Ý NGHĨA KHÁI NI M V ÂM T Ệ Ề Ố Âm tố sound là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói, có thể tách ra về mặt cấu âm – thính giác, đồng chất trong một khoảng thời gian nhất định và thường
Trang 1ÂM TỐ
I KHÁI NI M V ÂM T Ệ Ề Ố (P.156)
II PHÂN LO I & MIÊU T Ạ Ả
NGUYÊN ÂM (P.156 P.166) – PH ÂM Ụ (P.166 P.179) – BÁN ÂM
III Ý NGHĨA
KHÁI NI M V ÂM T Ệ Ề Ố
Âm tố (sound) là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói, có thể tách ra về mặt cấu
âm – thính giác, đồng chất trong một khoảng thời gian nhất định và thường ứng với một âm vị
VD: Âm tiết “ta” có 2 âm tố, “tôi” có 3 âm tố.
Số lượng âm tố là vô hạn
Âm tố được ghi vào giữa hai kí hiệu [ ] VD: Âm tố [a], [b], [c], v.v…
PHÂN LO I VÀ MIÊU T Ạ Ả
Dựa theo cách thoát ra của luồng âm không khí khi phát âm, các âm tố thường
được phân ra làm hai loại chính: Nguyên Âm (vowel) và Phụ Âm (consonant)
Ngoài ra, còn có loại mang tính chất trung gian: bán nguyên âm hay bán phụ
âm
NGUYÊN ÂM (VOWEL)
Về bản chất âm học:
Nguyên âm do thanh cấu tạo nên.
Nó có đường cong biểu diễn tuần hoàn.
Về mặt cấu âm:
Nguyên âm được tạo nên bởi luồng hơi ra tự do.
Lưỡi cao hay thấp hoặc miệng mở hay khép
Lưỡi trước hay sau
Môi tròn hay dẹt
Có 3 cách phân loại nguyên âm:
Vị trí của lưỡi
Độ mở của miệng
Trang 2 Hình dáng của môi
Ngoài ra còn một số cách phân loại khác theo: trường độ; tính cố định/không cố định về âm sắc và tính chất mũi hóa
Theo vị trí của lưỡi: Có thể chia nguyên âm thành ba dòng: trước – giữa – sau.
Nguyên âm dòng trước: [i], [e],…
VD: chi, nhé,
Nguyên âm dòng giữa: [ơ], [a]…
VD: cha, bơ,
Nguyên âm dòng sau: [u], [o],…
VD: cố, ngã,
Theo độ mở của miệng: Các nguyên âm được phân thành các nguyên âm có độ
mở rộng – hẹp.
Nguyên âm có độ mở hẹp: [i], [u],
VD: bí, củ,…
Nguyên âm có độ mở trung bình: [e], [o],
VD: me, nho,…
Nguyên âm có độ mở rộng: [a], [ă],
VD: ta, ăn, cá,…
Theo hình dáng của môi: Các nguyên âm được chia thành nguyên âm tròn môi – không tròn môi.
Nguyên âm tròn môi: [u], [o],…
VD: chu, cho,…
Nguyên âm không tròn môi: [i], [e],…
VD: li, tê,…
Sự tròn môi rõ nhất ở nguyên âm khép và yếu nhất ở nguyên âm mở.
Trang 34/ Miêu t m t nguyên âm: ả ộ
Miêu tả 1 nguyên âm miệng là nói rõ nguyên âm đang xét thuộc những nhóm nào,
lần lượt theo 3 tiêu chuẩn.
Trong một số ngôn ngữ còn có nguyên âm mũi hóa đối lập với nguyên âm
không mũi hóa.
Các nguyên âm còn có thể phân biệt nhau về trường độ Nguyên âm có trường
độ lớn hơn nguyên âm bình thường được gọi là nguyên âm dài Nếu trường độ nhỏ hơn thường lệ ta có nguyên âm ngắn.
PH ÂM (CONSONANT) Ụ
Về bản chất âm học:
Phụ âm thường tạo nên một tần số không ổn định
Âm phát ra là tiếng động, tiếng ồn
Về mặt cấu âm:
Khi phát âm một phụ âm, bộ máy phát âm làm việc không điều hòa, khi căng
khi chùng
Luồng không khí thoát ra thường có cường độ mạnh hơn khi phát âm nguyên âm
Phụ âm về cơ bản là tiếng động được cấu tạo do sự cản trở không khí trên lối
thoát của nó
Miêu tả một phụ âm là xác định âm đó theo 2 tiêu chuẩn:
Phương thức cấu âm
Trang 4 Vị trí cấu âm
Được phân loại theo 3 hình thức:
+ Phương thức cấu âm
+ Vị trí cấu âm
+ Đặc trưng âm học
Theo phương thức cấu âm:
Có 3 PT chính: tắc, xát và rung Được chia nhỏ làm 6 loại, đó là: Âm tắc, Âm mũi,
Âm xát, Âm bên, Âm giữa và Âm rung
Âm tắc-nổ Khi phát âm thì 1 âm tắc thì lưỡi con nâng lên bịt kín lối - Âm vô thanh
thông lên mũi và không khí bị cản trở hoàn toàn, do những - Âm hữu thanh
bộ phận khác nhau ở miệng, muốn thoát ra phải phá vỡ sự cản trở ấy, tạo nên 1 tiếng nổ
Âm mũi Khi phát âm, lưỡi con hạ xuống, không khí không ra qua miệng - Âm vang
Âm xát Do luồng hơi, ra nhanh do bị tống mạnh qua 1 khe hẹp - Âm rít
hoặc phải vượt qua 1 bờ sắc như rang chẳng hạn - Âm không rít
Âm bên Được đặc trưng bởi luồng không khí đi qua 1 lối thoát lớn, - Âm bên nửa xát
do có tiếng cọ xát vào thành của bộ máy phát âm dường - Âm bên xát như không đáng kể
Âm rung Không khí từ phổi đi ra bị chặn lại ở 1 vị trí nào đó, - Âm rung
vượt qua chướng ngại, rồi lại bị chặn… - Âm vỗ
Theo vị trí cấu âm:
Theo khí quan chủ động, các phụ âm được chia thành các loạt: âm môi, âm đầu
lưỡi, âm quặt lưỡi, âm ngạc, âm mạc, âm lưỡi con, âm yết hầu, âm thanh hầu.
Trong các nhóm này, có một số cần chia nhỏ ra nữa Thí dụ trong các âm môi, người
ta phân biệt các âm hai môi, thường gọi là âm môi-môi (vd: [p], [b], [m]) với các âm một môi, thường gọi là âm môi-răng (ví dụ: [f], [v])
5 vị trí cấu âm:
+ Âm môi
+ Âm đầu lưỡi: chia làm 3 loại nhỏ
Trang 5lưỡi – răng: được phát âm với đầu lưỡi đặt vào giữa hai hàng răng cửa sao cho không khí có thể thoát ra qua một khe nhỏ giữa lưỡi và răng
lưỡi – lợi: khi phát âm, ngta để cho mặt trên của đầu lưỡi tiếp giáp với phần sau lợi
của hàm trên để cản trở không khí
lưỡi – ngạc:
+ Âm ngạc: được phát âm với mặt lưỡi trước tiếp xúc với ngạc cứng
+ Âm yết hầu: được cấu tạo bằng cách lui nắp họng về phía sau, tới vách sau của yết hầu
+ Âm thanh hầu: thì được cấu tạo do sự đóng hoặc thu hẹp dây thanh
Còn 2 âm là âm mạc và âm lưỡi con các bạn có thể đọc thêm ở trog sách trag 174
CẤU ÂM BỔ SUNG
- Ðối với một số ngôn ngữ, còn có một số cấu âm bổ sung làm thay đổi sắc thái các âm Ðó là các hiện tượng bật hơi, môi hóa, ngạc hóa, yết hầu hóa, mạc
hóa Trong tiếng Việt, các cấu âm bổ sung có vai trò quan trọng hơn cả là: hiện tượng bật hơi tức là kèm theo một lưu lượng không khí lớn khi chỗ tắc được bật ra
( ví dụ: phụ âm th); và yết hầu hóa - bổ sung động tác khép của yết hầu Hai hiện
tượng sau góp phần hiện thực hóa một số phụ âm đầu và thanh điệu tiếng Việt Các cấu âm bổ sung, cũng như các cấu âm khác, đều có thể được sử dụng để khu biệt các âm tố, hay các hiện tượng âm thanh trong ngôn ngữ Vì vậy, chúng có giá trị bình đẳng với nhau, xét về mặt âm vị học (Các âm bổ sung này tạo cho các âm
tố có những kí hiệu phụ khác nhau trong từng trường hợp cụ thể khi chúng được thể hiện trên mỗi âm tiết.) Ví dụ : ngạc hóa , môi hóa ,
Theo đặc trưng âm học:
Sự phân loại các âm tố về mặt âm học đã được xây dưng trên tài liệu âm phổ Các máy phân tích âm phổ cho chúng ta các phổ hình , qua đó các âm tố thể hiện rõ các đặc trưng âm học : cao độ, cường độ , trường độ
Khi phân loại âm tố theo tiêu chí này người ta nhận thấy rằng nhiều khi các nguyên
âm hoặc phụ âm phụ thuộc vào các yếu tố khác như: ồn >< không ồn, vang >< không vang , các yếu tố bổng trầm và chúng ta có thể kể ra khá nhiều các chi tiết thuộc về các yếu tố âm học
BÁN ÂM
Những âm tố này có đặc điểm giống nguyên âm về mặt cấu tạo (cách phát âm,
cách thể hiện kí hiệu) nhưng thường chỉ đi kèm, bản thân không tạo thành âm tiết được
Nói cách khác thì chúng giống phụ âm về mặt chức năng Nên còn được gọi
là bán nguyên âm hay bán phụ âm.
Ý NGHĨA S PHÂN LO I ÂM T V Ự Ạ Ố Ề
M T C U ÂM VÀ ÂM H C Ặ Ấ Ọ
Nghiên cứu cấu âm để dạy và học ngoại ngữ, lồng tiếng cho phim từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác (làm cho âm thanh của lời dịch khớp với cấu âm của diễn
viên đang nói trên màn ảnh),v.v
Nghiên cứu các âm trên phương diện âm học đã xác định đặc điểm của âm tố
một cách trực tiếp, không thông qua hoạt động của bộ máy phát âm Vì vậy chúng
Trang 6đã giúp người đọc có được sự cảm nhận chính xác về mặt âm thanh của một ngôn ngữ