Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng BìnhQuản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng BìnhQuản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng BìnhQuản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng BìnhQuản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng BìnhQuản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng BìnhQuản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng BìnhQuản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng BìnhQuản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng BìnhQuản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng BìnhQuản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …/…
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM XUÂN TÂN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI
TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… …/…
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM XUÂN TÂN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI
TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐẶNG THÀNH LÊ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy giáo TS Đặng Thành Lê
Các thông tin, số liệu và kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác Các số liệu và kết quả nghiên cứu của tác giả, các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./
Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 6 năm 2017
Học viên Phạm Xuân Tân
Trang 4Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tại Cơ sở Học viện Hành chính quốc gia khu vực Miền Trung đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó
Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 6 năm 2017
Học viên Phạm Xuân Tân
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5
7 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: 6
VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 6
1.1 Vận tải hành khách 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Phân loại phương thức vận tải 6
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của vận tải hành khách 8
1.2 Quản lý nhà nước về vận tải hành khách 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc QLNN về vận tải hành khách 11
1.2.3 Nội dung QLNN về vận tải hành khách 14
1.2.4 Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách 21
1.3 Kinh nghiệm nước ngoài 25
1.3.1 Kinh nghiệm của Singapore 25
1.3.2 Kinh nghiệm của Canađa 27
1.3.3 Kinh nghiệm của Kuala Lumpur 29
1.3.4 Kinh nghiệm của Brussels 30
Chương 2: 33
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 33
2.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Bình 33
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 35
2.1.3 Đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 36
2.1.4 Thực trạng công tác vận tải hành khách bằng xe ô tô hiện nay 40
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình 2013 - 2015 42
2.2.1 Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô 42
2.2.2 Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch về vận tải hành khách 46
2.2.3 Thủ tục hành chính trong hoạt động VTHK bằng xe ô tô 47
Trang 62.2.5 Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về VTHK bằng xe ô tô 49
2.2.6 Công tác kiểm định và trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý xe ô tô hành khách 52
2.2.7 Tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng xe ô tô 52
2.3 Đánh giá chung 54
2.3.1 Kết quả 54
2.3.2 Hạn chế, tồn tại 56
Chương 3 59
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QLNN VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 59
3.1 Quan điểm, định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước 59
3.1.1 Quan điểm 59
3.1.2 Định hướng phát triển 61
3.2 Mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 70 3.2.1 Mục tiêu 70
3.2.2 Định hướng phát triển 72
3.3 Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 80
3.3.1 Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách bằng xe ô tô 80
3.3.2 Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch phát triển vận tải hành khách 82
3.3.3 Thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải hành khách 84
3.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra 85
3.3.5 Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về vận tải hành khách 87
3.3.6 Nâng cao chất lượng công tác kiểm định, tăng cường đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý xe ô tô khách 88
3.3.7 Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông 89
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hoạt động vận tải hiện nay chủ yếu gồm đường không, đường thủy và đường bộ, trong đó đường bộ mà đặc biệt là bằng xe ô tô là phổ biến nhất ở nước ta Hình thưc hoạt động vận tải này có mặt ở khắp nơi, từ thành phố đến nông thôn, tính cơ động rất cao nên đã phát huy vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng và ngày càng cao của xã hội Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2005 và (và 2014 mới ban hành), Luật Giao thông đường bộ 2008 đều tạo ra sự thông thoáng cho các doanh nghiệp vận tải phát triển Các thành phần kinh tế với quy mô khác nhau đều có thể tham gia thị trường vận tải hành khách bằng xe ô tô Những năm vừa qua, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đều đã có những chuyển biến, đầu tư phương tiện mới thay thế phương tiện cũ, nâng cao chất lượng phục vụ khách, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân, được xã hội hoan nghênh
và đồng tình ủng hộ
Quảng Bình là tỉnh nằm ở Trung trung Bộ có đầy đủ các hệ thống giao thông gồm đường không, đường thủy và đường bộ Trong đó hệ thống giao thông đường bộ chiếm chủ đạo với hệ thống đường sắt Bắc – Nam, đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và Tây), Đường Quốc lộ 9B
và Quốc Lộ 12A nối với nước bạn Lào cùng với 322km đường tỉnh lộ và hơn 10.000km đường địa phương Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực vận tải đường bộ, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư đổi mới phương tiện, tổ chức khai thác nhiều tuyến vận tải đến các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là với các tỉnh nước bạn Lào
Tuy nhiên, cũng như tình hình chung trên cả nước, sự phát triển quá nhanh của vận tải hành khách bằng xe ô tô, cùng với mặt trái của cơ chế thị
Trang 8trường đã để lại nhiều hệ lụy: Chạy quá tốc độ cho phép, dành đường, vượt
ẩu, an toàn giao thông không được kiểm soát; vi phạm các quy định về vận tải như chèn ép khách, chở quá tải, quá số người quy định, sang nhượng khách,
xe dù, bến khách… đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và dư luận bất bình trong
xã hội Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do công tác là do công tác quản lý nhà nước về vận tải và trật tự ATGT của các cấp, các ngành còn thiếu sót, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn buông lỏng quản
lý trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe taxi … chưa tổ chức thực hiện, làm đúng và đầy đủ chức năng quản
lý nhà nước theo các quy định của pháp luật hiện hành; các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chưa phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, thường xuyên và
xử lý chưa nghiêm đối với hành vi vi phạm; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được chú trọng
Trước yêu cầu thực tiễn đề ra, là người làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với hy vọng đưa ra một số giải pháp giúp các cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình thực hiện có hiệu quả, góp phần phát triển hệ thống giao thông tỉnh Quảng Bình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số đề tài nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách như:
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lưu Việt Anh năm 2014 “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” (trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại
Trang 9- Luận văn thạc sỹ của tác giả Dương Thị Kim Ngọc “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe xe buýt tại Đà Nẵng đến năm 2020”;
- Luận văn thạc sỹ Luật của tác giả Đỗ thị Hải Như năm 2015 “Pháp luật
về kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ ở Việt Nam” (trường Đại học Quốc gia Hà Nội);
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Việt Cảm – Đại học Đà Nẵng năm
2013 “ Phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại địa bàn tỉnh Quảng Nam”
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác như: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả vận tải hành khách công cộng, thực trạng và giải pháp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố Hà Nội, Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố Việt Nam… Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình Do vậy đây được coi như là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đề cập có hệ thống về vấn đề này, không trùng lặp với các công trình
3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô
Trang 10- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện
- Đề xuất, kiến nghị và đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình, qua đó từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải và quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải hành khách bằng
xe ô tô
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hệ thống, sưu tầm và thu thập thông tin từ thực tiễn, phân tích tổng hợp, so sánh đánh giá khoa học về thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô, từ
đó đề xuất các giải pháp
Trang 116 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô, quan điểm của Đảng và nhà nước về lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô và đặc biệt
là làm rõ nội dung của công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng
xe ô tô
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà nước từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô có hiệu quả hơn
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý Nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô
Chương 2: Thực trạng về quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe
ô tô tại tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình
Trang 12Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại thay đổi cả về số lượng và chất lượng Thay đổi về số lượng là sự gia tăng về nhu cầu đi lại của người dân Thay đổi về chất lượng là yêu cầu đảm bảo về mặt an toàn, tiện nghi và sự thỏa mái, nhanh chóng Tính xã hội của VTHK rất cao vì sự thay đổi giá cước, thời gian vận tải sẽ tác động trực tiếp đến người tiêu dùng (hành khách) Chi phí chuyến đi của hành khách thể hiện ở hai mặt: thời gian chuyến đi và giá vé phải trả
1.1.2 Phân loại phương thức vận tải
Trang 13+ Vận tải đặc biệt: Dấu hiệu phân biệt vận tải đặc biệt như phương tiện đặc biệt, đối tượng đặc biệt, cự ly đặc biệt,…Ví dụ như vận tải bằng băng chuyền, cáp treo,…
- Theo phương thức quản lý bao gồm các loại hình sau:
+ Vận tải cá nhân: Là hình thức tự phục vụ, tự thỏa mãn nhu cầu đi lại của cá nhân và người thân nhưng không thu tiền
+ Vận tải hành khách công cộng: Là hình thức vận tải phục vụ mọi đối tượng hành khách đi lại và có thu tiền, tức là tìm kiếm lợi nhuận qua việc phục vụ các đối tượng đó VTHK công cộng gồm hai loại: Loại có sức chở lớn như tầu điện ngầm, xe bus,… Loại có sức chứa nhỏ như xe máy ôm, xe taxi,…
+ Vận tải hành khách công vụ: Phương tiện đưa đón công nhân, cán bộ, học sinh,…
- Theo địa giới hành chính có thể phân loại như sau:
+ Vận tải trong thành phố;
+ Vận tải liên tỉnh;
+ Vận tải quốc tế;
1.1.2.2 Các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô:
- Vận tải hành khách theo tuyến cố định: VTHK theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến và ngược lại với lịch trình, hành trình phù hợp do doanh nghiệp, HTX đăng ký và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định bao gồm liên tỉnh, nội tỉnh, và liên vận quốc tế
- Vận tải hành khách bằng xe buýt: VTHK bằng xe buýt có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 2 tỉnh liền kế; Nếu điểm đầu, điểm cuối nằm tại các đô thị đặc biệt thì không quá 3 tỉnh liền kế
Trang 14- Vận tải hành khách bằng xe taxi VTHK bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước vận chuyển được tính theo đồng
hồ tính tiền căn cứ vào km xe lăn bánh, thời gian chờ đợi
- Vận tải hành khách theo hợp đồng VTHK theo hợp đồng có lộ trình
và thời gian theo yêu cầu của khách đi xe, có hợp đồng vận tải bằng văn bản
- Vận tải khách du lịch Vận chuyển khách du lịch là vận tải khách theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch, có hợp đồng vận chuyển khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành, chương trình du lịch và danh sách khách đi xe
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của vận tải hành khách
1.1.3.1 Vai trò của vận tải hành khách
Đi lại là nhu cầu cơ bản của con người, vì vậy nhu cầu đi lại là nhu cầu phát sinh, là kết quả khi con người muốn thỏa mãn các nhu cầu khác thuộc lĩnh vực đời sống và sản xuất Nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng nhất là tại các khu vực tập trung đông dân cư Số lượng người đi lại trong thành phố phụ thuộc vào dân số và số lần đi lại của người dân bình quân mỗi ngày luôn tăng dẫn tới nhu cầu đi lại tăng
Vận tải hành khách nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Nếu thiếu nó thì việc giao lưu giữa các khu vực, các vùng và sự đi lại của nhân dân
sẽ gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy, vận tải hành khách cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển và đi lại của nhân dân Vận tải hành khách là cầu nối giữa thành phố với nông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược Vận tải hành khách góp phần phân bố lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia Vì vậy, phát triển ngành vận tải hành khách từ trước đến nay ở mỗi quốc gia đều là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng
Trang 151.1.3.2 Ý nghĩa của hệ thống vận tải hành khách
Vận tải hành khách có ý nghĩa xã hội vô cùng lớn, nó là dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người dân đặc biệt là dân cư đô thị, đó là nhu cầu
đi lại là cơ sở để đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm trật
tự xã hội nói chung và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, xã hội Quá trình đô thị hóa của các đô thị trên thế giới cho thấy giao thông bằng hệ thống vận tải hành khách công cộng từng bước thay thế giao thông bằng phương tiện cá nhân, đô thị ngày càng phát triển thì đòi hỏi về khả năng phục vụ của
hệ thống giao thông công cộng càng cao Khi tham gia giao thông, hành khách không chỉ quan tâm đến khối lượng các dịch vụ mà vận tải hành khách mang lại mà còn là sự nhanh chóng, chất lượng phục vụ như hành trình vận chuyển, chi phí thời gian, tính tiện nghi của phương tiện, thông tin phục vụ Ngoài ra hiệu quả xã hội của vận tải hành khách công cộng đó là giảm ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông
Đối với từng vùng, ở mức độ khác nhau, hệ thống giao vận tải hành khách luôn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như sau:
- Vận tải hành khách công cộng góp phần bảo đảm an ninh trật tự
- Tiết kiệm thời gian đi lại, giảm bớt chi phí cá nhân và xã hội trong việc đi lại, góp phần tăng năng suất lao động
- Phục vụ sinh hoạt, các dịch vụ tham quan du lịch
- Tiết kiệm chi phí đầu tư, khai thác, bảo vệ môi trường sống
- Hệ thống vận tải hành khách góp phần tạo nên mạng lưới thống nhất, trực tiếp thông thương với các tuyến nối tỉnh, liên tỉnh, xuyên quốc gia và Quốc tế
Trang 161.2 Quản lý nhà nước về vận tải hành khách
Thông thường nhà nước có hai chức năng chính là : (1) chức năng cai trị hay còn gọi là QLNN bao gồm các hoạt động quản lý và điều tiết đời sống kinh tế - xã hội thông qua các công cụ vĩ mô như pháp luật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và kiểm tra, kiểm soát; (2) chức năng phục vụ bao gồm các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho xã hội, cho các tổ chức xã hội
và công dân, nhằm phục vụ các lợi ích thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân Việc thực hiện QLNN là thực hiện theo nhu cầu của bản thân bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo trật tự, ổn định và an toàn xã
Trang 17và công dân, ngay cả khi các nhu cầu này có thể phát sinh từ những yêu cầu của nhà nước Xét về bản chất, nhà nước thực hiện chức năng cai trị hay QLNN, đồng thời không thể thiếu được việc cung cấp công cộng một số hàng hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu của xã hội
VTHK là một trong số các dịch vụ công cũng như điện, nước, bưu điện … Theo đó, dịch vụ công có nghĩa là các hoạt động vì lợi ích chung do các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân được nhà nước trao quyền ủy nhiệm, trao quyền thực hiện và cung cấp Do nhu cầu chung của xã hội, đáp ứng những dịch vụ phúc lợi cho người dân và để hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, nhà nước cần phải dùng một khoản NSNN dùng để trợ giá, chi trả cho các doanh nghiệp, vì vậy cần
có sự quản lý của nhà nước trong việc điều hành, quản lý sao cho mục tiêu của chính sách, chiến lược trong lĩnh vực VTHK đạt hiệu quả cao nhất
1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc QLNN về vận tải hành khách
1.2.2.1 Mục tiêu QLNN về vận tải hành khách
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin thì cơ sở hạ tầng quy định cấu trúc và tính chất của kiến trúc thượng tầng Vì thế kinh tế có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội Hơn nữa chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị không thể không giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế, chính trị ra đời, tồn tại, phát triển trên cơ sở kinh tế Đồng thời chính trị có vai trò tác động mạnh mẽ đối với kinh tế, mà quyền lực chính trị được thực hiện thông qua nhà nước
Trong thời đại toàn cầu hóa, bùng nỗ thông tin, giao lưu, trao đổi, buôn bán, du lịch… ngày càng tăng nhanh, các quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng, mà kinh tế là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng mâu thuẫn giai cấp
Trang 18thống trị với giai cấp bị thống trị, vì lợi ích của giai cấp mà cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế tùy theo mức độ
Có những lĩnh vực mà các doanh nghiệp không tự giải quyết được hoặc những lĩnh vực về loại hình công cộng kinh doanh không có lãi thì nhà nước phải tham gia đầu tư hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ lợi ích công cộng, nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế cùng tham gia
Do vậy, lĩnh vực VTHK là loại hình “sản xuất vật chất đặc biệt” mang tính xã hội hóa cao Nhu cầu đi lại của nhân dân là một điều tất yếu khách quan, xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi dịch vụ VTHK càng cao, mạng lưới VTHK phải đi trước thời đại đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước
Vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức của nhà nước để hoạch định đúng hướng cho sự phát triển loại hình dịch vụ này, đây cũng là bộ mặt đổi mới của đất nước trong việc hình thành hệ thống GTĐB cũng như mạng lưới VTHK theo tinh thần thực hiện “văn hóa giao thông”
Trong lĩnh vực VTHK, phải phát triển đồng bộ về cả số lượng, chất lượng phương tiện, bến bãi, chất lượng phục vụ, … nhưng phải có chiến lược,
kế hoạch phát triển, định hướng rõ ràng để không tạo ra sự lãng phí trong đầu
tư, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không có lãi, trật tự ATGT không đảm bảo, gia tăng TNGT Vì vậy, trong thực tế là cần phải có sự quản lý của nhà nước để điều tiết sự hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này – đây là yêu cầu cấp thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay
Đối với tỉnh Quảng Bình, do đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt có sự chênh lệnh về kinh tế, xã hội, văn hóa giữa thành thị với nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi, đòi hỏi VTHK phải phát triển ổn định và bền vững đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội với sự định hướng đúng của chính
Trang 19Như vậy, mục tiêu của QLNN về VTHK trong giai đoạn hiện nay là :
- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch để tạo điều kiện cho lĩnh vực VTHK phát triển đúng định hướng không xảy ra lãng phí trong đầu tư, phát triển ổn định và bền vững để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống GTĐB để phục vụ trong lưu thông đường bộ mà chính là VTHK phục vụ cho sự đi lại của người dân
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh VTHK hoạt động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, ít tệ nạn, ít có sự thay đổi trong chính sách Vì muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải có sự ổn định xã hội, bảo đảm ATGT
- Thanh tra, kiểm tra phải đúng quy định của pháp luật, không để tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát Có như vậy thì các doanh nghiệp mới có thể yên tâm đầu tư phương tiện cho sự phát triển kinh doanh của mình
- Hạn chế mật độ lưu thông đường bộ bằng xe cá nhân, dần dần tạo thói quen cho người dân sử dụng phương tiện công cộng khi tham gia lưu thông,
từ đó hạn chế nạn ùn tắc giao thông, kìm chế TNGT
- Tạo điều kiện, giúp người dân hiểu rõ hơn sự cần thiết phải biết Luật GTĐB khi tham gia giao thông, đồng thời người dân đồng tình ủng hộ sự phát triển loại hình VTHK công cộng, tạo nên nét văn hóa giao thông trong cộng đồng Dần dần tạo thói quen không dùng phương tiện cá nhân khi lưu thông, giúp cho bộ mặt về GTĐB có sự văn minh như hầu hết các nước trên thế giới
1.2.2.2 Nguyên tắc QLNN về vận tải hành khách
Để QLNN về VTHK có hiệu quả, nhà nước và các cơ quan chức năng
có liên quan cần phải tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, đó là các ràng buộc
Trang 20khách quan mang tính khoa học mà nhà nước cần thực hiện trong quá trình hoạt động quản lý của mình
a) Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách nhà nước
Phải đảm bảo theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước Mọi hoạt động trong QLNN về VTHK phải theo khuôn khổ của pháp luật, thực hiện đúng theo quy định các chỉ thị, thông tư, quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh VTHK Các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK phải tuân thủ những chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định trong lĩnh vực VTHK khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải; nếu có sai phạm thì sẽ bị xử lý đúng theo quy định
b) Nguyên tắc “Thông suốt-An toàn-Liên tục”
Nguyên tắc “Thông suốt-An toàn-Liên tục” phải được thực hiện nghiêm túc Với vai trò là QLNN, Sở GTVT phải quy hoạch hệ thống GTĐB hợp lý để hoạt động VTHK luôn được thông suốt Các doanh nghiệp, HTX phải tổ chức quản lý điều hành để mạng lưới VTHK được hoạt động liên tục Các lái xe, người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông để luôn giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác
c) Nguyên tắc “Đúng giờ”
Quản lý tổ chức điều hành các tuyến VTHK theo nguyên tắc “Đúng giờ”, đi đúng lịch trình, biểu đồ xe chạy, xuất bến đi và về bến đến đúng giờ
1.2.3 Nội dung QLNN về vận tải hành khách
QLNN là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối với quá trình và hành vi xã hội, quản lý toàn bộ xã hội, trong đó có sự thực hiện QLNN đối với từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể khác nhau Nhà nước tổ chức xây dựng và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Trang 21Để việc QLNN về VTHK mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong tình hình kinh tế hội nhập toàn cầu, nhà nước cần phải quan tâm đến những vấn đề sau :
1.2.3.1 Xây dựng thể chế, pháp luật về vận tải hành khách
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, vận động dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý của mình đối với xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng, chủ yếu bằng pháp luật và theo pháp luật Điều 12, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 khẳng định : “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”
Ở nước ta, toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước đều có chức năng QLNN, quản lý trên hầu hết các lĩnh vực thông qua các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động QLNN Văn bản quy phạm pháp luật được chia ra văn bản luật và văn bản dưới luật
Do vậy, công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong QLNN về VTHK
là tạo môi trường pháp lý, xây dựng thể chế, pháp luật đó là xây dựng và ban hành các văn bản luật, các văn bản dưới luật một các đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, có tính khả thi cao.Và trong quá trình thực hiện phát sinh ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đánh giá tổng kết để tìm ra những điều chưa hợp lý, những điều vướng mắc, từ đó bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh hệ thống văn bản ngày càng hoàn thiện hơn
Nhà nước sử dụng linh hoạt các công cụ QLNN như chiến lược, kế hoạch, chính sách,… để nhà nước chỉ cho các đối tượng quản lý trong lĩnh vực VTHK cái đích mà nhà nước muốn đối tượng tuân theo; pháp luật là phương tiện để thể hiện ý chí của nhà nước về chuẩn mực hành vi trong sản xuất kinh doanh và chất lượng phục vụ, nhờ đó mà các mục tiêu kế hoạch
Trang 22được thực hiện, nó cũng là phương tiện để cưỡng chế hay chế tài, tức hình phạt để đối tượng dè chừng; đối với thuế thì vừa là công cụ vừa là mục tiêu, mục tiêu vì nó thể hiện ý chí của nhà nước về việc cần có quỹ tiền tệ của quốc gia để chi cho các nhu cầu chung của cộng đồng như xây dựng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng … (như không đánh thuế nhập khẩu xe buýt phục vụ cho VTHK công cộng), là công cụ vì thông qua việc tăng, giảm, miễn thuế nhà nước kích thích hay kìm hãm động lực của đối tượng quản lý; thông qua việc tăng, giảm lãi suất ngân hàng (như không áp dụng lãi suất khi vay mua
xe buýt) có thể điều chỉnh chiều hướng hoặc mức độ hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VTHK; thông qua tỷ giá hối đoái của hoạt động thu đổi ngoại tệ, nhà nước điều chỉnh việc sử dụng ngoại tệ của các đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh VTHK, đầu tư hay không đầu tư phương tiện vận chuyển mới,…
Nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững, trong đó có lĩnh vực VTHK phải định hướng việc phát triển số lượng, chủng loại phương tiện phù hợp, dần dần thay thế, loại bỏ xe cải tiến, xe cũ nát, xe ôm Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước sản xuất ô tô để sử dụng trong nước, kể cả xuất khẩu, đồng thời xem xét, điều chỉnh các loại thuế có liên quan đến phương tiện VTHK, có chính sách hợp lý cho nhập khẩu và sản xuất xe buýt phục vụ trong nước trong lĩnh vực VTHK Tạo điều kiện về các chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất ô tô, phụ tùng nhằm tiếp cận kỹ thuật công nghệ cao trong lĩnh vực này
Có chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, xây dựng hệ thống đường dành riêng cho VTHK bằng xe buýt phát huy cao độ, phục vụ đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân
Trang 23Có chính sách cho việc đào tạo cán bộ quản lý các loại hình doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực VTHK, cụ thể hiện nay nên chú trọng đào tạo cán bộ cho các HTX kinh doanh VTHK
1.2.3.2 Lập kế hoạch và quy hoạch mạng lưới về vận tải hành khách Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, GTĐB là việc cần phải triển khai phát triển nhanh chóng, phát triển nhanh hơn so với phát triển kinh tế -xã hội Hiện nay, VTHK là một trong những vần đề mang tính xã hội cao, nó góp phần vào việc lưu thông giao thông với một bộ mặt mới của giao thông của nước ta đó là phát triển lên thành “văn hóa giao thông”
Vì vậy, việc lập kế hoạch và quy hoạch phát triển mạng lưới VTHK là rất cần thiết trong lĩnh vực giao thông nhất là giao thông đô thị ở các thành phố
Phải quy hoạch định hướng đúng, phát triển mạng lưới VTHK bền vững, quy hoạch phải hài hòa với quy hoạch tổng thể của cả nước cũng như của địa phương Quy hoạch không trái với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, không để lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch mạng lưới VTHK phải đồng bộ với việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống GTĐB, có thể nói là hai mảng này phải đồng hành cùng nhau, phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương trong việc phát triển GTĐB
1.2.3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch về vận tải hành khách
Việc tổ chức thực hiện và hoàn thiện cơ cấu bộ máy QLNN về VTHK
là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay – hội nhập toàn cầu, phát triển kinh tế - xã hội bền vững Với tư cách là đại diện cho toàn thể nhân dân quản
lý lĩnh vực VTHK, nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước và nhà nước quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của
Trang 24các cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực giao thông trong phạm vi cả nước cũng như tại các địa phương
Các cơ quan nhà nước trong hệ thống QLNN về VTHK có nhiệm vụ trong từng lĩnh vực của cơ quan mình nhưng điều có sự phối hợp giữa các đơn vị với mục đích là quản lý thật tốt lĩnh vực, ngành nghề của mình, sao cho công việc được thực hiện đúng chính sách, kế hoạch đã đề ra từ Trung ương đến địa phương, không có trường hợp thực hiện sai chính sách của nhà nước, ngoài ra, bộ máy nhà nước góp phần vào việc hệ thống hóa công tác QLNN của các ngành các cấp
Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về VTHK phải là những người công dân tốt, là một cán bộ giỏi, đầy nhiệt huyết để có thể là người đại diện cho nhà nước làm công tác quản lý
1.2.3.4 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật giao thông đường bộ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật GTĐB giúp cho mọi người nắm bắt được những quy định về trật tự ATGT, dần dần giúp người dân tuân thủ pháp luật một cách tự giác nhằm bảo đảm hoạt động giao thông được trật tự
và an toàn Tuyên truyền, phổ biến Luật GTĐB theo chủ đề nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác bảo đảm trật tự ATGT, từng bước xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc GTĐB, và mục tiêu cuối cùng là xây dựng “văn hóa giao thông”
Văn hóa giao thông là một bộ phận trong văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thông Đó là sự tôn trọng, là sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành các luật về giao thông trong đó có Luật GTĐB
Nhằm giảm đến mức thấp nhất vi phạm pháp luật, TNGT, đồng thời nâng cao nhận thức pháp luật, tính tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông cũng như là đội ngũ lái xe trong lĩnh vực VTHK Việc
Trang 25tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT, đặc biệt là ý thức, văn hóa ứng xử của người tham gia giao thông trong toàn xã hội là cần thiết
Xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông nhằm tạo nên trạng thái nếp sống cư xử có văn hóa, đúng luật, an toàn và có ý thức, tự giác tuân thủ pháp luật về ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, khơi dậy nét đẹp thuần phong mỹ tục khi tham gia giao thông, giúp cho nhân dân ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho người khác Việc xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông, khi đó văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, TNGT và ùn tắt giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cuộc sống mới luôn đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nền văn hóa vừa mang đậm truyền thống Việt Nam, ngang tầm với yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế Mỗi người chúng ta phải nghiêm túc xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp phần xây dựng hệ thống GTVT đường bộ nói chung, VTHK nói riêng ngày càng hiện đại, an toàn Và lồng vào tuyên truyền giáo dục Luật GTĐB là việc tuyên truyền người dân lấy phương tiện giao thông công cộng là phương tiện
di chuyển của mình, đó cũng là văn hóa giao thông đô thị Từ chổ biết đến hệ thống giao thông công cộng, chấp nhận, ủng hộ chiến lược phát triển mạng lưới giao thông công cộng, người dân sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng phương tiện công cộng, điều đó cũng góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội
1.2.3.5 Thanh tra, kiểm tra về vận tải hành khách
Theo Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 57/2013/NĐ-CP [19] về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngành GTVT quy định: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý
Trang 26ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm:
a) Điều kiện, tiêu chuẩn và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ (bao gồm cả đường bộ trong đô thị), đường thủy nội địa, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị (nếu có) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc được ủy quyền quản lý;
b) Điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa (trừ tàu biển), đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị;
c) Vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải;
d) Đào tạo, sát hạch, cấp bằng, giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cho người điều khiển phương tiện giao thông và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải theo phân cấp;
đ) Việc kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải theo phân cấp;
e) Phối hợp với lực lượng công an và các tổ chức, lực lượng có liên quan khác trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm trật tự
an toàn giao thông vận tải trong phạm vi trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải;
g) Phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, tổ chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải của Trung ương đặt tại địa phương trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý
Trang 27Theo Điều 5 của Thông tư 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 của
Bộ trưởng Bộ GTVT [23] quy định: Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là hoạt động thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải và hàng không (bao gồm cả điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên), bao gồm:
a) Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải;
b) Phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông vận tải;
c) Hoạt động đăng ký, đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;
d) Điều kiện, tiêu chuẩn và bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép của người điều khiển, tham gia vận hành phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;
đ) Đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông vận tải;
e) Hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải;
g) Các hoạt động chuyên ngành khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước ngành Giao thông vận tải
Theo Khoản 14 Điều 63 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 [24] Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ Sở Giao thông vận tải Thanh tra, kiểm tra
và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về kinh doanh vận tải bằng xe
ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật
1.2.4 Tổ chức bộ máy QLNN về vận tải hành khách
1.2.4.1 Chủ thể quản lý (Các cơ quan QLNN về VTHK bằng ô tô)
Cùng lĩnh vực vận tải hành khách, nhưng VTHK bằng đường sắt, đường hàng không gần như chỉ có Bộ GTVT là cơ quan quản lý Nhà nước
Trang 28đảm trách, không có sự tham gia của các bộ, ngành nào khác Đối với VTHK bằng ô tô, có rất nhiều cơ quan Nhà nước tham gia quản lý Không kể Quốc hội và Chính phủ ban hành rất nhiều luật, nghị định và các quy định liên quan đến VTHK bằng ô tô, có thể liệt kê các cơ quan chủ yếu sau đây:
+ Bộ Kế hoạch – Đầu tư: Thẩm định quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy cùng với việc phê duyệt và quản lý các dự án đầu tư về sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy có nguồn vốn FDI
+ Bộ Công thương: Chủ trì việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe gắn máy, ban hành các tiêu chuẩn cần thỏa mãn đối với
cơ sở công nghiệp ô tô, xe máy cũng như việc chủ trì kiểm tra, đánh giá năng lực các cơ sở đó để cấp phép cho các cơ sở đó đi vào hoạt động; Ban hành các quy định về xuất nhập khẩu ô tô, xe máy cùng phụ tùng thay thế
+ Bộ Khoa học – Công nghệ: Thẩm định và ban hành các quy chuẩn, các tiêu chuẩn liên quan tới sản xuất, kiểm tra chất lượng về xe ô tô, xe máy; Kiểm định đồng hồ tính tiền của xe taxi
+ Bộ Tài nguyên – Môi trường: Thẩm định và ban hành các tiêu chuẩn
về khí thải của các loại ô tô, xe máy
+ Bộ Tài chính: Ban hành các loại phí cầu đường, lệ phí chước bạ, cùng các sắc thuế như thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô, xe máy; Ban hành các quy định về quản lý giá vé VTHK bằng ô tô, giá các dịch vụ tại bến xe ô tô khách; Kiểm hóa, cho phép thông quan đối với các loại ô tô, xe máy và các phụ tùng thay thế nhập khẩu
+ Bộ Công an: Cấp đăng ký và biển số ô tô, xe máy; kiểm tra, xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực VTHK bằng ô tô theo quy định của Chính phủ
+ Bộ Thông tin – Truyền thông: Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tần
số vô tuyến điện và sóng thiết bị giám sát hành trình của xe
Trang 29+ Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch: Hướng dẫn quản lý hoạt động VTHK du lịch bằng xe ô tô
+ Bộ Giao thông vận tải: Theo quy định tại Nghị định số
107/2012/NĐ-CP [21] ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GTVT, Bộ GTVT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về GTVT đường bộ trong phạm vi cả nước
Đối với lĩnh vực VTHK bằng ô tô, Bộ GTVT có nhiệm vụ:
1- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải, cơ chế, chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của Chính phủ;
2- Quy định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
3- Quy định và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Quy định việc cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
4- Quy định việc thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sản xuất, lắp
ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
5 Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ vận hành, khai thác vận tải;
6- Quy định việc đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ
* Tổng cục Đường bộ Việt nam là cơ quan trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý Nhà nước chuyên ngành GTVT đường bộ và thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước về GTVT đường bộ trong phạm vi cả nước
Trang 30+ Uỷ ban nhân dân các tỉnh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thực hiện chức năng quản lý tổng thể trên lãnh thổ đối với ngành và lĩnh vực trực thuộc địa phương; bảo đảm việc thi hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân và cơ quan đóng chân trên địa bàn trong phạm vi những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý theo lãnh thổ được pháp luật quy định
* Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về GTVT đường bộ; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Bộ GTVT
Đối với lĩnh vực VTHK bằng ô tô, Sở GTVT có nhiêm vụ:
1- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các chính sách phát triển VTHK công cộng theo quy định của UBND tỉnh;
2- Tổ chức thực hiện việc quản lý VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định, hợp đồng, vận tải khách du lịch và VTHK công cộng bằng xe buýt theo quy định của pháp luật; cấp phép vận tải quốc tế cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT;
3- Hướng dẫn, kiểm tra xây dựng bến xe trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý các tuyến VTHK; tổ chức quản lý dịch vụ VTHK trên địa bàn;
4- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường đối với phương tiện GTĐB theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT;
5- Thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông, theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT;
6- Tổ chức việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi GPLX cho người
Trang 311.2.4.2 Đối tượng bị quản lý (DN vận tải, người vận tải)
- Các tổ chức (các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các Hợp tác xã), cá nhân kinh doanh hoặc có liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải vận tải hành khách:
+ Kinh doanh các loại vận tải hành khách bằng xe ô tô;
+ Kinh doanh bến xe và các trạm dừng đỗ;
+ Quản lý và kinh doanh kết cấu hạ tầng;
Cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ vận tải: lái xe, nhân viên
- Hành khách đi xe
1.3 Kinh nghiệm nước ngoài
Để phát triển hệ thống vận tải hành khách hợp lý, mỗi Quốc gia đều phải lựa chọn một chính sách riêng để phù hợp với điều kiện Kinh tế - Xã hội, điều kiện tự nhiên của Quốc gia và khu vực Tuy nhiên, trên Thế giới những định hướng và xu hướng chung trong vấn đề lựa chọn cơ cấu các phương thức vận tải hành khách có thể nói là thống nhất Hầu hết các Quốc gia đều có khuynh hướng sử dụng mạng lưới xe buýt và hệ thống đường sắt để phục vụ hành khách ở đô thị Xe buýt chủ yếu hoạt động với cự ly ngắn, trung bình để tiếp chuyển cho các phương thức vận tải khác Còn hệ thống vận tải đường sắt (Như tàu điện ngầm; tàu điện trên cao, ) là phương tiện giao thông có khối lượng vận chuyển lớn, đặc biệt là tàu điện ngầm có tốc độ hoạt động nhanh và
an toàn nhất trong giao thông đô thị
1.3.1 Kinh nghiệm của Singapore
Với diện tích đất hẹp, mật độ dân số bình quân cao nhất thế giới, nhưng hệ thống giao thông Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia có hệ thống vận chuyển công cộng (bao gồm tàu điện ngầm, xe buýt, xe taxi) với phạm vi hoạt động và tính hiệu quả cao nhất thế giới Ngay từ năm
1972, Chính phủ Singapore đã quy hoạch chiến lược mạng lưới các trục giao
Trang 32thông để hình thành bộ khung cứng cho hệ thống giao thông trong tương lai sau 40 năm, và được phân kỳ đầu tư từng giai đoạn 5 năm, 10 năm, 15 năm Sau 10 năm quy hoạch, được xem xét điều chỉnh một lần, năm 2001 quy hoạch này đã được điều chỉnh lần thứ 3
Hệ thống tàu điện ngầm là hệ thống giao thông xương sống của Singapore, hiện nay có trên 67 trạm phục vụ và đang tiếp tục mở rộng Khu vực trung tâm thành phố, hệ thống này chạy dưới đường ngầm, phía ngoài khu vực trung tâm được thiết kế nằm tầng trên cao và song song với các trục đường bộ dành cho xe ô-tô
Hệ thống giao thông đường bộ mặc dù không lớn nhưng được tính toán, phân luồng một cách khoa học và chặt chẽ; phần lớn đều tổ chức giao thông một chiều; các nút giao thông đều được tổ chức các ngã rẽ phụ, nhằm hạn chế lưu lượng xe vào nút hoặc tổ chức giao thông khác mức Hầu hết các tuyến đường lớn đều có cầu vượt cho người đi bộ và xe thô sơ Đặc biệt, vỉa
hè trên các tuyến giao thông đều có thiết kế lối đi riêng dành cho người đi bộ, cách ly với mặt đường bằng dải cây xanh và hoa để tạo ra cảnh quan, gây cảm giác an toàn và dễ chịu cho người đi bộ; người đi bộ chỉ được phép qua đường tại các vị trí có tín hiệu đèn xanh, đỏ và cầu vượt hoặc hầm chui…
Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông, cân bằng việc đi lại trong đô thị, Chính phủ Singapore đã có các chính sách và giải pháp như: Hạn chế sở hữu
cá nhân Việc sở hữu xe tại Singapore rất đắt đỏ, do phải nộp thêm nhiều chi phí phụ khác Ngoài chi phí mua xe, tiền bảo hiểm, thuế đường, phí đỗ xe, người mua xe phải đấu giá và nộp một khoản tiền cho Nhà nước để được quyền mua và lưu hành xe Khoảng hai tháng, chính quyền tổ chức đấu giá một lần với số lượng hạn chế, số xe được nhập vào cân đối với số xe thải ra
và một số nhu cầu cấp thiết
Trang 33Số tiền đấu giá này được đóng góp vào ngân sách để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, hoặc cách đầu tư hình thành các trung tâm đô thị mới, các trung tâm vệ tinh và các khu công nghiệp tại nhiều khu vực, nhằm phân tán đều lưu lượng xe cộ giao thông trên các trục đường cũng như trên từng loại phương tiện giao thông Tăng cường đầu tư hạ tầng và các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe taxi có mặt ở mọi nơi; tổ chức phân luồng giao thông chặt chẽ; hạn chế đi lại khu vực trung tâm vào giờ cao điểm Việc đi lại trong khu vực trung tâm hay các đường cao tốc vào các giờ cao điểm đều phải trả thêm phí lưu thông Hệ thống thu phí được tự động hóa bằng các thiết bị gắn sẵn trên xe và các đường vào Đây cũng chính là nguồn thu để duy tu và tái đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng Ngoài ra, chi phí duy tu hằng năm được tính bằng 1% giá trị công trình do ngân sách cấp để duy tu sửa chữa thường xuyên mạng lưới giao thông
1.3.2 Kinh nghiệm của Canađa
Là một nước phát triển, Canađa hiện có tỉ lệ người sử dụng ôtô riêng luôn ở mức cao so với tổng dân số hơn 33 triệu người hiện nay Tuy nhiên, trật tự giao thông ở nước này được coi là một tiêu chuẩn mà nhiều nước trên thế giới đang học tập Một số kinh nghiệm quản lý hệ thống giao thông mà nhà chức trách đã và đang áp dụng như sau:
- Việc người dân từ 18 tuổi trở lên sở hữu một hay nhiều phương tiện giao thông (chủ yếu là ôtô) là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của họ
- Để quản lý chặt chẽ lượng ôtô, xe máy ngày càng tăng, chính quyền nước này qui định, chỉ những người được cấp bằng lái xe, mới được quyền mua ôtô và sở hữu ôtô (Các đại lý ôtô chỉ bán xe cho những người có bằng lái
xe được cấp)
Trang 34- Bằng lái xe được cấp chứa nhiều thông số quan trọng Những thông
số cá nhân này được nạp vào hệ thống websites của ngành giao thông và được nối mạng toàn quốc, ngay cả trên các xe lưu động hàng ngày của cảnh sát giao thông Điều này giúp cho cảnh sát giao thông dễ dàng theo dõi, quản lý bất cứ lái xe nào vi phạm luật, khi đang điều khiển phương tiện trên đường
- Những qui định giao thông cũng rất rõ ràng Tất cả các điểm giao kết của các tuyến đường lớn đều có hệ thống đèn tín hiệu, có biển qui định tốc
độ cho phép, biển chỉ dẫn tên đường, phương hướng Mọi lái xe khi đến bất
cứ ngã ba, ngã tư nào trên đường, dù điểm đó không có hệ thống đèn tín hiệu, đều bắt buộc phải giảm tốc độ và dừng lại 30 giây hay một phút trên đường kẻ ngang mặt đường để tránh va quệt với những xe chạy trên đường cắt ngang trước mặt
- Khi xẩy ra va quệt, cảnh sát giao thông được gọi đến ngay lập tức để
xử lý Cảnh sát chỉ cần nạp số hiệu của người lái xe vào hệ thống trang web giao thông đặt trên xe của mình là biết ngay đương sự đã vi phạm luật giao thông mấy lần và nếu vi phạm lần thứ 3 thì nghiễm nhiên người lái xe bị tước bằng vĩnh viễn Việc phạt những lỗi vi phạm giao thông cũng được xử lý nghiêm minh bằng hệ thống thông tin mối mạng Cho nên, không thể xẩy ra hiện tượng lái xe hối lộ hay đút lót cảnh sát Những xe phạm luật nhận được tại chỗ giấy phạt của cảnh sát (cảnh sát không được phép thu tiền phạt của lái xe) thì chủ phương tiện phải đến sở thuế nộp tiền phạt, chậm nhất là 3 đến 5 ngày sau đó Nếu nộp phạt chậm sẽ bị tính tăng mức phạt theo luỹ tiến Vì vậy, người lái xe luôn phải có ý thức cao trong việc chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông mỗi khi điều khiển phương tiện của mình
- Một quy định bắt buộc là tất cả các chủ sở hữu ôtô đều phải mua bảo hiểm Khi xẩy ra va quệt, các công ty bảo hiểm ôtô, xe máy có trách nhiệm
Trang 35chủ phương tiện phạm lỗi trong vụ tai nạn giao thông, người này sẽ phải đóng khoản tiền bảo hiểm thiệt hại cho sửa chữa hoặc cho việc được cấp xe mới của công ty bảo hiểm vào năm sau đó, ngoài số tiền bảo hiểm qui định phải đóng hàng năm
- Một vấn đề quan trọng nữa là công tác qui hoạch giao thông ở Canađa rất khoa học và khá hoàn chỉnh Trên các tuyến cao tốc, thông thường
có hai chiều đi và về riêng Mặt đường rộng và chất lượng mặt đường tốt Còn tại các trung tâm đô thị, thành phố, đều có những qui định tốc độ rõ ràng cho từng loại đường Đường hai chiều và đường một chiều được phân định rất khoa học Từng loạiphương tiện giao thông cũng được qui định nghiêm ngặt
về thời hạn sử dụng và tổng số lượng km của phương tiện đó được chạy trên đường
Với cách quản lý trên thì mặc dù lưu lượng và mật độ phương tiện giao thông hoạt động cao ở Canađa hiện nay mà không mấy khi xẩy ra ách tắc hay ít khi xẩy ra tai nạn giao thông
1.3.3 Kinh nghiệm của Kuala Lumpur
Thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) từ lâu đã được coi là biểu tượng của thành phố năng động nhất châu Á với những nét truyền thống xen lẫn với hiện đại Với hệ thống xe buýt dày đặc cùng sự hỗ trợ đắc lực của tàu điện, Kuala Lumpur được xem là thành phố có hệ thống giao thông công cộng hiện đại
Hệ thống đường xá rất tuyệt vời Là một thủ đô công nghiệp, nhưng Kuala Lumpur dường như ngập chìm dưới bóng cây xanh Trước sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của một "thành phố vườn", những công viên đẹp, khiến Kuala Lumpur luôn được tắm trong không khí mát lành
Trang 36Ở Kuala Lumpur, hệ thống giao thông công cộng được trang trí với màu sắc rực rỡ, ấn tượng và có giá rất rẻ Hệ thống monorail (xe điện chạy trên đường ray), dùng để chạy vòng quanh nội thành
Giá vé Bus ở Malaysia rẻ ngang với Bus ở Vietnam, có tuyến đi 80km hết 3RM (13.000 VND), trong khi giá Taxi thì rẻ hơn nếu so với ở Việt Nam
Đi taxi 1km hết trung bình chưa đến 1RM, tức là khoảng 4.000 Việt Nam đồng Một phần là do giá xe rẻ, một phần là do giá nhiên liệu rẻ Các phương tiện công cộng ở đây được chạy bằng Gas thay vì xăng dầu, mỗi lần nạp Gas hết khoảng 6-7RM (30.000 VND) đi được 150km, tức là 200VND/1km, rẻ hơn cả chạy xe máy ở Việt Nam
Phương tiện đi lại hầu hết là xe hơi, xe máy cũng có nhưng mà thưa thớt - chỉ có dân lao động là xài xe máy Malaysia có một số hãng xe nội địa
tự sản xuất, chất lượng cũng ổn nhưng mà ngoài đường cũng không thiếu những con hàng hiệu Về đêm, thành phố Kuala Lumpur náo nhiệt chẳng kém
gì các đô thị lớn khác
1.3.4 Kinh nghiệm của Brussels
Brussels là thủ đô của Vương quốc Bỉ, bao gồm 19 quận tự trị (municipality) và một trong số đó là Thành phố Brussels Từ lịch sử là một pháo đài ở thế kỷ 16, Brussels được xây dựng thành một trung tâm lớn với tổng diện tích 161km2 và dân số 1,1 triệu người Brussels là thành phố lớn nhất của Bỉ và cũng là nơi tập trung dân cư đông nhất
Vương quốc Bỉ được định hình bởi các đặc điểm của đô thị phân tán Trong lịch sử phát triển đô thị, các thành phố được xây dựng trên các lớp hạ tầng Lớp mới chồng lên trên nền lớp cũ với rất ít sự kết nối Mạng lưới đường sắt được xây dựng vào thế kỷ 19, hệ thống tàu điện đô thị (tram) được xây dựng sau đó, tiếp theo là hệ thống đường bộ cao tốc, metro được xây
Trang 37thống giao thông công cộng bao gồm đường sắt - kết nối các thành phố với nhau, kết nối các thị trấn ngoại ô với thành phố - được quản lý bởi Công ty đường sắt quốc gia Bỉ - NMBS/SNCB Ở mỗi vùng, hệ thống giao thông công cộng đảm nhiệm bởi các công ty: De Lijn - Công ty giao thông công cộng vùng Flander, TEC - Công ty giao thông công cộng vùng Wallonia, MIVB/STIB - Công ty giao thông công cộng Brussels Tuy nhiên, giao thông công cộng ở Brussels vẫn là vấn đề trong chiến lược phát triển thành phố với tắc đường, thiếu khả năng phục vụ…
Theo giáo sư Louis Albrechts, chuyên gia quy hoạch chiến lược Flemish Diamond, một hệ thống giao thông công cộng mạnh sẽ giúp giảm việc xây dựng các con đường mới, đem lại nguồn lợi cho môi trường (giảm ô nhiễm khói xe, bớt không gian dành cho đường) Người dân được lợi với việc
mở rộng phạm vi di chuyển và giảm thời gian tham gia giao thông Kinh tế được hưởng lợi từ các không gian quanh nút giao thông quan trọng (nodal point), nơi dễ tiếp cận với nhiều tiềm năng và cơ hội cho phát triển (selective development)
Dựa trên cơ sở các dữ liệu thực tế, phân tích và đánh giá hiện trạng cũng như các dự báo hiện thực hóa các số liệu trong tương lai, chính quyền
đô thị đã hoạch định các mục tiêu lớn trong phát triển, quản lý hệ thống giao thông công cộng đô thị bao gồm cả hệ thống đường sắt đô thị Các mục tiêu
cơ bản bao gồm:
Nâng cao vai trò của chuyên gia trong việc định hướng chính sách phát triển giao thông Brussels, hướng đến các vấn đề về chất lượng, khả năng tiếp cận, các tranh luận chuyên môn trở thành cơ sở để xây dựng chính sách
Khuyến khích người dân “trở lại thành phố”/ ở trong thành phố Người dân có xu hướng ở các điểm đông dân cư trong thành phố hoặc vùng ngoại
Trang 38biên nơi các điểm nút giao thông (node) - gần nhà ga hoặc ở vùng ngoại ô với việc sử dụng ô tô riêng hàng ngày
Có định hướng giảm triệt để giao ô tô cá nhân đồng thời tăng thêm khả năng đáp ứng các loại hình giao thông thay thế Thực tế, đây là vấn đề đau đầu nhất của thành phố và nổi cộm nhất ở Brussels so với các khu vực khác
Cung cấp giao thông chất lượng sẵn sàng với tất cả mọi người Có giá
vé, chi phí sử dụng phương tiện phù hợp, thời gian di chuyển nhanh, khả năng tiếp cận tốt với đại bộ phận dân cư thuộc mọi tầng lớp trong đô thị
Đảm bảo các khu vực vận chuyển hàng hóa hiệu quả và thân thiện với môi trường Cần phải giảm vận tải đường bộ và chuyển tải trọng sang vận tải đường thủy, đường sắt Vận chuyển hàng hóa nên được dùng các phương tiện
ít hại cho môi trường
Thực thi chính sách giao thông với sự gắn kết, phối hợp trách nhiệm của các bên liên quan, tạo ra sự đồng thuận cao của chính quyền, người dân, chuyên gia tư vấn, đơn vị quản lý vận hành, đơn vị thi công xây dựng
Trang 39Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
BẰNG XE Ô TÔ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với Lào, phía Đông giáp với biển Đông
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 8.055 km2, dân số trên 800.000 người Địa hình thường hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông với 85% diện tích tự nhiên là đồi núi và 15% là diện tích đồng bằng, chủ yếu tập trung theo hai bờ các con sông chính như sông Gianh, sông Roòn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa, sông Dinh Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hới, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh
lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào
Khí hậu Quảng Bình mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta, do đó có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11 Mùa khô
từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC Ba tháng có nhiệt
độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8
Quỹ đất tự nhiên của Quảng Bình có 805,1 nghìn ha, trong đó đã sử dụng 596,08 nghìn ha (74% diện tích tự nhiên), đất chưa sử dụng 209,1 nghìn
Trang 40ha (26% diện tích tự nhiên) Trong đó số 549,23 nghìn ha đất sử dụng thì đất
sử dụng vào nông nghiệp 11,1%, sử dụng vào lâm nghiệp 84,3%, đất chuyên dùng là 4,6% Trong 209,1 nghìn ha đất chưa sử dụng thì đất bằng và đất đồi
là 136,7 nghìn ha Đây là địa bàn phát triển, mở mang sản xuất nông - lâm nghiệp và cũng là địa bàn để phân bố các cơ sở công nghiệp mới Hiện còn 2.388 ha mặt nước chưa sử dụng - là điều kiện mở mang phát triển nuôi trồng hải sản ngọt, lợ trong tương lai và còn 70.631 ha đất chưa sử dụng
Quảng Bình có bờ biển dài 116 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2 Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông chính tạo nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản Ngoài khơi có 5 đảo nhỏ tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La Bờ biển tại đây có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có một số ngư trường với nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm hùm, mực, hải sâm… cho phép Quảng Bình phát triển kinh tế tổng hợp biển Ngoài ra, vùng ven biển Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về cát thạch anh, nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh cao cấp xuất khẩu
Tổng diện tích rừng tại Quảng Bình là 505,7 nghìn ha với độ che phủ là 62,8%, trong đó rừng tự nhiên có trên 448,4 nghìn ha, rừng trồng gần 57,3 nghìn ha Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 30,9 triệu m3 gỗ, trong đó rừng giàu chiếm 13,4 triệu m3, chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, giao thông khó khăn Rừng có khoảng 250 loại lâm sản, nhiều loại quý hiếm như mun, lim, gụ, lát hoa, loại trầm gió, thông nhựa… Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị cao như song mây, trầm kỳ, sa nhân và các dược liệu quý khác Thú rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ Tài nguyên rừng và đất rừng của Quảng Bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ với kinh tế mà cả môi trường