1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ sau khi hoa kỳ phê chuẩn quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn

18 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 398,74 KB

Nội dung

Đề tài được thực hiện nhằm luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi Hoa Kỳ phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -

ĐỖ ĐỨC ANH

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ SAU KHI HOA KỲ PHÊ CHUẨN QUY CHẾ THƯƠNG MẠI

BÌNH THƯỜNG VĨNH VIỄN

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị

Mã ngành : 60 31 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐÀO THỊ

BÍCH THUỶ

Hà Nội – 2009

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế là một sự phát triển tất yếu khách quan Trong đó, xu hướng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là xu hướng để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế của nhiều quốc gia trên thế giới Với Việt Nam - để thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, phát triển kinh tế, thực hiện xây dựng một Nhà nước

“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” mà từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đề ra, tại Đại hội IX, X của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định trong quan hệ ngoại

giao, chúng ta thực hiện “chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế”, “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”

Cùng với việc mở rộng quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác kinh tế - thương mại với tất cả các quốc gia trên thế giới trên nguyên tắc

“bình đẳng, cùng có lợi”, “tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”

vì “hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội” Chính trong quan hệ đối

ngoại rộng mở đó mà quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ liên tục được cải thiện trong suốt thời gian qua

Ngày 03/02/1994, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton gỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam Điều này đánh dấu một bước phát triển tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giữa hai quốc gia Ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, đánh dấu một trang mới trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Ngày 10/12/2001, Hiệp

Trang 3

tháng 12/2006, sau nhiều năm đàm phán cuối cùng Hoa Kỳ đã phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam (sau đây gọi tắt là PNTR) Đây là bước phát triển nhảy vọt trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Từ đây quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư giữa hai nước đã được bình thường hoá hoàn toàn Việc Hoa Kỳ phê chuẩn PNTR là một điều rất dễ hiểu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đang ngày càng được củng cố

PNTR đã và đang có tác động rất lớn đến thương mại Việt Nam Bởi vì Hoa Kỳ không chỉ là một nước có nền kinh tế lớn, mà còn là thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam bên cạnh EU, Nhật và các nước khác trên thế giới Sự tác động của PNTR đến thương mại Việt Nam là rất rõ ràng Tuy nhiên, việc Việt Nam có tận dụng được những ích lợi mà PNTR mang lại hay khắc phục những hạn chế mà PNTR tác động ngược trở lại được hay không

còn là câu hỏi bỏ ngỏ Chính điều này đã thôi thúc tôi lựa chọn Đề tài: “Quan

hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi Hoa Kỳ phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn”

Đề tài được thực hiện nhằm luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi Hoa Kỳ phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn, trên cơ sở đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trước và sau khi phê chuẩn PNTR, từ đó có những giải pháp để đẩy mạnh khai thác hiệu quả tiềm năng thương mại của cả hai bên Trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu hướng quốc tế hoá hiện nay, trong điều kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, việc nghiên cứu

Đề tài trên là rất cần thiết, góp phần phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực

Trang 4

2 Tình hình nghiên cứu

Trên cơ sở Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng, do đó quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã có nhiều công trình nghiên cứu và một số bài viết

* Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trước khi Hoa

Kỳ phê chuẩn PNTR có thể kể đến:

- “Việt Nam – Hoa Kỳ, Quan hệ thương mại và đầu tư” - Nguyễn Thiết

Sơn, Nxb Khoa học xã hội 2004

- “Quan hệ Việt - Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1990-2000)” -

PGS-TS Lê Văn Quang, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2005

- Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị “Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thực trạng và giải pháp” - Nguyễn Quốc Khánh, 2005

- Báo Star - Việt Nam, “Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại song phương (Báo cáo kinh tế năm 2002) Việt Nam – Hoa Kỳ”,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003

- Báo Điện tử Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển hơn nữa”

- Bộ Thương mại, “Thương mại Việt Nam, trung tâm thông tin thương mại”, Nxb Thống kê, 2005

- Tạp chí Việt - Mỹ, “Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2006 tiếp tục tăng trưởng cao”…

* Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi Hoa Kỳ phê chuẩn PNTR chủ yếu là một số bài viết trên báo điện tử và tạp chí

Trang 5

- Báo Điện tử Việt Nam net, “Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sau 1 năm nhìn lại”, ra ngày 16/10/2007

- Báo Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, “Thương mại 6 tháng đầu năm và giải pháp phát triển trong 6 tháng cuối năm 2007"

- Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ: tình hình và giải pháp, số 09/2007

- Tạp chí những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Bình thường hóa

và phát triển mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ trong quá trình đổi mới đất nước, số 11(139)/2007…

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở nghiên cứu về thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam – Hoa

Kỳ trước khi phê chuẩn PNTR và các giải pháp để phát triển quan hệ này trong giai đoạn Việt Nam chưa trở thành thành viên WTO Để tiếp tục nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi Hoa Kỳ phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Đặc biệt việc nghiên cứu này được tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Kinh

tế chính trị

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích

Luận văn hướng tới mục đích làm rõ cơ sở lý luận và tầm quan trọng của việc Hoa Kỳ phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại quốc tế và bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá trong những điều kiện khách quan và định hướng cơ bản

Trang 6

của Đảng Cộng sản Việt Nam Đặc biệt, Luận văn chủ yếu nghiên cứu, đánh giá những tác động của PNTR đến quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ, từ đó đề xuất một số kiến nghị về giải pháp và chính sách nhằm tận dụng có hiệu quả những lợi ích mà PNTR mang lại Đồng thời, khắc phục những tác động ngược trở lại của PNTR trong quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ

* Nhiệm vụ

- Để làm rõ những tác động của PNTR đối với quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ, Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trước và sau khi Hoa

Kỳ phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn

- Để khắc phục những tác động ngược trở lại của PNTR cũng như tận dụng hiệu quả những lợi ích mà PNTR mang lại, Luận văn đề ra những chính sách, giải pháp và kiến nghị đối với doanh nghiệp, đối với các ngành hàng

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tác động của PNTR tới quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trên cơ sở các động thái chủ quan và khách quan chi phối các mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội; đặc biệt ở đây đối tượng hướng tới chính là các giải pháp nhằm tận dụng những lợi ích mà PNTR mang lại trong quan hệ thương mại, đồng thời phát triển, củng cố quan

hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá

Trang 7

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thương mại hàng hoá hai chiều giữa Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi PNTR được thông qua Nghiên cứu về các vấn đề về sự biến động trong tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu, vấn đề

về thị trường, hàng rào thương mại,…sau khi PNTR được thông qua

- Sự khảo cứu Luận văn được giới hạn chủ yếu trong khoảng thời gian

từ khi Hoa kỳ phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đến nay

và dự báo triển vọng tới năm 2010 Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu trong Luận văn này các số liệu trước khi Hoa kỳ phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn được sử dụng trên cơ sở kế thừa có chọn lựa

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản

Ngoài ra, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phân loại và dự báo…cũng được chú trọng vận dụng để làm rõ vấn đề nghiên cứu

6 Những đóng góp của Luận văn

- Luận văn làm rõ cơ sở lý luận, tầm quan trọng và ý nghĩa của Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) trong phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

- Luận văn làm rõ những lợi ích và những hạn chế mà PNTR mang lại đối với thương mại Việt Nam, trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO

Trang 8

-Luận văn đưa ra những giải pháp để tận dụng những lợi ích mà PNTR mang lại, đồng thời khắc phục những tác động ngược trở lại của PNTR trong Quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới

7 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Quy chÕ th-¬ng m¹i b×nh th-êng vÜnh viÔn trong quan

hÖ th-¬ng m¹i cña Hoa Kú víi Trung Quèc vµ kinh nghiÖm cña Trung Quèc cho ViÖt Nam

Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

sau khi Hoa Kỳ phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương

mại Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi Hoa Kỳ phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn

Trang 9

Ch-ơng 1

quy chế th-ơng mại bình th-ờng vĩnh viễn trong quan hệ th-ơng mại của Hoa Kỳ với trung quốc

và kinh nghiệm của trung quốc cho Việt Nam

1.1 Tổng quan về PNTR và vai trò của nó trong quan hệ th-ơng mại của Hoa Kỳ với các n-ớc

1.1.1 Giới thiệu chung về PNTR

1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

D-ới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ (KH - CN) hiện

đại, xu thế toàn cầu hoá xuất hiện với một cấp độ cao hơn về chất của quá trình quốc tế hoá lực l-ợng sản xuất vốn có tr-ớc đó Toàn cầu hoá không chỉ tạo ra những biến đổi mạnh mẽ với kinh tế, mà còn thúc đẩy các mối quan hệ liên quốc gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu Tự do hoá kinh tế và cải cách thị tr-ờng trên toàn cầu diễn ra phổ biến – các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau, xâm nhập lẫn nhau khiến cho tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các n-ớc càng ngày càng tăng

Tr-ớc những biến đổi to lớn trong kỷ nguyên cách mạng KH - CN và toàn cầu hoá, tất cả các n-ớc trên thế giới đều tiến hành điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới chính sách theo h-ớng mở cửa, thắt chặt các mối quan hệ th-ơng mại song ph-ơng và đa ph-ơng bằng cách giảm dần và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo thông thoáng cho việc trao đổi hàng hoá… và do đó mối quan hệ th-ơng mại quốc tế đã trở nên phổ biến và đ-ợc

hiểu theo nhiều nghĩa Tuy nhiên “Quan hệ th-ơng mại quốc tế” cần phải

đ-ợc hiểu đầy đủ rõ ràng, đó là: “Các quan hệ về di chuyển hàng hoá và dịch

vụ quốc tế mà theo nghĩa hẹp quan hệ th-ơng mại quốc tế bao hàm việc mua

Trang 10

bán, trao đổi hàng hoá hữu hình giữa các quốc gia Còn theo nghĩa rộng quan

hệ này còn chứa đựng việc trao đổi mua bán các hàng vô hình và dịch vụ”[3].Trong quan hệ th-ơng mại quốc tế việc trao đổi, buôn bán hàng hoá

giữa các n-ớc với nhau hầu hết dựa trên cơ sở luật th-ơng mại quốc tế và các hiệp định th-ơng mại song ph-ơng hoặc đa ph-ơng giữa các quốc gia với nhau Việc tận dụng những lợi ích mà các quốc gia có đ-ợc do đ-ợc h-ởng các chế độ -u đãi về thuế quan từ các quốc gia có nền kinh tế lớn, những n-ớc phát triển luôn là một lợi thế trong quan hệ th-ơng mại cho các quốc gia khác

Đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hoặc đang phát triển

Và cũng từ lâu trong quan hệ th-ơng mại, ng-ời ta đã quen với thuật ngữ

thương mại “Quy chế tối huệ quốc” Quy chế tối huệ quốc (MFN) hay còn gọi

là Quy chế th-ơng mại bình th-ờng (NTR) về cơ bản đ-ợc hiểu là: “một chế

độ pháp lý mà một quốc gia này dành cho công dân hoặc pháp nhân của một quốc gia khác một số quyền lợi và -u đãi”, còn theo Luật pháp quốc tế: “Đây

là nguyên tắc điều chỉnh quan hệ th-ơng mại và kinh tế giữa các n-ớc trên cơ

sở các hiệp định, hiệp -ớc ký kết một cách bình đẳng, có đi có lại”[40]

Quy chế NTR không có nghĩa là th-ơng mại không giới hạn, vì quy chế này chỉ áp dụng cho thuế quan và nhiều hàng rào phi thuế quan mang tính giới hạn cao khác Và cũng nh- các quốc gia khác quy chế NTR luôn là nguyên tắc chính trong quan hệ th-ơng mại của Hoa Kỳ với các quốc gia khác trên thế giới Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Hoa Kỳ với các quốc gia trên thế giới đó

là, quy chế NTR tại Hoa Kỳ luôn đ-ợc Quốc hội Hoa Kỳ xem xét mỗi năm

Và với các quốc gia ch-a nhập tổ chức th-ơng mại thế giới chỉ đ-ợc h-ởng Quy chế th-ơng mại bình th-ờng vĩnh viễn (PNTR) khi quốc gia đó đáp ứng

đ-ợc hai yêu cầu cơ bản sau:

Trang 11

khẳng định một quốc gia không từ chối hoặc cản trở quyền hoặc cơ hội di c- của công dân n-ớc mình

Thứ hai, đã ký kết Hiệp định th-ơng mại song ph-ơng với Hoa kỳ Điều

khoản Jackson-Vanik cho phép Tổng thống hàng năm ra quyết định ng-ng áp dụng điều khoản Jackson-Vanik để cho phép cấp NTR

Quy chế quan hệ th-ơng mại bình th-ờng vĩnh viễn (PNTR –Permanent Normal Trade Relations) luôn đ-ợc kỳ vọng cao hơn so với NTR vì PNTR mang tính ổn định, tạo niềm tin cho các quốc gia trong quan hệ th-ơng mại với Hoa Kỳ Vì vậy các quốc gia có quan hệ th-ơng mại với Hoa Kỳ luôn cố gắng để có PNTR càng sớm càng tốt

1.1.1.2 Nội dung của PNTR

a Lịch sử hình thành quy chế PNTR tại Hoa Kỳ

ở Châu Âu Quy chế th-ơng mại bình th-ờng (NTR) đã hình thành và phát triển từ thế kỷ 16, đ-ợc đ-a vào Hiệp -ớc th-ơng mại năm 1860 giữa Anh và Pháp Ban đầu nó có tên là Quy chế tối huệ quốc (MFN) Từ năm

1860 khi Hiệp -ớc th-ơng mại giữa Anh và Pháp ra đời đã mở đầu cho Quy chế tối huệ quốc trở thành phổ cập ở Châu Âu Từ 01/01/1884 khi có Hiệp

định chung về thuế quan và th-ơng mại (General Agreement on Trariff and Trade - GATT), Quy chế tối huệ quốc đ-ợc coi là một cam kết cơ bản của GATT Sau này, quy chế MFN đã trở thành nội dung quan trọng của Tổ chức th-ơng mại thế giới (World Trade Organization - WTO) kế tục vai trò của GATT từ ngày 1/1/1995 Về cơ bản các n-ớc thành viên của GATT (hoặc WTO) cho nhau h-ởng quy chế tối huệ quốc (MFN) theo quan hệ đối xử bình

đẳng trong hoạt động buôn bán với nhau, cùng chia sẽ lợi ích qua việc hạ thấp dần hàng rào thuế quan

Ngày đăng: 22/11/2016, 16:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w