1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chương 3: Ngữ âm Dẫn luận ngôn ngữ

36 6,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 687 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM  Các khúc đoạn trên ta gọi là các đơn vị ngữ âm đoạn tính, gồm: âm cú: Nhân dân Việt Nam rất anh hùng âm đoạn: Nhân dân Việt Nam âm tự: Nhân dân âm tiết: Nhân âm tố: Nh  Các

Trang 1

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

CHƯƠNG II

NGỮ ÂM

Trang 2

NỘI DUNG

thể của nó

Trang 3

1.Tính chất sinh lý (về phương diện cấu

âm)

A Môi trên K Mặt lưỡi

B Răng cửa hàm trên L Gốc lưỡi

C Lơi M Nắp họng

D Ngạc cứng (Mạc) N Thanh Hầu

Đ Ngạc mềm O Yết hầu

G Môi dưới P Khoang miệng

H Răng cửa hàm trên Q Khoang mũi

I Đầu lưỡi

Trang 4

2.Tính chất vật lý của ngữ âm

(về phương diện âm học)

Cao độ : Cao độ phụ thuộc vào tốc độ rung động, nghĩa là phụ thuộc vào số lượng rung động xảy ra trong một

đơn vị thời gian: số rung động càng

nhiều (tần số càng lớn) thì âm càng

cao Cao độ của ngữ âm là yếu tố cơ bản để tạo nên thanh điệu, ngữ điệu

và trọng âm.

Trang 5

Cường độ: Cường độ do biên độ dao

động của vật thể quyết định Đơn vị

đo cường độ là decibel (viết tắt là dB) Dây thanh chấn động mạnh so với tư thế nghỉ ngơi thì âm phát ra lớn và

ngược lại thì âm phát ra nhỏ Trong

một số ngôn ngữ như tiếng Anh, Nga, cường độ đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo trọng âm của từ.

Trang 6

Âm sắc: Âm sắc là sắc thái riêng của âm

thanh Âm thanh của lời nói cũng như hầu hết các âm thanh của thế giới tự nhiên

không phải là một sự rung động đơn giản,

mà là hợp thể của nhiều rung động xảy ra đồng thời.

Các khoang cộng hưởng (khoang miệng, khoang mũi…) trong bộ máy cấu âm của mỗi người không hoàn toàn giống nhau, điều đó là một trong những cơ sở quan

trọng khiến mỗi người có một giọng nói riêng.

Trang 7

3.Tính chất xã hội của ngữ âm

(về phương diện chức năng)

Mỗi xã hội, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ

với hệ thống ngữ âm riêng Có âm được xã hội này sử dụng mà xa lạ với xã hội kia

Trong tiếng Anh, tiếng Nga có những âm xa

lạ với người Việt, ngược lại tiếng Việt có

những âm (như ư, nh; h, th) mà tiếng Anh, Nga không có.

Mỗi xã hội xử lý âm thanh theo cách riêng của mình Tiếng Việt phân biệt hai âm ô và

o trong khi đó sự phân biệt đó không có

trong tiếng Nga Tiếng Việt cũng phân biệt

âm t và th nhưng tiếng Anh chỉ coi đó là

một mà thôi.

Trang 8

B CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN

TÍNH

I. KHÁI NIỆM

 Các khúc đoạn trên ta gọi là các đơn vị ngữ âm

đoạn tính, gồm:

âm cú: Nhân dân Việt Nam rất anh hùng

âm đoạn: Nhân dân Việt Nam

âm tự: Nhân dân

âm tiết: Nhân

âm tố: Nh

 Các đơn vị ngữ âm đoạn tính là các đơn vị ngữ

âm được tạo thành nhờ sự phân đoạn chuỗi lời nói

 Trong các đơn vị ngữ âm trên, có hai đơn vị

đoạn tính quan trọng nhất là âm tiết và âm tố

Trang 9

II ÂM TIẾT

1 Khái niệm

 Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất Dù phát âm chậm đến đâu, cũng chỉ tách đến âm tiết là hết.

Ví dụ : từ “đẹp đẽ” có hai âm tiết:

“đẹp”, “đẽ”

 Âm tiết còn là đơn vị mang các sự

kiện ngôn điệu như thanh điệu, trọng âm.

Trang 10

2 Phân loại âm tiết

Âm tiết mở: là âm tiết tận cùng bằng

nguyên âm

Ví dụ : cha, mẹ, see (thấy), we (chúng tôi)

Âm tiết khép: là âm tiết tận cùng bằng

phụ âm

Ví dụ : độc, lập, mắt, meat (thịt), keep (giữ)

Giữa hai loại âm tiết này còn có những loại trung gian tùy theo từng ngôn ngữ Ví dụ , trong tiếng Việt, ngoài hai loại trên còn có các loại trung gian là âm tiết nửa mở và âm tiết nửa khép.

Trang 11

III ÂM TỐ

1 Khái niệm

 Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất,

không thể phân chia được nữa.

 Để ghi lại âm tố, người ta đặt ký hiệu ngữ âm giữa hai dấu ngoặc vuông:

[a], [t ], [ s] (x) , [ɤ] (ơ)

Trang 12

2 Phân loại âm tố

 Số lượng âm tố là vô hạn, tuy nhiên giữa chúng có một số đặc trưng cấu

âm – âm học chung, cho phép phân loại chúng thành những tập hợp mà hai tập hợp lớn đầu tiên là nguyên âm

và phụ âm.

Trang 13

3 Nguyên âm

Phân loại trên cơ sở cấu âm:

+ Độ mở của miệng : tùy theo miệng mở ra ít hay nhiều mà ta

có các nguyên âm khác nhau Có bốn độ mở chính: hẹp

(khép), nửa hẹp (khép vừa), nửa rộng (mở vừa) và rộng

(mở); do đó các nguyên âm được phân ra thành bốn loại tương ứng sau:

1 Nguyên âm hẹp: [i ] ty , [u] lu đù , [Ɯ] tư lự

2 Nguyên âm nửa hẹp: [e] lê, [ o] tô , [ɤ] lơ mơ

3 Nguyên âm nửa rộng: [ε] le te , [ɔ] lo , [] le te , [ɔ] lo , [٨] trong từ but của tiếng Anh

4 Nguyên âm rộng: [a] ta , [ɑ] pâté (patê) của tiếng Pháp, [ɐ] hot (nóng) của tiếng Anh

 Độ mở của miệng phụ thuộc vào vị trí của lưỡi, lưỡi nâng cao, miệng sẽ mở hẹp; lưỡi hạ thấp miệng sẽ mở rộng Do

đó có khi người ta gọi nguyên âm hẹp là nguyên âm cao và nguyên âm rộng là nguyên âm thấp.

Trang 14

+ Chiều hướng của lưỡi:

Tùy theo chiều hướng của lưỡi nhích ra trước, lùi về sau hay ở giữa mà ta có các loại nguyên âm sau:

1 Nguyên âm dòng (hàng) trước: lưỡi đưa ra phía trước, mặt lưỡi nâng lên về phía ngạc: [ i] , [ e] , [ε] le te , [ɔ] lo , []

2 Nguyên âm dòng (hàng) sau: lưỡi lùi về phía sau, gốc lưỡi đưa lên về phía ngạc: [u] , [o] , [ɔ]

3 Nguyên âm dòng (hàng) giữa: lưỡi ở giữa: [ə]

trong từ about (về ) của tiếng Anh, [ɨ] trong từ

“bích” theo cách phát âm của người miền Nam Việt Nam

Trang 16

Các phân loại trên được tóm tắt bằng một

đa giác, gọi là hình thang nguyên âm quốc

tế Trong hình thang, người ta qui ước như sau:

1.Ba vạch đứng biểu thị ba hàng nguyên âm trước, giữa, sau theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.

2.Bên trái mỗi vạch đứng là các nguyên âm không tròn môi, bên phải mỗi vạch đứng là các nguyên âm tròn môi.

3.Trên mỗi vạch đứng, từ trên xuống dưới lần lượt ghi các nguyên âm hẹp, nửa hẹp, nửa rộng, rộng.

Trang 18

Trong hình thang nguyên âm quốc tế

- Nguyên âm dòng trước:

i : trong tiếng Việt : li ti

Y : trong tiếng Pháp : tu (mày)

e : trong tiếng Việt: lê thê

θ : trong tiếng Pháp: deux (hai)

I : trong tiếng Việt: mẹ , tiếng Anh : men (đàn ông, số nhiều)

oe: trong tiếng Pháp: peur (sợ)

a : trong tiếng Việt: ta , tiếng Pháp : patte (chân)

I : trong tiếng Anh: sit (chỗ ngồi) , ill (đau ốm)

æ : trong tiếng Anh: cat (mèo)

Trang 19

- Nguyên âm dòng giữa :

 ɨ : trong tiếng Việt , phương ngữ Nam : bích , kịch

 ɨɨ : như ɨ nhưng tròn môi

 ə : trong tiếng Anh: about, father

Trang 20

- Nguyên âm dòng sau:

Ɯ: trong tiếng Việt : thư từ

u : trong tiếng Việt : tu hú

ɤ : trong tiếng Việt : lơ thơ

o : trong tiếng Việt : cô , tiếng Anh : home (nhà)

٨ : trong tiếng Anh : but

ɔ : trong tiếng Việt : lo , tiếng Anh : law (luật)

ɑ : như trong tiếng Pháp : pâté (patê) , Việt : sáng

ɐ : trong tiếng Anh : not , dog (chó)

ʊ : trong tiếng Anh, là âm như âm u nhưng miệng

mở rộng hơn: good

Trang 21

- Phân loại trên cơ sở âm học

 + Trường độ : các nguyên âm có thể khác nhau về độ dài thời gian của

Trang 22

+ Cao độ: theo tiêu chí này, nguyên âm được phân thành ba loại:

1 Nguyên âm bổng: là các nguyên âm dòng trước: [i, e, ε] le te , [ɔ] lo , []

2 Nguyên âm trầm là các nguyên âm

dòng sau: [u , o , ɔ]

3 Nguyên âm trung hòa là nguyên âm dòng giữa: [ə]

Trang 23

+ Cao độ: theo tiêu chí này, nguyên âm được phân thành ba loại:

1 Nguyên âm bổng: là các nguyên âm dòng trước: [i, e, ε] le te , [ɔ] lo , []

2 Nguyên âm trầm là các nguyên âm

dòng sau: [u , o , ɔ]

3 Nguyên âm trung hòa là nguyên âm dòng giữa: [ə]

Trang 24

Miêu tả nguyên âm:

 Miêu tả một nguyên âm là nói rõ

nguyên âm đó thuộc nhóm nào, theo các tiêu chí ta vừa phân loại, trong đó các tiêu chí cấu âm được chú ý hơn

các tiêu chí âm học:

 Ví dụ [i] có thể được miêu tả như sau: [i]: hẹp, dòng trước, không tròn môi,

bổng, độ vang nhỏ.

Trang 25

Nguyên âm đôi

Khi phát ra nguyên âm đôi, lưỡi sẽ lướt từ

vị thế của nguyên âm này sang vị thế của nguyên âm khác Ví dụ : [ie ] trong các từ Việt: miến, tia Thực tế đó là hai nguyên

âm đi liên tiếp nhau Theo quan niệm âm vị học, hai âm này phát liền nhau và ở trong phạm vi một âm tiết nên người ta coi chúng chỉ có giá trị một đơn vị âm.

Nếu ba nguyên âm đi liên tiếp nhau trong phạm vi một âm tiết thì gọi là nguyên âm

ba, như [auə] trong power, [aiə] trong fire của tiếng Anh.

Trang 26

Bán nguyên âm

Về mặt cấu âm, bán nguyên âm không khác nguyên âm thường

Tuy nhiên trong cấu trúc âm tiết, bán

nguyên âm xuất hiện ở đầu hay cuối âm

tiết, không chiếm vị trí đỉnh âm tiết Chúng hành chức như các phụ âm

Trong tiếng Việt có các bán nguyên âm

đứng trước âm tạo đỉnh (âm chính) như [w] trong “oan”, đứng sau âm chính như [j]

trong “đây”, [w̯] trong “đâu”.

Trang 27

Phụ âm

Phân loại theo cấu âm:

* Theo phương thức cấu âm:

Phương thức cấu âm là cách cản trở luồng hơi khi ta phát âm Có bốn phương thức chính:

+ Phương thức tắc : Luồng hơi bị cản trở hoàn toàn ở miệng sau

đó thoát ra ngoài Tùy theo nơi luồng hơi thoát ra, ta có các loại phụ âm sau:

1 Phụ âm tắc : luồng hơi thoát ra ở đằng miệng:

[b] bé , [d] đi , [k] cô , [p] pin , [t] ta

2 Phụ âm mũi : luồng hơi thoát ra đằng mũi:

[m] mũ , [n] nó , [ɲ] nhà , [ŋ] ngà

3 Phụ âm bật hơi: luồng hơi bật mạnh ra đằng miệng

Ví dụ: [ t’] thì thầm

Trang 28

+ Phương thức xát: luồng hơi không bị cản trở mà lách qua khe hở hẹp do hai bộ phận cấu âm tạo ra,

cọ xát vào thành khe hẹp đó, tạo ra các âm xát, gồm các loại sau đây:

1 Phụ âm xát: luồng hơi lách qua khe hẹp ngay ở

giữa đường thông từ miệng ra ngoài

Trang 29

+ Phương thức tắc - xát: luồng hơi bị cản trở hoàn toàn như ở phương thức tắc, rồi thoát ra một khe hẹp như ở phương thứcxát, tạo ra phụ âm tắc-xát như [ t∫ ] trong từ tiếng Anh child.

+ Phương thức rung: luồng hơi bị chặn lại ở một vị trí nào đó như đầu lưỡi chẳng hạn, nó vượt qua chướng ngại, rồi lại bị chặn lại, cứ diễn ra liên tiếp như thế, ta có phụ âm rung

Ví dụ: [ r] của tiếng Nga trong từ “nepo” [pero] (ngòi bút)

[ʐ ] của phương ngữ ở một số vùng ven biển Bắc Việt Nam, chẳng hạn trong từ “rổ rá”

Trang 30

Theo điểm cấu âm

 Điểm cấu âm là nơi luồng hơi bị cản trở Khi phát ra phụ âm hai bộ phận cấu âm sẽ khép đường thông từ phổi lên miệng, tạo nên nơi cản trở Theo các điểm cấu âm từ ngoài vào trong

ta có các loại phụ âm sau:

Trang 31

1 Phụ âm môi: luồng hơi bị cản trở ở hai môi hoặc ở môi và răng.

Ví dụ: [ p , b], [ f , v]

2 Phụ âm giữa răng: đầu lưỡi đặt ở giữa các răng cửa của hai hàm răng, tạo nên điểm cấu âm

Ví dụ: trong tiếng Anh có các âm [θ , ð] (thing, this)

3 Phụ âm đầu lưỡi-lợi: điểm cấu âm là đầu lưỡi và lợi của hàm răng trên

Ví dụ: [ t , d , s , z]

4 Phụ âm quặt lưỡi: đầu lưỡi nâng cao và quặt cong

về phía ngạc cứng

Ví dụ: [ƫ ] trời , [ʂ] sẽ , [ʐ ] rạng

Trang 32

5 Phụ âm ngạc (mặt lưỡi): mặt lưỡi hướng đến ngạc cứng.

8 Phụ âm yết hầu: gốc lưỡi lùi hẳn ra sau, khoang yết hầu bị thu hẹp lại Ví dụ [ħ] trong từ “tắm”, phát âm là

[ ħammaam] của tiếng Ả rập.

9 Phụ âm thanh hầu: được tạo nên bởi sự thu hẹp dây thanh.

Ví dụ: [ h] hát hò

Trang 33

Phân loại theo âm học

- Phụ âm hữu thanh là phụ âm có tiếng thanh, tỷ lệ tiếng thanh thấp hơn tiếng động, do có sự rung động của dây thanh khi phát âm

Ví dụ: [ m , n , ɲ, ŋ, l, r ]

Trang 34

Cách miêu tả một phụ âm

 Khi miêu tả một phụ âm, ta lần lượt xác định xem âm đó thuộc loại nào theo các tiêu chí phân loại trên Nếu kết hợp phụ âm đó với một nguyên

âm khác, ta còn phải xem xét nó còn

có hiện tượng gì kèm theo

 Ví dụ: [ k] là phụ âm tắc, vô thanh, mạc (gốc lưỡi)

 [ k] trong từ “co” là phụ âm tắc, vô thanh, mạc (gốc lưỡi), môi hóa.

Trang 35

Cấu âm phụ (Cấu âm bổ sung)

Nguyên âm và phụ âm có thể bị biến đổi

âm sắc do thêm một cách cấu âm khác nữa xảy ra đồng thời với cấu âm cơ bản Đó là cấu âm phụ.

a Môi hóa: là hiện tượng thêm động tác

tròn môi vào cấu âm cơ bản Ký hiệu dùng

để chỉ môi hóa là [ w].

Ví dụ: âm [ t] trong từ “to” bị môi hóa do đứng cạnh nguyên âm [ɔ] tròn môi [ t] môi hóa sẽ ký hiệu là [t w] hoặc [ t°].

Trang 36

b Ngạc hóa: là hiện tượng nâng phần trước lưỡi lên cao ở vào vị trí như của âm [i] Ký hiệu dùng để

chỉ ngạc hoá là [ j ]

Ví dụ: trong từ tinh nghịch, 2 phụ âm cuối [ŋ]

(tinh) và [k] (nghịch) bị ngạc hóa nên được ký

hiệu là [ŋ j, kj ]

Trong tiếng Việt cách phát âm ngạc hóa thường

tạo nên các biến thể tự do, mang tính cá nhân

c Mũi hóa: là hiện tượng ngạc mềm buông xuống

tự do để luồng hơi thông lên mũi Ký hiệu chỉ mũi hóa là [~]

Ví dụ [ã] Nguyên âm bị mũi hóa phổ biến trong

tiếng Pháp, Ba Lan, Bồ Đào Nha …

Ngày đăng: 14/04/2017, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w