PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt độngnhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực củangười học chứ không phải là tập trung vào phát
Trang 1Khóa luận tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
LÊ THỊ LƯƠNG
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG
DẠY HỌC TOÁN 4 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán
HÀ NỘI 2012
Trang 2Khóa luận tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
LÊ THỊ LƯƠNG
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG
DẠY HỌC TOÁN 4 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán Người hướng dẫn khoa học: Th.S DƯƠNG THỊ HÀ
HÀ NỘI 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Học tập và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ hàng đầu của sinh viên.Song trên con đường tìm kiếm và khám phá kho tàng tri thức mà nhân loại đãtích lũy được qua bao thế hệ thì bất cứ ai đều cần sự giúp đỡ của người thầy.Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã được sự giúp đỡ tận tình và chuđáo của cô Dương Thị Hà – giảng viên khoa Toán – Trường Đại học Sư Phạm
Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa GDTH và các thầy cô trường Tiểu học XuânHòa
Em xin chân thành cảm
Người thực hiện
Lê Thị Lương Khóa luận tốt nghiệp
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này được thực hiện từ tháng 12 năm 2011 và hoàn thành vào tháng 5 năm 2112
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của mình, không trùng vớikết quả của tác giả khác
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Xuân Hòa tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Lê Thị Lương
Trang 5BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Trang 6MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 9
2 Mục đích nghiên cứu 9
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Cấu trúc khóa luận 10
B PHẦN NỘI DUNG 12
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1.1 Phương pháp dạy học tích cực 12
1.1.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì? 12
1.1.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học 12
1.1.1.2 Thế nào là tính tích cực học tập? 12
1.1.1.3 Phương pháp dạy học tích cực 13
1.1.1.4 Mối quan hệ giữa dạy và học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm 14 1.1.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực 15
1.1.2.1 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh 15 1.1.2.2 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học 16
1.1.2.3 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác 17
1.1.2.4 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò 18
1.1.3 Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Tiểu học 20
1.1.3.1 Phương pháp dạy học hợp tác 20
1.1.3.1.1 Khái niệm 20
1.1.3.1.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác 20
Trang 71.1.3.1.3 Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy
học ở Tiểu học 22
1.1.3.2 Phương pháp gợi mở vấn đáp 22
1.1.3.2.1 Phương pháp vấn đáp 22
1.1.3.2.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học gợi mở, vấn đáp 23
1.1.3.2.4 Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp trong dạy học ở Tiểu học 24
1.1.3.3 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 25
1.1.3.3.1. Khái niệm 25
1.1.3.3.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quy ết vấn đề 26
1.1.3.3.3 Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp phát hiện và gi ải quyết vấn
đề trong dạy học ở Tiểu học 27
1.1.3.4 Phương pháp dạy học trực quan 27
1.1.3.4.1. Khái niệm 27
1.1.3.4.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan 28
1.1.3.4.3 Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ở Tiểu học 28 1.2 Đặc điểm nội dung môn Toán lớp 4 28
1.2.1 Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới trong dạy học Toán ở Tiểu học 28
1.2.2 Toán 4 bổ sung, tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và chính thức dạy
học phân số 30
1.3 Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học Toán 4 30
Chương 2 XÂY DỰNG MỘT SỐ GIÁO ÁN THỂ HỆN VIỆC VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC TOÁN 4 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 33
Giáo án thứ: 1 33
Giáo án thứ: 2 38
Trang 8Giáo án thứ: 3 44
Giáo án thứ: 4 52
Giáo án thứ: 5 57
Giáo án thứ: 6 65
Giáo án thứ: 7 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77
PHẦN KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 91 Lý do chọn đề tài
A PHẦN MỞ ĐẦU
Phương pháp dạy học được hiểu là conđường, là cách thức được thầy và trò sử dụngnhằm đạt được các mục đích dạy học Nó vừamang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan.Tính khách quan được thể hiện ở chỗ phươngpháp dạy học bao giờ cũng được đưa ra, đượclựa chọn trên cơ sở tâm lý học sinh Tính chủquan thể hiện một phương pháp dạy học đúng
có kết quả hay không có kết quả phụ thuộc vàotrình độ và năng lực của giáo viên Phươngpháp dạy học đa dạng và phong phú Nó là cầunối giữa thầy và trò Vì thế mỗi giáo viên cầnlựa chọn cho mình những phương pháp dạy họcthích hợp với mục đích, nội dung trên cơ sởtâm lý đối tượng, điều kiện cơ sở vật chất vàtrình độ, năng lực của bản thân
Toán 4 là một môn học thống nhất với 4mạch nội dung “xuyên suốt” (số học, đo lường,yếu tố hình học, giải toán có lời văn) Nó mở đầucho giai đoạn học tập sâu ở Tiểu học với cáckiến thức và kĩ năng cơ bản nhưng ở mức độtrừu tượng và khái quát hơn so với giai đoạnđầu Hơn nữa, học sinh lớp 4 đã có sự phát triểnrất rõ nét về trình độ nhận thức, về sự tích lũykinh nghiệm, kiến thức và khả năng vận dụngcác phương pháp tư duy để giải quyết các vấn đềtrong học tập, đời sống, về tốc độ học, đặc biệt
Trang 10về năng lực “họcsâu” hơn các nộidung cơ bản củamôn Toán lớp 4.Những đặc điểmtrên đòi hỏi mỗigiáo viên phải trang
bị cho mình nhữngphương pháp dạyhọc thích hợp nhất
để việc dạy họcToán 4 đạt hiệu quảcao Từ những lý dotrên tôi lựa chọn đềtài: “Vận dụng
- Làm rõ về dạy học theo hướng tích cực
- Nghiên cứu về một sốphương pháp dạy học tích cực
Trang 11- Xây dựng một số giáo án thể hiện việc phối hợp một số phương pháp dạy học trong dạy học Toán 4 theo hướng tích cực
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về một số phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học theo hướng tích cực
- Nghiên cứu đặc điểm nội dung môn Toán lớp 4
Trên cơ sở đó xây dựng một số giáo án dạy học trong Toán 4 theo hướng tích cực
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Phạm vi: học sinh lớp 4; nội dung môn Toán 4
4.2.Đối tượng: Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Toán 4
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra, quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận được chia làm 3 phần
A Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Cấu trúc khóa luận
B Phần nội dung (gồm 2 chương)
Chương 1: cơ sở lý luận
Trang 121 Phương pháp dạy học tích cực
2 Đặc điểm nội dung môn Toán lớp 4
3 Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học Toán 4
Chương 2: Đề xuất một số giáo án dạy học nội dung Toán 4 theo hướng tích cực
C Phần kết luận
Trang 13B PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Phương pháp dạy học tích cực
1.1.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì?
1.1.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trongNghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóaVIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụthể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15(4 - 1999)
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thôngphải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợpvới đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động họctập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
1.1.1.2 Thế nào là tính tích cực học tập?
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì đểtồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môitrường tự nhiên, cải tạo xã hội Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội làmột trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục
Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khátvọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnhtri thức TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động
cơ học tập Động cơ đúng tạo ra hứng thú Hứng thú là tiền đề của tự giác.Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực Tính tích cực sản sinh
Trang 14nếp tư duy độc lập Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo Ngược lại,phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú,bồi dưỡng động cơ học tập TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như:hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn,thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòihỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học;kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khókhăn…
TTC học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khácnhau về một số vấn đề…
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu
1.1.1.3 Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rútgọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động,chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theonghĩa trái với tiêu cực
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt độngnhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực củangười học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngườidạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lựcnhiều so với dạy theo phương pháp thụ động
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cáchhọc, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy
Trang 15của thầy Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạtđộng nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hănghái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thíchứng, vẫn quen với lối học tập thụ động Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùngcách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tậpchủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp dạyhọc phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt độngdạy với hoạt động học thì mới thành công Như vậy, việc dùng thuật ngữ
"Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động"
1.1.1.4 Mối quan hệ giữa dạy và học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung
tâm
Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài
và trong nước, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tớiviệc cần thiết phải chuyển dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy họclấy học sinh làm trung tâm
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tươngđương như: dạy học tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học,dạy học hướng vào người học… Các thuật ngữ này có chung một nội hàm lànhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học,khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy vàvai trò của giáo viên
Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy chomột lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáoviên khó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên đã hình thành kiểu dạy
"thông báo - đồng loạt" Giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thànhtrách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chươngtrình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những
Trang 16điều giáo viên giảng Cách dạy này đẻ ra cách học tập thụ động, thiên về ghinhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học,không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại Để khắcphục tình trạng này, các nhà sư phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủđộng của học sinh, thực hiện "dạy học phân hóa" quan tâm đến nhu cầu, khảnăng của mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp Phương pháp dạy học tíchcực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm ra đời từ bối cảnh đó.
Trên thực tế, trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng củahoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học Thông qua hoạt độnghọc, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biếnchính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làmthay cho mình được Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, khôngchịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rấthạn chế
Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của người học Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung tâm không phải là một phương pháp dạy học
cụ thể Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả qúa trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ liên quan đến phươngpháp dạy và học
1.1.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
1.1.2.1 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học
sin
h Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt
động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào cáchoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám
Trang 17phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức
đã được giáo viên sắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sống thực
tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đềđặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới,vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theonhững khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo
Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức
mà còn hướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng họcsinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động củacộng đồng
1.1.2.2 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho họcsinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mộtmục tiêu dạy học
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin,khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhétvào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạycho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học caohơn càng phải được chú trọng
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rènluyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự họcthì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người,kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay người ta nhấnmạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến
từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngaytrong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cảtrong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên
Trang 181.1.2.3 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh khôngthể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấpnhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất làkhi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập
Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa nàycàng lớn.Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường
sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năngcủa mỗi học sinh
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đềuđược hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môitrường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cánhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranhluận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ,qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Bài học vận dụng đượcvốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy giáo
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấpnhóm, tổ, lớp hoặc trường Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt độnghợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả họctập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sựnhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Trong hoạtđộng theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực củamỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinhthần tương trợ Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽlàm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động
xã hội
Trang 19Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốcgia, liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mànhà trường phải chuẩn bị cho học sinh.
1.1.2.4 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhậnđịnh thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điềukiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh Trong phươngpháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánhgiá để tự điều chỉnh cách học Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điềukiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng
và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trongcuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những conngười năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánhgiá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đãhọc mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyếtnhững tình huống thực tế
Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn
là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịpthời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không cònđóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thànhngười thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ
để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêukiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Trên lớp, học sinhhoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn
Trang 20giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy
và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở,xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng,tranh luận sôi nổi của học sinh Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâurộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạtđộng của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên
Có thể so sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học tích cực như sau:
Dạy học truyền thống Các mô hình dạy học mới
(DHTC)Quan
niệm
Học là quá trình tiếp thu vàlĩnh hội, qua đó hình thànhkiến thức, kĩ năng, tưtưởng, tình cảm
Học là quá trình kiến tạo, họcsinh tìm tòi, khám phá phát hiện,luyện tập, khai thác và xử lýthông tin, tự hình thành hiểubiết, năng lực và phẩm chất
Bản chất Truyền thụ tri thức, truyền
thụ và chứng minh chân lícủa giáo viên
Tổ chức hoạt động nhận thức chohọc sinh Dạy học sinh cách tìm
Chú trọng hình thành các nănglực (sáng tạo, hợp tác, ) dạyphương pháp và kĩ thuật lao độngkhoa học, dạy cách học Học đểđáp ứng những yêu cầu của cuộcsống hiện tại và tương lai Nhữngđiều đã học cần thiết, bổ ích chobản thân học sinh và cho sự pháttriển xã hội
Trang 21Nôi dung Từ sách giáo khoa + giáo
viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: sáchgiáo khoa, giáo viên, các tài liệukhoa học phù hợp, thí nghiệm,bảo tàng, thực tế gắn với:
+ vốn hiểu biết, kinh nghiệm vànhu cầu của học sinh
+ Tình huống thực tế, bối cảnh vàmôi trường địa phương
+ Những vấn đề học sinh quantâm
Phương
pháp
Các phương pháp diễngiảng, truyền thụ kiến thứcmột chiều
Các phương pháp tìm tòi, điềutra, giải quyết vấn đề, dạy họctương tác
Hình thức
tổ chức
Cố định: giới hạn trongbốn bức tường của lớp học,giáo viên đối diện với cảlớp
Cơ động linh hoạt: học ở lớp, ởphòng thí nghiệm, ở hiện trường,trong thực tế , học cá nhân, họcđôi bạn, học cả nhóm, cả lớp
1.1.3 Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Tiểu học
Trang 22Dạy học hợp tác theo nhóm là một hoạt động tích cực:
Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng kiến thức và kĩ năng mà các
em được lĩnh hội và rèn luyện
Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình
Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích,tổng hợp, đánh giá, )
DHHT theo nhóm ghóp phần hình thành và phát triển các mối quan hệqua lại giữa các học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởnglẫn nhau trong học tập
Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em nhút nhát, khảnăng diễn đạt kém, có điều kiện rèn luyện, tập dượt Từ đó khẳng định bảnthân trong sự hấp dẫn của hoạt đông hợp tác theo nhóm
Khi dạy học hợp tác theo nhóm, giáo viên có dịp tận dụng các kinhnghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập
Nhược điểm:
Ngoài những ưu điểm kể trên, DHHT còn tồn tại những hạn chế sau:Nếu sử dụng DHHT theo nhóm một cách tùy tiện, không có sự lựa chọnthích hợp sẽ không đạt mục tiêu đề ra
Trong hoạt động hợp tác theo nhóm chỉ có một số em tham gia, số cònlại ít tham gia hoặc tham gia không tích cực
Nhóm có thể bị lạc hướng hoặc bị một cá nhân làm rối loạn
Các thành viên trong nhóm không lắng nghe ý kiến của nhau, có hiệntượng lấn át của nhau hoặc chấp nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng
Nhóm hoạt động tự do không ai điều khiển
Vai trò của các thành viên trong nhóm không thay đổi (chỉ 1, 2 ngườithường xuyên làm nhóm trưởng, thư kí, ) trong các buổi dạy học có sử dụngnhóm
Trang 231.1.3.1.3 Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy
học ở Tiểu học
- Mỗi thành viên trong nhóm đều biết và hiểu hoạt động của nhóm
Muốn vậy giáo viên cần giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng nhóm
- Trong quá trình học sinh học tập, hợp tác giáo viên cần theo dõi, dám sát hoạt động của từng nhóm
- Vai trò cuả trưởng nhóm, thư kí, báo cáo viên cần được thực hiện luân phiên
Trong DHHT theo nhóm, để hoạt động hợp tác đạt hiệu quả, người giáoviên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung phùhợp với hoạt động hợp tác theo nhóm Đồng thời thiết kế được các hoạt độnggiúp học sinh lĩnh hội, khám phá kiến thức một cách tốt nhất Chính vì thế màvai trò, tâm thế của người giáo viên trong DHHT có vai trò rất quan trọng:
Là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, người cố vấn, gợi mở,khuyến khích và hỗ trợ việc học của học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục củamình
Các kĩ năng sư phạm được mở rộng hơn gồm các kĩ năng có liên quantới việc đưa ra các hình thức hoạt động, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiệnhoạt động và phát triển kĩ năng phản ánh, trình bày các quan điểm của mình
1.1.3.2 Phương pháp gợi mở vấn đáp
1.1.3.2.1 Phương pháp vấn đáp
Phương pháp vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra nhữngcâu hỏi để học sinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và cả giáo viên,qua đó lĩnh hội được nội dung bài học Căn cứ vào tính chất của hoạt độngnhận thức, người ta phân biệt ra 3 hình thức vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt ra những câu hỏi, yêu cầu học sinh nhớ lạinhũng kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Đó
Trang 24là hình thức cần dùng khi đặt mối quan hệ giứa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố kiến thức vừa mới học.
- Vấn đáp gợi mở (vấn đáp tìm tòi): giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi đượcxếp hợp lí để học sinh từng bước phát hiện ra bản chất sự vật
- Vấn đáp giải thích - minh họa: nhằm mục đích làm sáng tỏ 1 vấn đề nào
đó Giáo viên làm lần lượt những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa đểhọc sinh dễ hiểu Hình thức này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ củacác phương tiện nghe nhìn
Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng cả ba hình thức trên.Tuy nhiên, hình thức vấn đáp – gợi mở chiếm ưu thế hơn hẳn Cần khuyếnkhích giáo viên sử dụng hình thức này
1.1.3.2.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học gợi mở, vấn đáp
Trang 251.1.3.2.4 Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp trong dạy học ở Tiểu học
Một là: xây dựng được một hệ thống câu hỏi thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Các câu hỏi phải phù hợp với các loại đối tượng học sinh, không quá khóhoặc quá dễ
- Mỗi câu hỏi cần có nội dung chính xác, phù hợp với mục đích, yêu cầu nộidung bài học Cấu hỏi phải gọn, rõ ràng không mập mờ, khó hiểu hoặc có thểhiểu theo cách khác
- Cùng một nội dung có thể hỏi bằng nhiều cách khác nhau để tư duy năngđộng, hiểu kiến thức nhiều góc độ
- Các câu hỏi có liên quan chặt chẽ với nhau Câu hỏi trước là tiền đề để chocâu hỏi sau Câu hỏi sau là sự kế tục và phát triển kết quả của câu hỏitrước Mỗi câu hỏi là một “cái nút” của từng bộ phận mà học sinh cần lần lượttháo gỡ để được kết quả cuối cùng
- Câu hỏi phải gợi mở ra vấn đề để cho học sinh suy nghĩ Thông thường nộidung cuộc đàm thoại gắn với việc phát hiện, giải quyết vấn đề, tìm cáchgiải một bài toán Nên hạn chế những câu hỏi mà chỉ cần trả lời có hoặckhông
Trong dạy học toán, có nhiều câu hỏi cần phải được khai thác bằng cáchchẻ nhỏ, đôi khi thay thế bằng một số câu hỏi khác giúp hiểu bài
- Dựa vào kinh nghiệm dạy học, cần dự toán trước khả năng trả lời để chuẩn
bị sẵn một số câu hỏi phụ, kiên trì dẫn dắt học sinh tìm tòi kiến thức quaquá trình suy nghĩ tìm tòi câu hỏi
Hai là:
- Sau khi các câu hỏi được đặt ra thì cần lắng nghe và yêu cầu cả lớp cùngnghe và thảo luận về các câu trả lời, để nhận xét, bổ sung, sửa sai nếu cần.Giáo viên phải là người đưa ra kết luận cuối cùng khẳng định tính đúng
Trang 26đắn của các câu trả lời, cần chú ý làm rõ, khen ngợi những điều hay, sửa chữa, chỉ ra những chỗ dở, và dựa vào đó mà chính xác hóa các kiến thức.
- Khi đưa ra câu hỏi, cần có đủ thời gian cho học sinh suy nghĩ và trả lời câuhỏi, không yêu cầu học sinh trả lời ngay khi các em chưa kịp suy nghĩ,cũng không để thời gian quá dài gây mất trật tự lớp
Ba là:
- Cần sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức
độ Cần chú ý tới giá trị định hướng của câu hỏi, thể hiện rõ dụng ý sưphạm hướng tới đối tượng nào hoặc hướng tới giải pháp nào Giáo viên tránhquá nhiều câu hỏi vụn vặt gây căng thẳng không cần thiết cho lớp học
Để tăng thêm hiệu quả của phương pháp gợi mở vấn đáp, giáo viên cần
tổ chức đối thoại theo nhiều chiều giáo viên - học sinh; học sinh – học sinh,
học sinh – giáo viên.
1.1.3.3 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
1.1.3.3.1 Khái niệm
Tình huống gợi vấn đề
Tình huống gợi vấn đề là tình huống gợi cho học sinh những khó khăn
về mặt lý luận và thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua,nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật giải mà phải trải qua một quátrình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điềuchỉnh kiến thức sẵn có
Một tình huống được gọi là có vấn đề nếu thỏa mãn các điều kiện sau:+ Tồn tại một vấn đề: Tình huống phải bộc lộ rõ mâu thuẫn giữa thực tếvới trình độ nhận thức mà vốn hiểu biết sẵn có của chủ thể chưa đủ điều kiệnvượt qua
+ Gợi nhu cầu nhận thức: nếu tình huống có vấn đề nhưng học sinhkhông có nhu cầu tìm hiểu, giải quyết thì chưa phải là tình huống có vấn đề
Trang 27Điều quan trọng là giáo viên phải gợi ở học sinh làm bộc lộ khiếm khuyết vềkiến thức và kĩ năng của các em để các em thấy cần phải bổ sung, hoàn thiệnkiến thức, kĩ năng bằng cách tham giải quyết vấn đề nảy sinh.
+ Khơi dậy niềm tin ở khả năng của bản thân: Khơi gợi ở học sinh niềmtin và khả năng học tập có thể giải quyết vấn đề đó
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạyhọc mà ở đó giáo viên là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điềukhiển học sinh phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giảiquyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt đượcmục tiêu dạy học
1.1.3.3.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Ưu điểm:
- Phương pháp này ghóp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán,
tư duy sáng tạo cho học sinh Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinhnghiệm đã có, học sinh sẽ xem xét, đánh giá thấy được vấn đề cần giải quyết
- Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét vấn đề dướinhiều góc độ khác nhau Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh
sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi,thảo luận với bạn bè tìm ra cách tốt nhất
- Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng
và phương pháp nhận thức (giải quyết vấn đề) không còn chỉ thuộc phạmtrù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóathành mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết
- Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được học bản thân việc học, tức làhọc sinh học được cách thức mà loài người tìm ra tri thức: Từ mò mẫm, pháthiện, kiểm trứng, chứng minh và khẳng định chân lý của vấn đề ấy
Trang 28- Đánh giá được khả năng xử lý tình huống của học sinh
Nhược điểm:
- Khó xây dựng tình huống gợi vấn đề, mất nhiều thời gian để soạn giáo
- Phải lựa chọn từng bài dạy phù hợp mới có thể áp dụng phương phápphát hiện và giải quyết vấn đề, không phải bài nào cũng có thể sử dụngphương pháp này
- Nếu không biết cách tổ chức tốt các hoạt động, không gợi được niềm tin ởkhă năng của bản thân học sinh thì hiệu quả sẽ không cao đồng thời mấtnhiều thời gian
- Nếu vấn đề nêu ra không phù hợp (quá dễ hoặc quá khó) sẽ không kích thíchđược nhu cầu giải quyết vấn đề của học sinh
1.1.3.3.3 Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn
đề trong dạy học ở Tiểu học
- Vấn đề đưa ra phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh gợi ở họcsinh nhu cầu giải quyết vấn đề
- Giáo viên cần có kĩ năng tổ chức tốt các hoạt động đồng thời biết cách khơigợi ở học sinh niềm tin vào khả năng của bản thân
- Nếu học sinh gặp khó khăn trong quá trình giải quyết vấn đề giáo viên cầndẫn dắt học sinh bằng một số câu hỏi gợi mở
1.1.3.4 Phương pháp dạy học trực quan
1.1.3.4.1 Khái niệm
Phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở Tiểu học là phương pháp
mà giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các hiệntượng sự vật cụ thể để dựa vào đó mà nắm bắt được kiến thức và kĩ năng củamôn Toán
Trang 291.1.3.4.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan
Ưu điểm:
- Sử dụng phương pháp dạy học trực quan sẽ giúp học sinh có chỗ dựa vững
chắc cho hoạt động tư duy, bổ sung hiểu biết để nắm được các kiến thức trừu
tượng, phát triển năng lực tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng.
Nhược điểm:
- Nếu sử dụng những đồ dùng trực quan có màu sắc quá cầu kì đôi khi sẽ che
lấp mất dấu hiệu bản chất của nội dung cần dạy học
- Nếu sử dụng không đúng lúc, không đúng mức độ trừu tượng thì sẽ lạm dụng
phương pháp trực quan Do đó sẽ hạn chế khả năng phát triển của học sinh,tạo điều kiện cho học sinh ngại suy nghĩ, ngại sử dụng trí tưởng tượng, làmviệc máy móc, thiếu linh hoạt
1.1.3.4.3 Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học
ở Tiểu học
- Có các phương tiện trực quan phù hợp với từng giai đoạn học tập của học
sinh Tiểu học
- Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng dạy học.
- Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sang
dạng trừu tượng hơn
- Không lạm dụng phương pháp trực quan.
1.2 Đặc điểm nội dung môn Toán lớp 4
1.2.1 Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới trong dạy học Toán ở Tiểu học Quá trình
dạy học Toán trong chương trình Tiểu học được chia thành 2
giai đoạn: giai đoạn các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5
Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản vì ở giaiđoạn này, học sinh được chuẩn bị những kiến thức, những kĩ năng cỏ bản nhất
về đếm, đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên và 4 phép tính về số tự
Trang 30nhiên (trong phạm vi các số đếm 100000), về đo lường với các đơn vị đo vàdụng cụ đo thông dụng nhất; về nhận biết, vẽ các hình, hình học đơn giản,thường gặp; về phát hiện và giải quyết các tình huống có vấn đề trong học tập
và trong đời sống chủ yếu thông qua giải và trình bày bài giải bài Toán có lờivăn, Đặc biệt ở giai đoạn này, học sinh được chuẩn bị về phương pháp tựhọc Toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo Nhờ sự
hỗ trợ của các đồ dùng học Toán đơn giản, dễ làm như que tính, hạt tính vàhình vẽ, mô hình, của SGK Học sinh được tập dượt tự phát hiện, tự giảiquyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, kết hợp học cá nhân với hợp táctrong nhóm, trong lớp; thực hiện học gắn với thực hành, vận dụng một cách
linh hoạt dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
Giai đoạn các lớp 4, 5 có thể coi là giai đoạn học tập sâu (so với giai đoạntrước) Ở các lớp 1, 2, 3 học sinh chủ yếu chỉ nhận biết các khái niệm banđầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể dưới sự hỗ trợ của các vật thực hoặc các
mô hình, tranh ảnh, do đó chủ yếu chỉ nhận biết “cái toàn thể”, “cái riênglẻ” chưa làm rõ các mối quan hệ, các tính chất của sự vật, hiện tượng Giaiđoạn các lớp 4, 5 học sinh vẫn học tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản củamôn Toán nhưng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn Nhiều nộidung Toán học có thể coi là trừu tượng, khái quát đối với học sinh ở các giaiđoạn 1, 2, 3 thì đến các lớp 4, 5 lại trở nên cụ thể, trực quan và được dùng làmchỗ dựa (cơ sở) để học các nội dung mới Do đó tính trừu tượng, khái quátcủa nội dung môn Toán ở các lớp 4,5 được nâng lên một bậc (so với các lớp
1, 2, 3) Học sinh có thể nhận biết và vận dụng một số tính chất của số, phéptính, hình hình học ở dạng khái quát hơn Một trong những đổi mới trong dạyhọc Toán ở các lớp 4,5 của chương trình Tiểu học là không quá nhấn mạnh lýthuyết và tính hàn lâm như trước mà cố gắng tạo điều kiện để tinh giản nộidung, tăng hoạt động thực hành- vận dụng, tăng chất liệu thực tế trong nộidung, đặc biệt tiếp tục phát huy dạy học dựa vào hoạt động của học sinh để
Trang 31phát triển năng lực làm việc bằng trí tuệ cá nhân và hợp tác trong nhóm với sự
Ở học kì hai ở lớp 4, môn Toán chủ yếu tập trung vào dạy học phân số Đểchuẩn bị dạy học phân số ngoài việc sớm cho học sinh làm quen với “mộttrong các phần bằng nhau của một số” như 1/2; 1/3; 1/9 thì đầu học kì 2 ở lớp
4 học sinh còn được học dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 Loại kiến thức nàycần thiết cho việc rút gọn phân số, quy đồng mẫu số hai phân số
1.3 Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học Toán 4
Thứ nhất, Toán 4 có sự kế thừa và phát huy các kết quả của đổi mới
phương pháp dạy học Toán ở các lớp 1, 2, 3 Đây là một thuận lợi nhưng cũng
là một khó khăn cho giáo viên Thuận lợi vì học sinh đã có nền tảng kiếnthức và đã được làm quen với đổi mới phương pháp dạy học Toán Khó khăn
là giáo viên không những phải nắm chắc mà còn phải đào sâu nội dung kiếnthức Toán 4 Giáo viên phải biết cách tổ chức các hoạt đông dạy học và cóphương pháp dạy học phù hợp với đổi mới
Thứ hai, chương trình Toán 4 đã có sự tinh giản các nội dung dạy học về
lý thuyết Thời gian dành cho lý thuyết chỉ còn 46,86%, 53,14% thời gian cònlại là dành cho luyện tập, thực hành Điều này giúp học sinh được vận dụng
Trang 32các kiến thức cơ bản ngay trong tiết dạy của bài mới Tuy nhiên lại đòi hỏigiáo viên phải có phương pháp tổ chức thực hành tốt mới đem lại hiệuquả cao.
Thứ ba, tính trừu tượng và khái quát của nội dung môn Toán ở lớp 4 đã
được nâng lên một bậc so với các lớp 1, 2, 3 Do đó đòi hỏi giáo viên phải có
kĩ năng truyền đạt, có phương pháp dạy học phù hợp và biết khơi gợi ở họcsinh hứng thú học tập, niềm tin vào khả năng ở bản thân các em
Thứ tư, học sinh lớp 4 đã có sự phát triển rất rõ nét về trình độ nhận
thức; về sự tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và khả năng vận dụng các phươngpháp tư duy để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống, về tốc độ họcđặc biệt về năng lực học sâu hơn các nội dung cơ bản của Toán 4 Sự pháttriển này đòi hỏi phải đổi mới cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh
để việc dạy học Toán 4 đạt hiệu quả cao
Thứ năm, đối với một bộ phận học sinh, đến đầu lớp 4 vẫn có sự chuyển
tiếp giữa giai đoạn học tập cơ bản và giai đoạn học tập sâu Do đó, giáo viênkhi dạy Toán 4 ngoài việc hướng dẫn học sinh cả lớp cùng lĩnh hội chungnhững tri thức cơ bản còn cần phải có sự quan tâm sâu sắc tới từng học sinh
để có phương pháp tổ chức dạy học phù hợp với năng lực của từng cá nhânhọc sinh
Trang 33Học sinh ở lớp 4 do có sự phát triển vượt trội hơn hẳn so với các em họcsinh ở lớp 1, 2, 3 về khả năng tư duy và phương pháp học tập Đồng thời cáckiến thức môn Toán lớp 4 lại mang tính trừu tượng, khái quát cao Do đó việcvận dụng các phương pháp dạy học thích hợp theo hướng tích cực hóa hoạtđộng học tập của học sinh là một việc làm rất cần thiết giúp các em hứng thúvới từng tiết học Toán, tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới, pháttriển tư duy và tạo niềm tin vào khả năng bản thân Do thời gian có hạn nêntrong đề tài nghiên cứu của mình, tôi chỉ soạn một số giáo án tiêu biểu thểhiện việc “Vận dụng một số phương pháp dạy học trong dạy học Toán 4 theohướng tích cực” thông qua các bài dạy với các nội dung kiến thức (số học, đạilượng, giải toán có lời văn, hình học).
Trang 34Chương 2 XÂY DỰNG MỘT SỐ GIÁO ÁN THỂ HỆN VIỆC VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC
TOÁN 4 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
I Mục tiêu
Giúp HS:
Giáo án thứ: 1 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
SGK Toán 4 – trang 42
- Chính thức nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong 1 số trường hợp
- Phiếu thảo luận cho HS
2 Gợi ý về phương pháp dạy học
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
2 Kiểm tra bài cũ
Tính giá trị của a - b nếu:
a) a = 55; b = 20
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dướilớp làm vào vở nháp
Trang 35- GV phát phiếu thảo luận cho HS
với nội dung như sau:
Trang 36- GV: Khi đổi chỗ các số hạng trong
một tổng thì tổng không thay đổi
(Đây chính là tính chất giao hoán
Trang 37- Yêu cầu 2 HS làm 1 nhóm thảo
luận làm bài trong 5 phút
-Dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng
-HS nêu yêu cầu-2 HS lên bảng làm bài a) 48 + 12 = 12 + 48
65 + 297 = 297 + 65177+ 89 = 89 + 177b) m + n = n + m
84 + 0 = 0 + 84
a + 0 = 0 + a = a
- HS nhận xét
- HS thảo luận, hợp tác làm bài
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả
Trang 388264 + 927 > 900 + 8264
827 + 8240 = 8264 + 927
4 Củng cố, dặn dò
- Gọi 1 HS nêu lại tính chất giao - 2 HS nêu lại tính chất giao hoán
- Dặn dò HS về nhà hoàn thiện bài - HS ghi nhớ
tập và chuẩn bị bài sau
Trang 39I: Mục tiêu
Giúp HS:
Giáo án thứ: 2 Tên bài: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
SGK Toán 4 - trang 97
- Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài toán có liên quan
- Hứng thú và yêu thích giờ học
II: Phương tiện và phương pháp dạy học
1 Phương tiện dạy học
- Phiếu học tập cho các nhóm HS
2 Gợi ý về phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
- 2 HS lên bảng:
- Yêu cầu 2 HS lên bảng, mỗi HS
tìm 3 số chia hết cho 2 nhưng + 6, 8, 12
không chia hết cho 5 + 14, 18, 24
- HS dưới lớp nhận xét
- GV nhận xét và cho điểm HS
3.Bài mới:
1’ 3.1 Giới thiệu bài
- Từ các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, - HS lắng nghe
3, GV dẫn dắt vào bài mới
Trang 4010’ 3.2 Hướng dẫn HS phát hiện ra
dấu hiệu chia hết cho 9
-GV chia lớp thành các nhóm 4,
yêu cầu HS hợp tác cùng trả lời các
câu hỏi trong phiếu học tập sau:
2 Hãy nêu cách nhận biết về
một số khi số đó chia hết cho 9
- Đại diện một số nhóm báo cáokết quả thảo luận, các nhóm khác
bổ sung
1
a) Các số chia hết cho 9 là: 18,
144, 27, 45, 216b)các số không chia hết cho 9 là: 6,
35, 56, 71, 6572
TH1: Các số có tận cùng là 4, 5, 6,