1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TẠI XÃ TUYÊN THẠNH, HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ NÔNG LÂM

106 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng triển khai mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn”, tình hình thực hiện hợp đồng giữa Nhà doanh nghiệp với Nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ lúa tại xã Tuyên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH



LÊ THỊ ĐÀO

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU

LỚN” TẠI XÃ TUYÊN THẠNH, HUYỆN

MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH



LÊ THỊ ĐÀO

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU

LỚN” TẠI XÃ TUYÊN THẠNH, HUYỆN

MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TRANG THỊ HUY NHẤT

Tháng 06/2012

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng Triển Khai

Mô Hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” tại xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An”

do Lê Thị Đào, sinh viên khóa K34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công

trước hội đồng vào ngày _

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cha mẹ và người

thân trong gia đình đã luôn bên cạnh, chăm sóc và ủng hộ con trong cuộc sống để con

có được ngày hôm nay

Từ khi cắp sách đến trường, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được

biết bao công ơn dạy dỗ của quý thầy cô Nhân đây em xin cảm ơn tất cả những thầy

cô đã từng dìu dắt em, cảm ơn công lao của thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt cho em kiến thức quý báu

trên giảng đường cũng như trong cuộc sống

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trang Thị Huy Nhất và thầy Võ

Phước Hậu - người đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá

trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Em xin chân thành gửi lòng biết ơn đến toàn thể cán bộ Trạm Khuyến nông

huyện Mộc Hóa đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập

Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè, người thân… đã hết

lòng ủng hộ và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này

Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm, Công ty

Lương thực Long An, Công ty TNHH Hóa Nông Hợp Trí Chúc quý Thầy, quý Cô,

quý Anh Chị và toàn thể bạn bè luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Xin chân thành cảm ơn!

Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

LÊ THỊ ĐÀO

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ THỊ ĐÀO Tháng 06 năm 2012 “Thực Trạng Triển Khai Mô Hình

“Cánh Đồng Mẫu Lớn” tại Xã Tuyên Thạnh, Huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An”

LE THI DAO June, 2012 “The Status of Performing Model “Canh Dong Mau Lon” in Tuyen Thanh Commune, Moc Hoa District, Long An Province”

Khóa luận tập trung nghiên cứu đặc điểm, thực trạng triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại địa bàn xã Tuyên Thạnh Cụ thể khóa luận đi sâu vào nghiên cứu các mặt sau: phân tích tình hình thực hiện mô hình, trong đó làm nổi lên mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản Khóa luận còn

so sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm nông hộ từ đó đưa ra kết luận mô hình mang lại hiệu quả cao hơn Đồng thời phân tích những mặt đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục…và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện và mở rộng mô hình

Khóa luận đã sử dụng kết quả bảng câu hỏi điều tra 60 hộ nông dân có tham gia

mô hình và 30 hộ trồng lúa không tham gia mô hình và nguồn số liệu thứ cấp tại các cấp chính quyến địa phương Các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng: thống kê mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp,

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở đề đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH xi

CHƯƠNG 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Phạm vi thời gian 3

1.3.2 Phạm vi không gian 3

1.4 Cấu trúc khóa luận 3

CHƯƠNG 2 5

TỔNG QUAN 5

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5

2.2 Giới thiệu đôi nét xã Tuyên Thạnh 6

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 6

2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 8

2.2.3 Đánh giá chung 13

2.3 Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới 14

2.3.1 Tình hình sản xuất 14

2.3.2 Cung gạo thế giới 15

2.3.3 Tình hình cung cầu gạo trên thế giới 16

2.3.4 Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới 16

2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam 18

2.4.1 Tình hình sản xuất 18

Trang 7

2.4.2 Cung gạo Việt Nam 19

2.4.3 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam 20

2.4.4 Cơ hội mới cho xuất khẩu gạo Việt Nam 23

CHƯƠNG 3 24

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Cơ sở lý luận 24

3.1.1 Kinh tế hộ 24

3.1.2 Tầm quan trọng của nông hộ và kinh tế hộ 24

3.1.3 Khái niệm khuyến nông 25

3.1.4 Vai trò của cán bộ khuyến nông 25

3.1.5 Giới thiệu về mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” 26

3.1.6 Lý thuyết hợp đồng kinh tế 35

3.1.7 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả - hiệu quả sản xuất 35

3.2 Phương pháp nghiên cứu 37

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 37

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 38

CHƯƠNG 4 39

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

4.1 Đặc điểm mẫu điều tra 39

4.1.1 Độ tuổi chủ hộ 39

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra 40

4.1.3 Thâm niên canh tác 41

4.1.4 Đặc điểm nhân khẩu và lao động 41

4.1.5 Quy mô sản xuất 42

4.1.6 Cơ cấu giống lúa gieo sạ 43

4.1.7 Lịch thời vụ 44

4.1.8 Tình hình tham gia khuyến nông 44

4.1.9 Tình hình ghi Sổ tay sản xuất của hộ nông dân tham gia mô hình 45

4.1.10 Lý do nông dân tham gia mô hình 46

4.2 Tình hình triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất và tiêu thụ lúa tại xã Tuyên Thạnh 47

Trang 8

4.2.1 Tiến trình thực hiện 47

4.2.2 Tình hình thực hiện mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" ở xã Tuyên Thạnh 49

4.2.3 Phân tích tình hình thực hiện hợp đồng 55

4.3 So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất trên 1 ha lúa giữa hộ nông dân tham gia mô hình với hộ nông dân không tham gia mô hình 56

4.3.1 Chi phí vật chất bình quân trên một ha lúa của hai nhóm hộ 56

4.3.2 Chi phí lao động bình quân trên 1 ha lúa của hai nhóm hộ 58

4.3.3 Tổng hợp chi phí sản xuất trên 1 ha lúa của hai nhóm hộ 60

4.3.4 Giá thành sản phẩm 61

4.3.5 So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất trên 1 ha giữa hai nhóm hộ 61

4.4 Đánh giá của nông dân về mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" 62

4.5 Khả năng tham gia mô hình của nông dân vào vụ tới 65

4.6 Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình 66

4.7 Xu hướng phát triển mô hình 68

4.8 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình 69

CHƯƠNG 5 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

5.1 Kết luận 71

5.2 Kiến nghị 72

5.2.1 Đối với nhà nước 72

5.2.2 Đối với nhà nông 72

5.2.3 Đối với nhà khoa học 72

5.2.4 Đối với nhà doanh nghiệp 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC

Trang 9

LN/CPSX Lợi nhuận trên chi phí sản xuất

M4P Marketing Markets Work Better for the poor

Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình Hình Nguồn Lao Động Tại Địa Phương, 2011 8 

Bảng 2.2 Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Nghề, 2011 9 

Bảng 2.3 Tình Hình Sử Dụng Đất ở Xã Tuyên Thạnh, 2011 12 

Bảng 2.4 Diện Tích Gieo Trồng Lúa-Năng Suất- Sản Lượng Qua Các Năm 13 

Bảng 2.5.Tình Hình Biến Động Sản Lượng Lúa Gạo của Một Số Nước Trên Thế Giới 15 

Bảng 2.6 Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Lúa Qua Các Năm (2008 – 2011) 18 

Bảng 2.7 Sản lượng gạo Việt Nam giai đoạn 2003 – 2011 19 

Bảng 4.1 Độ Tuổi của Chủ Hộ 39 

Bảng 4.2 Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ 40 

Bảng 4.3 Thâm Niên Canh Tác của Chủ Hộ 41 

Bảng 4.4 Đặc Điểm Nhân Khẩu Và Lao Động của Nông Hộ 42 

Bảng 4.5 Quy Mô Sản Xuất của Nông Hộ 43 

Bảng 4.6 Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông của Nông Hộ 44 

Bảng 4.7 Tình Hình Ghi Nhật Ký Sản Xuất Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình 46 

Bảng 4.8 Lý Do Nông Dân Tham Gia Mô Hình 46 

Bảng 4.9 Bảng Gía Phân Bón của Công ty và Gía Nông Dân Mua của Đại Lý 50 

Bảng 4.10 Hiện Trạng Sử Dụng Phân, Giống của Công Ty 51 

Bảng 4.11 Số Cán Bộ Kỹ Thuật Hỗ Trợ Nông Dân Trong Sản Xuất Lúa, 2011 - 2012 53 

Bảng 4.12 Nội Dung Tập Huấn Kỹ Thuật 54 

Bảng 4.13 So Sánh Chi Phí Vật Chất Trung Bình Trên 1 Ha Lúa Giữa Hộ Tham Gia và Không Tham Gia Mô Hình 57 

Bảng 4.14 So Sánh Chi Phí Lao Động Bình Quân Trên 1 Ha Lúa Giữa Hộ Tham Gia và Không Tham Gia Mô Hình 59 

Bảng 4.15 So Sánh Chi Phí Sản Xuất Trung Bình Trên 1 Ha Lúa giữa Hộ Tham Gia và Không Tham Gia Mô Hình 60 

Trang 11

Bảng 4.16 So Sánh Kết Qủa và Hiệu Quả Sản Xuất Trên 1 Ha Lúa Giữa Hộ Tham Gia

Mô Hình và Hộ Không Tham Gia Mô Hình 61 Bảng 4.17 Mật Độ Gieo Sạ của Nông Dân Trong Mô Hình 63 Bảng 4.18 Dự Kiến của Các Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình Vào Vụ Tới 65 

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bản Đồ Vị Trí Đia Lý Xã Tuyên Thạnh 6 

Hình 2.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Tôn Giáo của Xã Tuyên Thạnh, 2011 9 

Hình 2.3 Cơ Cấu GDP Phân Theo Ngành Kinh Tế Xã Tuyên Thạnh, 2011 12 

Hình 2.4 Cung Cầu Gạo Trên Thế Giới Giai Đoạn 2009 – 2011 16 

Hình 2.5 Xuất Khẩu Gạo Thế Giới Giai Đoạn 2007 – 2011 17 

Hình 2.6 Sản Lượng Gạo Xuất Khẩu Việt Nam (1995 – 2011) 20 

Hình 2.7 Giá Trị Xuất Khẩu Gạo Việt Nam (1995 – 2011) 21 

Hình 2.8 Thị Trườ13ng Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Năm 2011 22 

Hình 3.1 Sơ Đồ Liên Kết “4 nhà” Trong Cánh Đồng Mẫu Lớn 27 

Hình 4.1 Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn Của Mẫu Điều Tra 40 

Hình 4.2 Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Giống Lúa của Nhóm Tham Gia Mô Hình và Nhóm Không Tham Gia Mô Hình 43 

Hình 4.3 Lý Do Nông Dân Tham Gia Mô Hình Bán Nông Sản Cho Thương Lái 55

Hình 4.4 Cơ Cấu Chi Phí Vật Chất Trên 1 Ha Lúa của Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình và Hộ Không Tham Gia Mô Hình 58

Trang 13

Trong những năm gần đây, ngành sản xuất lương thực Việt Nam đã có những bước tiến lớn, sản lượng xuất khẩu gạo tăng 3,5 lần trong 16 năm (từ 1995 – 2010) (Tổng Cục Thống Kê, 2011), đã đưa Việt Nam liên tục đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo trên thế giới Thu nhập của người nông dân ngày một tăng cao, bộ mặt nông thôn nước

ta không ngừng thay đổi với cơ sở hạ tầng được cải thiện

Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực ấy, ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã và đang đối mặt với những hạn chế khá lớn, chưa thực sự phát huy hết thế mạnh của mình Hiện nay, sản xuất chủ yếu dưới hình thức nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết; cản trở việc áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật (KHKT) nhằm tăng năng suất, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng; xây dựng thương hiệu; đầu ra cho hạt lúa hiện còn là vấn đề nan giải Điệp khúc thiếu vốn, kỹ thuật, trúng mùa mất giá luôn đeo đẳng nông dân trồng lúa nhiều năm qua,… Làm thế nào để cải thiện thu nhập cho người trồng lúa, nâng tầm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam lên vị thế mới là mối quan tâm hàng đầu của ngành nông nghiệp

Trước thực trạng đó, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (PTNT) phát động thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đây là cách tổ chức sản xuất mới trên

cơ sở liên kết “4 nhà” Mục tiêu của việc xây dựng các “Cánh đồng mẫu lớn” là nhằm kết hợp bà con nông dân cùng nhau sản xuất, áp dụng đồng loạt một quy trình, tạo điều

Trang 14

kiện ứng dụng KHKT, giải quyết đầu ra ổn định, làm giảm thất thoát, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện thu nhập cho nông dân

Mô hình đã được đưa vào ứng dụng từ năm 2010, An Giang là tỉnh đi đầu trong việc thí điểm mô hình này, sau đó mở rộng ra các tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long gồm có Long An, Đồng Tháp, Cà Mau,…

Long An là tỉnh có vùng đất thuộc sinh thái ngập nước đặc thù, vùng Đồng Tháp Mười của vùng châu thổ sông MêKông giàu tiềm năng Vùng Đồng Tháp Mười lại có lợi thế nằm cách biệt so với các khu vực phát triển công nghiệp và các nguồn nước ô nhiễm từ các sông, kênh của khu dân cư đô thị Với lợi thế này có thể thấy vùng Đồng Tháp Mười có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lúa của tỉnh Hiện nay, gạo Long An là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực mang lại tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh thời gian qua và trong tương lai

Tuyên Thạnh là xã nằm gần với trung tâm huyện Mộc Hóa, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, mà trong đó diện tích trồng lúa là chiếm phần lớn Xã Tuyên Thạnh có diện tích trồng lúa đứng thứ hai của huyện, người dân có tập quán canh tác lúa lâu đời và có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lúa Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập người dân vẫn còn thấp Trước thực trạng hiện nay của ngành trồng lúa tỉnh Long An phát động mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở một số huyện như: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh và Mộc Hóa Trong đó, huyện Mộc Hóa chọn xã Tuyên Thạnh làm xã tiên phong thực hiện mô hình này trong vụ lúa Đông Xuân 2011 – 2012

Sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện, mô hình đã được thực hiện như thế nào? Kết quả của nó ra sao? Nông dân được lợi ích gì? Mô hình có khả năng phát triển không?

Xuất phát từ yêu cầu trên, đồng thời được sự đồng ý của khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, sự chấp nhận của UBND huyện Mộc Hóa và theo sự hướng dẫn của cô Trang Thị Huy Nhất và thầy Võ Phước Hậu tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài “Thực trạng triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An”

Trang 15

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Thực trạng triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả và xu hướng của mô hình, đưa ra giải pháp giúp hoàn thiện mô hình

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu thực trạng triển khai mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn”, tình hình thực hiện hợp đồng giữa Nhà doanh nghiệp với Nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ lúa tại

xã Tuyên Thạnh, phân tích cơ chế hoạt động của mô hình

- So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa giữa nông dân tham gia mô hình với nông dân không tham gia mô hình

- Đánh giá những thuận lợi và trở ngại của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (dựa vào ý kiến của nông dân có liên quan), các điều kiện hình thành và xu hướng phát triển của mô hình

- Đề xuất biện pháp hoàn thiện mô hình

1.4 Cấu trúc khóa luận

Luận văn gồm có 5 chương: Chương 1: đề cập đến sự cần thiết của đề tài, cho

biết nguyên nhân chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,

và cấu trúc luận văn Chương 2: nêu lên một cách tổng quát các tài liệu được sử dụng

và giới thiệu cụ thể hơn về xã Tuyên Thạnh – nơi thực hiện thực tập và giới thiệu

tổng quan về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam và Thế giới Chương 3: Trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan khóa luận như: khái niệm và vai trò

của kinh tế hộ, khuyến nông Giới thiệu về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”: định nghĩa, điều kiện hình thành, cơ cấu tổ chức, hợp đồng kinh tế trong mô hình,…Các

Trang 16

phương pháp mà đề tài áp dụng Chương 4: Trình bày, giải thích những kết quả thu

được thông qua việc sử dụng các phương pháp đã được đề cập ở chương 3, cho biết mối quan hệ giữa các kết quả và mục tiêu của khóa luận được đề ra ở chương 1

Chương 5: Dựa vào những phân tích đã được đề cập, trình bày những kết quả chính

ở chương 4, đồng thời đưa ra những hạn chế và đề xuất kiến nghị đối với các chủ thể liên quan nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình

Trang 17

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

30 Trường Hợp Nghiên Cứu Về Hợp Đồng Nông Sản Ở Việt Nam, nhóm làm việc: Trung tâm Chính Sách Nông nghiệp (CPA) cùng với Marketing Markets Work Better for the Poor (M4P), 2007 Nhóm nghiên cứu từ Trung tâm chính sách nông nghiệp (CPA) đã cùng với M4P thực hiện nghiên cứu thực địa, tiến hành phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu để chọn ra một trong 30 trường hợp nghiên cứu điển hình của sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng, kết nối những người sản xuất nhỏ và người thu mua, chế biến Những trường hợp nghiên cứu được thực hiện với nhiều loại hình sản phẩm

và tổ chức khác nhau, trong nhiều khu vực địa lý (miền Bắc, miền Trung, miền Nam/ vùng đồng bằng, miền núi) Những trường hợp nghiên cứu này bao gồm cả những trường hợp thành công và không thành công Điều này nhằm đưa ra một cái nhìn hoàn chỉnh về tình hình thực tế, đồng thời có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm khác nhau Cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất: Tổng quan phân tích bao gồm: giới thiệu về nghiên cứu, mục tiêu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, các đặc điểm chính của hợp đồng nông sản Việt Nam, kết luận và gợi ý chính sách Phần thứ hai, tổng hợp của 30 trường hợp nghiên cứu về hợp đồng nông sản liên quan đến các vấn đề như sự hình thành của hợp đồng, điều khoản hợp đồng, tình hình thực hiện hợp đồng, lý do thành công và bài học kinh nghiệm Nghiên cứu xác nhận lại ý kiến cho rằng “một cỡ không thể vừa cho tất cả”, mà trong đó mỗi dạng tổ chức hợp đồng chỉ phù hợp với một số loại nông sản cụ thể Nghiên cứu cũng chứng tỏ Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích tiêu thụ nông qua hợp đồng có vai trò tích cực trong việc khởi sự và thúc đẩy hợp đồng nông sản và các hình thức hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng các can thiệp của Nhà nước chỉ nên hạn chế ở mức đưa ra các động lực kinh tế, thông tin và hỗ trợ kỹ thuật

Trang 18

cho hợp đồng nông sản Còn thành công và tính bền vững của hợp đồng nông sản sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc quản trị quan hệ hợp đồng giữa chính các đối tác trong hợp đồng chứ không thể chỉ dựa vào sự trợ giúp của Nhà nước Nếu không, sự can thiệp quá nhiều của Nhà nước sẽ bóp méo thị trường và động lực cho sự hoạt động hiệu quả của hợp đồng nông sản Nghiên cứu này chỉ tập trung vào các trường hợp hợp đồng nông sản điển hình ở ba miền của Việt Nam ứng với các mô hình nên chưa hiểu rõ được thực trạng về hợp đồng nông sản của từng vùng khác nhau

Nghiên cứu Về Sản Xuất Nông Sản Hàng Hóa Theo Hợp Đồng Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh – Thực Trạng Và Giải Pháp ThS Trần Văn Bích, 2008 tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất hàng hóa theo hợp đồng: xây dựng khung lý thuyết, thế nào là sản xuất nông sản theo hợp đồng trên địa bàn Tp.HCM và

cơ chế khung chính sách Đồng thời, đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa theo hợp đồng Nghiên cứu này tập trung về hợp đồng nông sản ở Tp.HCM

2.2 Giới thiệu đôi nét xã Tuyên Thạnh

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1.Vị trí địa lý

Hình 2.1 Bản Đồ Vị Trí Đia Lý Xã Tuyên Thạnh

Nguồn: Google.com.vn

Trang 19

Xã Tuyên Thạnh - huyện Mộc Hóa - tỉnh Long An, nằm phía Đông huyện Mộc Hóa, có tuyến đường quốc lộ 62 chạy qua địa bàn khoảng 3km

Đông giáp Thị trấn Mộc Hóa cách bởi con sông Cá Rô

Tây giáp xã Tuyên Bình Tây huyện Vĩnh Hưng

Nam giáp xã Thạnh Hưng

UBND xã Tuyên Thạnh được thành lập 1976 với diện tích tự nhiên hiện nay khoảng 4.245ha

2.2.1.2 Khí hậu – thời tiết

Ngành sản xuất lúa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện của thời tiết và khí hậu,

sự biến đổi của thời tiết hay khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây lúa

và năng suất thu hoạch Xã Tuyên Thạnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,

ẩm

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11

Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình 900mm/năm

Số giờ nắng trung bình trong năm là 8giờ/ngày

Nhiệt độ bình quân 26oC, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất khoảng 3,4 – 5oC, nhiệt độ thấp cao thường là tháng 12 và tháng 1 và thấp nhất vào tháng 4 và tháng 5

Ẩm độ không khí bình quân: 80%; độ ẩm không khí trong một ngày đêm: cao nhất lúc 6 giờ - 90%, thấp nhất lúc 11 giờ - 70%

Với điều kiện nhiệt đới gió mùa như trên rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là canh tác lúa

Trang 20

Để sử dụng đất xám cần chú ý 3 vấn đề: dinh dưỡng, tầng kết von và mức độ

gley để trồng chuyên lúa hoặc luân canh lúa với cây trồng cạn

 Nhóm đất phèn

Nhóm đất phèn có diện tích: 2.505 ha, chiếm 59% diện tích tự nhiên Đất phèn

có trị số pH rất thấp và hàm lượng SO42- cao (0,15 - 0,25%), đặc biệt là các Ion Fe2+

và Al3+ dễ gây độc hại cho cây trồng Vấn đề sử dụng đất phèn trong sản xuất nông

nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô Ngoài cây

lúa, vùng đất phèn có thể trồng tràm và một số cây trồng khác như đay, khoai mỡ, dưa

hấu,…

2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.2.1 Dân số - lao động

Xã Tuyên Thạnh có dân số vào loại trung bình của huyện Năm 2011 dân số xã

Tuyên Thạnh là 9.259 người với 2.192 hộ dân, phân ra 6 ấp Trong đó, nông nghiệp là

1.925 hộ chiếm 87,85% tổng số hộ trên toàn xã

Bảng 2.1 Tình Hình Nguồn Lao Động Tại Địa Phương, 2011

- Số người không tham gia lao động ‘’ 4.024 43,46

Nguồn: Phòng Thống kê xã Tuyên Thạnh

Xã Tuyên Thạnh có 4.024 người không tham gia lao động, chiếm 43,46% so

với tổng số nhân khẩu của xã và có 5.235 người tham gia lao động, chiếm 56,54%

Trong những người tham gia lao động có 3.502 người trong độ tuổi lao động chiếm

37,82% và 1.733 người ngoài độ tuổi lao động chiếm 18,71%

Lao động nông nghiệp chiếm 80,3% trong tổng số lao động của xã, một bộ

phận sống bằng nghề thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ và một

bộ phận là cán bộ công chức Nhà nước chiếm 19,7% Nhìn chung, xã có nguồn lao

động dồi dào và đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp

Trang 21

Bảng 2.2 Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Nghề, 2011

Lao động Nông nghiệp Người 4.204 80,3

Nguồn: Phòng Thống kê xã Tuyên Thạnh

2.2.2.2 Dân tộc – tôn giáo

Hầu hết dân trong xã là người Kinh, đây là một lợi thế rất lớn trong việc xây

dựng và phổ biến chính sách phát triển kinh tế - xã hội đến nhân dân Xã Tuyên Thạnh

có 5 tôn giáo phục vụ đời sống tinh thần cho người dân trong xã, trong đó đạo Phật có

812 người chiếm 8,77%, đạo Cao Đài có 1.291 người chiếm 13,94%, đạo Thiên Chúa

có 396 người chiếm 4,28% và đạo Hòa Hảo với 3.442 người chiếm 37,17%, còn lại là

người không theo tôn giáo

Hình 2.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Tôn Giáo của Xã Tuyên Thạnh, 2011

Nguồn: Phòng thống kê xã Tuyên Thạnh

2.2.2.3 Gíao dục – đào tạo

Học vấn là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu các tiến bộ KHKT vào trong

sản xuất, quyết định đến hiệu quả sản xuất của nông hộ Do đó, giáo dục là vấn đề

được cấp chính quyền địa phương quan tâm hàng đầu, cơ sở vật chất dạy học không

ngừng được cải thiện Hiện tại, giáo dục của xã tương đối đáp ứng nhu cầu dạy và học

Toàn xã có 4 điểm trường Mẫu giáo, 2 điểm trường Tiểu học và 1 trường Trung học cơ

sở

Trang 22

Xã Tuyên Thạnh có chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn thể hiện qua tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường hàng năm Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra mẫu giáo đạt 100%, vào lớp 1 đạt 100%, năm 2010 – 2011 tỷ lệ học sinh tiểu học lên lớp đạt 100%, Trung học cơ sở đạt 96,7%, tỷ lệ học sinh bỏ học 7,16% (Trường Trung học cơ sở) Duy trì hàng năm đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và Trung học cơ sở (UBND xã Tuyên Thạnh, 2011) Một trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức

độ 1 (Tiểu học) Cho thấy, trình độ học vấn của người dân ở địa phương ngày càng được nâng cao, nên thuận lợi cho việc tiếp cận kiến thức mới, ứng dụng các tiến bộ KHKT

y tế xã đã thực hiện tốt công tác khám và điều trị bệnh thông thường cho nhân dân được 9.864 lượt Tổ chức công tác tuyên truyền và thực hiện phòng chống dịch bệnh hiệu quả như bệnh Tay chân miệng, sốt xuất huyết,… Các chương trình quốc gia về y

tế đạt kết quả cao, thực hiện chiến dịch uống Vitamin A và cân trẻ được 146 trẻ đạt 100% chỉ tiêu

2.2.2.5 Văn hóa – thể thao

Hoạt động văn hóa thông tin có bước phát triển cả về nội dung và hình thức, đây là yếu tố cần thiết để người dân nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những thông tin về thị trường giá cả hàng hóa dịch vụ,…Xã Tuyên Thạnh có hệ thống thông tin báo đài, thông tin liên lạc, hệ thống loa đài được trang bị tốt tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc truyền thông Hiện tại, xã có 1 bưu điện, 1 đài

xã và 8 trạm ấp phục vụ nhu cầu của người dân

Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, đến nay toàn xã có 91,7% hộ gia đình văn hóa, 6/6 ấp giữ vững danh hiệu ấp văn hóa Bên cạnh đó, hoạt động thể thao cũng được nâng cao chất lượng và đa dạng hóa thể loại

Trang 23

Tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhu cầu giải trí của người dân Tham gia thi đấu các giải thể thao do huyện tổ chức

2.2.2.6 Cơ sở hạ tầng

a) iao thông

Hệ thống giao thông của xã trong thời gian qua phát triển rất nhanh Hầu như các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được nhựa hóa, cơ bản phục vụ nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa của người dân trên địa bàn xã và giữa xã với các nơi khác Trong các tuyến đường giao thông quan trọng phải kể đến tuyến đường giao thông Quốc lộ

62, với chiều dài chạy qua xã khoảng 3km

b) Điện

Trên địa bàn xã đã có điện lưới quốc gia Tính đến nay mạng lưới điện đã đưa

về tất cả 6/6 ấp Số hộ sử dụng điện tăng 6,7% so với năm 2011, số hộ còn lại chưa sử dụng điện là do quá xa khu dân cư tập trung, nằm rải rác và chưa có đường giao thông Hiện nay, chính quyền địa phương đang có kế hoạch đưa điện về các khu vực này nhằm giúp người dân sinh hoạt thuận tiện hơn

c) Nước

Nguồn nước là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân Xã có hệ thống kênh rạch phân bố khắp địa bàn, cung cấp nước ngọt quanh năm, nguồn nước chưa bị nhiễm mặn nên rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương

2.2.2.7 Tình hình kinh tế

a) Cơ cấu kinh tế

Theo số liệu thống kê của UBND xã Tuyên Thạnh năm 2011 tổng thu nhập toàn xã thu được 5.191.594.617 đồng đạt 248% trên dự toán là 1.827.230 đồng Trong

đó, sản xuất nông nghiệp đóng góp 3.612.385.000 đồng, chiếm 69,58% trong tổng ngân sách thu được bao gồm các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp,…Trong đó, ngành trồng trọt giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp

Nhìn vào hình 2.3 ta thấy, trong cơ cấu kinh tế của xã năm 2011, sản xuất Nông

- lâm -ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất tới 90,49% Đây là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế địa phương Thu nhập của người dân phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, ngành Tiểu thủ công nghiệp – Thương

Trang 24

mại dịch vụ cũng đang phát triển và chiếm được vị trí nhất định trong cơ cấu kinh tế,

chiếm tỷ lệ 9,51%

Hình 2.3 Cơ Cấu GDP Phân Theo Ngành Kinh Tế Xã Tuyên Thạnh, 2011

Nguồn: UBND xã Tuyên Thạnh, 2011

b) Tình hình sản xuất nông nghiệp

 Hiện trạng sử dụng đất

Với tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.245 ha, bao gồm: Đất dùng cho sản xuất

nông nghiệp 3.969 ha, chiếm 93,5% diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 264

ha, chiếm 6,21% và Đất chưa sử dụng có 12 ha, chiếm 0,38% (UBND xã Tuyên

Thạnh, 2011)

Bảng 2.3 Tình Hình Sử Dụng Đất ở Xã Tuyên Thạnh, 2011

Đất sản xuất nông nghiệp 3.969 93,50

Nguồn: UBND xã Tuyên Thạnh, 2011

 Hiện trạng sản xuất lúa

Trong năm 2008 toàn xã xuống giống gần 6.054 ha, năm 2009 đạt 6.054 ha và

năm 2011 đạt trên 6.238 ha Riêng trong năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn như

như thời tiết diễn biến phức tạp, dịch hại sâu bệnh… làm tăng chi phí sản xuất nhưng

UBND xã đã tập trung chỉ đạo tốt công tác phòng chống đạt hiệu quả Vận động thực

hiện gieo xạ đúng thời vụ, đẩy mạnh áp dụng biện pháp KHKT vào sản xuất nên thiệt

Trang 25

hại không đáng kể Kết quả năm 2011 sản lượng lúa đạt trên 36.751 tấn (tăng 2.891

tấn so với năm 2010); năng suất bình quân cả năm đạt 5,89 tấn/ha (cao nhất từ trước

đến nay) Trong những năm qua tình hình sản xuất lúa gạo của xã Tuyên Thạnh cũng

có những bước thắng lợi vượt bậc, chất lượng gạo của địa phương không ngừng được

nâng lên Việc ứng dụng KHKT vào sản xuất lúa gạo ngày càng được phổ biến và sâu

rộng góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản

phẩm Tính riêng trong vụ Đông xuân và Hè thu 2010, có khoảng 75% diện tích áp

dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” Công tác chuyển giao KHKT được thực hiện quả,

năm 2011 tổ chức 17 đợt tập huấn có trên 680 lượt người tham dự với nội dung hướng

dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh,…

Bảng 2.4 Diện Tích Gieo Trồng Lúa-Năng Suất- Sản Lượng Qua Các Năm

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mộc Hóa, 2011

 Chăn nuôi gia súc, gia cầm

Tổng đàn trâu, bò năm 2010 đạt 178 con đến năm 2011 giảm còn khoảng 134 con; trong đó đàn bò nuôi đạt trên 107 con, tăng 2,09 lần so năm 2010; tốc độ tăng

bình quân giai đoạn (2008 - 2011) là 4,66%/năm Tổng đàn heo (không kể heo sữa)

năm 2010 đạt gần 547 con đến năm 2011 tăng lên 750 con Tổng đàn gia cầm năm

2011 đạt 34.500 con, tăng 1,54 lần so với năm 2010 Trong chăn nuôi, việc ứng dụng

quy trình nâng cao năng suất, cải tiến phẩm chất giống gia súc, gia cầm thực hiện khá

thành công Ngoài ra đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an

toàn sinh học và đang tiếp tục triển khai nhân rộng trên địa bàn xã

2.2.3 Đánh giá chung

a) Thuận lợi

Tuyên Thạnh là xã có nguồn nước ngọt dồi dào với hệ thống thủy lợi tương đối

hoàn chỉnh, đặc biệt là kênh tạo nguồn, đảm bảo đủ nguồn nước ngọt cho sản xuất

Hàng năm có lũ về bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng, cung cấp một lượng lớn thủy

sản tự nhiên Có lợi thế trong phát triển và nuôi trồng thủy sản

Trang 26

Việc ứng dụng KHKT và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tạo tiền đề quan trọng cho sản xuất hàng hóa tiếp tục phát triển bền vững

Cụm tuyến dân cư được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tiểu thủ công nghiệp tại các khu dân cư tập trung Thuận lợi hơn trong tiếp thu KHKT, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa

b) Khó khăn

Đất đai có chất lượng thấp (đất xám nghèo dưỡng chất, đất phèn nhiều độc tố) lại phân bố trên các địa hình có nhiều chia cắt (giồng cao xen kẽ với lòng sông cổ), phù sa cổ và trẻ phủ lẫn nhau Đây được xem là hạn chế lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế

Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thông đường bộ, công trình kiểm soát lũ và cơ sở vật chất phục vụ dân sinh (trường học, y tế, chợ,…) còn thiếu nghiêm trọng, thông tin liên lạc còn yếu, cộng với hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt và thiên tai, đã và đang là những cản ngại trong quá trình phát triển kinh tế, v.v

Nền kinh tế của xã là thuần nông; công nghiệp, tiều thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa phát triển, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lại

bị lũ lụt thường xuyên tàn phá, cộng thêm biến động bất thường của giá nông sản, làm cho đời sống người dân càng khó khăn, khă năng tích lũy và tái đầu tư còn hạn chế

2.3 Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới

2.3.1 Tình hình sản xuất

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của loài người, là loại cây lương thực được trồng đứng hàng thứ ba thế giới chỉ sau cây Ngô và Lúa mì Diện tích lúa thế giới đã tăng rõ rệt từ năm 1961 đến năm 1980, từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 diện tích lúa thế giới là 155,1 triệu ha, từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa thế giới gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha, có 114 quốc gia sản xuất lúa, trong đó châu Á chiếm 90% diện tích lúa thế giới, đứng đầu là 8 nước châu Á gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Philippines và Việt Nam Năm 2011, tổng diện tích lúa thế giới khoảng 157,0 triệu ha, tăng 1,0 triệu ha so với năm 2010; năng suất bình quân lúa thế giới 4,3 tấn/ha, tăng 0,07 tấn/ha so với năm 2010 Diện tích gieo trồng mở

Trang 27

rộng cùng với đó là năng suất tăng đã đẩy sản lượng lúa tăng lên, tổng sản lượng lúa

thế giới năm 2011 ước đạt 674,5 triệu tấn, tăng 15,1 triệu tấn so với năm 2010

(Agroinfo, 2012)

2.3.2 Cung gạo thế giới

Bảng 2.5.Tình Hình Biến Động Sản Lượng Lúa Gạo của Một Số Nước Trên Thế

Giới

ĐVT: triệu tấn

Nguồn: Agroinfo, 2012

Cùng với sự gia tăng diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới Sản

lượng gạo tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng tăng lên, đặc biệt là những nước sản

xuất gạo hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam,

Trong năm 2011, các nước có sản lượng gạo cao nhất trên thế giới là Trung

Quốc với 137 triệu tấn, kế đến là Ấn Độ với 95,3 triệu tấn, Indonesia 35,5 triệu tấn,

Thái Lan với 20,2 triệu tấn, Việt Nam 26,3 triệu tấn, các nước Đông Nam Á khác cũng

với 88,8 triệu tấn Tổng sản lượng gạo thế giới ước đạt 448,3 triệu tấn, tăng 10,5 triệu

tấn (2,47 %) so với năm 2010 và tốc độ tăng sản lượng gạo bình quân thế giới là 4,9

triệu tấn/năm cho thấy sản lượng gạo thế giới có xu hướng tăng qua các năm

(Agroinfo, 2012) Thực tế cho thấy các nước và các vùng lãnh thổ có sản lượng gạo

Trang 28

cao nhất thế giới đều là các nước dân số đông, có nhu cầu rất lớn về lương thực và dữ trữ lương thực, do đó Chính phủ các nước này đẩy mạnh sản xuất lúa gạo để đảm bảo

an ninh lương thực quốc gia

2.3.3 Tình hình cung cầu gạo trên thế giới

Cung cầu gạo trên thế giới là căn cứ để các nước xuất khẩu gạo có những chiến lược, chính sách phù hợp trong sản xuất, tiêu dùng trong nước, dự trữ và hướng đến xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài Năm 2011, tổng cung gạo thế giới ước đạt 588,22 triệu tấn, tăng 11,88 triệu tấn (2,06%) so với năm 2010 và 28,06 triệu tấn (5,01%) so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng cung gạo trung bình hàng năm là 14,03 triệu tấn Trong khi đó, tổng cầu gạo thế giới ước đạt 488,71 triệu tấn, tăng 9,11 triệu tấn (1,9%) so với năm 2010 và 22,75 triệu tấn (4,88%) so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng cầu gạo trung bình hàng năm là 11,38 triệu tấn (1,62%/năm) (Agroinfo, 2012) Như vậy tốc độ tăng trưởng cung gạo trung bình hàng năm cao hơn tốc độ tăng trưởng cầu gạo trung bình hàng năm là khoảng 2,65 triệu tấn

Hình 2.4 Cung Cầu Gạo Trên Thế Giới Giai Đoạn 2009 – 2011

Nguồn: Agroinfo, 2012 Nhìn chung, tổng cung và tổng cầu gạo trên thế giới có xu hướng tăng qua các năm, tổng cầu bình quân thấp hơn tổng cung là 96,82 triệu tấn/năm

2.3.4 Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới

Trong những năm vừa qua tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới có nhiều biến động do biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán và mất mùa đã dẫn đến một số quốc gia trên thế giới tăng cường nhập khẩu gạo, đẩy giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao,

Trang 29

Tổng sản lượng gạo xuất khẩu năm 2011 ước đạt 34,20 triệu tấn, tăng 3,002 triệu tấn (9,62%) so với năm 2010

Thái Lan vẫn là nước có sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất với 10,5 triệu tấn trong năm 2011, tăng 1,453 triệu tấn (16,06%) so với năm 2010, xuất khẩu gạo đồ và gạo thơm vẫn là lợi thế của Thái Lan, với tỷ trọng trên 65% tổng sản lượng xuất khẩu của nước này Trong khi đó, xuất khẩu gạo trắng mất dần khả năng cạnh tranh so với gạo trắng Việt Nam và một số quốc gia khác

Ấn Độ xuất khẩu năm 2011 đạt 2,8 triệu tấn, tăng 0,9 triệu tấn (43,37%) so với năm 2010 Trong năm 2007 và 2008, do lạm phát giá lương thực trong nước tăng cao

và tâm lý e ngại thiếu thụt nguồn cung nội địa, nên Chính phủ Ấn Độ đã hạn chế việc xuất khẩu gạo Tuy nhiên, bước sang năm 2011 do sản lượng trong nước tăng lên nên

Ấn Độ đã nối lại xuất khẩu

Mặc dù vẫn là những quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng trong năm

2011, xuất khẩu của Mỹ, Pakistan…lại giảm so với năm 2010 Tại Pakistan, lượng gạo xuất khẩu năm 2011 vào khoảng 3,2 triệu tấn, giảm 0,8 triệu tấn (20%) so với năm

2010 Lượng gạo xuất khẩu của Mỹ năm 2011 cũng chỉ vào khoảng 3,487 triệu tấn, giảm 0,027 triệu tấn (0,77%) so với năm 2010

Đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, do đó cần theo dõi nắm chắc thông tin tình hình cung gạo của các quốc gia này

để có chính sách điều chỉnh chính sách cung gạo xuất khẩu của Việt Nam một cách có hiệu quả nhất trong từng giai đoạn

Hình 2.5 Xuất Khẩu Gạo Thế Giới Giai Đoạn 2007 – 2011

Nguồn: Agroinfo, 2012

Trang 30

Tổng sản lượng xuất khẩu gạo thế giới trong giai đoạn 2007 – 2011 thấp nhất là năm 2008 với 28,93 triệu tấn, do tác động của cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới, làm các nước xuất khẩu gạo giảm lượng cung gạo xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực Cao nhất là năm 2011 với 34,20 triệu tấn, sản lượng gạo xuất khẩu bình quân trong giai đoạn này là 31,48 triệu tấn/ năm (Agroinfo, 2012)

2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam

2.4.1 Tình hình sản xuất

Ở Việt Nam, ngành sản xuất lúa gạo chiếm khoảng 50% tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp và đang là nguồn sinh kế chính của hơn 70% dân số cả nước, ảnh hưởng trực tiếp đến 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp trong đó có 44% số hộ thuộc diện khó khăn và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo Với vị trí quan trọng như vậy, ngành xuất khẩu gạo chính là “chìa khóa” của sự ổn định và phát triển nền kinh tế của đất nước cũng như cải thiện mức sống đối với người dân Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, ngành xuất khẩu gạo có thêm những cơ hội phát triển cũng như những lợi ích tiềm năng mà WTO mang lại như mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút được đầu tư của

nước ngoài về cơ sở hạ tầng như hệ thống máy móc tại cảng biển,

Bảng 2.6 Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Lúa Qua Các Năm (2008 – 2011)

Trang 31

đầu của 8 nước có diện tích lúa nhiều nhất Châu Á về khả năng cải thiện năng suất lúa

Việt Nam có nền sản suất lúa vượt trội trong khu vực Đông Nam Á nhờ hệ thống thủy

lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón

và bảo vệ thực vật (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012)

2.4.2 Cung gạo Việt Nam

Do sản lượng lúa tăng nên sản lượng gạo Việt Nam năm 2011 đạt mức 26,30

triệu tấn, tăng 1,307 triệu tấn (5,23%) so với năm 2010

Như vậy, trong nhiều năm gần đây mặc dù diện tích có biến động, nhưng do

năng suất lúa tăng nên sản lượng lúa tăng từ đó giúp cung gạo Việt Nam được duy trì ở

mức ổn định ở mức trên 20 triệu tấn Đây là cơ sở để đảm bảo cung gạo Việt Nam

không chỉ đủ cho tiêu dùng và dự trữ trong nước, mà còn là nguồn cung vững chắc

phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, đặc biệt là khi diện tích lúa và sản lượng gạo tại nhiều

quốc gia đang giảm xuống (Agroinfo, 2012)

Bảng 2.7 Sản lượng gạo Việt Nam giai đoạn 2003 – 2011

Trang 32

2.4.3 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo Sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới giai đoạn 1995-2011, năm 2011 với sản lượng gạo xuất khẩu đạt 7,2 triệu tấn là mức xuất khẩu cao nhất, thấp nhất là năm 1995 với 2,05 triệu tấn, sản lượng gạo xuất khẩu bình quân mỗi năm là 4,66 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng sản lượng gạo xuất khẩu gạo trung bình hàng năm là 344 tấn

Qua biểu đồ cho thấy sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam có xu hướng tăng, mặc dù có những giai đoạn giảm nhất định (hình 2.5)

Trong số hơn 7 triệu tấn gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2011, gạo 15-25% tấm dẫn đầu với sản lượng xuất khẩu 3,185 triệu tấn, chiếm 44,14%; tiếp theo là gạo 2-10% tấn với sản lượng xuất khẩu 1,954 triệu tấn, chiếm 27,09%; gạo 25-50% tấm 817 nghìn tấn, chiếm 11,33%; gạo thơm 502 nghìn tấn, chiếm 6,96%; tấm khoảng 431 nghìn tấn, chiếm 5,98%; các loại gạo khác 323 nghìn tấn, chiếm 4,48% (Agroinfo, 2012)

Hình 2.6 Sản Lượng Gạo Xuất Khẩu Việt Nam (1995 – 2011)

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam, 2011 Cùng với gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu, hàng năm ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đã mang về cho nước ta nguồn ngoại tệ lớn góp phần phục vụ phát triển kinh tế

xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay, được trình bày ở hình 2.6

Trang 33

Hình 2.7 Giá Trị Xuất Khẩu Gạo Việt Nam (1995 – 2011)

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam, 2011 Giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1995 – 2011, cao nhất là năm 2011 với 3,651 tỷ USD, thấp nhất là năm 1995 với 538,8 triệu USD, giá trị xuất khẩu gạo bình quân hàng năm là 1,412 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình giá trị xuất khẩu gạo hàng năm là 194,5 triệu USD Từ năm 1998 xuất khẩu gạo Việt Nam đã gia nhập câu lạc bộ các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam có kim ngạch đạt 1 tỷ USD, trong giai đoạn 2006 - 2010 xuất khẩu gạo đạt tổng giá trị hơn 10,5 tỉ USD Đặc biệt năm 2008, giá trị xuất khẩu gạo tăng vọt gần bằng 100% so với năm trước do giá gạo trên thị trường thế giới tăng đột biến, đạt 2,663 tỉ USD Trong 3 năm trở lại đây, nền xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục liên tiếp về số lượng và giá trị cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu Đến nay ngoài thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam như thị trường Trung Đông (Iraq, Iran), thị trường Châu Á (Philippines, Indonesia, Malaixia), Việt Nam đã mở rộng và phát triển xuất khẩu gạo

ra một số thị trường tiềm năng như các nước Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Úc…

Trong năm 2011, thị trường Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với khối lượng 4,609 triệu tấn, chiếm 66,64% lượng gạo xuất khẩu; thứ hai là thị trường Châu Phi với khối lượng 1,560 triệu tấn, chiếm 22,55%; tiếp theo là thị trường Châu Mỹ với khối lượng 457 nghìn tấn, chiếm 6,60%; Châu Âu và Trung Đông hiện chiếm 2,53% và 0,88% thị phần của Việt Nam, với khối lượng tương ứng là 175 nghìn tấn và 61 nghìn tấn, đứng cuối thị trường là Châu Úc, chỉ chiếm 0,80% tương ứng với khối lượng 56 nghìn tấn (Agroinfo, 2012)

Trang 34

Indonesia và Philippines vẫn là 2 quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam Tính đến hết tháng 11, Indonesia đã nhập của Việt Nam khoảng 1,728 triệu tấn gạo, kim ngạch 929 triệu USD, Philippines nhận 972 nghìn tấn, kim ngạch 475 triệu USD Đứng tiếp theo sau là Malaixia khối lượng 465 nghìn tấn, kim ngạch 251 triệu USD, Cu Ba khối lượng 405 nghìn tấn, kim ngạch 216 triệu USD, Singapo khối lượng

377 nghìn tấn, kim ngạch 192 triệu USD, Bangladesh khối lượng 340 nghìn tấn, kim ngạch 181 triệu USD, Xênêgan khối lượng 408 nghìn tấn, kim ngạch 181 triệu USD

Trong năm 2011 đáng chú ý là việc phát triển thị trường xuất khẩu gạo tại những nước Châu Phi và Châu Á Trong đó phải kể đến những quốc gia tiềm năng cho xuất khẩu gạo Việt Nam như: Xênêgan, Bờ biển ngà và Gana, cùng với Bangladesh quốc gia sản xuất gạo lớn trên thế giới nhưng thường không đảm bảo nhu cầu nội địa Bên cạnh đó là thị trường Trung Quốc, Hồng Kông cũng là thị trường lớn đầy tiềm năng cho xuất khẩu gạo Việt Nam (Agroinfo, 2012)

Hình 2.8 Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Năm 2011

Nguồn: Agroinfo 2012 Gạo Việt Nam ngày càng được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng đặt hàng, đều này thể hiện qua sản lượng gạo và giá trị xuất khẩu hàng năm tăng lên, đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho Nhà nước Như vậy ngành sản xuất và xuất khẩu gạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta, cây lúa ngày càng khẳng định được vai trò của mình là nguồn cung cấp lương thực chính trước tình hình gia tăng dân số, biến đổi khí hậu và bảo đảm chính sách an ninh lương thực thế giới

Trang 35

2.4.4 Cơ hội mới cho xuất khẩu gạo Việt Nam

Hiện nay, thị trường gạo xuất khẩu cấp thấp Việt Nam đang bị cạnh tranh bởi

Ấn Độ, Myanmar và Pakistan, vì giá loại gạo này thấp hơn giá của gạo Việt Nam khoảng 100 đô la Ấn Độ đã nhiều năm không xuất khẩu, từ cuối năm 2011 họ mới xuất khẩu trở lại và đang dự trữ 33 triệu tấn gạo và dự kiến xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo cấp thấp; Pakistan, Mianma và Campuchia cũng xuất khẩu vài triệu tấn gạo giá rẻ Do đó, Việt Nam có thể bị mất khoảng 20% thị trường gạo cấp thấp ở khu vực châu Phi (Trần Mạnh, 2011)

Tuy nhiên từ 07/10/2011, Chính phủ Thái Lan bắt đầu chương trình thu mua lúa gạo với mức giá cao hơn 50% so với mức giá trên thị trường của gạo vụ cũ Với giá thu mua này, Thái Lan sẽ buộc giá xuất khẩu gạo phải từ 800 USD/tấn trở lên, như vậy thị trường xuất khẩu gạo thế giới sẽ biến động Giá gạo Thái Lan tăng quá nhanh giúp Việt Nam hưởng lợi trong phân khúc gạo này, vì nguồn cung gạo chất lượng cao tương

tự Thái Lan nhưng giá thấp hơn

Với thực tế diễn biến như vậy, thị trường gạo xuất khẩu thế giới chia làm hai phân khúc là gạo cấp thấp, giá rẻ với nguồn cung từ Ấn Độ, Pakistan và gạo cao cấp, giá cao được cung cấp từ Thái Lan và Việt Nam Đây là cơ hội mới cho xuất khẩu gạo Việt Nam gia tăng thâm nhập thị phần xuất khẩu gạo cấp cao trên thị trường thế giới, góp phần nâng cao giá trị và chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam sau một thời gian dài chỉ tập trung vào thị trường gạo cấp thấp Chính phủ và các nhà hoạch định chiến lược cần tranh thủ cơ hội này để đề ra các chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới

Trang 36

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Kinh tế hộ

Kinh tế hộ là hình thức lấy gia đình người nông dân làm đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh Đây là hình thức kinh tế cơ bản của sản xuất nông nghiệp hàng hóa Mô hình có một số lợi thế so với mô hình khác là quy mô và vốn đầu tư ít tạo tính chủ động cho nông hộ trong việc thay đổi mô hình sản xuất và cơ cấu cây trồng vật nuôi để phù hợp với nhu cầu thị trường Đồng thời, việc chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng dễ thực hiện,…Do đó, kinh tế nông hộ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, phát huy đầy đủ tính tự chủ, năng động, không những đem lại sự thịnh vượng cho vùng nông thôn mà còn thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển (Nguyễn Viết Sản, 2005)

3.1.2 Tầm quan trọng của nông hộ và kinh tế hộ

Nông hộ (hay hộ gia đình nông dân) là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức cơ sở của nông nghiệp và nông thôn đã tồn tại từ lâu ở các nước nông nghiệp Các thành viên trong nông hộ gắn bó chặt chẽ trước tiên trên quan hệ hôn nhân và huyết thống

Tuy các các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn, năng suất chưa cao, hiệu quả kinh tế còn thấp,…nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp Các hộ nông dân đã sử dụng những điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống Điều đó cũng giải quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội

Ngoài tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu gia đình và xã hội, kinh tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa, nguyên liệu cho các công nghiệp chế biến

Trang 37

Vì mô hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không cao, công tác quản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản xuất khác nên kinh tế hộ thường được chọn làm điểm khởi đầu Mô hình kinh tế hộ rất phù hợp với những nông hộ có ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất Nó cũng là tiền đề phát triển cho các loại hình sản xuất khác (Nguyễn Viết Sản, 2005)

3.1.3 Khái niệm khuyến nông

Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác, vì khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích rộng rãi, do

đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, nhưng từ những sự hiểu biết khác nhau đó, chúng ta cũng có thể thống nhất được những điểm chung của khuyến nông

Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức

về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn

Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân Khuyến nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo, cho nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt; đồng thời đó là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách dần dần

và tự giác của nông dân (Nguyễn Văn Năm, 1999)

3.1.4 Vai trò của cán bộ khuyến nông

Cán bộ khuyến nông (CBKN) có vai trò cung cấp thông tin, giúp nông dân hiểu được và dám quyết định về một số vấn đề cụ thể như: áp dụng một cách làm ăn mới hay gieo trồng một loại giống mới,… Khi nông dân quyết định CBKN phải chuyển giao kiến thức để nông dân áp dụng thành công cách làm ăn mới đó Như vậy, vai trò của CBKN là đem kiến thức đến cho nông dân và giúp đỡ họ sử dụng kiến thức đó

Mặt khác, khi làm công tác khuyến nông, CBKN phải dựa vào chính sách hiện hành của Nhà nước và phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn CBKN phải thường xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát huy tiềm năng và sáng kiến của họ để

có thể chủ động giải quyết những vấn đề trong cuộc sống CBKN phải phân tích tình huống của nông dân trước khi quyết định cách giúp đỡ họ (Nguyễn Văn Năm, 2002)

Trang 38

3.1.5 Giới thiệu về mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn”

3.1.5.1 Định nghĩa mô hình

“Cánh đồng mẫu lớn” là thông điệp Bộ Nông Nghiệp và PTNT muốn mô hình mang ý nghĩa “Cánh đồng lớn nhưng trong đó có nhiều nông dân nhỏ” hay nói cách khác là một hình thức mới để tập hợp nông dân trong điều kiện thâm canh sản xuất lúa nhỏ lẻ hiện nay Trong quá trình thực hiện xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, các bên tham gia đều thụ hưởng lợi ích một cách cao nhất, trong đó nông dân được hưởng lợi thêm từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho lúa từ các hoạt động dịch vụ nhiều nhất “Cánh đồng mẫu lớn” sẽ từng bước được dịch vụ hóa tất cả các khâu trong sản xuất từ giống, làm đất, chăm sóc, quản lý nước đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ… Các hoạt động dịch vụ này sẽ góp phần gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt gạo, gia tăng tính cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận Theo Cục Trồng trọt, việc mở rộng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” sẽ giúp khắc phục thất thoát sau thu hoạch có thể lên đến hàng triệu tấn trong nhiều năm nay (Cục Trồng Trọt, 2011)

Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” được thực hiện dựa trên nguyên tắc liên kết “4 nhà”, gồm có: Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp và Nhà Khoa học Theo Điều 7 Quyết định 80/TTg ngày 24/02/2002 của Thủ Tướng Chính phủ quy định UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo thực hiện và có kế hoạch từng bước mở rộng phương thức ký hợp đồng tiêu thụ để đến năm 2005 ít nhất đạt tỷ

lệ 30%, năm 2010 có trên 50% sản lượng của một số ngành sản xuất nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng Thực hiện chủ trương này, ngày 03/01/2003 Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng Hội Đồng Nhân Dân Việt Nam, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký kết liên tịch (gọi tắt là liên kết “4 nhà”) nhằm phối hợp phát huy sức mạnh tổng hợp phục vụ sản xuất của nông dân

Cụ thể, mô hình “Cánh Đồng Mẫu Lớn” ở xã Tuyên Thạnh khi tham gia người dân sẽ được công ty Lương thực Long An và Công ty TNHH Hóa Nông Hợp Trí ứng trước giống, phân bón và thuốc BVTV tạo điều kiện cho nông dân sản xuất Ngoài ra, người dân còn được CBKT của Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) phối hợp với kỹ thuật viên của Công ty Lương thực Long An và Công ty Hợp Trí

Trang 39

hướng dẫn quy trình canh tác nhằm đạt hiệu quả cao Sản phẩm làm ra được Công ty Lương thực Long An bao tiêu với giá cao hơn thị trường Về phía doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có được vùng nguyên liệu ổn định và từ đây có thể chào hàng các sản phẩm theo ý muốn hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng với giá trị cao hơn, điều mà trước đây rất

ít doanh nghiệp thực hiện được

Hình 3.1 Sơ Đồ Liên Kết “4 nhà” Trong Cánh Đồng Mẫu Lớn

Nhà Khoa học Nhà nước

Tiêu thụ Nhà nông Nhà Doang nghiệp

Qui ước như sau:

Mũi tên: chỉ Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy những nổ lực phát triển của Nhà nông, Nhà doanh nghiệp và nhà Khoa học

chỉ quan hệ hợp tác, hợp đồng, tác động qua lại giữa Nhà nông và Nhà doanh nghiệp

chỉ quan hệ phản hồi thông tin

Kênh tiêu thụ (Trần Văn Hiển, 2009)

3.1.5.2 Điều kiện hình thành mô hình

a) Điều kiện tự nhiên

- Diện tích thực hiện mô hình phải liền kề từ 400 ha trở lên, có hệ thống đê bao, cống bọng hoàn chỉnh, an toàn, chủ động hoàn toàn về thủy lợi bao gồm cả việc tưới

và tiêu thoát nước

- Vị trí địa lý thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và thu mua: trong các bước của việc xây dựng mô hình vị trí càng thuận lợi càng dễ dàng thực hiện các nội dung theo yêu cầu

Trang 40

b) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nông dân tự nguyện tham gia, đảm bảo quyền lợi cho nông dân Nông dân phải hoàn toàn tự giác và chủ động trong việc thực hiện mô hình

- Có hạ tầng giao thông tốt phục vụ được cho công tác cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa từ làm đất đến thu hoạch, bảo quản và tồn trữ

c) Kỹ thuật canh tác

- Nông dân phải được tập huấn kỹ thuật canh tác trước và sau thu hoạch, phải

áp dụng triệt để theo quy trình “1 phải, 5 giảm” (1 phải: dùng hạt giống xác nhận, 5 giảm: giảm lượng giống gieo sạ, giảm thuốc BVTV, giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch), xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy, sử dụng giống xác nhận

- Phải ghi chép sổ tay sản xuất lúa, Sổ tay ghi chép sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap do Cục Trồng trọt ban hành Đây là cơ sở và nền tảng bước đầu cho việc tiến tới sản xuất lúa theo VietGap

- Về giống: 100% diện tích phải sử dụng giống xác nhận Mật độ xạ 80 – 100kg/ha

- Làm đất: phải cơ giới hóa khâu làm đất: 100% diện tích đất được cày phơi ải (vụ Đông Xuân sang Hè thu), vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch vụ trước

- Gieo sạ: áp dụng biện pháp gieo sạ đồng loạt theo dự báo né rầy của cơ quan BVTV tỉnh và cơ quan BVTV địa phương trên cơ sở theo dõi bẫy đèn kết hợp với sự chủ động về nguồn nước phục vụ sản xuất

- Bón phân cân đối, sử dụng phân đạm hợp lý, hiệu quả, bón phân đạm theo bảng so màu Có thể sử dụng phân bón chuyên dùng, phân đạm tan: sử dụng phân trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

- Không phun thuốc hóa học định kỳ Dùng thuốc hóa học khi cần thiết, có sự khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành, CBKT, khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại

- Cơ giới hóa thu hoạch đạt 100% diện tích

3.1.5.3 Mục tiêu của mô hình

Mục tiêu xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn Nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa

Ngày đăng: 06/03/2018, 08:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w