1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá tác động của giáo dục đến thu nhập của người lao động trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên

83 567 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Kết quả phân tích cho thấy có 8 nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động là: 1 Học vấn, 2 giới tính, 3 tuổi, 4 dân tộc, 5 kinh nghiệm, 6 kinh nghiệm bình phương, 7 nghề nghiệp,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ MINH THƯ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ MINH THƯ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHẠM THÀNH THÁI Chủ tịch hội đồng:

TS LÊ KIM LONG Khoa sau đại học

KHÁNH HÒA - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Đánh giá tác động của giáo dục đến thu nhập của người lao động trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” là công trình

do chính bản thân tôi nghiên cứu Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là

do tôi thu thập và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này

Nha Trang, ngày 10 tháng 7 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Thư

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, quý Thầy, Cô Trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường

Xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của Lãnh đạo cơ quan Văn phòng HĐND - UBND huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, các anh chị đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu

Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể học viên lớp Cao học Kinh tế khóa 2015 và gia đình đã góp ý và động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập

Và đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Phạm Thành Thái đã giảng dạy

và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian học tập và thực hiện đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả cũng hết sức cố gắng để hoàn thành

đề tài, tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến quý báu của thầy cô

và bạn bè Song, nghiên cứu này cũng không tránh khỏi những thiếu sót Mong nhận được những thông tin đóng góp từ quý thầy cô và bạn bè

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN i

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 4

1.5.1 Về mặt lý luận 4

1.5.2 Về mặt thực tiễn 4

1.6 Kết cấu luận văn 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

2.1 Các khái niệm liên quan 6

2.2 Vai trò của vốn nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế 10

2.3 Vai trò của giáo dục đối với phát triển kinh tế 12

2.4 Lý thuyết liên quan 15

2.5 Giáo dục và thu nhập - Mô hình đi học 20

Trang 6

2.6 Hàm thu nhập Mincer 22

2.6.1 Sự hiệu quả của đầu tư trong mô hình đi học 22

2.6.2 Đầu tư cho đào tạo trong thời gian làm việc (Post-School Investment) 25

2.7 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan 27

2.8 Các bằng chứng thực nghiệm với mô hình hàm thu nhập Mincer 31

2.9 Khung phân tích cho nghiên cứu 31

2.10 Giả thuyết nghiên cứu 33

2.10.1 Học vấn của người lao động 33

2.10.2 Giới tính của người lao động 34

2.10.3 Tuổi của người lao động 34

2.10.4 Thành phần dân tộc 35

2.10.5 Kinh nghiệm 35

2.10.6 Kinh nghiệm bình phương 35

2.10.7 Nghề nghiệp 36

2.10.8 Công đoàn 36

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 37

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.1 Quy trình nghiên cứu 38

3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu 38

3.3 Phương pháp chọn mẫu/ quy mô mẫu 39

3.4 Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu 40

3.4.1 Loại dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu 40

3.4.2 Thu thập dữ liệu 40

3.5 Các phương pháp phân tích dữ liệu 40

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 40

Trang 7

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

4.1 Khái quát về địa điểm nghiên cứu 41

4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 49

4.2.1 Thống kê mô tả cho các biến độc lập định tính 49

4.2.2 Thống kê mô tả các biến độc lập định lượng 50

4.3 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 52

4.3.1 Kết quả phân tích hồi quy 52

4.3.2 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả 55

4.3.3 So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước 57

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 58

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Một số hàm ý chính sách chủ yếu cần tập trung 60

5.2.1 Mục tiêu giáo dục 60

5.2.2 Nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cho người lao động 61

5.2.3 Một số hàm ý chính sách khác 61

5.3 Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo 64

5.3.1 Hạn chế của đề tài 64

5.3.2 Các hướng nghiên cứu tiếp theo 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của giáo dục lên tăng trưởng

kinh tế 19

Bảng 2.2 Định nghĩa các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu 32

Bảng 4.1 Phân phối tần suất của các biến định tính 49

Bảng 4.2 Một số đại lượng thống kê mô tả chủ yếu cho các biến 50

Bảng 4.3 Kết quả phân tích hồi quy 52

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng VIF 53

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi bằng kiểm định Harvey 54

Bảng 4.6 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về suất sinh lợi của giáo dục đối với thu nhập người lao động 57

Bảng 5.1 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu 59

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Hình 2.1 Thu nhập và Số năm đi học 21

Hình 2.2 Ước lượng thu nhập theo kinh nghiệm 27

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 38

Hình 4.2 Bản đồ ranh giới hành chính thành phố Tuy Hòa 41

Hình 4.3 Đồ thị phân phối của sai số ngẫu nhiên 54

Sơ đồ 2.1 Khung phân tích đề tài 32

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Luận văn này tiến hành đánh giá tác động của giáo dục đến thu nhập của người

lao động ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Mục đích chính của nghiên cứu này là

nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động ở thành phố

Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, trên cơ sở đó đánh giá tỷ suất sinh lợi của giáo dục và đề xuất

các hàm ý chính sách để hoàn thiện công tác giáo dục nhằm nâng cao thu nhập cho

người lao động Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp vừa sử dụng

phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp

thu thập từ việc nghiên cứu các tài liệu, bài báo, luận văn, các tài liệu nước ngoài

liên quan đến tác động của giáo dục đến thu nhập của người lao động Nghiên cứu sử

dụng dữ liệu sơ cấp dựa trên việc khảo sát số liệu từ 180 người lao động tại 03 xã, 02

phường thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Nghiên cứu sử dụng phương pháp

phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính bội để xác định các nhân tố

ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động tại đây Kết quả phân tích cho thấy có 8

nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động là: (1) Học vấn, (2) giới tính, (3)

tuổi, (4) dân tộc, (5) kinh nghiệm, (6) kinh nghiệm bình phương, (7) nghề nghiệp, (8)

công đoàn

Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã đề xuất được một số hàm ý

chính sách chủ yếu để nâng cao thu nhập cho người lao động ở thành phố Tuy Hòa,

tỉnh Phú Yên, đối với doanh nghiệp, chính quyền địa phương bao gồm: (1) Mục tiêu

giáo dục; (2) Nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cho người lao động; (3) Một

số hàm ý chính sách khác như: Da dạng các hoạt động tạo thu nhập; Nâng cao kiến

thức cho người lao động; Đào tạo nghề cho người lao động; Vốn cho hoạt động sản

xuất của người lao động

Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, thu nhập của người lao động, Tuy Hòa, Phú Yên.

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài

Nguồn nhân lực là nguồn gốc của mọi sự phát triển trong xã hội Các nước phát triển đang đi tìm một hướng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, thông qua khai thác các nguồn lực kinh tế và con người nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế Theo lý thuyết mới về tăng trưởng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và cao cần dựa vào ít nhất ba trụ cột căn bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng

Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế, lợi thế so sánh của sự phát triển kinh tế đang chuyển từ yếu tố giàu tài nguyên thiên nhiên, nhiều tiền vốn, giá nhân công rẻ sang lợi thế về nguồn nhân lực có chất lượng Khi nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia thì giáo dục đào tạo là phương tiện chủ yếu để quyết định chất lượng, là nền tảng của chiến lược con người Với tư cách là động lực của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo chuẩn bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng, trình độ thành thạo… có tác động trực tiếp đến năng suất lao động

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong tăng trưởng nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục đào tạo như Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, cần kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với tri thức phương Tây hiện đại” Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế” Nước Mỹ cũng luôn chú trọng đến việc “Tập trung cho đầu tư giáo dục - đào tạo và thu hút nhân tài….”

Với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đặc biệt là chuyển

mô hình phát triển kinh tế của nước ta từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đủ sức cạnh tranh từng bước đi vào nền kinh

tế tri thức Giáo dục và đào tạo đóng một vai trò thiết yếu trong việc bảo tồn, tiếp tục của nền văn minh của con người Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển xuyên suốt công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác

Trang 12

định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên

và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học” Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”

Nghiên cứu tác động của giáo dục đến thu nhập của người lao động trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên là rất cần thiết Giáo dục là nhân tố quan trọng bậc nhất của phát triển ở bất kỳ xã hội nào, trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai Giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

học để xây dựng chính sách tiền lương hợp lý, đảm bảo công bằng cho người làm việc

và làm công ăn lương, giảm khoảng cách tiền lương giữa các vùng miền, xây dựng các chương trình đẩy mạnh vốn nhân lực cho nền kinh tế một cách hiệu quả

Giáo dục là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế, một trong những chìa khóa đối với yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế cả ở cấp vi mô và vĩ mô Như vậy, giáo dục đóng góp như thế nào vào thu nhập của người lao động ở một địa phương thuộc tỉnh Phú Yên Trong khuôn khổ nghiên cứu tác giả đi vào đánh giá: “Tác động của giáo dục đến thu nhập của người lao động trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của người lao động ở địa phương, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của các nhà quản lý, các cấp, các ngành và những tồn tại hạn chế để lãnh đạo địa phương có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển vốn nhân lực trong dài hạn

1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định tỷ suất sinh lợi của giáo dục đối với người lao động trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Trên cơ sở

Trang 13

đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động ở thành

phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của người lao động

(2) Xem xét tác động của các nhân tố đó đến thu nhập của người lao động

(3) Xác định tỷ suất sinh lợi của giáo dục đối với người lao động

(4) Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Những yếu tố nào tác động đến thu nhập của người lao động ở thành phố Tuy

Hòa, tỉnh Phú Yên?

(2) Những yếu tố đó tác động như thế nào đến thu nhập của người lao động ở

thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên?

(3) Tỷ suất sinh lợi của giáo dục đối với người lao động là bao nhiêu?

(4) Những hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục và các nhân tố tác động đến thu nhập của người lao động

Đối tượng khảo sát: Đơn vị nghiên cứu là người lao động đại diện cho các thành phần như: lao động phổ thông, công nhân, viên chức, công chức, giảng viên…

Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong tháng 5 năm 2017

Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố cơ bản tác động đến thu nhập của người lao động, bao gồm: các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của người lao động như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, dân tộc, kinh nghiệm, điều kiện lao động sản xuất, người lao động có tham gia hay không tham gia các tổ chức chính trị xã hội

Trang 14

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tác động của giáo dục đến thu nhập của người lao động ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động của địa phương Kết quả của đề tài nghiên cứu có ý nghĩa về những mặt sau:

1.5.1 Về mặt lý luận

Bài viết đóng góp vào dòng nghiên cứu vấn đề giáo dục và thu nhập, đánh giá tác động của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế giúp các cơ quan nhà nước có bằng chứng khoa học để xây dựng chương trình đẩy mạnh vốn nhân lực cho nền kinh tế một cách hiệu quả, củng cố và bổ sung cơ sở lý thuyết về tác động của các yếu tố giáo dục đến thu nhập của người lao động

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nhà nghiên cứu sử dụng cho các lĩnh vực nghiên cứu về phát triển giáo dục và phát triển kinh tế

1.5.2 Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu là một trong những đóng góp thực tiễn cho ngành giáo dục cũng như chính quyền các cấp trong việc đưa ra sách lược, chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập

Từ kết quả nghiên cứu, ngành giáo dục cũng như chính quyền các cấp sẽ biết được các yếu tố nào có tác động mạnh đến thu nhập của người lao động giúp tăng thu nhập, góp phần tăng trưởng kinh tế Đồng thời đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập của người lao động ở địa phương, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của các nhà quản lý, các cấp, các ngành và những tồn tại hạn chế để lãnh đạo địa phương có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển vốn nhân lực trong dài hạn

1.6 Kết cấu luận văn

Kết cấu của luận văn gồm các chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu Trong chương này, tác giả trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, cũng như ý nghĩa của nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trong chương này, tác giả trình bày các cơ sở lý thuyết về giáo dục, sức lao động, lao động, nhân lực, nguồn

Trang 15

nhân lực, vốn con người, năng suất lao động, thu nhập, các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động; cũng như tổng quan các công trình nghiên cứu trước liên quan nhằm đúc kết thành khung phân tích phù hợp cho nghiên cứu của luận văn và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trong chương này, tác giả giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn như quy mô mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, các công cụ dùng để phân tích số liệu

Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu Trong chương này, tác giả tập trung phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và các hàm ý chính sách Trong phần này, tác giả trình bày các kết luận rút ra từ nghiên cứu, cũng như đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các khái niệm liên quan

Theo UNESCO (1997), giáo dục (education) là sự truyền đạt thông tin được tổ chức và duy trì liên tục để đạt được sự tiếp thu kiến thức (organised and sustained communication designed to bring about learning) Theo định nghĩa này, giáo dục bao gồm bốn thành tố:

- Sự truyền đạt thông tin (Communication): Sự truyền tải thông tin (kiến thức,

ý tưởng, kinh nghiệm, ) giữa hai hay nhiều người

- Được tổ chức (Organised): Sự truyền đạt thông tin này được tổ chức theo trình tự với những mục tiêu và chương trình giảng dạy xác định Ngoài ra, có những cơ quan phụ trách việc dạy học (nhà trường, sở giáo dục, ) và có giáo viên phụ trách việc truyền đạt kiến thức

- Được duy trì liên tục (Sustained): Việc truyền đạt này được duy trì liên tục nhằm giúp người học tiếp thu kiến thức

- Sự tiếp thu kiến thức (Learning): Những tiến bộ về kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, năng lực, hành vi là thành quả của quá trình học tập

Theo UNESCO (1997), giáo dục có thể được phân thành hai loại: giáo dục chính thức (formal education) và giáo dục không chính thức (non-formal education)

Giáo dục chính thức: hình thức giáo dục thực hiện thông qua hệ thống giáo dục

(trường phổ thông, cao đẳng, đại học,…) Việc giáo dục được tiến hành liên tục và theo bậc thang từ trình độ thấp lên cao dần Người học tham gia quá trình giáo dục này toàn thời gian, thường bắt đầu từ 5 tuổi và kéo dài đến 20 - 25 tuổi

Giáo dục không chính thức: hình thức giáo dục không chính thức có thể diễn ra

cả bên trong và bên ngoài các cơ sở giáo dục, và người học tham gia ở mọi độ tuổi Tùy thuộc vào bối cảnh của từng quốc gia, giáo dục không chính thức có thể bao gồm xóa mù chữ cho người lớn, dạy bổ túc kiến thức cho trẻ em bỏ học, dạy kỹ năng sống,

kỹ năng làm việc, văn hóa,…

Giáo dục (education): đào tạo những lao động có trình độ, có học vấn và tay

nghề cao, có khả năng cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục để sáng tạo và sử dụng tri

Trang 17

thức một cách hiệu quả Hệ thống giáo dục bao gồm trường tiểu học, trung học, trường nghề, cao đẳng, đại học, và cơ chế học tập trọn đời (lifelong learning) Học tập trọn đời đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh cuộc cách mạng tri thức hiện nay, khi tri thức mới liên tục được tạo ra, và nó đòi hỏi con người luôn hoàn thiện theo tốc độ phát triển tri thức của nhân loại Chỉ có học tập suốt đời mới có thể giúp bản thân mỗi người lao động không trở nên lạc hậu, theo kịp tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới, đồng thời giúp các nước đang phát triển đuổi kịp các nước phát triển để duy trì năng lực cạnh tranh

Theo Wikipedia, “ Giáo dục suốt đời là toàn bộ các hoạt động học tập được tiến hành trong suốt cuộc đời, bao gồm học chính quy và không chính quy” Khái niệm này gắn liền với các khái niệm về giáo dục, học tập liên tục, và không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược cho hệ thống giáo dục theo phương châm giáo dục suốt đời Ở Nhật Bản, Bộ Giáo dục đã nêu: “Để xây dựng một xã hội năng động và thịnh vượng, vấn đề cốt lõi là phải tạo được một xã hội học tập suốt đời: trong đó, người dân có thể tự do lựa chọn cơ hội học tập trong bất kỳ thời gian nào trong cuộc đời họ, và những thành quả học tập phải được ghi nhận một cách chính đáng” (Mext 200)

Nền giáo dục mà nhân loại định hướng thực hiện phương thức giáo dục thường xuyên, học tập liên tục, học tập suốt đời Một kinh nghiệm lớn của thế giới đã được rút

ra và cũng được đúc kết thành quy luật là: hễ quốc gia nào đầu tư đúng và đủ cho giáo dục thì quốc gia ấy sẽ tiến nhanh trên con đường phát triển của mình, còn nếu ngược lại, sự chậm phát triển hoặc thụt lùi là điều không tránh khỏi

Sức lao động là phạm trù chỉ khả năng lao động của con người, là tổng hợp thể

lực và trí lực của con người được con người vận dụng trong quá trình lao động Theo Các Mác, sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó

Như vậy, khả năng lao động của con người hay sức lao động được thể hiện: + Khả năng về thể chất (thể lực): chỉ rõ khả năng làm việc chân tay, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như chiều cao, cân nặng, sức mạnh cơ bắp, thị lực, thính lực,

Trang 18

+ Khả năng về tinh thần ( trí lực): chỉ rõ khả năng làm việc trí tuệ, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm công tác,

Ngày nay không chỉ dừng lại ở hai chỉ tiêu trên mà người ta còn quan tâm nhiều đến năng lực phẩm chất của người lao động mà người ta gọi đó là tâm lực Vậy, năng lực phẩm chất là khái niệm chỉ rõ tính năng động, sáng tạo, thái độ làm việc, lòng tự tin, khả năng thích ứng, dễ chuyển đổi, làm việc có tinh thần trách nhiệm với cá nhân, nhóm và tổ chức

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó con

người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người Hoạt động lao động có ba đặc trưng cơ bản:

+ Thứ nhất, xét về tính chất, hoạt động lao động phải có mục đích (có ý thức) của con người

+ Thứ hai, xét về mục đích, hoạt động đó phải tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

+ Thứ ba, xét về nội dung, hoạt động của con người phải là sự tác động vào tự nhiên làm biến đổi tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ lợi ích của con người

Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người

hoạt động Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người

và đến một lúc nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động-con người có sức lao động

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người Nguồn lực con người là tổng thể các

tiềm năng, năng lực, khả năng của mỗi cá nhân, của cộng đồng và toàn xã hội đã tạo ra

sự phát triển cho xã hội được thể hiện qua các yếu tố như: giáo dục, chuyên môn, kỹ năng lao động, mức sống, sức khỏe, tư tưởng tình cảm Trong các yếu tố đó thì nhân tố quan trọng nhất là giáo dục

Theo định nghĩa của Chương Trình phát triển Liên Hiệp Quốc thì: Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người

Trang 19

hiện có thực tế hoặc đang là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng Như vậy, Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động con người của một quốc gia đã được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; tiềm năng đó bao hàm tổng hòa các năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách con người của một quốc gia, đáp ứng với một cơ cấu nhất định của lao động do nền kinh tế đòi hỏi Thực chất đó là tiềm năng của con người về số lượng, chất lượng và cơ cấu Tiềm năng về thể lực con người thể hiện qua tình trạng sức khỏe của cộng đồng, tỷ lệ sinh, mức độ dinh dưỡng của xã hội Cơ cấu dân số thể hiện qua tháp tuổi của dân số Năng lực thể chất của con người là nền tảng

và cơ sở để các năng lực về trí tuệ và nhân cách phát triển Tiềm năng về trí lực là trình độ dân trí và trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện có, cũng như khả năng tiếp thu tri thức, khả năng phát triển tri thức của nguồn nhân lực Năng lực về nhân cách liên quan đến truyền thống lịch sử và nền văn hóa của từng quốc gia Nó được kết tinh trong mỗi con người và cộng đồng, tạo nên bản lĩnh và tính cách đặc trưng của con người lao động trong quốc gia đó

Theo Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh thì: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện

ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định”

Vốn con người là phạm trù chỉ các kỹ năng và năng lực con người khi được sử

dụng vào lao động hay bằng cách nào đó đóng góp cho nền kinh tế Nhiều nhà kinh tế coi vốn con người đơn giản là lao động, một trong ba nhân tố của sản xuất và xem nó như một loại hàng hoá có thể trao đổi được Trong lý thuyết phát triển con người, các phân tích phân biệt niềm tin xã hội, kiến thức chia sẻ được và sự sáng tạo của cá nhân như là ba khả năng của con người áp dụng vào hoạt động kinh tế Thuật ngữ vốn con người trong lý thuyết phát triển con người chỉ sự tổ hợp của cả ba yếu tố đó Do vậy, vốn con người sẽ bằng không nếu không có lao động, không có việc làm hay không có hàng hoá sản xuất ra

Thu nhập là khoản tiền mà người lao động trong doanh nghiệp được người sử

dụng lao động trả theo lao động và khoản thu thường xuyên, tính bình quân trong tháng bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng, chia phần lợi nhuận, các khoản phụ cấp

Trang 20

lương, những chi phí thường xuyên ổn định mà người sử dụng lao động chi trực tiếp cho người lao động như phụ cấp tiền ăn, xăng xe… và các khoản thu khác, trong đó tiền lương là một phần chủ yếu trong thu nhập

Adam Smith, nhà kinh tế học nổi tiếng đại diện cho kinh tế cổ điển đã viết trong cuốn sách “Wealth of nations” (Sự giàu có của các quốc gia): “tiền lương, lợi nhuận,

địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập” (theo Nguyễn Hữu Thảo và cộng sự

(2001) Như vậy, có thể hiểu theo Adam Smith thì thu nhập trong nền kinh tế bao gồm

ba bộ phận đó là tiền lương, lợi nhuận và địa tô mà những người thuê đất phải nộp

Các Mác (1983), đã chỉ ra rằng thu nhập lao động theo nghĩa là sản phẩm lao động thì thu nhập tập thể của lao động sẽ có nghĩa là tổng sản phẩm xã hội Khi thu nhập là giá trị sản phẩm lao động thì giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong một thời

kỳ nhất định gồm các thành phần C + V + M Với C là phần bù đắp giá trị những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng, V là phần thu nhập của người lao động và M là thu nhập của người chủ Như vậy thu nhập bằng thu nhập của người lao động và người chủ

Năng suất lao động: Khi có kỹ năng thì người lao động làm việc năng suất hơn,

sản xuất ra nhiều sản phẩm, tạo ra nhiều thu nhập hơn trong một lượng thời gian và công sức nhất định Điều này đúng đối với cả người làm công ăn lương và những người tự sản xuất kinh doanh Hơn nữa, khi người lao động có kỹ năng thì họ còn giúp cho người cùng làm việc cũng có năng suất tốt hơn Con người được xem là nguồn vốn có vai trò quyết định đáng kể trong tổng vốn đầu tư nền kinh tế “Nguồn nhân lực trình độ cao có thể sử dụng máy móc thiết bị và nhà xưởng hiệu quả hơn, nâng cao tỷ

lệ thu lợi nhuận trên vốn đầu tư” Lao động và vốn là hai yếu tố bổ trợ cho nhau, nếu việc đầu tư chưa đúng mức vào nguồn vốn con người sẽ làm giảm hiệu quả của vốn vật chất và do đó sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về đầu tư vật chất sản xuất và làm giảm tăng trưởng kinh tế

2.2 Vai trò của vốn nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế

Nguồn nhân lực là mục tiêu tác động chính của sự phát triển Nói đến vai trò nguồn nhân lực là nói đến vai trò của con người trong sự phát triển Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mọi sự phát triển đều hướng vào mục tiêu duy nhất là phục

vụ con người

Trang 21

Vai trò của con người được thực hiện ở hai mặt: trước hết con người là người tiêu dùng, đồng thời con người cũng sản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng Sự tiêu dùng của con người là nguồn gốc của sự phát triển, cùng với nhu cầu ngày càng phát triển và đòi hỏi đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, sản xuất là để phục vụ tiêu dùng, tiêu dùng là động lực thúc đẩy sản xuất

Con người thông qua quá trình lao động sản xuất đã ngày càng đáp ứng hơn nhu cầu tiêu dùng của mình, thông qua hoạt động lao động sản xuất con người phát triển và hoàn thiện hơn, chỉ có thông qua lao động sản xuất con người mới sáng tạo ra các giá trị vật chất tinh thần, lao động của con người đóng vai trò quyết định

Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đem lại những bước tiến thần kỳ cho sự phát triển kinh tế, thực tế đã chứng minh sự phát triển vượt bậc của các quốc gia có chiến lược về công nghệ đúng đắn Tài nguyên trí thức là nguồn tài nguyên vô giá, quốc gia nào sử dụng nguồn tài nguyên này thì quốc gia đó nắm được chìa khóa của sự phát triển

Trí thức và công nghệ là sản phẩm của sự sáng tạo của con người hay nói cách khác chính là sản phẩm của nguồn nhân lực qua quá trình lao động, con người chính là chủ thể qua quá trình lao động, công nghiệp hoá - hiện đại hoá có thành công hay không là do chính sách sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hay không, có làm phát huy mọi tiềm năng của con người để sáng tạo và cống hiến cho đất nước Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá, yếu tố vốn hữu hình tuy còn giữ vai trò quan trọng nhưng không như trong giai đoạn công nghiệp hoá, thay vào đó vai trò của vốn vô hình mà đặc biệt là vốn con người ngày càng lớn hơn

Đây là nguồn vốn rất quan trọng với các công ty vì được tính vào giá trị của họ,

và hình thành nên vốn vô hình của quốc gia Vốn con người đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế: (1) đó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” (không có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm; (2) đó là kiến thức

để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế.” (Mincer, 1989) Ngoài

ra, người ta đã đưa vốn con người như một yếu tố đầu vào để phân tích tăng trưởng kinh tế và đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của nó giống như vốn hữu hình nhưng mức độ ngày càng lớn hơn Tuy nhiên, nếu đầu tư hình thành vốn con người chưa tốt không

Trang 22

hiệu quả thì nguồn vốn này không tác động tích cực mà lại làm giảm tăng trưởng Theo cách tiếp cận thu nhập GDP của nền kinh tế bằng tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế, khi thu nhập của mọi người tăng lên cũng làm tăng chỉ tiêu này Borjas (2005) thông qua mô hình giáo dục chỉ ra ảnh hưởng tích cực của giáo dục tới thu nhập

Thực tế phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của vốn con người Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, sự phục hồi kinh tế nhanh của Tây Âu, sự phát triển của Singapore là nhờ vào nguồn nhân lực chất lượng cao chứ không phải tài nguyên Với các nước đang phát triển dù có nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động có chất lượng nên sự phát triển chậm (Waines, 1963) Mặt khác, các nước đang phát triển cố gắng thu hút thêm nguồn vốn hữu hình từ bên ngoài để tăng cường cơ sở vật chất cho sự phát triển, tuy nhiên do trình độ quản lý kém do thiếu nhân lực chất lượng cao nên hiệu quả sử dụng vốn huy động thấp đã không cho phép phát triển nhanh kinh tế ở đây

Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã và đang làm thay đổi tính chất, nội dung của lao động, cơ cấu lao động và việc làm và làm cho tốc

độ tăng trưởng kinh tế không còn đi đôi với tiến trình phát triển việc làm Điều đó đòi hỏi phải chuyển từ sử dụng lao động theo chiều rộng sang khai thác sử dụng theo chiều sâu Mọi sự phát triển lấy con người làm trung tâm, là tác nhân và mục đích của sự phát triển Con người đi đến sự phát triển là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt về trình độ khoa học kỹ thuật, và bản sắc văn hóa tốt đẹp, phù hợp, trong

đó khâu cải tiến phù hợp quan trọng nhất là cải tiến giáo dục đào tạo

2.3 Vai trò của giáo dục đối với phát triển kinh tế

Khi xem xét, vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế nhìn nhận dưới góc độ cá nhân (ở tầm vi mô) thì quan điểm rõ ràng và thống nhất là giáo dục giúp làm tăng thu nhập của người lao động Nghiên cứu này đã đưa ra được các bằng chứng cho khẳng định này qua các nghiên cứu ở Trung Quốc (Maurer-Fazio và Dinh, 2004); ở Indonesia (Duflo, 2001); ở Malaysia (Milanovic, 2006); ở Singapore (Huff, 1999); ở Việt Nam (Kikuchi, 2007); và ở Đài Loan (Lin và Orazem, 2004)

Tầm quan trọng của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng năng suất lao động: Các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế từ lâu đã nhận thấy rằng vốn con người đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và giáo dục chính là

Trang 23

cách thức cơ bản để tích lũy vốn con người Các tác giả cổ điển trước đây như Adam Smith, Afred Marshall và nhiều tác giả khác đã có một số quan điểm về khái niệm

“vốn con người”, nhưng tầm quan trọng của nó đối với tăng trưởng kinh tế chưa được xác lập Sau đó, Pigou đã dành cả cuộc đời nghiên cứu về vốn nhân lực và tìm hiểu vấn đề: có hay không một mối quan hệ có ý nghĩa giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế

và các nền kinh tế đó có nên đầu tư vào giáo dục hay không?

Để có tăng trưởng kinh tế phải có các nhân tố tất yếu: nhân tố tự nhiên, nhân tố con người, các yếu tố vật chất do con người tạo ra (công nghệ, vốn) Nhân tố con người còn được gọi bằng những khái niệm khác nhau như nguồn nhân lực, tài nguyên con người, nguồn vốn con người Khi cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn

ra mạnh mẽ, khi mà nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ càng được thừa nhận vai trò trung tâm trong quá trình phát triển

Về mặt kinh tế, nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện tại và tương lai Nó chủ yếu cần được quan tâm về mặt chất lượng con người bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, tức là toàn bộ năng lực sáng tạo, năng lực hoạt động thực tiễn của con người Vai trò của người lao động được Lênin nhấn mạnh là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại Con người là một đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất Nếu người lao động có kỹ năng lao động, trình độ khoa học - kĩ thuật thì hiển nhiên là năng suất lao động sẽ cao hơn Người lao động cần được trang bị kỹ năng lao động, sự hiểu biết, trình độ về khoa học công nghệ,… đó là điều kiện thiết yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển công nghệ tiên tiến Con người là chủ thể khai thác,

sử dụng các nguồn lực khác, chỉ khi kết hợp với con người, các nguồn lực khác mới phát huy tác dụng Mặt khác, con người lại là khách thể, là đối tượng khai thác các năng lực thể chất và trí tuệ cho sự phát triển Vậy con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của các quá trình kinh tế - xã hội, là nguồn lực của mọi nguồn lực Sự kết hợp thống nhất biện chứng giữa con người với công nghệ tiên tiến sẽ là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế

Con người được xem xét là phương tiện, là động lực cơ bản và bền vững của sự tăng trưởng kinh tế Kinh tế tăng trưởng mang lại sự giàu có về vật chất, suy cho cùng không ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống của bản thân con người Vậy con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế

Trang 24

Đầu tư cho phát triển nguồn lực hay chính là đầu tư cho giáo dục con người mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc khai thác sử dụng các nguồn lực khác Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư vào giáo dục cho phát triển nguồn lực con người mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn Mặt khác hiệu quả đầu tư cho phát triển con người có độ lan tỏa đồng đều, nó mang lại sự công bằng hơn về cơ hội phát triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự phát triển

Alvin Toffler, nhà tương lai học của Mỹ đã nói: “Những người mù chữ của thế

kỷ 21 không phải là những người không biết đọc, biết viết, mà là những kẻ không biết học tập để gạt bỏ các kiến thức cũ kỹ mà học lại” Cũng chính ông đã nói rằng: “Thế chiến thứ ba sẽ diễn ra trên mặt trận giáo dục Nó sẽ làm thay đổi cơ bản phương hướng phát triển của nền văn minh nhân loại, sẽ phát triển mạnh mẽ tính ham học của con người Ai chậm chân trên hướng này sẽ không đuổi kịp bước tiến bộ chung của nhân loại”

Nhật Bản là đất nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa và giáo dục với Việt Nam, được thế giới nhận xét là một hiện tượng thần kỳ Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì đáng kể, mật độ dân số đông, bị Chiến tranh thế giới lần thứ hai tàn phá nặng nề, nhưng họ đã trở thành một cường quốc kinh tế và công nghệ làm cho thế giới phải thán phục và kinh ngạc Nguyên nhân nào làm cho nước Nhật đi lên nhanh chóng như vậy? Giáo dục chính là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của xã hội Nhật Bản Người Nhật đã sớm nhận ra bí quyết này khi họ hiểu rằng đằng sau sức mạnh của Âu, Mỹ là nền giáo dục được vận hành tốt, đào tạo được những con người có trình độ và năng lực sáng tạo trong xã hội công nghiệp Họ đã tiếp thu nền giáo dục Âu, Mỹ và đã vượt lên thành một trong những nước phát triển vượt bậc

Singapore từ một quốc gia thuộc thế giới thứ 3 với tài nguyên nghèo nàn, kinh

tế yếu kém và xã hội lạc hậu, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ do Thủ tướng Lý Quang Diệu đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm tài chính quốc tế với nền kinh

tế tăng trưởng mạnh, xã hội phát triển và nền khoa học- giáo dục tân tiến Ông thể hiện

rất rõ quan điểm về giáo dục của là: “Luôn giáo dục để thừa chứ không phải để thiếu Nếu tính toán đào tạo đủ, chúng ta sẽ không thể cung cấp đủ nhu cầu của thị trường”,

và “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế”

Trang 25

Giáo dục với xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội

Thu nhập của người nghèo chủ yếu là dựa vào sức lao động Thu nhập của người nghèo thấp một phần do lao động của họ kém hiệu quả, một phần do sự phân biệt đối

xử trên thị trường lao động Giáo dục mang lại kiến thức, quan điểm và kỹ năng giúp nâng cao năng suất lao động của người nghèo và kiếm được thu nhập cao hơn

Giáo dục có tác động tích cực đến đời sống cá nhân, góp phần giảm đói nghèo, tạo điều kiện cho mỗi người có thể tham gia vào quá trình xã hội một cách bình đẳng nhờ nâng cao nguồn lực của người lao động Song chính sự đói nghèo và bất công trong xã hội cũng làm cho giáo dục kém phát triển Vì vậy biện pháp đặt ra là vừa phải tăng cường giáo dục để giảm đói nghèo và bất công xã hội, vừa phải tìm ra các biện pháp để cải thiện đời sống và lao động của những người nghèo để giúp họ tham gia vào quá trình học tập có hiệu quả

Giáo dục và việc giảm mức sinh và tăng cường sức khỏe:

Giáo dục có tác động tích cực đến sức khỏe của con người, giáo dục đem lại những hiểu biết về khoa học giúp cho việc ăn ở vệ sinh và sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh tốt hơn Nhất là đối với phụ nữ, những kiến thức mà giáo dục đem lại không chỉ giúp họ bình đẳng hơn mà còn giúp họ nâng cao được sức khỏe sinh sản của bà mẹ và thai nhi Nghiên cứu của ngân hàng thế giới cho thấy giữa trình độ học vấn của phụ nữ và số con trong gia đình tỉ lệ thuận với nhau, phụ nữ càng được giáo dục thì càng sinh ít con

2.4 Lý thuyết liên quan

- Lý thuyết về vốn con người (Human capital)

Cơ sở lý thuyết vốn con người đề cập đến những sự đầu tư vào con người để gia tăng năng suất lao động của họ Theo Becker (1993), những sự đầu tư này bao gồm đào tạo phổ cập trong nhà trường và đào tạo chuyên môn trong quá trình làm việc Đào tạo phổ cập là loại hình đào tạo có ích lợi như nhau (nghĩa là tăng năng suất) trong mọi doanh nghiệp Đào tạo chuyên môn là loại hình đào tạo chỉ làm tăng năng suất tại những doanh nghiệp liên quan và giá trị đào tạo sẽ mất đi khi người lao động rời khỏi doanh nghiệp này

Trang 26

Lý thuyết vốn con người nhấn mạnh đến khái niệm các cá nhân là những nhà đầu

tư, cũng giống như các công ty trong các lý thuyết đầu tư vốn hữu hình Lý thuyết này cho rằng các cá nhân sẽ đầu tư vào giáo dục để kiếm được lợi ích cao hơn vào những năm sau khi học Sự đầu tư này bao gồm các chi phí học tập và việc mất thu nhập trong ngắn hạn do dành thời gian cho việc đi học, tuy nhiên, nhà đầu tư hi vọng sẽ kiếm được thu nhập cao hơn trong tương lai

Khác với vốn vật chất, vốn con người có khả năng tăng lên và tự sinh ra khi sử dụng (liên quan đến kinh nghiệm) Mặt khác, nó có khả năng di chuyển và chia sẻ do

vậy không tuân theo qui luật “năng suất biên giảm dần” như vốn vật chất

Theo Mincer (1974), vốn con người cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người phải đầu tư tích lũy thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc

về mỗi người, nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng trong sản xuất Vốn con người cũng hao mòn và phải tốn chi phí để đầu tư hình thành và là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển của mỗi doanh nghiệp và quốc gia

- Lý thuyết về thu nhập

Theo Smith (1766), quan niệm tiền lương là một phần thu nhập của công nhân làm thuê, là một phần của sản phẩm lao động Ông ủng hộ việc trả tiền lương cao Hai yếu tố quyết định đến mức tiền lương là cầu về lao động và giá cả trung bình của các

tư liệu sinh hoạt, ông cũng phân biệt sự khác nhau giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa

Theo Ricardo (1817), coi tiền lương là giá cả tự nhiên của hàng hoá lao động,

là giá cả các tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta Theo ông tiền lương cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng nhanh, dẫn đến thừa lao động, lại làm cho tiền lương hạ xuống, đời sống công nhân xấu đi, là kết quả của việc tăng dân số

- Các nhận định khác về đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là sức lực, kỹ năng, tài năng và tri thức của những người trực tiếp tham gia hoặc có tiềm năng tham gia vào sản xuất ra sản phẩm hoặc thực hiện các

Trang 27

dịch vụ hữu ích; đào tạo là đầu tư vào con người dưới góc độ kinh tế Afred Marshall nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục như “sự đầu tư quốc gia” và theo quan điểm của ông “vốn giá trị nhất trong tất cả các loại vốn là vốn đầu tư con người”

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia Các lý thuyết kinh tế kinh điển nhấn mạnh đến ba kênh mà thông qua đó giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế

Thứ nhất, mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế được nghiên cứu thông qua khái niệm vốn nhân lực (human capital) bắt đầu bởi trường phái Chicago vào những năm 1960 (Schultz, 1961; Becker, 1964) Lý thuyết về vốn nhân lực ban đầu cho rằng chi tiêu cho giáo dục cũng là một hình thức đầu tư, tương tự như đầu tư vào máy móc Nguồn lực của quốc gia được sử dụng khi học sinh ngồi trên ghế nhà trường, dưới hình thức là chi phí trực tiếp cho giáo dục và chi phí gián tiếp là thu nhập

bị bỏ qua khi đi học Tuy nhiên, những công dân được giáo dục sẽ đóng góp vào nền kinh tế nhiều hơn những người không được giáo dục vì giáo dục làm tăng vốn nhân lực (human capital) của người lao động; từ đó làm tăng năng suất lao động và cuối cùng dẫn đến gia tăng sản lượng trong nền kinh tế Đồng thời giáo dục cũng làm mức sản lượng tiềm năng dịch chuyển lên mức cân bằng cao hơn

Thứ hai, theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Lucas, 1988; Rpmer, 1990; Aghion và Howitt, 1998), giáo dục làm tăng khả năng đổi mới của nền kinh tế Do đó, kiến thức về những công nghệ, kỹ thuật, quy trình, hay sản phẩm mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng

Trang 28

Thứ ba, giáo dục hỗ trợ sự truyền bá kiến thức cần thiết để hiểu, xử lý thông tin mới, và áp dụng thành công công nghệ mới; từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Nelson và Phelps, 1966; Banhabib và Spiegel, 1994)

Khi xem xét, vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế nhìn nhận dưới góc độ cá nhân (ở tầm vi mô) thì quan điểm rõ ràng và thống nhất là giáo dục giúp làm tăng thu nhập của người lao động Nghiên cứu này đã đưa ra được các bằng chứng cho khẳng định này qua các nghiên cứu ở Trung Quốc (Maurer-Fazio và Dinh, 2004); ở Indonesia năm 1995 (Duflo, 2001); ở Malaysia (Milanovic, 2006); ở Singapore (Huff, 1999); ở Việt Nam năm 1998 (Kikuchi, 2007); và ở Đài Loan (Lin và Orazem, 2004)

Một câu hỏi nghiên cứu mà nhiều nhà nghiên cứu đặt ra là mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế có phải là theo là hai chiều? Trong nghiên cứu này, tại khu vực Đông Á, Permani đã cho rằng đây là mối quan hệ hai chiều - nhân quả Tác giả đã sử dụng kết quả nghiên cứu của Zin (2005) để làm cơ sở Theo Zin (2005) thì ban đầu, tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ làm tăng cầu lao động có trình độ, kết quả là số người tham gia học tập tăng lên rất nhiều Điều này tạo ra điều kiện cho giáo dục phát triển Ngược lại, giáo dục phát triển dẫn tới việc nâng cao tính cạnh tranh của lao động

có trình độ, làm cho thu nhập và tăng trưởng kinh tế cao hơn Như vậy, giáo dục không chỉ là nguyên nhân mà còn là kết quả của tăng trưởng kinh tế

Các nghiên cứu thực nghiệm đo lường tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế bằng cách ước lượng hàm hồi quy với dữ liệu chéo của nhiều quốc gia (cross- country); trong đó tăng trưởng GDP hàng năm trong vài thập kỷ là một hàm của biến giáo dục và những biến quan trọng khác đối với tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu này thường sử dụng số năm đi học của dân số trong độ tuổi lao động như là biến đại diện cho giáo dục

Theo các nghiên cứu kinh điển của Barro (1991, 1997), Mankiw và cộng sự (1992), nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ quan trọng giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế Kết quả các nghiên cứu này được tóm tắt trong bảng 2.1

Trang 29

Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của giáo dục lên tăng trưởng

lợi của giáo dục là 12,1%

Nguồn: Patrinos và Psacharopoulos (2011)

Theo nghiên cứu của Bhattarai và Wisniewski về các yếu tố quyết định của lương và cung ứng lao động tại Vương quốc Anh (Determinants of wages and labour

Trang 30

supply in the UK- 2002) thì có một sự đồng thuận chung giữa các nhà kinh tế học lao động là học tập, tuổi, giới tính, kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp, tay nghề cơ bản là những yếu tố có ý nghĩa trong việc lý giải sự khác biệt về mặt bằng mức lương hiện tại của các cá nhân Tuy nhiên, có nhiều bất đồng về mức độ ràng buộc của mỗi biến này đối với khoản thu nhập (Rosen (1972), Mincer (1974), Spence và Stiglitz (1975), Heckman (1985), Shultz TP (1988))

2.5 Giáo dục và thu nhập - Mô hình đi học

Chúng ta đã biết rằng giáo dục giúp giảm khả năng bị thất nghiệp và gia tăng thu nhập sau khi đi học Người lao động được chi trả khác nhau vì công việc, các kỹ năng

và khả năng của họ khác nhau Tuy nhiên, yếu tố nào khuyến khích một số người ở lại trường học tiếp, trong khi một số khác lại bỏ học sớm? Borjas (2005), đã giải thích

vấn đề này bằng Mô hình học vấn Các giả định của mô hình này như sau:

Người lao động đạt đến trình độ chuyên môn nào đó tối đa hóa giá hóa giá trị hiện tại của thu nhập, vì vậy giáo dục đào tạo chỉ có giá trị khi làm tăng thu nhập, nghĩa là chỉ tập trung vào những lợi ích bằng tiền của thu nhập

Không có đào tạo tại chức và chuyên môn học được ở nhà trường không giảm giá trị theo thời gian, hàm ý năng suất của người lao động không đổi sau khi thôi học nên thu nhập thực (đã loại trừ lạm phát) là không thay đổi trong quãng đời làm việc

Người lao động không nhận được lợi ích nào khác trong quá trình đi học nhưng phải chịu những chi phí khi đi học, vì vậy những doanh nghiệp cần lao động có trình

độ học vấn cao sẽ chịu chi trả mức lương cao, được xem là “lương đền bù” chi phí

đào tạo mà người lao động đã bỏ ra khi đi học

Người lao động có suất chiết khấu r không đổi, nghĩa là r không phụ thuộc vào

trình độ học vấn

Chúng ta đã biết rằng, khi tính toán lợi ích của đầu tư, các giá trị của một thu nhập tương lai hay một sự chi tiêu tương lai được qui đổi về giá trị hiện tại (Present Value -

PV) với suất chiết khấu r Lợi ích đầu tư của giáo dục được định nghĩa là tỉ suất thu

hồi nội bộ (Internal Rate of Return - IRR) là suất chiết khấu mà tại đó làm tổng giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV) bằng không

Trang 31

Ta hãy xem xét tình huống sau: Tham gia vào thị trường lao động, một người tốt

đi làm công ăn lương cho tới khi nghỉ hưu, giả sử là 60 tuổi Nếu đi học đại học, người

năm đi học (gồm cả chi phí trực tiếp là tiền bạc và chi phí gián tiếp là thời gian) Sau 4

hơn thì sẽ chẳng ai đi học đại học) cho đến khi nghỉ hưu

Giá trị hiện tại của dòng thu nhập mỗi trường hợp là:

41

w r

41 0

0 (1 )

t

t t

w r

C r

4

w r

41

w r

C r

41 1

4 (1 )

t

t t

w r

Trang 32

Borjas (2005), đã trình bày “đường tiền lương theo học vấn” (hình 2.1) cho thấy

tiền lương các doanh nghiệp sẵn sàng trả tương ứng mỗi trình độ học vấn, thể hiện mối quan hệ giữa lương và số năm đi học Đường này có ba tính chất quan trọng sau :

1 Đường tiền lương theo học vấn dốc lên do “lương đền bù” cho học vấn

2 Độ dốc của đường tiền lương theo học vấn cho thấy mức tăng thu nhập khi

người lao động có thêm một năm học vấn

3 Đường tiền lương theo học vấn là đường cong lồi cho thấy mức gia tăng biên

của tiền lương giảm dần khi tăng thêm số năm đi học

Như đã nêu ở trên, độ dốc của đường tiền lương theo học vấn (hay w/s) cho ta biết mức tăng của thu nhập khi tăng thêm một năm đi học, như vậy phần trăm thay đổi của thu nhập khi tăng thêm một năm đi học - R (mức lợi tức biên cho biết phần trăm thu nhập tăng thêm đối với mỗi đồng đầu tư cho việc đi học) là:

w

s R

s

Người lao động sẽ quyết định chọn trình độ học vấn tối ưu, nói cách khác, qui tắc

dừng cho người lao động biết khi nào nên nghỉ học, đó là khi R = r Qui tắc dừng này

tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập trong suốt quãng thời gian làm việc

2.6 Hàm thu nhập Mincer

2.6.1 Sự hiệu quả của đầu tư trong mô hình đi học

Theo Mincer (1974), sự đầu tư của cá nhân được đo bằng sự tiêu tốn thời gian Mỗi khoảng thời gian tiêu tốn thêm cho việc đi học tại trường lớp hay đào tạo nghề sẽ làm chậm lại tiến trình tạo ra thu nhập và làm giảm thời gian làm việc trong đời nếu tuổi nghỉ hưu được xem là cố định Sự trì hoãn tạo ra thu nhập và giảm khoảng thời gian kiếm tiền là có chi phí Chi phí thời gian cộng với số tiền chi trực tiếp trong thời gian này cho việc đi học được xem là tổng chi phí đầu tư Vì những chi phí này, việc đầu tư sẽ không diễn ra nếu như không có khả năng đem lại những khoản thu nhập lớn hơn trong tương lai được biểu thị thông qua tỉ suất thu hồi nội bộ (Internal Rate of Return – IRR), một mức chiết khấu thích hợp

Trong bước đầu tiên là phân tích hiệu quả của đầu tư vào việc đi học, Mincer giả định rằng không có một khoản đầu tư nào thêm sau khi hoàn tất việc học và đồng thời nguồn thu nhập là cố định trong suốt thời gian làm việc Vì những thay đổi trong thu

Trang 33

nhập được quyết định bởi khoản đầu tư ròng trong tổng vốn của cá nhân, do đó khái

niệm “ròng” được dùng trong mọi phân tích Trong phần này, khấu hao được giả định

là bằng không trong suốt cả thời gian đi học và đầu tư ròng bằng không trong suốt quãng đời làm việc Những giả thiết này sẽ được điều chỉnh trong các phần sau và trong phần giải thích theo số năm kinh nghiệm

Nhằm tính toán hiệu quả của đầu tư vào việc đi học và tính toán khoảng thời gian làm việc, Mincer giả định rằng mỗi năm được đầu tư thêm vào việc học sẽ làm giảm đúng bằng một năm làm việc

Đặt :

N: là tổng số năm đi học và số năm làm việc = tổng số năm đi làm của người không có

đi học

S: là số năm đi học

R : là tỉ suất chiết khấu

d: là khoảng cách biệt về số năm đi học

e : là cơ số của logarithm tự nhiên

t : là số năm, t = 0, 1, 2, …, n

Giá trị hiện tại của thu nhập suốt đời của người có S năm đi học là:

1

1 1

t n

Tương tự, giá trị hiện tại thu nhập suốt đời của người có (S-d) năm đi học là:

Trang 34

Bằng cách cho Vs = Vs-d , ta tìm được tỉ số ks, s-d là tỉ số giữa thu nhập hàng năm của người khi có S năm đi học và khi có (S-d) năm đi học:

11

Điều này cho thấy rằng: 1) những người có số năm đi học nhiều hơn sẽ yêu cầu có mức thu nhập cao hơn; 2) sự khác nhau trong thu nhập do tỷ suất thu hồi nội bộ cao hơn, phụ thuộc vào khoảng cách biệt số năm đi học d; 3) trong suốt cả quãng đời làm việc thì các chi phí cho những năm đi học sẽ được bù đắp kể từ khi bắt đầu làm việc trong khoảng thời gian ngắn hơn khoảng cách biệt số năm đi học

một hằng số k trong mọi tính toán thực tế

được giả định là không đổi bất kể sự đào tạo Với định nghĩa lại: n là quãng thời gian

đi làm kiếm tiền được cố định, thì

Trang 35

là suất chiết khấu r cũng chính là tỷ suất thu hồi nội bộ

2.6.2 Đầu tư cho đào tạo trong thời gian làm việc (Post-School Investment)

Mô hình đi học được đại diện bởi phương trình (2.6) là dạng thô sơ nhất của

cá nhân trong những năm đi học Vì hầu hết mọi cá nhân đều tiếp tục phát triển kỹ

trực tiếp mà thay vào đó là một “ước lượng thu nhập” sẽ được xem xét: sự thay đổi

của thu nhập theo độ tuổi trong suốt thời gian đi làm

Sau khi tham gia thị trường lao động trong năm j, người lao động đã phải bỏ ra

là để tăng kỹ năng nghề nghiệp và thu thập các thông tin liên quan đến công việc Gọi

Theo đó, thu nhập trong năm đầu tiên của kinh nghiệm làm việc (j = 0) là:

Y0 = YS - C0

sau S năm được đào tạo ở nhà trường

Nếu đến đây việc đầu tư ngừng lại thì thu nhập trong những năm tiếp theo sẽ là:

Trang 36

trong năm đó sẽ là : Y1 = YS + r0C0 – C1 Một cách tổng quát, thu nhập ròng trong năm j là:

1 0

Tính tổng quát của biểu thức (2.7) là hiển nhiên với điểm khởi đầu của chỉ số t là

nơi mà việc đầu tư có tính đến chi phí thời gian của việc đi học và tỷ suất thu hồi nội

tương tự như biểu thức (2.6):

(2.8)

Sử dụng biểu thức (2.7), ta có thể phân tích sự thay đổi của thu nhập trong quãng đời làm việc Dựa trên giả thiết sự bắt đầu quá trình làm việc là sau khi kết thúc việc đi học, biểu thức (2.7) cho thấy rằng, các khoản đầu tư cho đào tạo trong quá trình làm việc Cj là một biến số chỉ ra “ước lượng tuổi của thu nhập cá nhân” Thu nhập tiềm

đối với mỗi cá nhân

Sự thay đổi của thu nhập theo kinh nghiệm được quan sát tốt nhất bằng cách xem xét sự gia tăng thu nhập hàng năm từ biểu thức (2.7):

∆Yj = Yj+1 − Yj = rj Ci − (C j+1 − Cj) (2.9)

gia tăng với tỉ lệ nhỏ hơn tỷ suất thu hồi nội bộ: với

Chú ý rằng, nếu đầu tư tăng mạnh (với tỷ lệ cao hơn r) thì thu nhập ròng sẽ giảm tạm thời Tuy nhiên thu nhập gộp thì luôn luôn tăng khi nào đầu tư còn dương

Trang 37

Từ (2.10) ta có sự thay đổi thứ hai : (2.11)

ròng (bằng không

Đồ thị “Thu nhập - Số năm kinh nghiệm” (hình 2.2) cho ta hình dáng của thu

trình làm việc Trên đồ thị, j là số năm kinh nghiệm làm việc, tại đó có mức thu nhập

Trang 38

giáo dục đối với tăng trưởng ở Việt Nam, trong đó khẳng định giáo dục là một thành tố quan trọng góp phần gia tăng thu nhập, là một nhân tố phát triển

Trần Vĩnh Phú (2015), nghiên cứu tác động của đào tạo nguồn nhân lực đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre Tác giả đưa ra mô hình hồi quy gồm 08 biến độc lập để đánh giá thu nhập của hộ gia đình Đề tài đi sâu vào phân tích sự tăng thu nhập giữa người được đào tạo nghề và người không được đào tạo nghề, để có sự so sánh, đánh giá về thu nhập do tác động bởi yếu tố đào tạo mang lại, trong đó có những ngành nghề đào tạo mang lại sự tăng thu nhập đáng kể, ngoài ra

có những ngành đào tạo không mang lại hiệu quả, để từ đó có hướng điều chỉnh ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu lao động nông thôn và điều kiện đặc thù của địa phương để mang lại hiệu quả đào tạo cao nhất

Lê Thị Thu Hằng (2014), nghiên cứu tác động của các yếu tố nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Tác giả sử dụng số liệu khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2013, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, số liệu được phân tích bằng phương pháp phân phối trễ tự hồi quy ARDL gồm 04 biến độc lập là số người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tăng trưởng số lao động, tỷ lệ đầu

tư vào con người với GDP Trong đó biến độc lập số người lớn biết chữ là một thành

tố quan trọng trong yếu tố về nguồn lực con người Mà ở đây là đại diện cho yếu tố giáo dục tác động thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế

Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc liên tục tăng trưởng kinh tế với tốc độ hai con số, với dân số hơn 1,3 tỷ người, diện tích tự nhiên 9.597 km2, hiện đang là nền kinh tế thứ hai thế giới Sau giải phóng năm 1949 Trung Quốc thực hiện chính sách đầu

tư mạnh cho giáo dục, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã chứng minh một hướng đi đúng trong việc phát triển nguồn nhân lực để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là tăng trưởng kinh tế gắn với giáo dục - đào tạo Park

và cộng sự (2004), Knight và Song (2003) khẳng định quan trọng rằng lợi tức tăng lên

từ giáo dục ở Trung Quốc, họ sử dụng dữ liệu từ năm 1988-2001 để chạy hồi quy ước tính phương trình về tiền lương và chứng minh một sự gia tăng lợi tức của người dân trong các đô thị ở Trung Quốc từ giáo dục Năm 1998, tỉ lệ lợi tức cho giáo dục chỉ 4,0%; vào năm 2001, nó đã tăng lên 10%

Trang 39

Các nghiên cứu về nguồn nhân lực bắt đầu ở Hoa kỳ cuối năm 1950 đã mang lại kết quả quan trọng về tỷ lệ lợi tức để học, đào tạo trong công việc và các hoạt động đầu

tư vốn con người khác Jamison và van der Gaag (1987) và Byron và Manaloto (1990)

đã sử dụng bộ dữ liệu thu thập thông tin từ 51.352 cá nhân và 10.258 hộ gia đình nông thôn và 31.827 cá nhân và 9.009 hộ gia đình ở thành thị của Trung Quốc, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lợi nhuận mỗi năm để đi học ở Trung quốc (4,02% ở vùng nông thôn và 3,99% ở các đô thị), và cũng chỉ ra rằng tỷ lệ lợi nhuận để đi học cho người có thu nhập ở khu vực nông thôn cao hơn so với thành thị; tỷ lệ lợi nhuận để đi học cho phụ nữ cao hơn đáng kể đối với nam ở các đô thị

Theo Becker (1967), học được xem là một quyết định đầu tư tối ưu hóa Giáo dục sẽ làm tăng năng suất của các cá nhân, và công nhân có tay nghề cao hơn sẽ được trả lương cao hơn, nếu thị trường lao động là hoàn hảo và lao động được trả lương theo giá trị biên của nó, nhận định này được Becker (1967) nghiên cứu ở 21 quốc gia OECD trong những năm từ 1991 đến 2005, qua kết quả chạy hồi quy, ông nhận định IRR (suất sinh lợi) tăng lên rõ rệt ở Ireland, Bồ Đào Nha và Canađa

Theo Mincer (1974), thực hiện một phép hồi qui bình phương tối thiểu, trong đó

sử dụng logarithm tự nhiên của thu nhập làm biến phụ thuộc và số năm đi học cũng như số năm kinh nghiệm và bình phương của nó làm các biến độc lập Hệ số ước lượng cho số năm đi học cho ta biết phần trăm gia tăng của tiền lương khi thời gian đi học tăng thêm một năm Thông qua giả định rằng các cá nhân không khác nhau về năng lực bẩm sinh, hệ số ước lượng cho số năm đi học có thể được lý giải là suất sinh lợi của việc đi học

Mahon (1998) kiểm tra ảnh hưởng của ba cấp độ của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế cho một mẫu của các nước châu Á và kết luận rằng trình độ sơ cấp và thứ cấp có một tác động tích cực đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, trong khi cao hơn là không Villa (2005) đã nghiên cứu tác dụng của ba cấp độ của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế ở Italy và thấy rằng giáo dục đại học và trung học có một tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế còn các cấp bậc khác không có tác dụng đáng kể Gyimah, Paddison và Mitiku (2006) nhận thấy rằng tất cả các cấp giáo dục có tác động tích cực

Trang 40

và có ý nghĩa thống kê về tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ở các nước châu Phi Lin (2006) đối với trường hợp của Đài Loan phát hiện ra rằng tiểu học, trung học

và đại học, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Chi (2008) cho thấy ở Trung Quốc, giáo dục đại học có một tác động tích cực hơn và lớn hơn về tăng trưởng GDP

so với giáo dục tiểu học và trung học

Pereira και Aubyn (2009) cho thấy ở Bồ Đào Nha giáo dục tiểu học và trung học có tác động tích cực đến GDP, trong khi cao hơn có tác động ít Loening, Bhaskara và Singh (2010) đối với trường hợp của Guatemala thấy rằng giáo dục tiểu học là quan trọng hơn so với giáo dục trung học và đại học Trong trường hợp của Hy Lạp, Asteriou và Agiomirgianakis (2001) đã sử dụng (1988) mô hình Lucas và cho thấy sự tăng trưởng của tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học, trung học và cao hơn tích cực ảnh hưởng đến GDP ở Hy Lạp cho giai đoạn 1960-1994

tuổi thọ bình quân đều có tác động lên thu nhập bình quân của các nước Châu mỹ La tinh, Châu Phi, Nam Á và Trung Đông ở mức ý nghĩa 5%

năm đi học để đánh giá nguồn lực con người lên tăng trưởng kinh tế Kết quả cho thấy chỉ có yếu tố số năm đi học trung bình có tác động lên tăng trưởng kinh tế

Permani cho rằng giáo dục có thể tác động tới tăng trưởng kinh tế nếu giáo dục kích thích được đổi mới (Nelson và Phelps, 1966); thúc đẩy động cơ tối đa hóa lợi nhuận cho người lao động (Romer, 1990); khả năng tiếp cận cơ hội học tập giữa mọi người trong xã hội như nhau (Ngân hàng Thế giới, 1993); có được nguồn vốn hỗ trợ (Hanf và cộng sự, 1975) Cụ thể, giáo dục giúp cải thiện chất lượng lao động; xóa bỏ các rào cản xã hội và thể chế (Lim, 1996); giáo dục giúp nâng cao tư duy khoa học, kỹ năng toán và thành thạo ngôn ngữ (Benavot, (1992)

Bhattarail và Wisniewski (2012), đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến

lương và cung lao động tại vương quốc anh Sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân

cư tại Anh để nghiên cứu các nhân tố tác động đến lương của Anh Nghiên cứu của ông cho thấy các biến số năm đi học, kinh nghiệm làm việc, trình độ đào tạo nghề, giới

Ngày đăng: 22/02/2018, 00:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Trần Thọ Đạt (2011), “ Giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á và Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á và Việt Nam
Tác giả: Trần Thọ Đạt
Năm: 2011
3. Lê Thị Thu Hằng (2014), “ Tác động của các yếu tố nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ” Luận văn thạc sỹ; Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của các yếu tố nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Thu Hằng
Năm: 2014
8. Trần Vĩnh Phú (2014), “ Đánh giá tác động của đào tạo nguồn nhân lực đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” Luận văn thạc sỹ; Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của đào tạo nguồn nhân lực đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Tác giả: Trần Vĩnh Phú
Năm: 2014
12. Borjas, George J. (2005), Labor Economics, McGraw-Hill, Third Edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Labor Economics
Tác giả: Borjas, George J
Năm: 2005
13. N. Gregory Mankiw, second edition. Nguyên lý kinh tế học. dịch từ tiếng anh.Nguyễn Văn Ngọc và cộng sự dịch, 2003. Hà Nội: nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kinh tế học
Nhà XB: nhà xuất bản thống kê
14. Mincer, Jacob (1974), Schooling, Experience and Earning, Nation Bureau of Economic Research, Colombia University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Schooling, Experience and Earning
Tác giả: Mincer, Jacob
Năm: 1974
15. Mincer, Jacob (1989), Human Capital Responses to Technological Change in the LaborMarket, National Bureau of Economic Research Working Paper No.3207 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human Capital Responses to Technological Change in the LaborMarket
Tác giả: Mincer, Jacob
Năm: 1989
18. Psacharopoulos, George (1993), “Returns to Investment in Education: A Global Update”, World Development, 22(9), The World Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Returns to Investment in Education: A Global Update”, "World Development
Tác giả: Psacharopoulos, George
Năm: 1993
19. OECD (1998), Human Capital Investment- An International Comparision, Paris: OECD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human Capital Investment- An International Comparision
Tác giả: OECD
Năm: 1998
10. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020, http://www.moet.gov.vn, ngày truy xuất 15/8/2015;Tiếng Anh Link
4. Nguyễn Trọng Hoài (2013), Các chuyên đề phát triển chọn lọc khung phân tích và bằng chứng thực nghiệm cho Việt Nam, Nxb kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Khác
5. Đinh Phi Hổ (2013), Phương pháp nghiên cứu kinh tế & viết luận văn thạc sỹ, Nxb Phương Đông Khác
6. Chi Cục thống kê thành phố Tuy Hòa (2015), Niên giám thống kê Khác
7. Nguyễn Hữu Thảo và cộng sự (2001), Lịch sử các học thuyết kinh tế.Tp. HCM.Nhà xuất bản thống kê Khác
9. Văn kiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Khác
11. Becker (1967), Earnings, Schooling, and Ability Revisited Khác
16. Hanushek, E. A.& Woessmann, L. (2012a). Do better schools lead to more growth? Cognitive skills, economic outcomes, and causation, Journal of Economic Growth Khác
17. Hanushek, E (2013). Economic Growth in Developing Countries: The role of Human Capital, Stanford University Khác
20. UNESCO (1997), International Standard Classification of Education Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w