chúng được nhà văn góp nhặt từ ngôn ngữ giao tiếp của những người dân quê chịu thương chịu khó nên gần gũi, giản dị hơn bao giờ hết. Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dường như không bị chi phối bởi địa vị, nghề nghiệp xã hội. Từ vua quan cho đến thường dân, từ nhà thơ cho đến những người nông dân đều có cách nói đi đến tận cùng của sự thật, của bản chất người. Vì thế khuôn mặt cuộc sống, con người đích thực hiện ra một cách rõ nét nhất. Ngôn ngữ của nhân vật lịch sử, văn hóa cũng dân dã, mộc mạc như người bình thường. Khi tức giận, vua Quang Trung (Phẩm tiết) cũng có thể quát lớn rằng: “Thằng Khải kia, tài bằng cái đấu, khinh ta quá chừng Trời cho mày sống, cướp không biết bao nhiêu lộc thiên hạ, ăn miếng ăn ngon không biết đậy mồm, còn chê là lợm. Mày nhờ phúc tổ, có ít của chìm, như cái đuôi khô, tháng ba ngày tám mang ra gặm, tưởng xênh xang ư?” 4, tr.175. Nhưng khi biết Khải bị hại uất ức phải treo cổ tự vẫn, vua thương tiếc mà bảo: “Ta nóng nảy đã đành, ta có lý của ta. Cái lũ nhà giàu khốn nạn, chỉ biết mỗi thân mình, Khải bị hạn, sao không đứa nào đứng ra kêu hộ một tiếng?” 4, tr.177. Sắc thái dân gian trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thể hiện qua việc truyện ngắn của ông sử dụng khá nhiều ngôn ngữ có yếu tố tục. Nói đến cái tục, đề cập đến yếu tố tục cũng là cách nói tiếu lâm thường ngày của người bình dân. Đó còn có thể bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực, coi trọng sự sinh sổi nảy nở của cư dân nông nghiệp. Tục ở đây cần phải hiểu không phải là tục tĩu, ngược lại cái tục cũng là một phần của tự nhiên. Bởi nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thì đó là thứ “triết lí dân gian không khô héo xám xịt. Vì nó là ngôn ngữ của sự sống, tuy lấm láp bùn đất nhưng cứ tươi rói và giãy nảy lên trên trang sách” . Trong Những bài học nông thôn có những đoạn đoạn truyện nhà văn sử dụng ngôn ngữ có yếu tố tục rất giá trị, gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày của những người dân quê chân lấm tay bùn. Cái tài của Nguyễn Huy Thiệp là sử dụng
Thuấn, trưởng họ Nguyễn Trong làng, họ Nguyễn họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ thua họ Vũ Ơng nội tơi trước học Nho, sau dạy học Ơng nội tơi có hai vợ Bà sinh cha tơi ngày mất, ơng nội tơi phải tục huyền Bà hai làm nghề nhuộm vải…” (Tướng hưu) Chỉ vài câu văn mở đầu với cấu trúc đơn giản (chủ yếu câu đơn), tác giả làm lên hết tất nhân vật có mặt truyện, người đọc dễ dàng bao quát hết nhân vật từ bắt đầu tiếp cận tác phẩm, không cần phải đọc hết tác phẩm nắm Nếu cách mở đầu truyện ngắn đơn giản, ngắn gọn cách kết thúc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp kết thúc mở Đặc biệt, nhiều truyện, nhà văn tạo dựng nhiều giả thuyết khác cho đoạn kết câu chuyện Điều thể rõ nét tính khách quan phong cách Nguyễn Huy Thiệp Tác giả cho phép người đọc tự chọn lựa kết cục phù hợp không áp đặt Kết thúc mở Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều nhóm truyện đề tài lịch sử Điển Kiếm sắc, nhân vật Lân bị Nguyễn Phúc Ánh xử chém kiếm thần Tuy nhiên, tác giả lại “chua” thêm đoạn, kể giai thoại Con gái thủy thần Đặng Phú Lân Ngô Thị Vinh Hoa trốn vua Gia Long lên Đà Bắc, cháu sống vùng Riêng truyện ngắn Vàng lửa, Nguyễn Huy Thiệp tạo đoạn kết khác cho câu chuyện Đoạn kết 1: nhân vật Phăng bị vua Gia Long đầu độc chết Đoạn kết 2: Nhân vật Phăng vua Gia Long cho hồi hương Pháp sống đến già vinh hoa phú quý Đoạn kết 3: tác giả không nhắc đến nhân vật Phăng, cho Gia Long không muốn người đời biết mối quan hệ nhà vua với người châu Âu Mỗi đoạn văn lại đưa cách lí giải riêng số phận nhân vật: “Tôi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện để bạn đọc tùy ý lựa chọn” Trong nhiều truyện khác, tác giả có cách kết thúc mở tương tự Để tạo kết thúc mở, Nguyễn Huy Thiệp thường dùng yếu tố mang tính hư cấu, mang đậm chất huyền thoại lời đồn khơng đáng tin cậy Ta bắt gặp điều truyện: Chảy sông ơi, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết… Nguyễn Huy Thiệp “khước từ cách áp đặt chân lí cho người khác, đồng thời thể nhìn triết học sâu sắc trước dòng chảy phức tạp đầy ngã rẽ bất ngờ đời sống” 10 Quyền phán xét, nhìn nhận tác phẩm giao lại cho người đọc Câu chuyện mở khả để người đọc suy ngẫm, người suy ngẫm theo chiều hướng khác đời vốn “đa khơng ngẫu nhiên” 10 Nguyễn Văn Long (chủ biên), giáo trình văn học Việt Nam đại (tập 2), nxb, tr 202 13 Bên cạnh việc lựa chọn cách kết thúc mở để tạo nên nhìn khách quan cho vấn đề, truyện đề tài lịch sử Một nét bật nữa, góp phần làm nên khuynh hướng “mở” truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhà văn thường dùng hình thức liên hồn truyện truyện Trong truyện Những gió Hua Tát gồm mười truyện Khung cảnh câu chuyện thường mở đầu “Ngày Hua Tát…”, “Có gái…”, “Có người đàn bà ” Ở truyện Trái tim hổ xuất nhân vật chàng Khó, sau truyện Nàng Sinh lại lên hình ảnh miếu chàng Khó Chút thống Xn Hương gồm ba truyện, có q khứ, có tại, tác giả ghép bên Truyện thứ nhất, Truyện thứ hai, Truyện thứ ba 2.1.2 Cốt truyện Trong trình viết Nguyễn Huy Thiệp ý thức sâu sắc nghiêm túc công việc ơng nói “Trong quan niệm sáng tác tôi, mặt coi truyện ngắn tác phẩm (viết với ý thức cổ điển) mặt khác tơi coi tập văn chương vừa Hai điều vừa mâu thuẫn không mâu thuẫn” Trong truyện ngắn ông xuất cốt truyện sau: 2.1.2.1 Cốt truyện truyền thống Những truyện xây dựng theo mơ hình truyền thống chiếm vị trí quan trọng sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, ông người muốn bứt phá khỏi trật tự cũ thông thường, tác phẩm ông thường chứa đựng tinh thần nhân sinh cao Những gió Hua Tát, Phẩm tiết, Kiếm sắc,…Cốt truyện truyện ngắn khắc họa nhân vật tái xung đột xã hội Ơng ln có ý thức phải làm cốt truyện để bộc lộ cách hiệu quan niệm sống, người điều cốt yếu lôi cuốn, thu hút người đọc Trong truyện ngắn ơng có cốt truyện động - việc sử dụng thành phần cốt truyện kết cấu truyện Trong Những gió Hua Tát, ta thấy dù sử dụng mơ hình chất liệu dân gian yếu tố phá phách động người ông bộc lộ rõ nét, mười câu chuyện nhỏ thành câu chuyện lớn Cốt truyện ông thường xây dựng sở hành động, ông miêu tả hành động nhân vật cốt truyện cầu kì, chi tiết mơi trường hoàn cảnh nhân vật hành động 14 xây dựng phù hợp nhằm góp phần bật ý nghĩa tư tưởng câu chuyện Truyện ngắn Như gió tất nhân vật kiện bao bọc vỏ cổ tích huyền thoại, xây dựng nhân vật dựa mô típ cổ tích điển hình có yếu tố hoang đường tham gia trực tiếp vào số phận nhân vật Kết thúc truyện truyện ngắn ông có hậu khơng có hậu Khi đọc truyện thấy mở đầu truyện ngắn ông thường theo mơ hình truyền thống Chẳng hạn truyện Phẩm tiết: Ngô Thị Vinh Hoa thứ mười Ngô Khải Khải hậu duệ Chương Khánh Công Ngô Từ, ngưởi sinh bà Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ vua Lê Thánh Tông Ngô Khải bậc đại phú, nhà gần chùa Tiên Tích, chun bn hàng tơ lụa Nhà Khải kho đụn khơng khác phủ Chúa, đầy tớ vài trăm người Khải giao du rộng, chơi với tồn người sang Con gái họ Ngơ đẹp tiếng Kẻ Chợ, đời qua đời khác nhiều người tuyển vào cung Khải có bảy người gái sáu người thiếp yêu phủ Chúa Vinh Hoa gái út Khải yêu chiều Khi đẻ Vinh Hoa, nhà có đám mây ngũ sắc bay đến, tỏa ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt Trên cổ Vinh Hoa có bảy tràng hoa quấn cổ, xòe lòng tay thấy có viên ngọc trong, khắc hai chữ “thiên mệnh” Có lẽ Nguyễn Huy Thiệp ưa chuộng cách mở đầu truyện Trong kiện có biến cố thường tác giả xây dựng sở mối quan hệ nhân quả, diễn biến câu chuyện thường vận động đơn tuyến theo trật tự thời gian định Trong Huyền thoại phố phường bắt đầu tiến hành hành động vô liêm sỉ nhân vật Hạnh “tấn công” bà Thiều để đoạt vé số, y phải trải qua ngày sống kham khổ, tủi nhục kiếp công chức nghèo, đồng thời lại phải chứng kiến cảnh sống xa hoa, lãng phí kẻ giàu có, định nịnh tin tưởng vào phép màu thần linh yểm trợ cho vé số bà Thiều trải qua q trình vận lộn căng thẳng, đấu trí liệt để tính tốn cho kiếp nghèo cực….Điều cho thấy, Nguyễn Huy Thiệp người có tài năng, sáng tạo nghệ thuật đa dạng phong phú tác phẩm ông 2.1.2.2 Truyện khơng có cốt truyện Khái niệm truyện khơng có cốt truyện mang tính ước lệ quy ước cao, đánh dấu cách tân nghệ thuật nhà văn đại Truyện khơng có cốt 15 truyện truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ẩn chứa mẫu truyện tâm lí truyện đời thường Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp tạo thành dòng chảy vơ mạnh mẽ Tướng hưu, Khơng có vua, Con gái thủy thần,… Đọc truyện thấy sống đời thường, gặp cảnh hạnh phúc, đau khổ tái sinh động lạ thường Truyện ngắn Chảy sông dòng thác đời người dân sống quanh bến Cốc nổi, tâm điểm huyền thoại trâu đen bãi sông với lời đồn đại “Nó thường xuất vào lúc nửa đêm Nó đáy lòng sơng lao lên mặt nước Tồn thân bóng nhẫy, đơi sừng cao vút, mõm thở phì phì, trâu phi mặt nước phi cạn Con trâu phì bọt, nước dãi tựa trứng cá Nếu may mắn hớp bọt có sức lực phi thường, bơi lặn nước giỏi tôm cá” Cả câu câu chuyện mảnh vụn kiếp người phù du, câu chuyện đời ngư dân lão Tảo, lão trùm Thịnh, chị Thắm,…Đó mảnh đời đau xót q trình tìm trâu đen “tôi” Trong truyện không thấy biến cố lớn, khơng có xung đột đỉnh điểm mà có bi kịch dẫn đến chết nhân vật trơi chảy dòng đời Với truyện ngắn Khơng có vua ta thấy cốt truyện phân mảnh với bảy câu chuyện nhỏ: Gia cảnh, Buổi sáng, Ngày giỗ, Buổi chiều, Ngày tết, Buổi tối, Ngày thường Nội dung câu chuyện xoay quanh việc Sinh làm dâu nhà lão Kiền, chuyện Cấn lo kiếm tiền, chuyện Khiếm ăn cắp thịt bò, chuyện cãi nhau,… 2.1.2.3 Cốt truyện huyền ảo Cốt truyện kì ảo truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp xuất nhiều dạng thức khác Đó nhân vật kỳ ảo Ngô Thị Vinh Hoa Phẩm tiết, nhân vật Mẹ Cả Con gái thủy thần, kiếm báu Kiếm sắc,…Các yếu tố kì ảo tham gia vào cốt truyện nhiều mức độ đậm nhạt khác tùy theo dụng ý nghệ thuật tác giả Mở đầu truyện Chảy sông hồi ức kỉ niệm thời ấu thơ nhân vật sống vùng đất ven sông bến Cốc “Nước lờ lững trôi, tim dòng sơng rạch mũi sóng dập dồn, đầu mũi sóng có điểm đen tựa mũi giáo Bến đò tĩnh lặng người qua lại Mùa đơng có sáo lơng đen chân vàng đậu sợi thép níu đò căng từ gốc gạo sang phía sơng Chúng 16 nghiêng nghiêng đầu xuống dòng nước chảy tha thiết líu líu ríu” Ở truyện này, Nguyễn Huy thiệp sử dụng yếu tố kì ảo đầu truyện nhằm chi phối mạch truyện, hai chi tiết sau đóng vai trò tạo cảm giác thẩm mỹ cho người đọc Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều yếu tố kì ảo vào truyện ngắn nhằm thơi miên bạn đọc người viết Như vậy, việc sử dụng đan xen hai yếu tố thực ảo đem lại sức hấp dẫn lạ thường truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp Đặc biệt, yếu tố kì ảo tác sử dụng mật mã đầy bí ẩn tạo chất xúc tác có tác dụng “gây mê” dẫn người đọc bước vào giới nội tâm, sống bộn bề lo toan nhân vật Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp dùng huyền thoại để giải hóa huyền thoại, dùng cổ tích để giải hóa cổ tích tạo nên phong cách độc đáo riêng biệt sáng tác ơng Ơng người ln khao khát tìm đẹp, thiện, tìm chân lí sống tạo nên bứt phá lớn làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam 2.2 Người kể chuyện điểm nhìn trần thuật 2.2.1 Người kể chuyện Người kể chuyện truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đa dạng phong phú, thường xuất kể thứ kể thứ ba Cái “tôi” truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khơng đơn giản ngơi kể Cái tơi tơi mang tính đối thoại: đối thoại với môi trường, đối thoại với xã hội, đối thoại với truyền thống lịch sử, đối thoại với thân Bản thân hình tượng “tơi”- người kể chuyện đóng vai trò đặc biệt “Tơi” vừa người kể chuyện với nhân vật khác, vừa người nhận thức trở lại Khơng đứng bên ngồi quan sát mà bộc lộ nội tâm tính cách qua q trình người dẫn chuyện mối quan hệ với nhân vật khác Trong hai truyện Kiếm sắc Phẩm tiết, người kể chuyện sau giới thiệu hoàn cảnh trần thuật đóng vai trò người kể chuyện từ điểm nhìn bên ngồi câu chuyện sau Tính cách phẩm chất nhân vật lên thơng qua miêu tả khách quan ngoại hình, hành động, lời nói mối quan hệ nhân vật khác Vai trò người kể chuyện dừng lại việc dẫn dắt phần câu chuyện, lại xuất hình thức người kể chuyện hàm ẩn điểm nhìn bên để trần thuật Khác với “Vàng lửa” , “ 17 tơi” khơng dẫn chuyện, trở thành người kể chuyện có điểm nhìn phức hợp tồn truyện, nhìn bao quát tác phẩm, chia sẻ quyền kể lại cho nhân vật thể vai trò người kể chuyện Trong hai tác phẩm Chảy sông Con gái thủy thần, nhân vật truyện đồng thời người kể chuyện Điểm chung hai nhân vật tin vào huyền thoại tìm cách vươn tới huyền thoại đức tin mãnh liệt, chí cuồng tin nhân vật Chương Con gái thủy thần Ở ta bắt gặp bóng dáng câu chuyện cổ tích xa xưa với tình tiết li kì hồn ảo nhân vật chàng Ngốc theo đuổi điều ngược đời Mặc dù mang hướng huyền thoại truyện Nguyễn Huy Thiệp lại mang tính chất đại với nội dung mang nhiều triết lí sâu xa Chỉ có điều thực khúc xạ qua ý thức nhà văn lại bao phủ sương yếu tố kì ảo, mơ hồ khiến cho điều nhà văn muốn thể dường bất định Người đọc phải tự vén mờ ảo để nhìn thấu triết lí, quan niệm nhân sinh, đời sống ẩn chứa bên 2.2.2 Điểm nhìn trần thuật Trong nhiều tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, điểm nhìn trần thuật đa dạng liên tục dịch chuyển điểm nhìn Ví dụ tác phẩm Vàng lửa, mở đầu kết thúc truyện cho thấy người dẫn chuyện không tham gia vào truyện mà đứng bên để gây hiệu ứng cho truyện Trong truyện người dẫn dắt truyện xưng “tôi” câu chuyện kể qua lời người kể chuyện “vơ hình” Các điểm nhìn trần thuật liên tục gia tăng dịch chuyển Câu chuyện hình dung qua hồi ức Phăng kết thúc ba đoạn kết Đoạn kết nhân vật Phăng bị vua Gia Long đầu độc chết; đoạn kết 2: nhân vật Phăng bị vua cho hồi hương Pháp sống đến già vinh hoa phú quý; đoạn kết 3: tác giả không nhắc đến nhân vật Phăng mà cho Gia Long không muốn người đời biết mối quan hệ nhà vua với người châu Âu Tác giả tự tách khỏi câu chuyện cho người đọc tự lựa chọn kết theo cách hiểu người Lối trần thuật thường đem đến cho bạn đọc nhìn đa chiều tác phẩm với khía cạnh khác Ngồi ra, điểm nhìn trần thuật biểu qua dịch chuyển bất ngờ liên tục, từ thứ 18 sang thứ hai thứ ba Hình thức kể chuyện theo ngơi thứ Chủ thể xưng “tơi” tác phẩm Khác với hình thức tự thứ ba, chủ thể kể chuyện trường hợp đặt vào kiện, tình tiết tâm người Chủ thể kể chuyện đặt bên ngồi câu chuyện, khơng phán xét bình luận mà người đọc tự nhận xét Trong Chảy sông ơi, chủ thể kể giấu vai cậu bé mộng mơ với bao khát khao đầy huyển phi phàm, huyền thoại Từ bỏ sách giáo điều, vượt lên nỗi sợ để kiếm tìm thật, song cậu nhận bịp bợm, lừa lọc Huyền thoại bịp bợm trắng trợn, ăn cướp,ngoại tình, cờ bạc, trả giá lại thực Ngồi ra, tác phẩm truyện ngắn tác giả tạo nên phối hợp nhiều người kể, nhiều giọng kể với dịch chuyển đa chiều điểm nhìn trần thuật khiến câu chuyện hiểu theo nhiều khía cạnh chiều sâu khác 2.3 Thế giới nhân vật Thế giới nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp phong phú Nhân vật truyện ngắn xoay quanh nhân vật nhà quê nhân vật phố phường Đây hai kiểu nhân vật diện thường xuyên sáng tác ông Người nhà quê lam lũ, học, hồn nhiên, chất phác, giàu lòng u thương Họ có lúc bình thản, tự tin gốc gác mình: “Mẹ tơi nơng dân, tơi sinh nơng thơn” (Những học nông thôn), “Tôi Nhâm Tôi sinh làng quê, lớn lên làng quê” Đa số họ sống khơng gian “khép kín” chưa rời bỏ làng quê Đối với họ, “Ở đâu chẳng thế, chỗ toàn người” Ngược lại, với người nhà quê thuộc “không gian mở”, nhiều trải nghiệm Phụng “trong thiên hạ khơng phải có người đâu, có thánh nhân, có yêu quái” (Thương nhớ đồng quê) Đối diện với chất đô thị, người nhà quê nhiều tự ti, mặc cảm, ngộ nhận (Thương nhớ đồng quê, Con gái thủy thần) Nhân vật thành thị Nguyễn Huy Thiệp có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với thơn q Qua kiểu nhân vật nhà quê đô thị, anh cho thấy Hà Nội trống rỗng, dung tục, đạo đức giả Nguyễn Huy Thiệp khơng tìm kiếm mẫu hình lí tưởng giới trí thức tinh hoa thị Với ơng, khơng có hi vọng Nhân vật phố phường truyện ông hầu hết thị dân, công chức trí thức bậc thấp Họ khơng có ước mơ, thiếu hẳn niềm tin huyền thoại Với nhân vật nông thơn khác Họ nhiều ước mơ, khát khao, nhiều mộng mị, ảo tưởng Tuy nhiên, nhà văn không cưu mang chất quê mùa, mộc mạc, dân dã 19 2.4 Ngôn ngữ giọng điệu 2.4.1 Ngôn ngữ Tác phẩm văn học tranh thực đa dạng phong phú sống nhà văn vẽ nên thông qua chất liệu ngôn từ Ngôn từ chất liệu, vỏ bọc vật chất tác phẩm văn học qua chứa đựng nội dung mà tác giả muốn thể Qua trình sáng tạo nhà văn, chất liệu ngơn ngữ chung lại trở thành hệ thống ngôn từ riêng, độc đáo người Khi tìm hiểu, đánh giá tượng văn học đó, khơng thể khơng phân tích yếu tố ngơn từ nghệ thuật Mỗi nhà văn có sở trường sử dụng ngơn từ khác Vì ngơn từ yếu tố quan trọng thể cá tính sáng tạo, tài phong cách nhà văn Để phản ánh thực muôn màu muôn vẻ đời sống, nhà văn phải có vốn từ vựng phong phú, khả biến hóa từ vựng sẵn có thành tượng đa nghĩa, mẻ, đầy sáng tạo Muốn thế, nhà văn phải không ngừng học hỏi, trau dồi ngôn ngữ thân Mỗi nhà văn lớn gương sáng hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ ln có ý thức trau dồi ngơn ngữ q trình sáng tác Khơng tiếp thu vốn từ ngữ phổ thơng sẵn có, nhà văn phải sáng tạo thêm lớp từ, lớp nghĩa, hay cách diễn đạt riêng, góp phần làm giàu có thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ ngôn ngữ nên ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang đặc điểm sau: sử dụng thành thạo ngôn ngữ đời thường, tục ngữ, thành ngữ; lời kể chuyện văn xuôi xen kẽ với văn vần 2.4.1.1 Sử dụng thành thạo ngôn ngữ đời thường, tục ngữ, thành ngữ Trong truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp bày tỏ quan niệm thứ ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng phải là: “Thứ ngôn ngữ khơng phù phiếm chẳng tân kì Thứ ngơn ngữ giống nòi truyền lại Thứ ngơn ngữ lương tri khơng mất…” Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy ngôn từ nghệ thuật sáng tác ông phảng phất sắc thái ngơn ngữ dân gian bình dị, mộc mạc, “thứ ngơn ngữ giống nòi truyền lại”, song khơng phần sâu sắc suy nghiệm Nhờ góp phần tạo nên phong cách ngôn ngữ độc đáo nhà văn Nhìn vào tiếng Việt, ta thấy nhận định xác hết với tính cách, tâm hồn người Việt đặc trưng văn hóa dân tộc Người Việt Nam ta giao tiếp hàng ngày vốn chuộng cách nói ví von, bình 20 dân, nơm na, dễ hiểu Tìm hiểu ngôn ngữ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy ông chịu ảnh hưởng, vận dụng sáng tạo ngôn ngữ đời sống hàng ngày vào văn chương nghệ thuật Văn phong Nguyễn Huy Thiệp giản dị, mộc mạc lời ăn tiếng nói hàng ngày Để tăng thêm tính tự nhiên, nhà văn sử dụng nhiều lớp từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ phù hợp với ngữ cảnh Nhằm đến tận tính cách nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp có khơng ngần ngại nhân vật nói trơ trẽn, bộc lộ toan tính xấu xa, qua thấy rõ suy đồi đạo đức, tha hóa nhân cách phận xã hội Ngôn ngữ mà Nguyễn Huy Thiệp sử dụng thứ ngôn ngữ chân thực sống đa diện, thứ ngôn ngữ “khơng phù phiếm chẳng tân kì” Bên cạnh câu văn trần trụi, thô ráp, lên trang văn Nguyễn Huy Thiệp thứ ngơn ngữ “giản dị đất” “giống nòi truyền lại”, mang đậm sắc thái ngơn ngữ dân gian Truyện ngắn ông sử dụng lời ăn tiếng nói đời sống sinh hoạt hàng ngày với số lượng lớn Chúng nhà văn góp nhặt từ ngôn ngữ giao tiếp người dân quê chịu thương chịu khó nên gần gũi, giản dị hết Ngôn ngữ nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dường không bị chi phối địa vị, nghề nghiệp xã hội Từ vua quan thường dân, từ nhà thơ người nơng dân có cách nói đến tận thật, chất người Vì khn mặt sống, người đích thực cách rõ nét Ngôn ngữ nhân vật lịch sử, văn hóa dân dã, mộc mạc người bình thường Khi tức giận, vua Quang Trung (Phẩm tiết) quát lớn rằng: “Thằng Khải kia, tài đấu, khinh ta chừng! Trời cho mày sống, cướp lộc thiên hạ, ăn miếng ăn ngon khơng biết đậy mồm, chê lợm Mày nhờ phúc tổ, có chìm, đuôi khô, tháng ba ngày tám mang gặm, tưởng xênh xang ư?” [4, tr.175] Nhưng biết Khải bị hại uất ức phải treo cổ tự vẫn, vua thương tiếc mà bảo: “Ta nóng nảy đành, ta có lý ta Cái lũ nhà giàu khốn nạn, biết thân mình, Khải bị hạn, không đứa đứng kêu hộ tiếng?” [4, tr.177] Sắc thái dân gian ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thể qua việc truyện ngắn ông sử dụng nhiều ngôn ngữ có yếu tố tục Nói đến tục, đề cập đến yếu tố tục cách nói tiếu lâm thường ngày người bình dân Đó bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực, coi trọng sinh sổi nảy nở cư dân nông nghiệp Tục cần phải hiểu tục tĩu, ngược lại tục phần tự nhiên Bởi nói 21 ti tiện”, định kiến hẹp hòi thói đạo đức giả làm thối hóa chất người 2.5.2 Không gian bối cảnh thiên nhiên Đó khơng gian dòng sơng, rừng núi, làng quê mà nhà văn Nguyên Huy Thiệp khắc họa qua tác phẩm truyện ngắn 2.5.2.1.1 Không gian làng quê Trong bối cảnh làng quê, có đối lập khơng gian nhà ngồi đồng Trong nhà chật hẹp, tù túng, ngột ngạt; đồng thống rộng bát ngát mênh mơng Cánh đồng q ngang dọc, chằng chịt bờ ruộng, mương, xa tít tới tận chân trời Nguyễn Huy Thiệp miêu tả cánh đồng phì nhiêu, yên ả (Chăn trâu cắt cỏ) Đồng quê nhiều truyện ông thường cằn cỗi, hoang vắng, xơ xác, chất chứa lam lũ, nghèo đói, lạc hậu, tăm tối sống nông thôn (Con gái thuỷ thần, Thương nhớ đồng quê,Những học nông thôn) Cảm nhận Chương nông thôn cảm nhận Hiếu, Quyên, Nhâm, chân thực đáng tin cậy: “Tôi qua nhiều làng mạc, vừa vừa làm thuê kiếm ăn Những làng quê mà qua buồn tẻ, tiêu điều Quanh quẩn cây: lúa, ngô, khoai lang, vài thứ rau quen thuộc Quanh quẩn công việc: cày ruộng, cấy hái, vun trồng” (Con gái thủy thần) Có đối lập nhà/ngoài đồng thực mặt phẩm tính, nhà/ngồi đồng chung đơn điệu, nhàm chán, buồn tẻ, trống vắng, tiêu điều, xơ xác, ngột ngạt, dự phóng lượng bùng nổ, đòi hỏi đổi thay Bởi thế, đồng, phố, biển lớn, lên núi cao rừng hoang vận động không gian đáng ý nhân vật nhà quê sáng tác Nguyễn Huy Thiệp 2.5.2.2 Không gian núi rừng Không gian miền núi với không gian đồng quê tạo nên bối cảnh làng quê nông thôn đơn điệu, buồn tẻ đặc trưng truyện nông thôn – miền núi nhà văn Hầu hết truyện Những gió Hua Tát, Những người thợ xẻ, Muối rừng, Chuyện tình kể đêm mưa, Những người muôn năm cũ, Tội ác trừng phạt , phảng phất vẻ đìu hiu, cô quạnh cảm nhận sau nhân vật tơi: “Cuộc sống xóm núi trơi đơn điệu, buồn tẻ Khi chiều về, tiếng mõ trâu lốc cốc khua vang chân núi xa xôi, lẫn lộn với khói lam chiều, 29 lịm cuối vực sâu với bóng tối lúc đầu rón bụi lúp xúp với màu tím nhạt, lãng vãng chuyển sang màu xám tro viền cao, phủ phàng đen kịt trùm lên toàn núi rừng Tiếng chim xao xác gọi đàn Con đười ươi lại hú lên thê thảm, ba tiếng một, ba tiếng lúc chẳng có tiếng nào” (Những người mn năm cũ) Núi rừng không gian thân thiện Nàng Bua đào nhiều củ mài hũ vàng nơi rừng sâu (Những gió Hua Tát) Nhưng trước vẻ hoang sơ núi rừng, người muốn chế ngự thống trị thiên nhiên Đó hành vi ông Diểu ông săn khỉ (Muối rừng), hành vi Bường muốn giành giật kéo cưa lừa xẻ nơi rừng hoang (Những người thợ xẻ) Họ thất bại cuồng vọng mình, nhận lại học từ núi rừng, trở nên có nhân nghĩa hơn, sống có tình 2.5.2.3 Khơng gian dòng sơng Trong vận động tỉnh quê, vươn cao ngụp sâu, biểu tượng đường dòng sơng bến nước có ý nghĩa đặc biệt Dòng sơng bến nước truyện ngắn ơng khơng tợn, dằn, thác lũ Nó đầy nữ tính, mang vẻ đẹp thật mượt mà Đó bến Tầm Xn giản dị mà bình êm ả (Chút thống Xuân Hương), bến Cốc trữ tình thơ mộng với vẻ đẹp lạ lùng, hồn nhiên, vô tận sống thức ngộ: “Chảy sông – băn khoăn làm gì…” (Chảy sơng ơi) Dòng sơng, bến nước không gian điểm, toạ độ gốc Đối với nhân vật tôi, sông bến Cốc “gắn với đời tơi năm thơ ấu”, “có sức lơi lạ kỳ” Nó nơi ni dưỡng, giữ cho kí ức khứ ấu thơ nhân vật tơi suốt, tinh khiết, Dòng sông nơi nhân vật thức nhận chân lý, lẽ sống, nơi người nhận vẻ đẹp tự nhiên đằng sau súng sính áo quần đầy giả tạo (Những học nơng thơn) Dòng sơng nơi mang chứa bao khát vọng Đó khát vọng tuổi thơ săn đuổi điều phù du (Chảy sơng ơi) Đó dòng sơng huyền thoại, dòng sơng mẹ Cả, dòng sơng tình u, dòng sơng thực, chân lý (Con gái thuỷ thần) Đằng sau tất kiếm tìm hư ảo, phù du, nhân vật trải nghiệm tìm thấy hạt thiện, lòng lành Đó chị Thắm, chị Hương, mẹ Cả giáo Triệu… Dòng sơng chảy trơi khơng ngừng nghỉ, biểu tượng vận động bất diệt sống người Nhưng vận động nhân vật không gian thường nhọc nhằn, chông chênh, đầy suy tư, trăn trở (Thương nhớ đồng quê, Con gái thủy thần Nhân vật Nguyễn Huy Thiệp vừa vừa dò dẫm lối đi, sục sơi ý nghĩ, cảm tưởng… Nguyễn Huy Thiệp mượn lời nhân vật ngang tàng Tổng 30 Cóc để phát biểu định hướng đạo đức: “Ơng khinh kẻ khơng dám sống thực, khơng dám lặn sâu xuống đáy đời Ơng khinh kẻ lặn xuống đáy ngập khơng lên được”? (Chút thống Xn Hương) 2.5.2 Thời gian nghệ thuật Để biểu thị ngưng đọng, tù túng khơng gian, ngồi miêu tả, tự sự, trữ tình, Nguyễn Huy Thiệp thường phối kết khơng gian điểm khoảng thời gian đặc biệt Đó thời gian đêm Đêm âm tính, dục vọng, năng, lương tri Chính người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung thể nhân tính người đời thường giàu trắc ẩn “đang đêm xõa tóc, chân đất, vừa vừa vấp, chạy vào báo cho Vinh Hoa việc Khải mất” (Phẩm tiết) Đêm thời điểm Gia Long muốn làm “vua gà, vua vịt” trước ca nữ Vinh Hoa (Phẩm tiết) Đêm lúc nhân vật tôi, bất chấp tàn nhẫn kẻ đánh cá, khao khát lần gặp trâu đen tuổi thơ: “Nó lao vút mặt nước…” (Chảy sơng ơi) Đêm mốc thời gian mà nhiều nhân vật Nguyễn Huy Thiệp thức tỉnh, ý thức lẽ sống đồng loại Cái đêm lão Hạ chết lúc Cún ngộ bao điều đời sống, cộng đồng lành lặn, thẳng mặt đất xung quanh mình…(Cún) Cái đêm Mây phải bán cho ơng chủ “món tiền ơng ta cho lớn quá” lúc Chương bất lực ê chề (Con gái thuỷ thần) Cái đêm mênh mang sông nước thời điểm chứng kiến Trương Chi bất cần, khinh bạc (Trương Chi) Trong đêm, họ Vũ thấy đau nhói tim Hà Nội “nghèo xác dị mọ” (Bài học tiếng Việt) Thường đêm tối truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đêm mưa Đó mưa vùng rừng núi Tây Bắc hoang vắng, có ba người, nhân chứng hai trái tim yêu hát ca ca buồn, cô đơn trải nghiệm tình yêu, trải nghiệm làm người (Chuyện tình kể đêm mưa) Cũng đêm mưa phùn, lạnh đến tê buốt “cô Diệu đẻ”, Cún trút thở cuối cùng, kết thúc đời kẻ ăn mày bất thành nhân dạng khao khát người (Cún) Đêm trăng mốc thời gian thường thấy nhiều truyện ngắn ông Trong đêm trăng sáng, Chương lần đầu chứng kiến tận mắt hình bóng ngun thuỷ mẹ Cả (Con gái thủy thần) Cũng đêm trăng, nhân vật sửng sốt, ngây ngất, sung sướng nụ hôn đầu đời Trong đêm trăng, Ngọc Bường sau đánh hiểu thêm nhau, minh triết đời thực, chân lý: “chỉ có nhẹ nhàng, mềm mỏng lịch thiệp, tình thương, hồ hợp, n ổn… 31 khép kín quan hệ người quan hệ người với toàn giới” (Những người thợ xẻ) Dưới “ánh trăng vằng vặc lộng lẫy lạ lùng”, huyện Thặng “tiên tri cho thời nay”: “tất cao hoang tưởng chết cõi dung tục thường!” (Chút thoáng Xuân Hương) 32