1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

4 kế hoạch marketing của bạn

11 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 41,09 KB

Nội dung

Đó có thể là mục tiêu tài chính, mục tiêu tăng doanh thu, hoặc tập trung vào marketing nâng cao nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.. • Bạn có các sản phẩm hay dịch vụ phụ trợ t

Trang 1

Kế hoạch Marketing của bạn

Mục tiêu Marketing

Chiến lược Marketing

1 Sản phẩm hoặc Dịch vụ

2 Định giá

3 Vị trí (địa điểm kinh doanh)

4 Tiếp thị

5 Nguồn nhân lực

6 Quá trình

7 Môi trường vật chất

8 Năng suất

Hoạt động Marketing

Kế hoạch Marketing của bạn

Mục tiêu Marketing: [Hãy tóm tắt các mục tiêu marketing chính cho doanh nghiệp của bạn Đó có thể là mục

tiêu tài chính, mục tiêu tăng doanh thu, hoặc tập trung vào marketing nâng cao nhận thức về sản phẩm hoặc

dịch vụ của bạn Để xác định mục tiêu marketing của bạn một cách hiệu quả (và đo lường được) bạn hãy tuân

theo các tiêu chí 'SMART' (Specific- cụ thể, Measurable- đo lường được, Achievable - có thể thực hiện được,

Realistic- có tính thực tế và Timely - kịp thời) 1

Ví dụ về các mục tiêu marketing SMART

Đạt được lợi tức 20% trên vốn khả dụngvào tháng 4 năm 2014 (Mục tiêu lợi nhuận)

Chiếm được 15% thị trường tất thể thao vào tháng 11 năm 2018 (Mục tiêu Thị phần)

Xây dựng thương hiệu trái cây X thành thương hiệu ưa thích của phụ nữ từ 21-29 tuổi tại Australia vào tháng 8

năm 2019 (Mục tiêu xây dựng thương hiệu)

Chi tiết hóa mục tiêu marketing SMART trong bảng dưới đây:]

[Mục tiêu marketing của bạn] [Mục tiêu của bạn có cụ thể

không?]

[Mục tiêu của bạn có

đo lường được không?]

[Mục tiêu của bạn có thể thực hiện được không?]

[Mục tiêu của bạn có thực tế không?

Trang 2

Chiến lược Marketing: [Trong phần này, hãy cụ thể hóa chiến lược tổng thể bạn sẽ sử dụng để định vị doanh

nghiệp của bạn trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Dù chiến lược của bạn là gì, mục tiêu của bạn cần có sự khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh để khuyến khích khách hàng ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp của bạn Các yếu tố cụ thể tạo nên chiến lược marketing của bạn thường được gọi là Marketing hỗn hợp Mỗi yếu tố có thể dao dộng để tăng sự hấp dẫn của sản phẩm và dịch vụ, và nhờ đó sẽ có tác động trực tiếp đến doanh số bán hàng.

Marketing 8P

1 PRODUCT/ SERVICE: SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ của bạn

2 PRICE: GIÁ của sản phẩm hoặc dịch vụ

3 POSITION: VỊ TRÍ (địa điểm kinh doanh) của bạn trên thị trường

4 PROMOTION: TIẾP THỊ cho sản phẩm dịch vụ của bạn

5 PEOPLE: NGUỒN NHÂN LỰC trong doanh nghiệp của bạn (nhân viên, nhân viên bán hàng, v.v.) [link]

6 PROCESS: QUÁ TRÌNH - trải nghiệm mua hàng [link]

7 PHYSICAL ENVIRONMENT: MÔI TRƯỜNG VẬT CHẤT- nơi hàng hóa /dịch vụ được trưng bày, giới thiệu [link]

8 PRODUCTIVITY and QUALITY: NĂNG SUẤT và CHẤT LƯỢNG là một phần thiết yếu để đáp ứng nhu cầu khách hàng [link]

Nhấp vào từng liên kết ở trên để tìm hiểu thêm về từng yếu tố cụ thể và cách áp dụng chúng.]

Trang 3

1. SẢN PHẦM hoặc DỊCH VỤ

[Ở phần này bạn nên mô tả chi tiết chiến lược sản phẩm dài hạn của bạn Nếu bạn đang cung cấp một

dịch vụ thì bạn cũng nên coi dịch vụ của bạn giống như một sản phẩm.

Bạn cần phải xem xét:

Những tính năng và lợi ích mà bạn cung cấp?

Các lợi thế bán hàng độc đáo - những điều khiến sản phẩm/dịch vụ của bạn khác biệt với đối

thủ cạnh tranh?

Bạn có các sản phẩm hay dịch vụ phụ trợ tiềm năng không?]

Sản phầm hoặc Dịch vụ Các đặc điểm Các lợi ích Yếu tố bán hàng độc

đáo

Hỗ trợ

[Sản phẩm hoặc dịch vụ bạn

cung cấp là gì?]

[Các đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì]

[Các lợi ích mà khách hàng nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn]

[Điều gì làm sản phầm hoặc dịch vụ của bạn trở nên độc đáo]

[Bạn đưa ra những hỗ trợ kèm theo nào? Ví dụ: bảo hành, hoàn tiền, v.v.

]

Trang 4

2. ĐỊNH GIÁ sản phẩm hoặc dịch vụ

[Giá cả là một thành phần quan trọng trong chiến lược Marketing hỗn hợp Tại sao? Bởi vì việc lựa chọn mức

giá hợp lý cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận cũng như xây dựng mối

quan hệ bền vững với khách hàng Với chiến lược giá hiệu quả, bạn cũng sẽ tránh được những hậu quả tài

chính nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bạn định giá quá thấp (không đủ lợi nhuận) hoặc quá cao (không đủ

doanh thu)

Định giá cho các sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn, tuy nhiên, chỉ cần nhớ rằng:

bạn đang kinh doanh để tạo ra lợi nhuận (và điều đó là tốt!)

hầu hết các chủ doanh nghiệp định giá quá thấp những giá trị mà họ cung cấp

chiến lược bán hàng và marketing của bạn phải hỗ trợ mức giá của bạn

Chiến lược định giá tổng thể của bạn sẽ phụ thuộc vào các mục tiêu marketing, kinh doanh và phong cách của

bạn Vì vậy, trước khi bạn bắt đầu quá trình nghiên cứu, hãy dành thời gian xác định thu nhập (và lợi nhuận) kì

vọng của bạn Bạn cũng nên xem xét các tiêu chuẩn về thu nhập dự kiến của các doanh nghiệp nhỏ tại website

của ATO.]

[Sản phẩm hoặc dịch vụ

của bạn là gì]

[Mức giá của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì]

[Tổng chi phí bán hàng của sản phẩm hoặc dịch

vụ của bạn là bao nhiêu?]

[Lợi nhuận ròng từ việc bán sản phẩm hoặc dịch

vụ của bạn là bao nhiêu?]

[Chính sách giá của đối thủ cạnh tranh của bạn cho sản phẩm hoặc dịch

vụ tương tự là gì

Trang 5

3. VỊ TRÍ (địa điểm kinh doanh) của bạn trên thị trường

[Địa điểm ở đây đề cập đến các kênh và địa điểm phân phối sản phẩm của bạn, các thông tin liên quan, và dịch

vụ hỗ trợ Đây là cách bạn sẽ định vị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên thị trường.

Phần này bao gồm:

nơi khách hàng có thể mua sản phẩm/dịch vụ;

kênh phân phối;

Địa điểm đại diện cho vị trí mà khách hàng có thể mua sản phẩm và thường được gọi là các kênh phân phối

Địa điểm có thể bao gồm các cửa hàng thực (siêu thị, các cửa hàng nhỏ) cũng như các cửa hàng ảo (chợ online

và trung tâm mua bán online) trên Internet Điều này rất quan trọng vì nó cung cấp các tiện ích liên quan đến

địa điểm cho người tiêu dùng, những tiện ích này thường là yếu tố quyết định việc mua nhiều loại sản phẩm

thuộc các danh mục khác nhau.]

Kênh bán hàng và phân phối

Loại kênh phân phối Sản phẩm/dịch vụ Tỉ lệ bán hàng (%) Chiến dịch phân phối

[Ví dụ: cửa hàng mặt đường,

internet, thư trực tiếp, xuất

khẩu hoặc bán buôn]

[Liệt kê danh sách tất cả các sản phẩm/dịch vụ được bán qua kênh phân phối này ]

[Bạn kỳ vọng thu được bao nhiêu phần trăm doanh số bán hàng qua kênh phân phối này?]

[Tại sao bạn quyết định chọn loại kênh phân phối này? Bạn sẽ sử dụng nó khi nào và như thế nào? Chiến lược được sử dụng đằng sau loại kênh phân phối này cho từng loại sản phẩm/ dịch vụ cụ thể là gì?

4. TIẾP THỊ cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn

[ Nêu cách bạn đang (hoặc có ý định) quảng bá và quảng cáo doanh nghiệp của bạn So sánh (nếu có)

với những gì đối thủ cạnh tranh của bạn làm để quảng bá, lưu ý đến những phương thức hiệu quả và

không hiệu quả đối với doanh nghiệp họ cũng như doanh nghiệp của bạn Bất kể doanh nghiệp của bạn

tốt hay không, nếu bạn không quảng cáo và cho mọi người biết về sự tồn tại của mình thì bạn sẽ không

bán được nhiều hàng.

Tiếp thị không chỉ là bán hàng và quảng bá cho doanh nghiệp của bạn Đó là việc thu hút đúng khách

hàng mục tiêu sử dụng và tái sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn Có rất nhiều chiến thuật để bạn sử

dụng, hoặc bạn có thể kết hợp chúng theo nhiều cách khác nhau để tạo ra một chiến lược hiệu quả nhất

về mặt chi phí tùy theo nhu cầu của bạn.

Trang 6

Các chiến thuật tiếp thị được chia thành sáu loại sau:

trực tuyến

quan hệ công chúng

quảng cáo

khuyến mãi

đóng gói hoặc bán hàng cá nhân

xây dựng thương hiệu

marketing trực tiếp thường được thêm vào chiến lược Marketing hỗn hợp mặc dù nó là một phần của quảng cáo hơn là marketing ]

Sản phẩm hoặc

dịch vụ

Trực tuyến Quan hệ

công chúng

Quảng cáo Khuyến

mãi

Đóng gói Xây dụng

thương hiệu

[Sản phẩm hoặc

dịch vụ của bạn là

gì?]

[Bạn đang

sử dụng các chiến lược trực tuyến nào?]

[Bạn đang

sử dụng chiến lược quan hệ công chúng nào?

[Bạn đang

sử dụng chiến lược quảng cáo nào?]

[Bạn đang thực hiện chiến lược khuyến mãi nào?]

[Bạn đang

sử dụng chiến lược đóng gói nào?]

[Bạn đang

sử dụng chiến lược xây dựng thương hiệu nào?]

5. NGUỒN NHÂN LỰC trong danh nghiệp của bạn (nhân viên, nhân viên bán hàng, v.v.)

[Mỗi nhân viên trong doanh nghiệp của bạn (nếu bạn có) đều có ảnh hưởng đến việc markting cho sản phẩm và dịch vụ của bạn Nhân viên có kiến thức và thân thiện có thể góp phần làm khách hàng hài lòng, và đưa cách thức bán hàng độc đáo mà một doanh nghiệp thường tìm kiếm Nếu một nhóm nhân viên xuất sắc đem lại lợi thế cạnh tranh, thì chất lượng tuyển dụng và đào tạo sẽ là yếu tố quan trọng để bạn đạt được các mục tiêu marketing.

Một số câu hỏi cần xem xét khi đánh giá thành viên trong nhóm của bạn:

Họ có được đào tạo để giới thiệu với khách hàng một cách cụ thể về sản phẩm và dịch vụ của bạn không?

Bạn có đào tạo tại chỗ để khuyến khích việc cải tiến liên tục không?

Nhóm của bạn có hiểu được quá trình giải quyết các tương tác với khách hàng không?

Trang 7

Nhân viên có được trao quyền quyết định (và hành động) thay mặt cho doanh nghiệp không?

Họ có các kỹ năng giao tiếp có hiệu quả không?

Các nhân viên có ‘sống’ với thương hiệu của doanh nghiệp khi họ đang làm việc không?]

[Ông Chris

Brantley]

[Ví dụ: Quản lý marketing/

Quản lý bán hàng]

[ Ví dụ: Phòng kinh doanh] [Những nhiệm vụ chính của

vị trí này là gì?]

6. QUÁ TRÌNH trải nghiệm mua hàng của người dùng

[Quá trình đề cập đến trải nghiệm khi khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn Ví dụ, cách mà một chai rượu ngon được trưng bày và phục vụ trong nhà hàng, phản ứng của một doanh nghiệp khi có khiếu nại hoặc việc tăng tốc độ giao hàng trong một cửa hàng đồ ăn nhanh.

Mặt khác, một dịch vụ chăm sóc khách hàng kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các yếu tố khác trong chiến lược Marketing hỗn hợp Ví dụ, các hãng hàng không có thể đưa ra giá vé ban đầu rất cạnh tranh, nhưng nếu giá cuối cùng được đẩy lên quá cao bởi các chi phí khác như chi phí hành lý và các lệ phí hành chính, khách hàng

có thể cảm thấy rằng họ đang bị lợi dụng ngay cả khi giá cuối cùng họ phải trả thấp hơn giá các hãng khác đưa ra.]

Sản phẩm hoặc

dịch vụ

Quá trình mua hàng Lợi ích chính Các cải tiến

[Sản phẩm hoặc

dịch vụ của bạn

là gì?]

[Mô tả quá trình mua hàng theo các mốc chính]

[Các lợi ích chính cho khách hàng là gì?]

[Bạn có thể thay đổi những

gì để cải thiện quá trình mua hàng?]

Trang 9

7. MÔI TRƯỜNG VẬT CHẤT- nơi hàng hóa/dịch vụ được trưng bày

[Môi trường vật chất, nơi các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn được bán và phân phối, có thể tác động đáng kể

đến trải nghiệm của khách hàng với doanh nghiệp của bạn Môi trường vật chất đại diện cho các khía cạnh hữu hình trong việc bán các sản phẩm và dịch vụ của bạn, ví dụ như chất lượng của các đồ nội thất trong phòng tư vấn hoặc cách thiết kế khu vực lễ tân của bạn Tạo ra một môi trường vật chất tích cực không có nghĩa cần phải tốn kém - một lọ hoa tươi cũng có thể tạo nên một sự khác biệt lớn.

Sử dụng bảng dưới đây để mô tả môi trường vật chất mà khách hàng của bạn trải nghiệm khi họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và bất kỳ cải tiến nào bạn có thể thực hiện.]

Tên Môi trường bán hàng Môi trường phân phối Các cải tiến

[Sản phẩm hoặc

dịch vụ của bạn

là gì?]

[Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn được bán ở đâu?]

[Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn được phân phối ở đâu?]

[Bạn có thể làm gì để cải thiện môi trường vật chất của mình?]

Trang 10

8. NĂNG SUẤT là một phần thiết yếu để đáp ứng nhu cầu khách hàng

[Nâng cao năng suất là một yếu tố quan trọng trong quản lý chi phí, tuy nhiên, nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Những nỗ lực marketing của bạn càng hiệu quả và có năng suất cao thì khách hàng càng hài lòng và doanh nghiệp càng tốn ít chi phí.

Dưới đây là một số ví dụ về chiến lược có thể nâng cao năng suất marketing của bạn:

Cải thiện Kế toán Marketing – hãy dành thời gian để hiểu được những nguồn tài nguyên đang được sử dụng vào đâu, giá trị cho khách hàng được tạo ra ở đâu và tiền đang được sinh ra hoặc tiêu tốn ở đâu.

Liên minh Marketing - chia sẻ tài nguyên, ý tưởng và cơ hội với các tổ chức khác có cùng nhóm khách hàng.

Khuyến khích sự tham gia của khách hàng - tăng sự hài lòng của khách hàng và giảm chi phí bằng cách kết nối khách hàng với chuỗi giá trị: ví dụ nhờ họ viết bài về cho blog của bạn.]

[Ông A] [Ví dụ: Quản lý marketing/

Quản lý bán hàng]

[Ví dụ: phòng Kinh doanh] [Nhiệm vụ chính của vị trí

này là gì?]

Trang 11

Hoạt động Marketing

[Khi bạn đã xác định chiến lược Marketing hỗn hợp của mình, bước tiếp theo bạn cần làm là chi tiết hóa các

hoạt động mà bạn sẽ thực hiện để đạt được các mục tiêu marketing của mình Khi bạn đề ra các hoạt động, hãy

đối chiếu lại với chiến lược marketing hỗn hợp của bạn - nó sẽ giúp bạn đánh giá xem các hoạt động nào đáng

để dành thời gian và nỗ lực để thực hiện.

Các bước hoặc hoạt động nào bạn sẽ thực hiện để đạt được các mục tiêu marketing của mình?]

Hoạt động marketing/ các mốc sự kiện Người chịu trách

nhiệm

Thời gian dự kiến hoàn thành

Chi phí ($)

[Quảng cáo in ấn, quảng cáo trực tuyến, thư điện tử, quà

tặng, thông cáo báo chí, sự kiện, website, blog/phương tiện

truyền thông xã hội, quan hệ công chúng, xây dựng thương

hiệu và hình ảnh, hoặc các ấn phẩm và catalog.]

[Ai chịu trách nhiệm hoàn thành công việc này?]

[Bạn dự kiến hoàn thành hoạt động marketing này khi nào?]

[Chi phí ước tính của hoạt động.]

Ngày đăng: 24/02/2018, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w