Phương pháp và phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu thực trạng tài chính và giải pháp tài chínhnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêngtôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung vàlời cam đoan này
Hải Phòng, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Hồ Thị Hương Trà
Trang 2đã động viên, quan tâm giúp đỡ tôi rất nhiều.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Hồ Thị Hương Trà
ii
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 4
1.1 Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.1.2 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp .4
1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.2 Quy trình phân tích, khái quát nội dung phân tích, cơ sở số liệu và phương pháp phân tích 6
1.2.1 Quy trình phân tích 6
1.2.2 Khái quát nội dung phân tích 7
1.2.3 Cơ sở số liệu 7
1.2.4 Phương pháp phân tích 7
1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 9
1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 10
1.3.2 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng 12
1.4 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 22
1.4.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 22
1.4.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI 25
2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25
Trang 42.1.2 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh và đặc điểm hoạt động công ty 262.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của TRANSCO giai đoạn 2011 - 2014 692.2.4.1 Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu 69 Bảng 2.13: Hiệu quả kinh doanh theo doanh thu của TRANSCO các năm 2011 – 201473 2.2.4.2 Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí 76 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty 2011 – 2014) 76 Bảng 2.15: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí của TRANSCO các năm 2011 – 2014 79 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty 2011 – 2014) 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
iv
Trang 5: Chủ sở hữu: Doanh thu thuần: Hoạt động kinh doanh: Hàng tồn kho
: Lợi nhuận sau thuế: Quản lý doanh nghiệp: Sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp: Tài sản cố định
: Tài sản dài hạn: Tài sản ngắn hạn: Vốn cố định: Vốn kinh doanh: Vốn lưu động
Trang 62.7 Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
2.8 Vòng quay hàng tồn kho và số ngày 1 vòng quay của
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế Tiếntrình toàn cầu hoá mở ra cho các quốc gia (kể cả những quốc gia phát triển và đangphát triển) những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Hội nhậpquốc tế vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp ViệtNam trong công cuộc tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế Trình
độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khuvực và thế giới Một trong những yếu kém hiện nay của toàn nền kinh tếnói chung và của các doanh nghiệp nói riêng đó là sức cạnh tranh trên thị trường cảtrong nước lẫn nước ngoài
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, cácdoanh nghiệp buộc phải có một tình hình tài chính vững mạnh Điều này đòi hỏimỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác tài chính, thường xuyên tổ chức việcphân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, cũng như việc dự báo tình hìnhtài chính của doanh nghiệp trong những khoảng thời gian nhất định Mỗi doanhnghiệp phải thực hiện tốt việc tổ chức, phân tích tài chính, bởi đó là một trongnhững nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong kinhdoanh
Đặc biệt đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, công tác đánh giá và phântích của doanh nghiệp lại càng cần thiết nhằm giúp cho việc ra các quyết định đúngđắn, xây dựng một chiến lược đầu tư hiệu quả và phát triển doanh nghiệp trongtương lai, cải thiện tình hình sản xuất của công ty từ đó đạt tới mục tiêu cuối cùng
là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Xuất phát từ thực tế nêu trên, và với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo TS ĐỗThị Mai Thơm cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là
bộ phận phòng Tài chính - Kế toán của công ty CP Dịch vụ vận tải và thương mại
Transco, tôi lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dịch vụ vận tải và thương mại”để nghiên cứu cho luận
văn thạc sỹ của mình
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
Để tăng cường hiệu quả tài chính, các nhà quản trị cần quan tâm hàng đầuđến vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp Vì thế, tổ chức công tác tài chính cầnđược chú trọng, thường xuyên tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêutài chính, cũng như dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp trong những khoảngthời gian nhất định, từ đó đưa ra các giải pháp kinh tế nói chung và giải pháp tàichính nói riêng phù hợp Đánh giá tài chính là một vấn đề phức tạp, còn mới mẻ,chưa được áp dụng phổ biến và thường xuyên đối với các doanh nghiệp ViệtNamnhưng ngày càng có vai trò quan trọng trong điều hành quản lý doanh nghiệp
Do vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt việc tổ chức, phân tích tài chính, bởiđây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanhnghiệp
3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu thực trạng tài chính và giải pháp tài chínhnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần DV Vận Tải vàTM
Về thời gian: Tình hình tài chính của công ty năm 2011 -2014
Nguồn số liệu: Số liệu sử dụng được lấy từ sổ sách kế toán, các Báocáo tài chính của Công ty Cổ phần DV Vận Tải và Thương mại trong 4 năm 2011– 2014
- Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống
kê, phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá các số liệu thống kê
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học: Luận văn hệ thống và tổng quát những vấn đề lý luận vềphân tích tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình tài chính và hiệuquả kinh doanh của Công ty Cổ phần DV Vận Tải và Thương mại, luận văn đề
Trang 10xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thờigian tới.
5 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và các phần kết cấu khác, nội dung chính củaluận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và hiệu quảsản xuất kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch Vụ Vận Tải và Thương mại.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch Vụ Vận Tải và Thương mại.
Trang 11CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp và công cụcho phép thu thập, xử lý các thông tin khác nhau trong quản lý doanh nghiệp,nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và triển vọng của doanh nghiệp, giúpngười sử dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp
1.1.2 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý phảiđưa ra rất nhiều các quyết định khác nhau như: quyết định đầu tư, quyết định vềmặt hàng, về trang thiết bị, về nhân sự, về chi phí, về giá bán, về tổ chức huy động
và sử dụng vốn Các quyết định của các nhà quản lý có ý nghĩa rất quan trọng,liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của cả toàn bộnền kinh tế nói chung Đặc biệt là các quyết định quản trị tài chính doanh nghiệp,hầu hết các quyết định khác đều dựa trên kết quả rút ra từ những đánh giá về mặttài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp Nói một cách khác, tất cả các hoạtđộng sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp,
và ngược lại tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu sẽ có tác động thúcđẩy hoặc kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó
Thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ cóđược cái nhìn chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tốt hayxấu, xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Nhờ có những thông tin thu thập được, các đốitượng sử dụng thông tin sẽ có căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc đưa ra các quyếtđịnh đúng đắn, phù hợp với mục tiêu của mình Cùng với sự đa dạng của các mốiquan hệ trong và ngoài doanh nghiệp, mỗi một chủ thể sẽ có nhu cầu sử dụngthông tin khác nhau, cụ thể:
Trang 12- Phân tích tài chính cung cấp cho chủ doanh nghiệp, các nhà quản trịdoanh nghiệp, các cổ đông, người lao động những thông tin giúp cho việc đánh giáchính xác tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa
ra các dự báo tài chính và các quyết định tài chính thích hợp, cũng như việc xácđịnh quyền và nghĩa vụ của các bên đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Mặt khác thông qua phân tích tình hình tài chính giúp chongười quản lý có thể kiểm soát được kịp thời các mặt hoạt động của doanh nghiệp
và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc, đồng thờikhai thác các tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp
- Đối với các nhà đầu tư (các chủ nợ): Thông qua phân tích tình hình tàichính của doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng thanh toán, hiệu quả kinhdoanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Các nhà đầu tư muốn biết rằng đồngvốn của mình bỏ ra có sinh lời được hay không, doanh nghiệp sử dụng số vốn đónhư thế nào và khả rủi ro của đồng vốn của mình đã bỏ ra có cao hay không, để từ
đó các nhà đầu tư có những quyết định thích hợp về vấn đề cho vay vốn, thu hồi nợ
và đầu tư vào doanh nghiệp
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Thông qua phân tích tình hìnhtài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích kiểm tra giám sát tình hình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp xem có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nướchay không Đồng thời thông qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệpcòn giúp cho các cơ quan này hoạch định chính sách, cơ chế tài chính phù hợp, tạohành lang pháp lý lành mạnh cho các doanh nghiệp, hướng dẫn và trợ giúp cácdoanh nghiệp phát huy những lợi thế, hạn chế những điểm yếu, tăng tích luỹ chonền kinh tế quốc dân, giải quyết các vấn đề xã hội
1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cótác dụng hữu ích trong việc tạo ra các quyết định kinh doanh Vì vậy, phân tíchhoạt động tài chính phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp được đầy đủ các thông tinhữu ích cho các nhà đầu tư và người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp cho
Trang 13họ có quyết định đúng đắn khi có các quyết định đầu tư, quyết định cho vay, quyếtđịnh thu hồi nợ Ngoài ra còn giúp họ có những thông tin để đánh giá khả năng vàtính chắc chắn của dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh có hiệuquả hay không, cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải cung cấp thông tin
về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản vay nợ và tình hình biến động của chúng.Hơn nữa, phân tích tình hình tài chính cung cấp thông tin về việc thực hiện chứcnăng quản lý của người quản lý đối với doanh nghiệp Người quản lý không chỉ cótrách nhiệm về việc quản lý và bảo toàn vốn của doanh nghiệp, mà còn có tráchnhiệm về việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả
1.2 Quy trình phân tích, khái quát nội dung phân tích, cơ sở số liệu và phương pháp phân tích
1.2.1 Quy trình phân tích
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thường được tiến hành qua cácgiai đoạn sau:
Lập kế hoạch phân tích: Đây là khâu đầu tiên trong quá trình phân tích.
Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trìnhphân tích Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phântích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thu thập, tìm hiểu
Tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công
việc đã ghi trong kế hoạch Tiến hành phân tích bao gồm các công việc sau:
- Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu
- Tính toán các chỉ tiêu phân tích
- Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến các chỉ tiêu phân tích
- Xác định và dự toán những nhân tố kinh tế- xã hội tác động đến tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp
- Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính củadoanh nghiệp
Trang 14 Kết thúc phân tích: Trong giai đoạn này cần tiến hành những công việc
cụ thể sau:
- Viết báo cáo phân tích
- Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích
1.2.2 Khái quát nội dung phân tích
Để có thể đánh giá xác thực, sâu sắc tình hình tài chính của doanh nghiệp,khi tiến hành phân tích ta phải đảm bảo các nội dung phân tích cơ bản sau:
- Phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng
- Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
1.2.3 Cơ sở số liệu
Để thực hiện phân tích tài chính của doanh nghiệp cần sử dụng các tài liệusau:
- Báo cáo 01 doanh nghiệp (B01- DN): Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo 02 doanh nghiệp (B02- DN): Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh
- Báo cáo 03 doanh nghiệp (B03- DN): Báo cáo ngân quỹ
- Báo cáo 09 doanh nghiệp (B09- DN): Thuyết minh báo cáo tài chính
- Báo cáo tình hình công nợ, các khoản vay và các tài liệu liên quan
Tuy chỉ có một số chỉ tiêu phân tích ta không thể sử dụng được ngay các sốliệu trong các báo cáo mà cần thiết có sự điều chỉnh và xử lý số liệu Căn cứ vào ýnghĩa của từng chỉ tiêu, có thể phải xử lý các số liệu để có được ý nghĩa của từngchỉ tiêu đó
1.2.4 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm một hệ thống cáccông cụ và biện pháp nhằm tiếp cận và nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, cácmối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các luồng dịch chuyển và biếnđổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình tàichính doanh nghiệp
Thông thường người ta sử dụng 2 phương pháp sau:
Trang 151.2.4.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tếnói chung và phân tích tài chính nói riên, được áp dụng từ khâu đầu đến khâu cuốicủa quá trình phân tích: từ khi sưu tầm tài liệu đến khi kết thúc phân tích Khi sửdụng phương pháp so sánh cần chú ý đến điều kiện so sánh, tiêu thức so sánh và kỹthuật so sánh:
Về điều kiện so sánh:
- Thứ nhất: Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu
- Thứ hai: Các đại lượng, các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung vàphương pháp tính toánh, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường
- Để xác định xu hướng cũng như tốc độ phát triển: Tiến hành so sánh giữa
số liệu kỳ thực tế này với số liệu thực tế kỳ trước
- Để xác định vị trí cũng như sức mạnh của công ty: Tiến hành so sánh giữa
số liệu của công ty với các doanh nghiệp khác cùng loại hình kinh doanh hoặc giátrị trung bình của ngành kinh doanh
Số liệu của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là gốc so sánh
Về kỹ thuật so sánh:
- So sánh về số liệu tuyệt đối: Là việc xác định chênh lệch giữa trị số chỉtiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc Kết quả so sánh cho thấy sự biếnđộng về số tuyệt đối của hiện tượng kinh tế đang nghiên cứu
- So sánh về số tương đối: Là việc xác định số % tăng giảm giữa thực tế sovới kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích
Khi phân tích các báo cáo tài chính có thể sử dụng phương pháp phân tíchtheo chiều dọc hoặc phân tích theo chiều ngang
Trang 16+ Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tươngđối trên cùng một hàng (cùng một chỉ tiêu) trên các báo cáo tài chình Qua đó thấyđược sự biến động của từng chỉ tiêu.
+ Phân tích theo chiều dọc: Là việc xem xét, xác định tỷ trọng của từng chỉtiêu trong tổng thể, quy mô chung Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từngchỉ tiêu trong tổng thể
1.2.4.2 Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được dựa trên ý nghĩa, chuẩn mực của các tỷ lệ đại lượngtài chính trong các mối quan hệ tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêucầu phải xác định được các ngưỡng (định mức) để nhận xét, đánh giá tình hình tàichính dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị lỷ lệ tham chiếu
Như vậy, để đưa ra nhận xét, đánh giá một cách chính xác về tình hình tàichính thì phải phân tích với việc kết hợp hài hoà hai phương pháp trên Sự kết hợphai phương pháp này cho phép người phân tích đi sâu xem xét các kía cạnh khácnhau, thấy rõ được thực chất hoạt động tài chính cũng như xu hướng biến động củatừng chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau, đồng thờivẫn đảm bảo tính đồng nhất trong khi tính toán
1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Nội dung của phân tích tình hình tài chính bao gồm:
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp:
- Qua bảng cân đối kế toán (Bảng CĐKT) để phân tích cơ cấu và diễn biếnnguồn vốn, sử dụng vốn của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp
- Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Báo cáoKQHĐSXKD) để phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng củadoanh nghiệp
Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp:
- Hệ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Hệ số về rủi ro tài chính của doanh nghiệp
- Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp
Trang 17- Hệ số về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Hệ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp
1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.3.1.1 Phân tích tình hình tài sản
Tài sản của doanh nghiệp được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán cho thấytiềm lực tài chính cũng như cơ sở vật chất của doanh nghiệp Khi phân tích hướngđến đánh giá tiềm lực tài chính và cơ sở vật chất ấy từ quá khứ đến hiện tại vànhững ảnh hưởng đến tương lai Do vậy khi phân tích cần đảm bảo các vấn đề sau:
- Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản qua việc
so sánh giữa số đầu năm và số cuối năm cả về số tuyệt đối và số tương đối để thấyđược sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
- Xem xét đánh giá tính hợp lý của cơ cấu vốn và sự tác động của nó đến quátrình kinh doanh của doanh nghiệp Xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trêntổng tài sản, tỷ trọng của từng nguồn hình thành vốn trong tổng nguồn vốn, so sánh
tỷ trọng của từng loại giữa hai thời điểm cuối năm với đầu năm để thấy được sựbiến động tăng giảm Khi phân tích cơ cấu tài sản cần lưu ý đến tính chất, đặc điểmngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp với việc xem xét sự tác độngcủa từng loại tài sản tới quá trình sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinhdoanh đạt được
1.3.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn
Khi phân tích nguồn vốn cần đánh giá khái quát mức độ độc lập hay phụthuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh các chỉ tiêu phần nguồnvốn giữa cuối năm với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối Nếu nguồn vốnchủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng vào cuối năm thì đó là dấu hiệutốt, nó cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ về mặt tài chính, mức độ phụthuộc đối với bên ngoài là thấp và ngược lại Khi phân tích, đánh giá cần chú ý đếnchính sách tài trợ của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạtđược trong kỳ, dự đoán những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặpphải trong kinh doanh
Trang 18Khi phân tích cũng cần xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, các khoảnmục trên bảng cân đối kế toán Cụ thể:
- So sánh tài sản của doanh nghiệp và nguồn vốn chủ sở hữu, nếu nguồn vốnchủ sở hữu đủ để tài trợ cho các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu của doanhnghiệp điều đó chứng tỏ sự an toàn trong sử dụng vốn của doanh nghiệp, doanhnghiệp không phải huy động vốn từ các nguồn khác như đi vay hay chiếm dụngcủa khách hàng và ngược lại
Tuy nhiên đó chỉ là sự cân đối mang tính lý thuyết, trên thực tế các doanhnghiệp thường xảy ra tình trạng không cân đối tức là doanh nghiệp có thể thừa vốnhoặc bị chiếm dụng của cá nhân, đơn vị khác Việc sử dụng vốn vay trong kinhdoanh nếu chưa quá hạn là điều bình thường, thậm chí nó còn giúp khuyếch đại tỷsuất lợi nhuận vốn chủ sở hữu do tác dụng của đòn bẩy tài chính Tuy nhiên cầnphải quan tâm đến sự hợp lý và tính hợp pháp của các khoản chiếm dụng đó
- Xem xét sự cân đối giữa khoản nợ ngắn hạn với tài sản lưu động và đầu tưngắn hạn, giữa các khoản vay dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu với tài sản cố định
và đầu tư dài hạn Để từ đó thấy được cách thức tài trợ cho các loại tài sản củadoanh nghiệp là hợp lý hay không hợp lý Thông thường tài sản cố định và đầu tưdài hạn thường được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn, còn tàisản lưu động thường được tài trợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn Do đó nếu vốnchủ sở hữu và vay dài hạn lớn hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưuđộng và đầu tư ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn thì tình hình tài chính của công ty làlành mạnh Ngược lại nếu nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn nhỏhơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn chứng tỏ doanh nghiệp đã phải sử dụng nợngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động dài hạn, việc sử dụng vốn như vậy chưa đảmbảo nguyên tắc cân bằng tài chính khiến cho rủi ro tài chính cao và khả năng thanhtoán của doanh nghiệp là không đảm bảo
1.3.1.3 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Mục tiêu cơ bản của việc phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanhđối với doanh nghiệp là tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của thu nhập,chi phí, lợi nhuận giúp cho người phân tích đánh giá được hoạt động kinh doanh
Trang 19của doanh nghiệp có hiệu quả hay không Người ta thường phân tích thông qua cácchỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khi phântích kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét các vấn đề chủ yếu sau:
- Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu giữa thực tế kỳ này so với thực tế
kỳ trước để thấy được thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có phù hợpvới đặc điểm, phương hướng kinh doanh hay không Khi phân tích đặc biệt chú ýcác chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong kỳ
- Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không, đượctạo ra từ hoạt động nào, có phù hợp với chức năng hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp hay không
Việc xem xét này cần được kết hợp so sánh theo chiều ngang và so sánhtheo chiều dọc các mục trên báo cáo kết quả kinh doanh trên cơ sở am hiểu vềnhững chính sách kế toán, những đặc điểm sản xuất kinh doanh, những phươnghướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.2 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng
Phương pháp phân tích: Thường so sánh giữa số kỳ này với kỳ trước,
giữa doanh nghiệp với các chuẩn mực của ngành để đi đến kết luận đánh giá vềtình hình tài chính của doanh nghiệp
doanh nghiệp Tuy nhiên, một số loại số liệu cần có sự điều chỉnh để tính toán xácthực hơn
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trong các yếu tố để đánh giátình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không Nó là yếu tố đượccác đối tượng sử dụng thông tin quan tâm Do vậy, chúng ta sẽ đi vào phân tíchkhả năng thanh toán của doanh nghiệp đầu tiên
Các hệ số tài chính chủ yếu được phân thành 4 nhóm chính:
1.3.2.1.Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Trang 20Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu vềkhả năng thanh toán của doanh nghiệp Bởi lẽ, một doanh nghiệp được đánh giá là
có tình hình tài chính lành mạnh trước hết phải được thể hiện ở khả năng chi trả,khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệtài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanhtoán trong kỳ Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau:
Hệ số khả năngthanh toán tổng
quát
=
Tổng tài sản Tổng nợ phải trả
Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đangquản lý, sử dụng với tổng nợ phải trả (bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn), nó chothấy một đồng nợ vay được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản
Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là Tổng tài sản < Tổng nợ phải trả, số tàisản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ, vốn chủ sở hữu bị mấttoàn bộ, doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản
Nếu hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là Tổng tài sản > Tổng nợ phải trả vàdoanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên việc đánh giá khảnăng thanh toán của doanh nghiệp là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào khả năngchuyển đổi thành tiền của số tài sản ấy
Trang 21Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ số này cao quá chưa chắc đã phảnánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt Do vậy, để đánh giá đúng hơn cầnxem xét tình trạng của doanh nghiệp qua một số chỉ tiêu khác.
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
Hệ số khả năng
Tiền và các khoản tương đương tiền
Lãi vay là một khoản chi phí cố định Nguồn để thanh toán lãi vay là lợinhuận trước lãi vay và thuế Hệ số thanh toán lãi vay biểu hiện mối quan hệ giữalợi nhuận trước lãi vay và thuế với lãi vay mà doanh nghiệp phải trả trong kỳ Hệ
số này được xác định như sau:
Trang 22toán lãi vay của doanh nghiệp là kém, doanh nghiệp phải xem xét độ an toàn củacác khoản vay cũng như hiệu quả sử dụng vốn của mình Việc phân tích, đánh giá
hệ số này cũng không đơn giản vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng độc lập vềmặt tài chính của doanh nghiệp
b) Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Để đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp luôn thay đổi
tỷ trọng các loại vốn theo xu thế hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệpcũng như thị trường nhằm đạt được kết cấu nguồn vốn tối ưu Tuy nhiên, kết cấunày luôn bị chi phối bởi tình hình đầu tư và đôi khi còn bị phá vỡ Vì vậy, các nhàquản trị phải nghiên cứu cơ cấu vốn để có một cái nhìn tổng quát cho việc hoạchđịnh chiến lược tài chính thành công
Đây là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanhnghiệp, với các chủ nợ cũng như các nhà đầu tư
doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ
Tổng nguồn vốn
Hệ số vay nợ thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chứcnguồn vốn, xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ Thôngthường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợcàng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Trong khi đó, cácchủ sở hữu doanh nghiệp lại yêu thích tỷ lệ nợ cao vì họ nắm trong tay một lượngtài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và điều đó cũng cho thấy mức độ sửdụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Tổng nguồn vốn
Trang 23Hệ số này cho biết mức độ đóng góp của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồnvốn Hệ số này còn được gọi là hệ số tự tài trợ Hệ số này càng cao chứng tỏ doanhnghiệp có khả năng tự chủ cao về mặt tài chính, không bị ràng buộc hay chịu sức
ép nặng của các khoản vay nợ
bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo
Nợ phải trả
Thông qua hệ số này, cho phép người quản lý đánh giá được mức độ độc lập
về mặt tài chính, đánh giá được mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp từ đóđịnh hướng huy động nguồn lực tài chính cho kỳ tiếp theo Với chủ nợ, thông quachỉ tiêu này sẽ đánh giá được mức độ an toàn của khoản vay và mức độ rủi ro màngười cho vay có thể gặp phải như không thu hồi được nợ hay không được trả nợđúng hạn
Trong kinh doanh cần phải phối hợp linh hoạt giữa vốn vay và vốn chủ sởhữu để vừa tận dụng được nguồn vốn bên ngoài mà vẫn đảm bảo được an toàn tàichính cho doanh nghiệp
Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản doanh nghiệp: Tài sảnlưu động và tài sản ngắn hạn khác, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn Tổng tài sản
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng
Trang 24doanh Tỷ lệ này phản ánh tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sảnxuất và xu hướng phát triển của doanh nghiệp Tuy nhiên để đưa ra kết luận về tỷ
lệ này cần phải dựa vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từngthời kỳ cụ thể
c) Các chỉ số phản ánh hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp
Các hệ số về khả năng hoạt động có thể đánh giá năng lực quản lý và sửdụng vốn hiện có của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng đểđầu tư cho các loại tài sản khác nhau Do đó, các nhà phân tích không chỉ chútrọng tới việc đo lường hiệu quả quả sử dụng vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sửdụng trong bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp
Số vòng quay hàng
tồn kho
Giá vốn hàng bán trong kỳ Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá cũng chưa phải là một dấu hiệu tốt bởi có thểdoanh nghiệp dự trữ nguyên vật liệu không đủ cho sản xuất hoặc không đủ hànghoá để bán cho kỳ sau, gây khó khăn cho sản xuất, gián đoạn công việc kinhdoanh Chỉ số này mà giảm đi cũng có thể là doanh nghiệp đang tăng dự trữ hàngtồn kho để phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Khi phân tíchđánh giá cũng cần xem xét đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
để đưa ra kết luận cho thật hợp lý
Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho
Trang 25Số ngày một vòng quay HTK = 360
Vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt vì vật tư hànghóa được luân chuyển nhanh, không gây tình trạng ứ đọng giúp quá trình sản xuấtkinh doanh được liên tục và ngược lại
Phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt trong kỳ
Các khoản phải thu bình quân
Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thể hiện khả năng thu hồi nợnhanh, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh
và doanh nghiệp có được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán Ngược lại,nếu số vòng quay các khoản phải thu nhỏ chứng tỏ tốc độ thu hồi ác khoản phảithu chậm, dẫn đến số lượng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng và doanh nghiệpphải đi vay để phục vụ sản xuất kinh doanh
Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoảnphải thu Khi xem xét chỉ tiêu này người ta kết hợp với mục tiêu và chính sách tíndụng của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng lànới lỏng hay thắt chặt Tuy vậy không nên để chỉ tiêu này ở mức thấp quá, dẫn đến
ứ đọng vốn trong thanh toán, mà công việc thu hồi nợ không phải là dễ giải quyếtngay được
Trang 26bao nhiêu đồng doanh thu Nếu hệ số này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcàng cao, hàng hoá tiêu thụ nhanh, các khoản phải thu ít Ngược lại nếu hệ số nàycàng thấp thì tức là hàng hoá tồn kho nhiều, lượng tiền nhàn rỗi trong quỹ lớn, cònnhiều khoản phải thu của khách hàng, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Là số VLĐ cần có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm.Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêuđồng VLĐ
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động kinhdoanh trong kỳ của doanh nghiệp
Trang 27Hàm lượng VCĐ = Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thuthuần trong kỳ
Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao
d) Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Hệ thống chỉ số này rất quan trọng, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt độngkinh doanh trong kỳ, luôn thu hút sự chú ý không những của các nhà quản trị màcòn rất nhiều đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp Chúng phản ánh mộtcách tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực quản lý của doanh nghiệptrong kỳ vừa qua, giúp các nhà quản trị xây dựng kế hoạch tài chính trong thời giantới
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
Trang 28Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuầntrong kỳ của doanh nghiệp Nó cho biết khi thực hiện một đồng doanh thu trong
kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trước
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ mang lại baonhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn kinh doanh (ROA)
Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROA E )
Tỷ suất sinh lời kinh tế của
sự đóng góp của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận cho nềnkinh tế, đồng thời đánh giá được khả năng trả lãi vay từ nguồn lợi nhuận tạo ra
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
Trang 29Chỉ tiêu này được chủ sở hữu rất quan tâm vì nó cho biết một đồng vốn mà
họ bỏ ra mang lại cho họ bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả
1.4 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là tất yếu khách quan và xuấtphát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng và việc tối đahoá lợi nhuận Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ là một trong số các biệnpháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và là một hướng để nâng cao lợinhuận cho doanh nghiệp
Hai là xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Lợi
nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.Tuy nhiên, việc bảo toàn vốn kinh doanh cũng là một vấn đề đặt ra đối với các nhàquản lý doanh nghiệp Vì vậy, yêu cầu bảo toàn vốn để từ đó không chỉ dừng lại ởbảo toàn vốn mà còn mở rộng và phát triển quy mô vốn
Ba là xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bấy kỳ mộtdoanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theonguyên tắc hạch toán kinh doanh là: Kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợinhuận Nếu không đạt được yêu cầu này các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản.Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn có những biện pháp để nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh để khẳng định vị trí của mình
Bốn là xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Trong
giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sựcạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt Doanh nghiệp nào tận dụngtối đa năng lực sản xuất thì sẽ có điều kiện tốt để đứng vững trên thị trường Việcnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo khả năngcạnh tranh và tạo những lợi thế nhất định đến doanh nghiệp có thể tồn tại và pháttriển
Trang 30Tóm lại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trongquá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là điều kiện cấp thiết và làtiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
1.4.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD
* Hiệu suất sử dụng chi phí (Hcp).
CP
DTTH
CP
=
Trong đó: DTT - Doanh thu thuần
CP - Tổng chi phí
HCP - Hiệu suất sử dụng chi phí
Hiệu suất sử dụng chi phí hay còn gọi là sức sản xuất của chi phí Chỉ tiêunày cho biết một đồng chi phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý và sử dụng chi phí một cách hiệu quả
* Sức sinh lời của chi phí (Ucp).
CP
LNU
CP
=
Trong đó: CP - Tổng chi phí
LN - Lợi nhuận
UCP - Sức sinh lời của chi phí
Doanh lợi trên chi phí hay sức sinh lời của chi phí Chỉ tiêu này phản ánhmột đồng chi phí khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại baonhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng chi phí để tạo
ra lợi nhuận càng cao và càng có lợi cho doanh nghiệp
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
LN/DT
LNSTT
DTT
=Trong đó: TLN/DT - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
DTT: Doanh thu thuần
LNST: Lợi nhuận sau thuế
Trang 31Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuầntrong kỳ của doanh nghiệp Nó thể hiện trong một đồng doanh thu trong kỳ, doanhnghiệp có thể thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CP DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI
2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên Công ty : Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại
- Tên tiếng Anh : Transportation and trading services joint stock company
- Tên viết tắt : TRANSCO
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0200387594
- Vốn điều lệ: 60.000.000.000 đồng (Sáu mươi tỷ đồng)
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu:
- Trụ sở giao dịch : Số 1 Hoàng Văn Thụ, Phường Minh Khai, Hồng Bàng,Hải Phòng
- Điện thoại : ( 84 - 31 ) 3842565 Fax : ( 84-31) 3822155
- Email : transco@transco.com.vn Website : www.transco.com.vn
- Mã cổ phiếu: TJC
Công ty Cổ phần Dịch vụ - Vận tải và Thương mại tiền thân là Xí nghiệpdịch vụ - vận tải hàng hoá và hành khách trực thuộc Công ty vận tải biển III, thànhviên của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam
Công ty được cổ phần hoá theo Quyết định số 3827/1999/QĐ-BGTVT ngày30/12/1999 của Bộ Giao thông vận tải và được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phốHải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0203000006 ngày
31 tháng 03 năm 2000, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 28 tháng 06 năm 2010.Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 2000 với vốn điều lệ
4 tỷ đồng trong đó vốn Nhà nước do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam làm đại diệnchiếm 30%, vốn của các cổ đông khác chiếm 70% Đến 31/12/2012 vốn điều lệ củaCông ty là 60 tỷ đồng
Với những nỗ lực của cán bộ công nhân viên Công ty và sự hỗ trợ từ Tổngcông ty Hàng hải Việt Nam, sau hơn 10 năm hoạt động Công ty cổ phần Dịch vụVận tải và Thương mại đã không ngừng lớn mạnh và phát triển Vốn điều lệ củaCông ty đã tăng từ 4 tỷ đồng năm 2000 lên 10 tỷ đồng năm 2004, tháng 11 năm
Trang 332007 vốn điều lệ của Công ty đạt 30 tỷ đồng, tháng 5/2010 vốn điều lệ của Công ty
đã đạt 60 tỷ đồng Lúc bắt đầu cổ phần hoá Công ty chỉ có 01 tàu với trọng tải8.294DWT, đến nay đội tàu của Công ty gồm 04 chiếc với số tấn trọng tải là29.711DWT Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu ở 02 mảng: khai thác vậntải và dịch vụ vận tải Các hợp đồng vận chuyển hầu hết đã được ký trước với cácbạn hàng truyền thống Đội tàu được khai thác chủ yếu ở các tuyến Đông Nam Á
và Đông Bắc Á chở chủ yếu là loại hàng rời, hàng bao và hàng bách hoá
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh và đặc điểm hoạt động công ty
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy đăng ký kinh doanh số 0200387594 do sở kế hoạch Đầu tư thànhphố Hải Phòng cấp ngày 28/10/2010, hoạt động kinh doanh của công ty bao gồmcác ngành nghề sau:
- Vận tải, dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách trong và ngoài nước;
- Dịch vụ đại lý tàu biển, liên hiệp vận chuyển, giao nhận hàng hoá, môigiới và cung ứng tàu biển;
- Dịch vụ sửa chữa tàu biển;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sửdụng hoặc đi thuê, đầu tư xây dựng cho thuê văn phòng
- Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước và cho thuê thuyền viên
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh
Ngay từ ngày thành lập, mục tiêu của Transco là trở thành một trong nhữngdónh nghiệp Vận tải biển có vị thế trong khu vực Đông Nam Á Sở hữu và khaithác một đội tàu hàng rời và bách hóa có trọng tải từ 5.000 đến 10.000 tấn, Transco
đã tham gia tích cực vào thi trường vận tải biển khu vực, cung cấp dịch vụ vậnchuyển nhiều nhóm khách hàng khác nhau, từ các nguyên liệu thô dùng cho côngnghiệp như than đá, thạch cao, clinker, thép phôi, tôn cuộn, cho đến các hàng tiêudùng như gạo, ngô, đường, phân bón giữa các cảng biển nằm trong khu vực ĐôngNam Á và Đông Bắc Á
Trang 34ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ vận tải biển, cùng với sựphát triển mạnh mẽ trong khu vực Châu Á, Transco đang tích cực đầu tư phát triểntrẻ hóa đội ngũ, năng lực vận tải để thảo mãn nhu cầu thị trường trong và ngoàinước
Với bề dày kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và cam kết chất lượng sảnphẩm vận tải an toàn, hiệu quả, Transco đang đóng góp tích cực vào sự phát triểncủa ngành Hàng hải Việt Nam, đồng thời nhận được sự tín nhiệm từ khách hàng,đối tác kinh doanh trong và ngoài nước
Công ty có quan hệ buôn bán ký kết hợp đồng làm ăn với rất nhiều công ty Một số các đối tác có mối quan hệ làm ăn lâu năm với công ty đó là :
- Công ty Cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường
Địa chỉ : Lô 48 – KCN Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội
- Công ty Hàng Hải Quốc Tế Thái Bình Dương
Địa chỉ : 273Bis Tôn Đản, P 15, Q 4, Tp Hồ Chí Minh
- MSA CO, LTD
Địa chỉ : SOUTH KEEN CORPORATION
- ITOCHU CORPORATION – OSAYX SECTION
Địa chỉ : 1-3 UMEDA 3 – CHOME, KIA-TU, OSAKA 530-8448 JAPAN
- Tập đoàn Điện tử SAMSUNG VINA
Địa chỉ : 9 Trường Sơn, xã Linh Trung, huyện Thủ Đức, TP HCM
- HANSAE CO, LTD
Địa chỉ : 104 KAJWOI – DONG, KEO – SU, INCHON, KOREA
- YKK VIETNAM CO, LTD
Địa chỉ : 104-106-108 Amata, Biên Hoà, Đồng Nai
Bên cạnh các khách hàng quen thuộc còn có rất nhiều khách hàng khác có
ký kết hợp đồng với công ty và công ty cũng đang cố gắng biến các khách hàng đóthành khách hàng tiềm năng của mình
2.1.2.3 Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
27
Trang 35GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH TẠI TP HCM
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của TRANSCO
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
* Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị đã chỉ đạo Giám đốc Công ty thực hiện nhiều biện pháptăng cường công tác quản lý, tiết kiệm chi phí …; mặt khác quan tâm đến chínhsách tiền lương và thực hiện tốt các chính sách liên quan đến quyền lợi người laođộng
* Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát căn cứ chức năng nhiệm vụ hàng quý kiểm tra tính hợp lýhợp pháp trong báo cáo quyết toán tài chính quý và năm của Công ty, đảm bảo cáclợi ích hợp pháp của các cổ đông
*Giám đốc:
Công tác điều hành của Ban giám đốc tuân thủ chỉ đạo của HĐQT, bám sátcác chỉ tiêu đã được đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua Các quyết địnhquan trọng đều được Ban giám đốc trình và xin ý kiến chỉ đạo của HĐQT
Ban giám đốc theo dõi sát sao mọi hoạt động SXKD của từng bộ phận, kịpthời chỉ đạo, giải quyết những vước mắc, khó khăn phát sinh Các nghị quyết,quyết định, thông báo của HĐQT đều được chuyển tải đến các cấp quản lý chuyênmôn và nhân viên thừa hành
Trang 36Tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Giám đốc trong các hoạt động tài chính, quản
lý tài sản và các dự án đầu tư của Công ty cũng như việc điều hành, quản lý, tínhtoán nguồn vốn cho các hoạt động kinh tế Đảm bảo việc hạch toán sổ sách Công
ty theo các chuẩn mực kế toán hiện hành
* Phòng nhân chính:
Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực con người trong Công ty thực hiệnchính sách của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên đảm bảo quyền lợicho công nhân sắp xếp bố trí thay đổi nhân lực sao cho phù hợp với tay nghề vàsức khoẻ của từng người
* Phòng quản lý tàu
Có nhiệm vụ tiếp nhận và lập các hợp đồng , các chứng từ liên quan đến việclàm thủ tục hải quan cho lô hàng và vận chuyển các lô hàng Sau đó, điều xe đểvận chuyển hàng hoá đến các địa điểm theo hợp đồng cho các khách hàng
* Phòng Kinh doanh:
Có nhiệm vụ khai thác, tìm kiếm các nguồn hàng Quảng bá thương hiệu vàphát triển thị trường Phân tích thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh cũngnhư xây dựng chiến lược thúc đẩy doanh số
Trang 372.2 Đánh giáthực trạng tài chính củaCông ty cổ phần Dịch Vụ Vận Tải và Thương mại giai đoạn 2011 - 2014
2.2.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty
2.2.1.1 Thuận lợi
Năm 2014 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn duy trì sự ổn định
và tiếp tục phát triển bền vững Mặc dù tình hình kinh tế trong nước khó khăn vẫnkéo dài, Hội đồng quản trị cùng Ban giám đốc Công ty đã xây dựng chiến lượckinh doanh phù hợp với tình hình hiện có của Công ty, tiếp tục tái cơ cấu đội tàu đểnâng cao hiệu quả khai thác vận tải biển, chú trọng hợp tác, liên kết với các bạnhàng, đối tác chiến lược nhằm xây dựng các sản phẩm trọn gói, hiệu quả cao Độitàu được hoạt động trong điều kiện kỹ thuật tốt, có chân hàng ổn định, chuyên chởhàng cho các bạn hàng truyền thống, khai thác hiệu quả hơn trước, đảm bảo nguồnvốn trả nợ Ngân hàng theo đúng kế hoạch và hoạt động có lãi Mảng kinh doanhdịch vụ vận tải vẫn duy trì những nguồn hàng ổn định như chuyển tải xi măng,clinker, dịch vụ hàng container…đem lại hiệu quả cao Tháng 7/2014 Công ty bánthanh lý tàu Hà Tây đã hết khấu hao, quá già, chi phí sửa chữa nhiều, tiêu haonhiên liệu cao, khai thác không phù hợp Việc bán tàu này đã đem lại cho Công tymột khoản lợi nhuận là 17,6 tỷ đồng Doanh thu và giá vốn hàng bán năm 2014giảm so với năm 2013 là do Công ty đã bán bớt 01 tàu Hà Tây, hiện Công ty chỉkhai thác 02 con tàu là Transco Star và Transco Sky nhưng vẫn rất hiệu quả Do đókết thúc năm 2014, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 221 tỷ đồng, bằng96,37% so với năm 2013 và tăng 23,25% so với kế hoạch đặt ra Giá vốn hàng bánnăm 2014 là 202,3 tỷ đồng, bằng 95,12% so với năm 2013 Tổng lợi nhuận kế toánsau thuế của Công ty đạt: 23.020 tỷ đồng, bằng 590,25% kế hoạch đề ra và bằng771% năm 2013
Công ty luôn nằm trong top những doanh nghiệp thành viên có hiệu quả sảnxuất kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận cao trong Tổng Công ty hàng hải Việt Nam
Để đạt được những thành tựu trên,trong quá trình hoạt động, Công ty luônchú trọng đầu tư phát triển đội tàu, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực Với 5 đội ngũ
Trang 38lao động trong công ty đều có hợp đồng theo đúng luật lao động và được hưởngđầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành của pháp luật về Luật lao động và cáckhoản trợ cấp, thưởng, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Công ty thực hiệnchế độ làm việc 5 ngày/ tuần và 8giờ/ ngày
Đối với thuyền viên, thường xuyên tổ chức công tác đào tạo, huấn luyệnthuyền viên trực tiếp ngay tại Công ty và trên các phương tiện vận tải biển, gửithuyền viên tham dự các khoá đào tạo cập nhật kiến thức, kỹ năng thực hành tạicác cơ sở đào tạo thuyền viên chuyên nghiệp trong nước Các sỹ quan thuyền viênmới tuyển dụng phải trải qua các khoá huấn luyện ngắn hạn trước khi đưa xuốngcác phương tiện vận tải
Đối với lao động gián tiếp, công ty luôn tạo điều kiện tham gia học cả trong
và ngoài nước với ngành nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu công việc, tham giacác khoá tập huấn các chế độ chính sách mới của Nhà nước
Chính sách lương, thưởng, phúc lợi : Công ty áp dụng chính sách trả lươngtheo năng suất và hiệu quả làm việc của từng lao động Có chính sách khen thưởngxứng đáng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có sáng kiến và giảipháp kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh doanh cao Quy chế lương của Công ty xâydựng trên cơ sở khuyến khích tối đa mức độ đóng góp của nhân viên, định kỳ hailần trong năm Hội đồng Khen thưởng Kỷ luật họp đánh giá mức độ cống hiến củatừng nhân viên trong Công ty, trên cơ sở đó đề ra mức khen thưởng lợi ích cụ thểvới từng người, điều này đã khuyến khích cán bộ công nhân viên Công ty nỗ lựclàm việc, gắn bó lâu dài với Công ty Hằng năm, Công ty có tổ chức cho Cán bộcông nhân viên đi tham quan, du lịch nhằm khuyến khích động viên người laođộng gắn bó với công ty
2.2.1.2 Khó khăn
- Rủi ro kinh doanh:
Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là hoạt động vận tảibiển nên chịu rất nhiều tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô và các biến độngchính trị trên toàn thế giới Tất cả các biến động về kinh tế – chính trị trên thế giớiđều làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa các quốc gia, khu vực, và do đó
Trang 39tất yếu ảnh hưởng đến hoạt động vận tải biển của Công ty Trong năm 2014, nềnkinh tế Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhưng thị trường vận tải biểnvẫn còn gặp rất nhiều khó khăn Thị phần vận tải biển Việt 7 Nam bị cạnh tranhgay gắt bởi không chỉ các hãng tàu nước ngoài mà cả rất nhiều các công ty kháchoạt động trong lĩnh trong lĩnh vực vận tải, trong khi giá cước vận tải vẫn ở mứcthấp, các chi phí đầu vào vẫn liên tục tăng cao như nhiên liệu, sửa chữa, cảng phí,
… ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đặc biệt ngày càng nhiều các Công ty hoạt động về lĩnh vực vận tải trong và ngoàinước nên sự cạnh tranh về giá cước rất khốc liệt
tư đều bằng đồng đô la Mỹ Do vậy sự tăng giảm của tỷ giá USD/VNĐ sẽ tác độngrất lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty
2.2.2.Đánh giá tổng quát tình hình tài chính của TRANSCO giai đoạn 2014
2011-2.2.2.1 Đánh giá tổng quáttình hình tài sản
Trang 40Bảng 2.1:Cơ cấu tài sản của TRANSCO các năm 2011 – 2014
Tỷ
Giá trị
Tỷ Giá trị
Tỷ Tuyệt đối
g
trọn g
trọn g
II - KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN
HẠN
1 Đầu tư ngắn hạn
III - CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN 11.587 24 24.204 56 13.854 37 9.351 17 12.617 109 -10.350 -43 -4.503 -33
1 Phải thu khách hàng 4.706 41 3.503 14 4.548 33 8.889 95 -1.203 -26 1.045 30 4.341 95
5 Các khoản phải thu khác 7.067 61 20.666 85 9.186 66 645 7 13.599 192 -11.480 -56 -8.541 -93
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -186 -2 -186 -1 -186 -1 -243 -3 0 0 0 0 -57 31