1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường sông vàm cỏ đông trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh tây ninh

86 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Thông qua phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã xác định được các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông là: Nhóm hộ dân nuôi trồng thủy sản trên sông;

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÂM VĂN XINH

THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

Trang 2

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này “Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường sông Vàm

Cỏ Đông trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được

Tác giả luận văn

Lâm Văn Xinh

Trang 3

ii

LỜI CẢM ƠN

Qua hai năm học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, với kiến thức được trang bị từ chuyên ngành Kinh tế học, luận văn tốt nghiệp này là kết quả của quá trình làm việc nghiên cứu dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi

Với cương vị là người hướng dẫn khoa học, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn chỉnh luận văn cả về nội dung lẫn hình thức

Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, giảng viên, cán bộ nhân viên của Khoa Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt nhiều kiến thức trong quá trình nghiên cứu và tận tình giúp đỡ tác giả trong công tác hành chính, tạo điều kiện tốt nhất để học tập, nghiên cứu trong thời gian qua

Tác giả trân trọng cảm ơn các cán bộ thuộc các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã giúp đỡ tác giả trong công tác thu thập số liệu, dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến các hộ dân khu vực huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã tham gia nhiệt tình trong công tác khảo sát và thu thập số liệu phục vụ công tác nghiên cứu

Xin cản ơn lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian qua để tác giả có thể yên tâm trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn này

Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ủng hộ tác giả suốt thời gian tác giả học tập và hoàn thành luận văn này

Tác giả

Lâm văn Xinh

Trang 4

tự nhiên chết gây thiệt hại rất lớn đến các hộ dân nuôi cá bè và đánh bắt thủy sản và sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, nông nghiệp

Thông qua phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã xác định được các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông là: Nhóm hộ dân nuôi trồng thủy sản trên sông; nhóm hộ dân đánh bắt thủy sản; nhóm hộ dân sử dụng nước sông cho mục đích sinh hoạt và nhóm hộ dân sản xuất nông nghiệp Tác giả đã tính được tổng thiệt hại về kinh tế của các hộ dân trong khu vực nghiên cứu (gồm 150 hộ) trong năm

2015 là 5.814.512.000 đồng Ước tính trên toàn huyện Châu Thành là 5.255,9 tỷ đồng.Dựa trên những vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt sông Vàm Cỏ Đông thiệt hại đến kinh tế của người dân tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách cho Trung ương và địa phương trong công tác bảo vệ môi trường nước mặt và hỗ trợ, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường: Hoàn thiện khung pháp lý trong công tác xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, xác định đối tượng bồi thường khi xảy ra sự cố môi trường; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và các cơ sở sản xuất trong công tác bảo vệ môi trường; đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các cấp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Trang 5

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH x

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 11

1.1 Lý do nghiên cứu 11

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 12

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 12

1.3.2 Phạm vi và giới hạn của đề tài 12

1.4 Phương pháp nghiên cứu 12

1.4.1 Phương pháp điều tra, khảo sát 12

1.4.2 Phương pháp thống kê, phân tích và đánh giá 13

1.5 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 13

1.6 Kết cấu luận văn 13

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Khái niệm 15

2.1.1 Khái niệm ô nhiễm nước 15

2.1.2 Nguồn gốc của ô nhiễm nước 15

2.2 Thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước 17

2.2.1 Thiệt hại trong nuôi và đánh bắt thủy sản 18

2.2.2 Thiệt hại về chi phí xử lý ô nhiễm nước, cung cấp nước sạch 18

2.2.3 Thiệt hại trong giao thông thủy 19

2.2.4 Thiệt hại về năng suất sản xuất nông nghiệp 20

2.3 Phương pháp xác định thiệt hại kinh tế do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra 20 2.3.1 Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường 21

2.3.2 Phương pháp thay đổi năng suất/sản lượng: 22

2.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan 25

2.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 25

2.4.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 27

2.5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 29

2.5.1 Nghiên cứu sơ bộ 30

2.5.2 Nghiên cứu chính thức 30

2.6 Dữ liệu thu thập 31

2.7 Công cụ phân tích dữ liệu 32

2.8 Phân tích dữ liệu 32

Trang 6

v

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 33

3.1 Vị trí địa lý 33

3.2 Đặc điểm thủy văn 35

3.2.1 Tiểu lưu vực sông Vàm Cỏ Đông 35

3.2.2 Tiểu lưu vực sông Sài Gòn 35

3.2.3 Hồ Dầu Tiếng 36

3.3 Đặc điểm dòng chảy 37

3.3.1 Phân bố dòng chảy theo không gian 37

3.3.3 Đặc điểm dòng chảy lũ 38

3.3.4 Đặc điểm dòng chảy kiệt 38

3.4 Tài nguyên nước mặt lục địa 38

3.5 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa 39

3.6 Diễn biến ô nhiễm 39

3.7 Dự báo mức độ ô nhiễm trong tương lai, sự thay đổi về lượng và thành phần các áp lực chính lên môi trường nước 46

3.7.1 Môi trường nước mặt 46

3.7.2 Đánh giá về xu thế chất lượng môi trường nước mặt: 48

CHƯƠNG 4 XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 51

SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG 51

4.1 Kết quả thống kê về các biến nghiên cứu 51

4.2 Xác định loại hình thiệt hại và đối tượng chịu ảnh hưởng 55

4.2.1 Kết quả thống kê dữ liệu thứ cấp 55

4.2.2 Ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường 56

4.3 Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường 65

4.3.1 Thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản 65

4.3.2 Thiệt hại trong đánh bắt thủy sản 66

4.3.3 Thiệt hại trong sử dụng nước sinh hoạt 67

4.3.4 Thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp 68

4.3.5 Đánh giá chung 69

4.4 Nguyên nhân dẫn đến các thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường 69

4.4.1 Thất bại trong công tác quản lý 70

4.4.2 Thất bại trong kinh tế thị trường 71

4.5 Gợi ý chính sách 73

4.5.1 Giải pháp ngắn hạn 73

4.5.2 Giải pháp lâu dài 75

4.5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 77

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 7

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3 BPP Beneficiary Pay Principle: Nguyên tắc “Người hưởng thụ phải trả tiền”

5 CAC Command and control – Mệnh lệnh và kiểm soát

6 CCKT EIs - Economic instruments – công cụ kinh tế

7 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

10 CV Biến thiên bù đắp (compensation variation)

11 CS Thặng dư tiêu dùng (consumer surplus)

12 CVM Lượng giá ngẫu nhiên (contingent valuation method)

14 GDP Thu nhập bình quân của Quốc gia

15 EV Biến thiên tương đương (equivalent variation)

16 KCN – KCX Khu công nghiệp – Khu chế xuất

22 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization of

Economic Cooperation and Development)

23 ONSTMT Ô nhiễm suy thoái môi trường

24 PPP Pollution Pay Principle: Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

25 PS Thặng dư sản xuất (producer surplus)

Trang 8

34 VASEP Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

38 WQI Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

39 WTP Mức sẵn lòng chi trả (willingness to pay)

40 WTA Mức sẵn sàng chấp nhận (willingness to accept)

Trang 9

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Các đặc trưng dòng chảy trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 37

Bảng 3.2 Vị trí đo đạc, thu mẫu môi trường nước mặtsông Vàm Cỏ Đông 39

Bảng 3.3 Chỉ số WQI trên sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2011 - 2014 44

Bảng 4.1 Khoảng cách từ hộ dân khảo sát đến sông Vàm Cỏ Đông 51

Bảng 4.2 Số lượng hộ xác định có biết hiện tượng ô nhiễm của nước sông 52

Bảng 4.3 Số lượng hộ xác định ô nhiễm nước sông gây ra cá chết theo khoảng cách 52

Bảng 4.4 Số lượng hộ dân xác định có biết hay không nguyên nhân ô nhiễm nước sông 53

Bảng 4.5 Số lượng hộ dân xác định nguyên nhân ô nhiễm nước sông có liên quan đến các nhà máy chế biến khoai mì 53

Bảng 4.6 Số lượng hộ xác định quy mô ô nhiễm môi trường 54

Bảng 4.7 Xác định ô nhiễm nước sông có ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân trong khu vực 54

Bảng 4.8 Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng ô nhiễm môi trường sông Vàm Cỏ Đông 54 Bảng 4.9 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân nuôi cá bè 57

Bảng 4.10 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân có cá bè chết 57

Bảng 4.11 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân có cá bè chết được hỗ trợ 57

Bảng 4.12 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân có đánh bắt thủy sản trước đây 59

Bảng 4.13 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân có đánh bắt thủy sản hiện tại 59

Bảng 4.14 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân có sử dụng nước sinh hoạt trước đây 60

Bảng 4.16 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân có sử dụng nước giếng khoan 60

Bảng 4.17 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân tham gia giao thông đường thủy 62

Bảng 4.18 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân có ảnh hưởng khi tham gia giao thông đường thủy 62

Bảng 4.19 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân có sản xuất nông nghiệp 62

Bảng 4.20 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân có thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp 63

Bảng 4.21 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân có thiệt hại giá cả đất đai 64

Bảng 4.22 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân có kiến nghị trong bảo vệ nguồn nước 64

Bảng 4.23 Tổng hợp số liệu thống kê hộ dân đề nghị đóng cửa nhà máy 65

Bảng 4.24 Tổng hợp số liệu thống kê thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản 66

Trang 10

ix

Bảng 4.25 Tổng hợp số liệu thống kê thiệt hại trong đánh bắt thủy sản 66

Bảng 4.26 Tổng hợp số liệu thống kê thiệt hại trong sử dụng nước sinh hoạt 67

Bảng 4.27 Tổng hợp số liệu thống kê thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp 68

Bảng 4.28 Tổng hợp số liệu thống kê thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường 69

Trang 11

x

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường 21

Hình 2.2 Phân loại các phương pháp lượng giá môi trường 22

Hình 2.3 Quy trình đánh giá thay đổi về năng suất do ô nhiễm môi trường nước 23

Hình 3.1 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 29

Hình 3.2 Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh 34

Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống sông ngòi chính của tỉnh Tây Ninh 37

Hình 3.4 Diễn biến pH sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2011 - 2014 40

Hình 3.5 Diễn biến TSS sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2011 - 2014 40

Hình 3.6 Diễn biến BOD5 sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2011 - 2014 40

Hình 3.7 Diễn biến COD sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2011 - 2014 41

Hình 3.8 Diễn biến DO sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2011 - 2014 41

Hình 3.9 Diễn biến amonia sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2011 - 2014 42

Hình 3.10 Diễn biến tổng Coliform sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2011 - 2014 42

Hình 3.11 Dự báo chất lượng nước mặt lưu vực hệ thống sông Đồng Nai mùa khô năm 2020 49

Hình 3.12 Dự báo chất lượng nước mặt lưu vực hệ thống sông Đồng Nai mùa mưa năm 2020 49

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

Trong chương này trình bày chủ yếu là các phần: lý do chọn nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của luận văn

1.1 Lý do nghiên cứu

Sông Vàm Cỏ Đông nằm ở phía Tây tỉnh Tây Ninh có chiều dài khoảng 270 km, bắt nguồn từ Campuchia ở độ cao 150m so với mực nước biển, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và qua địa phận Tây Ninh 151 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 2.594,447 km2, dân số gần 740.000 người chiếm 2/3 tổng dân số của tỉnh thuộc địa bàn của 06 huyện gồm: Tân Biên, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và một phần huyện Trảng Bàng Nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông ngoài việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và giao thông đường thủy, thì sông Vàm Cỏ Đông còn bị tác động tiêu cực từ các họat động khai thác cát; tiếp nhận nước thải từ 05 khu Công nghiệp và 49 nhà máy chế biến khoai mì, 15 nhà máy chế biến cao su, 02 Nhà máy chế biến mía đường, 16 trung tâm y tế, bệnh viện và trên 30 cơ sở sản xuất kinh doanh khác với 104 nguồn thải có lưu lượng nước thải của mỗi nguồn trên 50

m3/ngày.đêm, tổng lưu lượng từ 90.000 đến 100.000 m3/ngày đêm Ngoài ra sông Vàm Cỏ Đông mỗi ngày còn tiếp nhận nước thải từ họat động sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và trên 15.000 m3 nước thải đô thị của 6 thị trấn và cộng đồng dân cư đang sinh sống ở ven sông Trong các nguồn gây ô nhiễm nêu trên, nước thải công nghiệp là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lớn nhất, đặc biệt là nước thải ngành chế biến tinh bột khoai mì Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 67 cơ sở chế biến tinh bột khoai mì công suất khác nhau phân bổ rải rác trên địa bàn tỉnh Các cơ sở chế biến khoai mì đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn cột A nhưng trong quá trình vận hành và quản lý vẫn thường xuyên xảy ra sự cố,

xả nước thải vượt tiêu chuẩn ra môi trường gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến đời sống người dân dọc theo sông Vàm Cỏ Đông Riêng trên địa bàn huyện Châu Thành có 08 nhà máy chế biến tinh bột khoai mì với công suất từ 100 tấn sản phẩm/ngày đến 200 tấn sản phẩm/ngày; lưu lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đến 4.000 m3/ngày, trong năm 2015 tại khu vực đã xảy ra trên 10 vụ cá chết gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế của các hộ dân

Do đó việc nghiên cứu đề tài “Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường sông Vàm Cỏ Đông

trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh” để phân tích, đánh giá các thiệt hại về kinh tế

Trang 13

mà người dân trong khu vực phải gánh chịu và đề xuất những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm bảo vệ môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường sông Vàm Cỏ Đông (khu vực nghiên cứu)

2 Xác định thiệt hại kinh tế do việc xả nước thải của các nhà máy chế biến tinh bột khoai

mì trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh tập trung vào lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra

3 Gợi ý chính sách nhằm bảo vệ nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông, khắc phục thiệt hại kinh

tế do ô nhiễm môi trường

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3 1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước sông

Đối tượng phỏng vấn là các hộ dân sống trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

1.3 2 Phạm vi và giới hạn của đề tài

Với những lý do khách quan về thời gian thực hiện và kinh phí hạn chế, đề tài chỉ nghiên cứu xác định thiệt hại về kinh tế đối với ô nhiễm môi trường nước trên đoạn sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

Thiệt hại kinh tế: Nuôi thuỷ sản trên sông; đánh bắt, khai thác thuỷ sản trên sông; sử dụng nước sông cho mục đích sinh hoạt, tưới tiêu; sử dụng giao thông đường thuỷ; sản xuất nông nghiệp

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp điều tra, khảo sát

Phương pháp điều tra, khảo sát được sử dụng trong công tác điều tra, khảo sát thu thập thông tin từ người dân đang chịu ảnh hưởng từ hiện tượng ô nhiễm môi trường ở sông Vàm Cỏ Đông, phục vụ nghiên cứu

Đối tượng điều tra, khảo sát: Các hộ dân chịu ảnh hưởng từ nguồn nước bị ô nhiễm ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

Trang 14

Công tác điều tra, khảo sát: được các điều tra viên triển khai tại nhà dân và ghi nhận bằng các phiếu điều tra

1.4.2 Phương pháp thống kê, phân tích và đánh giá

Phương pháp thống kê, phân tích và đánh giá được sử dụng trong công tác thống kê và phân tích kết quả điều tra khảo sát người dân chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng ô nhiễm ở sông Vàm Cỏ Đông Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đưa ra đánh giá về mức độ thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường tại khu vực này

1.5 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

Trong những năm qua, tình trạng cá chết trên sông Vàm Cỏ Đông đã và đang là vấn đề bức xúc của người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, việc xác định thiệt hại kinh tế của người dân và đưa ra những giải pháp, chính sách nhằm bảo vệ lợi ích của người dân cũng như bảo vệ môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý môi trường ở địa phương Với kết quả thu được của đề tài này có thể gợi ý cho chính quyền Tỉnh ban hành các chính sách, lãnh đạo, điều hành trong công tác quản lý chất lượng nước sông, rạch trên địa bàn tỉnh và giúp cho các hộ dân sống trên lưu vực sông có cuộc sống ổn định

1.6 Kết cấu luận văn

Luận văn được kết cấu thành 05 chương, bao gồm:

Chương 1 Tổng quan

Trong chương này trình bày tóm lược lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của luận văn

Chương 2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Trọng tâm chương này đề cập đến các cơ sở lý luận về lượng giá thiệt hại ô nhiễm môi trường nước, các cánh tiếp cận và phương pháp lượng giá đã và đang áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam

Chương 3 Hiện trạng môi trường ô nhiễm môi trường khu vực nghiên cứu

Trình bày kết quả thống kê, mô tả, phân tích dữ liệu nghiên cứu, kết quả phân tích hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu

Chương 4 Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông

Trang 15

Trình bày kết quả thống kê, mô tả, phân tích dữ liệu nghiên cứu; xác định thiệt hại kinh tế

do ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý một số chính sách lãnh đạo, điều hành trong công tác quản lý chất lượng nước sông, rạch trên địa bàn tỉnh và giúp cho các hộ dân sống trên lưu vực sông có cuộc sống ổn định

Kết luận

Tác giả đã tính toán được tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường trong khu vực nghiên cứu Đồng thời cuối chương này cũng nêu được những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 16

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này chủ yếu trình bày tổng quan về hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, thiệt hại

và phương pháp xác định thiệt hại kinh tế đến từ hiện tượng này

2.1 Khái niệm

2.1.1 Khái niệm ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm mức độ đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền

và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm

Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh,

vi rút, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối

2.1.2 Nguồn gốc của ô nhiễm nước

Nguồn gốc của ô nhiễm nước có thể xét tới 2 nguồn là ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo

Ô nhiễm tự nhiên: Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi

đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải Công nhân thu dọn quanh các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị ảnh hưởng bởi nước bị ô nhiễm hoá chất Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất

Trang 17

nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu

Ô nhiễm nhân tạo: (i) Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao; (ii) Nước thải đô thị tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70-90% tổng lượng nước sử dụng của

đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt

Từ các hoạt động công nghiệp: Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước, trong đó chủ yếu là do các hoạt động sản xuất của nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhuộm, thuộc

da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng Hiện tượng ô nhiễm

và lắng đọng trầm tích ở các sông và biển do khai thác khoáng sản cũng có thể đe dọa đến đa dạng sinh học trong các thủy vực, đe dọa đến sức khỏe của người dân gần đó, và xa hơn nữa là làm ảnh hưởng đến các cộng đồng sống phụ thuộc vào nguồn nước Các chất thải có thể làm bẩn các nguồn nước dự trữ khác như các túi nước ngầm Xói lở từ các mái dốc không có rừng bao phủ làm các con sông đầy ắp bùn phù sa và làm tăng khả năng lũ lụt Khai thác khoáng sản gần các lưu vực sông, đặc biệt là mỏ than hầm lò càng làm tăng thêm những nguy cơ tai nạn do bị ngập lụt

Từ y tế: Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh ;cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong bệnh viện Nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh

Trang 18

các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm Đặc tính của nước thải bệnh viện: ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu

cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh Việc

sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng giặt của bệnh viện cũng tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý nước thải bệnh viện

Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: Chất thải từ các hoạt động chăn nuôi gia súc như phân, nước tiểu, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác như thuốc trừ sâu, phân bón từ đồng ruộng, vườn cây chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu

Từ hoạt động sản xuất ngư nghiệp: Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây

ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước

Bên cạnh đó, các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hải sản, tuy nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng nước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản Ngoài ra, nhiều loại thủy hải sản chỉ lấy một phần, phần còn lại thải xuống sông, biển làm nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi khó chịu

2.2 Thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước

Thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước gây ra gồm có thiệt hại về sức khoẻ và thiệt hại ngoài sức khoẻ Do tính chất của các thiệt hại này là khác nhau và khó tách riêng ra để đánh giá

Trang 19

cụ thể, do vậy trong luận văn này chỉ xem xét nghiên cứu thiệt hại ngoài sức khoẻ: suy giảm năng suất nông nghiệp và thiệt hại do tăng chi phí xử lý, cung cấp nước sạch do ô nhiễm nước gây ra

2.2.1 Thiệt hại trong nuôi và đánh bắt thủy sản

Trong môi trường nước, thủy hải sản là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất về năng suất do ô nhiễm nước Các loại thủy hải sản lại khá nhạy cảm với môi trường nước ô nhiễm Khi nước dẫn vào ao nuôi không đảm bảo về chất lượng thì các loài thủy hải sản sẽ rất dễ bị mắc bệnh và chết, nhẹ hơn thì sẽ là chậm lớn, bị hạn chế thức ăn và môi trường sống thiếu oxi Ngoài ra, việc nuôi thủy hải sản cần rất nhiều nước và thay thường xuyên nên nếu nước dùng bị ô nhiễm thì sẽ rất khó để tìm một nguồn nước thay thế khác

2.2.2 Thiệt hại về chi phí xử lý ô nhiễm nước, cung cấp nước sạch

Do nước bị nhiễm bẩn hay còn gọi là ô nhiễm nên trong nhiều khu vực người ta không thể

sử dụng nguồn nước đó cho sinh hoạt Một số nơi còn phải vận chuyển nước ở nơi khác đến, và thậm chí còn phải mua nước Do vậy đòi hỏi phải xử lý nước để dùng cho mục đích sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản, canh tác nông lâm nghiệp và các nhu cầu khác Xử

lý nước là công việc khá khó khăn do đó đòi hỏi các công nghệ rất tiên tiến, chi phí lắp đặt hệ thống xử lý nước, lọc nước Vì vậy mà chi phí cho việc xử lý nước là rất lớn Đặc biệt đôi với một vài loại nước thải công nghiệp

Tại Việt Nam chỉ tính riêng các khoản chi có liên quan đến xử lý các nguồn tài nguyên nước và các hoạt động làm sạch sau các sự cố dầu tràn cũng rất lớn Tổng thiệt hại về mặt tài chính do một vụ dầu tràn lớn năm 2001 ước tính khoảng 250 tỷ đồng (khoảng 17 triệu đôla Mỹ) trong khi đó thì chi phí cho việc làm sạch nước và các bãi biển lên tới 60 tỷ đồng (4 triệu đôla Mỹ) Chi phí thiệt hại do thiên tai như lũ lụt trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2002 ước tính khoảng 18.700 tỷ đồng (1,25 tỷ đôla Mỹ)

Mặc dù trong những thập niên gần đây chính phủ đã có chính sách đầu tư cung cấp nước sạch nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân nghèo Người dân sinh sống trong khu vực nông thôn và vùng núi cao không được tiếp cận với hệ thống nước sạch hoặc thiếu nước cho sinh hoạt Giữa các nhóm có thu nhập khác nhau, mức độ được tiếp cận với nước sạch cũng khác nhau Ví dụ, tại đồng bằng sông Hồng, chỉ có hơn 50% số dân nghèo được tiếp cận với nguồn nước sạch, trong khi đó tỷ lệ này là hơn 90% ở nhóm người dân có thu nhập cao

Trang 20

Tỷ lệ này ở các vùng khác còn thấp hơn nhiều (Hiện trạng cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường và sức khỏe người dân ở nông thôn Việt Nam - Báo cáo đánh giá của Chính phủ và các nhà tài trợ, 2005)

Tại khu vực đô thị, mặc dù tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch là cao hơn nhưng với những người dân nghèo, khả năng tiếp cận với nước sạch vẫn rất hạn chế Tại khu vực nông thôn, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch trung bình toàn quốc năm 2005 là 66%, trong khi

đó tỷ lệ này ở lưu vực sông (LVS) Cầu là 61%, LVS Nhuệ - Đáy là 70% và LVHTS Đồng Nai

là 67% (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Bộ NN&PTNT, 2006)

Việc đầu tư hệ thống xử lý nước sinh hoạt cho một hộ gia đình thường vượt quá mức thu nhập bình quân và mức sống của người dân nông thôn Do đó, phần lớn người dân nông thôn khai thác và sử dụng trực tiếp nước sông hoặc các thủy vực xung quanh phục vụ cho sinh hoạt Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm thì đây chính là yếu tố làm gia tăng bệnh tật của người dân tại các tỉnh thuộc LVS, đặc biệt là các tỉnh phía hạ lưu Trong LVS, khi các địa phương ở đầu nguồn có hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước thì khu vực hạ lưu phải gánh chịu hậu quả, dẫn đến những xung đột quyền lợi giữa các địa phương

Hiện nay, phần lớn chất lượng nước thô (nước mặt và nước ngầm) để cấp nước cho các đô thị đều không đạt tiêu chuẩn môi trường Chính vì vậy, để nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn thì cần đầu tư chi phí xử lý cao hơn cho nguồn nước đầu vào Theo tính toán của Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng Hà Nội, chi phí đầu tư để xử lý nước cấp từ 1.500 - 2.000 đồng/m3 như hiện nay sẽ tăng lên đến 2.000 - 2.500 đồng/m3 khi chất lượng nguồn nước thô không đảm bảo do bị ô nhiễm hữu cơ, amoni hoặc asen

2.2.3 Thiệt hại trong giao thông thủy

Nguồn nước ô nhiễm là môi trường rất thuận lợi cho lục bình phát triển, trong những năm gần đây, bèo lục bình phát triển mạnh mẽ, ngoài mức kiểm soát và phủ kín nhiều sông ngòi, ao

hồ và kênh rạch ở cả 2 miền Đông, Tây Nam bộ, điển hình là ở sông Vàm Cỏ đoạn qua tỉnh Tây Ninh Sự phát triển mạnh mẽ của bèo lục bình đã gây nên nhiều trở ngại đối với đời sống của người dân và với hệ sinh thái Với khả năng sinh sản nhanh, bèo lục bình xâm lấn làm hại hệ sinh thái thủy vực, tắc nghẽn dòng chảy, cản trở giao thông đường thuỷ, làm nghẽn chỗ lấy nước tưới tiêu, làm giảm đa dạng sinh học, là nơi chứa nhiều loại mầm bệnh Khi mảng bèo quá dày bèo sẽ chết, và bị phân hủy gây ô nhiễm nguồn nước và tạo mùi khó chịu Đồng thời, bèo lục

Trang 21

bình phủ kín mặt nước làm giảm nồng độ ôxi hòa tan ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật thủy sinh, tăng quá trình phân hủy kỵ khí trong các nước và bùn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch của nguồn nước

2.2.4 Thiệt hại về năng suất sản xuất nông nghiệp

Nguồn nước ô nhiễm cũng làm giảm thiểu năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến nghề nuôi trồng thủy sản bởi ô nhiễm, nếu ô nhiễm quá nặng không thể trồng trọt hoặc chăn nuôi được Các thiệt hại đối với một số loại cây trồng chủ yếu như sau: (i) Sản xuất lúa: do sự ô nhiễm nước làm giảm khả năng phát huy tác dụng của các loại phân bón và thuốc trừ sâu, tăng sâu bệnh cho lúa và giảm khả năng sinh trưởng của cây Sản lượng lúa mặc dù đã tăng lên do những tiến bộ về công nghệ cho việc gieo trồng nhưng thực chất sự tăng lên của sản lượng chưa tương xứng với tiến bộ công nghệ áp dụng mà một phần là do việc sử dụng nước ô nhiễm trong sản xuất; (ii) Rau: là loại nông sản bị ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất và chất lượng do sử dụng các nguồn nước ô nhiễm Nước ô nhiễm cũng là nguồn tạo ra môi trường và sinh trưởng rất tốt cho sâu bệnh hại rau; (iii) Quả: một số loại nước do ô nhiễm nặng nên không thể dùng làm nước tưới cho rau quả được Vì vậy mà nó hạn chế khá lớn đến việc tiếp cận các nguồn nước tưới tiêu cho việc sản xuất

2.3 Phương pháp xác định thiệt hại kinh tế do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra

Môi trường là nguồn tài sản tự nhiên, cung cấp cho con người nhiều loại hàng hóa và dịch

vụ khác nhau Môi trường có thể cung cấp những hàng hóa như lương thực, thực phẩm, thuốc men, năng lượng và các nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất Ngoài ra, môi trường còn cung cấp các dịch vụ như hạn chế bão lũ, chống xói lở bờ biển, điều hòa khí hậu, nạp và điều tiết nước ngầm, cũng như giá trị bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa, lịch sử Nói cách khác, môi trường cung cấp cho con người và hệ thống kinh tế nhiều loại giá trị

và khi sử dụng chúng con người sẽ thu về những lợi ích nhất định

Theo Turner (1993), tổng giá trị kinh tế của môi trường được chia thành hai nhóm chính là giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng Giá trị sử dụng bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị

sử dụng gián tiếp và giá trị tùy chọn Giá trị phi sử dụng bao gồm: giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền

Trang 22

Ngu ồn: Turner, 1993

Hình 2.1 T ổng giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường

Khi ô nhiễm suy thoái môi trường xảy ra, các giá trị của môi trường sẽ bị suy giảm so với thời điểm trước khi xảy ra ô nhiễm suy thoái môi trường (ONSTMT) Do vậy, cần thiết phải đưa

ra được các mô hình lý thuyết và những kỹ thuật thực nghiệm phục vụ cho việc lượng giá thiệt hại do ONSTMT Đây sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện các quyết định xử phạt hành vi gây ô nhiễm, là kênh thông tin dự báo cho các bộ, ngành trong việc quy hoạch phát triển và đưa ra các chiến lược nhằm giảm thiểu tổn thất do ONSTMT gây nên

Lượng giá thiệt hại là xác định một cách có căn cứ khoa học tổng thiệt hại quy ra bằng tiền các tổn thất môi trường và hệ sinh thái trên cơ sở trình độ nhận thức hiện có của nhân loại Cơ

sở lý thuyết của lượng giá thiệt hại là lý thuyết kinh tế học phúc lợi, cụ thể là đo lường sự thay đổi trong phúc lợi cá nhân và xã hội khi chất lượng môi trường thay đổi Trong đó, sự thay đổi phúc lợi xã hội được giả định bằng tổng thay đổi trong phúc lợi của từng cá nhân thành viên Những cá nhân này không chỉ tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ thông thường mà còn cả những hàng hóa và dịch vụ môi trường Phúc lợi cá nhân có thể được đo lường thông qua việc quan sát hành vi lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của cá nhân trên thị trường

2.3.1 Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường

Có rất nhiều phương pháp lượng giá môi trường đã được sử dụng Tuy nhiên, cách phân loại được cho là đơn giản và được sử dụng phổ biến hiện nay của Ngân hàng thế giới:

Trang 23

Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2008

Hình 2.2 Phân lo ại các phương pháp lượng giá môi trường

Cho đến nay, các quốc gia trên thế giới đã áp dụng rất nhiều các kỹ thuật khác nhau nhằm xác định mức độ thiệt hại kinh tế của môi trường do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra Tuy nhiên, việc lựa chọn các kỹ thuật, qui trình tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của mỗi nước và từng trường hợp; đồng thời chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố khác như cơ sở dữ liệu nền, sự hiểu biết về các hệ sinh thái và thời gian yêu cầu khảo sát

Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu xem xét thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường thành hai mảng: thiệt hại sức khỏe con người và thiệt hại ngoài sức khỏe Trong luận văn này chỉ xem xét thiệt hại về kinh tế (ngoài sức khoẻ)

2.3.2 Phương pháp thay đổi năng suất/sản lượng:

Phương pháp này tiến hành đánh giá thay đổi về năng suất trên cơ sở phân tích các mối quan hệ nhân quả của tác động do ô nhiễm môi trường gây ra và các yếu tố tác động vào quy trình này Dưới đây là ví dụ về quy trình đánh giá thay đổi về năng suất do ô nhiễm môi trường nước:

Suy thoái môi trường Thay đổi trong sản xuất

Giá trị của những thay đổi trong sản xuất

Phương pháp chi phí cơ hội Phương pháp chi phí thay thế

Ước lượng tác

động

Định giá

kinh tế

Trang 24

Nguồn: Hồ sơ sức khoẻ môi trường, Tổng cục Môi trường, năm 2008

Hình 2.3 Quy trình đánh giá thay đổi về năng suất do ô nhiễm môi trường nước

Khi có thể tính toán và đánh giá được những thay đổi trong hoạt động sản xuất thì người ta thường sử dụng cách tiếp cận đánh giá sự thay đổi trong sản lượng để đánh giá về các tác động môi trường mà một hoạt động gây ra, các tác động đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực Phương pháp này được mô tả cụ thể như sau:

Các giả thiết khi sử dụng phương pháp: Nếu sự tăng hay giảm về số lượng đầu ra của một

loại hàng hoá là tương đối nhỏ so với tổng mức hàng hoá giao dịch trên thị trường thì có thể giả định rằng giá của hàng hoá là không đổi sau khi có sự thay đổi trong sản lượng Tuy nhiên đôi khi thay đổi trong mức đầu ra của một hàng hoá sẽ đủ lớn để tác động tới cả giá sản phẩm đầu

ra Trong những trường hợp này rất cần phải có các thông tin về hình dạng của cả đường cầu và đường cung để từ đó đưa ra các được điều chỉnh thích hợp

Trang 25

Các bước tiến hành: Khi những tác động của ô nhiễm môi trường nước gây ra những thay đổi vật chất trong sản lượng đầu ra (ví dụ giảm sản lượng lương thực) thì cách tiếp cận này được

sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế của sự thay đổi trong mức sản lượng Các tác động của ô nhiễm nước ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng thì giá trị sản lượng mất đi thể hiện cho chi phí của xã hội Các bước tiến hành như sau: (i) Thiết lập sự liên kết, mối quan hệ tồn tại giữa tác động ô nhiễm nước với sự thay đổi trong sản lượng Mối quan hệ này được thể hiện bằng một hàm số gọi là hàm liều lượng- phản ứng (dose - response) Một hàm liều lượng- phản ứng đơn giản chỉ thể hiện mối quan hệ giữa một sự thay đổi trong chất lượng môi trường với tác động kết quả mà nó tạo ra cho sản lượng Ví dụ, hàm liều lượng - phản ứng thể hiện mối quan hệ giữa ô nhiễm nước với lượng cá đánh được, hay một hàm khác thể hiện quan hệ giữa lượng cặn bùn hồ chứa với công suất diện mà hồ đó tạo ra v.v; (ii) Sau khi đã xác định được những thay đổi trong sản lượng liên quan tới ô nhiễm nước thì giá thị trường (đã được điều chỉnh thuế hay trợ cấp) được sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế của sự thay đổi trong sản lượng đó

Các lưu ý khi sử dụng phương pháp: (i) Những thay đổi về sản lượng, năng suất do một hoạt động hay dự án gây ra phải được xác định cả tại hiện trường lẫn ngoài hiện trường Những thay đổi tại hiện trường là những đầu ra như dự án đã thiết kế và được bao hàm trong phân tích

dự án, còn những thay đổi ngoài hiện trường (cả những thay đổi tích cực hoặc tiêu cực) thường

bị bỏ qua Vì thế khi tiến hành đánh giá thì những tác động ngoài hiện trường này cũng phải được tính đến để đưa ra một bức tranh chính xác về các tác động của dự án; (ii) Có thể có rất nhiều các phương án khác nhau cho một hoạt động hay dự án Tuy vậy có một trường hợp vẫn phải tính đến, đó là trường hợp dự án số 0 hay không có dự án, đơn giản là vì khi tiến hành một hoạt động phát triển thì chỉ rõ những thay đổi do hoạt động đó mang lại và so sánh với điều gì sẽ xảy ra nếu không tiến hành hoạt động đó Trong khi đánh giá ở trường hợp không có dự án, phải tiên liệu xem cái gì dự kiến sẽ xảy ra khi không có dự án Trong rất nhiều các trường hợp, không

có dự án không có nghĩa là các sản lượng đầu ra như tại thời điểm ban đầu vẫn được duy trì vì nếu tài nguyên dự kiến là giảm đi theo thời gian thì năng suất có thể sẽ giảm theo Sự so sánh hai kịch bản có và không có dự án phải luôn được tiến hành theo thời gian, chứ không chỉ đơn giản là so sánh hai kịch bản đó ở thời điểm hiện tại; (iii) Cần phải có các giả định về độ trễ của từng tác động môi trường nước lên từng thành phần mà nó tác động

Ưu điểm của phương pháp: (i) Phương pháp này được sử dụng bất cứ khi nào xác định được quan hệ giữa các tác động ô nhiễm nước với những thay đổi trong sản lượng liên quan; (ii)

Trang 26

Cách tiếp cận để đánh giá này phù hợp vì những thay đổi hữu hình trong năng suất và sản lượng

là có thể quan sát và đo lường được, hơn nữa vì là những vật chất hữu hình và được trao đổi trên thị trường nên khi sử dụng phương pháp này chúng ta tránh được khó khăn trong việc xác định giá của các tác động khó lượng hoá; (iii) Một khi đã có được hàm liều lượng-phản ứng (từ một nghiên cứu khác chẳng hạn) thì phương pháp đánh giá này là hết sức phù hợp để đánh giá những tác động môi trường với chi phí và thời gian nhỏ nhất

Nhược điểm của phương pháp: (i) Năng suất (ví dụ mùa màng) phụ thuộc vào không chỉ chất lượng môi trường nước hay chất lượng tài nguyên (ví dụ đất) mà còn phụ thuộc vào hàng loạt các biến khác (ví dụ, lượng mưa, chế độ canh tác v.v) từ đó việc xác định mối quan hệ giữa

ô nhiễm nước và năng suất trong mọi trường hợp là không dễ dàng; (ii) Mối quan hệ này có thể rất khó xác định nếu những tác động môi trường nước là lâu dài đối với sản lượng

2.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan

2.4 1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có đề cập từng khía cạnh khác nhau về sử dụng các CCKT trong BVMT, tác giả chỉ xin nêu một số công trình liên quan mật thiết đến đề tài như:

1 Economic instrument in Environmental policy: Lessons from OECD, experience and relevance to Economies in transition ” của Jean-Philippe, Barde Research programme on:

Environmental Management in Developing Countries, OECD (93)193 (1994) Các kết quả nghiên cứu chứa nhiều nội dung lý luận quan trọng và hiện đại về các công cụ kinh tế trong BVMT của các nước OECD Nội dung nghiên cứu đề cập đến việc áp dụng các các công cụ kinh tế trong các chính sách môi trường của các nước thành viên các nước OECD và ngày càng được áp dụng một cách rộng rãi Trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, các nước không chỉ quan tâm đến những lợi ích, thu nhập mà còn phải có những chính sách cải tạo môi trường Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Các nước đang phát triển cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước OECD và việc áp dụng các công cụ kinh tế trong BVMT thường phải đối mặt với những thách thức, cũng như mở ra những cơ hội nhất định trong việc áp dụng các công cụ đó Tác giả cũng khẳng định, trong BVMT các nước OECD áp dụng nguyên tắc PPP, phát triển và triển khai

"công cụ chính sách" để thực hiện và thực thi chính sách về môi trường Các nghiên cứu này có

Trang 27

giá trị tham khảo khi hoàn thiện các quy định của pháp luật về áp dụng các công cụ kinh tế trong BVMT ở Việt Nam

2 “Economic instruments in environmental policy and law with a sort review of Serbia and

Montenegro” của Assistant Professor Dragoljub todic, PhD, Geoeconomics Faculty, Megatrend University of Applied Sciences, Belgrade, Megatrend Review, vol 2(1) (2005) Nghiên cứu này chỉ

ra rằng các chi phí ô nhiễm được coi là một phần của chi phí sản xuất, đó đã là một quy tắc quốc

tế được chấp nhận ở các nước phát triển Tuy nhiên, việc áp dụng các công cụ kinh tế (CCKT) trong thực tế đã bị giới hạn bởi các nước có nền kinh tế kém phát triển và khoa học công nghệ chưa phát triển Tác giả đã liệt kê một số công cụ kinh tế trong BVMT như là một hệ thống pháp

lý và chính trị của cộng đồng quốc tế Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên cách tiếp cận, phân tích thành tựu trong lĩnh vực môi trường, áp dụng đồng bộ các công cụ kinh tế trong BVMT

3 Đề tài “Economic instruments of environmental management” của Firuz Demir Yasamis

Istanbul Aydin, University Turkey trong kỷ yếu hội thảo Proceedings of the International Academy of Ecology and Environmental Sciences, 1(2):97-111 (2011) Đề tài đề cập quản lý môi trường có hai mục tiêu chính: để kiểm soát số lượng, mức độ ô nhiễm và nâng cấp chất lượng môi trường đến một mức độ chấp nhận được Cho đến nay, những mục tiêu đang cố gắng

để đạt được chủ yếu là thông qua hai chiến lược khác nhau trong quản lý: chỉ huy và điều khiển công cụ Từ thập niên 1990, bản chất của tư duy quản lý môi trường đã chứng kiến một biến đổi lớn Chi phí đáng kể tạo ra lợi thế của thi hành các quy tắc về môi trường và quy định thông qua

các CCKT như “Mệnh lệnh - kiểm soát” đã mở ra một chân trời mới cho nhà hoạch định chính

sách môi trường Nó được chia sẻ bởi đa số các nhà hoạch định chính sách môi trường và các tổ chức môi trường công cộng mà theo họ chi phí khi sử dụng CCKT là ít hơn so với chi phí của

việc thực hiện các biện pháp “Mệnh lệnh - kiểm soát” và có sự khác biệt lớn giữa chiến lược

“Mệnh lệnh - kiểm soát” và các CCKT Trong khi công cụ “Mệnh lệnh - kiểm soát” sẽ gửi tín

hiệu trực tiếp thay vì đơn đặt hàng cho thị trường để đảm bảo chi phí môi trường và đầu tư thì các CCKT gửi tín hiệu gián tiếp để chỉ ra độ ưa thích của hành vi cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất

- Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập một trong các công cụ kinh tế trong BVMT của các nước như: Đánh giá kinh tế của môi trường: phương pháp và nghiên cứu

trường hợp “Economic Valuation of the Environment: methods and case studies” của tác giả

Trang 28

Garrod, G and Willis, K.G.,1999; Áp dụng công cụ thị trường dựa trên các chính sách môi

trường ở Trung Quốc và các nước OECD “Applying market-based instruments to environmental

policies in China and OECD countries” của OECD (1999); Hay nghiên cứu về đánh giá kinh tế

của môi trường: phương pháp và nghiên cứu trường hợp “Economic Valuation of the

Environment: methods and case studies”, của tác giả Garrod, G and Willis, K.G.,1999

2.4 2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Chất lượng môi trường bị tác động và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo Trong đó việc nghiên cứu tính toán kinh tế trong lĩnh vực môi trường được nhiều nhà khoa học quan tâm Trong những năm qua đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến kinh tế môi trường tại Việt Nam Cụ thể như:

1 Đề tài “Nghiên cứu sử dụng các công cụ tài chính để bảo vệ môi trường trong điều kiện

công nghiệp hóa ở Việt Nam” của Bùi Thiên Sơn (2000) Đề tài này đề cập một số vấn đề lý

luận và thực tiễn của việc sử dụng các công cụ tài chính để BVMT; thực trạng môi trường và sử dụng công cụ tài chính trong BVMT ở nước ta; các giải pháp sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy BVMT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

2 Đề tài “Tính thiệt hại kinh tế do tác động của môi trường khu công nghiệp” của Nguyễn

Thế Chinh, Đinh Đức Trường (2001) Đề tài đã đánh giá trực tiếp tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra

3 Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản

lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Trần Thị Hòa (2009) Trong nghiên cứu này

tập trung phân tích thực trạng áp dụng các CCKT trong quản lý môi trường, cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng CCKT trong quản lý môi trường

Ngoài các đề tài còn có các Báo cáo chuyên đề như: “Quy trình và phương pháp xác định

thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường” hay báo cáo khoa học: “Một số kinh nghiệm trong việc tính toán bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ở lưu vực sông Thị Vải” của

Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thanh Hùng, Bùi Tá Long - Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TPHCM

Thêm vào đó còn có một số nghiên cứu khác như: “Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường: Một

số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2011 – Sách được xuất

Trang 29

bản trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Môi trường, Viện Khoa học Quản lý môi trường và Hợp phần Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo - PCDA do Phạm Văn Lợi chủ biên; “Một số vấn đề bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” của

Nguyễn Văn Ngừng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;“Vấn đề môi trường trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Vũ Hy Chương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; “Chính sách công nghiệp định hướng phát triển bền vững – những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới”

do Trần Ngọc Ngoạn chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008; “Ứng dụng kinh tế môi

trường để đánh giá diễn biến môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” do Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Mỹ

thực hiện; “Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế” do Nhà xuất bản Lao động xuất bản năm

2006 của tác giả Trần Thanh Lâm Tác giả đã tập trung phân tích tổng quan về quản lý môi trường; sử dụng CCKT trong quản lý môi trường; khái quát về môi trường toàn cầu, khu vực và Việt Nam; hiện trạng quản lý môi trường bằng CCKT Như vậy, cuốn sách này đề cập CCKT

dưới khía cạnh kinh tế; “Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường – Kinh nghiệm quốc tế

và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam” do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2011 – Sách được

xuất bản trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Môi trường, Viện Khoa học quản lý môi trường và Bộ Môi trường Nhật Bản do Đỗ Nam Thắng chủ biên

Trang 30

2.5 Ph ương pháp nghiên cứu của luận văn

Hình 3.1 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Dựa vào vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, tác giả tìm kiếm các cơ sở lý luận, những nghiên cứu trước có liên quan đến nghiên cứu để xây dựng quy trình nghiên cứu, hình thành mô hình nghiên cứu, thang đo, các biến quan sát ban đầu

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu ban đầu, tác giả thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, xây dựng và điều chỉnh thang đo, bản câu hỏi Từ đó tác giả hình thành các giả thuyết nghiên cứu và tiến hành điều tra chính thức

Kết quả từ quá trình điều tra được biên tập, xử lý, mã hóa và nhập liệu vào các phần mềm SPSS 22.0 và Microsoft Excel Dữ liệu được phân tích, thống kê mô tả đánh giá

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế tác giả đề xuất quy trình lượng giá thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra gồm có sáu bước: Xác định vấn đề ô

Vấn đề nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết; các nghiên cứu trước

Xây dựng bảng câu hỏi

Thu thập và chuẩn bị dữ liệu

- Khảo sát, điều tra phỏng vấn;

4 Xác định đối tượng chịu ảnh hưởng;

5 Ước tính thiệt hại dưới dạng hiện vật;

6 Ước tính thiệt hại bằng tiền;

7 Phân tích

Viết báo cáo và gợi ý chính sách

Trang 31

nhiễm; Xác định loại hình thiệt hại; Xác định hàm liều lượng – đáp ứng; Xác định đối tượng chịu ảnh hưởng; Ước tính thiệt hại dưới dạng hiện vật; Ước tính thiệt hại bằng tiền

2.5.1 Nghiên c ứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc thu thập các thông tin, dữ liệu về: Hiện trạng môi trường; các sự cố môi trường xảy ra trong khoản không gian và thời gian nghiên cứu; các hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nghiên cứu

2.5 2 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng: Phỏng vấn trực tiếp các hộ dân sinh sống dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và gần các nhà máy chế biến khoai mì trên địa bàn huyện Châu Thành để tạo lập dữ liệu sơ cấp, xác định các đối tượng bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 và Microsoft Excel

Trên cơ sở lý thuyết về lượng giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra ở Chương 2 và căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả áp dụng phương pháp thay đổi năng suất/sản lượng cho các loại hình thiệt hại

Xác định vấn đề ô nhiễm: Thực hiện điều tra, khảo sát thu thập thông tin liên quan về chất lượng nước mặt; các sự cố môi trường; tình hình chấp hành các quy định pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu vực nghiên cứu

Xác định loại hình thiệt hại: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 và Microsoft Excel Dữ liệu đầu vào để phân tích gồm: Gia tăng chi phí xử lý nước cấp; suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên; thiệt hại đối với các hoạt động nuôi trồng thủy sản; thiệt hại đối với các hoạt động nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi); thiệt hại trong giao thông thủy; giảm giá trị đất đai, nhà cửa

Xác định hàm liều lượng – đáp ứng: Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xác định thiệt hại về mặt kinh tế do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước, mô hình toán được xác định như sau:

Tổng thiệt hại do ô nhiễm môi trường/1 năm = ∑ PjSj.(NSĐCj – NSj)

Trong đó:

Pj: Giá thị trường của 1 đơn vị sản phẩm: Đối với thủy sản (đồng/kg); nước cấp (đồng/m3

); đất đai, nông nghiệp (đồng/ha)

Trang 32

Sj: Tổng diện tích bị thiệt hại/năm (chỉ áp dụng đối với thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và đất đai)

NSĐCj: Năng suất thứ j trong vùng đối chứng (không bị ô nhiễm nước )

NSj: Năng suất thứ j trong vùng bị ô nhiễm nước

2.6 Dữ liệu thu thập

Dữ liệu thứ cấp: Phương pháp tổng quan, phân tích có hệ thống và logic, đánh giá và kế thừa những thông tin định tính và định lượng trong các tài liệu nghiên cứu trước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu; nghiên cứu các báo cáo về hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015 để xác định diễn biến và mức độ ô nhiễm; các báo cáo về chất lượng môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông, công tác quản lý nguồn nước, các sự cố ô nhiễm môi trường trong năm 2015 thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Châu Thành (khu vực nghiên cứu); nghiên cứu các báo cáo của các Sở, ban ngành liên quan về tình hình cá chết trên sông trong khu vực nghiên cứu; nghiên cứu các đề tài, dự án có liên quan trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh để xác định được: Vấn đề ô nhiễm; loại hình thiệt hại; liều lượng – đáp ứng; đối tượng chịu ảnh hưởng

Dữ liệu sơ cấp: Phương pháp khảo sát, điều tra nghiên cứu thực địa thu thập thông tin sơ cấp từ các hộ gia đình nằm trong khu vực nghiên cứu (dọc sông vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Châu Thành và xung quan các cơ sở sản xuất, chế biến thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) bằng phương pháp phỏng vấn và bảng câu hỏi Kỹ thuật phỏng vấn được sử dụng trong nghiên cứu định tính để làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các số liệu Kỹ thuật bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để tạo cơ sở phân tích, đánh giá và tính toán giá trị thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường

Nguồn số liệu sơ cấp: Để đảm bảo tính ngẫu nhiên trong phân phối mẫu của nghiên cứu, tác giả chọn ngẫu nhiên 150 hộ dân sinh sống dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và gần các nhà máy chế biến khoai mì trên địa bàn huyện Châu Thành Trong quá trình điều tra, tác giả xem xét các vấn đề ảnh hưởng của các hộ dân mà phân thành 04 nhóm đối tượng chính:

- Các hộ dân nuôi thuỷ sản trên sông

- Các hộ dân đánh bắt thuỷ sản trên sông

- Các hộ dân sử dụng nước sông cho mục đích sinh hoạt, tưới tiêu

- Các hộ dân sản xuất nông nghiệp xung quanh nhà máy

Trang 33

Các phiếu phỏng vấn thiếu thông tin sẽ được loại bỏ và thay thế ngay trong quá trình phỏng vấn

Công tác điều tra, khảo sát được thực hiện bằng cách triển khai ngoài thực địa và ghi nhận bằng các phiếu điều tra Cấu trúc phiếu phỏng vấn như sau:

Phiếu phỏng vấn được thiết kế dựa trên cơ sở lý thuyết tác giả lựa chọn nghiên cứu trong

đề tài này Các câu hỏi được đặt ra có liên quan đến thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây

ra Ngoài ra, còn có câu hỏi mở rộng một số vấn đề khác nhằm thu thập thông tin về đặc tính kinh tế xã hội của hộ dân Nội dung phiếu phỏng vấn gồm có 3 phần:

Phần 1: Thông tin chung về cá nhân và hộ gia đình

Phần này chủ yếu thu thập một số thông tin cơ bản về địa chỉ, khoảng cách từ hộ dân đến các nhà máy chế biến khoai mì, khoảng cách đến sông Vàm Cỏ Đông

Phần 2: Nhận thức về môi trường của người được phỏng vấn

Phần này sẽ thu thập các thông tin liên quan đến các vụ cá chết, tình hình ô nhiễm môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông, tổng quan về các thiệt hại của người dân khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường

Phần 3: Đánh giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Tác giả xây dựng các câu hỏi trực tiếp về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường thiệt hại đến kinh tế của người dân Cụ thể: Gia tăng chi phí xử lý nước cấp; Suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên; Thiệt hại đối với các hoạt động nuôi trồng thủy sản; Thiệt hại đối với các hoạt động nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi); Giảm giá trị đất đai, nhà cửa

2.7 Công cụ phân tích dữ liệu

Số liệu sau khi được thu thập sẽ kiểm tra tính phù hợp, đơn vị tính, tính đồng nhất, mức độ chính xác Sau đó sẽ được mã hóa, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu trước khi tiến hành phân tích thông qua phương pháp thống kê sử dụng phần mềm Excel, SPSS 22.0

2.8 Phân tích dữ liệu

Các kỹ thuật thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tỷ lệ phần trăm, các thông tin này cung cấp dữ liệu một cách tổng quan về các biến trong nghiên cứu

Trang 34

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Chương này trình bày quy trình hiện trạng môi trường dựa trên các số liệu quan trắc đánh giá chất lượng môi trường nước hàng năm

vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn Phạm vi ranh giới của tỉnh Tây Ninh được xác định như sau:

Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước;

Phía Nam và Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và Long An;

Phía Tây, Tây Nam và phía Bắc giáp với các tỉnh Svay Rieng, Tbong Khmum (Kampong Cham trước năm 2013), Vương quốc Campuchia với 240km đường biên giới qua 5 huyện, có 2 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát, 4 cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân

và Tống Lê Chân và 10 cửa khẩu tiểu ngạch

Trang 35

Hình 3.2 B ản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh

Trang 36

3.2 Đặc điểm thủy văn

Tây Ninh có mạng lưới kênh rạch phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng nhưng mật

độ thưa, chỉ đạt 0,314km/km2 Trên địa bàn tỉnh có 2 con sông lớn là sông Sài Gòn ở phía Đông

và sông Vàm Cỏ Đông ở phía Tây với tổng chiều dài toàn bộ hệ thống khoảng 617km, mật độ trung bình 0,11km/km2 Ngoài ra còn có rất nhiều chi lưu và kênh rạch Đây là những nguồn nước mặt quan trọng của tỉnh

3.2.1 Tiểu lưu vực sông Vàm Cỏ Đông

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia chảy qua các huyện thuộc tỉnh Tây Ninh như: Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng đổ vào địa phận tỉnh Long An đến ngã ba Bầu Quỳ (Cần Đước - Long An) hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây đổ ra Biển Đông qua cửa sông Soài Rạp Các đặc trưng của sông Vàm Cỏ Đông như sau: (i) Diện tích tự nhiên của lưu vực tính từ thượng nguồn thuộc tỉnh Svay Rieng, Tbong Khmum (Vương quốc Campuchia) đến Gò Dầu hạ khoảng 5.650km2

; (ii) Tổng chiều dài sông khoảng 270km, chiều dài sông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh khoảng 151km Độ sâu trung bình 12m, nơi nông nhất 8m và nơi sâu nhất 16m Chiều rộng trung bình 235m, nơi rộng nhất 350m và nơi hẹp nhất 120m Độ dốc lòng sông 0,4%, Hệ số uốn khúc 1,78 Lưu lượng nước trung bình 96m3/s Lưu lượng nước bình quân vào những tháng mùa kiệt 10m3/s Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm tính đến Gò Dầu Hạ khoảng 2,867 tỷ m3; (iii) Các chi lưu của sông Vàm Cỏ Đông trên địa phận tỉnh Tây Ninh gồm có: Phía thượng nguồn có 2 chi lưu lớn là sông Beng Go (sông biên giới giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia), sông Bến Đá Phía hữu ngạn có rạch Nàng Dinh, rạch Cái Bát, phía tả ngạn có rạch Tây Ninh, rạch Bàu Nâu

3.2.2 Tiểu lưu vực sông Sài Gòn

Sông Sài Gòn trên địa phận tỉnh Tây Ninh bao gồm tuyến sông chính, hồ Dầu Tiếng và các chi lưu ở phía thượng nguồn hồ Dầu Tiếng

Sông Sài Gòn bắt nguồn từ Kratie (Vương quốc Campuchia) ở độ cao trên 200m so với mực nước biển, chảy theo ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và Bình Phước đến phường Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) Đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh có lòng sông hẹp và uốn khúc Nguồn nước sông Sài Gòn có thể sử dụng cho nhiều mục đích như cấp nước sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy, Các đặc trưng của sông Sài Gòn như sau: diện tích tự nhiên của lưu vực tính từ thượng nguồn đến Dầu Tiếng khoảng 46.000km2

, tổng chiều dài sông 256km, chiều dài sông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh 135,2km, độ rộng

Trang 37

trung bình đoạn thượng nguồn 20m, độ dốc lòng sông 0,69%, hệ số uốn khúc 2,05, lưu lượng nước trung bình 85m3/s, lưu lượng nước bình quân vào những tháng mùa kiệt 6m3/s, tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm trên sông Sài Gòn tính đến hồ Dầu Tiếng khoảng 1,946 tỷ m3

3.2.3 Hồ Dầu Tiếng

Hồ thủy lợi Dầu Tiếng nằm ở thượng lưu sông Sài Gòn, thuộc địa phận của 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước có diện tích lưu vực khoảng 2.700km2 (Tây Ninh là 1.151km2, Bình Phước là 857km2, Bình Dương là 280km2 và trên lãnh thổ Campuchia là 412km2) Hồ Dầu Tiếng vừa thiết kế, vừa thi công từ năm 1977 Tháng 8/1978, Chính phủ đã ký hiệp định tín dụng vay của Ngân hàng Thế giới (WB) 60 triệu USD và 30 triệu USD từ OPEC, Quỹ Kuwait, Chính phủ Hà Lan Đến năm 1984, Quỹ Kuwait bổ sung cho vay thêm 20,4 triệu USD, Cùng với nguồn đầu tư trong nước (khoảng 352 tỷ đồng, theo giá năm 1992, bao gồm cả

vốn vay), mùa khô 1984 - 1985 đập đã hợp long tích nước và bắt đầu cấp nước từ năm 1986

Nhiệm vụ cấp nước tưới của hồ Dầu Tiếng khi chưa có chuyển nước từ hồ Phước Hoà là trực tiếp tưới cho 64.830ha, gồm Tây Ninh 52.800ha và TP.HCM 12.000ha, tạo nguồn nước tưới cho 40.100ha khu vực hạ lưu đập, ven sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông Khu tưới trực tiếp do kênh Đông, kênh Tây và Tân Hưng phụ trách: (i) Kênh Đông: Nhiệm vụ tưới cho 41.000ha Kênh chính dài 45.416m, có 44 kênh cấp 1 với tổng chiều dài 210km, các kênh cấp 2

có tổng chiều dài 675km Đoạn đầu kênh có lưu lượng thiết kế 64,54m3/s, chiều rộng đáy kênh 25m, chiều sâu cột nước 3,79m, cao trình mực nước đầu kênh +16,50m, cuối kênh +8,80m Cống lấy nước đầu kênh (cống số 1) có lưu lượng qua cống khi hồ ở mức nước chết là 93m3/s; (ii) Kênh Tây: Nhiệm vụ tưới cho 41.689ha Kênh chính dài 38.750m, có 22 kênh cấp 1 với tổng chiều dài 145km, các kênh cấp 2 có tổng chiều dài 466km Đoạn đầu kênh có lưu lượng thiết kế 64,54m3/s, chiều rộng đáy kênh 25m, chiều sâu cột nước 3,00m, cao trình mực nước đầu kênh +16,50m, cuối kênh +13,47m Cống lấy nước đầu kênh (cống số 2) có lưu lượng qua cống khi

hồ ở mức nước chết là 93m3/s; (iii) Kênh Tân Hưng: Chiều dài 29km, tưới cho 10.701ha Cống lấy nước đầu kênh (cống số 3) có lưu lượng thiết kế qua cống 20m3/s Sau khi có công trình hồ Phước Hoà, hồ Dầu Tiếng được chuyển thêm nước từ sông Bé với lưu lượng 50m3/s theo tuyến kênh dẫn nước Phước Hoà - Dầu Tiếng Các thông số thiết kế của kênh dẫn nước như sau: Chiều dài kênh Lk= 40.483m; Tại đầu kênh: Lưu lượng thiết kế QTK = 75m3/s, cao độ đáy kênh +38,75m, mực nước thiết kế +42,25m; Tại cuối kênh: Lưu lượng thiết kế QTK = 50m3/s, cao độ đáy kênh +21,05m, mực nước thiết kế +23,77m;

Trang 38

Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống sông ngòi chính của tỉnh Tây Ninh 3.3 Đặc điểm dòng chảy

3.3.1 Phân bố dòng chảy theo không gian

Các đặc trưng dòng chảy trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được đưa trong bảng 3.1

B ảng 3.1 Các đặc trưng dòng chảy trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

(m3/s)

M0(l/s.km2)

Y0(mm) X0 (mm) α0

Trang 39

Ghi chú:

- F: Diện tích lưu vực;

- Q 0 : Lưu lượng trung bình nhiều năm;

- M 0 : Mô đun dòng chảy năm;

- Y 0 : Độ sâu dòng chảy (lớp dòng chảy;

- X 0 : Lượng mưa trung bình nhiều năm

- α0 : Hệ số dòng chảy

3.3.3 Đặc điểm dòng chảy lũ

Mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11, lượng dòng chảy chiếm 74 - 81% Lũ lớn thường rơi vào tháng 10 và dòng chảy chiếm 25 - 27% tổng lượng dòng chảy năm Tuy nhiên trên sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn khó có khả năng sinh lũ lớn do cường độ mưa không lớn, lưu vực và độ dốc lưu vực nhỏ Lũ lên xuống chậm từ vài ngày đến vài tuần Mô đun đỉnh lũ trung bình từ 0,05 - 0,20 m3/s.km2 và mô đun lũ lịch sử là 0,5 - 1,0 20m3/s.km2

3.3.4 Đặc điểm dòng chảy kiệt

Mùa kiệt trên sông Vàm Cỏ Đông và Sài Gòn thường bắt đầu từ tháng 12 năm trước và kết thúc vào tháng 6 năm sau do không có mưa kéo dài, nên dòng chảy mùa cạn trên sông nhỏ Lượng dòng chảy chiếm 19 - 26% tổng lượng dòng chảy năm Lưu lượng thấp nhất xuất hiện vào tháng 3, 4 (chiếm 1 - 2% tổng lượng dòng chảy năm)

Sông, rạch của tỉnh Tây Ninh mặc dù chịu ảnh hưởng rất mạnh của thuỷ triều biển Đông nhưng do cách xa cửa biển nên không bị xâm nhập mặn Về mùa kiệt, do nhu cầu của hạ lưu, hồ Dầu Tiếng có thể xả nước để đẩy mặn (trung bình khoảng 200m3/s)

3.4 Tài nguyên nước mặt lục địa

Tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chủ yếu gồm lượng nước tích trữ trong hồ Dầu Tiếng và dòng chảy mặt hệ thống sông, kênh rạch, với 2 sông lớn là sông Sài Gòn và Vàm

Cỏ Đông, với tổng chiều dài toàn bộ hệ thống khoảng 617km, mật độ trung bình 0,11km/km2

Ngoài 2 sông chính, tỉnh có nhiều suối, kênh rạch, tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, song mật độ sông rạch tương đối thưa, chỉ đạt 0,314km/km2 và hệ thống ao hồ có diện tích khoảng 1.680ha, nhưng khả năng khai thác NTTS không nhiều

Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm trên sông Sài Gòn tính đền Hồ Dầu Tiếng là 1,946 tỷ m3 và trên sông Vàm Cỏ Đông tính đến Gò Dầu Hạ là 2,867 tỷ m3 Như vậy, tổng lượng nước mặt tiềm năng của tỉnh Tây Ninh là khoảng 4,8 tỷ m3/năm

Trang 40

3.5 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa

Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt lục địa của tỉnh Tây Ninh bao gồm: (i) Khu đô thị, khu dân cư, hộ dân sống ở nông thôn bao gồm: nước thải và rác thải sinh hoạt; (ii) KCN, KCX, CCN tập trung, các nhà máy nằm ngoài KCN, KCX, CCN: nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của công nhân lao động trong nhà máy, xí nghiệp công nghiệp; (iii) Khu TTCN, làng nghề bao gồm: nước thải và rác thải phát sinh; (iv) Hoạt động xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng các công trình kinh tế - văn hoá - xã hội trên địa bàn tỉnh bao gồm: nước thải và rác thải xây dựng, cùng với nước thải và rác thải sinh hoạt của công nhân; (v) Hoạt động giao thông đường thuỷ bao gồm: nước thải và rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại như nước dằn tàu, cặn dầu, sự cố tràn dầu; (vi) Chất thải trong nông nghiệp - trồng trọt bao gồm: rác thải, dư lượng phân bón, thuốc BVTV trong hoạt động canh tác; (vii) Chất thải trong chăn nuôi bao gồm: phân, nước thải; (viii) Chất thải trong NTTS bao gồm: phân, nước thải, thức ăn dư thừa; (ix) Chất thải trong hoạt động khai khoáng bao gồm: chất thải rắn và nước thải; (x) Chất thải trong các hoạt động dịch vụ bao gồm: nước thải và rác thải; (xi) Chất thải trong hoạt động y tế bao gồm: rác thải và nước thải y tế; (xii) Hoạt động môi trường - cộng đồng bao gồm: bùn và nước thải phát sinh trong hoạt động

xử lý rác và nước thải; cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường

3.6 Diễn biến ô nhiễm

B ảng 3.2 Vị trí đo đạc, thu mẫu môi trường nước mặtsông Vàm Cỏ Đông

Stt Ký

Tọa độ VN2000

Nhóm các thông số vật lý

Thông số pH: Diễn biến pH sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2011 - 2014 được trình bày trong hình 3.4

Ngày đăng: 22/02/2018, 23:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Chinh (Chủ biên) (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Trường Đại học kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Trường Đại học kinh tế quốc dân
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
2. Nguyễn Thế Chinh (2005), “Khái niệm và vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường”, Tài liệu hội thảo khoa học của Viện Khoa học pháp lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm và vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường”
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh
Năm: 2005
3. Nguyễn Thế Chinh (2010), “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiển và đề xuất mô hình, quy trình phù hợp với điều kiện Việt Nam về lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra”, Bộ Tài nguyên và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiển và đề xuất mô hình, quy trình phù hợp với điều kiện Việt Nam về lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra”
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh
Năm: 2010
4. Nguyễn Thế Chinh (Chủ biên) (2013), “Lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thoái môi trường” (Sách chuyên khảo) , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thoái môi trường”
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
5. Nguyễn Ngọc Anh Đào (2009), “Pháp luật về phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh Đào
Năm: 2009
6. Nguyễn Ngọc Anh Đào (2013), “Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn tiến sĩ Luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh Đào
Năm: 2013
7. Nguyễn Minh Hà (2012), Bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đại Học Mở thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tác giả: Nguyễn Minh Hà
Năm: 2012
13. Nguyễn Văn Phước (2011), “Xác định thiệt hại về kinh tế và môi trường: Bài học từ câu chuyện xả thải gây ô nhiễm nước sông”, Hội thảo "Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng nhìn từ khía cạnh cải cách tư pháp&#34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định thiệt hại về kinh tế và môi trường: Bài học từ câu chuyện xả thải gây ô nhiễm nước sông”, Hội thảo
Tác giả: Nguyễn Văn Phước
Năm: 2011
14. Claudia Sadoff, Thomas Greiber, Mark Smith, và Ger Bergkamp, “Quản lý nước xuyên biên giới”, ©2012 Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý nước xuyên biên giới”
16. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Mỹ (2005), “Ứng dụng kinh tế môi trường để đánh giá diễn biến môi trường thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Hội nghị môi trường tòan quốc năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng kinh tế môi trường để đánh giá diễn biến môi trường thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”
Tác giả: Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Mỹ
Năm: 2005
17. R.Kerry Turner, David Pearce & Ian Bateman, Kinh tế môi trường , Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Xã hội về môi trường toàn cầu – Đại học East Anglia và Đại học Luân Đôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế môi trường
18. Đào Trọng Tứ, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Hải Vân (2011), “Quyền lực và Thách thức”, Báo cáo thảo luận chính sách.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyền lực và Thách thức”
Tác giả: Đào Trọng Tứ, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Hải Vân
Năm: 2011
10. Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chu1nh phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường Khác
11. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khác
12. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Khác
19. Afroz, R., Keisuke, H., 2009. Willingness to pay for improved waste management in Dhaka city, Bangladesh. Journal of Environmental Management 90, 492–503 Khác
20. Afroz, R., Masud, M., 2010. Using a contingent valuation approach for improved solid waste management facility: Evidence from Kuala Lumpur, Malaysia. Journal of Environmental Management 31, 800–808 Khác
21. Alhassan, M., Mohammed, J., 2008. Households’ Demand for Better Solid Waste Disposal Services: Case Study of Four Communities in the New Juaben Municipality, Ghana. Journal of Sustainable Development; Vol. 6, No. 11; 2013 Khác
22. Chiung-Ju Huang, Yuan-Hong Ho, 2005. Willing to pay for waste clearance and disposal: Result of the Taichung City Sutdy. The Business Review, Cambridge; Dec 2005; 4,2; Proquest Central pg.136 Khác
23. Ezebilo, E., 2013, Willingness to pay for improved residential waste management in a developing country. Int. J. Environ. Sci. Technol 10:413–422 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w