1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc về bản đồ tại văn phòng đăng ký đất đai, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương (tt)

25 307 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 465,62 KB

Nội dung

Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc về bản đồ tại văn phòng đăng ký đất đai, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương (Luận văn thạc sĩ)Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc về bản đồ tại văn phòng đăng ký đất đai, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương (Luận văn thạc sĩ)Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc về bản đồ tại văn phòng đăng ký đất đai, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương (Luận văn thạc sĩ)Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc về bản đồ tại văn phòng đăng ký đất đai, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương (Luận văn thạc sĩ)Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc về bản đồ tại văn phòng đăng ký đất đai, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương (Luận văn thạc sĩ)Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc về bản đồ tại văn phòng đăng ký đất đai, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương (Luận văn thạc sĩ)Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc về bản đồ tại văn phòng đăng ký đất đai, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 60 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Huy Khiên

Phản biện 1: TS Phan Ánh Hè

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Cường

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Địa điểm: Phòng số 210, Nhà A – Hội đồng bảo vệ luận văn thạc

sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Số: 10 – Đường 3/2 – Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian: vào lúc11 giờ 00, ngày 21 tháng 7 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 3

MỞ DẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Tại Bình Dương, theo thông tin do Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) cung cấp năm 2016 thì có đến gần 99% số liệu đo đạc và bản đồ phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCNQSDĐ) là do Văn phòng ĐKĐĐ thực hiện; trong khi đó Văn phòng ĐKĐĐ cũng là đơn

vị tham mưu Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cấp GCNQSDĐ cho tổ chức và cá nhân Nói cách khác Văn phòng ĐKĐĐ vừa là cơ quan “đo đất” đồng thời cũng là cơ quan “cấp đất”, đây là tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

Với những lý do trên tác giả chọn vấn đề “Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương” làm đề tài

luận văn Cao học chuyên ngành Quản lý công

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trên bước đường hội nhập quốc tế, Nhà nước phải tiến hành XHH một số ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể làm được, thậm chí còn làm tốt hơn khu vực công Trong đó, XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ cũng là một xu thế tất yếu khách quan

 Nghiên cứu về DVC, xã hội hóa DVC đã được nhiều học giả quan tâm Chúng ta có thể nêu một số công trình nghiên cứu của các các tác giả sau:

- PGS.TS Lê Chi Mai (2002), chuyển giao dịch vụ công cho các

cơ sở ngoài nhà nước vấn đề và giải pháp, Nxb Lao động – Xã hội

- Đỗ Thị Hải Hà (2007), Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch

vụ công (sách chuyên khảo), Nxb Khoa học và Kỹ thuật

Trang 4

- TS Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2007): Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb Thống kê

 Ngoài các sách chuyên khảo trên, một số nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học về DVC, cải cách và XHH DVC Tiêu biểu là các đề tài khoa học sau:

- Trương Văn Huyền (2010), Hoàn thiện quản lý DVC ở Việt Nam hiện nay, đề tài cấp bộ B 10-25

- PGS.TS Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam, đề tài cấp bộ 2001-54-057

 Đã có một số tác giả nghiên cứu về cải cách DVC và XHH DVC đăng trên các tạp chí chuyên ngành Chúng ta có thể nêu một

số bài viết sau:

- PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp (2013), Quản lý nhà nước đối với DVC, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam,

số 3 Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Trong bài viết “Xã hội hóa dịch vụ công: Quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm từ một số nước” của GS.TS Trần Ngọc Hiên, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trong Tạp chí Cộng sản ngày 18/6/2012

- PGS.TS Đặng Khắc Ánh (2015), Hợp tác công – tư trong khu vực công ở Việt Nam, số 229 Tạp chí Quản lý nhà nước

- Thanh Bình (2015), Kinh nghiệm quản lý đất đai ở Úc, số 18 Tạp chí Tài nguyên và Môi trường

- Nguyễn Tuấn Hùng (2013), Đẩy mạnh XHH hoạt động đo đạc

và bản đồ, số 3+4 Tạp chí Tài nguyên và Môi trường

- GS.TS Phạm Ngọc Quang (2004), Xã hội hóa DVC - Một nội dung trong đổi mới phương thức hoạt động của Chính phủ, số 4 Tạp chí Triết học

Trang 5

Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về cải cách cung ứng DVC, XHH DVC ở một số lĩnh vực Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu về XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản

đồ trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và tại Văn phòng ĐKĐĐ,

Sở TN&MT tỉnh Bình Dương nói riêng Vì vậy, học viên nghiên cứu

đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Xây dựng khung lý thuyết về XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ Qua đó, phân tích thực trạng hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương trong những năm tới

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện XHH DVC

đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương

4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Trang 6

Về không gian: chủ yếu là tại tỉnh Bình Dương, ngoài tỉnh Bình

Dương luận văn còn nghiên cứu, thanh khảo kinh nghiệm ở một số địa phương

Về thời gian: Chủ yếu từ năm 2010 đến nay

Về nội dung: XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ

tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Phương pháp luận

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

- Phương pháp quan sát thực tế;

- Phương pháp thống kê;

* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

- Phương pháp điều tra xã hội học

* Phương pháp xử lý thông tin:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: thông qua các nguồn thông tin thu thập thứ cấp và thông tin sơ cấp, tác giả đã phân tích thông tin, tổng hợp số liệu Qua đó tác giả minh họa cho dẫn chứng, rút ra kết luận, kiến nghị trong luận văn

Trang 7

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đang ký đất đai, Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương Luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan quản lý nhà nước về TN&MT, tạo ra và duy trì được sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ về đo đạc và bản đồ Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu XHH ở một lĩnh vực cụ thể và cũng là tài liệu giúp các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh XHH ở các lĩnh vực dịch vụ khác

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn này gồm có 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ

Chương 2: Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc

và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương

Chương 3: Phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương

Trang 8

1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ công

Trong nghiên cứu khoa học, dù có nhiều khái niệm về DVC, nhưng nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã chung quan điểm: “DVC là những hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được nhà nước uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp nhu cầu thiết yếu chung của cộng đồng, công dân, theo nguyên tắc không vụ lợi, đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội”

1.1.1.2 Đặc điểm dịch vụ công

DVC có tính xã hội

Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cung ứng DVC

Nhà nước không phải là chủ thể duy nhất cung ứng DVC

Nguyên tắc không chỉ vì lợi nhuận khi cung ứng DVC

1.1.2 Xã hội hóa dịch vụ công

1.1.2.1 Khái niệm xã hội hóa dịch vụ công

XHH DVC được hiểu là quá trình mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội cùng tham gia với Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Điều đó cũng có nghĩa là, tăng cường vai trò của khu vực tư nhân, tái cấu trúc lại khu vực công vốn bao

Trang 9

trùm lên gần như toàn bộ hoạt động KT-XH, chuyển giao bớt nhiệm

vụ cho khu vực tư nhân Nhà nước đang dần chuyển hướng từ Nhà nước "chèo thuyền” sang Nhà nước “lái thuyền”

1.1.2.2 Vai trò xã hội hóa dịch vụ công

XHH DVC nâng cao chất lượng DVC được cung ứng

XHH DVC thể hiện các định hướng phát triển quốc gia

XHH DVC giúp phát huy tiềm năng và năng lực của xã hội trong việc phục vụ cộng đồng

XHH DVC giúp nhà nước tập trung nguồn lực để cung ứng tốt hơn các dịch vụ công chỉ do nhà nước cung ứng

XHH DVC góp phần thúc đẩy CCHC

1.1.2.3 Điều kiện để xã hội hóa dịch vụ công

Đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công

Vần có cơ chế quản lý phù hợp

Cải thiện dịch vụ công trong khu vực nhà nước

1.2 Sự cần thiết phải xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ

1.2.1 Yêu cầu khách quan

Do yêu cầu phát triển đời sống KT-XH

Do đặc điểm của nền kinh tế thị trường

Sự thay đổi tương quan giữa khu vực công với khu vực tư

1.2.2 Yêu cầu chủ quan

Tiết kiệm ngân sách nhà nước,

Năng lực bộ máy cung ứng dịch vụ,

Yêu cầu nâng cao tính cạnh tranh, chuyên nghiệp khu vực công, Bảo đảm tính công khai và minh bạch

Trang 10

1.3 Nội dung xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về

đo đạc và bản đồ

1.3.1 Khái quát về đo đạc và bản đồ

Đo đạc và bản đồ là lĩnh vực khoa học kỹ thuật sử dụng các

phương pháp thu nhận và xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và thông tin thuộc tính của các đối tượng địa lý ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không và biểu thị bề mặt Trái Đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu

theo các quy tắc toán học nhất định

1.3.2 Các loại sản phẩm hoạt động cung ứng dịch vụ công về

đo đạc và bản đồ

Sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản

Sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành

Sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng

1.3.3 Nội dung xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về

đo đạc và bản đồ

Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện hai chức năng:

Thứ nhất, chức năng quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có một

phần nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên là quản lý nhà nước về

đo đạc và bản đồ phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thứ hai, chức năng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc

và bản đồ Vì là hoạt động chuyên môn kỹ thuật thuần túy nên Nhà nước hoàn toàn có thể tiến hành xã hội hóa hoạt động này

Trang 11

1.4 Bài học kinh nghiệm xã hội hóa dịch vụ công

1.4.1 Kinh nghiệm một số địa phương

- Hà Tĩnh thành công trong XHH công tác BVMT

- Xã hội hóa hoạt động điện ảnh ở thành phố Hồ Chí Minh

- XHH bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Hiệu quả từ XHH hoạt động BVMT tỉnh Vĩnh Phúc

- XHH giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Dương

Thông qua hoạt động XHH trên một số lĩnh vực khác nhau ở các địa phương khác nhau đã để lại bài học kinh nghiệm về XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

Phải tạo khung hành lang pháp lý cần thiết XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ

Phải đưa ra lộ trình cụ thể cho việc XHH DVC về đo đạc và bản

đồ, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn của tỉnh

Làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Không nên thực hiện XHH bằng mọi giá Nếu không kiểm soát, kiểm tra đôn đốc mà giao khoán hoạt động cung ứng DVC về đo đạc

và bản đồ sẽ gây hậu quả không lường trước

Tiểu kết chương 1

Qua một số điểm nêu trên, để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng phục vụ của Nhà nước thông qua hoạt động cung ứng DVC, Nhà nước cần đổi mới việc thực hiện nhiệm vụ DVC theo hướng những DVC mà khu vực tư có thể làm tốt thì nên để cho khu vực tư thực hiện, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” như hiện nay

Trang 12

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG

DỊCH VỤ CÔNG VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI,

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương

Thực hiện Nghị quyết số 30/2010/NQ-HĐND7 ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh về Kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương 5 năm 2011 - 2015 Dù tình hình thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, tình hình trong nước còn nhiều khó khăn.Tuy nhiên, các ngành, các cấp của tỉnh đã tìm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, có bước đột phá trong CCHC được Nhân dân và doanh nghiệp ủng hộ

Bên cạnh những mặt làm được nêu trên vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Các loại hình dịch vụ tuy đã có bước phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng tiềm năng của tỉnh

2.2 Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc

và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2.2.1 Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc

và bản đồ

Thứ nhất, về công tác đo đạc và bản đồ

Đo đạc, chỉnh lý bản đồ trong hệ tọa độ VN-2000 Ngoài ra Sở TN&MT còn di dời, khôi phục mốc tọa độ, độ cao

Trang 13

Thứ hai, về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Triển khai phần mềm VisualSVN server, TortoiseSVN phục vụ cho công tác sử dụng bản đồ địa chính dùng chung Phần mềm Vilis quản lý CSDL thông tin đất đai

Thứ ba, về công tác địa giới hành chính

Tỉnh đã hoàn thành bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính của 9/9 đơn vị hành chính cấp huyện và 91/91 đơn vị hành chính cấp xã; hoàn thành công tác khôi phục các mốc địa giới hành chính thuộc địa phận tỉnh Bình Dương ở cả 3 cấp

Thứ tư, bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Trên cơ sở đề nghị phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của UBND 09 huyện, thị xã, thành phố Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của 09 huyện, thị xã, thành phố

2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công về

đo đạc và bản đồ

Thứ nhất, về đo đạc và bản đồ

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính đã được triển khai từ năm 1994 và đến năm 2001 đã cơ bản hoàn thành cho 91/91 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính cho 77/91 xã, phường, thị trấn

Thứ hai, về xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai

Hình thành một hệ thống hồ sơ địa chính số thống nhất, đồng bộ

và hoàn chỉnh để đưa vào quản lý, lưu trữ, cung ứng và khai thác sử dụng theo qui định một cách nhanh chóng kịp thời và thường xuyên Xây dựng CSDL nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Ngày đăng: 07/03/2018, 14:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w