Trong đó, phương pháp Data Envelopment Analysis DEA để đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí; Phương pháp hồi quy Tobit phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐINH THỊ ÁI VÂN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TRỒNG NHO ĐỎ TẠI TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐINH THỊ ÁI VÂN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TRỒNG NHO ĐỎ TẠI TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Quyết định thành lập hội đồng: 696/QĐ-ĐHNT ngày 07/8/2017
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN ĐÌNH CHẤT ThS LÊ VĂN THÁP Chủ tịch Hội Đồng
TS LÊ KIM LONG Khoa sau đại học
KHÁNH HÒA - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Đánh giá hiệu quả chi phí của các
hộ gia đình trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Khánh Hòa, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Đinh Thị Ái Vân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp
đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân Luận văn này cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường đại học, và các tổ chức nghiên cứu
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Đình Chất và Th.S
Lê Văn Tháp - Giảng viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang là nhưng người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu, Khoa kinh tế, Khoa Sau đại học của trường Đại học Nha Trang, cùng toàn thể Quý thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi cũng xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất là sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Ninh Thuận đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc điều tra và thu thập số liệu
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Cảm ơn tất cả các tác giả của các công trình mà tôi đã tham khảo
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi kính mong quý thầy, cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến
đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để
đề tài được hoàn thiện hơn
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn
Khánh Hòa, tháng 6 năm 2017
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ xii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu 4
1.7 Kết cấu luận văn 5
Tóm tắt chương 1: 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
2.1 Các khái niệm liên quan 6
2.1.1 Các khái niệm về nông nghiệp, nông thôn, hộ gia đình, hộ gia đình trồng nho đỏ và kinh tế hộ gia đình 6
2.1.2 Khái niệm sản xuất, hàm sản sản xuất 6
2.1.3 Các khái niệm về hiệu quả 7
2.2 Phương pháp DEA 11
2.2.1 Sự ra đời và phát triển của phương pháp DEA 11
2.2.2 Hiệu quả theo quy mô 12
2.2.3 DEA CRS và DEA VRS 13
Trang 62.3 Đo lường hiệu quả sản xuất theo cách tiếp cận DEA 14
2.3.1 Mô hình DEA gốc 14
2.3.2 Mô hình tổng quát CCR DEA – Đo lường hiệu quả kỹ thuật tổng hợp 15
2.3.3 Mô hình DEA_VRS (hiệu quảthay đổi theo quy mô) - mô hình BCC - Đo lường hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô 16
2.3.4 Mô hình BCC mở rộng – Đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí 16
2.4 Các lý thuyết liên quan đến hiệu quả chi phí của nghề trồng nho đỏ 17
2.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan 18
2.5.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới 18
2.5.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước 19
2.6 Khung phân tích 20
Tóm tắt chương 2: 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Quy trình nghiên cứu 22
3.1.1 Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ 22
3.1.2 Giai đoạn nghiên cứu chính thức 23
3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu 24
3.2.1 Phương pháp định tính 24
3.2.2 Phương pháp định lượng 24
3.2.3 Các biến sử dụng trong phân tích DEA 25
3.2.4 Các mô hình DEA sử dụng để phân tích hiệu quả nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận 28
3.2.5 Hàm hồi quy Tobit 32
3.3 Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu 36
3.4 Loại dữ liệu cần thu thập 37
3.5 Công cụ phân tích dữ liệu 38
Tóm tắt chương 3: 38
Trang 7CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
4.1.Tổng quan về nghề trồng nho đỏ ở tỉnh Ninh Thuận 39
4.2 Giới thiệu về địa bàn điều tra 39
4.2.1 Điều kiện tự nhiên 39
4.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 41
4.3 Đặc điểm sinh học của nho đỏ 42
4.4 Thực trạng sản xuất nho tại tỉnh Ninh Thuận 46
4.5 Tình hình tiêu thụ nho đỏ 50
4.6 Thống kê mô tả số liệu điều tra 51
4.6.1 Về độ tuổi chủ hộ 51
4.6.2 Về giới tính của chủ hộ 51
4.6.3 Số lao động trong hộ gia đình tham gia hoạt động trồng nho đỏ 51
4.6.4 Về trình độ học vấn 52
4.6.5 Về kinh nghiệm trồng nho đỏ 53
4.6.6 Trang bị kỹ thuật trồng nho đỏ của chủ hộ 53
4.6.7 Phương thức thu hoạch 54
4.6.8 Đánh giá khả năng sinh lời của các hộ trồng nho đỏ 54
4.7 Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí của nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận 57
4.7.1 Mô tả các biến sử dụng trong DEA 57
4.7.2 Hiệu quả kỹ thuật theo mô hình CCR-DEA 58
4.7.3 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mô theo mô hình BCC – DEA 59
4.7.4 Hiệu quả chi phí theo mô hình BCC mở rộng 60
4.8 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận 62
4.9 Những khó khăn mà hộ nông dân trồng nho đỏ gặp phải 65
4.10 Nguyện vọng về chính sách nhà nước để phát triển nghề trồng nho đỏ 66
Trang 84.11 Xu hướng phát triển của các hộ trồng nho đỏ 67
4.12 Thảo luận kết quả nghiên cứu 68
4.12.1 Kết quả nghiên cứu 68
4.12.2 Một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận 69
Tóm tắt chương 4 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
5.1 Kết luận 70
5.1.1 Các mục tiêu đề tài nghiên cứu đã đạt được, cụ thể 70
5.1.2 Về phương pháp nghiên cứu 70
5.1.3 Về kết quả nghiên cứu 70
5.1.4 Hạn chế của đề tài 71
5.1.5 Hướng mở của đề tài 72
5.2 Kiến nghị 72
5.2.1 Chủ hộ gạt bỏ tư tưởng bảo thủ, cần chủ động tiếp cận khoa học - kỹ thuật, phân bổ lại các yếu tố nguồn lực và hợp tác đoàn kết giữa các vườn nho đỏ 72
5.2.2 Hỗ trợ và chính sách vốn thông thoáng để hộ gia đình trồng nho đỏ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn cho vay 73
5.2.3 Xem xét mở rộng quy mô sản xuất 73
5.2.4 Ổn định giá cả cho hộ nông dân 74
5.2.5 Tăng cường tập huấn kỹ thuật, khuyến khích hộ nông dân tham gia các lớp đào tạo, nâng cao trình độ 74
5.2.6 Nâng cao năng lực cho các nhà quản lý 75
Tóm tắt chương 5: 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
AE: Allocative Efficiency (Hiệu quả phân bổ)
BCC: Banker, Charnes và Cooper
CCR: Charnes, Cooper, và Rhodes
CE: Cost Efficiency (Hiệu quả chi phí)
CRS: Constant Return to Scale (Hiệu quảkhông đổi theo quy mô) DEA: Data Envelopment Analysis (Phân tích đường bao dữ liệu) DEAP: Date Envelopment Analysic Program ( Chương trình phân tích
đường bao dữ liệu) DMU: Decision Making Unit (Đơn vị ra quyết định)
DRS: Decreasing Returns to Scale (Hiệu quảgiảm dần theo quy mô) EE: Economic Efficiency (Hiệu quả kinh tế)
IRS: Increasing Returns to Scale (Hiệu quảtăng dần theo quy mô) PTNT: Phát triển nông thôn
SFA: Stochastic Frontier Analysis (Phân tích biên giới ngẫu nhiên) TE: Technical Efficiency (Hiệu quả kỹ thuật)
UBND: Uỷ ban nhân dân
VRS: Variable Returns to Scale (Hiệu quảthay đổi theo quy mô)
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tóm lược các biến lựa chọn của các nghiên cứu trước 25
Bảng 3.2: Các biến sử dụng trong phân tích CCR- DEA và BCC 27
Bảng 3.3: Các biến sử dụng trong phân tích BCC mở rộng 28
Bảng 3.4: Tổng hợp các biến sử dụng trong hồi quy Tobit của các nghiên cứu trước 33
Bảng 3.5: Các biến sử dụng trong phân tích hồi quy Tobit 34
Bảng 3.6: Cơ cấu phiếu khảo sát theo địa bàn 37
Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng trồng nho tỉnh Ninh Thuận năm 2011 - 2015 47
Bảng 4.2: Diện tích trồng nho đỏ tỉnh Ninh Thuận năm 2011 - 2015 48
Bảng 4.3: Sản lượng nho đỏ Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2015 48
Bảng 4.4: Thống kê tuổi của chủ hộ trồng nho đỏ trong mẫu nghiên cứu 51
Bảng 4.5: Cơ cấu giới tính của chủ hộ trồng nho đỏ trong mẫu nghiên cứu 51
Bảng 4.6: Thống kê số người trong gia đình tham gia hoạt động trồng nho đỏ 51
Bảng 4.7: Cơ cấu lao động tham gia trồng nho đỏ trong mẫu nghiên cứu 52
Bảng 4.8: Trình độ học vấn của chủ hộ trồng nho đỏ trong mẫu điều tra 52
Bảng 4.9: Kinh nghiệm của chủ hộ trồng nho đỏ trong mẫu điều tra 53
Bảng 4.10: Các kênh trang bị kỹ thuật trồng nho đỏ của chủ hộ trong mẫu 53
Bảng 4.11: Phương thức thu hoạch của chủ hộ trồng nho đỏ trong mẫu điều tra 54
Bảng 4.12: Thống kê mô tả các khoản chi phí, doanh thu, lợi nhuận của các hộ trồng nho đỏ trong mẫu điều tra 55
Bảng 4.13: Tỷ trọng các khoản mục chi phí đầu tư trung bình một hộ gia đình trồng nho đỏ trong mẫu điều tra 56
Bảng 4.14: Tổng hợp số lượng các yếu tố đầu ra, số lượng và giá cả đầu vào sử dụng trong DEA 57
Bảng 4.15: Hiệu quả kỹ thuật tổng hợp theo mô hình CCR-DEA của hộ trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận 58
Trang 11Bảng 4.16: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mô theo mô hình BCC – DEA 59
Bảng 4.17: Hiệu quả quy mô theo mô hình BCC 59
Bảng 4.18: Hiệu quả chi phí theo mô hình BCC mở rộng 60
Bảng 4.19: Bảng thống kê hiệu quả chi phí của các hộ trồng nho đỏ 61
Bảng 4.20: Mức độ tương quan các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật thuần tuý 62
Bảng 4.21: Những khó khăn chủ yếu của các hộ trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận 65
Bảng 4.22: Nguyện vọng về chính sách Nhà nước để phát triển nghề trồng nho đỏ tại Ninh Thuận 66
Bảng 4.23: Định hướng phát triển của các hộ trồng nho đỏ ở tỉnh Ninh Thuận 67
Trang 12DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Hàm sản xuất 12
Hình 2.2: Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào DEACRS và DEAVRS 14
Hình 2.3: Sơ đồ khung phân tích 20
Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Ninh Thuận 39
Hình 4.2: Vườn nho đỏ tỉnh Ninh Thuận 43
Sơ đồ 3.1: Qui trình nghiên cứu 22
Trang 13TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu của đề tài “Đánh giá hiệu quả chi phí của các hộ gia đình trồng nho
đỏ tại tỉnh Ninh Thuận” bao gồm đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả theo quy mô,
hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí, và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật từ đó gợi ý một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận
Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là định tính kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thu thập trên cơ sở bảng câu hỏi điều tra của 102 hộ trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận Trong đó, phương pháp Data Envelopment Analysis (DEA) để đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
bổ và hiệu quả chi phí; Phương pháp hồi quy Tobit phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ gia đình trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận, thông qua việc phân tích các thông tin thu được và xử lý số liệu bằng Excel, phần mềm DEAP và Eview
Điều tra 102 hộ gia đình thì diện tích trung bình của 1 hộ gia đình trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận là 0,2981 ha, hộ nhỏ nhất là 0,1ha, hộ lớn nhất là 0,9ha Năng suất
bình quân đạt 16,07 tấn/ha Lợi nhuận trung bình đạt 72,67 triệu đồng/ha và giải quyết
việc làm cho hàng ngàn lao động trực tiếp trong năm
Hiệu quả kỹ thuật đạt được tương đối thấp, trung bình là 0,70, chứng tỏ các hộ gia đình sử dụng các yếu tố đầu vào chưa cao Trong đó, hiệu quả kỹ thuật thuần tuý trung bình đạt 0,807 và hiệu quả quy mô trung bình đạt 0,868 Như vậy, ngoài việc sử dụng chưa hợp lý các yếu tố đầu vào, các hộ trồng nho đỏ trên địa bàn nghiên cứu có quy mô diện tích chưa phù hợp Phần lớn các hộ gia đình trồng nho đỏ trong trang thái IRS (82 hộ chiếm 80,39%); có 13 hộ đang trong trạng thái quy mô đạt tối ưu, còn lại 7
hộ trong trạng thái DRS chiếm 6,86% số hộ trong mẫu điều tra Hiệu quả phân bổ trung bình chỉ đạt 0,778 và dao động từ 0,390 đến 1; chứng tỏ các hộ gia đình phân bổ các yếu tố nguồn lực hiệu quả không cao và không đồng đều Hiệu quả kỹ thuật không cao trong khi hiệu quả phân bổ thấp hơn chính là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả chi phí trung bình đạt được tương đối thấp hơn nhiều so với hiệu quả kỹ thuật (0,621), với dao động từ 0,368 tới 1, như vậy chi phí đầu vào sử dụng chưa hiệu quả
Trang 14Với mức ý nghĩa α = 5%, thì trong 5 nhân tố đưa vào mô hình hồi quy Tobit, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật thuần tuý thì, có 3 nhân tố có ý nghĩa thống kê đó là: quy mô diện tích, kinh nghiệm của chủ hộ, tham gia tập huấn (có giá P-value < 0,05) Còn 2 nhân tố: học vấn và vay vốn không có ý nghĩa thống kê (có P-value > 0,05) Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất cần có kế hoạch mở rộng diện tích ở những hộ trong trạng thái IRS, nâng cao năng lực cho chủ hộ bằng cách khuyến khích hộ tham gia các khoá đào tạo nâng cao trình độ và xây dựng các chương trình tập huấn có chất lượng Có thể xây dựng mô hình công ty thay thế cho kinh tế hộ trong sản xuất nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận Ngoài ra tuyên truyền đổi mới tư duy bảo thủ cho hộ trồng nho đỏ, có chính sách vốn ưu đãi thông thoáng cho hộ nông dân trồng nho đỏ dễ dàng tiếp cận vốn để đầu tư sản xuất
Từ khoá: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, Hiệu quả chi phí, hộ gia đình trồng nho đỏ, tỉnh Ninh Thuận
Trang 15CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Gần 100 năm về trước, khi lần đầu tiên đưa cây nho về trồng thử nghiệm ở Ninh Thuận, chắc chắn người Pháp cũng không thể ngờ được rằng loại cây trồng "khó tính" lại ưa thích và sinh sôi phát triển mạnh mẻ ở vùng đất "đầy nắng lắm gió" này
Thời hoàng kim của cây nho được xác định vào khoảng từ đầu thập niên 80 đến giữa thập niên 90, nho được ví như cây trồng “nữ hoàng", giúp người dân miền gió cát Ninh Thuận thoát nghèo, thậm chí không ít người vươn lên làm giàu với tổng diện tích xấp xỉ 2.300 ha Giống nho đỏ (Red Cardinal) lúc bấy giờ được xem là cây trồng chủ lực ở 31 xã, phường thuộc 4 huyện, thị xã trong tỉnh Từ nhiều năm nay, nho đỏ là cây trồng đặc sản, có giá trị kinh tế ở tỉnh Ninh Thuận Với diện tích trồng nho đỏ chiếm 5% tổng diện tích đất nông nghiệp ở tỉnh Ninh Thuận, giá trị kinh tế chiếm 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Tỉnh
Tuy nhiên, nho đỏ Ninh Thuận đã trải qua không ít thăng trầm, trong nhiều năm qua, diện tích trồng nho đỏ của tỉnh luôn biến động thất thường, phát triển chậm
và chưa có nhiều vùng chuyên canh nho đỏ an toàn, chất lượng Người nông dân ở Ninh Thuận từng hơn chục năm gắn bó với nghề trồng nho đỏ không khỏi ngỡ ngàng, khi “nữ hoàng” cây trồng của xứ sở xương rồng này có ngày lại suy thoái như vậy
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, từ diện tích gần 2.300 ha, hiện diện tích nho đỏ toàn tỉnh chỉ còn chưa đến
1200 ha Các chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp đánh giá đại bộ phận bà con trồng nho đỏ ở Ninh Thuận canh tác theo kinh nghiệm cảm quan, mày mò học lỏm lẫn nhau, trong khi các kiến thức về khoa học kỹ thuật chưa được trang bị một cách bài bản Ngoài ra, do khoản siêu lợi nhuận từ các vụ nho đỏ gấp 9 đến 10 lần so với trồng lúa nên nhà nông đã thúc ép cây nho đỏ cho trái đến 3 vụ mỗi năm mà quên đi việc chăm chút, lai tạo giữ thế bền vững đã khiến cây nho đỏ bị suy kiệt Kết cục, cây nho đỏ chỉ cho năng suất trên dưới 50% so với trước đây
Trước thực trạng đó, cùng với tiến trình xây dựng nông thôn mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành việc khảo sát, đánh giá các vùng có điều kiện thích nghi cho vùng trồng nho đỏ bền vững, đã thực hiện các giải pháp đồng bộ về quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xác định cây nho đỏ là
Trang 16cây sản xuất hàng hoá chủ lực, từ đó khuyến khích nông dân hình thành các trang trại lớn, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nghề trồng nho đỏ theo hướng an toàn, bền vững Khu vực trồng nho đỏ chính của tỉnh thu hẹp ở 3 huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước và TP Phan Rang -Tháp Chàm, trong đó huyện Ninh Phước giữ vai trò trọng điểm
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận, cây nho đỏ vẫn được
là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng gồm 8 cây và 3 con của địa phương Với diện tích hơn 1.000 ha, sản lượng nho đỏ thu được vẫn chưa đáp ứng đủ thị trường tiêu thụ trong nước, đến năm 2020 kế hoạch tăng diện tích lên 2.500 ha, nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa dồi dào phục vụ thị trường, trong đó giống mới là 1.000-1.500 ha với tổng sản lượng hơn 6 vạn tấn
Như vậy, Cây nho đỏ Ninh Thuận có trở lại được thời hoàng kim như ngày xưa hay không, làm thế nào để nâng cao hiệu quả cho nghề trồng nho đỏ, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ dân, giải quyết công ăn việc làm tại tỉnh Ninh thuận đang là thách thức lớn và cần được giải đáp
Trong nhiều năm qua, đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí trong sản xuất đã nhận được sự chú ý đặc biệt với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
Hai phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong đo lường hiệu quả là: (i) phân tích đường bao dữ liệu (DEA), là một phương pháp phân tích phi tham số; và (ii) phân tích biên giới ngẫu nhiên (SFA), là phương pháp tham số sử dụng mô hình kinh
tế lượng Ưu điểm của phương pháp SFA là sai số ngẫu nhiên tách được khỏi đường biên giới hạn khả năng sản xuất, và dễ dàng kiểm định được mô hình; Tuy nhiên, phương pháp SFA phải áp đặt một dạng hàm và vì vậy có thể gặp sai lầm trong lựa chọn; và chỉ cho phép một đầu ra duy nhất, điều đó sẽ gặp khó khăn trong phân tích nếu quá trình sản xuất có nhiều đầu ra Trong khi phương pháp DEA không yêu cầu phải xác định một dạng hàm cụ thể khi xây dựng đường biên sản xuất, hơn nữa phương pháp này có thể sử dụng trong truờng hợp nhiều sản phẩm đầu ra và nhiều yếu tố đầu vào và như vậy có thể sử dụng để uớc luợng riêng biệt các loại hiệu quả sản xuất như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả theo quy mô sản xuất
Trang 17Việc sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới áp dụng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực; Tuy nhiên, ở Việt Nam, phương pháp này mới bắt đầu tiếp cận từ những năm 2000 trở lại đây, một
số công trình nghiên cứu trong lĩnh vực trồng trọt như: Quan Minh Nhật, “ Đo lường hiệu quả
kỹ thuật, hiệu quả chi phí và hiệu quả phân bổ của các hộ trồng hành tím ở tỉnh Sóc Trăng”; Thái Thanh Hà (2009) “Áp dụng phương pháp đường bao dữ liệu và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum”; Trương Thành Đạt (2015) Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ… Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào đánh giá, đo lường hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng nho đỏ ở Ninh Thuận
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả chi phí của các hộ gia đình trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận” để nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung
Đo lường hiệu quả chi phí và xác định các nhân tố ảnh tác động đến hiệu quả kỹ thuật để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Việc trồng nho đỏ của các nông hộ tại tỉnh Ninh Thuận đạt hiệu quả sản xuất cao không?
Những nhân tố cơ bản nào tác động đến hiệu quả kỹ thuật của nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận?
Trang 18 Những giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả mô hình chuyên canh nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết và thực trạng hiệu quả chi phí của hộ gia
đình trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận
- Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Đánh giá thực trạng và hiệu quả nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận + Không gian: Các hộ gia đình trồng nho đỏ trên địa tỉnh Ninh Thuận
+ Thời gian: Dữ liệu sơ cấp thu thập trong khoảng thời gian 10/2016-12/2016
và dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2011 đến 2016
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Dữ liệu nghiên cứu:
+ Địa bàn và quy mô nghiên cứu
Gồm các hộ nông dân trồng nho đỏ thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
+ Phương pháp chọn mẫu
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên giản đơn Số liệu thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu gọi tắt là phương
pháp DEA (Data envelopment analysis) với 3 mô hình: mô hình CCR-DEA; mô hình BCC
và mô hình BCC mở rộng Nhằm đo lường hiệu quả sản xuất của nghề nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận Ngoài ra, tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nghề trồng nho đỏ trên địa bàn nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
* Lý thuyết: Kết quả đề tài là hệ thống hoá về mặt lý luận về đo lường hiệu quả
chi phí, giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quát về bản chất của hiệu quả cũng như phương pháp đo lường hiệu quả bằng DEA; đề tài có thể làm tài liệu tham khảo
để các nghiên cứu sâu hơn về phân tích hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
* Thực tiễn: Đề tài đánh giá được thực trạng, tình hình sản xuất nho đỏ tại Ninh
Thuận Kết quả nghiên cứu có thể giúp các hộ nông dân trồng nho đỏ có cái nhìn tổng
Trang 19quát hơn, từ đó có thể điều chỉnh trong sản xuất nho đỏ để đạt hiệu quả cao hơn Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu hữu ích giúp các nhà quản lý quy hoạch vùng trồng nho đỏ và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền vững nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt chương 1:
Trong chương 1, tác giả giới thiệu về: (i) tính cấp thiết của đề tài “Đánh giá hiệu quả chi phí của các hộ gia đình trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận”, (ii) mục tiêu nghiên cứu, (iii) câu hỏi nghiên cứu, (iv) đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu, (v)
ý nghĩa của nghiên cứu và (vi) giới thiệu kết cấu luận văn của mình
Trang 20CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Các khái niệm về nông nghiệp, nông thôn, hộ gia đình, hộ gia đình trồng nho
đỏ và kinh tế hộ gia đình
- Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ
sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi gia súc gia cầm (Đinh Phi Hổ,2008) Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước Hoạt động nông nghiệp không chỉ gắn liền với yếu tố kinh
tế xã hội mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên
- Nông thôn là một hình thức cư trú mang tính không gian - lãnh thổ, xã hội
của con người, nơi sinh sống của những người chủ yếu làm nghề nông và những nghề khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
(Phan Văn Thạng, 2008)
- Hộ gia đình là một khái niệm để chỉ hình thức tồn tại của một kiểu nhóm
xã hội lấy gia đình làm nền tảng Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có tính chất hành chính và địa lý Trong đó, gia đình là một nhóm người mà các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (kể cả nhận con nuôi) vừa đáp ứng nhu cầu riêng tư của mình, vừa thỏa mãn nhu cầu xã hội (Phan
Văn Thạng, 2008)
- Hộ gia đình trồng nho đỏ là những hộ gia đình sống bằng nghề trồng nho đỏ là chủ yếu
- Kinh tế hộ nông dân: Theo Ellis (1995), kinh tế hộ nông dân có thể tóm tắt
như sau: "Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường"
2.1.2 Khái niệm sản xuất, hàm sản sản xuất
- Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình, thông qua nó các nguồn lực hoặc đầu vào sản xuất được
sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thể sử dụng được Các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp là đất, lao động, phân bón, thuốc nông dược
Trang 21Các yếu tố đầu ra trong sản xuất nông nghiệp là các sản phẩm mà quá trình sản xuất tạo ra
- Hàm sản xuất
Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất Thông thường được viết dưới dạng:
Y = f (x1, x2, x3, x4, ……, xn)
Trong đó: Y là sản lượng đầu ra và xi= (1, 2, 3….n) là các yếu tố đầu vào Các
biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu tố đầu vào được xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước Các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố cố định (là những yếu tố được nông dân
sử dụng một lượng cố định và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: chi phí máy tưới, chi phí máy bơm nước, …) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: giống, lao động, phân bón, thuốc nông dược,…) Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm nhưng dạng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp Hàm sản xuất Cobb - Douglas viết dưới dạng logarithm như sau:
lnY = lnβ0 + β1lnX1 + β2lnX2 + …+ βklnXk
Trong đó: Y và xi (i = 1, 2, , k) lần lượt là các lượng đầu ra đầu vào của quá
trình sản xuất Hằng số β0 có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố, biểu diễn tác động của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong hàm sản xuất Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả Với cùng lượng đầu vào xi, β0 càng lớn sản lượng tối đa có thể đạt được sẽ càng lớn
2.1.3 Các khái niệm về hiệu quả
2.1.3.1 Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả là việc lựa chọn và xem xét các thứ tự nguồn sử dụng trong sản xuất, sao cho ít mất thời gian, công sức, nguồn lực nhưng đạt được hiệu quả cao Hiệu quả bao gồm 2 loại: hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế, hai hiệu quả này có quan hệ thống nhất không thể tách rời Hiệu quả bao gồm cách tiếp cận đầu vào và đầu ra
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động
Trang 22kinh tế Vì vậy nó liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và sử dụng nó tạo ra các yếu đầu ra trong quá trình sản xuất
2.1.3.2 Hiệu quả sản xuất (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả chi phí)
Hiệu quả là một thuật ngữ thông dụng sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội… Trong lĩnh vực kinh tế, theo định nghĩa trong tác phẩm
“Từ điển kinh tế học” của tác giả Nguyễn Văn Ngọc (2012) “Hiệu quả là mối quan hệ giữa đầu vào nhân tố khan hiếm và sản lượng hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả còn được dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá xem thị trường phân bổ nguồn lực tốt đến mức nào”.Vì các nhân tố đầu vào hay các nguồn lực là khan hiếm nên việc phân bổ nguồn lực như thế nào là một vấn đề sống còn của bất kỳ một quốc gia, tổ chức Vì vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các tổ chức đạt được trong việc phân bổ các yếu tố đầu vào có thể sử dụng để sản xuất ra các đầu ra nhằm đạt được một mục tiêu nào đó Nguồn lực đầu vào của một đơn vị ra quyết định (DMU) là các yếu tố đầu vào sản xuất như vốn, lao động, kỹ thuật Đầu ra là kết quả kinh tế như sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận…
Như vậy, hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định Nói cách khác, đó là khả năng biến các yếu tố đầu vào thành các đầu ra trong hoạt động kinh doanh của các DMU Nó cho biết những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của DMU trên cơ sở so sánh kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó
Khái niệm về hiệu quả sản xuất đã phát triển qua thời gian Theo Koopmans (1951), một quá trình sản xuất được coi là hiệu quả kĩ thuật khi và chỉ khi chỉ có thể tăng mức độ đầu ra nhất định hoặc giảm mức độ đầu vào bằng cách giảm mức độ đầu
ra khác hoặc tăng mức đầu vào khác Lí thuyết kinh tế cổ điển, đã chính thức hóa các khái niệm của Koopmans, khi đề cập đến các khái niệm về tối ưu Pareto: một kĩ thuật sản xuất chưa phải là tối ưu Pareto nếu vẫn còn khả năng tăng mức đầu ra hoặc giảm mức đầu vào
Cách tiếp cận đo lường hiệu quả hiện đại bắt đầu với Farrell (1957), mở rộng nghiên cứu của Koopmans và Debreu bằng cách đưa vào một khía cạnh khác của hiệu quả gắn với thành phần tối ưu của đầu vào và giảm thiểu chi phí có tính đến giá tương đối của đầu ra và đầu vào Farell đã đề xuất rằng hiệu quả của một DMU bao gồm hai
Trang 23thành phần: hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency-TE), nó phản ánh các khả năng của một doanh nghiệp đạt được đầu ra lớn nhất với các đầu vào cho trước, và hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency-AE), nó phản ánh khả năng của một doanh nghiệp sử
dụng các đầu vào với mức tỉ trọng tối ưu, với giá của các đầu vào cho trước Hai thước
đo hiệu quả này được kết hợp cho chúng ta một thước đo về hiệu quả kinh tế tổng hợp (Economic Efficiency-EE)
Theo Coelli và cộng sự (2005), hiệu quả sản xuất hình thành từ hiệu quả kỹ thuật
(TE), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (CE) Hiệu quả
kỹ thuật là việc sử dụng lượng đầu vào cho trước để tạo ra một sản lượng cao nhất hay
sử dụng một lượng đầu vào nhỏ nhất để tạo ra một lượng đầu ra nhất định Hiệu quả phân bổ là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó Hiệu quả sử dụng chi phí hay hiệu quả kinh tế là tích của hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất
2.1.3.3 Lý thuyết về đo lường khả năng sinh lời
Đối với các DMU mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại mỗi DMU Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà DMU đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu tài chính sau:
- Tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu ( Net Profit Margin on Sales – Rp )
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp / Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động của DMU Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận Đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí DMU trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của DMU Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của DMU Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của DMU càng tốt hơn
Trang 24- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn = Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp / Giá vốn tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn cho biết một đồng tài sản ngắn hạn DMU sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của DMU Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn càng cao thì trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của DMU càng cao và ngược lại Thông thường, ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn được xem là hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay ngắn hạn trên thị trưởng trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
/ Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định sử dụng tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định tại DMU Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định càng cao thì trình độ sử dụng vốn cố định của DMU càng cao và ngược lại Thông thường, ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định được xem là hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay dài hạn trên thị trường trong kỳ hoặc tỷ suất lợi nhuận đã cam kết trong dự án đầu tư tài sản cố định
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
/ Giá trị tài sản sử dụng bình quân trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chung Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của DMU càng cao và ngược lại Ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu được xem là hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay vốn dài hạn trên thị trường trong kỳ hoặc đạt được tiêu chuẩn mong muốn của chủ sở hữu vốn
Các tỷ số trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt Để phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý, chúng ta cần phải tính
Trang 25toán các tỷ số lợi nhuận Thông qua các tỷ số lợi nhuận, các nhà quản lý đánh giá năng lực thu lợi của DMU, là khả năng thu được lợi nhuận của DMU
Các tỷ số lợi nhuận đáng chú ý:
Tỷ số lợi nhuận thuần trên tổng tài sản có ( Net Return on Assets Ratio – Rc )
Công thức tính:
Rc = ( Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản có ) x 100
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào DMU Hay nói cách khác là tỷ số này phản ánh năng lực thu lợi của DMU khi sử dụng toàn bộ các nguồn kinh tế của mình
Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Doanh lợi vốn chủ sở hữu – ROE )
Công thức tính:
ROE = Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu
tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính
- Doanh lợi tài sản ( ROA )
Công thức tính:
ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay / Tài sản có
Hoặc:
ROA = Thu nhập sau thuế / Tài sản có
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của DMU được phân tích và phạm vi
so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi vay hoặc thu nhập sau thuế để
so sánh với tổng tài sản
2.2 Phương pháp DEA
2.2.1 Sự ra đời và phát triển của phương pháp DEA
DEA là một phương pháp cơ bản trong ước lượng hàm sản xuất và hiệu quả kỹ thuật DEA sử dụng mô hình toán tuyến tính và hàm khoảng cách Phương pháp này
Trang 26được nhiều nhóm ý tưởng bắt đầu từ Farell khi ông đưa ra ý tưởng áp dụng về đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả tương đối giữa các công ty trong một ngành Tuy nhiên phương pháp này không nhận được sự ủng hộ rộng rãi thời gian sau đó Cho đến khi Charnes, Cooper, và Rhodes (1978) đưa ra khái niệm và phương pháp “phân tích bao dữ liệu” thì nó thực sự ngày càng được mở rộng
và ngày nay nó trở thành một ứng dụng lớn trong phân tích kinh tế
2.2.2 Hiệu quả theo quy mô
Trong kinh tế, khái niệm hàm sản xuất mô tả các đầu ra của sản xuất là sự kết hợp của tất cả các đầu vào Một hàm sản xuất có thể được mô tả trên đồ thị hai chiều như hình 1.1 Để dễ dàng mô tả hàm sản xuất trên một đồ thị hai chiều, chúng ta giả sử tất cả các đầu vào sẽ gộp lại thành một đầu vào tổng hợp Tương tự, các đầu ra cũng được gộp lại thành một đầu ra tổng hợp
Giả sử rằng 1 doanh nghiệp sử dụng số lượng đầu vào, và sản xuất ra số lượng đầu ra Ví dụ, chúng ta xem xét một nhà sản xuất bộ giảm xóc Nếu chỉ cần sản xuất vài bộ giảm sóc, có lẽ sẽ thích hợp hơn với việc sản xuất bằng tay (đầu tư ít) Nhưng nếu cần sản xuất một số lượng lớn bộ giảm xóc, sản xuất với quá trình tự động hóa có thể sẽ tốt hơn Nguyên nhân là vì, mức độ gia tăng đầu ra có thể sẽ lớn hơn mức độ gia tăng đầu vào
Khái niệm này được gọi là tính kinh tế của quy mô sản xuất Thực sự, nếu người sản xuất đang hoạt động ở trạng thái hiệu quảtăng dần theo quy mô, thì thành quả (lợi nhuận) hoạt động của họ sẽ tăng nếu họ gia tăng quy mô sản xuất
Hình 2.1: Hàm sản xuất
(Nguồn: Wade D.Cook-Joe Zhu, Data Envelopment Analysis, Springer, 2012)
Trang 27Chúng ta có thể định nghĩa hiệu quảtăng dần theo quy mô (Increasing Returns
to Scale) (IRS) như một thuộc tính của hàm sản xuất, mà ở đó, nếu gia tăng tất cả các đầu vào cùng một tỷ lệ thì các đầu ra sẽ cùng gia tăng với một tỷ lệ lớn hơn
Dù vậy, khi chúng ta gia tăng đầu vào vượt qua một giới hạn nhất định, tính chất IRS không còn đúng nữa Nếu nhà sản xuất cần sản xuất hàng tỷ bộ giảm xóc, họ
sẽ gặp những khó khan, ví dụ như giới hạn dự trữ và cung ứng nguyên liệu đầu vào Khi đó, họ sẽ hoạt động ở trạng thái hiệu quảgiảm dần theo quy mô (Decreasing Returns to Scale) (DRS)
Kết hợp 2 trạng thái hoạt động sản xuất IRS và DRS sẽ mang lại vùng hoạt động sản xuất có tính chất hiệu quảthay đổi theo quy mô (Variable Returns to Scale, VRS) Tức là, trong quá trình sản xuất, các hoạt động sẽ có thể ở trong vùng IRS hoặc DRS (hoặc CRS – hiệu quảkhông đổi theo quy mô)
2.2.3 DEA CRS và DEA VRS
Theo Charnes, Cooper, và Rhodes (1978), có hai phương pháp tiếp cận ước lượng giới hạn khả năng sản xuất là: phân tích màng dữ liệu trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Return to Scale - CRS) và phân tích màng dữ liệu trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return to Scale - VRS) Cả hai mô hình DEACRS và DEAVRS đều được xây dựng với giả thiết tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không làm giảm sút đầu ra và tối đa hóa đầu ra dựa trên đầu vào có sẵn
Để so sánh phương pháp DEACRS và DEAVRS, ta xét điểm không đạt hiệu quả
kỹ thuật P (hình 1.2) Sự không hiệu quả kỹ thuật theo mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) của điểm P là một khoảng cách PPc Trong khi đó, sự không hiệu quả kỹ thuật theo mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS) chỉ là PPv Sự khác biệt của hai mô hình đo lường này là do sự không hiệu quả về mặt qui mô Các khái niệm này có thể chỉ rõ trong đo lường hiệu quả tỉ lệ như sau:
TECRS = APc/ AP
TEVRS = APv/ AP
Trang 28Hình 2.2 Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào DEA CRS và DEA VRS
(Nguồn: Wade D.Cook-Joe Zhu, Data Envelopment Analysis, Springer, 2012)
Do vậy, hệ số hiệu quả TECRS, TEVRS trong mô hình phân tích màng dữ liệu luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1
2.3 Đo lường hiệu quả sản xuất theo cách tiếp cận DEA
là hiệu quả của DMU thứ m
là đầu ra thứ j của DMU thứ m
là trọng số của đầu ra thứ j
đầu vào thứ i của DMU thứ m
là trọng số của đầu vào thứ i
và theo thứ tự là đầu ra thứ j và đầu vào thứ i của DMU thứ n với n = 1, 2,…, N
Trang 29Giải bài toán này, chúng ta sẽ có các giá trị của u và v nhằm xác định hiệu quả
lớn nhất có thể đạt tới của DMU thứ i Nếu hiệu quả là bằng 1, khi đó DMU này là đạt hiệu quả 100% và sẽ nằm trên đường biên gới hạn của sản xuất
2.3.2 Mô hình tổng quát CCR DEA – Đo lường hiệu quả kỹ thuật tổng hợp
Mô hình CCR DEA tối đa hóa đầu ra được trình bày như sau:
Điều kiện:
; i=1, 2, K, I; j = 1, 2, K, J
Chương trình này có thể biểu diễn dưới dạng ma trận như biểu diễn ở dưới
Điều kiên:
X là ma trận của đầu vào và Y là ma trận của đầu ra
Tương tự, mô hình CCR DEA tối thiểu hóa đầu vào là:
Điều kiện:
Trang 30mở rộng mô hình DEA_CRS cho trường hợp hiệu quảthay đổi theo quy mô Việc sử dụng mô hình DEA_CRS khi không phải tất cả các DMU đang hoạt động với quy mô tốt nhất, sẽ cho kết quả của TE bao gồm cả hiệu quả quy mô (SE), còn được gọi là hiệu quả kỹ thuật tổng hợp Việc sử dụng mô hình DEA_VRS sẽ cho phép tính toán được TE tách bạch với SE, còn được gọi là hiệu quả kỹ thuật thuần túy
Bài toán quy hoạch tuyến tính DEA – CRS có thể điều chỉnh để trở thành mô hình DEA – VRS bằng việc bổ sung thêm ràng buộc của tính lồi là: N1’λ =1 vào phương trình sau:
Theo Coelli hiệu quả chi phí có thể đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân
DEA định hướng đầu vào Như vậy, nếu chúng ta có thông tin về giá và xem xét đến hành vi kinh tế của nhà sản xuất, như là tối thiểu hóa chi phí hoặc tối đa hóa doanh thu, chúng ta thể đo lường cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Đối với trường
Trang 31hợp VRS với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí, chúng ta sẽ chạy mô hình DEA theo định hướng đầu vào để tính toán hiệu quả kỹ thuật Sau đó chúng ta sẽ chạy mô hình DEA
tối thiểu hóa chi phí như sau:
Với các ràng buộc là : -yi + Yλ ≥ 0
i sẽ tính toán như sau:
CE=
Đó là, tỷ lệ của chi phí nhỏ nhất với chi phí quan sát
2.4 Các lý thuyết liên quan đến hiệu quả chi phí của nghề trồng nho đỏ
- Vốn trong nông nghiệp:
Vốn trong nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp Do đặc tính của sản xuất nông nghiệp nên vốn trong nông nghiệp có tính thời vụ và chứa đựng nhiều rủi ro Chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp thường dài nên vốn trong nông nghiệp lưu chuyển chậm Vốn trong nông nghiệp chủ yếu từ tích lũy bản thân ngành nông nghiệp, ngân sách nhà nước, tín dụng nông thôn và đầu tư nước ngoài
- Nguồn lao động trong nông nghiệp:
Nguồn lao động trong nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp Nó là yếu tố đặc biệt không chỉ về số lượng mà còn là về chất lượng Đặc biệt những yếu tố phi vật chất như kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thực lao động ảnh hưởng không nhỏ đến việc gia tăng sản lượng Do đó đầu tư nâng cao chất lượng lao động chính là tăng giá trị của yếu tố đầu vào đặc biệt này
Trang 32- Đất nông nghiệp:
Bao gồm đất canh tác cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đồng cỏ để chăn nuôi và mặt nước dùng để sản xuất nông nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên nhưng có giới hạn, do đó cần có sự quản lý chặt chẽ và sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảtrên một đơn vị diện tích Và nó là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quảvà chất lượng sản phẩm
- Công nghệ: Là đầu vào quan trọng làm thay đổi phương pháp sản xuất, tăng
năng suất lao động Ứng dụng công nghệ mới sẽ góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động
- Nước tưới: là một đầu vào quan trọng làm tăng năng suất lao động Trong
điều kiện tỉnh Ninh Thuận có một mùa khô kéo dài và khắc nghiệt Nếu không đầu tư
hệ thống tưới nước, Nho đỏ sẽ bị cháy, không tạo ra sản phẩm hiệu quả sản xuất thấp
- Phân bón: Phân bón cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất
lao động Vì vậy, phải chú trọng kỹ thuật bón và sử dụng phân bón hợp lý
- Thuốc trừ sâu bệnh: Nho đỏ cũng như nhiều cây trồng khác không thể tránh
được sâu bệnh, nhất là những mùa khô và mùa có độ ẩm cao Thuốc trừ sâu bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm
2.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả sản xuất Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về hiệu quả nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận
2.5.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới
- Kalyan Chacraborcty và cộng sự, 2002 “Cotton Farmers' Technical Efficiency: Stchastic and Nonstochastic production function approacher” Tác giả đã
nghiên cứu cho 54 hộ sản xuất bông, kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình
TECRS và TEVRS lần lượt là 0,799 và 0,886, hiệu quả kỹ thuật tương đối cao
- Joachim Nyemeck Binam, 2003 “Factors Affecting Technical Efficiency among Coffee Farmers in Côte d’Ivoire: Evidence from the Centre West Region” Tác
giả đã sử dụng phương pháp DEA đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng cà phê Các phân tích cho thấy mức độ trung bình của hiệu quả kỹ thuật cho mô hình CCR và BCC lần lượt là 36% và 47%
Trang 33- Kalika Taraka và cộng sự, 2010 “A Nonparametric approach to evaluate Technical efficiency of Rice Farms in the central Thailan” Tác giả đã sử dụng phương
pháp DEA nghiên cứu cho 400 trang trại lúa Hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt được là 0,518 và biến động từ 0,003 đến 1
2.5.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước
- Phạm Thị Thanh Xuân, 2014“Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất
Hồ Tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” Hiệu quả kỹ thuật tính cho toàn bộ tỉnh Quảng
Trị là 0,904, điều này cho thấy hiệu quả của các vườn Hồ Tiêu khá cao Trong 593 vườn Hồ Tiêu được điều tra, có 72 vườn đạt hiệu quả kỹ thuật bằng 1 và 447 vườn có thể tăng hiệu quả theo quy mô
- Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2013 “Phân tích hiệu quả chi phí và hiệu quả quy mô của hộ sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng ứng dụng phương pháp phi tham số” cho thấy nghiên cứu đã sử dụng phương pháp DEA Kết quả nghiên
cứu có được là hiệu quả chi phí bình quân của hộ sản xuất là 0,62 và biến động từ 0,02 đến 1 Các hộ có thể giảm chi phí trong sản xuất trên cơ sở điều tiết và phân bổ các nguồn lực đầu vào sản xuất hợp lý hơn
- Thái Thanh Hà, 2009 “Áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu và hồi quy tobit để đánh giá hiệu quả cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kontum”,
nghiên cứu cho thấy chỉ số hiệu quả kinh tế và hiệu quả chi phí của các hộ gia đình sản xuất có quy mô trên 2ha cao hơn các hộ sản xuất có quy mô nhỏ
- Trương Thành Đạt, 2015 “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quy mô của nông hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ” ,tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích bao phủ số liệu - DEA (Data
Envelopment Analysis)để đo lường hiệu quả kỹ thuật Qua khảo sát 120 hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Thới Lai, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật đo bằng phương pháp DEA của nông hộ rất cao ở mức trung bình 0,968 (96,8%)
- Đỗ Quang Giám, 2002 “ Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp phân tích vỏ bọc dữ liệu sản xuất Vải Thiều ở Bắc Giang” Tác giả cho rằng: Phương
pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA) là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các nhóm hộ sản xuất
Đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào trong các hộ điều tra như công lao động, phun thuốc, tuổi cây, tỷ lệ ra tán quả cách năm, phân hóa học như
Trang 34đạm kali và mật độ cây Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 85,5%, cho thấy mặt bằng chung hiệu quả kỹ thuật khá tốt
- Sử dụng hàm hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố thuộc về đặc điểm nông
hộ, đặc điểm sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật thuần tuý
Từ đó đề xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận
Hình 2.3: Sơ đồ khung phân tích
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Mô hình
CCR
Hiệu quả sản xuất
Mô hình BCC
Hiệu quả kỹ thuât
tổng hợp
(TECRS)
Hiệu quả phân bổ (AE)
Hiệu quả kỹ thuât thuần túy (TEVRS)
Các yếu
tố Đầu ra
Các yếu
tố Đầu vào
Hiệu quả chi phí (CE)
Mô hình BCC
mở rộng
Hàm ý về chính sách
Mô hình hồi quy Tobit
Đặc điểm nông hộ,
sản xuất: diện tích
trồng, kinh nghiệm và
thâm gia tập huấn kỹ
thuật, thời gian trồng,
Trang 36CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra thì quy trình nghiên cứu của đề tài được tổ chức hai giai đoạn, bao gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
Toàn bộ qui trình nghiên cứu này được tóm tắt trong sơ đồ 3.1 như sau:
Sơ đồ 3.1: Qui trình nghiên cứu
(Nguồn: tác giả đề xuất)
3.1.1 Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hiệu quả chi phí
Sau khi hình thành ý tưởng, tác giả tiến hành nghiên cứu cơ sở lý thuyết và mô hình về hiệu quả chi phí, tìm hiểu về các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan Tác giả xây dựng khung phân tích của đề tài (mô hình lý thuyết) Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu sơ bộ về đặc điểm sản xuất của cây nho đỏ, tham khảo ý kiến chuyên gia Từ đó, tác giả thiết kế bảng hỏi mẫu Vì sự khác biệt của cây nho đỏ là cho thu
xuất
Hoàn thiện bảng câu hỏi
Nghiên cứu chính thức (N =102)
Phân tích thống kê mô tả Đo lường hiệu quả sản
xuất: TE, AE, CE
Bảng câu hỏi chính thức
Định hướng
mô hình lý thuyết
Trang 37hoạch thường xuyên trong một năm, nên bảng hỏi mẫu thiết kế cho năm sản xuât kinh doanh gần nhất (năm 2016)
- Phỏng vấn thử
Phỏng vấn thử 5 hộ nông dân trồng nho đỏ tại địa bàn nghiên cứu Trong quá trình điều tra thử tác giả tìm thấy những thiếu sót của mình, nên bổ sung chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi để trở thành bảng hỏi chính thức của đề tài nghiên cứu
- Bảng hỏi chính thức
Bảng hỏi chính thức được thiết kế để tìm hiểu các thông tin: Chủ hộ, đặc điểm của chủ hộ, diện tích, kinh nghiệm, số năm đi vào kinh doanh, chi phí cố định, chi phí biến đổi, sản lượng, tín dụng,…Trong phần chi phí biến đổi, trước đây các hộ gia đình thì dùng tổ hợp gồm đạm SA, Lân, Kali; nhưng năm 2016 hầu hết các hộ gia đình dùng phân tổng hợp NPK, theo hệ số quy đổi từ hướng dẫn nông nghiệp từ khuyến nông của Huyện Nên tác giả quy ước chung phân bón tổng hợp NPK về dạng phân bón hoá học
3.1.2 Giai đoạn nghiên cứu chính thức
- Phỏng vấn trực tiếp 102 hộ nông dân trồng nho đỏ thuộc 3 huyện trọng điểm trong tỉnh như: TP Phan Rang, huyện Ninh Hải và huyện Ninh Phước
- Số liệu được thu thập sẽ được nhập vào máy tính và phân tích bằng các hàm thống kê để đưa ra các giá trị cần thiết (trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất) Các chỉ số này dùng để mô tả các đặc trưng kinh tế, thông số kỹ thuật của hộ nông dân bằng nghề trồng nho đỏ Xử lý số liệu, phân tích thống kê mô tả này bằng Microsoft excel
- Nhập dữ liệu các yếu tố đầu vào và đầu ra nhằm đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả chi phí bằng phần mềm DEAP Trong đó 2 mô hình CCR-DEA và mô hình BCC tác giả nhập dữ liệu yếu tố đầu ra và đầu vào theo hiện vật Còn trong mô hình BCC mở rộng tác giả nhập dữ liệu đầu ra là doanh thu; đầu vào là số lượng và giá cả của từng yếu tố đầu vào
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật thuần tuý theo hàm hồi quy Tobit trong phần mềm Eviews Vì tính chất biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật thuần tuý là biến chặn, mô hình TOBIT sẽ rất hữu hiệu trong trường hợp này với việc
sử dụng phương pháp Maximum Likelihood (ML)
Trang 38- Trên những kết quả đo lường được, gợi ý các giải pháp nâng cao hiệu quả nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận
- Viết báo cáo nghiên cứu
3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu
Để giải quyết những mục tiêu mà đề tài đặt ra, tác giả đã tiếp cận nghiên cứu theo 2 phương pháp sau:
3.2.1 Phương pháp định tính
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm: (i) Khái niệm nông nghiệp, nông thôn, hộ gia đình, hộ gia đình trồng nho đỏ, kinh tế hộ gia đình; (ii) Khái niệm về sản xuất và hàm sản xuất; (iii) Các khái niệm về hiệu quả sản xuất; (iiii) Phương pháp DEA: sự ra đời và các mô hình đo lường hiệu quả theo cách tiếp cận DEA; (iv) Lý thuyết về các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp; (v) Các nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng phương pháp DEA,…Từ đó xây dựng khung phân tích cho đánh giá hiệu quả chi phí của nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận
- Phương pháp định tính nhằm đánh giá thực trạng nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận Với phương pháp này, nghiên cứu sẽ mô tả khái quát lại hiện trạng nghề trồng nho đỏ, xem xét tình hình hình phát triển nghề trồng nho đỏ trong những năm gần đây tại tỉnh Ninh Thuận
3.2.2 Phương pháp định lượng
- Dữ liệu thu thập từ điều tra thực tế được tổng hợp trên Excel
- Để đo lường hiệu quả chi phí của nghề trồng nho đỏ tại tỉnh Ninh Thuận, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích đường biên giới hạn hay còn gọi là
phương pháp DEA (Data envelopment analysis) định hướng đầu vào (có nghĩa: tối
thiểu hoá đầu vào với đầu ra không đổi) Điều này, được cho là phù hợp với các nước đang phát triển: (i) nguồn lực đầu vào tài chính có hạn, (ii) các hộ trồng nho đỏ dễ kiểm soát đầu vào hơn kiểm soát đầu ra, (iii) việc sử dụng đầu vào lãng phí và không tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Nghiên cứu đánh giá hiệu quả dựa vào 3 mô hình: mô hình CCR-DEA; mô hình BCC và mô hình BCC mở rộng Sau đó nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
Trang 393.2.3 Các biến sử dụng trong phân tích DEA
Hàm sản xuất trong kinh tế học miêu tả mối quan hệ giữa khối lượng các yếu tố đầu vào được sử dụng và khối lượng kết quả sản xuất Đó là quá trình biến đổi các yếu
tố nguồn lực đầu vào thành các sản lượng đầu ra bằng một công nghệ nhất định thích hợp (Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung, 2005), chúng có quan hệ hàm số: Q = f(x1, x2, x3, ….xn) Trong đó: x1, x2, x3, ….xn là các nguồn lực đầu vào (biến số), Q là mức sản lượng (doanh số, năng suất…) đầu ra đạt được
Các nghiên cứu của Kalirajan và Shand (1998), Coelli và Battese (1996) chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt các yếu tố về mặt thể chế, chính sách và kinh tế xã hội như tình trạng hôn nhân , giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiêm sản xuất, chất lượng của hệ thống thủy lợi, khả năng tiếp cận tín dụng, dịch vụ, hệ thống giao thông … Những nhân tố này trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng quản lý sản xuất của hộ do đó khả năng ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả trong sản xuất
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích DEA trong đánh giá hiệu quả Các biến đầu vào và đầu ra của một số nghiên cứu được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.1: Tóm lược các biến lựa chọn của các nghiên cứu trước
dữ liệu trong sản xuất
Vải Thiều ở Bắc Giang”
CCR –DEA (hay DEA –CRS)
Năng suất (kg/sào) Trong
đó 1 sào
=360m2
Công lao động (ngày); Phun thuốc (1000đ); Tuổi cây (năm); Tỷ lệ ra tán quả cách năm (%); Đạm (kg); Lân (kg); Kali (kg)
và Mật độ cây (cây) Thái
liệu và hồi quy Tobit để
đánh giá hiệu quả sản
xuất Cao Su thiên nhiên
của các hộ gia đình tại
BCC(DEA_VRS) BCC mở rộng
Giá trị sản lượng cao su (1000đ)
Nhân công (ngày công);
U rê (kg); Lân (kg); Kali (kg); Vi sinh(kg); Thuốc bảo vệ thực vật (kg)
Trang 40“Phân tích hiệu quả
chi phí và hiệu theo
quy mô của hộ sản
Mô hình BCC
mở rộng
Sản lượng Hành tím (kg)
Diện tích (m2
); Giống (kg); Phân bón (kg); Thuốc bảo vệ thực vật (kg); Lao động (ngày công); Số giờ sử dụng máy (giờ)
Tuổi cây (tuổi); Phân hữu cơ (kg); NPK (kg); Diện tích (m2
); Lao động (ngày công); Trình độ văn hoá; Mật độ và Bảo vệ thực vật
Trần
Kim
Cương,
2012
“Phân tích hiệu quả
sản xuất xoài cát Hoà
Lộc tại xã Hoà Hưng,
huyện Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang”
Mô hình BCC (DEA-VRS)
Mô hình BCC
mở rộng
Sản lượng xoài (kg)
Diện tích (m2
); Giống (cây); Phân bón (kg); Thuốc bảo vệ thực vật (lít); Lao động thuê (ngày); Lao động gia đình (ngày); Điện (kw)
(Nguồn: Tác giả thu thập)
Trên thực tế điều tra, thu thập thông tin của các hộ trồng nho đỏ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, tác giả nhận thấy:
- Cây nho đỏ là cây ăn quả, có thời gian kinh doanh từ 8-10 năm Vì vậy, có nhiều tính chất tương đồng với cây Vải Thiều ( trong nghiên cứu của Đỗ Quang Giám, 2002), cây Cao Su (trong nghiên cứu của Thái Thanh Hà, 2009), cây Hồ Tiêu (trong nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Xuân, 2014) Cho nên, giống cây được đầu tư nằm vào trong chi phí cố định
- Phân bón hộ nông dân trồng nho đỏ thường dùng bao gồm phân bón hoá học, phân vi sinh và phân chuồng Trong yếu tố đầu vào phân bón hóa học, trước đây các
hộ trồng nho đỏ thường dùng Đạm SA, Kali và Lân