LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả khai thác nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả khai thác nghề
chụp mực tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Nha Trang, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Đào Ngọc Thanh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng, ban Trường Đại học Nha Trang, Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS Thái Văn Ngạn đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Qua đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, UBND xã Vĩnh Trường, Phường Xương Huân, Phước Đồng, Lộc Thọ, thành phố Nha Trang Đặc biệt cảm ơn ông Lê Văn Quyền - Chủ phương tiện KH-95779-TS2 đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, khảo sát trực tiếp trên biển
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Đào Ngọc Thanh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
M C L C v
DANH M C KÝ HIỆU vii
DANH M C CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH M C BẢNG ix
DANH M C HÌNH x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa 4
1.1.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa 4
1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa 14
1.1.3 Ngư trường mùa vụ và đối tượng khai thác 23
1.2 Tình hình phát triển nghề chụp mực trong nước và trên Thế giới 26
1.2.1 Tình hình phát triển nghề chụp mực trên Thế giới 26
1.2.2 Tình hình phát triển nghề chụp mực trong nước 27
1.3 Một số nghiên cứu khoa học về nghề chụp mực 28
1.3.1 Nghiên cứu ngoài nước 28
1.3.2 Tình hình nghiên cứu và khai thác mực trên thế giới 28
1.3.3 Nghiên cứu trong nước 31
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1 Nội dung nghiên cứu 36
2.2 Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1 Số liệu sử dụng 36
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 37
2.2.3 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 37
2.3 Thời gian địa điểm và đối tượng nghiên cứu 38
Trang 62.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 38
2.4.1 Phân tích đặc trưng khai thác của nghề 38
2.4.2 Phân tích các chỉ số kinh tế 40
2.5 Xử lý số liệu 41
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1 Thực trạng nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang 42
3.1.1 Thực trạng tàu thuyền và trang thiết bị 42
3.1.2 Trang thiết bị hàng hải phục vụ khai thác 44
3.1.3 Trang bị an toàn hàng hải 46
3.1.4 Thực trạng về ngư cụ sử dụng 46
3.1.5 Thiết bị khai thác trên tàu chụp mực 51
3.1.6 Nguồn lực và chất lượng lao động 55
3.1.7 Tổ chức sản xuất và kỹ thuật khai thác 56
3.2 Đánh giá hiệu quả khai thác của nghề chụp mực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 66
3.2.1 Hiệu quả nghề 66
3.2.2 Hiệu quả về kinh tế 70
3.2.3 Hiệu quả về bảo vệ nguồn lợi thủy sản 78
3.2.4 Hiệu quả khai thác về mặt bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia 79
3.2.5 Hiệu quả về mặt xã hội 81
3.3 Đánh giá chung hiệu quả khai thác nghề chụp mực thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa 82
3.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa 82
3.4.1 Nhân rộng mô hình luân phiên dạng hộ gia đình và đơn lẽ trong tổ chức sản xuât trên biển 82
3.4.2 Giải pháp bảo quản sản phẩm sau thu hoạch 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PH L C
Trang 7DANH MỤC KÝ HIỆU
a : Kích thước cạnh mắt lưới
Bmax : Chiều rộng vỏ tàu lớn nhất
CV : Công suất
Dmax : Chiều cao mạn lớn nhất
Lmax : Chiều dài vỏ tàu lớn nhất
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân bố tàu thuyền theo công suất tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2016 7
Bảng 1.2 Phân bố tàu thuyền Khánh Hòa theo địa phương giai đoạn 2010 - 2016 8
Bảng 1.3 Cơ cấu tàu thuyền theo nghề giai đoạn 2010-2016 9
Bảng 1.4 Cơ cấu nghề theo nhóm công suất tỉnh Khánh Hòa năm 2016 10
Bảng 1.5 Sản lượng, năng suât KTTS tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2016 11
Bảng 1.6 Sản lượng khai thác thủy sản theo địa phương giai đoạn 2010 - 2016 12
Bảng 1.7 Hiện trạng lao động khai thác thủy sản giai đoạn 2010 - 2016 13
Bảng 2.1 Số lượng tàu chụp mực phân theo công suất tại Thành phố Nha Trang 38
Bảng 3.1 Diễn biến số lượng tàu thuyền làm nghề chụp mực (2013 – 2016) 42
Bảng 3.2 Kích thước tàu thuyền nghề chụp mực 43
Bảng 3.3 Tuổi thọ vỏ tàu 43
Bảng 3.4 Thông tin về máy chính: hiệu máy, công suất, chất lượng, tuổi thọ 43
Bảng 3.5 Thống kê trang thiết bị trên tàu chụp mực 44
Bảng 3.6 Thống kê vật liệu áo lưới 49
Bảng 3.7 Thống kê dây, giềng 49
Bảng 3.8 Thống kê phụ tùng 50
Bảng 3.9 Bảng thống kê các thông số kỹ thuật cùa đèn dùng trong khai thác nghề chụp mực 51
Bảng 3.10 Trình độ học vấn lao động nghề chụp mực thành phố Nha Trang 55
Bảng 3.11 Cơ cấu độ tuổi lao động nghề chụp mực 56
Bảng 3.12 Số ngày không hoạt động trung bình/tháng của các khối tàu 66
Bảng 3.13 Số ngày hoạt động trung bình/tháng của các khối tàu 67
Bảng 3.14 khối nước tác dụng của ngư cụ 69
Bảng 3.15 Doanh thu của đội tàu khảo sát theo chuyến và theo năm 71
Bảng 3.16 Cơ cấu đầu tư bình quân của đội tàu khảo sát 71
Bảng 3.17 Chi phí cố định bình quân của đội tàu khảo sát trên năm 73
Bảng 3.18 Chi phí biến đổi trung bình của tàu cá/chuyến và năm 75
Bảng 3.19 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận trung bình/ chuyến biển 77
Bảng 3.20 Thống kê cá Nục và Mực ống nhỏ bị khai thác 78
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tỷ trọng cơ cấu nghề các năm 2010, 2016 9
Hình 1.2 Bản đồ khu vực vịnh Nha Trang 15
Hình 1.3 Sơ đồ hướng gió vịnh Nha Trang trong mùa gió Tây Nam 17
Hình 1.4 Hướng dòng chảy ở tầng nước sâu trong vịnh Nha Trang 18
Hình 1.5 Hướng dòng chảy trong vịnh Nha Trang theo mặt cắt ngang 18
Hình 1.6 Hướng dòng chảy trong vịnh Nha Trang trong mùa gió Đông Bắc 19
Hình 1.7 Biểu đồ biến động tàu cá thành Phố Nha Trang từ 2012 – 2016 21
Hình 1.8 Biểu đồ cơ cấu tàu thuyền theo công suất 22
Hình 1.9 Biểu đồ cơ cấu tàu thuyền phân theo nghề khai thác của thành phố Nha Trang đến 3/2017 22
Hình 1.10 Mực ống (Loligo chinensis) 24
Hình 1.11 Mực lá (Sepioteuthis lessoniana) 24
Hình 1.12 Mực đại dương (mực xà) 25
Hình 1.13 Cá Nục Sò (Decapterus maruadsi) 25
Hình 1.14 Cá Nục thuôn (Decapterus macrosoma) 25
Hình 1.15 Cá ồ 26
Hình 1.16 Sự phân bố một số loài mực ống trên Thế giới 28
Hình 1.17 Tổng sản lượng khai thác mực ống trên thế giới giai đoạn 1990 - 2005 29
Hình 1.18 Sơ đồ bố trí nguồn sáng khai thác mực bằng nghề câu tay 30
Hình 3.1 Máy dò cá 45
Hình 3.2 máy định vị 45
Hình 3.3 La bàn nước 45
Hình 3.4 Máy thông tin liên lạc trang bị trên tàu 46
Hình 3.5 Bản vẽ khai triển mẫu lưới trên tàu chụp mực KH-95779-TS2 tại thành phố Nha Trang 50
Hình 3.6 Bản vẽ tổng thể áo lưới chụp mực 51
Hình 3.7 Bố trí hệ thống đèn tập trung mực trên tàu chụp mực 52
Hình 3.8 cách bố trí nguồn sáng trên tàu chụp mực 52
Trang 11Hình 3.9 Tời khai thác 53
Hình 3.10 Hệ thống cẩu 53
Hình 3.11 tăng gông làm bằng gỗ 54
Hình 3.12 tăng gông làm bằng thép 54
Hình 3.13 Giá đỡ tăng gông trên tàu chụp mực vỏ gỗ 54
Hình 3.14 Giá đỡ tăng gông trên tàu chụp mực võ composite 54
Hình 3.15 Bố trí các dây chịu lực cho tăng gông trên tàu chụp mực 55
Hình 3.16 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của mô hình luân phiên dạng hộ gia đình 57
Hình 3.17 Sắp xếp hệ thống ngư cụ vào vị trí làm việc 60
Hình 3.18 Vị trí thao tác khi căng và thả lưới 61
Hình 3.19 Thả neo dù trôi 61
Hình 3.20 Liên kết vòng khuyên với dây căng lưới 62
Hình 3.21 Vận hành máy tời căng lưới 62
Hình 3.22 Treo hai đầu lưới mạn phải vào đầu tăng gông 62
Hình 3.23 Treo hai đầu lưới mạn trái vào đầu tăng gông 63
Hình 3.24 Sơ đồ tắt dần đèn thu hút mực 63
Hình 3.25 Thả lưới xuống nước 64
Hình 3.26 Vị trí lưới được thả hết 64
Hình 3.27 Thu dây giềng rút và hệ thống giềng chì 64
Hình 3.28 Khép kín miệng lưới 65
Hình 3.29 Đưa hệ thống vòng khuyên lên tàu 65
Hình 3.30 Thu lưới và đụt lưới lên tàu 65
Hình 3.31 Xử lý, bảo quản sản phẩm khai thác được 66
Hình 3.32 Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu từ 100 – 300cv 67
Hình 3.33 Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu từ 300 – 500cv 68
Hình 3.34 cường lực và sản lượng khai thác khối tàu 500cv trở lên 69
Hình 3.35 Hiệu quả nghề của đội tàu chụp mực theo thời gian 70
Hình 3.36 Chi phí biến đổi trung bình của một chuyến biển 76
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN VĂNLưới chụp (Stick-Held Falling Net) thuộc họ Vó mành (Cast net) nên còn gọi là
mành chụp, do trước đây đối tượng khai thác chủ yếu là các loài mực ống (Squid) nên còn gọi là chụp mực Nghề chụp mực du nhập vào nước ta đầu tiên tại khu vực Đông Nam Bộ (Bình Thuận) vào những năm 1990 từ Thái Lan, vật liệu áo lưới là Nylon sợi
xe, dùng lưới rê thu ngừ làm neo dù Ở Vịnh Bắc Bộ (Hải Phòng) xuất hiện khoảng năm 1996-1997, có xuất xứ từ Trung Quốc, sử dụng sợi đơn PA và lưới chao là sợi xe PE cho đến ngày nay Nhờ có chương trình hỗ trợ của Khuyến nông Quốc Gia, đã kéo theo ngư dân Việt Nam đầu tư tàu thuyền, thiết bị hỗ trợ hiện đại đã góp phần nâng cao sản lượng khai thác mực, đồng thời giảm sức ép khai thác ven bờ, đảm bảo bền vững nguồn lợi thủy sản Vào những năm đầu sử dụng công nghệ lưới chụp, bà con ngư dân ta chỉ biết đến sử dụng lưới chụp 2 tăng gông, lúc này cũng đã đem lại nhiều kết quả khả quan
Lưới chụp khai thác kết hợp ánh sáng, lưới có cấu trúc như vó quăng (chài quăng) nhưng có kích thước lớn hơn và được thả tử tàu Lưới được căng đều bằng hệ thống tăng gông lắp ở hai bên mạn tàu Sử dụng nguồn sáng để phát hiện, tập trung và điều khiển cá, mực Khi đối tượng khai thác đã tập trung ở vùng tác dụng của lưới thì tiến hành thả lưới
để chụp lấy, tiếp đến thu giềng rút khép kín miệng lưới và tiến hành thu lưới bắt cá, mực Lưới chụp là ngư cụ đánh bắt chủ động vì nó dễ dàng chìm nhanh hơn, sâu hơn nhờ trang
bị chì và vòng khuyên có lực chìm lớn
Hiện nay nghề lưới chụp đã được phổ biến rộng trong thực tế sản xuất và đem lại hiệu quả cao trong khai thác cho bà con ngư dân ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nam Bộ nước ta như: Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Cà Mau …Tuy nhiên, việc phát triển, nhân rộng mô hình nghề lưới chụp chủ yếu là tự phát, chưa có những nghiên cứu cũng như hướng dẫn kỹ thuật chế tạo ngư cụ cho phù hợp với từng ngư trường, do đó dẫn đến sự hao tổn về công sức, nguyên vật liệu, thời gian trong những lần điều chỉnh thông số ngư cụ
Do đó, nhằm đáp ứng việc tổ chức sản xuất trên vùng biển xa bờ theo hướng phát
triển bền vững, Đề tài “Đánh giá hiệu quả khai thác của nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa” dựa trên cơ sở dữ liệu, phân tích thực trạng nghề
lưới chụp ở địa phương để đề xuất đưa ra các giải pháp phù hợp hơn với thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa
Trang 13Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả khai thác của đội tàu chụp mực thành phố Nha Trang; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nghề chụp mực
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận tài liệu: Sử dụng số liệu đăng kiểm tàu cá tại Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, các công trình khoa học đã công bố, các văn bản quy phạm pháp luật về Quản lý nghề cá của Trung ương và địa phương
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp tại các Sở, Ngành
có liên quan, phòng chuyên môn của thành Phố, UBND xã Vĩnh Trường, Phước Đồng, Vĩnh Thọ
Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Xây dựng phiếu điều tra dựa theo khối công suất tàu (100 – 300cv, 300 - 500cv, >500cv); trực tiếp phỏng vấn thuyền trưởng, chủ tàu, thuyền viên và cán bộ về nghề chụp mực theo mẫu có sẵn
Phương pháp khảo sát: Khảo sát trực tiếp tại bến cá, tại nhà, trên biển để xác định các thông số cơ bản của ngư cụ một cách chi tiết; kỹ thuật khai thác, thành phần loài
Kết quả nghiên cứu
Lưới chụp mực có dạng hình nón, gồm 3 phần chính: áo lưới, hệ thống dây giềng (dây căng cưới, giềng băng, giềng luồn và dây rút) và hệ thống trang bị (chì và vòng khuyên) Kích thước mắt lưới của các phẩn áo lưới thay đổi từ ngoài miệng lưới vào đến phần đụt lưới là nơi chứa cá và tập trung cá, trung bình 1 lưới chụp có chu vi miệng lưới từ 80 – 125m chiều cao từ 30 – 38m
Ngư trường khai thác thường cách bờ từ 300 đến 350 hải lý, vùng biển khai thác
có độ sâu từ 200 đến 500m nước, độ sâu hoạt động của ngư cụ 40 – 80m hiện có 2 ngư trường truyền thống thường xuyên tham gia khai thác vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ
Đối tượng khai thác của nghề chụp mực thành phố Nha Trang chủ yếu là các loài mực, cá ở tầng mặt như: Mực ống, mực lá, cá ồ, cá nục
Nghề chụp mực thành phố Nha Trang được chia làm 2 mùa: Mùa chính ( từ tháng 1 đến tháng 8 âm lịch) và mùa phụ (từ tháng 9 – 12 âm lịch)
Trang 14Hiệu quả khai thác của đội tàu chụp mực thành phố Nha Trang trong thời gian nghiên cứu có công suất từ 100 - 300cv đạt hiệu quả thấp nhất tiếp đến là đội tàu có công suất từ 300 – 500cv đạt hiệu quả cao thứ hai và đội tàu có công suất lớn hơn 500cv đạt hiệu quả cao nhất
Hiệu quả kinh tế: Chi phí nhiên liệu và lương thực, thực phẩm của 3 khối tàu đều chiếm tỷ lệ cao, trong đó chi phí nhiên liệu chiếm cao nhất, trên 70% tổng chi phí chuyến biển
Thu nhập bình quân mỗi lao động đối với tàu có công suất từ 100 – 300cv khoảng 36 triệu đồng/năm, tàu từ 300 – 500cv khoảng 45 triệu đồng/năm và tàu có công suất trên 500cv khoảng 54 triệu đồng/năm Ngoài ra thu nhập của các lao động còn phụ thuộc vào mùa vụ đánh bắt mà mức thu nhâp cao hay thấp
Kết luận
Nghề chụp mực với mức đầu tư chi phí ban đầu cao trung bình khoảng 4,4 tỷ đồng/tàu, hoạt động khai thác hiệu quả cao lợi nhuận trung bình của đội tàu là 1,4 tỷ đồng/tàu/năm Tàu có công suất càng lớn lưới càng dài thì hiệu quả mang lại cho chủ tàu và lao động càng cao
Từ khóa: nghề chụp mực thành phố Nha Trang
Trang 15đã tạo cho Khánh Hoà một đường nét sơn thủy hài hoà với tiềm năng lớn về tài nguyên
có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao Tổng trữ lượng hải sản của Khánh Hoà khoảng 150.000 tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi chiếm 70% Khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn.[2]
Trong những năm gần đây ngành Thủy sản Khánh Hòa đã có những bước phát triển rõ nét, tạo được thế đi lên, đạt được những thành quả đáng kể, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn Theo đó, số lượng tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản đã tăng đáng kể với con số gần 10.000 chiếc, trong đó số lượng tàu trên 90cv chiếm hơn 10%, số còn lại là tàu thuyền dưới 90cv, giải quyết lao động với số lượng lên đến hơn 50.000 người, tổng sản lượng khai thác được hàng năm lên đến 50 nghìn tấn [2] Đó thực sự là một con số đáng kể và Khánh Hòa xứng đáng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về khai thác thủy sản
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, một điều chúng ta cần quan tâm
đó là việc phát triển không đều giữa các nghề khai thác Đáng chú ý đó là số lượng tàu thuyền cỡ nhỏ (≤ 90cv) chiếm khoảng hơn 85%, khai thác chủ yếu vùng biển ven bờ Hơn thế nữa, trong gần 50 nghìn tấn thủy hải sản khai thác hàng năm thì đã có hơn 15 nghìn tấn cá tạp (30%, chủ yếu cung cấp cho nuôi trồng thủy sản), các loài cá nổi di cư chỉ chiếm từ 10 – 15% [2]tổng sản lượng khai thác được Đây chính là nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi ven bờ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường nước, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng nước Đó thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng cho ngành thủy sản của tỉnh
Nhận thấy được tầm quan trọng trong công tác khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững nghề cá ven bờ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND, ngày 13/10/2006 về chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 Theo đó, “cần Tăng cường du nhập những nghề khai thác thủy sản tiến bộ, khai thác thủy sản có chọn lọc, ứng dụng công
Trang 16nghệ và trang thiết bị ngư cụ tiên tiến của các nước phù hợp với nghề cá địa phương nhằm tăng hiệu quả khai thác, giảm bớt cường độ lao động và bảo vệ nguồn lợi thủy sản”[17] Với sự phát triển của nghề chụp mực trong thời gian gần đây một số ngư dân
ở thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa đã chủ động tìm hiểu và áp dụng nghề chụp mực để đánh bắt khai thác thủy sản hiện đang hoạt động khai thác cho hiệu quả khá cao (số lượng hiện nay trên địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa khoảng 45 tàu) Tuy nhiên, việc áp dụng sử dụng của ngư dân còn mang tính tự phát nhỏ l , chưa phổ biến rộng khắp, vì đây là nghề mới du nhập vào Khánh Hòa chưa có công trình khoa học nghiên cứu nhiều về hiệu quả khai thác cũng như kỹ thuật khai thác, thông
số, kích thước tàu thuyền, ngư cụ… nhằm giúp cho các cơ quan quản lý hoạch định, định hướng phát triển chung cho nghề chụp mực trong thời gian tới của thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa
Do đó, nhằm đáp ứng việc tổ chức sản xuất trên vùng biển xa bờ theo hướng hiện đại và bền vững, từ thực tế đó đặt ra vấn đề cần thiết phải đánh giá hiệu quả khai thác của nghề lưới chụp là cần thiết nhằm định hướng cho công tác quy hoạch phát
triển nghề này tại địa phương, tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả khai thác nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”
i Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiệu quả khai thác nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa qua đó đề xuất một số các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa
ii Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 45 hộ ngư dân hoạt động khai thác nghề chụp mực ở thành phố Nha Trang
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phạm vi thành phố Nha Trang, tại một số xã, phường ven biển hoạt động nghề khai thác thủy sản như Vĩnh Trường, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Phước Đồng đây là các địa phương mà hầu hết hoạt động nghề chụp mực hiện nay tập trung phát triển tại các địa phương này
Trang 17iii Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận : Đề tài thực hiện thành công là cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghề Chụp mực tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Về ý nghĩa thực tiễn : Đánh giá được hiệu quả khai thác nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, là cơ sở khoa học góp phần phục vụ công tác quản lý nghề, xây dựng những chính sách, quản lý cho phù hợp với sự phát triển của nghề cá tỉnh Khánh Hòa góp phần ổn định kinh tế xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh biển đảo
iv Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 7 năm 2017
- Địa điểm nghiên cứu: tại thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa
Trang 18CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa
1.1.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Khánh Hòa là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ Bắc Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực Nam: 110
42' 50''
vĩ độ Bắc Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực Tây: 108040’33'' kinh độ Đông Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực Đông: 109027’55'' kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện-Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [21]
Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải
là không phận của tỉnh Khánh Hòa Khu vực bờ biển có nhiều đảo lớn nhỏ tạo thành những eo vịnh và là nơi cư trú của tàu thuyền khi thời tiết xấu Có nhiều nhánh của dãy núi Trường Sơn đâm ra biển tạo thành nhiều đầm vũng là nơi cư trú, sinh sản của các loài hải sản [21]
Thềm lục địa hẹp, đáy biển dốc, độ sâu vùng ven bờ khoảng 15-30 m, ra xa bờ
độ sâu tăng nhanh, có nơi độ sâu đạt 1.000 mm chỉ cách bờ trên 60 hải lý Do tác động của dãy Trường Sơn nằm gần biển nên chất đáy của biển cũng mang những nét riêng biệt Đó là đáy biển gồ gề, chất đáy thường cát bùn, vỏ sò [21]
Tỉnh Khánh Hòa có ba mặt là núi, phía Đông giáp biển Chiều dài của tỉnh theo hướng Bắc Nam khoảng 160km, còn theo hướng Đông Tây, nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía Bắc, còn ở phía Nam từ 10 đến 15km Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào loại trung bình so với cả nước Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và quần đảo Trường Sa Tỉnh Khánh Hòa có nhiều cảng biển, đặc biệt là cảng thiên nhiên Cam Ranh và cảng biển nước sâu Vân Phong vào loại tốt nhất thế giới, đang được khai thác sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn [21]
Trang 19- Khí hậu: Cùng với khí hậu chung của cả nước, Khánh Hòa mang khí hậu có
tính chất nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm và ít có sự biến động lớn [21]
Về mùa Hạ: Tháng nóng nhất là tháng 6, nhiệt độ từ 25-300C
Về mùa Đông: Tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ từ 17-230
C
Nhiệt độ trung bình của cả năm ở vùng biển ven bờ: 250C
Sự chênh lệch nhiệt độ không lớn lắm giữa hai mùa nên rất thích nghi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài hải sản
- Mưa:
Chế độ mưa chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa chính chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 Mùa mưa phụ là các tháng còn lại, chiếm 20% Mùa mưa cũng là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc
Trang 20Mùa hè do tác động của gió Tây Nam, một hoàn lưu chính có nhiệt độ từ
28-300C đi từ phía Nam lên sau khi chạm vào bờ chia làm hai nhánh Một nhánh đi về phía Đông tạo thành hoàn lưu khép kín theo chiều kim đồng hồ tại biển khơi Đông Nam Bộ (Tháng 5 đến tháng 9) Một nhánh ven bờ biển Trung bộ đi lên phía Bắc đồng thời có dòng nước ngầm có nhiệt độ từ 20-210C ở độ sâu 50-100m từ phía Bắc Biển Đông chảy đến và đập vào vách đảo ở thềm lục địa Trung Trung bộ gặp hoàn lưu nóng
từ phía Nam lên (Thời gian tháng 5-9) tạo thành vùng nước ấm xáo trộn rộng lớn [10]
- Độ mặn:
Vùng biển Khánh Hòa có nồng độ muối tương đối ổn định và có độ mặn khá cao, trung bình khoảng 0,33 - 0,35%o Độ mặn chênh lệch giữa hai mùa mưa nắng là 0,02%o
1.1.1.2 Nguồn lợi hải sản
Vùng biển Đông Nam bộ với trữ lượng ước tính 1.075.650 tấn và khả năng khai thác 460.725 tấn, trong đó trữ lượng cá đáy chiếm khoảng 304.850 tấn với khả năng khai thác 152.425 tấn; cá nổi 770.800 tấn và khả năng khai thác 308.300 tấn [1] Riêng vùng biển Khánh Hòa theo ước tính của các nhà chuyên môn có khả năng khai
thác 38.000 tấn/năm [17]
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng [7], ở vùng biển Đông
Nam bộ có:
* Nguồn lợi cá đáy:
- Thành phần loài: xác định được 639 loài thuộc 148 họ hải sản, cá kinh tế giảm, cá tạp có chiều hướng gia tăng
- Năng suất khai thác (kg/h): Nhìn chung năng suất khai thác khá thấp, biến động rõ rệt theo mùa vụ, năng suất khai thác tăng mạnh theo dải độ sâu từ bờ ra khơi Khả năng khai thác dao động trong khoảng: 230.000 - 400.000 tấn
* Nguồn lợi cá nổi nh :
- Thành phần loài: 10 họ, 35 giống và 50 loài cá nổi nhỏ, tỷ lệ cá cá nổi nhỏ chiếm khoảng từ 5,4 - 29,6 % tổng sản lượng Các loài cá chiếm ưu thế: cá Bò da
(Aluterus monoceros), cá Ngân (Atule mate), cá Nục đỏ đuôi (Decapterus kurroides),
cá Nục sồ (Decapterus maruadsi), cá Nục thuôn (Decapterus macrosoma), cá Bạc má (Rastrelliger kanagurta), cá Chỉ vàng (Selaroides leptolepis), cá Tráo mắt to (Selar
crumenophthalmus)
- Khả năng khai thác tương ứng là 308.000 tấn
Trang 211.1.1.3 Tàu thuyền theo nhóm công suất
Giai đoạn 2010-2016, tổng số tàu thuyền của tỉnh giảm chậm từ 10.026 chiếc xuống còn 9.810 chiếc, tốc độ giảm bình quân là 0,9%/năm; Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất có sự thay đổi, nhóm tàu công suất trên 90 cv tăng nhanh đạt 9,1%/năm, đặc biệt là nhóm trên 400 cv tăng rất nhanh với tốc độ 53,2%/năm Điều này thể hiện xu hướng phát triển lĩnh vực khai thác theo hướng vươn khơi của tỉnh, phù hợp với chủ trương phát triển khai thác của Trung ương Các nhóm công suất dưới 90 CV đều có xu hướng giảm, trừ nhóm tàu <20 CV có xu hướng tăng lên Tàu cá xa bờ của tỉnh trong thời gian gần đây đã tăng rất nhanh Các chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản của Trung ương và của tỉnh như: Quyết định số 289/QĐ-TTg về hỗ trợ xăng dầu, Quyết định số 459/QĐ-TTg, Quyết định 48/2010/QĐ-TTg, Nghị định 67/NĐ-CP, Nghị định 89/NĐ-CP đã có tác dụng khuyến khích, động viên rất lớn để ngư dân trong tỉnh mạnh dạn đầu tư, vươn khơi đánh bắt, tăng cường sự hiện diện dân sự của đội tàu ở các vùng biển xa như Hoàng Sa, Trường Sa góp phần tích cực vào việc khẳng định chủ quyền vùng biển quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng Tàu xa bờ là những tàu có công suất máy trên 90 cv [17]
Bảng 1.1 Phân bố tàu thuyền theo công suất tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2016 [12]
Trang 22Là một trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước gắn với ngư trường trọng điểm, Khánh Hòa được trung ương phân bổ đóng mới 160 chiếc tàu khai thác xa bờ và
15 chiếc tàu dịch vụ hậu cần nghề cá Triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; tính đến tháng 5/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt 34 chủ tàu đủ điều kiện vay vốn Giai đoạn 2010-2016, tổng công suất đội tàu toàn tỉnh tăng từ 408.930 cv lên đạt 525.164 CV, trong đó nhóm tàu xa bờ tăng từ 320.730 cv lên 372.300 cv Bình quân công suất tàu thuyền tăng từ 40,8 cv lên tới 53,5 cv Bình quân công suất tàu xa bờ tăng từ 120 cv lên tới 300 cv
Sự tăng nhanh về công suất do những chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương theo định hướng phát triển khai thác xa bờ, ngư dân cải hoán, nâng cấp và đóng mới các tàu theo hướng vươn khơi
1.1.1.4 Phân bố tàu thuyền theo địa phương
TP Nha Trang, Vạn Ninh, TP Cam Ranh, TX Ninh Hòa là những địa phương có
số lượng tàu cá lớn nhất Đây đều là những địa phương có truyền thống lâu đời, cùng với đó là những thuận lợi về cơ sở hạ tầng, truyền thống Tuy nhiên số tàu thuyền gần
bờ tại các địa phương đều chiếm tỷ lệ cao Điều này đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi
và tăng nguy cơ mất khả năng phục hồi của nguồn lợi ven bờ [17]
Bảng 1.2 Phân bố tàu thuyền Khánh Hòa theo địa phương giai đoạn 2010 - 2016
1 Nha Trang Chiếc 3.197 3.093 3.103 3.127 3.130 3.128 3.129
2 Vạn Ninh Chiếc 2.984 2.821 2.825 2.860 2.880 2.870 2.871
3 Ninh Hòa Chiếc 1.297 1.247 1.251 1.261 1.265 1.251 1.258
4 Cam Ranh Chiếc 1.968 1.958 1.958 1.968 1.973 1.972 1.978
Tổng Chiếc 10.026 9.683 9.703 9.782 9.818 9.790 9.810
[Nguồn: Sở NN&PTNT Khánh Hòa 2016]
1.1.1.5 Cơ cấu nghề khai thác thu sản
Đến năm 2016, toàn tỉnh có trên 9.810 tàu, trong đó số tàu có công suất ≥ 90cv là 1.241 chiếc khai thác thủy sản vùng khơi có tổng công suất 372.300 cv Ngư trường
Trang 23khai thác rộng lớn bao gồm cả vùng biển Trường Sa Các nghề hoạt động khai thác tại vùng khơi, bám biển dài ngày bao gồm: nghề câu cá ngừ đại dương, nghề rê (lưới cản), nghề lưới chuồn, nghề chụp mực, nghề câu mực, nghề vây
Bảng 1.3 Cơ cấu tàu thuyền theo nghề giai đoạn 2010-2016
[Nguồn: Sở NN&PTNT Khánh Hòa, 2016]
Hình 1.1 T trọng cơ cấu nghề các năm 2010, 2016
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa được chia thành 7 nhóm nghề chính bao gồm lưới kéo, lưới vây, lưới kê, nghề câu, vó mành, dịch vụ thủy sản
và nhóm nghề khác
Năm 2016, tỷ trọng cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản các nhóm nghề như sau: Nghề lưới kéo chiếm tỷ trọng 10% tổng số tàu thuyền, lưới vây chiếm 2%, lưới rê
TT Cơ cấu nghề ĐV 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Họ lưới kéo chiếc 1.064 1.032 1.000 1.017 1.004 982 966
2 Họ lưới vây chiếc 155 381 381 390 387 392 253
3 Họ lưới rê chiếc 2.827 2.857 2.882 2.907 2.878 2.876 2.862
Trang 24chiếm 29%, nghề câu chiếm 16%, vó mành chiếm 15%, dịch vụ thủy sản chiếm 3% và nhóm nghề khác (pha xúc, chụp mực, nghề cố định ) chiếm tỷ trọng 25% [17]
Về hiệu quả các nghề: Nghề lưới rê khơi có hiệu quả cao nhất trung bình sản lượng khai thác từ 9 – 15 tấn/chuyến biển, mùa vụ khai thác quanh năm; Nghề câu cá ngừ đại dương có sản lượng khai thác trung bình từ 1,5 – 2,5 tấn/chuyến biển; Nghề vây khơi có sản lượng bình quân trên 10 tấn/ chuyến biển [17]
Nghề lưới kéo: là nghề chịu nhiều ảnh hưởng của giá xăng dầu do tiêu tốn nhiều nhiên liệu, đặc biệt là nghề giã cào đôi Đối tượng khai thác chính là cá hố, cá mối, cá thóc, mực nang, mực ống… Ngư trường của nghề lưới kéo đôi tập trung chủ yếu vùng lộng từ Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…
Đến 2016, toàn tỉnh hiện có 325 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá với tổng công suất
là 50.000 CV và 1.600 lao động [17]
Bảng 1.4 Cơ cấu nghề theo nhóm công suất tỉnh Khánh Hòa năm 2016
STT
Nghề Nhóm
công suất
Lưới kéo
Lưới
rê
Lưới vây
Nghề câu
Vó mành
Dịch
vụ
Nghề khác
[Nguồn: Chi cục thủy sản Khánh Hòa, 2016]
1.1.1.6 Năng suất, sản lượng, giá trị khai thác thu sản
Nguồn lợi thủy sản ven bờ và sản lượng khai thác trên một đơn vị thuyền nghề
có giảm, nhưng do nhu cầu việc làm, lao động, kinh tế gia đình, số lượng tàu cá công suất lớn tăng nên tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hòa qua các năm đều tăng; trong đó, sản lượng có khả năng xuất khẩu chiếm khoảng 35-40%, đã góp phần tích cực trong việc ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu thủy sản
Sản lượng khai thác tăng liên tục qua các năm, năm 2010 đạt 74.356 tấn đến năm 2016 đạt 89.194 tấn, với tốc độ tăng trưởng 3,1%/năm Theo ước tính, trong cơ
Trang 25cấu sản lượng khai thác, sản lượng cá chiếm 90% tổng sản lượng khai thác, tôm và mực chiếm 1,5% và thủy sản khác chiếm tỷ trọng 9% Sản lượng tăng do số lượng tàu khai thác xa bờ và sản lượng xa bờ tăng nhanh, ngư dân khai thác có hiệu quả hơn trong những năm vừa qua Cùng với đó, giá trị sản lượng khai thác ngày được nâng cao
Cùng với sự gia tăng về sản lượng, giá trị sản lượng khai thác thủy sản cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2016; đến năm 2016 đạt 3.410 tỷ đồng theo giá so sánh năm 2011 Theo giá hiện hành, năm 2016 đạt 4.671 tỷ đồng
Năm 2016, giá trị khai thác thủy sản của TP Nha Trang đạt 1.930 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn tỉnh, chiếm tới 56% Tiếp theo đến TP Cam Ranh đạt 583 tỷ đồng, TX Ninh Hòa đạt 509 tỷ đồng [12]
Bảng 1.5 Sản lượng, năng suât KTTS tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2016
2 Theo giá hiện hành 2.838 3.066 3.020 4.094 4.432 4.421 4.671
IV Năng suất khai
Trang 26Giai đoạn 2010-2016, giá trị sản lượng theo tàu thuyền tăng từ 7,4 tấn/chiếc/năm lên tới 9 tấn/chiếc/năm Tuy có sự tăng về sản lượng theo tàu thuyền nhưng bình quân sản lượng theo công suất và theo lao động lại có xu hướng giảm nhẹ [17]
Giá trị sản lượng khai thác theo tàu thuyền tăng từ 351 triệu đồng/chiếc/năm lên tới 347 triệu đồng/chiếc/năm Trong khi đó giá trị sản lượng theo công suất và theo lao động trung bình năm đều có xu hướng giảm Điều đó cho thấy sự tăng số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác chưa tương xứng với hiệu quả kinh tế mang lại [17] Sản lượng khai thác tập trung tại thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị
xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh Đây là những địa phương có đội tàu xa bờ mạnh nhất của tỉnh Năm 2016, sản lượng khai thác của TP Nha Trang chiếm 55% tổng sản lượng khai thác của cả tỉnh, thành phố Cam Ranh chiếm 19%, thị xã Ninh Hòa chiếm 15%, huyện Vạn Ninh chiếm 9% [17]
Bảng 1.6 Sản lượng khai thác thủy sản theo địa phương giai đoạn 2010 - 2016
[Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa,2016]
1.1.1.7 Tổ chức quản lý sản xuất khai thác thu sản, đảm bảo an toàn cho người
và tàu cá, bảo quản sau thu hoạch
a Lao động khai thác thủy sản
Hầu hết lực lượng lao động khai thác ở Khánh Hòa có trình độ văn hoá thấp, trình
độ chuyên môn, nghề nghiệp của ngư dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, hiệu quả sử dụng
Trang 27tàu thuyền, máy móc còn hạn chế Thực tế cho thấy việc tuyển chọn lao động đánh cá bậc cao và lành nghề khó khăn vì không thể có ngay lập tức nguồn lao động như mong muốn chỉ từ các trường đào tạo chính quy Muốn thành thạo trên biển phải có thời gian hoạt động thực tế dài, mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự cố gắng và yêu nghề của người lao động [12]
Bảng 1.7 Hiện trạng lao động khai thác thủy sản giai đoạn 2010 - 2016
1 Toàn tỉnh 25.900 26.812 27.125 28.000 29.000 30.000 33.000
2 LĐ xa bờ 8.820 10.104 10.980 12.000 15.000 15.500 16.000
[Nguồn: Chi cục thủy sản Khánh Hòa]
Giai đoạn 2010-2016, số lao động toàn tỉnh và lao động xa bờ đều có xu hướng tăng nhanh do số lượng tàu xa bờ tăng mạnh, tập trung chủ yếu tại các địa phương có nghề khai thác phát triển mạnh như Nha Trang, Vạn Ninh, Cam Ranh
Theo kết quả điều tra năm 2016 của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, trong số cán bộ thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành khai thác thuỷ sản của tỉnh, chỉ có 41% có trình độ đại học, có trình độ trung cấp chiếm 59% Lao động khai thác thủy sản luôn được tỉnh chú trọng quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua Tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 2.567 thuyền trưởng (trong đó 186 thuyền trưởng hạng 4;
225 hạng 5 và 2.165 hạng nhỏ) Số lượng máy trưởng là 200 người Năm 20616 đã đào tạo được 462 thuyền trưởng
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định 2740/QĐ-UBND ngày 25/10/2010 của UBND tỉnh; đến nay tỉnh đã đào tạo được 88 lớp thuyền trưởng, máy trưởng; đã cấp 2891 chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng
Đang triển khai xây dựng Đề án, kế hoạch cụ thể để tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ, triển khai đào tạo cho thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới; đào tạo về kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm gắn với Đề án “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên
Trang 28Từ năm 2012-2015, đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức đào tạo được 85 lớp, với số học viên tham gia là 2.921 người trong đó số học viên tốt nghiệp là 2.776 người, đạt tỷ lệ 95%
b Tổ chức sản xuất
Khánh Hòa từ trước đến nay hoạt động khai thác chủ yếu được xem là nghề cá nhân dân chỉ có 01 doanh nghiệp quốc doanh Hiện nay với phương thức hoạt động chủ yếu là tư nhân
Từ khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, hầu hết các đơn
vị kinh tế tập thể trong khai thác hải sản đều gặp nhiều khó khăn, không thể củng cố để chuyển đổi sang các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới nên đã giải thể, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của ngành
Các cấp chính quyền địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, trong việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn điều chỉnh, củng cố kịp thời để ngư dân tham gia các tổ khai thác hải sản trên biển
Kết hợp với quyết định 48/2010/QĐ-TTg được triển khai, 09 ngư đội câu cá ngừ đại dương gồm 45 tàu của Khánh Hòa đã chính thức hoạt động và sau đó trên cơ
sở 45 tàu được tổ chức lại thành 2 ngư đội là ngư đội Song Tử Tây và Ngư đội Đá Tây
A Hiện tại đang triển khai và tổ chức 04 Nghiệp đoàn nghề cá
Đã có 30 tổ được thành lập (mỗi tổ có ít nhất từ 05 tàu trở lên) Sự hiện diện của các tàu cá tại vùng biển xa bờ ngày càng được tăng cường góp phần đảm bảo an ninh chủ quyền trên biển
Các tổ, đội khai thác hải sản đã tổ chức tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
và tuyên truyền lẫn nhau, nâng cao nhận thức của ngư dân về công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các văn bản quy phạm pháp luật Các tổ đoàn kết hoạt động tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và các thành viên cùng có lợi
Tổ chức triển khai thực hiện Đề án: Tổ chức Sản xuất Cá ngừ theo chuỗi giá trị theo mô hình đã lựa chọn để nâng cao giá trị sản phẩm qua từng khâu khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản
1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa
1.1.2.1 Vị trí địa lý vịnh Nha Trang
Vịnh Nha Trang nằm ở phía đông thành phố Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa, nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc giới hạn ở phía Bắc là mũi Kê Gà đến phía Nam
Trang 29là mũi Đông Ba, Vịnh Nha Trang rộng chừng 500km2 khá kín gió, được che chắn bởi
19 đảo lớn nhỏ, đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang luôn kín gió và không có sóng lớn Phía bắc có vịnh Bình Cang – Đầm Nha Phu, dọc theo bờ phía Tây là những bãi cát (bãi Nha Trang và bãi Đồng Đế) xen kẽ là cửa sông Cái ở phía Bắc và cửa Đồng Bò ở phía Nam Giới hạn ngoài là đường kinh tuyến 109022’E Bờ phía bắc và bờ phía nam vịnh là những mũi núi đá nhô
ra sát biển tạo nên những vách đá ven bờ Trong vịnh có nhiều đảo lớn nhỏ nằm lệch
về phía Nam của Vịnh như đảo Hòn Tre, hòn Miễu, hòn Tằm, hòn Mun [3]
Hình 1.2 Bản đồ khu vực vịnh Nha Trang 1.1.2.2 Đặc điểm khí tƣợng thủy văn
Vịnh Nha Trang chịu sự chi phối chung của khí hậu nội tuyến Hai tác nhân chủ yếu gây những biến dạng quan trọng cho khí hậu Khánh Hòa là gió mùa và điều kiện địa lý, địa hình và môi trường
Chế độ gió:
Ở vị trí Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng nằm ngoài ranh giới thường xuyên của gió mùa cực đới, vì vậy thời tiết này có thể được xem là chủ yếu trong cơ chế thời tiết gió mùa Gió có hướng thịnh hành trong mùa khô là Đông Nam
và Tây Nam và trong mùa mưa là Bắc và Đông Bắc Tốc độ chủ yếu trong khoảng từ 2 – 5m/s Hướng gió tập trung mạnh hầu hết đều về các hướng đặc trưng của khu vực Tốc độ trung bình vào khoảng 4,0m/s [10]
Trang 30Chế độ gió ở Nha Trang – Khánh Hòa có liên quan trực tiếp với cơ cấu và qui luật mùa khí hậu thể hiện về hướng và tốc độ gió Gió mùa đông khoảng từ tháng 10 –
11 năm trước đến tháng 3 – 4 năm sau, hướng gió Đông bắc chiếm ưu thế Gió mùa mùa hạ từ tháng 5 – 6 đến tháng 9 – 10, mối tương quan gió mùa trở nên phức tạp, kết quả là hướng gió thịnh hành trong hầu hết mọi nơi trong khu vực Khánh Hòa đều có dạng kép với hai nhánh đối lập theo phương Đông - Tây Ở Nha Trang tần suất gió hướng đông vượt quá 30% trong hầu hết các tháng mùa hạ [10]
Biên độ dao động lớn nhất cực đại trong các năm là 189cm (năm 1979), cực tiểu là 167cm (năm 1980), trung bình là 178,7cm Biên độ dao động nhỏ nhất cực đại trong các năm là 46cm (năm 1979), cực tiểu là 35cm (1980), trung bình là 40,2cm, độ lệch chuẩn là 4,3cm Biên độ dao động trung bình trong ngày theo năm cực đại là 105cm, cực tiểu là 96cm, trung bình là 100,1cm [10]
Trang 31Thủy triều Nha Trang từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có nước cạn vào buổi sáng, từ tháng 4 đến tháng 9 có nước cạn vào buổi chiều Tháng 9 và tháng 10 nước cạn vào buổi trưa, tháng 3 và tháng 4 nước cạn vào nửa đêm
Đặc điểm sông ngòi
Các sông suối Khánh Hòa đều dốc, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày ở vùng núi với mật độ lưới sông khoảng 0,6 – 1,0km/km2 Dọc bờ biển cứ khoảng
6 – 7km là có một cửa sông, nói chung các sông và cửa sông Khánh Hòa là nhỏ, lưu lượng nước biến động theo mùa Hầu hết các lưu vực sông đều nằm gọn trong địa bàn tỉnh, trừ một số con sông nhỏ như sông Chò có một phần nước đổ vào Ninh Thuận [10]
Sông Cái Nha Trang là con sông lớn nhất tỉnh, có chiều dài 75km diện tích lưu vực 2000km2, bao trùm toàn bộ huyện Khánh Vĩnh, hầu hết huyện Diên Khánh, thành phố Nha Trang và một phần ngoài tỉnh
Hình 1.3 Sơ đồ hướng gió vịnh Nha Trang trong mùa gió Tây Nam
Phân bố dòng chảy ở tầng nước sâu: có sự khác biệt nhỏ giữa hướng dòng chảy
ở tầng nước sâu trong vịnh Nha Trang so với dòng chảy trên mặt Hướng dòng chảy ở
Trang 32tầng nước sâu có hướng phức tạp Phía Nam vịnh dòng chảy có hướng vào bờ, còn phía Bắc thì có hướng từ bờ ra
Hình 1.4 Hướng dòng chảy ở tầng nước sâu trong vịnh Nha Trang
Phân bố dòng chảy theo mặt cắt ngang từ bờ ra: xét theo mặt cắt ngang từ bờ ra, dòng chảy trong vịnh có các hướng chủ đạo chính đó là hướng Bắc, Đông Bắc và Đông [10]
Hình 1.5 Hướng dòng chảy trong vịnh Nha Trang theo mặt cắt ngang
Nhìn chung, dòng chảy trong mùa gió Tây Nam có xu hướng chảy lên phía Bắc (thể hiện rõ nhất ở lớp nước tầng mặt) Tại các khu vực sát đường bờ, đặc biệt tại các cửa vũng, vịnh dòng chảy có hướng vào – ra, tốc độ nhỏ hơn 40cm/s Đặc điểm này thể hiện rõ vai trò của dòng triều dâng – rút và ảnh hưởng của đường bờ Cũng trên các
Trang 33hình này cho thấy, có một bộ phận dòng chảy có hướng từ bờ ra biển có độ sâu lớn hơn 50m, và lớn hơn 90m với tốc độ dòng chảy dao động từ 10 – 26cm/s
- Mùa gió Đông Bắc
Trong mùa gió Đông Bắc, dòng chảy trên tầng mặt có xu hướng chảy về phía Nam và Tây Nam đi theo hướng gió chính của mùa Tốc độ của dòng chảy trong mùa này trung bình từ 10 – 20cm/s [1]
Hình 1.6 Hướng dòng chảy trong vịnh Nha Trang trong mùa gió Đông Bắc
1.1.2.3 Đa dạng sinh học biển
Vịnh Nha Trang là một vùng biển có giá trị đa dạng sinh học biển lớn nhất của vùng biển Việt Nam, nhất là các rạn san hô rộng lớn, phong phú về thành phần loài, cá sống trong rạn và các loại nhuyễn thể, nơi đây có hệ sinh thái đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái thảm cỏ biển,…Ngoài ra, vịnh Nha Trang có rất nhiều loại cá tôm và các sinh vật biển quí hiếm khác… Với điều kiện này, Nha Trang thực sự là một bãi đ lý tưởng cho các đàn cá nổi di cư từ ngoài khơi vào bờ sinh sản Trong đó đáng kể nhất là các đàn cá thu, cá ngừ , cá cờ và các loài cá nổi khác có giá trị kinh tế cao Đây thực sự là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề lưới đăng tại khu vực Nha Trang [5]
Trang 34ghi nhận trên các rạn san hô trong vịnh Nha Trang, chiếm gần một nửa số lượng loài trên thế giới (toàn thế giới chỉ có 800 loài) Nơi đây tập trung nhiều san hô hơn bất kỳ nơi nào khác ở Việt Nam bao gồm nhiều loài san hô như: san hô sừng nai, san hô nấm, san hô bàn, san hô đĩa…[17]
Rừng ngập mặn
Ở vịnh Nha Trang trước năm 1999 có khoảng 500ha rừng ngập mặn, nhưng tính cho đến nay nhiều dự án du lịch qui mô lớn đã được triển khai và hoạt động san lấp đã làm suy giảm đáng kể diện tích rừng ngập mặn, rừng ngập mặn ở Vịnh Nha Trang tập trung chủ yếu ở: Sú, nấm trắng, nấm quăn, giá, nấm biển, xu ổi, đước đôi, đưng, bầm
trắng, gia nhớt …
Thảm cỏ biển
Cùng với rạn san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển cũng đóng vai trò quan trọng trong vịnh với phân bố ở nhiều vùng ven bờ và ven đảo Thành phần loài cỏ biển cũng khá đa dạng, ở Việt Nam hiện nay có 15 loài cỏ biển, trong đó Vịnh Nha Trang có đến
7 loài cỏ biển gồm: Halovila avails, H.dicipient, H minor, thalassia hemprichii, enhalus ecoroides, cymodotia rotundata, Halodus Univervis đã được ghi nhận, thảm rộng nhất phát triển ở Hòn Tre và Hòn Miễu là nơi loài cá ngựa thường sinh sống
Rong biển phát triển khá mạnh vào mùa hè, tạo nên nhiều thảm rong rộng lớn
và có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái, có 252 loài rong biển đã được ghi nhận trong vịnh Nha Trang
Động vật đáy
Động vật thân mềm gồm 106 loài thuộc 52 giống và 33 họ đã được ghi nhận Các họ chiếm số lượng nhiều nhất là họ ốc Cối Conidae, ốc Gai Murisidae, và ốc Sứ Cypraeidae Một số loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam cũng có phân bố ở đây như Haliotis asnina, H Ovina, Trochus nilotiscus… Mật độ của các loài thân mềm quan trọng như Trai Tai tượng, ốc Đụn trung bình chỉ đạt 0,4 cá thể /500m2 [17]
Các nhóm sinh vật khác như Giáp sát, da gai và giun nhiều tơ chỉ mới được nghiên cứu sơ bộ Có 69 loài thuộc 39 giống Giáp sát đã được ghi nhận trong vịnh Nha Trang, trong đó có 6 loài tôm hùm có giá trị kinh tế cao Cũng đã phát hiện được 27 loài thuộc 20 giống da gai, chủ yếu là những loài có kích thước lớn và 46 loài thuộc 29 giống và 14 họ Giun nhiều tơ
Trang 35Cá rạn san hô
Cá rạn san hô có thành phần rất đa dạng với trên 222 loài thuộc 102 giống và 38
họ Các họ cá Thia Pomacentridae và cá bàn chài Labridae, cá bướm Chaetodontidae,
là những họ có số lượng nhiều nhất Các họ cá có giá trị thực phẩm như cá Mú Serranidae, cá Hồng Lutfanidae, cá kẽm Haemulidae, cá Hè Lethrinidae, cá Bò da Balistidae cũng khá đa dạng Mật độ cá rạn dao động từ 405 – 910 cá thể, trung bình
653 – 1731 cá thể/500m2 trong đó chủ yếu là cá có kích thước bé 1 – 10cm [12]
1.1.2.4 Thực trạng đội tàu khai thác thủy sản thành phố Nha Trang
Thành phố Nha Trang có 27 xã, phường trong đó chỉ có 9 xã, phường làm nghề khai thác Hải sản gồm xã Vĩnh Lương, Phước Đồng, phường Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường Tính đến tháng 2/2017, toàn thành phố Nha Trang có 3129 chiếc tàu cá, với tổng công suất 305,327CV được thể hiện ở biểu đồ dưới
Hình 1.7 Biểu đồ biến động tàu cá thành Phố Nha Trang từ 2012 – 2016
Từ biểu đồ trên cho thấy số lượng tàu cá thành phố Nha Trang giai đoạn 2013 đến 3/2017 biến động không nhiều, đến 3/2017 tổng số tàu cá lắp máy của toàn thành phố là 3.129 chiếc Số lượng tàu thuyền biến đổi qua các năm không chênh lệch nhiều Tuy nhiên tổng công suất tàu thuyền qua các năm tăng mạnh từ năm 2013 công suất tàu thuyền là 2,528CV tăng dần qua các năm đến 3/2017 là 3,053CV, như vậy số lượng tàu thuyền công suất nhỏ qua các năm đều có xu hướng giảm và thay vào đó là
số lượng tàu thuyền công suất >90CV có xu hướng tăng nhanh từ năm 2013 có 242 chiếc đến năm 2014 tăng lên 282 chiếc và tới tháng 3/2017 là 317 chiếc, hiện nay xu
Trang 36hướng phát triển lĩnh vực khai thác theo hướng vươn khơi của thành phố, phù hợp với chủ trương phát triển khai thác của Tỉnh Các nhóm công suất dưới 90 CV đều có xu hướng giảm, các đội tàu có công suất 400CV trở lên đang đóng mới
- Cơ cấu đội tàu theo công suất: Nghề cá thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa
Hình 1.8 Biểu đồ cơ cấu tàu thuyền theo công suất
Qua biểu đồ trên cho thấy số lượng tàu cá có công suất dưới 20CV được phép khai thác trong vùng biển ven bờ nhiều nhất chiếm 52% của cả thành phố Tàu cá có công suất >90 CV hoạt đồng ở vùng khơi trở ra chiếm 8%
- Cơ cấu đội tàu theo nghề: cơ cấu tàu thuyền phân theo nghề khai thác của thành phố Nha Trang
Hình 1.9 Biểu đồ cơ cấu tàu thuyền phân theo nghề khai thác của thành phố Nha Trang
đến 3/2017
Qua biểu đồ trên nghề khai thác của thành phố đa dạng sử dụng nhiều loại ngư
cự khác nhau, trong đó nghề Khác (Đăng, Lờ giây, lồng bẩy, soi, Lặn…) hoạt động ở
Trang 37vùng biển ven bờ chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nghề khai thác của thành phố, bên cạnh
đó năm 2013 thành phố Nha Trang phát triển thêm Chụp mực là một trong những nghề khai thác đánh bắt mang lại hiệu quả cao và đang được thành phố quan tâm chú trọng
để phát triển nghề mới này
Với cơ cấu nghề như hiện nay, đa số tàu thuyền chỉ khai thác ở vùng biển ven
bờ và vùng lộng, sản lượng thấp, sản phẩm thấp, hiệu quả khai thác không cao dẫn tới nguồn lợi ven bờ ngày càng cạn kiệt
1.1.3 Ngư trường mùa vụ và đối tượng khai thác
1.1.3.1 Ngư trường mùa vụ khai thác
Ngư trường của nghề Chụp mực tại thành phố Nha trang cách bờ từ 250 đến
400 hải lý, vùng biển khai thác có độ sâu từ 100 – 300m nước Theo kết quả điều tra, ngư trường khai thác của đội tàu làm nghề chụp mực tập trung ở 2 ngư trường truyền thống thường xuyên tham gia khai thác, cụ thể:
- Ngư trường Trường Sa là thời gian hoạt động của mùa chính từ tháng 01 đến tháng 8 Âm lịch, khai thác ở ngư trường có tọa độ:
Trang 38Đặc điểm sinh học: Mực ống sống ở tầng đáy và ở gần đáy, phân bố rộng và rải rác Mực ống phản ứng nhạy với ánh sáng và nhiệt độ, khi có ánh sáng chúng thường bơi xung quanh thành từng đàn để kiếm mồi Có hiện tượng di cư thẳng đứng theo ngày và đêm Mực ống thường tập trung chủ yếu ở độ sâu từ 20 – 50m nước
Nhiệt độ thích hợp cho mực ống là từ 200-280 C Thức ăn của mực ống là động vật phù du, nhuyễn thể, giáp xác và các loại cá bé…, vùng gần bờ là nơi có thức ăn phong phú, đầy dủ dưỡng khí và đó là bãi đ tốt cho mực
Hình 1.10 Mực ống (Loligo chinensis)
b Mực lá (Sepioteuthis lessoniana)
Là loài mực có cơ thể lớn, nhìn bề ngoài có cơ thể vừa giống mực nang vừa giống mực ống Chiều dài trung bình từ 200 – 400 mm Thân dài gấp 2 lần chiều rộng Loài mực này có thể khai thác quanh năm Chính vụ vào các tháng 1 - 3 và từ tháng 6 – 9
Hình 1.11 Mực lá (Sepioteuthis lessoniana)
Trang 39C Mực đại dương (Mực xà)
Mực ống đại dương còn gọi là mực xà (Sthenoteuthis oualaniensis) phân bố rất rộng ở vùng biển xa bờ biển Việt Nam và tập trung chủ yếu ở nơi có độ sâu trên 1000m nước Nếu khai thác bằng lưới rê năng suất cao và tần suất bắt gặp nhiều là 2a -
73 mm Thời gian khai thác từ tháng 2-10 tốt nhất là tháng 4, 5, 6 Chiều dài áo con cái đạt 165 - 175 mm, có 50% chín muồi sinh dục Tương quan chiều dài và khối lượng cho thấy mực ống đại dương không đồng sinh trưởng (sinh trưởng chiều dài nhanh hơn
Tên khoa học: Auxis rochei (Risso,1810)
Tên tiếng anh: Bullet tuna
Phân bố: Khắp các Đại Dương, trừ vùng ven bờ châu Đại Dương
Trang 40Đặc điểm hình thái: Thân hình thoi, dài và hơi tròn Có hai vây lưng cách xa nhau Vây ngực ngắn, đỉnh tam giác của giáp ngực chạy dài đến giữa thân cho đến ngang dưới vây phụ Thân không có vảy trừ phần sau vây ngực Thân màu xám đen, phần thân không vảy có 15 hoặc hơn 15 sọc sẫm ngang thân Bụng màu bạc, gốc vây lưng và vây bụng màu đen
Mùa vụ khai thác: Quanh năm
Kích thước khai thác: Từ 140 - 310 mm, chủ yếu 260 mm
Hình 1.15 Cá ồ 1.2 Tình hình phát triển nghề chụp mực trong nước và trên Thế giới
1.2.1 Tình hình phát triển nghề chụp mực trên Thế giới
Lưới chụp mực là ngư cụ sử dụng nguồn sáng để khai thác cá có từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trên Thế giới Sự hình thành nghề lưới chụp mực được bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng nguồn sáng để khai thác các đàn cá bị thu hút bởi ánh sáng
ở những vùng nước khác nhau, mà các loại ngư cụ khác không thực hiện được hoặc thực hiện với hiệu quả thấp Chụp mực gồm nhiều tấm ghép lại với nhau, có cấu tạo đơn giản và thon dần từ miệng đến đụt lưới Trong thời gian đầu, các loại đèn hơi, đèn măng xông và các đèn điện sợi đốt được sử dụng để khai thác cá Năm 1955, các thí nghiệm dùng đèn huỳnh quang để lôi cuốn cá được thực hiện, kết quả thí nghiệm khá tốt nhưng chưa đưa vào sử dụng phổ biến do tính phức tạp của nó Đến năm 1962, đèn huỳnh quang được đưa vào sử dụng phổ biến do tính hiệu quả của nó cao hơn nhiều so với các loại đèn khác [9]
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã có tác động lớn đến nghề lưới chụp mực Các quốc gia có nghề chụp mực phát triển nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Nauy, Nhật Bản… ở các quốc gia này nghề chụp mực đã phát triển tới trình độ cao Tàu thuyền, trang thiết bị khai thác, máy móc, ngư cụ đều được trang bị những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại Các tàu chụp mực hoạt động ở những vùng biển xa bờ thuộc Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và ở