Xuất phát từ thực trạng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS Thực tế cho thấy rằng, nền giáo dục có ảnh hưởng rất to lớn đến sự hình thành và phát hiện nhân tài của quốc gia.. Xu
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ HẢO
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 9
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học
(Bộ môn Sinh học)
Mã số : 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Quang Báo
HÀ NỘI – 2015
Footer Page 1 of 27.
Trang 21
MỤC LỤC Lời cảm ơn Error! Bookmark not defined Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt Error! Bookmark not defined
Mục lục 1
Danh mục bảng Error! Bookmark not defined Danh mục sơ đồ, hình vẽ, biểu đồ Error! Bookmark not defined MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Tổng quan về bồi dưỡng học sinh giỏi 7
1.1.1 Về bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS 7
1.1.2 Lược sử nghiên cứu việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi - Sinh học 9 9
1.2 Cơ sở lý luận Error! Bookmark not defined 1.2.1 Học sinh giỏi Error! Bookmark not defined 1.2.2 Học sinh giỏi sinh học lớp 9 với kiến thức phần Sinh thái học Error!
Bookmark not defined
1.2.3 Khái niệm chuyên đề Error! Bookmark not defined 1.2.4 Bồi dưỡng Error! Bookmark not defined 1.2.5 Vai trò của chuyên đề trong bồi dưỡng học sinh giỏi Error! Bookmark not
defined
1.2.6 Tiếp cận hệ thống trong dạy học Sinh học Error! Bookmark not defined 1.3 Cơ sở thực tiễn Error! Bookmark not defined 1.3.1 Chương trình và sách giáo khoa sinh học 9 phần Sinh thái học Error!
Bookmark not defined
1.3.2 Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại huyện Error! Bookmark not
defined
CHƯƠNG 2 XÂY D Ự N G C H U Y Ê N Đ Ề BỒ I D Ư Ỡ NG H Ọ C S I N H
G I Ỏ I P H Ầ N SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 9 Error! Bookmark not defined
2.1 Xây dựng cấu trúc, nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh
thái học Error! Bookmark not defined
Footer Page 2 of 27.
Trang 32
2.1.1 Căn cứ xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi 9 môn Sinh học
Error! Bookmark not defined
2.1.2 Nguyên tắc xây dựng nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi 9 môn
Sinh học Error! Bookmark not defined 2.1.3 Yêu cầu sư phạm của chuyên đề trong dạy HSG sinh học 9 Error! Bookmark
not defined
2.1.4 Quy trình xây dựng chuyên đề Error! Bookmark not defined
2.1.5 Cấu trúc chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh thái học – Sinh
học 9 Error! Bookmark not defined 2.2 Biện pháp sử dụng chuyên đề trong dạy HSG sinh học 9 phần STH Error!
Bookmark not defined
2.2.1 Biện pháp sử dụng chuyên đề trong dạy HSG nghiên cứu tài liệu phục vụ bài
học mới Error! Bookmark not defined 2.2.2 Biện pháp sử dụng chuyên đề trong ôn tập, hệ thống hóa kiến thức Error!
Bookmark not defined
2.2.3 Biện pháp sử dụng chuyên đề trong kiểm tra, đánh giá HSG Error!
Bookmark not defined
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Error! Bookmark not defined
3.1 Mục đích thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.2 Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.2.1 Chọn trường thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.2.2 Chọn học sinh thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3.3 Chọn giáo viên dạy thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3 Nội dung thực nghiệm: Error! Bookmark not defined 3.4 Bố trí thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.5 Xử lý số liệu Error! Bookmark not defined 3.6 Phân tích kết quả thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.6.1 Phân tích định lượng các bài kiểm tra Error! Bookmark not defined 3.6.2 Phân tích định tính Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Footer Page 3 of 27.
Trang 43
PHỤ LỤC 12
Footer Page 4 of 27.
Trang 54
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Xuất phát vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Chúng ta đang ở những năm đầu của thế kỷ 21, giữa kỷ nguyên của thời đại bùng nổ thông tin với nền kinh tế tri thức Trước sự phát triển của thế giới, ngành giáo dục Việt Nam đang mang trên vai một trọng trách nặng nề, cần có những bước phát triển đúng hướng và nhảy vọt để tạo ra được nguồn nhân lực trình độ và hàm lượng chất xám cao, đó là yêu cầu cấp bách của đất nước nhằm đáp ứng các yêu cầu trong nước và hội nhập quốc tế Báo cáo của Ban chấp hành TW toàn quốc lấn thứ IV
đã chỉ rõ “Nâng cao chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có văn hóa, có kỹ thuật và giàu tính sáng tạo, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với phân công lao động của xã hội”
1.2 Xuất phát từ thực trạng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS
Thực tế cho thấy rằng, nền giáo dục có ảnh hưởng rất to lớn đến sự hình thành
và phát hiện nhân tài của quốc gia Các trường THCS là bước khởi nguồn, nơi phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước Vì nhân tài không chỉ là những những phẩm chất bẩm sinh mà cần phải được bồi dưỡng, tạo điều kiện để các em phát huy được tối đa phẩm chất và thiên hướng đó ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông, trong đó cấp THCS là giai đoạn rất bản lề
1.3 Xuất phát từ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS của môn Sinh học
Trong chương trình Sinh học cấp THCS lượng kiến thức được đưa ra khá nhiều nhưng chỉ dừng lại ở mức thông hiểu là chính, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác giáo dục có tính mũi nhọn đào tạo chất lượng cao của mọi cấp học
Thực tế cho thấy việc bồi dưỡng học sinh giỏi thường chú trọng ở một số điểm:
- Phát hiện và lựa chọn học sinh, thành lập đội tuyển
- Tìm phương pháp bồi dưỡng phù hợp và hiệu quả
Phát hiện và chọn nhân tố thường được tiến hành ngay từ năm lớp 8, nhờ đó người giáo viên có thể lập một kế hoạch và chiến lược cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời bước đầu tạo cho các em sự định hướng và hứng thú đối với môn Sinh học
Bên cạnh việc phát hiện và chọn nhân tố, việc lựa chọn nội dung, tìm phương pháp bồi dưỡng có tính quyết định đối với chất lượng đội tuyển Trong đó nội dung, bài tập phần môi trường và hệ sinh thái là một trong những nội dung trọng tâm thi
Footer Page 5 of 27.
Trang 65
lựa chọn và phát hiện những học sinh có năng khiếu môn Sinh học, cũng là nguồn học sinh giỏi cho cấp học tiếp theo
Sinh học là môn học đặc thù có những tính chất rất riêng trong phương pháp nhận thức và phương pháp dạy học, đòi hỏi người giáo viên sinh học phải có những năng lực và kỹ năng đặc thù tương ứng Đặc biệt, với công việc dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 9, đỏi hỏi người giáo viên cần có trình độ, không chỉ chuyên môn sâu mà còn cần có khả năng sư phạm tốt, đòi hỏi sự chịu khó, tìm tòi
và sự nhạy bén trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Tuy nhiên hiện nay, không phải bất kì giáo viên nào khi mới vào nghề hay khi giảng dạy cũng đáp ứng được những điều này, đa số giáo viên ôn Sinh học cấp THCS còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, con đường thực hiện còn mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm là chính Mặt khác, ở cấp THCS chưa có chương trình, tài liệu do cấp quản lý quy định chính thức mà chủ yếu do sự tìm tòi và tự biên soạn nội dung bồi dưỡng của giáo viên các trường Do đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi gặp những khó khăn, hạn chế nhất định Để tháo gỡ phần nào những khó khăn ấy và nhằm đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học với nội dung quan trọng
của phần sinh thái học, tôi chọn đề tài luận văn là: “Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9”
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Cơ sở lý luận của đề tài Trong phần này, đề tài sẽ hê ̣ thống hóa
cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về: chuyên đề, xây dựng chuyên đề; học sinh giỏi và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Thứ hai: Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố , đặc biệt là nội dung
ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học
Thứ ba: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học –
Sinh học 9
Thứ tư : Xây dựng mục tiêu, nội dung, quy trình tổ chức thực nghiệm sử
dụng chuyên đề đã soạn để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9
4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Dạy học Sinh thái học cho HSG lớp 9
Footer Page 6 of 27.
Trang 76
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9
5 Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
phần Sinh thái học – Sinh học 9?
- Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9
như thế nào?
6 Giả thuyết khoa học
- Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 sẽ được nâng cao nếu học sinh được học theo một chuyên đề được xây dựng theo tiếp cận cấu trúc hệ thống
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên phạm vi trường THCS Liên Ninh và THCS Tứ Hiệp huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội
Số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài này được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, những số liệu khảo sát mới được điều tra trong năm 2014
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận của đề tài :
Cung cấp một cách rõ ràng và hệ thống cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài :
Chuyên đề trên có thể được áp du ̣ng rô ̣ng rãi với các trường THCS cả nước
và đáp ứng được yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9 trong giai đoạn hiê ̣n nay
9 Phương pháp nghiên cứu
9.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu các công
trình nghiên cứu để phân tích, lựa chọn những nội dung làm cơ sở lý luận cho đề tài
9.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
9.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát
Footer Page 7 of 27.
Trang 87
9.2.2 Phương pháp thực nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 tại trường THCS Tứ Hiệp, THCS Liên Ninh – Thanh Trì – Hà Nội theo chuyên đề bồi dưỡng HSG đã xây dựng
9.2.3 Phương pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh
9.2.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
9.2.5 Phương pháp thống kê toán học : xử lý các số liệu thu được từ khảo sát thực nghiệm
10 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chuyên đề bồi
dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học – Sinh học 9
Chương 2: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh
thái học – Sinh học 9
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Footer Page 8 of 27.
Trang 98
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về bồi dưỡng học sinh giỏi
1.1.1 Về bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS
Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt nam, từ đời xưa ông cha ta đã rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đúc rút thành một kinh nghiệm quý báu “Hiền tài
là nguyên khí quốc gia” Đến thăm Văn miếu Quốc Tử Giám chúng ta thấy trên văn bia còn ghi: “Các bậc hiền nhân là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn thịnh Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm” và “Những người tài giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc biệt đối với đất nước” Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công, ngày 20/11/1946, trong bài viết “Tìm người tài đức”, Hồ Chủ Tịch khẳng định:
“Nước nhà còn phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức…”
Thực tiễn quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thấy, dân tộc Việt Nam
có tiềm năng, trí tuệ vô cùng phong phú, có điều chúng ta chưa phát hiện, chăm sóc, bồi dưỡng để có thể phát huy hết tiềm năng trí tuệ còn tiềm ẩn Ngày nay, GD&ĐT được ưu tiên, đặt giáo dục ở vị trí quốc sách hàng đầu Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách khuyến khích cho giáo dục phổ thông và hệ thống giáo dục quốc dân Nghị quyết 14 – NQ/TW của Bộ chính trị về cải cách giáo dục (tháng 1 - 1979)
đã chỉ rõ: “Cần coi trọng việc hứng thú, thói quen và phương pháp tự học của học sinh, hướng dẫn họ biết cách nghiên cứu sách giáo khoa, sách báo khoa học, thảo luận chuyên đề, tập làm thực nghiệm khoa học” [25], từ đó đã có nhiều công trình
nghiên cứu vận dụng vào dạy học và bồi dưỡng giáo viên phục vụ thay sách cải cách giáo dục
Bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ trọng tâm của của ngành giáo dục và đào tạo, cũng là một hoạt động mang tính đặc thù cao: Người học là học sinh giỏi, có năng khiếu theo môn học; người dạy là những giáo viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm giảng dạy Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã đóng góp
nhiều nhân tài cho xã hội Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có
điều kiện bộc lộ năng khiếu, tài năng Nếu cha mẹ, bạn bè và đặc biệt là thầy, cô giáo cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ, bồi dưỡng mầm mống năng khiếu, kích thích niềm say mê học tập thì biểu hiện của năng khiếu ngày càng rõ hơn Năng khiếu
Footer Page 9 of 27.
Trang 109
được bồi dưỡng sẽ phát triển và ngược lại năng khiếu không được phát hiện, bồi dưỡng thì sẽ mất dần Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS là để phát huy hết khả năng phát triển “tiềm tàng” ở học sinh, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước Mặt khác, kết quả học sinh giỏi là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một trường THCS Thành tích học sinh giỏi khẳng định uy tín của nhà trường
Công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi, đội ngũ công dân tương lai của đất nước đồng hành với sự phát triển trí tuệ vượt bậc, toàn diện là mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo, đã được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong
ba mục tiêu chiến lược của nền giáo dục nước nhà
Bồi dưỡng học sinh giỏi giúp học sinh hoàn thiện tri thức, phát huy hơn nữa những năng lực, năng khiếu của mình Thực hiện công việc bồi dưỡng học sinh giỏi tức là giáo viên trực tiếp tác động đến học sinh bằng việc truyền thụ tri thức, rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, bổ sung kiến thức còn thiếu ở các em, định hướng và phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu…Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là cần thiết bởi nó quyết định đến hiệu quả cuối cùng là học sinh được trang bị những kiến thức vững chắc và cũng từ đó tính sáng tạo của các em mới được phát triển Thực tế đã cho thấy, ở các trường THCS hiện nay, việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã được thực hiện với sự đầu tư khá lớn và mang lại những kết quả rất khả quan
Hiện nay, nhận thức và xác định rõ vai trò công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Trung học cơ sở, Nghị quyết số 44/2009/NQ- HĐND ngày 02/12/2009 của
HĐND - UBND huyện Thanh Trì đã thông qua 03 Đề án, trong đó có Đề án “Bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Thanh Trì giai đoạn 2009- 2015”, với mục tiêu phấn đấu mỗi năm huyện Thanh Trì đạt
được số lượng học sinh giỏi các cấp là:
- Cấp Thành phố có từ 30 - 50 học sinh đạt giải (Đối với cấp Tiểu học) và có từ
50 - 70 học sinh đạt giải (Đối với cấp THCS ở 10 môn học trong đó có bộ môn Sinh học)
- Cấp Huyện có từ 450 - 470 học sinh đạt giải (Đối với cấp Tiểu học) và có
từ 380 - 400 học sinh đạt giải (Đối với cấp THCS ở 10 môn học trong đó có bộ môn Sinh học) [26]
Để thực hiện hiệu quả Đề án, Phòng giáo dục và đào tạo đã quan tâm chú trọng chỉ đạo đổi mới công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, từ việc xây
Footer Page 10 of 27.