1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KTCT tác động của vốn đầu tư nước ngoài vào việt nam trong thời kỳ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA

32 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 155,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Vốn là điều kiện hàng đầu của tăng trưởng của mọi quốc gia. Đối với Việt Nam để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định cần phải có một khối lượng vốn rất lớn. Vì thế trong bối cảnh nền kinh tế còn kém phát triển, khả năng tích luỹ thấp thì việc tăng cường huy động các nguồn vốn nước ngoài để bổ xung cho tổng vốn đầu tư phát triển có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó phải kể đến vốn đầu tư nước ngoài . Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng, nó là nguồn bổ xung vốn cho đầu tư, là một cách để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhận thức đúng vị trí và vai trò to lớn của vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời tạo mọi diều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chúng ta thực hiện đa dạng hoá và đa phương hoá hợp tác đầu tư với nước ngoài hai bên cùng có lợi. Việt Nam coi vấn đề huy động và sử dụng có hiệu quả của vốn đầu tư nước ngoài trong tổng thể chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay là một trong những nhiệm vụ chiến lược trọng yếu nhất. Nó góp phần thực hiện có hiệu quả kế hoạch 5 năm (20012005), là bước mở đầu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 20012010 –chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam em đã mạnh dạn chọn đề tài: Trong bài viết này em xin được trình bày những vấn đề sau: Chương I: Tổng quan về đầu tư nước ngoài Chương II: Tác động của vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ CNH HĐH Chương III: Một số phương hướng và biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện nay.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Vốn là điều kiện hàng đầu của tăng trưởng của mọi quốc gia Đối với Việt Nam

để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định cần phải có một khối lượng vốn rấtlớn Vì thế trong bối cảnh nền kinh tế còn kém phát triển, khả năng tích luỹ thấp thìviệc tăng cường huy động các nguồn vốn nước ngoài để bổ xung cho tổng vốn đầu tưphát triển có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó phải kể đến vốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng, nó là nguồn bổ xung vốn chođầu tư, là một cách để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thunhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhận thức đúng vị trí và vai trò to lớn của vốn đầu tư nước ngoài, chính phủViệt Nam đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,đồng thời tạo mọi diều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Chúng ta thực hiện đa dạng hoá và đa phương hoá hợp tác đầu tư với nước ngoài haibên cùng có lợi Việt Nam coi vấn đề huy động và sử dụng có hiệu quả của vốn đầu

tư nước ngoài trong tổng thể chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước tahiện nay là một trong những nhiệm vụ chiến lược trọng yếu nhất Nó góp phần thựchiện có hiệu quả kế hoạch 5 năm (2001-2005), là bước mở đầu quan trọng trong việcthực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 –chiến lược đẩymạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Nhận thấy vai trò quan trọng của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

em đã mạnh dạn chọn đề tài: Trong bài viết này em xin được trình bày những vấn đềsau:

Chương I: Tổng quan về đầu tư nước ngoài

Chương II: Tác động của vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong

thời kỳ CNH - HĐH

Chương III: Một số phương hướng và biện pháp để thu hút vốn đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam hiện nay

Trang 2

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1 Khái niệm chung về đầu tư nước ngoài :

Mọi quá trình sản xuất đều cần phải có hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức laođộng Thiếu hai yếu tố đó thì sẽ không8 tồn tại quá trình sản xuất hàng hoá Để cóđược hai yếu tố cơ bản đó vấn đề đặt ra là cần có vốn đầu tư và thực hiện hoạt độngđầu tư Vốn đầu tư dùng để sản xuất hàng hoá, mua nhà xưởng, mua thiết bị v.v…Vốn có khác nhau về quy mô hay cơ cấu song là điều cần thiết đối với mọi quá trìnhsản xuất, mọi quốc gia nhất là đối với những cơ sở mới bắt đầu hình thành và vớinhững quốc gia còn ở trình độ lạc hậu chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hoátrong đó có Việt Nam

Vốn đầu tư trong nền sản xuất hàng hoá là vốn tiền tệ được tích luỹ bằngnguồn vốn của các doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân và nguồn vốn huy động từcác nguồn khác, được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tronghoạt động kinh tế xã hội nhằm đạt hiệu quả kinh tế nhất định Vốn đầu tư có thểđược huy động từ trong nước cũng như có thể được huy động từ nước ngoài.Trongđiều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế được đẩy mạnh như thời đại ngày nay thì vốnnước ngoài ngày càng phổ biến và có vai trò không nhỏ Mặc dù đứng về lâu dàI thìvốn trong nước luôn đóng vai trò quyết định Vốn đầu tư được sử dụng để phục vụcho một mục đích nhất định căn cứ vào những tiêu thức nhất định người ta có thểphân chia đầu tư thành nhiều loại trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp là đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia điều hànhqui trình thực hiện và có thể quyết định toàn bộ hoạt động nếu là xí nghiệp 100% vốncủa mình hoặc tham gia quyết định nếu là xí nghiệp liên doanh.Trong đầu tư trực tiếpngười có vốn có thể bỏ vốn vào để làm tăng thêm năng lực sản xuất mới song cũng

có thể mua lại một số cổ phần để hy vọng

Trang 3

Trong đầu tư trực tiếp người có vốn bỏ ra có thể là người trong nước mà cũng

có thể là người nước ngoài Trong trường hợp vốn và người có vốn là người nướcngoài thì hoạt động đầu tư trực tiếp đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài

Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư trực tiếp do nguồn vốn từ nướcngoài mà chủ thể của nó là tư nhân hay nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế được nướcchủ nhà cho phép đầu tư vào những ngành hoặc những lĩnh vực nào đó của một nướcnhằm thực hiện mục tiêu nhất định

Ở Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên về đầu tư trực tiếp nước ngoài là điều

lệ về đầu tư nước ngoài kèm theo nghị định số 115/CP ngày 18/4/1977 Điều lệ nàykhông nêu định nghĩa cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng trong tư tưởng củacác quy phạm thì khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giống như khái niệmđược ghi nhận sau này trong luật đầu tư nước ngoài năm 1987: “Đầu tư trực tiếpnước ngoài là việc tổ chức, nhân nước ngoàI trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằngtiền nước ngoài hoặc bằng bất kỳ tài sản được Chính Phủ Việt Nam chấp thuận đểhợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xínghiệp 100% vn nước ngoài”

1.1 Đặc điểm của vốn đầu tư nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số đặc điểm sau:

- Hoạt động vốn đầu tư nước ngoài không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu

tư mà còn có cả công nghệ kỹ thuật, bí quyết kinh doanh, sản xuất, trình độ quản lý

- Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng một lượng vốn tối thiểu vào vốn pháp địnhtuỳ theo quy định của luật đầu tư nước ngoài ở từng nước, để họ có quyền trực tiếptham gia điều hành, quản lý Ví dụ luật đầu tư của Việt Nam quy định: “Số vốn góptối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30%vốn pháp định của dự án

- Quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộcvào vốn góp, nếu đóng góp 100% thì xí nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoàiđiều hành

Trang 4

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định mức lợinhuận của nhà đầu tư Lời và lỗ được chia theo tỉ lệ góp vốn sau khi đã nộp thuế lợitức cho nước chủ nhà.

- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng theo mục đích của chủ thể đầu tưnước ngoài trong khuôn khổ luất đầu tư nước ngoài của nước sở tại Nước tiếp nhậnđầu tư chỉ có thể định hướng một cách gián tiếp việc sử dụng vốn đó vào những mụcđích mong muốn thông qua các công cụ: thuế, giá thuê đất, chính sách để khuyếnkhích hay hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một ngành nào đó

- Việc tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài không gây nên tình trạng nợ nước ngoàicho nước chủ thể, bởi nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trực tiếp trước hoạtđộng sản xuất kinh doanh của họ

1.2 Ưu điểm của hình thức đầu tư nước ngoài

* Về giá đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Cho phép chủ đầu tư nước ngoài ở một mức độ nhất định (phụ thuộc vào tỉ lệgóp vốn) tham đầu tư trực tiếp nước ngoàiự vào điều hành quá trình kinh doanh của

xí nghiệp nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra quyết định có lợi nhấtcho vốn đầu tư mà họ bỏ ra Nếu môi trường đầu tư ổn định các chủ đầu tư nướcngoài thích bỏ 100% vốn đầu tư

- Giúp cho nhà đầu tư nước ngoài dễ chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ và nguồncung cấp nguyên liệu của nước chủ nhà

- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch vì thông qua đâù tư trực tiếp mà họ tạođược các xí nghiệp nằm bên “ trong lòng” các nước thi hành chính sách bảo hộ mậudịch

* Về phía nước tiếp nhận đầu tư

- Giúp tăng cường khai thác vốn của từng chủ đầu tư nước ngoài Nhiều nướcthiếu vốn trầm trọng nên đối với hình thức đầu tư trực tiếp không quy định mức đónggóp tối đa của mỗi chủ đầu tư, thậm chí đóng góp càng nhiều càng được hưởng cácchính sách ưu đãi về thuế của nước chủ nhà

Trang 5

- Giúp tiếp thu được công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý kinh doanhcủa các chủ đầu tư nước ngoài.

- Nhờ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép nước chủ nhà có điều kiệnkhai thác tốt nhất những lợi thế của mình về taì nguyên, vị trí, mặt nước…

1.3 Một số hạn chế của đầu tư nước ngoài

Bên cạnh những ưu điểm thì hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng cónhững hạn chế nhất định:

- Nếu đầu tư vào môi trường bất ổn định về kinh tế và chính trị thì chủ đầu tư

dễ bị mất vốn

- Nếu nước chủ nhà không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học dẫn tới

sự đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn ônhiễm môi trường nghiêm trọng Vì hiện nay ở các nước tư bản phát triển thực hiện

sự kiểm soát gắt gao những dự án gây ô nhiễm môi trường, nên xu thế nhiều nhà tưbản nước ngoài đã và đang chuyển giao những công nghệ độc hại sang các nuức kémphát triển

- Mục đích của nhà đầu tư là lợi nhuận nên họ chỉ đầu tư vào nơi có lợi nhất

Vì thế nhiều khi lượng vốn nước ngoài đã làm gia tăng thêm sự mất cân đối giữa cácvùng nông thôn và thành thị Sự mất cân đối này sẽ gây nên sự bất ổn định về chínhtrị

- Nước chủ nhà có nguy cơ trở thành nơI tiếp nhận những công nghệ cũ, lạchậu của nước ngoài

2 Vị trí và tác động kinh tế của vốn đầu tư nước ngoài.

* Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong quan hệkinh tế quốc tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động kinh tế quốc tế, cùng với quátrình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng mở rộng và chiếm một vị tríngày càng quan trọng trong quan hệ kinh tế- quốc tế Đến nay vốn đầu tư nước ngoài

đã trở thành xu hướng của thời đại và nhân tố quy định bản chất các quan hệ kinh tếquốc tế

Trang 6

Thập kỷ 80 vừa qua đã chứng kiến bước phát triển của vốn đầu tư nướcngoài trên thế giới Khối lượng vốn tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với sự giatăng của sản xuất và buôn bán quốc tế Những năm 70 lượng vốn đầu tư trực tiếp toànthế giới bình quân hàng năm là 25 tỷ USD, con số này đã tăng lên gấp đôi trong thời

kỳ 1980-1985 Năm 1986 lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới là

78 tỷ USD, năm 1987 là 133 tỷ USD, 1990 là 185 tỷ USD Tính bình quân hàng nămtrong thời kỳ 1985-1990 đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khoảng 24% tốc độ nàytăng hơn 4 lần so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cũng trong thời kỳ này là6.1%.Tình hình trên đây cho phép khẳng định rằng FDI đang trở thành xu hướng pháttriển quan hệ kinh tế quốc tế

Đầu năm 1989 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới lên tới

200 tỷ USD, chiếm hơn 13% tổng vốn đầu tư trên toàn thế giới là 1500 tỷ USD Bướcsang thập kỷ 90 này đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh trở thành một nhân tố gây ảnhhưởng to lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia Hiện nay khối lượng vốnđầu tư ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia chiếm khoảng 80% tổng vốnđầu tư nước ngoài trên toàn thê giới Đây là sự thay đổi trong chiến lược phát triểncủa các công ty xuyên quốc gia Trước xu thế xu thế hoá nền kinh tế thế giới trongnhững năm gần đây các công ty xuyên quốc gia đă đặc biệt tập trung vào chiến lượccắm rễ ở nước ngoài nhằm phát triển các mạng lưới khu vực trên qui mô lớn

Tình hình trên đây có những lí do chủ yếu sau:

- Sự phát triển các phương tiện giao thông liên lạc, kỹ thuật bán dẫn đã đạt tớitrình độ cho phép các chủ đầu tư có thể nắm bắt kịp thời chuẩn xác các thông tin cầnthiết để có thể ra các quyết định hợp lý, hạn chế được các tổn thất cho phép và rủi rotrong kinh doanh Điều này cho phép các chủ thể đầu tư có thể điều hành hoạt độngkinh doanh của họ ở khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và chính xác

Sự phát triển cho phép các chủ đầu tư cung cấp hàng hoá, dịch vụ đúng hạn, đáp ứngkịp thời nhu cầu thị trường

- Thể chế chính trị, kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trong những thập kỷ qua

đã có những thay đổi phù hợp với nền kinh tế thị trường mở cửa, với các thông lệ

Trang 7

- Tình hình an ninh quốc tế ngày càng có xu hướng ổn định hơn nhất là sauchiến tranh lạnh Thế giới đã chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại hoà bình hợptác, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng phát triển

* Tác động kinh tế của vốn đầu tư nước ngoài:

- Tạo nguồn vốn bổ xung quan trọng

- Chuyển giao công nghệ

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

II LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1 Vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Việt Nam cũng như hầu hết các nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu của

sự phát triển kinh tế, do mức thu nhập thấp nên khả năng tiêu dùng và tích luỹ vốnđều rất hạn chế dẫn tới việc thu hút đầu tư trong nước không đáng kể Trong khi đónhu cầu của nền kinh tế lại cần những khoản vốn lớn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, xâydựng các công trình làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế để bù đắp cho sự thiếu hụtnguồn vốn đầu tư phát triển đất nước thì cần phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài nóichung và FDI nói riêng nhằm tăng dần khả năng đáp ứng vốn cho quá trình phát triểnkinh tế Do đó việc huy động vốn đầu tư trực tiếp tạo ra những lợi ích quan trọngtrong giai đoạn hiện nay:

Một là: Nó góp phần quan trọng trong việc khắc phục thiếu hụt về vốn ở nướcta

Đặc diểm của nền kinh tế nước ta ở vào thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 là nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung với nhiều nhược điểm.Trong đó tỉ lệ đầu tư và tiếtkiệm rất thấp thậm chí còn âm.Từ sau đổi mới, tỉ lệ này đã được tăng lên đáng kể, tuynhiên nó vẫn còn rất thấp so với nhu cầu đầu tư Hơn nữa, chúng ta còn phảI trả khánhiều nợ nước ngoài trong khi thâm hụt ngân sách còn ở mức cao Vì vậy vốn đầu tưnước ngoài trở thành một nguồn vốn cần thiết cho sự nghiệp đổi mới của nước nhà

Trang 8

Trong suốt thời kỳ 1990-1995 vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp 30% vốn đầu tưtrong nước.

Hai là: Thông qua việc chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, vốn đầu tư nướcngoài đã đóng góp phần tăng năng suất lao động, khả năng sản xuất, kinh nghiệmquản lý trong một số ngành

Việt Nam bước vào công cuộc hồi phục và phát triển kinh tế với xuất phátđiểm rất thấp về mặt công nghệ, do đó chất lượng sản phẩm thấp, khó có thể tạo rasức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, mặt khác trình độ công nghệ thấpcòn dẫn đến ô nhiễm môi trường Sau khi thực hiện luật đầu tư nước ngòai, việc đổimới công nghệ ở nước ta đã thực hiện so với qui mô và tốc độ nhanh hơn nhiều sovới trưóc đó Nước ta đã tiếp nhận một số kỹ thuật và công nghệ tiến bộ của nhiềungành kinh tế như: Thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, công nghiệp điện tử, sảnxuất lắp ráp ô tô, xe máy, hoá chất… Phần lớn thiết bị đưa vào nước ta thuộc loạitrung bình thế giới nhưng vẫn tiên tiến hơn những thiết bị hiện có của ta Một số côngnghệ chuyển giao trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông thuộc loại hiện đại của thế giới.Đây là sự đóng góp khá quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, gópphần nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng mẫu mã, từ đó nâng cao kim ngạch xuấtkhẩu, cải thiện môi trường lao động

Ba là: Bước đầu tạo ra một số công ăn việc làm, góp phần giải quyết khó khăn

về việc làm cho người lao động Tính đến năm 1997,các xí nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài đã tạo việc làm trực tiếp cho hơn 13 vạn lao động và hơn 10 vạn lao độnggián tiếp phục vụ cho hợp tác đầu tư Đồng thời đã thu hút hơn 4000 cán bộ Việt Namlàm việc trong các xí nghiệp này Nhiều cán bộ đã phát huy được năng lực, vươn lênđảm nhiệm được những công việc quan trong, có uy tín đối với các đối tác bên ngoài

Sự đóng góp này tuy còn nhỏ bé song lại đáng quý trong điều kiện đang thiếu nhiềuviệc làm ở nước ta

Bốn là: Tăng thêm nguồn thu từ xuất khẩu, dịch vụ thu ngoại tệ và đóng gópvào thu ngân sách nhà nước Trong suốt thời kỳ 1988-1996 đã tạo ra hơn 2 tỷ USDgiá tri sản lượng hàng hoá và dịch vụ đóng góp hơn 2tỷ đồng cho ngân sách Tuy

Trang 9

nhiên con số trên còn nhỏ bởi vì trong giai đoạn này khoảng 30% các dự án đầu tưđang trong thời gian được miễn thuế.

2.Vai trò và ý nghĩa của vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thực hiện hoạt động đầu tư trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã cho thấy đầu

tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức to lớn đối với nước tiếp nhận đầu tư đặc biệt

là ở những nước đang phát triển

Ngày nay do vai trò quan trọng của FDI nên các nước đang phát triển và cảnhững nước phát triển đều ra sưc cạnh tranh để thu hút FDI

Trước hết FDI đóng vai trò là nguồn cung cấp vốn lớn, góp phần giải quyếttình trạng thiếu vốn đầu tư- một căn bệnh kinh niên và phổ biến của bất kỳ một quốcgia chậm phát triển nào, ở Indonesia sau khi ban hành luật đầu tư nước ngoài đã cungcấp một lượng vốn bình quân trong 27 năm (1967-1994) là 1.15 tỷ USD/năm

Những năm gần đây, Philipin đang trên đà tăng trưởng kinh tế ở mức cao và

họ cho rằng nếu sử dụng nguồn vốn nước ngoài hợp lý thì có thể khuyến

khích được tính hiệu quả của nền kinh tế Ở Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nướcngoài đã cung cấp cho đất nước rộng lớn này 87 tỷ USD/năm trong 15 năm (1979-1994)

Ở Việt Nam tính đến hết năm 1995, vốn FDI đã thu hút là 19,353 tỷ USD vớimức thực hiện khoảng 30% Tốc độ thu hút vốn FDI ở Việt Nam từ 1988 -1995 bìnhquân 50%/năm

Bên cạnh vai trò cung cấp vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mang lại chonước tiếp nhận đầu tư công nghệ kỹ thuật tiên tiến góp phần phát triển lực lượng sảnxuất, cơ cấu lại nền kinh tế Thực tế cho thấy rằng kỹ thuật và công nghệ nước ngoài

đã giúp cho Malaysia từ chỗ là một nước cơ cấu lạc hậu, kỹ thuật thủ công, phân tánlực lượng sản xuất kém phát triển, đến giữa năm 1980 đã trở thành nước xuất khẩulớn nhất thế giới về găng tay, cao su, thứ hai trên thế giới về chất bán dẫn và tinh thể

sơ đồ tích phân và thứ ba trên thế giới về máy điều hoà nhiệt độ Rõ ràng chỉ có đầu

Trang 10

tư nước ngoài với trình độ kỹ thuật cao phương pháp sản xuất tiên tiến và khả năngthâm nhập thị trường thế giới của các công ty xuyên quốc gia mới tạo ra được thànhcông nói trên.

Một thực tế cần đề cập là các nước phát triển muốn lợi dụng đầu tư trực tiếpnước ngoài để chuyển giao những thiết bị, kỹ thuật lạc hậu cho các nước chậm pháttriển, biến các nước này thành “bãi rác” của mình như một số báo đã viết, hay nhưcác nhà kinh tế đã phân tích coi đó là “kết cấu hai tầng” của người Nhật hay thuyết về

“quan hệ giữa trung tâm và ngoại vi” của Bắc Mĩ và Tây Âu nhằm khai thác và sửdụng tối đa các tiềm năng công nghệ của mình Tuy nhiên quan hệ về đầu tư trực tiếpnước ngoài là “quan hệ tự nguyện” hoàn toàn theo cơ chế thị trường nên việc chấpnhận hay không chấp nhận là quyền của nước tiếp nhận đầu tư ở Việt Nam để hạnchế tiếp nhận các thiết bị lạc hậu nhà nước đã quy định nhiều biện pháp để kiểm tragiám sát như định giá đấu thầu chỉ định tiêu chuẩn kỹ thuật Ở Trung Quốc có luậtquy định về giới hạn khoảng chênh lệch giữa thời gian sản xuất máy móc với thờigian nhập máy móc đó vào Trung Quốc

Cũng phải kể đến một xu hướng nữa trong đầu tư trực tiếp nước ngoài là trongnhiều trường hợp các nước phát triển cần mang vaò nước chậm phát triển những côngnghệ tiên tiến hơn cả nước mình Ví dụ ở Nhật Bản, do đồng yên

tăng giá nên ngày càng nhiều các công ty Nhật Bản mang nhiều công nghệ tiêntiến ra nước ngoài để sản xuất hàng hoá rồi nhập khẩu trở lại Nhật Bản nhằm thu lợinhuận cao

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có vai trò là một hình thức đào tạo giúp cácnước tiếp nhận đầu tư kiến thức sử dụng công nghệ hiện đại và học tập kinh nghiệmquản lý của nước ngoài trong sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ sản xuất kinhdoanh của đất nước, hoà nhập vào sự phân công lao động quốc tế

Hơn thế nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần đào tạo một đội ngũcông nhân có trình độ kỹ thuật cao Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài có vaitrò rất quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp,nâng cao mức thu nhập cho người lao động

Trang 11

Ở Việt Nam, số lao động người Việt Nam làm việc trong các xí nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng từ 65000 năm 1994 lên 90000 vào cuối năm 1995.Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài còn gián tiếp tạo việc làm và thu nhập cho hàngchục vạn lao động làm các công ty dịch vụ có liên quan Về cơ bản, tiền lương đượcgiải quyết phù hợp với quy định, cao hơn mức lương của các doanh nghiệp cùng loạithuộc các thành phần kinh tế khác.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với

sự phát triển kịnh tế của các nước tiếp nhận đầu tư Người Malayxia nhận xét rằng:Trong một chừng mực nhất định đầu tư trực tiếp nước ngoài từ chỗ là “nhân tố bênngoài”chuyển thành “ nhân tố bên trong”quyết định phần lớn thị trường kinh tế, cơcấu kinh tế Theo tạp chí kinh tế Viễn Đông thì sau khi có chính sách mở cửa và luậtđầu tư nước ngoài, nền kinh tế của Inđonesia được coi như “người khổng lồ” củaĐông nam á đang ngủ đã tỉnh dậy trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tếnhanh

Ở Việt Nam hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa qua đã góp phần làmchuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá.Đối với Việt Nam vốn FDI đống vai trò như lực khởi động, như

một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành công của công cuộc HĐH Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm vực dậy một sốdoanh nghiệp Việt Nam đang trong điều kiện khó khăn, sản xuất đình đốn có nguy cơphá sản Không những thế, nó còn góp phần hình thành nhiều

CNH-ngành nghề sản xuất mới, cũng như nhiều sản phẩm mới Vì khả năng thu hồivốn và có lãi phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả sản xuất kinh doanh nên các nhà đầu tưnước ngoài thường tính toán cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa vào Việt Nam những thiết bị,

kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại hoặc ở mức thấp nhất cũng còn có khả năngphát huy được hiệu quả nhất định FDI là một trong những kênh đưa nền kinh tế ViệtNam hội nhập thế giới tương đối có hiệu quả Là khu vực hấp dẫn, tạo ra nhiều việclàm và nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam Là môi trường lý tưởng đểchúng ta học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh

Trang 12

của nền kinh tế thị trường hiện đại Là điều kiện tốt để Việt Nam mở rộng thị trường

cả trong và ngoài nước

Tóm lại hoạt động FDI đã góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa đất nước, khai thác tài nguyên, tạo việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,sản xuất nhiều hàng hoá và dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao, đẩy mạnh xuất khẩuđưa nước ta vào phân công lao động quốc tế, tạo hình ảnh và vị thế mới uy tín ngàycàng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là trong xu thế hội nhập khuvực và toàn cầu, yếu tố quyết định để Việt Nam rút ngắn con đường hội nhập khu vực

và thế giới đó là mở rộng và thu hút FDI

Trang 13

CHƯƠNG II.

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ CNH - HĐH

I TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ

TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1.Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng cường xuất khẩu tăng thu cho ngân sách.

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu thu hút vốn, cán cân thanh toán có những cải thiệnđáng kể Điều này phần nào được thể hiện ở lợi ích tài chính đem lại về doanh thucủa các xí nghiệp có vốn FDI, kể từ ngày 26/3/97 là 4838 tr USD trong đó kim ngạchxuất khẩu chiếm 1/3 Còn nếu cộng cả dầu khí, tỷ trọng xuất khẩu của FDI khoảng60-65% điều này có ý nghĩa rất to lớn đến sự phát

triển kinh tế của Việt Nam FDI còn có tác động tích cực tới đẩy mạnh sảnxuất, tạo ra những năng lực sản xuất mới, đã làm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩunhư hàng may mặc, thực phẩm…

2 Tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động

Thất nghiệp là hiện tượng KT-XH được coi như một tệ nạn đáng lo ngại, là mốiquan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới

Từ khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng ta đã khắc phụcphần nào tỷ lệ thất nghiệp, bước đầu đã tạo thêm việc làm cho người lao động Làmviệc trong khu vực có vốn FDI người lao động Việt Nam có mức thu nhập khá cao,tuy thu nhập đó chưa thật đáng kể so với thu nhập của các nước trong khu vực nhưng

đó là kết quả bước đầu cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của FDI đối với việcgiải quyết việc làm trong thời gian qua Tuy vậy vấn đề giải quyết là vốn trí đượcgiữa đầu tư xây dựng mới và đầu tư chiều sâu, giữa các ngành có trình độ kỹ thuậtcao và vừa phải kết hợp hài hoà giữa hai lợi ích GiảI quyết việc làm cho người laođộng và nâng cao trình độ kỹ thuật trong nước, đem lại hiệu quả KT-XH cao

Trang 14

3 Tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá.

Cơ cấu kinh tế trước đây xác định là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mộtcách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nhằm nhanhchóng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH ở nước ta trong thời trước đây có

sự viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu Sau khi thống nhất đất nước chúng takhông có sự viện trợ mà chủ yếu dựa vào mình để giải quyêt mọi yêu cầu phát triểnkinh tế và cải thiện đời sống đất nước Từ đó tiến hành điều chỉnh cơ cấu kinh tế hạnchế bớt sự phát triển của công nghiệp nặng bằng cách thu hẹp để tập trung nhiều hơnvào phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nhằm giải quyết vấn đề lương thực,thực phẩm hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Từ đó tạo tiền đề để thực hiện nền kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần Ngoài ra cơ cấu lãnh thổ cũng được kết cấu lại theohướng ưu tiên đối với các vùng trọng điểm để phát triển mạnh hơn tạo nên những mũinhọn về kinh tế thúc đẩy sự tiến bộ của các vùng khác

FDI có tác động đáng kể đến chuyển dịch cơ cấu ngành lãnh thổ theo hướngCNH, đặc biệt khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm có ý nghĩaquyết định đối với việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn Qua các năm đầu tư theongành có sự chuyển dịch ngày càng phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ cấu cuả thập kỷ90

Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng cũng nhờ có FDI mà tổng công ty bưu chínhviễn thông mới có được hệ thống thông tin liên lạc viễn thông qua vệ tinh thuộc loạihiện đại trên thế giới, các tuyến đường quốc lộ, hạ tầng các khu chế xuất ngày nayhiện đại

4 Tác động đến chuyển giao công nghệ

Một trong những mục tiêu chủ yếu của thu hút FDI là thực hiện việc chuyểngiao công nghệ mới vào Việt Nam

Phải thừa nhận rằng trang thiết bị về khoa học công nghệ của nước ta quá lạchậu so với thế giới Trong công nghiệp đa số máy móc thiết bị thuộc loại cũ của

Trang 15

không đồng bộ nên năng suất thấp Chính vì vậy việc thực hiện một số chính sách đadạng hoá các nguồn tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào, đặc biệt làthông qua FDI tất yếu sẽ có vị trí quan trọng.

Đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với các nước tiếp nhậnđầu tư FDI có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật, góp phần tăng năng suất của các yếu

tố sản xuất, thay đổi cấu thành của sản phẩm và xuất khẩu thúc đẩy phát triển cácnghề mới đặc biệt là những nghề đòi hòi hàm lượng công nghệ cao Vì thế nó tácdụng lớn đối với quá trình công nghiệp hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởngnhanh ở nước ta

Như vậy, ngoài sự tác động của FDI tới các lĩnh vực nêu trên còn một số lĩnhvực khác như : Giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, tăng thu cho ngân sáchnhà nước, tạo thế cạnh tranh cho các công ty cạnh tranh trong nước Song thực tế để

có thể nhanh chóng vực dậy một nền kinh tế chậm phát triển đầu tư trực tiếp nướcngoài là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng nó có vai trò to lớn trongcông cuốc khôi phục đổi mới Nhưng bên cạnh đó vấn đề này còn có một số khó khăn

mà chúng ta cần phải khắc phục

II MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

1 Những hạn chế của hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Luật đầu nước ngoài hiện hành còn chung chung, chưa cụ thể LĐTNN về cơbản chỉ là đạo luật chung quy định những vấn đề có tính nguyên tắc Có nhiều đạoluật chưa hoặc mới chỉ ban hành gần đây Do nhiều trường hợp chưa có cơ sở pháp lý

để vận dụng nên đã vận dụng xử lý một cách tuỳ tiện thiếu nhất quán Theo đánh giámột cách tổng thể thì cơ cấu luật pháp cho ĐTNN vẫn chưa thực sự là môi trườngthuận lợi có khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư Vấn đề là ở chỗ trong lĩnh vực còn tồnđọng nhiều trở ngại của cơ chế hành chính quan liêu Mặc dù các cấp quản lý có thẩmquyền đã nỗ lực rất nhiều để giảI toả vấn đề này, song đến nay nhiều trở ngại chưađược loại bỏ Về đại thể có thể quy cách trở ngại này về một số điểm sau:

- Vấn đề đất đai cho đầu tư nước ngoài: Tình trạng chưa rõ ràng về các quyền

sở hữu và sử dụng đất đai- vấn đề chung về môi trường pháp lý đang còn tồn tại cho

Trang 16

tất cả mọi chủ thể đang hoạt động trong nền kinh tế, những quy định về thủ tục thuênhượng mua bán đất và mức giá đất( gồm các khoản thuế) cao.

- Thủ tục phê duyệt dự án rườm rà phải qua nhiều cấp hành chính, nhiều cơquan chức năng Ngoài ra như đã nói trên việc thiếu chiến lược cơ cấu và quy hoạchđầu tư tổng thể được luận chứng rõ ràng cũng làm chậm trễ hơn nữa quy trình phêduyệt và thẩm định tính hiệu quả của dự án đề xuất

- Các tiêu chuẩn đối xử (ưu đãi hoặc không ưu đãi) cho các đối tắc nước ngoàitrong các quan hệ vơí các nhà kinh doanh bản địa trong nhiều trường hợp có sự phânbiệt đối xử không dựa theo nguyên tác thị trường Nói chung các đối tác nước ngoài

có nhiều ưu đãi theo luật so với nhà đầu tư trong nước đặc biệt là về thuế Song bêncạnh đó họ cũng phải đối đầu với nhiều quy chế mang tính phân biệt (giá các dịch vụ,lương công nhân) trong khi đó, nguyên tắc cần thiết là không nên có những ưu đãiđặc biệt cùng sự phân biệt đối xử với các chủ đầu tư

Nhìn chung lại thể chế pháp lý đối với ĐTNN ở nước ta chưa cấu thành hệthống đồng bộ Nghĩa là môi trường pháp lý chưa thuần nhất và thuận lợi Nhận thấycủa tình trạng này là cơ cấu pháp luật hành chính của Việt Nam chưa hoàn toàn tươngthích với cơ cấu của nền kinh tế Vì thế nó gây ra những trở ngại cho tất cả các nhàđầu tư trong đó có cả nhà đầu tư nước ngoài

2 Những hạn chế của quá trình thực hiện.

Mặc dù tầm quan trọng thiết yếu của ĐTNN đã được thừa nhận và nhữngchuyển động mới của ĐTNN ở Việt Nam đã thể hiện đường lối mở rộng nhất quáncủa Đảng và Nhà nước ta, nhưng cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm người ta lo ngại Những cái gọi là “ mặt tráI” của FDI thường bị lên án là sự cạnh tranh mạnh mẽ củacác nhà FDI với các nhà sản xuất trong nước

Những gian lận của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng sản xuấtkinh doanh, nhập khẩu máy móc thiết bị những, căng thẳng trong quan hệ lao động ởcác xí nghiệp có vốn FDI… một số nhà FDI chưa hết than phiền về tình trạng yếukém của cơ sở hạ tầng, môI trường đầu tư kém dần tính cạnh tranh so với các nướckhác trong khu vực

Ngày đăng: 06/03/2018, 12:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w