1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

24 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 367,97 KB

Nội dung

Mặc dù số lượng lao động lớn nhưng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn chỉ chiếm 22,35% giá trị sản xuất công nghiệp.[31, tr.1] Phát triển công nghiệp nông thôn sẽ góp phần động viên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

- -

LÊ VĂN SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ

Trang 2

người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân ở nông thôn đồng thời tạo ra những tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và xây dựng đời sống văn hoá mới ở nông thôn

Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Ngày nay, phát triển công nghiệp nông thôn là một vấn đề không chỉ thu hút sự quan tâm của Việt Nam mà còn được nhiều nước đang phát triển coi trọng Điều đó chứng tỏ phát triển công nghiệp nông thôn có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội

Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn, lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm khoảng 70% lực lượng lao động toàn xã hội nhưng chỉ tạo ra 20,8% GDP Thời gian nông nhàn chiếm 21%/năm, gần 8 triệu lao động bị thất nghiệp Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng, năm 1996 là 2,71 lần, năm 2001 là 3,45 lần đến năm 2005 thì con số này là 5 lần Mặc dù số lượng lao động lớn nhưng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn chỉ chiếm 22,35% giá trị sản xuất công nghiệp.[31, tr.1]

Phát triển công nghiệp nông thôn sẽ góp phần động viên những tiềm năng của các nguồn lực trong các thành phần kinh tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước vào quá trình tăng trưởng kinh tế Nó cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội theo hướng hiện đại, thúc đẩy kinh tế hàng hoá ở nông thôn phát triển mạnh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực trung Trung bộ, án ngữ quốc

lộ 1A xuyên qua là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ Đây là khu vực, điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, ít thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Địa hình chia cắt mạnh, không bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp ít ỏi rất khó khăn cho nông nghiệp Hơn nữa, vào mùa

hạ thời tiết thường nóng và khô, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên mùa thu thường mưa rất nhiều gây nên lũ lụt gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi đặc biệt là ở những vùng thấp trũng và duyên hải

Trang 3

Trong khi đó, Thừa Thiên Huế có điều kiện khá thuận lợi về những yếu tố cho phát triển công nghiệp nông thôn như có tài nguyên phong phú, có nhiều loại khoáng sản thích hợp cho việc phát triển công nghiệp như công nghiệp khai thác, công nghiệp xây dựng; có những khu rừng và vùng nguyên liệu thích hợp cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản và một số ngành thủ công nghiệp khác; có bờ biển dài hơn 120 km với ngư trường rộng và hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, là điều kiện thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản

Trong lịch sử, Thừa Thiên Huế, với tỉnh lỵ là thành phố Huế, nơi đã từng được nhà Nguyễn chọn làm kinh đô nên trước đây đã có sự tập trung thu hút một lượng rất lớn thợ thủ công lành nghề từ các nơi khác trong cả nước về phục vụ cho nhu cầu xây dựng hoàng cung, sản xuất các sản phẩm phục vụ hoàng tộc, quan lại… cũng như đến để làm ăn sinh sống Đây là yếu tố cơ bản để hình thành nhiều phường nghề, làng nghề truyền thống và phát triển ra ven đô cũng như các khu vực khác ở nông thôn Thừa Thiên Huế Trên cơ sở các làng nghề truyền thống đó, có thể huy động nguồn lực sẵn có của các làng nghề như kỹ nghệ và kinh nghiệm sản xuất cũng như đội ngũ thợ thủ công lành nghề nhằm thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển Do đó, việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề cần thiết hiện nay nhằm tận dụng các lợi thế của địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Vì vậy “Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ này

2 Tình hình nghiên cứu

Công nghiệp nông thôn là khái niệm mới được quan tâm nghiên cứu trong khoảng thập kỷ 50 của thế kỷ XX, song trong thực tế thì công nghiệp nông thôn được hình thành như một thực thể kinh tế độc lập với các quá trình phát triển khác nhau gắn liền với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn từ rất lâu

Ở Việt Nam, công nghiệp nông thôn đã được khá nhiều nhà khoa học quan tâm Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về công nghiệp nông thôn

Trang 4

ở nhiều cách tiếp cận khác nhau Cho đến nay, một số công trình nghiên cứu về công nghiệp nông thôn như:

Đề tài cấp nhà nước KX 08-07 “Định hướng và chuyển giao công nghệ thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn” do Nguyễn Văn Hường (1992-1993), Đặng Ngọc Dinh (1994-1995) làm chủ nhiệm

Luận án phó tiến sĩ của Vũ Thị Thoa (1999): “Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”; luận án tiến sĩ của Hà Văn Ánh (2000): “Phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh”; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Hùng (2005): “Phát triển công nghiệp nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Ngoài ra còn có một số đề tài liên quan mật thiết với vấn đề này như: Luận án phó tiến sĩ “Phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở đô thị Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Hữu Lục (1996); đề tài “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá” của Trần Minh Yến (2003), “Phát triển thị trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” do PSG

TS Trần Văn Chử (2003-2004) làm chủ nhiệm, “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Văn Phát (2002)

Trong các công trình nghiên cứu nói trên, tuy các tác giả có các cách tiếp cận khác nhau về công nghiệp nông thôn song các tác giả đã có sự thống nhất khi đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:

- Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kinh tế nông thôn nằm trong

cơ cấu công nghiệp chung của cả nước

- Công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh

tế xã hội ở nông thôn Việc phát triển kinh tế nông thôn là vấn đề tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

- Tổng kết một số kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở một số nước, địa phương và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm phát triển công nghiệp

Trang 5

nông thôn cho từng vùng nhất định Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến công nghiệp nông thôn trên một địa bàn cụ thể ở tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó luận văn này tiếp tục đi sâu nghiên cứu về công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế một cách có hệ thống làm cơ sở để xây dựng phương hướng và một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp nông thôn trong những năm tiếp theo

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn: từ những cơ sở về lý luận và thực tiễn về phát

triển công nghiệp nông thôn nhằm làm rõ thự trạng phát triển công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, chỉ ra những thành tựu và hạn chế chủ yếu của quá trình đó, luận văn đưa ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tiếp theo

Trang 6

Nhiệm vụ của luận văn:

- Khái quát lý luận về công nghiệp nông thôn một cách có hệ thống và vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn

- Trình bày một số mô hình phát triển công nghiệp nông thôn của các nước, khu vực trên thế giới và một số địa phương có thể vận dụng vào việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản có tỉnh khả thi nhằm phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn tập nghiên cứu các quan hệ kinh tế và chính sách của Nhà nước tác động đến sự phát triển của công nghiệp nông thôn

Phạm vi nghiên cứu:

- Các hoạt động sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp dưới các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đang tồn tại và phát triển

ở nông thôn trên đại bàn tỉnh

- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trên cơ sở kế thừa những yếu tố hợp lý của các công trình nghiên cứu đã được công bố tác giả luận văn xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn

về phát triển công nghiệp nông thôn và sử dụng nó để phân tích thực trạng và đề

ra các giải pháp để phát triển công nghiệp nông thôn ở Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

Phương pháp cụ thể là phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử để tổng hợp các tài liệu, điều tra, phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu liên quan đến đề tài

6 Đóng góp của luận văn

Trang 7

Nghiên cứu này góp phần làm rõ thêm phạm trù công nghiệp nông thôn

và ý nghĩa của nó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

Phân tích làm rõ những luận cứ khoa học cho việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thừa Thiên Huế

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp nông thôn Chương 2 Thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2000 đến nay

Chương 3 Quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là những vấn đề mang tính chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển bởi nông thôn luôn là vùng còn nhiều khó khăn về đời sống vật chất lẫn tinh thần do tốc độ gia tăng dân số nhanh, đất đai canh tác ngày càng thu hẹp, trình độ lực lượng sản xuất kém phát triển, năng suất lao động thấp Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn hiện nay đang được nhiều nước quan tâm, đặc biệt là các nước đang phát triển

Đối với nước ta, phát triển công nghiệp nông thôn được xem là chìa khóa hữu hiệu nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh

1.1 Những vấn đề lý luận chung về phát triển công nghiệp nông thôn

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Công nghiệp nông thôn được một số nước quan tâm phát triển khá sớm,

từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX Một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ đã nghiên cứu, phát triển công nghiệp nông thôn, xem đó

là một nội dung quan trọng của công nghiệp hóa nông thôn Ở nước ta, công nghiệp nông thôn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ đầu thập kỷ

90 của thế kỷ XX

Công nghiệp nông thôn là vấn đề khá mới mẻ, tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà các tác giả có các cách tiếp cận khái niệm công nghiệp nông thôn theo trên những bình diện khác nhau Cho đến nay, có một số cách tiếp cận tiêu biểu sau:[9, tr.31]

Trang 9

Thứ nhất, cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế lãnh thổ

Đây là quan niệm của một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, theo cách tiếp cận này, công nghiệp nông thôn được xem là một bộ phận của kinh tế nông thôn Cách tiếp cận này chú trọng đến yếu tố lãnh thổ Trên bình diện kinh tế lãnh thổ, công nghiệp nông thôn được xét trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nó là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu kinh tế địa phương góp phần khai thác triệt để, có hiệu quả các nguồn lực tại chỗ nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội Cách tiếp cận này cho phép các nhà quản lý ở địa phương dễ thực hiện quá trình quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và quản lý công nghiệp nói riêng

Tuy nhiên, cách tiếp cận này dễ đưa đến sự phát triển của công nghiệp nông thôn bị tách ra khỏi sự phát triển công nghiệp, tách rời yếu tố kinh tế kỹ thuật chung của ngành công nghiệp quốc gia Khi tách rời khỏi cơ cấu kinh tế ngành của cả nước sẽ có nhiều sự cản trở làm mất sự cân đối trong cơ cấu nội bộ kinh tế ngành của công nghiệp, mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị trong ngành thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh Quá trình địa phương hóa sản phẩm công nghiệp nông thôn cũng làm cho việc chuyển giao công nghệ không đạt hiệu quả như mong muốn, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

Như vậy cách tiếp cận này mới làm rõ mối quan hệ hữu cơ của công nghiệp nông thôn với tư cách là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế vùng ở nông thôn mà chưa thấy vai trò của nó với tư cách là một bộ phận của kinh tế ngành cũng như như sự tác động của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung

Thứ hai, cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế ngành

Đây là quan niệm ở một số nước như Mêhicô, Braxin, Hàn Quốc và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO)

Theo cách tiếp cận này, công nghiệp nông thôn được xem là một bộ phận của ngành công nghiệp được phân bố ở địa bàn nông thôn Sự phát triển của nó được xem như một vấn đề thuộc về việc phân bố công nghiệp nói chung, mỗi ngành công nghiệp cụ thể nói riêng ở những vùng lãnh thổ mà sự tập trung của

Trang 10

công nghiệp chưa cao Đồng thời sự phát triển của công nghiệp nông thôn phải đặt trong tổng thể phát triển của ngành công nghiệp quốc gia, là một nội dung của công nghiệp hóa Cách tiếp cận này thường được chấp nhận bởi các cán bộ quản lý, hoạch định chính sách phát triển ngành công nghiệp vì nó gắn với quy hoạch, phân bố, điều chỉnh hay theo dõi sự phát triển chung của ngành công nghiệp quốc gia

Tuy nhiên, do quá nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế kinh tế kỹ thuật của công nghiệp nông thôn mà ít quan tâm đến cơ cấu kinh tế nông thôn nên dễ dẫn đến làm mất cân đối cơ cấu kinh tế ngành ở nông, không huy động và sử dụng được những tiềm năng các nguồn lực ở địa phương vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Thứ ba, cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế xã hội

Đây là cách tiếp cận đặc trưng của Đài Loan, theo cách tiếp cận này, công nghiệp nông thôn được xem là toàn bộ những hoạt động sản xuất có tính chất công nghiệp ở nông thôn, là biện pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Cách tiếp cận này xuất phát từ thực trạng nghèo nàn, lạc hậu của kinh tế xã hội ở nông thôn, đây là khu vực kém phát triển, lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, diện tích canh tác luôn có xu hướng thu hẹp dần, khả năng thâm canh tăng

vụ, hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, cơ cấu kinh tế biến đổi chậm trong lúc dân số tăng nhanh dẫn đến đời sống cư dân nông thôn luôn ở gặp phải khó khăn, thiếu thốn Những vấn đề đó làm cho nông thôn rơi vào vòng lẩn quẩn của sự đói nghèo Một trong những hướng nhằm thoát khỏi vòng lẩn quẩn đó là đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động ở nông thôn mà các hoạt động mang tính chất công nghiệp có vai trò đáng kể Chọn giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn là một trong những giải pháp cơ bản có ý nghĩa quan trọng

Tuy nhiên, nếu lấy việc phát triển kinh tế nông thôn để phát triển kinh tế

xã hội ở nông thôn thì lại là khiếm khuyết lớn vì chính sự phát triển bản thân công nghiệp nông thôn sẽ không chỉ tác động đến nông thôn mà sự phát triển đó

Trang 11

tất yếu tác động đến thành thị, tác động đến ngành công nghiệp cũng như toàn

bộ nền kinh tế quốc dân Do đó cách tiếp cận này chưa thể hiện tính hệ thống trong chiến lược phát triển công nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung

Thứ tư, cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế tổ chức

Đây là cách tiếp cận của Trung tâm phát triển nông thôn toàn diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương Theo cách tiếp cận này, các hoạt động kinh tế

có quy mô nhỏ của các hộ gia đình gọi là công nghiệp nông thôn Cách tiếp cận này xuất phát từ bối cảnh nông thôn của các nước đang phát triển có dân số đông trong lúc các hoạt động nông nghiệp hạn chế buộc một bộ phận cư dân nông thôn phải chuyển sang lao động trong các ngành phi nông nghiệp nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn ở quy mô gia đình Đây là một hướng đi phổ biến ở nông thôn nhưng lại không nói rõ nội hàm của công nghiệp nông thôn dễ gây nhầm lẫn rằng các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn là công nghiệp nông thôn tức là công nghiệp nông thôn bao hàm cả dịch vụ

Thứ năm, cách tiếp cận dưới góc độ cộng đồng, làng xóm

Đây là cách tiếp cận của Nhật Bản, Ấn Độ, Indonexia, theo cách tiếp cận này, tính gia đình, cộng đồng làng xóm được nhấn mạnh Các cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu được thành lập từ các gia đình, dòng tộc, thôn xóm Nó có tính tích cực trong việc bảo tồn các kỹ nghệ, bí quyết truyền thống cũng như bản sắc văn hóa của địa phương Cũng theo cách tiếp cận này, quy mô công nghiệp nông thôn chỉ dừng ở mức độ rất nhỏ, quy mô sản xuất chỉ ở mức hộ gia đình, thôn xóm

Tuy nhiên, trong giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển một cách mạnh mẽ thì cách tiếp cận này không phù hợp vì nó sẽ phá vỡ quy mô sản xuất nhỏ này để phát triển lên quy mô lớn hơn đồng thời tầm ảnh hưởng của

nó vượt ra khỏi lãnh thổ nông thôn

Từ các cách tiếp cận trên cho thấy tính đa dạng của các quan niệm về công nghiệp nông thôn, điều đó cũng đặt ra vấn đề là không thể tiếp cận khái niệm này một cách riêng lẻ mà phải dựa trên quan điểm toàn diện Khi nghiên

Trang 12

cứu về vấn đề công nghiệp nông thôn phải đặt sự phát triển của nó trong mối quan hệ hữu cơ với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nói riêng và của cả nước nói chung; phải đảm bảo yếu tố kinh tế kỹ thuật, kinh tế tổ chức và kinh tế xã hội; phải đảm bảo tính đặc thù lãnh thổ của nông thôn đồng thời phải nằm trong tổng thể của quá trình vận động phát triển của ngành công nghiệp

Ở Việt Nam, tùy theo mục đích nghiên cứu mà các tác giả có quan niệm khác nhau về công nghiệp nông thôn

Có tác giả cho rằng công nghiệp nông thôn là toàn bộ các hoạt động kinh

tế phi nông nghiệp ở nông thôn Điều này có nghĩa là các hoạt động phi nông nghiệp được đồng nhất với công nghiệp nông thôn bao gồm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ Cơ sở của quan điểm này xuất phát từ việc cho rằng phát triển công nghiệp là nói đến tính chất của sản xuất hàng hóa Điều này dẫn đến sự trao đổi giữa các ngành làm cho thương mại, dịch vụ ra đời

là tất yếu và các ngành đó luôn nằm trong một tổng thể thống nhất hữu cơ Quan điểm này có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế nông thôn với mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang cơ cấu tiến bộ hơn bằng cách tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Song cách tiếp cận này lại không thống nhất được khi đồng nhất khái niệm công nghiệp nông thôn với các hoạt động phi nông nghiệp vì giữa chúng có sự khác nhau căn bản theo tiêu chí kinh tế ngành: công nghiệp là ngành sản xuất vật chất tạo ra các loại hàng hóa hữu hình trong lúc thương nghiệp dịch vụ là ngành sản xuất phi vật chất tạo ra hàng hóa vô hình Do đó không thể gộp thương nghiệp và dịch vụ vào công nghiệp nông thôn

Có tác giả cho rằng công nghiệp nông thôn là tiểu thủ công nghiệp được phân bố ở nông thôn với tư cách là một bộ phận của kinh tế địa phương nhằm cung cấp, bổ sung các sản phẩm hàng hoá cho khu vực nông thôn khi công nghiệp quốc doanh hoặc công nghiệp ở đô thị không cung cấp đủ hay không thể cung cấp Trong trường hợp này công nghiệp nông thôn có vai trò bổ sung cho công nghiệp quốc doanh khi năng lực công nghiệp quốc doanh có hạn Quan điểm này chỉ cho thấy vai trò bổ sung của công nghiệp nông thôn mà không thấy

Ngày đăng: 03/03/2018, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w