1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở huyện quế võ bắc ninh

13 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 142 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒNNHÂN LỰC Ở HUYỆN QUẾ VÕ BẮC NINH Phân tích thực trạng về hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở cơ quan đang công tác và trên cơ

Trang 1

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC Ở HUYỆN QUẾ VÕ BẮC NINH

Phân tích thực trạng về hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở cơ quan đang công tác và trên cơ sở đó hãy nêu những hạn chế và đề xuất một số giải pháp để khắc phục

BÀI LÀM

Là một cán bộ công tác tại Phòng Nông nghỉệp&PTNT ,trực thuộc UBND

huyện Quế võ,tỉnh Bắc ninh,hiện tôi đang là thành viên Ủy ban nhân dân huyện khóa XVII,nhiệm kỳ 2005-2011.Sau khi được nghiên cứu môn học Quản trị Nguồn nhân lực trong chương trình đào tạo Thạc sĩ,để vận dụng hiệu quả những kiến thức về Quản trị nguồn nhân lực vào trong lĩnh vực công tác của mình ở địa phương,tôi tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng về hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thuộc UBND huyện Quế võ và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gan tới

I- Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở huyện quế võ,Bắc ninh

1- Tình hình chung về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức ở huyện Quế Võ.

Hiện nay trên địa bàn huyện Quế Võ đang có một cơ quan thường trực HĐND, UBND, 12 phòng ban và 6 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Với tổng

số cán bộ công chức và viên chức là 123 người được chia ra thành hai lĩnh vực hoạt động : quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp, trong đó lĩnh vực quản lý Nhà nước gồm 12 phòng ban và lĩnh vực hoạt động sự nghiệp gồm 6 đơn vị

Trang 2

Các cơ quan phòng ban đơn vị đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và được biên chế cán bộ công chức, viên chức riêng Về cơ cấu tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ trên 2 lĩnh vực được thể hiện ở biểu tổng hợp dưới đây:

Bảng.1: Cơ cấu bộ máy và chất lượng cán bộ các phòng ban huyện Quế Võ

§VT: Ngêi

lượng

Trình độ chính trị Trình độ chuyên môn

Ghi chú

CC TC SC Thạc

Đại học

Cao đẳng TC

(Nguồn: Đề án cải cách hành chính huyện Quế Võ giai đoạn 2006-2010)

Bảng 1.2: Cơ cấu bộ máy và chất lượng cán bộ các đơn vị sự nghiệp huyện

Quế Võ

Trang 3

TT Đơn vị Số

lượng

Trình độ chính trị Trình độ chuyên môn

Ghi chú

CC TC SC Thạc

Đại học

Cao đẳng TC

§VT: Ngêi

Như số liệu đã trình bày ở bảng 1 và 1.2 chúng ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy

các cơ quan đơn vị của huyện Quế Võ đã được sắp xếp tinh gọn theo đúng sự

chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, số phòng làm công tác quản lý Nhà nước giúp

UBND huyện trên các lĩnh vực là 12 phòng, các phòng được quy định chức

năng, nhiệm vụ theo hướng đa ngành là chính, số đơn vị hoạt động sự nghiệp có

6 đơn vị, riêng đơn vị sự nghiệp có sự tăng thêm về số lượng đơn vị so với năm

2005 do yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay

Tổng số cán bộ hoạt động trên cả 2 lĩnh vực quản lý Nhà nước và hoạt động sự

nghiệp là 123, trong đó ở lĩnh vực quản lý Nhà nước là 80 người, hoạt động sự

nghiệp là 43 người, với số lượng như vậy chúng ta có thể thấy ở lĩnh vực quản

lý Nhà nước, số cán bộ công chức làm công tác ở các cơ quan Nhà nước có xu

hướng tinh gọn hơn giai đoạn trước, song với số lượng như vậy thì còn thiếu so

với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới ở lĩnh vực hoạt động sự nghiệp có

xu hướng tăng lên điều đó là hoàn toàn phù hợp với chủ trương chỉ đạo của tỉnh

và Trung ương Đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của thời kỳ nước Việt Nam gia

nhập WTO

Trang 4

Về chất lượng cán bộ đã được nâng lên một bước rõ rệt so với năm 2005 trở về trước, theo bảng 1 trong tổng số 80 cán bộ công chức thì tỷ lệ cán bộ công chức

có trình độ lý luận chính trị cao cấp và chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên đạt cao, cụ thể: Về lý luận chính trị: Có 21 người, chiếm 27%, còn lại là trình

độ trung cấp và sơ cấp Về trình độ chuyên môn, có 63 người trình độ từ đại học trở lên, chiếm 79% còn lại là cao đẳng và trung cấp Theo biểu 1.2 trong tổng số 43 cán bộ viên chức sự nghiệp thì có 02 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị chiếm 4,7%, có 33 người trình độ đại học chuyên môn chiếm 76,7% Với thực trạng trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Quế Võ như hiện nay đã cơ bản đảm bảo nhiệm vụ được giao, song theo xu hướng phát triển và yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới thì còn một số điểm bất cập như: Mặt bằng trình độ trong đội ngũ cán bộ công chức chưa đồng đều, một số công chức chuyên môn được đào tạo chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao, nhiều cán bộ chưa trải qua thực tiễn nên kinh nghiệm còn ít Số cán bộ viên chức trình độ lý luận chính trị còn thấp,… điều đó đòi hỏi trong thời gian tới cần tiếp tục đầu tư để có giải pháp khắc phục

2- Thực trạng đội ngũ lãnh đạo ở huyện.

Trong đội ngũ này chúng ta đi sâu đánh giá, phân tích hai bộ phận: tập thể UBND huyện và đội ngũ trưởng, phó các phòng ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện

2.1 Uỷ ban nhân dân huyện.

Uỷ ban nhân dân huyện Quế Võ khoá XVI, nhiệm kỳ 2004-2009 gồm 9 thành viên, trong đó gồm một chủ tịch UBND huyện, ba phó chủ tịch và 5 uỷ viên uỷ ban Chất lượng của uỷ viên UBND huyện được thể hiện ở bảng 2

Bảng 2: Chất lượng uỷ viên UBND huyện Quế Võ nhiệm kỳ 2004-2009

ĐVT: Người

Trang 5

Chỉ tiêu UBND

huyện

Trong đó

Ghi chú Chủ

tịch

Phó chủ tịch

Uỷ viên

uỷ ban

Trong đó

Phân tích theo tổng số

1)Tuổi đời

2)Trình độ văn hoá

người đang học cao học

-Cao đẳng

-Trung cấp

4)Trình độ lý luận CTrị

-Trung cấp

(Nguồn: Hồ sơ quản lý cán bộ-Ban tổ chức huyện uỷ)

Như số liệu trình bày ở Bảng 2.ta thấy chất lượng uỷ viên UBND huyện Quế

Võ nhiệm kỳ 2004-2009 đồng đều Hầu hết đều được trang bị đồng bộ cả về trình độ lý luận chính trị lẫn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có 03 người trình

độ thạc sĩ và 01 người đang theo học cao học, ngoài ra còn một số người có từ

2 đến 3 bằng đại học chuyên môn Về độ tuổi tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 46-55 tuổi nhưng thực chất hầu hết đều ở vào độ tuổi từ 46-50, đây là nhóm tuổi sung sức, có đủ chín và kinh nghiệm để nắm giữ các chức vụ quan trọng Như vậy, với trình độ như trên, tập thể UBND huyện có thể đảm đương tốt

Trang 6

trách nhiệm được giao Tuy nhiên, trong thời gian tới cần tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng để có thể đảm đương tốt hơn nhiệm vụ trong tình hình mới

2.2 Thực trạng đội ngũ lãnh đạo trưởng, phó các phòng ban và đơn vị trực thuộc UBND huyện

Hiện nay, bộ máy các cơ quan quản lý Nhà nước huyện Quế Võ đang tồn tại 12 phòng ban và 6 đơn vị sự nghiệp, các phòng ban đều được sắp xếp và quy định

rõ ràng chức năng, nhiệm vụ để tham mưu giúp UBND huyện quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội Đội ngũ lãnh đạo các phòng ban, đơn vị

đã được bổ nhiệm và sắp xếp cơ bản đầy đủ theo yêu cầu nhiệm vụ, trong những năm qua đa số họ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ trên lĩnh vực được giao

về chất lượng đội ngũ lãnh đạo được trình bày ở biểu 3 dưới đây

Bảng 3: Chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng phó phòng ban và đơn

vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện.

ĐVT: Người

Chỉ tiêu

Lãnh đạo các phòng ban Lãnh đạo các đơn vị

sự nghiệp Tổng

số

Trưởng phòng

Phó phòng

Tổng số

Trưởn

-Là UVBCH Đảng bộ huyện 5 5

Phân tích theo tổng số

1)Tuổi đời

2)Trình độ văn hoá

-Hết THCS

3) Trình độ chuyên môn

Trang 7

-Thạc sĩ 4 3 1

-Trung cấp

4)Trình độ lý luận CTrị

(Nguồn: Hồ sơ quản lý cán bộ-Ban tổ chức huyện uỷ).

Qua số liệu trình bày ở bảng 3 cho thấy chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các phòng ban huyện Quế Võ khá đồng đều: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên chiếm 97,6%, tăng 13% so với năm 2005, trình độ lý luận chính trị cao cấp-cử nhân chiếm 21,4%, tăng 9,9% sơ với năm 2005, trung cấp chiếm 47,6% Tuy nhiên về độ tuổi trung bình còn cao (40 tuổi), tỷ lệ cán bộ nữ thấp (7,1%)

3 - Thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Trong những năm qua, UBND huyện Quế võ đã quan tâm làm khá tốt công tác cán bộ, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ,luân chuyển,đánh giá và bố trí sắp xếp sử dụng cán bộ.Trong đó đặc biệt chú ý tới công tác đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ tham mưu giúp UBND huyện trong lĩnh vực này là Phòng Nội vụ,ngay từ đầu nhiệm kỳ đã xây dựng đề án quy hoạch cán bộ và đề án đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan hành chính,sự nghiệp trực thuộc UBND huyện trên các lĩnh vực: lý luận chính trị,chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức lối sống cũng như phong cách công tác của cán bộ công chức.Để đạt dược các mục tiêu trên,UBND huyện đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chât lượng hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị và trung tâm dạy nghề của huyện,đầu tư một lượng kinh phí thỏa đáng cho sự nghiệp đào tạo để 2 trung tâm tăng cường mở các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn theo dúng chức năng nhiệm vụ được giao,mặt khác còn cho phép 2 trung tâm được liên kết với các

Trang 8

trường cao đẳng,đại học để mở các khóa đào tạo đại học,cao đẳng tại chức.Kết quả trong gần 5 năm qua huyện Quế võ đã mở được 15 lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho 750 lượt cán bộ công chức,viên chức tham gia,liên kết với các trường mở được 1 lớp đại học,1 lớp cao đẳng tại chức cho trên 100 cán bộ công chức ở huyện và cơ sở tham gia

Ngoài ra,UBND đã chỉ đạo thường xuyên tiến hành khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ trong diện quy hoạch về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ, trong 3 năm từ năm 2006-2008, Uỷ ban nhân dân huyện đã cử 12 đồng chí lãnh đạo đi học cao cấp lý luận chính trị, 5 đồng chí đi học cao học Ngoài ra còn thường xuyên cử các đồng chí lãnh dạo chủ chốt, cán bộ dự nguồn ở huyện và

cơ sở đi dự các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế,…ở các trường đại học nhằm trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.Trong 3 năm từ năm 2006-2008, Uỷ ban nhân dân huyện đã cử 12 đồng chí cán bộ lãnh đạo đi học cao cấp lý luận chính trị, 5 đồng chí đi học cao học và

cử 45 cán bộ chủ chốt cơ sở đi học lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Ngoài ra còn thường xuyên cử các đồng chí lãnh dạo chủ chốt, cán bộ dự nguồn

ở huyện và cơ sở đi dự các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế,…nhằm trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới

Mặc dù công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Quế võ,Bắc ninh đã đạt được những hiệu quả mong muốn, song trong quá trình thực hiện công tác đào tạo ở huyện còn gặp phải những bất cập cụ thể như:

Cách thức thực hiện công tác đào tạo còn sơ khai, thiếu bài bản và chưa chuyên nghiệp bởi hoạt động đào tạo nhân viên phải dựa trên quy trình đào tạo lý thuyết gồm 4 giai đoạn: đánh giá nhu cầu đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo,

Trang 9

thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo,nhưng

ở huyện còn chưa thực hiện đầy đủ 4 giai đoạn trên,còn quan niệm việc đào tạo

là của các trường chuyên nghiệp,chưa chú trọng tới công tác đào tạo trực tiếp tại cơ quan và chỉ tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị

mà chưa chú trọng tới việc huấn luyện cán bộ công chức tại cơ quan đôi với việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc tác phong,thái độ,tinh thần làm việc…

II - Một số giải pháp về công tác đào tạo,phát triển nguồn nhân lựctrong thời gian tới

Từ thực trạng và những hạn chế của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nêu trên ở huyện Quế võ,tỉnh Bắc ninh,tôi xin đề xuất một số giải pháp để khắc phục như sau:

Trước hết chúng ta phải nhận thức rõ :Đào tạo và huấn luyện là một nghệ thuật nhằm cung cấp, kiến thức, kỹ năng,cho phép con người nâng cao tri thức, tiếp thu các kiến thức, học các kỹ năng mới nhằm thay đổi quan điểm, hành vi nâng cao khả năng thực hiện công việc Đào tạo huấn luyện là một quá trình: Xác định mục tiêu - Phân tích hiểu rõ nhu cầu - Tìm cách thức đạt mục tiêu - Hành động - Học hỏi - Phản hồi, kiểm tra - Mục tiêu mới Mục đích của đào tạo, huấn luyện: Đầu tư ngắn hạn vào con người để thu được lợi ích dài hạn, Phát huy được tiềm năng của mỗi cá nhân, của nhóm và của tổ chức

Cụ thể chúng ta cần thực hiện đầy đủ 4 giai đoạn sau:

* Về công tác đánh giá nhu cầu đào tạo.

UBND huyện cần tổ chức đánh giá nhu cầu một cách chính thức, bài bản và tỉ

mỉ kỹ lưỡng, ngoài việc trao đổi với các cán bộ quản lý trực tiếp, cộng với sự đánh giá tham mưu của Tưởng phòng Nội vụ, thì cần thực hiện đầy đủ các bước cần thiết trong đánh giá nhu cầu đào tạo như: phân tích tổ chức, phân tích công việc và phân tích cá nhân để từ đó xác định được chính xác nhu cầu đào tạo và

Trang 10

lập danh sách các cán bộ cần phải đào tạo Điều này làm cho công tác đào tạo đi đúng hướng, thực sự sát đúng với nhu cầu thực của các cơ quan

* Về thiết kế chương trình đào tạo:

Khâu đầu tiên trong thiết kế chương trình đào tạo là cần xác định mục tiêu đào tạo Một mục tiêu đào tạo tốt cần phải cụ thể, lượng hoá được, hiện thực và quan sát được Tai UBND huyện Quế võ thì các chương trình đào tạo thiếu các mục tiêu cụ thể và không lượng hóa được Các mục tiêu thường thấy là “Nâng cao kỹ năng ” hoặc “Hoàn thiện ”, đây là những mục đích lâu dài, không lượng hóa được Với những mục tiêu không định lượng được thế này, thật khó

để thực hiện cho tốt và đánh giá sau này Đa số các chương trình đào tạo là theo kiểu truyền thống, ít quan tâm tới đặc điểm của quá trình học

Trong giai đoạn thiết kế nội dung giảng dạy cũng có nhiều bất cập còn dựa hoàn toàn vào trường Đại học, trường dạy nghề… nơi ký hợp đồng giảng dạy cung cấp dịch vụ cho mình, để cho giảng viên thuộc các trường tự đưa ra mục tiêu của chương trình đào tạo, mà thiếu sự trao đổi, giám sát cần thiết Trong những trường hợp như thế, giảng viên đương nhiên sẽ đưa ra những chương trình có sẵn, và không theo sát được nhu cầu của công ty Rất nhiều các chương trình đào tạo trên thị trường có nội dung và phương pháp truyền tải rất cũ Nội dung đào tạo của đa số các đơn vị cung cấp đào tạo thường mang nặng tính lý thuyết, thậm chí kể cả các chương trình đào tạo các kỹ năng mang tính kỹ thuật Nhiều bài giảng dành quá nhiều thời gian giảng giải về định nghĩa, tầm quan trọng và các yêu cầu, nguyên tắc, mà ít thời gian dành cho việc giải thích làm

gì, làm như thế nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào, v.v Rất nhiều chương trình đào tạo chỉ chuẩn bị nội dung giảng giải là chính, ít chuẩn bị phần thực hành, phát triển tư duy, suy nghĩ, sáng tạo và độc lập của học viên Việc dựa dẫm hoàn toàn vào giảng viên và cơ sở đào tạo trong khâu thiết kế mục tiêu, nội dung và phươpng pháp giảng dạy là một thói quen không tốt, Cách làm này làm

Trang 11

cho các chương trình đào tạo ít phù hợp, ít tính thực tiễn và là một sự phung phí nguồn lực rất lãng phí Nó cũng thể hiện sự kém cỏi của các cán bộ phụ trách công tác đào tạo cả về sự hiểu biết và kỹ năng tổ chức công tác đào tạo, nhiều khi cũng là sự thiếu trách nhiệm trong công tác của mình.Vì vậy cần xác định được mục tiêu đào tạo cụ thể để thiết kế chương trình phù hợp,có tính thiết tực cao để từ đó đặt hàng với các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo,hoặc giao nhiệm

vụ cụ thể cho các cơ quan có chức năng thực hiện công tác này để triển khai thực hiện

* Về Thực hiện chương trình đào tạo

Trong giai đoạn thực hiện chương trình đào tạo phải chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy.Vì tồn tại trước đây là Đa số giảng viên chủ yếu truyền đạt lại cho học viên những nội dung mình đã chuẩn bị từ trước Với văn hóa người Việt và thói quen đã có, học viên rất ít khi đặt câu hỏi cho giảng viên Rất ít thời gian dành cho việc thảo luận, trao đổi học tập lẫn nhau của học viên Việc học trên lớp rất thụ động, học viên chủ yếu ngồi nghe, thiếu các phương pháp kích thích suy nghĩ của học viên

Cơ cấu biên chế số học viên trong mỗi lớp học phải phù hợp vì số lượng học viên trong một lớp học cũng là vấn đề lớn trong thực hiện chương trình đào tạo Thường các lớp học có trên 40-50 học viên, thậm chí còn nhiều hơn Với số lượng học viên như thế, không cho phép giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như: trò chơi, thảo luận nhóm, bài tập tình huống, đóng vai

vì với số lượng học viên quá lớn, giảng viên không kiểm soát nổi lớp học khi sử dụng những phương pháp đó Như vậy, kể cả khi giảng viên có biết về các phương pháp giảng dạy tích cực, thì hoàn cảnh cũng không cho phép họ áp dụng phương pháp đó bởi lớp học được tổ chức tại doanh nghiệp nên thiếu thiết

bị học tập

Ngày đăng: 22/02/2018, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w